1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truy cập mở thông tin: Động lực phát triển bền vững

122 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Khái niệm truy cập mở khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch như sau: 'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy cập tự do trong phạm vi công

Trang 2

MỤC LỤC

1 Bài học từ các chính sách truy cập mở trên thế giới 3

2 Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện điện tử 16

3 Đánh giá trình độ kiến thức thông tin của học sinh trung học phổ thông tại VN 25

4 Hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin mở tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM 35

5 Đào tạo kiến thức số cho sinh viên trong thư viện đại học 41

6 Hợp tác giữa cán bộ thư viện với giáo viên và việc xây dựng nguồn học liệu trong trường phổ thông 49

7 Khai thác nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học trong TVĐH 55

8 Khóa học đại trà trực tuyến mở xu hướng phát triển giáo dục đại học 61

9 Không gian dữ liệu mở, một xu hướng xây dựng thư viện số 71

10 Quản lý, chia sẻ và truy cập dữ liệu nghiên cứu 81

11 Thư viện số và văn hóa xã hội 88

12 Tìm hiểu các công cụ chia sẻ và phổ biến tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp 95

13 Truy cập mở phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong TVĐH 100

14 Ứng dụng và xu hướng phát triển của khai thác dữ liệu 106

15 Vai trò của truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở VN 111

16 Xây dựng bộ sưu tập số phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, học viên trường Đại học An ninh Nhân dân 118

Trang 3

BÀI HỌC TỪ CÁC CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ TRÊN THẾ GIỚI

Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,

Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT)

Đặt vấn đề

Ngày 27/05/2016, Ủy ban châu Âu đã ra thông cáo báo chí [8] về việc “Tất cả các bài

báo khoa học sẽ được truy cập tự do tới năm 2020” Thông cáo báo chí còn nêu: “Truy cập

mở ngụ ý rằng các xuất bản phẩm khoa học về các kết quả nghiên cứu được các khoản vốn công - tư và nhà nước hỗ trợ phải được truy cập tự do bởi tất cả mọi người”

Đi ngược lại thời gian mấy năm về trước để tìm kiếm các chính sách có liên quan tới truy cập mở của một số tổ chức, quốc gia để học hỏi về các khái niệm, các cách thức chuẩn

bị và triển khai truy cập mở và quan trọng hơn là để trả lời cho câu hỏi “vì sao lại là truy cập mở”, từ đó rút ra được những bài học nhằm đưa ra các gợi ý cho Việt Nam, là mục đích

chính của bài viết này

1 Định nghĩa về Truy cập Mở - OA (Open Access)

Chính sách truy cập mở của Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) [5], đã nêu khái niệm 'truy cập công bằng' như sau:

“Truy cập công bằng tới khoa học không chỉ là một yêu cầu có tính xã hội và đạo đức đối với sự phát triển của loài người, mà còn là cơ bản cho việc hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ của các cộng đồng khoa học toàn thế giới và cho việc định hướng sự tiến bộ khoa học hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của loài người”

Tại Hội nghị Khoa học Thế giới, 1999, do UNESCO và ICSU tổ chức, khái niệm 'truy cập mở' lần đầu tiên được nêu trong một tài liệu như sau:

Có nhiều mức và dạng truy cập rộng hơn và dễ dàng hơn tới tài liệu này Bằng việc 'truy cập mở' tới tài liệu này, chúng tôi ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên Internet công khai, cho phép người sử dụng bất kỳ đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm, hoặc liên kết tới toàn văn các bài báo, xem chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là các dữ liệu tới các phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, không có các rào cản về tài chính, pháp lý, hoặc kỹ thuật khác ngoài những rào cản không thể tách rời khỏi sự truy cập tới Internet Ràng buộc duy nhất về tái sản xuất và phân phối, và vai trò duy nhất về bản quyền trong lĩnh vực này, là nên trao cho các tác giả sự kiểm soát đối với tính toàn vẹn của tác phẩm và quyền được hiểu và trích dẫn chính xác của họ [11]

Dù là theo định nghĩa nào, thì khái niệm truy cập mở cũng đều có nghĩa là loại bỏ mọi rào cản để bất kỳ ai cũng được truy cập tự do tới tất cả các kết quả đầu ra của các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp vốn

Khái niệm truy cập mở khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch như sau:

'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy cập tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi lại được' [2]

Trang 4

2 Các dạng và mức truy cập mở

Ngay cả trong định nghĩa đầu tiên về truy cập mở của Sáng kiến Truy cập Mở Budapest, chúng ta đã thấy có gợi ý rằng đối với một tài liệu, dù là truy cập mở, cũng có nhiều mức và dạng truy cập mở khác nhau, như được chi tiết hóa bên dưới đây

Có 2 cơ chế, còn được gọi là 2 con đường, cho truy cập mở:

Truy cập mở 'Vàng' (Gold OA): việc xuất bản theo cách thức cho phép truy cập tức

thì tới bất kỳ ai bằng điện tử và không mất tiền Các nhà xuất bản có thể bù đắp các chi phí

của họ thông qua một số cơ chế, như thông qua các khoản thanh toán từ các tác giả được gọi là các khoản tiền xử lý bài báo - APCs (Article Processing Charges), hoặc thông qua quảng cáo, tài trợ hoặc các khoản bao cấp khác

Truy cập mở 'Xanh' (Green OA): ngụ ý việc ký gửi kết quả nghiên cứu đã được thẩm

định ngang hàng vào kho lưu trữ điện tử Các kho có thể được cơ sở của nhà nghiên cứu quản lý, nhưng các kho được chia sẻ hoặc theo chủ đề cũng được sử dụng chung Sự truy cập tới kết quả nghiên cứu có thể được trao hoặc tức thì hoặc sau một khoảng thời gian cấm vận được đồng thuận

Hình 1 Các cơ chế - con đường truy cập mở

Bên cạnh các cơ chế - con đường, còn có 2 mức truy cập mở có thể phân biệt được:

Truy cập mở không mất tiền (Gratis OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến Truy cập mở tự do (Libre OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến cộng thêm

với các quyền sử dụng bổ sung khác nhau Các quyền sử dụng bổ sung đó thường được trao qua việc sử dụng các giấy phép Creative Commons nhất định khác nhau Truy cập mở tự

do là tương đương với định nghĩa về truy cập mở trong Sáng kiến Truy cập Mở Budapest, Tuyên bố Bethesda về Xuất bản Truy cập Mở và Tuyên bố Berlin về Truy cập Mở tới Tri thức trong các khoa học và nhân văn

3 Khác biệt giữa truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở

Hiện nay chúng ta đang nói nhiều về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) Vì vậy câu hỏi thường gặp là truy cập mở (OA) và tài nguyên giáo dục mở

Trang 5

(OER) khác nhau như thế nào? Câu trả lời có trong tài liệu 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)' [10]

Xuất bản truy cập mở là khái niệm quan trọng, nó rõ ràng có liên quan tới - nhưng khác biệt với - khái niệm OER

Wikipedia lưu ý rằng 'truy cập mở' thường được dùng để chỉ : (1) '(xuất bản) truy cập mở'; hoặc (2) 'truy cập tới tư liệu (chủ yếu các xuất bản phẩm khoa học) thông qua Internet theo một cách thức sao cho tư liệu đó là tự do cho tất cả mọi người để đọc, và sử dụng (hoặc

sử dụng lại) ở các mức độ khác nhau'; hoặc (3) 'tạp chí truy cập mở, các tạp chí trao sự truy

cập mở cho tất cả mọi người hoặc một phần đáng kể các bài báo của chúng' “Xuất bản truy

cập mở” thường được dùng để chỉ các xuất bản phẩm nghiên cứu khoa học được phát hành theo một giấy phép mở OER là các tư liệu dạy và học được phát hành theo một giấy phép

mở Rõ ràng, đặc biệt trong giáo dục đại học, có một sự chồng lấn, khi các xuất bản phẩm nghiên cứu khoa học thường tạo thành một phần quan trọng của toàn bộ tập hợp tư liệu mà sinh viên cần truy cập để hoàn thành việc học tập, nghiên cứu của họ một cách thành công, đặc biệt ở bậc sau đại học

Truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở có những phần giống nhau, có

sự chồng lấn nhau nhưng là những khái niệm khác nhau và có khả năng phân biệt được Dù vậy, nên áp dụng sự khác biệt vì nó cho phép thảo luận và lên kế hoạch có nhiều sắc thái hơn về các dạng giấy phép mở thích hợp nhất cho các dạng tài nguyên khác nhau

4 Chính sách truy cập mở của một số tổ chức

Bài viết này xem xét chính sách truy cập mở của một số tổ chức được nêu bên dưới

4.1 Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới

Ngày 02/04/2012, Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) đã xuất bản tài liệu 'Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức' [1] Ngoài các nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên của WB và các bên đối tác khi tạo ra các xuất bản phẩm được áp dụng chính sách có hiệu lực từ ngày 01/07/2012, điều đáng lưu ý nhất là chính sách đề cập tới các giấy phép Creative Commons cụ thể cho các xuất bản phẩm truy cập mở được ký gửi vào Kho Tri thức Mở của WB như sau:

1 Giấy phép CC BY-NC-ND (Creative Commons Attribution Non-Commercial Derivative) là giấy phép Creative Commons “ghi công, phi thương mại, không có phái sinh” - phù hợp với truy cập mở không mất tiền (Gratis OA) - cho phép các

No-bên thứ 3 phân phối tác phẩm không cần sự cho phép rõ ràng từ người nắm giữ bản quyền, nhưng không vì các mục đích thương mại và không xây dựng dựa vào tác phẩm đó được, miễn là bên thứ 3 thừa nhận tác phẩm đó theo cách được người cấp phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3)

2 Giấy phép CC BY (Creative Commons Attribution) là giấy phép “ghi công” của Creative Commons - phù hợp với truy cập mở tự do (Libre OA) - nó cho phép các

bên thứ 3 phân phối, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tác phẩm đó, bao gồm cả

Trang 6

cho các mục đích thương mại, không cần sự cho phép rõ ràng nào từ người nắm giữ bản quyền, miễn là bên thứ 3 đó thừa nhận tác phẩm theo cách được người cấp phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3)

Chi tiết các khoản mục nội dung của chính sách này, xin xem tài liệu [1]

4.2 Chính sách truy cập mở của UNESCO

Chính sách này được xuất bản vào ngày 31/07/2013, chi tiết xem trong tài liệu [5] Ngoài các nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên của UNESCO và các bên đối tác khi tạo ra các xuất bản phẩm được hưởngchính sách có hiệu

lực từ ngày 31/07/2013, một vài điều đáng lưu ý nhất là việc chính sách đó đề cập tới hệ

thống các giấy phép Creative Commons dành cho các tổ chức liên chính phủ - IGO (Intergovernmental Organizations), hay còn được gọi là Creative Commons IGO5, đặc biệt nhấn mạnh tới quyền sở hữu tài liệu và thời hạn cấm vận đối với việc xuất bản truy cập mở,

cụ thể đối với:

1 Bất kỳ nhân viên nào của UNESCO: các tài liệu được Ban biên tập xuất bản (Publications Board) đã phê chuẩn trong hoặc sau ngày 31/07/2013 sẽ được xuất bản theo giấy phép CC BY-SA, với tất cả các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan thuộc về UNESCO

2 Bất kỳ người ngoài nào đối với UNESCO là các đồng tác giả của xuất bản phẩm của một nhân viên UNESCO sẽ nhượng lại bản quyền cho UNESCO và tác phẩm cũng

sẽ được xuất bản với giấy phép CC BY-SA

3 Bất kỳ xuất bản phẩm nào được một nhân viên của UNESCO sản xuất hoàn toàn và được một nhà xuất bản bên ngoài xuất bản, thì UNESCO giữ lại bản quyền của xuất bản phẩm đó Nếu được nhà xuất bản cho phép (có thương lượng), thì giấy phép CC BY-SA sẽ được sử dụng

4 Các tài nguyên được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản mà đã nhận được vốn cấp toàn bộ hoặc một phần từ UNESCO sẽ được áp dụng theo một trong các giấy phép

CC IGO, với giai đoạn cấm vận chấp nhận được nếu được nhà xuất bản yêu cầu nhưng không vượt quá 12 tháng Các đối tác xuất bản bên ngoài sẽ được khuyến khích mạnh mẽ áp dụng giấy phép tự do nhất có thể

5 Bất kỳ tài nguyên nào khác của UNESCO được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản phải tuân thủ các yêu cầu của nhà xuất bản Dù vậy, UNESCO sẽ giữ lại quyền tác giả và sự kiểm soát hoàn toàn bản quyền cho nội dung của riêng mình

6 Bất kỳ nội dung nào được xuất bản trước ngày 31/07/2013 và theo đó UNESCO sở hữu các quyền, được coi là theo Truy cập Mở và được phát hành trên cơ sở từng trường hợp một theo một trong 3 giấy phép sau đây: CC BY-SA, CC BY-NC-SA và

CC BY-ND

7 Chính sách không áp dụng cho các xuất bản phẩm mà UNESCO đã tham gia vào các thỏa thuận đặc biệt với các nhà tài trợ, các cơ quan hoặc các nhà xuất bản bên ngoài

Trang 7

trước 31/07/2013

8 Bất kỳ tư liệu nào (như các hình ảnh, hình minh họa, đồ thị, ) được sử dụng trong một xuất bản phẩm không được áp dụng Chính sách này, trừ phi (1) UNESCO sở hữu đầy đủ các quyền hoặc (2) sự sử dụng của nó hoàn toàn không bị hạn chế (theo giấy phép CC BY hoặc tương đương)

Có thể nói, dải các giấy phép Creative Commons được sử dụng trong chính sách truy cập mở của UNESCO là rộng hơn so với của WB Trong khi WB sử dụng 2 loại giấy phép

là CC BY và CC BY-NC-ND, thì UNESCO đã nhắc tới 4 loại giấy phép Creative Commons trong chính sách của mình là: CC BY, CC BY-SA, CC BY-NC-SA, CC BY-ND

4.3 Chính sách về truy cập mở của RCUK

Tài liệu 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh - RCUK (Research Councils UK), xuất bản 08/04/2013 Bản thân tiêu đề đã cho thấy tài liệu không chỉ nói về chính sách truy cập mở, mà còn về các chỉ dẫn

hỗ trợ, đặc biệt khi mà RCUK là một trong các cơ quan cấp vốn chính cho nghiên cứu ở Vương quốc Anh Tóm tắt các phần của tài liệu được nêu bên dưới Chi tiết xin xem tài liệu

số [4]

Sau đây là một số điều đáng lưu ý nhất trong chính sách truy cập mở của RCUK Giai đoạn quá độ: RCUK nhận thức được rằng con đường hướng tới truy cập mở đầy đủ là một quá trình và không phải là một sự kiện duy nhất và vì thế nó được kỳ vọng tuân thủ sự phát triển qua một giai đoạn chuyển tiếp được biết trước sẽ là 5 năm

1 Mục tiêu của chính sách Các Hội đồng Nghiên cứu làm việc để đảm bảo rằng đầu

tư của nhà nước vào nghiên cứu có được sự hoàn vốn tối đa về kinh tế và xã hội Một trong những cách thức để đạt được điều này là thông qua truy cập mở Chính sách về truy cập mở của RCUK nhằm đạt được sự truy cập tức thì, không bị hạn chế, trực tuyến tới các tài liệu nghiên cứu được thẩm định ngang hàng và được xuất bản,

tự do không mất tiền truy cập

2 Phạm vi Chính sách này áp dụng cho các bài báo nghiên cứu được thẩm định ngang hàng (gồm việc rà soát lại các bài báo không được các nhà xuất bản ủy quyền), thừa nhận Hội đồng Nghiên cứu cấp vốn, được đệ trình để xuất bản từ 01/04/2013, và được xuất bản trong các tạp chí hoặc các kỷ yếu hội nghị

3 Tất cả các tài liệu nghiên cứu được RCUK cấp vốn phải đưa vào các chi tiết cấp vốn

hỗ trợ nghiên cứu và, nếu được, một tuyên bố về cách mà các kết quả nghiên cứu - như các dữ liệu, các mẫu hoặc các mô hình - có thể được truy cập

4 Khoản tiền Xử lý Bài báo - APC (Article Proccessing Charges) - Từ 01/04/2013, thanh toán các APC và các khoản tiền xuất bản có liên quan tới nghiên cứu được RCUK cấp vốn được hỗ trợ thông qua các trợ cấp trọn gói truy cập mở của RCUK cung cấp cho các tổ chức nghiên cứu hợp pháp

5 Giai đoạn cấm vận RCUK sẽ chấp nhận độ trễ không lớn hơn 6 tháng giữa sự xuất bản trực tuyến và bản thảo cuối cùng được chấp nhận trở thành truy cập mở Trong

Trang 8

các tài liệu về các môn khoa học nghệ thuật, xã hội và nhân văn (chúng sẽ chủ yếu được AHRC và ESRC cấp vốn - các cơ quan cấp vốn nghiên cứu khác của Vương quốc Anh), thì giai đoạn cấm vận tối đa sẽ là 12 tháng

Hình 2 Cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận của RCUK

1 Trong triển khai và tuân thủ, RCUK sẽ cho phép vài sự linh hoạt trong triển khai chính sách của mình, bao gồm việc xem xét độ dài các giai đoạn cấm vận, trong giai đoạn quá độ Một rà soát lại triển khai dựa vào bằng chứng sẽ có vào năm 2014 Các

rà soát lại tiếp sau sẽ diễn ra định kỳ (có thể trong 2016 và 2018)

2 Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ hướng tới truy cập mở đầy đủ, RCUK sử dụng cây quyết định như trên Hình 2 cho nghiên cứu được cấp vốn nhà nước, được Hiệp hội các Nhà xuất bản tạo ra Khi sử dụng cây quyết định, nên lưu ý rằng dù ưu tiên của RCUK là cho sự truy cập mở tức thì RCUK vẫn cho phép tiếp cận pha trộn về truy cập mở và quyết định đi theo con đường nào - vàng hay xanh - là tùy vào ý muốn của các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu của họ

3 Về các giấy phép Chính sách truy cập mở của RCUK cũng sử dụng hệ thống giấy phép Creavite Commons, dù không nêu cụ thể giấy phép nào và đặc biệt có quan tâm tới giấy phép CC BY và có ý định phân tích chi tiết giấy phép này ở phiên bản sau của chính sách

4 Quan điểm của RCUK về các kho Đặc biệt chú trọng tới dự án về Tính tương hợp

Trang 9

của Kho - RIOxx (Repository Interoperability) và các Từ vựng cho Truy cập Mở - V4OA (Vocabularies For Open Access) để phát triển tiêu chuẩn siêu dữ liệu kho của Vương quốc Anh và kỳ vọng điều này sẽ sẵn sàng để áp dụng cho các kho của Vương quốc Anh từ tháng 7/2013 trở đi

5 Quan điểm của RCUK về thẩm định ngang hàng Thẩm định ngang hàng là phần sống còn của quy trình đảm bảo chất lượng nghiên cứu và RCUK muốn đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng có thể truy cập tới các tài liệu nghiên cứu đã được thẩm định ngang hàng

4.4 Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014 của HEFCE

Hội đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education Funding Council for England) đã xuất bản tài liệu 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau năm 2014' vào ngày 03/07/2014 và tài liệu được cập nhật vào tháng 07/2015 Một vài điểm nổi bật của chính sách được nêu bên dưới Xem chi tiết chính sách trong tài liệu [6]

1 Mục đích của tài liệu Tài liệu này đưa ra các chi tiết yêu cầu rằng các kết quả đầu

ra nghiên cứu nhất định phải được truy cập mở để hợp pháp đệ trình cho Khung Xuất sắc Nghiên cứu - REF (Research Excellence Framework) tiếp theo Yêu cầu này sẽ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội nghị được chấp nhận

để xuất bản sau ngày 01/04/2016

2 Tóm tắt các điểm chính

a) Chính sách nêu rằng, để hợp pháp đệ trình cho REF sau 2014, các kết quả đầu

ra của các tác giả phải được ký gửi vào một kho theo chủ đề hoặc của cơ sở Tư liệu được ký gửi sẽ có khả năng phát hiện được, và một người sử dụng Internet bất kỳ có thể tự do đọc và tải về Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội nghị với với chỉ số ISSN (International Standard Serial Number) Nó sẽ không được áp dụng cho các chuyên khảo, các chương sách, các xuất bản phẩm dạng dài khác, các tài liệu làm việc, các kết quả đầu ra, hoặc các dữ liệu nghiên cứu dựa vào thực hành hoặc có tính sáng tạo Chính sách áp dụng cho các kết quả đầu ra nghiên cứu được chấp nhận để xuất bản sau ngày 01/04/2016, nhưng HEFCE có thể thúc giục mạnh mẽ các cơ sở triển khai nó ngay bây giờ

b) Chính sách cho phép các kho tôn trọng các giai đoạn cấm vận được các nhà xuất bản đặt ra Ở những nơi nhà xuất bản chỉ định giai đoạn cấm vận, các tác giả có thể tuân thủ chính sách bằng việc tiến hành ký gửi 'đóng' ('closed' deposit) Các

ký gửi đóng phải sẵn sàng để một người sử dụng Internet bất kỳ có thể tìm được trước khi văn bản toàn văn trở nên sẵn sàng để đọc và tải về (điều sẽ xảy ra sau khi giai đoạn cấm vận hết hạn) Nếu vẫn còn cấm vận trong ngày đệ trình REF tiếp theo, thì các ký gửi đóng sẽ được chấp nhận cho REF đó

c) Có một số ngoại lệ cho các yêu cầu khác nhau sẽ được chính sách này cho phép

Trang 10

Các ngoại lệ đó bao trùm các trường hợp khi sự ký gửi từng không có khả năng, hoặc những trường hợp truy cập mở tới tư liệu được ký gửi có thể không đạt được theo các yêu cầu của chính sách

3 Hành động được yêu cầu Các cơ sở giáo dục đại học bây giờ được khuyến cáo triển khai các quy trình và thủ tục tuân thủ theo chính sách này, có thể bao gồm việc sử dụng kết hợp các con đường 'xanh' và 'vàng' cho truy cập mở Các cơ sở có thể đạt được sự tuân thủ đầy đủ mà không nảy sinh ra bất kỳ chi phí xuất bản bổ sung nào thông qua các khoản chi phí xử lý bài báo (APC)

4 Các tiêu chí cho truy cập mở trong chính sách này gồm 3 loại yêu cầu rất quan trọng

và rất hữu ích để học hỏi: các yêu cầu ký gửi, các yêu cầu phát hiện và các yêu cầu truy cập Xem chi tiết các yêu cầu này trong tài liệu [6, từ trang 6 tới trang 8]

5 Về giấy phép Chính sách này cũng sử dụng hệ thống giấy phép Creative Commons

4.5 Chính sách truy cập mở của LSE

Trường kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics and Political Science) đã ban hành chính sách truy cập mở, có hiệu lực từ 01/01/2015 Chi tiết xem trong tài liệu [7]

Chính sách này, trước hết, là để tuân thủ các chính sách truy cập mở của các cơ quan cấp vốn nghiên cứu cho LSE được nêu ở bên trên như HEFCE và RCUK

Chính sách này dành cho các nhân viên giảng dạy và nghiên cứu và các sinh viên của LSE, tối thiểu, phải tuân theo con đường truy cập mở 'Xanh' đối với các kết quả nghiên cứu được xuất bản và ký gửi vào kho cơ sở trên trực tuyến - LSERO (LSE Research Online) và các tác giả nghiên cứu phải thừa nhận nguồn vốn cấp cho nghiên cứu là cơ sở của các xuất bản phẩm và một tuyên bố về cách truy cập các kết quả nghiên cứu, như các ví dụ hoặc các

mô hình dữ liệu

Hình 3 Tuân thủ từng bước với chính sách OA của HEFCE cho REF tiếp sau

5 Vài nhận xét rút ra từ các chính sách nêu trên

Truy cập mở, như tất cả các chính sách được liệt kê ở trên, đều nhằm mục đích làm cho các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp tiền được tất cả mọi người truy cập tự do

và vì lợi ích của xã hội và tất cả mọi người 'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy cập tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi lại được' [2, trang 5 và 18] Hệ quả của điều này

là nó làm thay đổi cơ bản hệ thống truyền thông nghiên cứu, làm dịch chuyển từ hệ thống

Trang 11

độc giả trả tiền sang tác giả trả tiền, điều tới lượt nó đòi hỏi sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản trong một môi trường cạnh tranh hơn theo một

cách thức bền vững tránh đổ vỡ, nơi các tay chơi đã thành danh và những người mới tới đều

có khả năng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt như các mối liên kết giữa các xuất bản phẩm và dữ liệu nằm bên dưới, sự xuất bản các chuyên khảo, và thí điểm về các

1 Các nhà nghiên cứu có lợi ích trong việc xuất bản và phổ biến nhanh và có hiệu quả

các xuất bản phẩm nghiên cứu Như là các tác giả, họ có lợi ích trong việc đảm bảo xuất bản trên các tạp chí có uy tín cao nhằm tối đa hóa cơ hội của họ để đảm bảo ảnh hưởng và độ tin cậy cao về tác phẩm của họ, và các cơ hội họ giành được trợ cấp nghiên cứu tiếp sau Như là các độc giả và những người sử dụng, họ có quan tâm đến truy cập nhanh, tự do ở thời điểm sử dụng; dễ dàng điều chỉnh; và khả

năng để sử dụng, sử dụng lại, nội dung với càng ít hạn chế có thể càng tốt Các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khác có lợi ích trong việc tối đa hóa doanh

số và hiệu năng nghiên cứu của họ, trong khi luôn muốn giảm chi tiêu xuống Các trường đại học lớn hơn có hoạt động nghiên cứu mạnh được hưởng (và trả tiền cho)

sự truy cập tới đa số các tạp chí thích hợp cho công việc của họ; nhưng họ có thể đối mặt với các chi phí bổ sung như là kết quả của sự dịch chuyển sang các thanh toán

ở phía của các tác giả Các trường đại học có ít hoạt động nghiên cứu hơn có thể thấy sự giảm bớt các chi phí như là kết quả của sự chuyển dịch như vậy

2 Các nhà cấp vốn nghiên cứu có lợi ích trong việc đảm bảo ảnh hưởng tối đa từ

nghiên cứu chất lượng cao, và vì thế trong việc đảm bảo rằng các xuất bản phẩm nảy sinh từ công việc được họ cấp vốn sẽ có khả năng được truy cập rộng rãi - khắp cộng đồng nghiên cứu toàn cầu cũng như tất cả các cộng đồng khác có thể có quan tâm

về các kết quả đó - với càng ít các hạn chế càng tốt Giống như các trường đại học,

họ cũng có lợi ích trong việc giảm thiểu các chi phí

3 Các thư viện - đặc biệt trong khu vực giáo dục đại học - có lợi ích trong việc tối đa

hóa số lượng các tạp chí và các xuất bản phẩm nghiên cứu khác mà họ có thể cung cấp cho các độc giả của họ, với chi phí thấp nhất có thể Các thủ thư từng đi tiên phong trong việc tìm cách hạn chế sự gia tăng các chi phí của các tạp chí, và trong việc thúc đẩy sự phát triển của các kho Họ cũng đang phát triển vai trò của mình

Trang 12

trong việc cung cấp các dịch vụ mới cho các nhà nghiên cứu trong môi trường thông tin đã thay đổi một cách cơ bản trong thập niên vừa qua

4 Các nhà xuất bản nhiều loại hình khác nhau: những người xuất bản hàng ngàn đầu

tạp chí và những người xuất bản chỉ một đầu tạp chí; thương mại và phi thương mại; các nhà in ở các trường đại học và của xã hội học tập; và dựa vào đăng ký thuê bao

và truy cập mở, với nhiều mô hình vận hành khác nhau cho cả 2 dạng đó Tất cả đều

có lợi ích trong việc duy trì bền vững và phát triển các dịch vụ để xuất bản và phổ biến các xuất bản phẩm nghiên cứu có hiệu quả đang được sự thẩm định ngang hàng

hỗ trợ Các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao và truy cập mở vận hành các mô hình kinh doanh khác nhau; nhưng cả 2 đều có lợi ích trong việc đảm bảo doanh thu

để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các tác giả và các độc giả/người sử dụng Đối với các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao, sự phát triển các kho như vậy - đặc biệt nếu các giai đoạn cấm vận và các hạn chế khác về các quyền sử dụng và sử dụng lại được giảm thiểu - đặt ra các rủi ro gây cho họ lo ngại lớn, vì điều này có thể làm xói mòn các mô hình kinh doanh bằng việc cản trở họ lấy lại các chi phí của mình Đối với các nhà xuất bản truy cập mở, những phát triển như vậy là không thực

sự quan trọng vì họ đã lấy lại các chi phí trước đó thông qua các APC; các kho chỉ đơn giản cung cấp kênh bổ sung cho sự phổ biến các bài báo họ xuất bản

5 Các xã hội học tập có lợi ích trong việc duy trì bền vững sự hỗ trợ của họ cho xuất

bản và phổ biến nghiên cứu chất lượng cao và cũng là cho công việc của họ vì lợi ích của công chúng trong việc thúc đẩy, hỗ trợ mở rộng tri thức trong các chuyên ngành mà họ đại diện Bất kỳ rủi ro nào cho thặng dư mà họ đảm bảo thông qua các xuất bản phẩm của họ cũng gây nguy hiểm cho các hoạt động rộng rãi của các xã hội được tài trợ bởi nguồn thặng dư từ các xuất bản phẩm đó

Để gia tăng truy cập mở, có 3 cơ chế có quan hệ mật thiết với nhau cần phải được xem

xét kỹ lưỡng trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đó là: (1) Các tạp chí dựa vào thuê bao; (2) Các tạp chí truy cập mở và (3) Các kho, đặc biệt là các kho theo chủ đề Làm thế nào

để có được chính sách từ tất cả các bên tham gia đóng góp sao cho 3 cơ chế đó làm việc được hiệu quả mà không loại trừ lẫn nhau, phụ thuộc vào sự phối hợp và hợp tác của tất cả các bên tham gia đóng góp, như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các nhà nghiên cứu Có lẽ chính vì thế mà Vương quốc Anh

đã thành lập ra nhóm nghiên cứu với các đại diện từ tất cả các bên tham gia đóng góp đó - Nhóm Finch - để nghiên cứu thực tế hệ thống truyền thông nghiên cứu nhằm đưa ra các đề xuất phù hợp thực tiễn nhất cho Chính phủ trong khi vẫn đảm bảo tương đối quyền lợi của các bên

Thực tế ở Vương quốc Anh chỉ ra rằng, trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều nhà xuất bản áp dụng mô hình lai, nghĩa là doanh thu của họ vừa dựa vào sự thuê bao và vừa dựa vào các khoản tiền xử lý các bài báo (APC) cho xuất bản truy cập mở Các nhà cấp vốn chính cho nghiên cứu của Vương quốc Anh, như RCUK hoặc HEFCE đều có các chính sách cấp

Trang 13

vốn cho các APC cho các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục công lập có tăng cường nghiên cứu hoặc trực tiếp cả gói, hoặc gián tiếp để xây dựng các quỹ thanh toán cho các APC tại các cơ sở đó Chính vì vậy, cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận của RCUK như trên Hình 2 rất đáng được quan tâm xem xét

Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đầu tư cho hệ thống truyền thông nghiên cứu không giảm đi (do những khoản tiết kiệm được từ truy cập mở có khả năng tạo ra), mà tăng lên, đặc biệt từ các nguồn vốn cấp của nhà nước, cả cho: (1) các tạp chí truy cập mở thông

qua các APC; (2) cho việc mở rộng cấp phép truy cập tới lượng người sử dụng lớn hơn với

số lượng nhiều hơn các tạp chí cho các khu vực giáo dục và y tế; (3) các kho và (4) các vấn

đề khác có liên quan tới truy cập mở Tất cả các khoản đầu tư này, dù là một lần hay thường niên, hầu hết, như đối với Vương quốc Anh, là từ ngân sách nhà nước

Về các giấy phép được áp dụng trong các chính sách truy cập mở được nêu ở trên, cũng như trong các tài liệu có liên quan được nêu trong bài viết này, đều sử dụng hệ thống giấy phép Creative Commons với các giấy phép khác nhau, thể hiện các sắc thái khác nhau của các tư liệu mà các khái niệm đó bao trùm Bản thân các chính sách được nêu ở trên, phụ thuộc vào mục đích và điều kiện cụ thể của từng cơ quan hoặc tổ chức ban hành và các nguồn vốn cấp, chỉ định các giấy phép Creative Commons khác nhau cho các tư liệu khác nhau có sự tham gia của các nhân viên của họ với tư cách là tác giả và/hoặc đồng tác giả

Điều này cho thấy, nếu đi theo tiếp cận truy cập mở, thì nhu cầu hiểu biết rõ về hệ thống giấy phép Creative Commons là vô cùng lớn hiện nay

Việc liệt kê vắn tắt chính sách truy cập mở của vài tổ chức ở trên, đặc biệt các chính sách của các tổ chức ở Vương quốc Anh - như của RCUK, HEFCE và LSE - cho thấy các chính sách được nghiên cứu kỹ lưỡng để từng bước triển khai truy cập mở có hiệu lực và hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống, thể hiện rất rõ ở vài chi tiết như: (1) có giai đoạn chuyển tiếp dự kiến 5 năm; (2) cho từng loại tư liệu chứ không phải là tất cả cùng một lúc; (3) chính sách có dự kiến được rà soát lại và sửa đổi bổ sung từng năm một hoặc 2 năm một

Chính sách truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh đầy tiềm năng hứa hẹn, thể hiện trong việc cả 10 đề xuất trong báo cáo của Nhóm Finch [2] đều đã được Chính phủ Vương quốc Anh chấp nhận (ngoại trừ một điểm nhỏ có liên quan tới thuế VAT áp dụng cho các tạp chí điện tử nhưng không cho các cuốn sách và tạp chí được in) Các khuyến cáo của Nhóm Finch về truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh gồm (xem bình luận giải thích vì sao Chính phủ đồng ý trong tài liệu [3]):

1 Đường hướng chính sách rõ ràng nên được đặt ra hướng tới hỗ trợ xuất bản các tạp chí truy cập mở hoặc lai, được các APC cấp vốn, như là phương tiện chính để xuất bản kết quả nghiên cứu, đặc biệt khi nó được cấp vốn nhà nước

2 Các Hội đồng Nghiên cứu và các cơ quan khác của khu vực nhà nước cấp vốn nghiên cứu ở Vương quốc Anh nên thiết lập các dàn xếp có hiệu quả và mềm dẻo hơn để đáp ứng các chi phí xuất bản các tạp chí truy cập mở và lai;

3 Hỗ trợ để xuất bản truy cập mở nên được đi kèm với các chính sách để giảm thiểu

Trang 14

những hạn chế về các quyền sử dụng và sử dụng lại, đặc biệt vì các mục đích phi thương mại và về khả năng sử dụng các công cụ và dịch vụ mới nhất để tổ chức và thao tác văn bản và các nội dung khác;

4 Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ sang xuất bản truy cập mở toàn cầu, để tối đa hóa sự truy cập trong các khu vực giáo dục đại học và y tế tới các tạp chí và các bài báo được các tác giả ở Vương quốc Anh và từ khắp nơi trên thế giới sản xuất ra còn chưa truy cập được theo các điều khoản truy cập mở, thì các vốn cấp sẽ được mở rộng và hợp lý hóa các giấy phép hiện có để bao trùm tất cả các cơ sở trong các khu vực đó;

5 Các cuộc thảo luận hiện hành về cách triển khai đề xuất cho truy cập mở tới đa số các tạp chí sẽ được cung cấp trong các thư viện công cộng khắp Vương quốc Anh

sẽ được theo đuổi với sức mạnh, cùng sự công khai và chiến dịch tiếp thị hiệu quả;

6 Các cơ quan đại diện cho các khu vực chính bao gồm cả Chính phủ trung ương và địa phương, các tổ chức tự nguyện, và các doanh nghiệp sẽ làm việc cùng nhau với các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các thư viện và các tác nhân khác với sự sáng suốt để cân nhắc các điều khoản và chi phí các giấy phép để cung cấp sự truy cập tới dải rộng lớn các nội dung thích hợp vì lợi ích của các nhóm các tổ chức trong các khu vực của họ; và cách thức các giấy phép như vậy có thể được cấp vốn;

7 Các cuộc thảo luận và thương thảo trong tương lai giữa các trường đại học và các nhà xuất bản (bao gồm các xã hội học tập) về định giá các vụ làm ăn lớn và các đăng

ký thuê bao khác nên tính tới các dự định tài chính cho sự dịch chuyển sang xuất bản các tạp chí truy cập mở và lai, các mở rộng cấp phép, và những thay đổi là kết quả trong doanh thu được cung cấp cho các nhà xuất bản;

8 Các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập nên tiếp tục làm việc cùng nhau để áp dụng kinh nghiệm trong xuất bản truy cập mở đối với các chuyên khảo hàn lâm;

9 Hạ tầng các kho theo chủ đề và của cơ sở nên được phát triển sao cho chúng đóng vai trò có giá trị bổ sung cho việc xuất bản chính quy, đặc biệt trong việc cung cấp

sự truy cập tới dữ liệu nghiên cứu và tư liệu xám, và trong lưu trữ số

10 Những hạn chế về cấp vốn theo độ dài các giai đoạn cấm vận và về bất kỳ hạn chế nào khác trong truy cập tới nội dung chưa được xuất bản theo các điều khoản truy cập mở, sẽ được cân nhắc thận trọng, để tránh rủi ro quá đáng cho các tạp chí có giá trị còn chưa được cấp vốn chủ yếu qua các APC Các quy định nên được rà soát lại phù hợp với bằng chứng có sẵn về khả năng ảnh hưởng của chúng lên các tạp chí như vậy

Báo cáo của Nhóm Finch [2] cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn quá độ dịch chuyển sang truy cập mở đầy đủ, có khả năng có nhiều rủi ro cho tất cả các bên tham gia đóng góp, cho các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà xuất bản, các xã hội học tập,

các nhà nghiên cứu nhưng Nhóm cũng nhấn mạnh đặc biệt rằng, rủi ro lớn nhất là không làm gì cả [2, mục 8.52, trang 109]

Trang 15

6 Thay cho lời kết

Với truy cập mở, có rất nhiều khái niệm và đi với chúng là các quy trình xử lý mới, rất mới đối với Việt Nam, cần có thời gian để hiểu thấu và so sánh chúng với những gì đang diễn ra trong việc truy cập tới các kết quả đầu ra của các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước, trong hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam Từ đó mới có thể có những khuyến cáo chính xác cho Việt Nam nên làm gì và như thế nào nếu đi theo tiếp cận truy cập mở

Có lẽ, việc đầu tiên Việt Nam có thể và nên làm, là thành lập một nhóm nghiên cứu

có đại diện từ các bên tham gia đóng góp như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập để thảo luận về hiện trạng hệ thống truyền thông nghiên cứu

ở Việt Nam và cách thức để dịch chuyển hệ thống đó sang tiếp cận truy cập mở sao cho lợi ích của từng bên có thể hài hòa ở mức tất cả các bên đều có thể chấp nhận được

Quyết định gần đây nhất của Liên minh châu Âu khi tuyên bố về Khoa học Mở và chương trình Horizon 2020 của mình, với sự đầu tư kinh phí lên tới 70 - 80 tỷ EUR và các phong trào mở, hay như phong trào giáo dục mở - tài nguyên giáo dục mở ở Mỹ [6] Vương quốc Anh và các quốc gia khác trên thế giới [7] đã và đang được triển khai tích cực là dấu hiệu cho thấy truy cập mở tới các kết quả của các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước là cái đích mà thế giới hướng tới, mà Việt Nam có lẽ không có cách gì để thoái thác nếu không

muốn, như trong báo cáo của Nhóm Finch đã nêu, gặp rủi ro lớn nhất vì không làm gì cả

[2, mục 8.52, trang 109]

Tài liệu tham khảo

[1] 'Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức', Ngân hàng Thế giới được xuất bản ngày 02/04/2012

[2] 'Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu', báo cáo của Nhóm Finch, xuất bản tháng 06/2012 [3] Thư trả lời của Chính phủ Anh cho Báo cáo của Nhóm Finch về “Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu”, xuất bản ngày 16/07/2012

[4] 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh (Research Councils UK), xuất bản 08/04/2013

[5] 'Chính sách truy cập mở của UNESCO cho các xuất bản phẩm', UNESCO xuất bản ngày 31/07/2013

[6] 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014', Hội đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education Funding Council for England) xuất bản 03/07/2014, được cập nhật vào tháng 07/2015

[7] 'Chính sách về các xuất bản phẩm truy cập mở của LSE' - Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics and Political Science),

có hiệu lực từ 01/01/2015

[8] Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu - EC (European Commission) sau cuộc họp ngày 27/05/2016 về việc phê chuẩn các kết luận chuyển đổi quá độ hướng tới Hệ thống Khoa học Mở

[9] Thông tin về truy cập mở trên website của HEFCE, được dịch sang blog tiếng Việt [10] 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)', UNESCO và COL xuất bản năm

2011, 2015

[11] http://www.budapestopenaccessinitiative.org/read

Trang 16

ĐẢM BẢO TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

Ths Nguyễn Văn Hiệp Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Đặt vấn đề

Hoạt động thông tin - thư viện Việt Nam nói chung và thư viện điện tử nói riêng đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện và nâng cao chất lượng để hòa nhập với thế giới Thư viện ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng Ngày nay, để tham khảo một cuốn sách, giáo trình, hay luận văn, luận án… người sử dụng không nhất thiết phải đến trực tiếp thư viện, mà chỉ cần ngồi tại nhà, thông qua kết nối internet là có thể sử dụng được các tài liệu này một cách nhanh chóng và dễ dàng Để làm được điều đó các thư viện đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ

và xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số nội sinh nhằm phục vụ tốt nhất cho người sử dụng Tuy nhiên, việc “mở rộng khả năng truy cập” cũng đem lại nhiều thách thức đối với các cơ quan thông tin - thư viện như: vấn đề bản quyền, vấn đề phân cấp, phân quyền người

sử dụng, vấn đề kinh phí, đường truyền… đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trước nguy cơ tấn công từ các đối tượng xấu, trong đó vấn đề đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, ngăn ngừa việc sửa đổi nội dung thông tin được đặt lên hàng đầu

Toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện là việc đảm bảo các file dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ, chuyển giao và sử dụng Để đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, trong đó cách được coi là tối ưu nhất là sử dụng các mô hình mật mã một chiều (One Way Hash cripto system) để tính giá trị băm (Message Digest - MD) của văn bản Giá trị băm này được coi như “dấu tay” của văn bản Mỗi văn bản có một MD duy nhất Hai văn bản khác nhau dù chỉ 1 bit cũng sẽ cho hai giá trị MD khác nhau Dựa vào tính chất này người ta dùng MD để kiểm tra tính toàn vẹn của

dữ liệu

Tính toàn vẹn là một thuộc tính rất quan trong đối với các hệ thống thông tin (HTTT) nói chung và HTTT thư viện nói riêng Nó đảm bảo tính chính xác, không thay đổi của dữ liệu trong mọi tình huống

Đây là cách làm không mới đối với rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống ngày nay như giao dịch điện tử, ngân hàng, quân sự… Tuy nhiên nó còn khá mới trong hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện và trong bối cảnh hiện nay, áp dụng hàm băm (Hash) trong hoạt động các thư viện điện tử là việc làm rất cần thiết

I Khái quát về an toàn thông tin

1.1 Khái niệm an toàn thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển, những khái niệm như an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin, không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta An toàn thông tin (ATTT) giờ đây không chỉ còn là mối quan tâm của các công ty, tổ chức liên quan đến

Trang 17

tài chính, ngân hàng mà nó cũng là mối quan tâm của các thư viện Đặc biệt là các TVĐT, thư viện số nơi mà các hoạt động thư viện đang dần được tự động hóa, mục lục truyền thống được thay thế bằng mục lục điện tử, cùng với đó là các dịch vụ trực tuyến dựa trên web được cung cấp cho người sử dụng

An toàn nghĩa là thông tin được bảo vệ, các hệ thống và những dịch vụ có khả năng chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi, các thay đổi tác động đến độ

an toàn của hệ thống là nhỏ nhất Đảm bảo an toàn là một trong những chỉ tiêu chất lượng

cơ bản của hệ thống truyền tin số

Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng Thông tin có thể được in hoặc được viết trên giấy, được lưu trữ dưới dạng điện tử như các thư viện hiện nay đang thực hiện, được trình diễn trên các bộ phim, hoặc được nói trên các cuộc đàm thoại Nhưng cho dù tồn tại dưới dạng nào đi chăng nữa, thông tin được đưa ra với hai mục đích chính là chia sẻ và lưu trữ,

nó luôn cần sự bảo vệ thích hợp Vậy an toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với HTTT

nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong HTTT nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng [1]

Theo ISO 17799/27001 [6] An toàn thông tin là khả năng bảo vệ đối với môi trường thông tin kinh tế xã hội, đảm bảo cho việc hình thành, sử dụng và phát triển vì lợi ích của mọi công dân, mọi tổ chức và của quốc gia Thông qua các chính sách về ATTT, lãnh đạo thể hiện ý chí và năng lực của mình trong việc quản lý HTTT ATTT được xây dựng trên nền tảng một hệ thống các chính sách, quy tắc, quy trình và các giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài nguyên thông tin mà tổ chức đó sở hữu cũng như các tài nguyên thông tin của các đối tác, các khách hàng trong một môi trường thông tin toàn cầu

An toàn thông tin là sự duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin; ngoài ra còn có thể bao hàm một số tính chất khác như tính xác thực, kiểm soát được, không từ chối và tin cậy [3]

1.2 Các mục tiêu cơ bản của ATTT trong TVĐT

Như chúng ta đều biết, đối với các cơ quan thông tin – thư viện, thông tin/dữ liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng ảnh hướng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các thư viện Vì vậy, việc bảo mật những thông tin và dữ liệu là điều vô cùng cần thiết, nhất

là trong bối cảnh hiện nay khi các HTTT TV ngày càng được mở rộng về quy mô và khả năng truy cập

Khi phân tích một hệ thống bảo mật chúng ta cần xuất phát từ những tính chất cơ bản

của ATTT Có vùng dữ liệu yêu cầu tính bảo mật của thông tin, có vùng dữ liệu cần tính toàn vẹn, tất cả các dữ liệu đó đều phải được đáp ứng khi yêu cầu đó là tính sẵn sàng của

hệ thống Các tính chất:

Trang 18

 Tính bảo mật của thông tin (CONFIDENTIALITY)

 Tính toàn vẹn thông tin (INTERGRITY)

Tính bảo mật (confidentiality): đảm bảo thông tin chỉ được truy cập bởi người

dùng hợp pháp Giảm thiểu tối đa mọi hành vi ăn cắp, khai thác thông tin bất hợp pháp

Tính sẵn sàng (availability): đảm bảo những người dùng hợp pháp mới được truy

cập các thông tin và tài sản liên quan khi có yêu cầu Hệ thống cần được sẵn sàng phục vụ và đứng vững trước mọi rủi ro khách quan và chủ quan [2]

Tính toàn vẹn (integrity): bảo vệ tính chính xác, đầy đủ của thông tin cũng như

các phương pháp xử lý; ngăn ngừa các hành vi sửa đổi, giả mạo thông tin

Để đảm bảo tính bảo mật của thông tin, ngoài việc phân cấp bảo mật thông tin, người

ta sử dụng các hệ thống mật mã đối xứng và bất đối xứng để mã hóa thông tin Tùy theo độ mật, môi trường sử dụng ta có thể sử dụng các thuật toán mật mã phù hợp Hiện nay trong các hệ điều hành như WINDOWS, LINUX có tích hợp sẵn các công cụ mật mã như DES, 3DES, RSA… Ngoài ra ta cũng có thể xây dựng các phần mềm mật mã dùng riêng, phục

vụ nhu cầu của từng thư viện

Tính mật của thông tin được đại diện bởi quyền READ (đọc)

2.2.2 Tính sẵn sàng

Khả năng đáp ứng của thông tin là điều rất quan trọng, điều này thể hiện tính sẵn sàng

phục vụ của các dịch vụ Khả năng đáp ứng của hệ thống chịu ảnh hưởng bởi khá nhiều

thành phần như phần cứng, phần mềm hay hệ thống Backup

Khả năng đáp ứng của hệ thống cần được tính đến dựa trên số người truy cập và mức

độ quan trọng của dữ liệu

Hình 1 Tam giác an toàn bảo mật thông tin CIA

Trang 19

2.2.3 Tính toàn vẹn

Tính toàn vẹn dữ liệu trước hết liên quan đế an ninh vật lý Nếu các thiết bị vật lý này

bị hư hỏng thì tính toàn vẹn của TVĐT sẽ bị phá hủy Tiếp theo là việc đảm bảo an toàn phần mềm Hoạt động của HTTT thư viện được xây dựng trên các phần mềm hệ thống, nếu

hệ thống bị nhiễm virus, tài liệu bị phá hủy thì tính toàn vẹn của HTTT TVĐT cũng bị phá hủy Bên cạnh đó cần quan tâm tới các vấn đề phòng chống sự phá hoại của các hacker đối với hệ thống và trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới việc chống lại sự phá hoại của các hacker đối với các dữ liệu trong thư viện điện tử

Tính toàn vẹn là một thuộc tính rất quan trọng đối với các HTTT nói chung và HTTT thư viện nói riêng Nó đảm bảo tính chính xác, không thay đổi của dữ liệu trong mọi tình huống

Tính toàn vẹn của thông tin được đại diện bởi quyền MODIFY (sửa đổi) Và như đã nói ở phần trên, để đảm bảo tính toàn vẹn phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là

sử dụng các mô hình mật mã một chiều (One Way Hash cripto system) để tính giá trị băm (Message Digest -MD) của văn bản

II Hàm băm (Hash) và ứng dụng

2.1 Khái niệm hàm băm

Hàm băm là thuật toán dùng để “tóm tắt” (băm) tài liệu, bản tin hoặc thông điệp và

cho kết quả là một giá trị “băm” có kích thước cố định Giá trị băm này còn được gọi là “đại diện tài liệu”, “đại diện bản tin” hay “đại diện thông điệp” [7]

Hàm băm (hash function) là hàm một chiều mà nếu đưa một lượng dữ liệu bất kì qua hàm này sẽ cho ra một chuỗi có độ dài cố định ở đầu ra

2.2 Tính chất cơ bản của hàm Hash

 Tính một chiều: không thể suy ra dữ liệu ban đầu từ kết quả, điều này tương tự như việc bạn không thể chỉ dựa vào một dấu vân tay lạ mà suy ra ai là chủ của nó được

 Tính duy nhất: xác suất để có một vụ va chạm (hash collision), tức là hai thông điệp khác nhau có cùng một kết quả hash là cực kỳ nhỏ

2.3 Các ứng dụng của hàm Băm Hash

 Xác thực mật khẩu

Mật khẩu thường không được lưu dưới dạng văn bản rõ (clear text), mà ở dạng tóm tắt Để xác thực một người dùng, mật khẩu do người đó nhập vào được băm ra bằng hàm Hash và so sánh với kết quả băm được lưu trữ

Trang 20

 Xác thực thông điệp (Message authentication – Thông điệp tóm tắt -message

digests)

Giá trị đầu vào (tin nhắn, dữ liệu ) bị thay đổi tương ứng giá trị băm cũng bị thay đổi Do vậy nếu một kẻ tấn công phá hoại, chỉnh sửa dữ liệu thì server có thể biết ngay lập tức

 Bảo vệ tính toàn vẹn của tập tin, thông điệp được gửi qua mạng

Hàm băm mật mã có tính chất là hàm 1 chiều Từ khối dữ liệu hay giá trị đầu vào chỉ

có thể đưa ra 1 giá trị băm duy nhất Với tính chất của hàm 1 chiều, một người nào đó dù bắt được giá trị băm họ cũng không thể suy ngược lại giá trị, đoạn tin nhắn băm khởi điểm

Ví dụ: việc xác định xem một file hay một thông điệp có bị sửa đổi hay không có thể thực hiện bằng cách so sánh tóm tắt được tính trước và sau khi gửi (hoặc một sự kiện bất

kỳ nào đó) Còn có thể dùng tóm tắt thông điệp làm một phương tiện đáng tin cậy cho việc nhận dạng file

Hàm băm thường được dùng trong bảng băm nhằm giảm chi phí tính toán khi tìm một khối dữ liệu trong một tập hợp Giá trị băm đóng vai trò gần như một khóa để phân biệt các khối dữ liệu

 Tạo chữ ký điện tử (Digital signatures)

Chữ ký số có được bằng cách đem mã hóa bản tóm tắt của thông điệp bằng khóa bí mật của người ký

Chứng thực bằng chữ ký số

Nếu kết quả băm giống nhau, thông điệp được xác thực vì nếu bất kỳ BIT nào của M hay SIG bị thay đổi, kết quả băm sẽ khác

Trang 21

2.4 Ứng dụng hàm băm Hash đảm bảo toàn vẹn dữ liệutrong hoạt động các thư viện điện tử

Thư viện thế kỷ XXI không chỉ là một trung tâm tri thức, mà còn trở thành một trung tâm thông tin, ở đó không chỉ có sách, báo, tạp chí in trên giấy mà còn có các xuất bản phẩm dưới dạng điện tử Vì vậy, hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động của các thư viện cũng có nhiều thay đổi; trong đó việc sử dụng máy tính để lưu giữ, khai thác thông tin và xây dựng các bộ sưu tập số là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển tự động hóa các thư viện Không những thế, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày một cao của người dùng, các thư viện không ngừng sử dụng mạng internet và “mở kết nối” nhằm tạo điều kiện tối đa cho người sử dụng có thể truy cập từ xa tới các nguồn dữ liệu này

Việc làm trên đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như nâng cao vị thế của thư viện trong mắt người dùng cũng như xã hội Tuy nhiên, việc mở rộng khả năng truy cập tới các nguồn tài nguyên đó lại đem tới rất nhiều rủi ro cho các thư viện như: tăng khả năng bị hacker tấn công, dễ dẫn tới mất mát dữ liệu… đặc biệt các đối tượng xấu có thể lợi dụng thư viện làm bàn đạp để thực hiện các âm mưu đen tối của mình

Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trong các thư viện điện tử bao gồm rất nhiều công việc khác nhau Đó là đảm bảo toàn vẹn trong việc vận hành hệ thống quản lý thư viện, đảm bảo việc lưu trữ mật khẩu, thông tin hệ thống đều được giữ bí mật và đảm bảo các tài liệu điện tử trong các bộ sưu tập số luôn luôn toàn vẹn trong khi lưu trữ và truyền trên mạng internet Với việc sử dụng hàm băm (Hash) các thư viện có thể xác định xem một file hay một thông điệp có bị sửa đổi hay không và thực hiện bằng cách so sánh tóm tắt được tính trước

và sau khi gửi (hoặc một sựkiện bất kỳnào đó) Hoặc có thể dùng tóm tắt thông điệp làm một phương tiện đáng tin cậy cho việc nhận dạng file Một ứng dụng nữa các thư viện có thể áp dụng là kiểm tra mật khẩu Mật khẩu thường không được lưu dưới dạng văn bản rõ (clear text), mà ở dạng tóm tắt Để xác thực một người dùng, mật khẩu do người đó nhập vào được băm và so sánh với kết quả băm được lưu trữ Các hàm băm có thể được dùng để tạo các bit giả ngẫu nhiên (pseudorandom) có thể kể tới như: SHA-1, MD5…

2.4.1 Ứng dụng trong lưu trữ mật khẩu các tài khoản trong hệ thống thư viện

Hầu hết các phần mềm quản lý thư vi ện ngày nay đều có chứng thực người sử dụng Nghĩa là để sử dụng ứng dụng, người sử dụng phải qua một cơ chế chứng thực username và mật khẩu, và từ đó được cung cấp các quyền sử dụng tương ứng đã được thư viện cung cấp Do đó vấn đề bảo mật mật khẩu là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các thư viện điện tử

Mật khẩu người sử dụng thường gồm các chữ cái thường và hoa, cộng thêm các chữ

số Giả sử mật khẩu được lưu trữ dưới dạng thường, không mã hóa trên máy chủ, trong một file dữ liệu hay trong hệ quản trị thư viện tích hợp Như vậy sẽ xuất hiện một nguy cơ là có một người khác, hoặc là người quản trị administrator, hoặc là hacker, có thể mở được file

dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu, và xem trộm được mật khẩu Như vậy mật khẩu không thể được giữ bí mật tuyệt đối

Trang 22

Một phương pháp để bảo vệ mật khẩu là dùng mã hóa, chương trình phần mềm sẽ dùng một khóa bí mật để mã hóa mật khẩu trước khi lưu mật khẩu xuống file hay cơ sở dữ liệu Do đó tránh được vấn đề xem trộm mật khẩu Tuy nhiên phương pháp này có yếu điểm

là lại phải lo bảo vệ khóa bí mật này Nếu khóa bí mật bị lộ thì việc mã hóa không còn ý nghĩa

Phương pháp bảo vệ mật khẩu hiệu quả nhất là dùng hàm băm Khi người sử dụng đăng ký mật khẩu, giá trị băm của mật khẩu được tính bằng một hàm băm nào đó (MD5 hay SHA-1…) Giá trị băm được lưu trữ vào file hay cơ sở dữ liệu Vì hàm băm là một chiều, nên dù biết được giá trị băm và loại hàm băm, hacker cũng không thể suy ra được mật khẩu Khi người sử dụng đăng nhập, mật khẩu đăng nhập được tính giá trị băm và so sánh với giá trị băm đang được lưu trữ Do tính chống trùng, chỉ có một mật khẩu duy nhất

có giá trị băm tương ứng, nên không ai khác ngoài người sử dụng có mật khẩu đó mới có thể đăng nhập ứng dụng

Hình 2 Dùng hàm Hash để lưu trữ mật khẩu

Lưu trữ password không mã hóa

Lưu trữ password mã hóa bằng hàm hash MD5

Trang 23

2.4.2 Ứng dụng hàm băm nhằm kiểm tra sự toàn vẹn của dữ liệu lưu trữ trong các

bộ sưu tập số

Hiện nay, các thư viện đang xây dựng cho mình các bộ sưu tập số và cung cấp khả năng truy cập từ xa tới các bộ sưu tập này cho người sử dụng Câu hỏi đặt ra là làm cách nào thư viện có thể kiểm tra được các tài liệu số do mình lưu trữ và cung cấp cho người sử dụng có bị thay đổi nội dung hay không? Đây thật sự là một bài toán khó đối với các thư viện điện tử Một số cách các thư viện hiện nay đang thực hiện đó là: đặt mật khẩu cho các tài liệu điện tử, để tài liệu ở chế độ chỉ xem… Tuy nhiên, tất cả các cách trên đều tồn tại nhược điểm và cũng rất dễ để hacker có thể phá bỏ hoặc tìm ra mật khẩu của các tập tin đó Một cách đơn giản để các thư viện có thể đảm bảo được tính toàn vẹn đối với các dữ liệu số của mình đó là sử dụng hàm băm (Hash) Như ta đã biết, hai văn bản dù chỉ khác nhau một ký tự thì cũng cho ta hai giá trị băm khác nhau Do đó, trước khi lưu trữ hoặc gửi

dữ liệu cho người sử dụng, cán bộ thư viện sẽ tiến hành quá trình băm (Hash) và gắn giá trị băm tìm được vào tài liệu Người sử dụng sau khi nhận được tài liệu sẽ dùng một phần mềm bất kỳ để kiểm tra giá trị băm từ tài liệu nhận được, so sánh hai giá trị này, nếu trùng khớp thì tài liệu không thay đổi, ngược lại, nếu không trùng khớp tức là tài liệu đã bị thay đổi so với nội dung ban đầu

Tạo ra giá trị SHA – 1 với phần mềm Mutihasher

bộ thư viện, cơ sở vật chất cũng như các giải pháp công nghệ về an toàn bảo mật Việc sử dụng hàm băm (Hash) là một giải pháp tối ưu cho các thư viện trong việc xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo an toàn, toàn vẹn dữ liệu cho hoạt động của mình

Trang 24

Tài liệu tham khảo

1 Trần Minh Văn (2008), An toàn và bảo mật thông tin: giáo trình, Đại học Nha Trang,

Nha Trang

2 Phan Đình Diệu (2002), Lý thuyết mật mã & An toàn thông tin, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội

3 Nguyễn Đình Vinh (2006), Cơ sở an toàn thông tin: giáo trình, Ban Cơ yếu chính phủ,

Học viện Kỹ thuật mật mã, Hà Nội

4 VNCERT – Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam //

http://www.vncert.gov.vn/ (truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016)

5 Cryptography and Network Security Principles and Practices, 4th Edition – William Stallings – Prentice Hall – 2005

6 Chuẩn bảo mật ISO 17799 – Toàn tập //

http://vnexperts.net/bai-viet-ky-thuat/security

7 Trịnh Nhật Tiến (2009), Giáo trình An toàn dữ liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 25

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM

Ths Ngô Thị Huyền

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả của một khảo sát đánh giá trình độ Kiến thức thông tin

(KTTT) được thực hiện tại hai trường Trung học phổ thông tại Việt Nam Một phiên bản

mở rộng của mô hình Các Tiêu chuẩn đối với Người học trong Thế kỷ 21 (Standards for the 21st-Century Learner model) được giới thiệu bởi Hiệp hội Cán bộ Thư viện Trường học Mỹ

đã được sử dụng để đánh giá năng lực KTTT của các học sinh Khảo sát sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn để khám phá khả năng tìm kiếm thông tin, đánh giá nguồn tin, sử dụng thông tin một cách có đạo đức và sử dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin một cách hiệu quả của học sinh Ngoài ra khảo sát còn tìm hiểu xem các học sinh tự đánh giá như thế nào về năng lực KTTT của chính mình Các học sinh tại hai trường đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc cải thiện năng lực KTTT của học sinh tại các trường được khảo sát là cần thiết

1 Giới thiệu

“Kiến thức thông tin và học tập suốt đời là những ngọn hải đăng trong xã hội thông tin,

soi sáng những con đường dẫn đến sự phát triển, thịnh vượng và tự do”

(UNESCO, 2006)

Tự do ở đây bao gồm tự do ngôn luận hay mở rộng ra là tự do thông tin, cái được xem như là quyền cơ bản của con người Tự do thông tin có thể được hiểu một cách đơn giản là quyền truy cập thông tin được nắm giữ bởi các tổ chức công (UNESCO, 2016) Sự tự do truy cập, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin một cách hợp pháp thể hiện sự bình đẳng của các cá nhân trong môi trường thông tin Kiến thức thông tin (KTTT) phát triển dựa trên sự

tự do thông tin vì nó cho phép các cá nhân truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin trong quyền hạn của mình Từ đó cho phép họ đưa ra những quyết định giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chính mình (UNESCO, 2016) Để giúp cho các học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại Việt Nam thực hiện được sự tự do và bình đẳng của mình trong môi trường thông tin thì trước hết một câu hỏi đặt ra là năng lực KTTT của đối tượng này đang

ở mức độ như thế nào?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KTTT (Folk, 2014), việc đánh giá năng lực KTTT của người sử dụng cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới Điều này được chứng minh thông qua một khối lượng lớn những dự án nghiên cứu tập trung vào đánh giá KTTT trong những năm gần đây (Walsh, 2009) Việc đánh giá là cần thiết để hiểu được năng lực KTTT của các cá nhân cũng như để đưa ra những đề xuất hoặc

mô hình đào tạo KTTT phù hợp với họ Chính vì thế học sinh tại hai trường THPT tại Việt

Trang 26

Nam đã được mời tham gia vào một khảo sát với mục đích là khám phá năng lực KTTT của

họ, làm cơ sở để hướng đến xây dựng một mô hình đào tạo KTTT có hiệu quả

2 Bối cảnh nghiên cứu

Tại Việt Nam, các trường THPT thường được chia thành hai khối trường chính bao gồm trường công lập và trường tư thục

Nhằm xây dựng một lực lượng lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường trong tương lai thì một trong những mục tiêu giáo dục của Việt Nam là phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2013) Bên cạnh đó, khả năng sử dụng ngoại ngữ giúp học sinh tương tác tốt hơn với thông tin được trình bày ở những ngôn ngữ phổ biến hơn Theo kết quả nghiên cứu thực hiện bởi W3Techs, tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ nội dung của xấp xỉ 53.2% trong tổng số những trang web được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới Trong khi đó tiếng Việt chỉ chiếm khoảng 0.6% (W3Techs, 2016) Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Peyina (2010) và Johnson (2014) cũng thừa nhận rằng việc sử dụng ngôn ngữ có tác động đến việc phát triển KTTT của các cá nhân Do đó, học sinh có thể nhận được rất nhiều lợi ích nếu họ có thể sử dụng tiếng Anh để tương tác với những nguồn thông tin này

Mô hình Các Tiêu chuẩn đối với Người học trong Thế kỷ 21 (Standards for the Century Learner) do Hiệp hội Cán bộ Thư việnTrường học Mỹ (American Association of School Librarians – AASL) (AASL, 2007) giới thiệu đã được sử dụng để đánh giá trình độ KTTT của các học sinh Tuy nhiên dựa trên những gì đã trình bày ở trên thì một tiêu chuẩn gọi là “Sử dụng ngoại ngữ để tương tác với thông tin một cách hiệu quả” đã được bổ sung

21st-vào mô hình AASL (Sơ đồ 1)

Sơ đồ 1: Mô hình AASL mở rộng

3 Sơ lược lịch sử nghiên cứu

3.1 Kiến thức thông tin

Thuật ngữ KTTT có thể được hiểu theo nhiều hướng khác nhau (Hepworth and Walton, 2009) Những hướng nghiên cứu này được trình bày một cách cụ thể hơn trong bài

Trang 27

viết về khái niệm KTTT của tác giả (Ngô, 2015) Ở đây tác giả chỉ trình bày hai hướng nghiên cứu chính trong KTTT Một trong những định nghĩa có ảnh hưởng nhất cho đến hiện tại được giới thiệu bởi Hiệp hội Thư viện Mỹ (American Library Association - ALA) Theo định nghĩa này thì “KTTT là một tập hợp các năng lực nhận biết nhu cầu tin của các cá nhân

và khả năng định vị, đánh giá và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” (ALA,

1989, p1) Đây được xem là định nghĩa nền tảng có ảnh hưởng đến những định nghĩa về KTTT được giới thiệu sau này (Eisenberg et al., 2004)

Một hướng tiếp cận khác được giới thiệu bởi Christine Bruce khi tác giả này cho rằng KTTT cần phải được giải thích dựa trên sự hiểu biết của người dùng tin thông qua những trải nghiệm thông tin của chính họ (Bruce, 1997) Coonan có cùng chung quan điểm với Bruce khi phản biện rằng cần phải xem xét lại nhận thức về KTTT vì nó không đơn giản

“chỉ là một tập hợp các kỹ năng và năng lực mà là một quá trình liên tục bắt đầu với những

kỹ năng và năng lực và tiến đến những hành vi cũng như những cách tiếp cận siêu nhận thức và hiểu biết ở mức độ cao” (Coonan, 2011, p20)

3.2 Đánh giá Kiến thức thông tin

Đánh giá KTTT là cần thiết để hiểu năng lực KTTT của các cá nhân cũng như xác định những gì cần cải thiện đối với chương trình đào tạo hiện tại (Warmkessel, 2007, Chang

et al., 2012)

Có khá nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để đánh giá KTTT ở những mức độ khác nhau (Rozzi-Ochs et al., 2012) Người làm nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp nhất tùy vào những điều kiện và bối cảnh cụ thể Tính đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn được xem là phương pháp phổ biến nhất dùng để đánh giá KTTT, những ví dụ cụ thể có thể tìm thấy trong khảo sát được thực hiện bởi tác giả Chang et al (2012) và Mohammad (2014)

Tự đánh giá KTTT cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây (Walsh, 2009) Mối quan hệ giữa năng lực KTTT trên thực tế và sự tự đánh giá được thể hiện khá rõ Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những kết luận cuối cùng

về mối quan hệ giữa hai yếu tố được nêu trên (Gross and Latham, 2007) Có tác giả thì cho rằng có mối quan hệ thuận giữa sự tự đánh giá và năng lực KTTT thực sự của người dùng tin (Ivanitskaya et al., 2006) Ngược lại, Geffert and Christensen (1998) chỉ ra rằng không

có mối tương quan nào giữa hai biến nêu trên trong khi Maughan (2001), Gross and Latham (2007), Price et al (2011) và Shenton et al (2014) nhận định rằng các học sinh thường đánh giá quá cao khả năng thực sự của họ

4 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện dựa trên những đề xuất của một nghiên cứu thử nghiệm đã được thực hiện trước đó tại một trường THPT (Ngô and Walton, 2016) Việc đánh giá trình

độ KTTT của học sinh được thực hiện bằng cách sử dụng một bảng hỏi với những câu hỏi nhiều lựa chọn Bảng hỏi được chia ra 3 phần nhằm thu thập dữ liệu (1) nhân khẩu học, (2) trình độ KTTT của học sinh bao gồm 4 kỹ năng phát triển chiến lược tìm tin, đánh giá nguồn

Trang 28

tin, sử dụng thông tin một cách có đạo đức và sử dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin một cách hiệu quả và (3) sự tự đánh giá về năng lực KTTT của học sinh

Khảo sát đã được thực hiện dưới sự kiểm soát của giáo viên chủ nhiệm và tác giả Đồng thời khảo sát được thực hiện trong điều kiện giống như làm bài kiểm tra và sự trao đổi giữa các học sinh bị hạn chế nhằm bảo đảm kết quả phản ánh đúng năng lực KTTT của học sinh

Tác giả sử dụng mẫu mục tiêu để lựa chọn 2 trường THPT tại Tp Hồ Chí Minh bao gồm một trường công lập và một trường dân lập (gọi là trường B và trường C) để làm mẫu đại diện Tại mỗi trường các học sinh đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để tham gia vào khảo sát (N=183)

Các kỹ thuật phân tích mô tả và suy luận của SPSS đã được sử dụng để phân tích dữ liệu định lượng thu được từ các phiếu khảo sát

5 Kết quả khảo sát và thảo luận

5.1 Điểm số Kiến thức thông tin

Các điểm số thô đã được chuyển đổi sang điểm số tỷ lệ bao gồm 3 nhóm: nhỏ hơn hoặc bằng 30%, cao hơn 30% và nhỏ hơn 70%, và cao hơn hoặc bằng 70% Những nhóm điểm số phần trăm này sau đó lần lượt được mã hóa lại ở 3 mức độ tương đương bao gồm thấp, trung bình và cao Kết quả cho thấy điểm trung bình (ĐTB) KTTT của học sinh là 46.43/100 (Sơ đồ 2), trong đó chỉ có 4.4% đạt điểm số cao Kết quả chỉ ra rằng điểm số KTTT của mẫu được khảo sát không cao ĐTB về KTTT của học sinh thấp dưới mức chờ đợi là 50% Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc học sinh yếu hoàn toàn về KTTT mà các học sinh này về cơ bản vẫn có sự hiểu biết và kỹ năng nhất định để tương tác với thông tin Điều này được chứng minh thông qua một số lượng lớn các học sinh đạt điểm

ở mức trung bình

Sơ đồ 2: Điểm số Kiến thức thông tin của học sinh

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng số lượng học sinh đạt điểm số cao của trường B là 6.52%

Tỷ lệ này cao hơn so với trường C là 2.2% Ngược lại, trường C lại có số lượng học sinh đạt điểm thấp nhiều hơn trường B (21.98% vs 5.43%) (Sơ đồ 3) Nhìn chung, học sinh của trường B đã thể hiện tốt hơn trong bài đánh giá so với học sinh của trường C Kết quả này

Trang 29

không mang lại quá nhiều ngạc nhiên vì trường B là một trường công lập thường tuyển những học sinh có năng lực học tập tốt hơn so với trường C là một trường dân lập Những học sinh nhập học tại trường C có năng lực học tập không tốt bằng trường B Kết quả này

có thể nói lên rằng những học sinh có năng lực học tập tốt hơn sẽ có năng lực KTTT tốt hơn Kết quả này củng cố kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Chang et al (2012) bởi tác giả này đã chỉ ra rằng khối ngành học có ảnh hưởng đến trình độ KTTT của học sinh trung học Đồng thời, Mohammad (2014) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ KTTT của sinh viên và năng lực học tập của họ Kết quả này có thể được xem là một gợi ý nhằm giúp cho trường THPT dân lập chú trọng hơn đến việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ KTTT của hai khối trường

Sơ đồ 3: Điểm số Kiến thức thông tin của học sinh hai trường

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng học sinh ưa chuộng sử dụng các công cụ tra cứu trực tuyến mà điển hình là Google hơn so với các công cụ tra cứu khác, ví

dụ như mục lục thư viện Cụ thể, 72.1% học sinh đã lựa chọn đáp án “Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến như Google” thay vì lựa chọn “Bách khoa toàn thư” khi được hỏi đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông tin về một quốc gia Kết quả này củng cố kết quả nghiên cứu của Pickard et al (2011) Tác giả này đã phát triển mô hình i-Trust thể hiện niềm tin của học sinh khi tương tác với thông tin và nghiên cứu này khám phá ra rằng các dịch vụ tìm kiếm của Google, ví dụ như Google Scholar vẫn được ưa chuộng hơn

Trong số 4 kỹ năng được đánh giá thì học sinh ghi điểm cao nhất trong việc sử dụng thông tin với ĐTB là 60.11 Trong khi đó, khả năng đánh giá nguồn tin lại nhận được số điểm thấp nhất với ĐTB là 38.36 Hai kỹ năng còn lại là phát triển chiến lược tìm tin và sử dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin một cách hiệu quả nhận được các số điểm lần lượt là 43.28 và 49.40 Kết quả này chỉ ra rằng học sinh đã thể hiện tốt hơn trong việc sử dụng và tìm kiếm thông tin so với đánh giá nguồn tin (Bảng 1) Kết quả này tương đối nhất quán với kết quả được tìm thấy bởi Chang et al (2012) Cụ thể, Chang et al (2012) chỉ ra rằng các học sinh trung học tại Singapore cần phải cải thiện hơn nữa những kỹ năng như đánh giá thông tin, tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin khi so sánh với những kỹ năng

Trang 30

khác Kết quả này cho thấy các trường cần chú trọng hơn nữa việc cải thiện kỹ năng đánh giá thông tin của học sinh

Bảng 1: Điểm số trung bình của bốn kỹ năng Kiến thức thông tin

Sử dụng tiếng Anh để tương tác với

thông tin một cách hiệu quả

Sử dụng thông tin một cách có đạo đức 60.11 0 100

5.2 Tự đánh giá về trình độ Kiến thức thông tin

Học sinh đã được yêu cầu tự đánh giá trình độ KTTT của mình sau khi hoàn thành phần đánh giá năng lực dựa trên những gì họ đã thực hiện trong phần kiểm tra bằng cách sử dụng thang đo Likert (5 dành cho mức đánh giá cao nhất và 1 dành cho mức đánh giá thấp nhất) Ba nhóm thang đo gồm 1 đến 2, 3, và 4 đến 5 đã được mã hóa lại với 3 mức độ tương ứng gồm thấp, trung bình và cao Có thể thấy rằng một số lượng lớn học sinh đã tự đánh giá khá tích cực về trình độ KTTT của chính mình (26.78%) Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 4.4% học sinh đạt được điểm số cao trong khảo sát Điều này chứng tỏ học sinh đã đánh giá trình độ KTTT của họ cao hơn so với thực tế Kết quả này phản ánh kết quả của những nghiên cứu được thực hiện bởi Maughan (2001), Gross and Latham (2007), Price et al (2011) và Shenton et al (2014) Các nghiên cứu này đều tìm ra rằng học sinh cũng như sinh viên đánh giá quá cao khả năng KTTT của họ

Các học sinh nữ đã ghi được điểm số cao hơn so với các học sinh nam (ĐTB: 47.92

vs 44.67) Tuy nhiên, điều thú vị là các học sinh nam lại có xu hướng tự đánh giá trình độ KTTT của họ tích cực hơn với các học sinh nữ Cụ thể 29.76% học sinh nam tự đánh giá là trình độ KTTT của họ ở mức cao Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của học sinh nữ với 24.24% Kết quả nghiên cứu của Chu (2012), Liu and Sun (2012), và Chang et al (2014) được củng

cố bởi kết quả của nghiên cứu này khi chỉ ra rằng học sinh nữ đã ghi những điểm số cao hơn học sinh nam về KTTT Những nghiên cứu trên được thực hiện để khám phá sự khác biệt về trình độ KTTT giữa hai nhóm người học trải dài từ bậc tiểu học cho đến cao học và đều nhận được những kết quả tương đối giống nhau Do đó, điều chỉnh sự chênh lệch về trình độ KTTT của hai giới cũng cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động học tập của họ

5.3 Mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học, điểm số Kiến thức thông tin và sự tự đánh giá

Kỹ thuật phân tích suy luận SPSS đã được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và điểm số KTTT cũng như sự tự đánh giá của học sinh Kết quả cho thấy rằng loại trường học và bậc học đã tạo ra sự khác biệt trong điểm số KTTT và các kỹ năng của họ, với p<0.05 Tuy nhiên, có thể kết luận là không có sự khác biệt lớn về mặt thống kê trong điểm số KTTT của nhóm học sinh nam và học sinh nữ, với p>0.05 (Bảng 2)

Trang 31

Tương tự như vậy, giới tính của học sinh không ảnh hưởng đến việc tự đánh giá của

họ (p>0.05) Tuy nhiên, sự tự đánh giá của họ lại chịu ảnh hưởng bởi loại trường và bậc học, với p<0.05 (Bảng 3)

Bảng 2: Mối quan hệ giữa dữ liệu nhân khẩu học và điểm số Kiến thức thông tin

Phát triển chiến lược tìm tin 001 716 139

Sử dụng thông tin một cách có đạo

đức

Sử dụng tiếng Anh để tương tác với

thông tin một cách hiệu quả

Bảng 3: Mối quan hệ giữa dữ liệu nhân khẩu học và tự đánh giá Kiến thức thông tin

Phát triển chiến lược tìm tin 021 777 734

5.4 Mối tương quan giữa các kỹ năng Kiến thức thông tin

Phân tích suy luận đã khám phá ra mối tương quan tuyến tính thuận giữa 4 kỹ năng được khảo sát (r > 0) Hay nói cách khác, những học sinh thể hiện tốt hơn trong những kỹ năng đầu tiên trong quá trình tương tác với thông tin cũng có khuynh hướng thể hiện tốt hơn trong những kỹ năng được thực hiện trong giai đoạn sau Ví dụ, những học sinh thể hiện tốt kỹ năng tìm tin thì cũng có khả năng thể hiện tốt hơn trong việc đánh giá thông tin

Bảng 4: Mối tương quan giữa các kỹ năng Kiến thức thông tin

Phát triển chiến lược tìm tin

Đánh giá nguồn tin

Sử dụng thông tin

Sử dụng tiếng Anh

để tương tác với thông tin

Điểm số KTTT chung

Phát triển chiến lược

** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed)

* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed)

Trang 32

5.5 Mối tương quan giữa điểm số Kiến thức thông tin và tự đánh giá

Kết quả phân tích suy luận chỉ ra rằng có mối tương quan tuyến tính thuận tồn tại giữa

sự tự đánh giá và điểm số KTTT Hay nói cách khác những học sinh tự đánh giá trình độ KTTT của họ cao cũng có khuynh hướng đạt được những điểm số cao hơn trên thực tế Tuy nhiên mối tương quan đó chỉ dừng ở mức độ yếu, với r<0.2

6 Kết luận

Kết quả khảo sát đã cung cấp một sự hiểu biết tương đối về năng lực KTTT của học sinh THPT Việt Nam Nhìn chung việc cải thiện năng lực KTTT của học sinh tại hai trường được khảo sát là rất cần thiết, đặc biệt là kỹ năng đánh giá nguồn tin Bên cạnh đó, việc giảm tải sự chênh lệch về trình độ KTTT giữa các nhóm học sinh cũng như giữa hai trường cũng cần phải được chú ý

Tài liệu tham khảo

AASL 2007 AASL Standards for the 21st Century Learner, Chicago, American Library

Association

ALA 1989 American Library Association Presidential Committee on Information

Literacy Final Report Available:

http://www.ala.org/acrl/publications/whitepapers/presidential

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 2013 Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm

triển khai Chiến lược giáo dục 2011-2020

BRUCE, C 1997 The Seven Faces of Information Literacy, Adelaide, Auslib Press

CHANG, Y.-K., FOO, S & MAJID, S 2014 Assessing IL skills of primary - 5 students in

Singapore In: KURBANOGLU, S., SPIRANEC, S., GRASSIAN, E., MIZRACHI,

D & CATTS, R (eds.) Information literacy: Lifelong learning and digital citizenship in the 21st century London: Springer

CHANG, Y.-K., ZHANG, X., MOKHTAR, I A., FOO, S., MAJID, S., LUYT, B &

THENG, Y.-L 2012 Assessing students' information literacy skills in two

Secondary schools in Singapore Journal of Information Literacy, 6, 19-34

CHU, S K W 2012 Assessing information literacy: A case study of primary 5 students in

Hong kong School Library Media Research, 15, 1-24

COONAN, E 2011 A new curriculum for information literacy: Transitional - transferable

- transformational Theoretical background: Teaching learning: Perceptions of information literacy

EISENBERG, M., SPITZER, K & LOWE, C 2004 Information literacy: essential skills

for the information age, Westport, Conn, Libraries Unlimited

FOLK, A L 2014 How Well Are We Preparing Them?: An Assessment of First-Year

Library Student Assistants' Information Literacy Skills College and Undergraduate

Libraries, 21, 177-192

Trang 33

GEFFERT, B & CHRISTENSEN, B 1998 Things they carry: Attitudes toward, opinions

about, and knowledge of libraries and research among incoming college students

Reference and User Services Quarterly, 37, 279-285

GROSS, M & LATHAM, D 2007 Attaining information literacy: An investigation of the

relationship between skill level, self-estimates of skill, and library anxiety Library

and Information Science Research, 29, 332-353

HEPWORTH, M & WALTON, G 2009 Teaching information literacy for inquiry-based

learning, Oxford, Chandos

IVANITSKAYA, L., O'BOYLE, I., CASEY, A M & IVANITSKAYA, L 2006 Health

information literacy and competencies of information age students: Results from the

interactive online Research Readiness Self-Assessment (RRSA) Journal of Medical

Internet Research, 8, e6

JOHNSON, N 2014 Understanding the information literacy experiences of EFL (English

as a foreign language) student Doctor of Philosophy, Queensland University of

Technology

LIU, T.-T & SUN, H.-B 2012 Gender differences on information literacy of science and

engineering undergraduates I.J.Modern Education and Computer Science, 2, 23-30

MAUGHAN, P 2001 Assessing information literacy among undergraduates: A discussion

of the literature and the University of California-Berkley assessment experience

College and Research Libraries, 62, 71-85

MOHAMMAD, R S 2014 Investigating the relationship between information literacy and

academic performance among students J Educ Health Promot, 3, 95

NGÔ, H 2015 Khái niệm Kiến thức thông tin được hiểu như thế nào? Tạp chí Thư viện

Việt Nam, 4, 26-32

NGÔ, H & WALTON, G 2016 Examining the practice of information literacy teaching

and learning in Vietnamese upper secondary schools Education for Information, 32,

291-303

PEYINA, L 2010 Information literacy barriers: Language use and social structure Library

Hi Tech, 28, 548-568

PICKARD, A., GANNON-LEARY, P & COVENTRY, L 2011 The onus on us? Stage

one in developing an i-Trust model for our users Library and Information Research,

35, 87-104

PRICE, R., BECKER, K., CLARK, L & COLLINS, S 2011 Embedding information

literacy in a first-year business undergraduate course Studies in Higher Education,

36, 705-718

ROZZI-OCHS, J A., EGELHOFF, C J., JACKSON, H V & ZELMANOWITZ, S Work

in progress: Building information literacy assessment 2012 2012 IEEE, 1-3

Trang 34

SHENTON, A K., PICKARD, A J & JOHNSON, A 2014 Information evaluation and

the individual's cognitive state: Some insights from a study of British teenaged users

IFLA Journal, 40, 307-316

UNESCO 2006 Beacons of the Information Society - The Alexandria Proclamation on

Information Literacy and Lifelong Learning Available:

WALSH, A 2009 Information literacy assessment: Where do we start? Journal of

Librarianship and Information Science, 41, 19-28

WARMKESSEL, M 2007 Information literacy assessment Public Services Quarterly, 3,

243-250

Trang 35

HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN MỞ TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM

Ths Hoàng Thị Hồng Nhung Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM

Đặt vấn đề

Hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở đã được đội ngũ cán bộ của Thư viện Trung tâm (TVTT) triển khai từ cuối năm 2010, dựa trên nền tảng của công tác đào tạo người dùng tin được Thư viện thực hiện từ nhiều năm trước đó Trong điều kiện các nguồn tài nguyên điện tử còn nhiều hạn chế do thiếu hụt kinh phí bổ sung, việc quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở thực sự là một giải pháp quan trọng giúp tăng cường khả năng cung cấp các nguồn thông tin cập nhật và phong phú Chính

vì vậy, TVTT đã từng bước xây dựng và phát triển công việc này thành một hoạt động thường xuyên và gắn bó với người dùng tin Mặc dù còn nhiều thiếu sót và trở ngại cần khắc phục, nhìn chung hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

đã tạo được bước khởi đầu đáng khích lệ cho sự phát triển của hoạt động này trong tương lai Dưới đây là những kinh nghiệm tại TVTT trong quá trình xây dựng, triển khai và cải tiến công tác này để phục vụ các đối tượng người dùng tin thuộc Đại học Quốc gia TP HCM (ĐHQG-HCM)

1 Yêu cầu đối với hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên

thông tin mở

Đánh giá sự cần thiết của các nguồn tài nguyên mở là yêu cầu đầu tiên và quan trọng

để có thể triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá và hướng dẫn TVTT xác định nguồn tài nguyên thông tin mở là cần thiết nhằm bổ sung nguồn tài liệu có chất lượng cho công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập và giảng dạy, đồng thời gia tăng thói quen sử dụng tài liệu khoa học trong cộng đồng trường đại học Trên thực tế, không phải người dùng tin nào cũng nhận thức đủ và hình thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại các thư viện đại học Do đó, hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực thông tin của thư viện cũng như các nguồn mở còn chưa cao Vì vậy, để người dùng tin có thể hiểu và khai thác thành thạo các nguồn tài nguyên mở, họ cần được hướng dẫn để có thể tìm kiếm, sử dụng thông tin tốt hơn, hoặc hiểu rõ hơn về những nguồn tài nguyên này

Để làm tốt việc này, cần có một chiến lược quảng bả và tổ chức tập huấn kỹ năng tra cứu,

sử dụng các nguồn tài nguyên, vừa để giúp thư viện chủ động giới thiệu các nguồn tin điện

tử và dịch vụ thông tin đến với người dùng tin, vừa giúp xây dựng hình ảnh thư viện như là một trung tâm tài nguyên và trang bị kỹ năng cho việc giảng dạy và học tập Từ đây, mục tiêu của các hoạt động quảng bá và hướng dẫn được hình thành: Mục tiêu thứ nhất “quảng

bá để ai cũng biết”; Mục tiêu thứ hai “hướng dẫn để ai cũng nắm được cách sử dụng”

Trang 36

Yêu cầu tiếp theo là xác định các nguồn lực sẵn có cho hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở Nguồn lực này sẽ quyết định quy mô và mức độ đáp ứng nhu cầu được hướng dẫn của người dùng tin Các nguồn lực này bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân sự và tài chính phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng, quảng

bá và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin Trong đó nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng Cần có một nhóm cán bộ chuyên thực hiện công tác quảng bá và hướng dẫn người dùng tin Các cán bộ này cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt và có khả năng sư phạm để tự tin trong việc hướng dẫn và giảng dạy người dùng tin Tại TVTT, các cán bộ giàu kinh nghiệm của phòng Phục vụ độc giả là nhóm trực tiếp tập huấn và quảng bá; bên cạnh đó cần có sự hợp tác và hỗ trợ của cán bộ thuộc các bộ phận khác như công nghệ thông tin, nghiệp vụ và hành chánh Những người này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị tốt phòng học, trang thiết bị, các yêu cầu liên quan đến hạ tầng công nghệ

2 Thực tiễn công tác quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

2.1 Công tác quảng bá các nguồn tài nguyên mở

Trong những năm qua, để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và cán bộ (tại 7 trường thành viên của ĐHQG-HCM và các trung tâm trực thuộc với nhiều ngành học khác nhau), TVTT đã không ngừng tăng cường nguồn lực thông tin của mình Tuy nhiên, với nguồn tài chính hạn chế, việc đầu tư mua quyền truy cập từ các nhà xuất bản uy tín gặp rất nhiều khó khăn Do đó, việc tận dụng các nguồn tài nguyên mở được thư viện quan tâm triển khai mạnh mẽ Hiện nay TVTT cung cấp các nguồn tài liệu điện tử mua quyền truy cập từ các nhà xuất bản nước ngoài như:

1.ScienceDirect: CSDL toàn văn các tạp chí khoa học với các chủ đề thế mạnh về lĩnh

vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, y học, xã hội và nhân văn

2 SpringerLink: CSDL đa ngành, cung cấp các bài báo, tạp chí và sách điện tử có thế mạnh là các lĩnh vực y học, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn

3 Proquest: CSDL đa ngành, cung cấp các bài báo, tạp chí, luận án, tài liệu hội nghị, công trình nghiên cứu dưới dạng tóm tắt, toàn văn, hình ảnh và đồ họa

4.ACS: CSDL hàng đầu về lĩnh vực hóa học của The Publications Division of the American Chemical Society, cung cấp truy cập đến các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực hóa học gồm các bài viết kèm hình ảnh minh họa về các phản ứng hóa học từ 35 ấn phẩm của ACS

5 IEEE CS: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về lĩnh vực Khoa học máy tính & Khoa học công nghệ

6 IG Publishing: CSDL cung cấp các sách điện tử về lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật, Khoa học xã hội

7 IOP Science Journals: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về lĩnh vực Vật lý, Toán học, Hóa học

8 MathScinet: CSDL tra cứu dữ liệu về lĩnh vực toán học

Trang 37

9 OECD: CSDL bao gồm sách điện tử, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu kinh

tế, báo cáo và số liệu xác suất thống kê kinh tế của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

10 Emerald: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về chủ đề Kinh doanh, Quản lý, Khoa học xã hội, Ngôn ngữ

Để bổ sung vào nguồn thông tin nêu trên, TVTT đã tìm hiểu kỹ lưỡng chất lượng của nhiều nguồn mở để tổ chức cung cấp, khai thác cho người dùng tin của mình Dưới đây là các nguồn được các đơn vị có uy tín cung cấp bao gồm Nhà xuất bản SpringerLink, ScienceDirect, AGORA, JL, MIT, OARE và TVTT đã chọn để quảng bá và tập huấn cho người dùng tin

1 AGORA: CSDL thuộc tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc cung cấp truy cập miễn phí các tạp chí khoa học lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học sinh học, môi trường và xã hội liên quan đến tổ chức công cộng ở các nước đang phát triển

2 JL: CSDL John Libbey Eurotext cung cấp truy cập toàn văn tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực y khoa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp

3 MIT: CSDL bao gồm các tài liệu học tập (course wares) các chủ đề về Khoa học

xã hội, Quản lý, công nghệ và sức khoẻ

4 OARE: CSDL thuộc tổ chức Môi trường của Liên hiệp quốc cung cấp truy cập miễn phí các sách và tạp chí toàn văn chủ đề Khoa học môi trường cho các trường học và viện nghiên cứu của các nước đang phát triển

Việc quảng bá những nguồn mở này được kết hợp với quảng bá các cơ sở dữ liệu trực tuyến kể trên; các hoạt động quảng bá được thực hiện dựa trên nhiều kênh truyền thông như

tờ rơi, poster, website, email, facebook, tại các lớp học, tại các hoạt động giao lưu, từ sự giới thiệu thường xuyên, ngẫu nhiên của cán bộ thư viện Tại hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, hàng năm có sự kiện Ngày hội Thư viện và một chuỗi hoạt động liên quan giúp sinh viên biết đến và gần gũi với hoạt động của thư viện hơn Cán bộ thư viện đã tận dụng sự kiện này như một kênh thông tin quảng bá cho các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên

mở

Để các hình thức quảng bá hữu ích và thu hút người dùng tin, những công tác sau được chú trọng thực hiện: Biên soạn, thiết kế đẹp mắt các tài liệu hướng dẫn tra cứu, sử dụng nguồn học liệu mở; Thiết kết banner trên web giới thiệu các nguồn học liệu mở; Sử dụng logo các nguồn học liệu mở để thu hút người dùng tin; Thiết kế trò chơi, câu đố tìm kiếm từ các nguồn học liệu mở, trao quà tặng cho người dùng tin trả lời đúng; Thay đổi hình bìa facebook của thư viện bằng logo hoặc hình ảnh giới thiệu về nguồn học liệu mở Việc thực hiện những công tác này đòi hỏi cán bộ thư viện phải đầu tư thời gian và không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới lạ, liên tục cập nhật và đổi mới thì mới thu hút sự quan tâm của người dùng tin

Trang 38

2.2 Công tác hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

Để người dùng tin có thể hiểu và khai thác thành thạo các nguồn tài nguyên mở do thư viện cung cấp, thư viện phải đưa ra những hướng dẫn cần thiết để giúp họ có thể tìm kiếm, sử dụng thông tin tốt hơn, hoặc hiểu rõ hơn về những nguồn học liệu này Người dùng tin tại TVTT phần lớn là sinh viên, học viên sau đại học; họ thường muốn tự tìm hiểu, tự học các kỹ năng hơn là đến tham gia các buổi hướng dẫn tại thư viện Chính vì vậy, việc định hướng, hướng dẫn người sử dụng phải được tổ chức dựa trên các yêu cầu, sở thích và tâm lý của người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo truyền tải, định hướng được cho họ những kiến thức cần thiết Vì vậy, thư viện đã thực hiện hướng dẫn sử dụng với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, bao gồm: Hướng dẫn sử dụng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với người dùng tin (face to face) hoặc qua email, điện thoại, facebook, chat qua website thư viện; Tổ chức các khóa tập huấn (training workshops); Phổ biến tài liệu hướng dẫn dưới dạng in hay trực tuyến được thiết kế dễ hiểu và bố trí hợp lý tại nhiều nơi khác nhau như trên website, tại các máy tra cứu OPAC, các khu vực đọc (Printed or online materials); Kết hợp với các Khoa, Bộ môn tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu cho sinh viên, học viên sau đại học và giảng

viên sử dụng các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở chuyên ngành

2.3 Kết quả từ hoạt động quảng bá và hướng dẫn người dùng tin

Trong giai đoạn 2010-2015, với mục tiêu thứ nhất “quảng bá để ai cũng biết”, TVTT

đã đạt được nhiều kết quả như: Tổ chức các buổi giới thiệu tổng quan về nguồn tài liệu mở vào đầu mỗi năm học cho hơn 6.000 tân sinh viên/năm; Biên soạn tời rơi, poster và thiết kế

sổ tay giới thiệu về 10 nguồn tin điện tử mua quyền quy cập và 4 nguồn học liệu mở; In và phát hơn 5.000 tài liệu quảng bá/năm Với mục tiêu thứ hai “hướng dẫn để ai cũng nắm được cách sử dụng” TVTT đã tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng để gia tăng lượt truy cập các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở Mặc dù là một chương trình không bắt buộc và không được thực hiện liên tục vì những lý do khách quan, nhưng các lớp hướng dẫn kỹ năng thông tin tra cứu sử dụng các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở tại TVTT cũng thu hút được một lượng người dùng tin đáng kể là 4000 lượt người tham gia lớp học bao gồm các giảng viên, sinh viên và học viên cao học

Thành công của chương trình quảng bá nguồn tài nguyên điện tử, nguồn học liệu mở tại các khoa và đơn vị thuộc ĐHQG-HCM đã nâng tổng số lượt truy cập và tải tài liệu toàn văn của người dùng tin lên đến 1.200.084 lượt trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến

2015 Do hoạt động quảng bá được TVTT duy trì thường xuyên nên chỉ tính riêng trong năm 2015 con số này đã là 435.027 luợt (theo số liệu thống kê của các CSDL) Ngoài ra, TVTT còn nhận được những phản hồi và đóng góp tích cực của người dùng tin và các đơn

vị Đây chính là nguồn động viên lớn giúp các cán bộ có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục duy trì và cải thiện các hoạt động này

Trang 39

2.4 Tồn tại và thách thức trong công tác quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên mở

Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên mở vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục Một hạn chế trước mắt là chương trình hay bị gián đoạn do thiếu nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động Nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực là do các cán bộ hướng dẫn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau nên thiếu thời gian để đầu tư cho chương trình quảng bá và hướng dẫn Thêm vào đó, không phải cán bộ nào cũng có năng lực về công tác quảng bá để có thể đưa ra các phương án hoặc hoạt động quảng bá sôi nổi, thu hút người sử dụng Về mặt kinh phí, với nguồn kinh phí hạn hẹp, không phải lúc nào thư viện cũng in và phát các tờ rơi, poster, sổ tay hướng dẫn Đây là một trở ngại không nhỏ cho mục tiêu xây dựng, phát triển và cải tiến các hoạt động quảng bá để ngày càng đáp ứng nhu cầu của độc giả Một trong những lý do của những trở ngại nói trên là TVTT vẫn chưa xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hành động cho hoạt động quảng bá và hướng sẫn sử dụng nguồn học liệu mở tại TVTT mà mới thực hiện theo thời điểm

Hoạt động quảng bá và hướng dẫn truy cập tốt sẽ nâng lượng người truy cập sử dụng các nguồn học liệu mở ngày càng nhiều Tuy việc truy cập tới các nguồn tài nguyên mở là hoàn toàn miễn phí, nhưng việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên này phải dựa trên các điều khoản nhất định và không được vi phạm luật bản quyền Vì dễ dàng kết nối vào mạng nên người sử dụng thường không có một khái niệm cụ thể về các nguồn thông tin trực tuyến và cách thức để có quyền sử dụng chính đáng các nguồn tài liệu đó Vì vậy, ngoài việc giới thiệu quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn học liệu mở thì thư viện cũng phải giáo dục, hoặc cung cấp các kiến thức về luật bản quyền Một trong những thách thức mà các thư viện số đang phải đối mặt là làm thế nào để người dùng tin không chỉ dừng lại ở việc

sử dụng mà sử dụng thế nào cho đúng và tránh lạm dụng

Sự phát triển liên tục của các công nghệ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn học liệu mở, các phần mềm quản lý truy cập và sử dụng nguồn học liệu mở dẫn đến những thay đổi thường xuyên về công nghệ Nhiều khi thư viện vẫn chưa khai thác được hết các tính năng của chúng thì lại phải tiếp tục tìm hiểu những tính năng mới khác Do đó, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tờ rơi quảng bá cũng nhanh chóng bị lạc hậu so với thực tế Thêm vào đó, làm sao để quảng bá, cung cấp tài liệu hướng dẫn đến với người dùng tin và thu hút họ sử dụng chúng nhiều hơn – tức là tìm cách để người dùng tin áp dụng những hướng dẫn được cung cấp và tìm cách để họ có phản hồi, đóng góp ý kiến cho thư viện về những tài liệu hướng dẫn này – cũng là một thách thức nữa cho thư viện

Kết luận

Từ sự kết hợp trong hoạt động xây dựng các nguồn học liệu mở cho đến hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu mở, TVTT đã và đang từng bước xây dựng một kế hoạch chiến lược phát triển hoàn chỉnh Năng lực của cán bộ thư viện trong các hoạt

Trang 40

động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở đóng vai trò then chốt Cho đến nay, tuy đã có nhiều hoạt động tích cực, TVTT cũng còn gặp không ít khó khăn và trở ngại để thực hiện tốt các hoạt động này Bằng những trải nghiệm được rút ra trong quá trình hoạt động của mình, TVTT hy vọng được đóng góp một số kinh nghiệm thực tiễn tổng hợp

từ nhiều khía cạnh khác nhau về hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu

mở Mỗi thư viện đều có sự lựa chọn những hướng đi khác nhau trên con đường phát triển nguồn học mở nhưng đích đến cuối cùng vẫn là mong muốn đem lại hiệu quả cho người dùng tin

Tài liệu tham khảo

1 Bùi Thanh Thuỷ (2008) Marketing – hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt

Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 119-123

2 Hoàng Thị Hồng Nhung (2011) Huấn luyện kỹ năng thông tin cho độc giả tại Thư viện

Trung tâm ĐHQG-HCM Thực tiễn và triển vọng Kỷ yếu hội thảo-tập huấn

3 Trịnh Khánh Vân Sinh viên với luật bản quyền trong việc sử dụng nguồn học liệu mở repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/ /OER-Book(6).pdf

Ngày đăng: 25/11/2021, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w