[r]
Trang 1SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ- BẢNG A
(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
1 a Các triều đại từ thời Lý đến Lê sơ đã có những chính sách đê phát triên giáo dục:
- Thời Lý: cho lập Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên 0.5
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nội dung học tập được quy định chặt
chẽ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng, cứ 3 năm có một kỳ thi
Hội, chọn tiến sĩ…
0.75
- Hệ thống trường học được quan tâm mở mang… 0.25
- Tuyển chọn quan lại chủ yếu thông qua con đường khoa cử… 0.5
b.Việc dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu có ý nghĩa:
- Khuyến khích và phát huy truyền thống hiếu học… 0.5
- Nhắc nhở người đỗ đạt phải có trách nhiệm xây dựng , góp sức cho
đất nước
0.5
- Lưu danh, làm tấm gương cho hậu thế noi theo 0.5
c Viết một bài luận ngắn…
Học sinh viết theo hiểu biết của mình nhưng làm rõ được các ý sau: 1.0
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu…
- Quan tâm đổi mới chương trình, phương pháp, hoàn thiện dần quy
chế thi cử…
- Có chính sách trọng dụng nhân tài, tôn vinh nghề giáo, trân trọng
các nhà khoa học…
2 a.Trước cuộc cải cách, Nhật Bản và Xiêm đứng trước những thách thức lịch sử:
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng
hoảng và suy yếu nghiêm trọng…
0.5
- Đất nước đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương
Tây…
0.5
- Đặt ra cho các nước sự lựa chọn: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến
trì trệ, bảo thủ hoặc tiến hành duy tân, cải cách…
0.5
b.Trong quá trình cải cách, mỗi nước đặc biệt chú trọng đến nhân
tố nào? Vì sao?
- Nhật Bản: chú trọng đến giáo dục – nhân tố “chìa khóa” để đưa đất
nước phát triển
0.5
Trang 2Vì:
+ giáo dục nâng cao được dân trí, đào tạo con người có khả năng
nắm bắt KH-KT, tư tưởng, văn hóa tiến bộ để hội nhập vào thế giới
TBCN
0.5
+ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới xã hội đưa Nhật Bản tiến
lên con đường hiện đại hóa
0.5
- Xiêm: đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao 0.5 Vì:
+ với chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm đã lợi dụng được vị trí
nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp…
0.5
+ chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp nhưng
vẫn giữ được độc lập, chủ quyền không bị biến thành thuộc địa như
các nước trong khu vực
0.5
3
a Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917
- Có những tiền đề đảm bảo cuộc cách mạng nổ ra và thắng lợi: 0.25 + chế độ Nga hoàng lâm vào khủng hoảng, bất lực, không thể thống
trị như cũ
0.5
+ mâu thuẫn xã hội gay gắt… Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách
mạng
0.5
+ Đảng Bôn sê vích Nga đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng 0.5
- Vai trò của Đảng Bôn sê vích Nga và Lênin thể hiện trong nghệ
thuật lãnh đạo cách mạng: chuyển từ CM DCTS sang CM XHCN,
từ phương pháp đấu tranh hòa bình sang khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền…
0.5
- Điều kiện khách quan: các nước đế quốc bận tham gia chiến tranh
thế giới thứ nhất, ít có điều kiện can thiệp vào tiến trình cách mạng
ở Nga
0.5
b.Tại sao nói…
- CNTB không còn là hệ thống thế giới duy nhất, một chế độ chính
trị – xã hội mới đối lập xuất hiện: chế độ XHCN Lần đầu tiên, một
Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ đã ra đời
0.75
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc đã
đoàn kết với phong trào công nhân ở các nước TBCN chống kẻ thù
chung là CNĐQ- TD
0.5
- Thức tỉnh, cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh và mở ra con đường giải
phóng mới cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới: con đường
CMVS
0.5
- Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới về
vai trò lãnh đạo của Đảng, về thực hiện liên minh công- nông,
phương pháp cách mạng…
0.5
Trang 3Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động
tới nhận thức, tư tưởng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc…
0.5
- Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm
thấy con đường giải phóng cho dân tộc từ ảnh hưởng của cách mạng
tháng Mười – con đường CMVS…
0.5
4
a Tại sao nói, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả tất
yếu của mâu thuẫn giữa các nước đế quốc?
- Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước
TBCN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX…
0.5
- Phần lớn thuộc địa, thị trường trên thế giới rơi vào tay Anh, Pháp,
trong khi đó, Đức có thế lực mạnh nhất châu Âu nhưng ít thuộc
địa…
0.5
- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ đã diến ra các cuộc
chiến tranh cục bộ để tranh giành thuộc địa…
0.5
- Các nước đế quốc tập hợp thành hai khối quân sự đối lập nhau ở
châu Âu: khối Liên minh và Hiệp ước…
0.5
b Những sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn 1917 – 1918 của
cuộc chiến tranh
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và thắng lợi Nhà
nước XHCN đầu tiên ra đời …
0.25
- Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc 0.25
Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?
- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, lợi dụng chiến tranh để bán vũ
khí cho cả hai phe…
0.25
- Đầu năm 1917, phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước, Mĩ
thấy cần kết thúc chiến tranh sớm để ngăn chặn…
0.25
- Khi thấy hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại nhiều, phe Hiệp ước chiếm
ưu thế, Mĩ tham chiến để toan tính lợi ích khi chiến tranh kết thúc…
0.25
c.Từ kết cục của cuộc chiến tranh đã đặt ra vấn đề gì cho nhân
loại hiện nay?
Học sinh bày tỏ ý kiến bản thân nhưng đảm bảo được các nội dung
sau:
- Xác định được hai vấn đề: chiến tranh và hòa bình 0.5
- Thái độ của bản thân đối với chiến tranh và hòa bình 0.5
Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được
các nội dung cơ bản trên thì vẫn cho điểm bình thường.