1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xhcn ở nước ta

112 26 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

Trang 1

CHUONG TRINH KHXH.03

Dé tai KHXH.03.04

VE CO CAU CAC THANH PHAN KINH TE TRONG CO CHE

THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Những người tham gia:

Trang 3

MUC LUC

LỜI NÓI ĐẦU

PHAN THỨ NHẤT - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MẮC - LÊNIN VỀ THÀNH

PHẦN KINH TẾ VÀ CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ I Lý luận của V.I Lênin về thành phổn kinh tế

II Sự vận dụng lý luận của V.I Lênin về thành phần kinh tế vò cơ cếu Thðnh phổn kinh tế

PHAN THỨ HAI - THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ

TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

I Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986) 1 Giai doan 1955-1959

2 Giai doan 1960-1975 3 Giai doan 1976-1985

II Thời kỳ đổi mới (tù 198ó đến noy)

1 Chính sách phót triển nền kinh †ế nhiều thònh phồn

2 Thực trang củo việc hình thởnh cơ cếu các thanh phan kinh tế 3 Danh gid thanh †ựu †rong-xôy dụng và phét triển cơ cốu kinh tế

nhiều †hồnh phần

A Những hơn chế, môu thuỗn của quó trình hình Thành, phé† - triển cơ cấu cóc tThởnh phổn kinh tế

ˆ_5, Nguyên nhôn của những hơn chế, mêu thuỗn

PHAN THU BA - NOI DUNG VA NHỮNG BIEN PHAP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ CẤU NỀN KINH ' TẾ NƯỚC TA THEO LOẠI HÌNH SỐ HỮU GẮN VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CUA LUC

LƯỢNG SẲN XUẤT TRONG CƠ CHẾ THÍ TRƯỜNG ĐỊNH HUGNG XHCN |, Quan niém vé két cGu nền kinh tế theo loợi hình sở hữu gắn với

†rnh độ phớt triển của lực lượng sổn xuết trong co ché thi

†rường định hướng XHCN

1 Quœn niệm về loại hình kinh tế

2 Các loại hình kinh tế chủ yếu trong nền kinh'†tế nước †œ thời kỳ

quó độ

lI Quan điểm xêy dựng vò phét triển cơ cếu nhiều loại hình kinh

†ế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước †œ

Trang 4

2 Cơ cốu nhiều loại hình kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước †d lờ một cơ cếu luôn vện động và biến đổi

3 Xôy dựng và phat trién cơ cốu nhiều loại hình kinh †ế trong thời kỳ quớ độ ở nude ta phdi dua trén cơ sở bình đẳng vờ tăng †rưởng của cóc loại hình kinh †ế

4 Vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế nước †d trong thời kỳ quớ độ thuộc về Nhờ nước do Đỏng Cộng sỏn Việt Nam lãnh đạo

lil Nội dung xêy dựng vò phớt triển cơ cốu nhiều loại hình kinh tế

trong co chế thị trường định hướng XHCN ở nước †œ

1 Đổi mới cơ bởn logi hình kinh tế Nhờ nước

2 Mỏ rộng logi hình kinh tế hợp tốc xö

3 Hướng loợi hình kinh tế cé thể, tiểu chủ phớt triển sản xuết

hồng hoa

4 Phút triển loqi hình kinh tế tư nhôn

5 Phớt triển logi hình kinh tế hỗn hợp

IV Những biện phớp và chính sắch chủ yếu nhằm xêy dựng vỏ

phat triển cơ cếu nhiều loợi hình kinh tế theo cơ chế thị

†rường định hướng XHƠN ở nước †d

1 Tiếp tục đối mới nhộn thức trong xỡ hội về voi trò, vị trí của các _ loại hình kinh tế ở nước †d :

2 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cóc chính séch kinh tế vĩ mô nhằm dam bao quyền bình đẳng vò phét huy tối đa cóc”

†iềm năng, nguồn lực của cóc loại hình kinh tế

3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật phớp kinh tế

4 Sử dụng linh hoqf và hiệu quỏ hơn nữa cóc công cụ đòn bẩy

kinh tế để thúc đổy cóc loợi hình kinh tế phét triển sỏn xudt

kinh doanh

5 Tăng cường vơi trò hỗ trợ và thúc đấy cóc loại hình kinh tế Nhà

ˆ nước đối với cóc loại hình kính tế khóc

6 Phat triển các hình thúc liên kết, hợp tóc giữa cóc loại hình kinh †ế trong hoạt động sẻn xuốT kinh doonh

7 Hoờn thiện hệ thống quan lý Nhỏ nước về kinh tế để †hực hiện

Trang 5

LOI NOI DAU

Thực hiện nhất quán, lâu đài, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, Cùng với việc chuyển đổi cơ chế, Nhà nước cũng chuyển đổi phương thức quản lý từ kế hoạch hoá tập trung sang quản lý theo cơ chế thị trường, thông qua việc sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Trong điều

kiện đó, các thành phần kinh tế đã phát triển và biến đổi về số lượng doanh

nghiệp, chất lượng hoạt động và đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế trong những năm đổi mới Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế đang có những biểu hiện chững lại Một trong những nguyên nhân có thể kể ra là các chính sách, biện pháp đối với việc xây dựng và phát triển các thành

phần kinh tế đang bộc lộ nhiều bất cập và do đó là nguyên nhân cản trở sự phát huy mọi nguồn lực của đất nước, cũng nhử sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế cho việc thực hiện các mục tiêu chung do Nhà nước đặt ra

Để tạo đà mới cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, đòi hỏi phải nghiên

cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta

Đề tài KHXH.03.01 thuộc Chương trình “Xáy dựng quan hệ sản xuất

theo định hướng XHCN và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội” mã số

KHXH.03: “Về cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo

định hướng XHCN ở nước ta" được nghiên cứu để góp phần đáp ứng đồi hỏi

nói trên

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Những mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của để tài bao gồm:

1 Làm rõ lý luận và quan điểm về thành phần kinh tế, cơ cấu và vị trí các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở nước

Trang 6

2 Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta trong thời gian qua (đặc biệt từ đổi mới đến nay), góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc định hướng các chính sách đối với các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội

trong một cơ cấu thành phần kinh tế ngày càng hướng tới CNXH nhằm đạt

được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và van minh

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu “Về cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta" được đặt trong hệ thống các quan hệ: Quan hệ sản xuất - Lực lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng Sự tồn tai da dang các hình thức sở hữu về TLSX dẫn tới sự đa dạng của các thành phần kinh tế Sự hình thành cơ cấu các thành phần kinh tế là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội đòi hỏi và qui định Định hướng phát triển các thành phần kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế vừa chịu sự tác động của cơ sở hạ tầng lại vừa chịu sự tác động của kiến trúc thượng tầng

Những phương pháp cụ thế được sử dụng để nghiên cứu đề tài gồm: Phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp lô gíc kết hợp với lịch sử;

phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp

` Kết cấu của đề tài: Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham

khảo, đề tài gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận Mác - Lê nin về thành phần kinh

tế và cơ cấu thành phần kinh tế

Phần thứ hai: Thực trạng cơ cấu các thành phần kinh tế trong nên kinh

tế Việt Nam hiện nay

Phần thứ ba: Nội dung và những biện pháp chính sách chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển cơ cấu nền kinh tế nước ta theo loại hình sở hữu gắn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong cơ chế thị trường định

Trang 7

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MÁC - LÊ NIN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ

I LÝ LUẬN CỦA V.1 LÊ NIN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ

Các Mác và Ang Ghen là những người nghiên cứu phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn trước độc quyền (giai đoạn tự do cạnh tranh)

Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của chủ nghĩa tư bản lúc đó, Các Mác và

Ăng Ghen đã đưa ra những dự báo của mình về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản Một trong số những kết luận được các ông rút ra là: Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể xảy ra ở riêng một nước tư bản chủ nghĩa, mà sẽ đồng loạt nổ ra trong tất cả các nước văn minh, ít nhất cũng phải cùng xảy ra ở các

nước Anh, Pháp, Đức Điều đó có nghĩa là sự quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội chỉ có thể diễn ra ở những nước tư bản phát triển - nơi đó có nền đại công nghiệp đã khá phát triển và giữa các ngành, các vùng, các doanh nghiệp đã khá đồng đều về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Hơn nữa, theo Các Mác và Ăng Ghen, khi đó các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội ở những nước tư bản văn minh đã đầy đủ, chín muồi và hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho

cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công

Với bối cảnh và điều kiện như vậy, Các Mác và Ang Ghen nghiên cứu chủ nghĩa tư bản với giả định là một phương thức sản xuất thuần nhất với hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản và do đó các ông không đề cập và nghiên cứu các thành phần kinh tế trong kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản giai đoạn tự do cạnh tranh, Các Mác và

Ang Ghen đã chỉ cho chúng ta thấy rằng trong nền kinh tế hàng hoá (trong đó có sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa) cần phải tôn trọng tính độc lập, tự chủ của các chủ thể kinh tế Trong điều kiện tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cạnh

tranh với nhau thông qua việc áp dụng các hình thức cạnh tranh trong nội bộ

ngành và cạnh tranh giữa các ngành Chính sự tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mà nền kinh tế của các quốc gia tư bản đã có được những bước phát triển đáng kể về lực lượng sản xuất, về khoa học kỹ thuật,

Trang 8

nghĩa cộng sản cần phải được nhận thức bổ sung và làm phong phú thêm Mặc dù khi nói về quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, Các Mác và Ăng Ghen cũng chỉ ra con đường quá độ lên chủ nghĩa cộng sản ở những nước đang trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa có thể chuyển thẳng lên hình thái xã hội chủ nghĩa và khả năng phát triển “rút ngắn” của những nước này, nhưng nội

dung thời kỳ quá độ đó như thế nào và nó có những nhiệm vụ gì thì các ông chưa

đề cập tới :

Trong diều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, các tiền để kinh tế, chính trị, xã hội như Các Mác và Ăng Ghen dự kiến trước đây không còn thích hợp với thời đại độc quyền của chủ nghĩa tư bản nữa Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và bổ sung làm phong phú thêm về mặt lý luận

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn độc quyền, trên cơ sở quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản được vận dụng phân tích trong điều kiện lịch sử mới, V.I Lênin đã đưa ra quan điểm mới của mình về thời kỳ quá độ Người đã khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế quá độ là nền

kinh tế không thuần nhất, tồn tại nhiều thành phần Kinh tế nhiều thành phần

là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế quá độ Tính chất quá độ đó được V.I Lênin viết: “Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần', những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ài cũng thừa nhận là có Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế xã hội hiện có ở Nga chính là như thế nào mà tất cả then chốt của vấn để lại chính là ở chỗ đó ”?? ,

Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ địa vị chỉ phối Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất tàn dư của xã hội trước và phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lai Các phương thức sản xuất này ở vào địa vị bị lệ thuộc, bị chi phối bởi phương thức sản xuất thống trị Nhưng trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định lại có nhiều phương thức sản xuất, ở đó các thành phần kinh tế chỉ là những “mảnh”, những “bộ phận” Trong thời kỳ quá độ chưa có thành phần nào giữ vai trò thống trị, chỉ phối các thành phần kinh tế khác, mà chúng chỉ là những mảnh, những bộ phận hợp thành kết cấu kinh tế xã hội trong một hệ thống thống nhất biện chứng Cũng như phương thức sản xuất, môi thành phần kinh tế bao gồm lực

! Chú thích: Chúng tôi dùng lại từ "thành phần” là thuật ngữ được dịch cách đây vài chục năm bởi các nhà

dịch thuật

Trang 9

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo một kiểu nhất định phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ấy Do đó, tiêu thức cơ bản để phân định thành phần kinh tế là quan hệ sản xuất mà biểu hiện trực tiếp là

quan hệ sở hữu (tất nhiên không phải quan hệ sản xuất được xác lập một cách

chủ quan duy ý chí, thoát ly lực lượng sản xuất mà là quan hệ sản xuất phù

hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất); chỉ có thể thay

đổi quan hệ sản xuất sau khi đã tạo ra đuợc một lực lượng sản xuất mới Cũng như quan hệ sản xuất, bất cứ một sự cải biến nào về quan hệ sở hữu (một trong

ba mặt của quan hệ sản xuất) cũng luôn luôn là kết quả của việc tạo ra lực

lượng sản xuất mới, nên không được phép áp đặt chủ quan, tuỳ tiện cải tạo, xoá bỏ hay xác lập quan hệ sở hữu, quan hệ sản xuất mới một khi lực lượng sản xuất chưa đồi hỏi Mọi sự cải biến về sở hữu không phải là mục tiêu của

cách mạng, mà là phương tiện để sử dụng lực lượng sản xuất tốt hơn, hiệu quả

hơn trong quá trình phát triển của nên sản xuất xã hội

Từ những tư tưởng của V.I Lênin, cho phép chúng ta nhận thức rằng thành phần kinh tế chỉ là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, được phân biệt dựa trên quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Các thành phần kinh tế khác nhau về tính chất, quy mô sở hữu và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất gắn với nó

Lênin là người đầu tiên đề ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội và kế hoạch này được triển khai áp dụng đầu tiên ở nước Nga, kế hoạch này có liên

quan chặt chẽ với chính sách kinh tế mới (NEP) Sau cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa

xã hội của V.I Lênin ở nước Nga bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918 - 1920

- Với bối cảnh đó, trong những năm đất nước nội chiến, Lênin áp dung chính sách cộng sản thời chiến, Với chính sách này, Nhà nước Xô Viết lúc đó đã.tập trung quản lý nghiêm ngặt đối với các xí nghiệp quốc doanh; xoá bỏ việc mua bán lương thực tự do trên thị trường; Nhà nước thực hiện việc trưng thu lương thực thừa của nông dân, sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu; thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy Nhà nước

Trang 10

Khi cuộc nội chiến kết thúc, hoà bình lập lại, cả nước bước vào giai đoạn mới - kiến thiết, xây đựng lại đất nước Trong điều kiện, hoàn cảnh mới đó, việc tiếp tục áp dụng chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không còn thích hợp nữa, nó đã trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của đất nước

Thực tế nước Nga lúc đó đã chỉ ra rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách đó là

sai lâm và là nguyên nhân đưa nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng

Để khắc phục sai lâm ấy, Lênin đã đề xuất áp dụng chính sách kinh tế

mới với tư cách là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước Nga lúc đó, một nước tư bản chậm phát triển

nhất ở Châu Âu và phù hợp với quy luật khách quan, tức là thực hiện một sự

quá độ phát triển “rút ngắn”, thận trọng và có hệ thống V.I Lênin cho rằng một trong những nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới là sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất nhỏ của nông dân, thợ thủ công: khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế Đồng thời, V.I Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với các nước tư bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn, phương pháp quản lý tốt nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế đất nước -

Như vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước mà các tiền đẻ kinh tế, chính trị, xã hội (như Mác và Ăng Ghen đã nêu ra) chưa đầy đủ và chưa chín muồi như ở nước Nga, mặc dù là nước lạc hậu, kém phát triển nhưng có chính _ quyển trong tay vẫn có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nếu như Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách đúng đắn giải phóng lực lượng sản xuất

Thực hiện chủ trương phát triển mạnh nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, V.I Lênin đã xác định ở nước Nga có 5 thành phần kinh tế mà Đảng, Nhà nước Xô Viết cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho 5 thành phần kinh tế ấy tồn tại và phát triển nhằm sử dụng được sức mạnh và huy động được mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế đất nước và góp phần giải quyết các vấn đê bức xúc của xã hội Năm thành phần kinh tế ở nước

N ga lúc đó, theo V.I Lênin bao gồm:

+ Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một bộ phận lớn có tính chất tự nhiên;

+ Sản xuất hàng hoá nhỏ trong đó bao gồm đại bộ phận nông dân bán

Trang 11

+ Chủ nghĩa tư bản tư nhân;

+ Chủ nghĩa tư bản nhà nước;

+ Chủ nghĩa xã hội

Việc thừa nhận sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế trên và thông qua nhiều chủ trương, biện pháp để tạo điều kiện cho chúng phát triển ở nước Nga lúc đó là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, mà ở đó chủ nghĩa tư bản phát triển chưa cao, thậm chí kém phát triển Trong điều kiện đó, như trên đã chỉ ra, nước Nga không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội được, mà cách đi phù hợp nhất, hợp lý nhất là phải trải qua

“một loạt bước quá độ” Việc thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua “một loạt bước quá độ” là hoàn toàn thích ứng với các nấc thang trình độ phát

triển khác nhau của lực lượng sản xuất, của sản xuất hàng hoá

Thực tiễn nước Nga lúc đó cũng đã chỉ ra rằng thông qua cơ chế, chính sách và công cụ quản lý kinh tế phù hợp, mềm dẻo, Nhà nước Xô Viết đã huy

động và sử dụng được khá hiệu quả các nguồn lực ở trong và ngoài nước, của

mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư vào việc phát triển kinh tế và bước đầu giải quyết được các vấn để bức xúc của xã hội Kết quả là trong những năm thực hiện chính sách kinh tế mới công nghiệp nhẹ đã trên đà phát

triển mạnh, công nghiệp nặng tuy còn khó khăn nhưng đã có sự cải thiện đáng

kể vì đã tạo được một số vốn nhất định để tạo đà cho sự phát triển; chế độ tài

chính và đồng Rúp được ổn định; nạn đói được giải quyết; người lao động phấn khởi vì đã được khuyến khích, quan tâm v.v

Tư tưởng của V.J Lénin về việc xây dựng và phát triển nền kinh tế 5

thành phần ở nước Nga là nhằm định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện

quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất Ông sắp xếp 5 thành phần kinh tế theo thứ tự như trên là thích ứng với những nấc thang trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của

mức độ xã hội hoá lực lượng sản xuất để chuyển lên chủ nghĩa xã hội Cùng với những biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước theo định hướng của nhà nước

Xô Viết, các thành phần kinh tế luôn luôn biến đổi và phát triển theo đúng

quy luật của lịch sử tự nhiên, theo trình tự từ thấp đến cao: kinh tế tự nhiên khi bị phá vỡ sẽ chuyển lên sản xuất hàng hoá nhỏ; sản xuất hàng hoá nhỏ biến đổi phát triển tất yếu sẽ ra đời tư bản tư nhân; sự dung hợp giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân và sản xuất hàng hoá nhỏ, cá thể sẽ hình thành nên tư bản Nhà nước; chủ nghĩa tư bản nhà nước là trợ thủ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị vật chất - kỹ thuật đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội Nói một

Trang 12

nghĩa tư bản nhà nước, rồi từ chủ nghĩa tư bản Nhà nước sẽ chuyển lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, các thành phần kinh tế tồn tại trong thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan và lâu dài

Từ quan điểm trên của V.I Lê nin về 5 thành phần kinh tế ở nước Nga, chúng ta có thể rút ra kết luận là tiêu thức cơ bản để phân định các thành phần

kinh tế và việc xác định ở nước Nga có 5 thành phần kinh tế là dựa trên quan hệ sản xuất gắn với các trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất,

của sản xuất và trao đổi hàng hoá Khi V.I Lênin nói đến 5 thành phần kinh

tế, Người còn thể hiện ý tưởng khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội phải sử dụng tốt 5 thành phần kinh tế này vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Phân định 5 thành phần kinh tế còn hàm ý về 5 nấc thang xã hội hoá lực lượng sản xuất của xã hội được xắp xếp từ thấp đến

cao, các thành phần kinh tế gắn liền với 5 nấc thang đó, trong từng nấc thang

ấy đều chứa đựng sự kết hợp chặt chẽ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Tư tưởng đó của V.I, Lênin muốn khẳng định một điều: Trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải chấp nhận nền kinh tế có nhiều mảnh, nhiều bộ phận Từ nhiều mảnh, nhiều bộ phận ấy tất yếu có nhiều nấc thang đi lên chủ nghĩa xã hội Các nấc thang phát triển này vừa mang tính tuần tự, vừa mang tính nhảy vọt Điều đó có nghĩa là không phải bất kỳ ở đâu và bất kỳ thời gian nào chúng ta cũng phải phát triển tuần tự Trái lại, về nguyên tắc

trong vận dụng chúng ta không nên “đốt cháy” giai đoạn khi điều kiện không

cho phép, không nên dùng "chính trị" để áp đặt cho kinh tế Trong điều kiện

mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tính chất xã hội hoá, mà trước hết là xã hội

hoá lực lượng sản xuất ngày càng cao Điều đó đã thúc đẩy các yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển ngay trong lòng từng thành phần kinh tế, chúng đan

xen và quan hệ chặt chẽ với nhau (quyên vào nhau) Trong điều kiện đó, lực lượng sản xuất đã trở thành yếu tố xã hội mang tính thời đại sâu sắc Chính vì vậy tuỳ thuộc vào mối quan hệ và khả năng hợp tác quốc tế, các quốc gia cố

thể linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng để rút ngắn thời kỳ phát triển, tránh tụt hậu so với các quốc gia trên thế giới Mặc dù, trong điều kiện nền kinh tế tồn

tại nhiều thành phần như vậy, nhưng V.I Lênin đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải thông qua chủ nghĩa tư

bản Nhà nước Với con đường này sở hữu hỗn hợp ngày càng có xu hướng trở thành phổ biến Đồng thời, trong thời kỳ này Nhà nước có vai trò cực kỳ quan

trọng, đặc biệt là đối với việc xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất “Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện thực tiễn tiên quyết của chủ nghĩa cộng san”, Người nêu ra 5 nấc thang trên là với ý chi ra rằng: nước Nga có 5 loại hình quan hệ sản xuất gắn với các trình độ phát triển tương ứng của

Trang 13

lực lượng sản xuất Trong điều kiện đó của thời kỳ quá độ, Người còn chỉ ra

cho chúng ta thấy là phải làm như thế nào để đi nhanh lên chủ nghĩa xã hội

Khi giai cấp vô sản có chính quyền trong tay chúng ta không sợ sản xuất nhỏ

hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản và phải thu hút vốn, công nghệ,

phải học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài vào xây dựng và phát triển

đất nước Việc thừa nhận và phát triển nền kinh tế 5 thành phần trên là kết quả của việc tôn trọng sự tồn tại khách quan và phát triển của các loại hình quan

hệ sản xuất sau đây ở nước Nga:

+ Quan hệ sản xuất trong kinh tế nông dân gia trưởng ở một số vùng núi của nước Nga

+ Quan hệ sản xuất trong kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, nhưng chủ yếu

là nông dân cá thể

+ Quan hệ sản xuất trong kinh tế tư bản tư nhân + Quan hệ sản xuất trong kinh tế tư bản nhà nước

+ Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã

hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối theo lao động

Như vay, với điều kiện của chuyên chính vô sản nếu vận dụng tốt quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sẵn xuất vẫn đi lên chủ nghĩa xã hội được Với Sự nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước, sự vận động của các quan hệ sản xuất và các thành phần kinh tế không phải diễn ra một cách tự phát mà theo những định hướng đã định nhằm huy động được các nguồn lực, sức mạnh của mọi thành phần vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước Xô Viết non trẻ

đã đặt ra Trong điều kiện đó, sự vận động và chuyển biến của quan hệ sản

xuất có thể vừa diễn ra tuần tự, vừa diễn ra những bước nhảy vọt trong những

.vùng, những ngành nhất định Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự phát triển

của lực lượng sản xuất, tuỳ thuộc vào trình độ xã hội hoá sản xuất chứ không phải được áp đặt một cách chủ quan, nóng vội để có ngay quan hệ sản xuất theo mong muốn Mọi hành động và tư tưởng nóng vội muốn “đốt cháy” giai đoạn để áp đặt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi vùng thông qua việc muốn chạy theo “phong trào”, “pho truong thành tích” trong việc hạn chế, xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân; cải tạo nhanh chóng kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương thành kinh tế tập thể; hạn chế, ngăn cấm tư bản nước ngoài vào, trong khi lực lượng sản xuất

còn rất lạc hậu đều dẫn đến hậu quả là hệ thống quan hệ sản xuất được tạo

Trang 14

xuất và do đó né sé tré thanh xiéng xich, tri buéc va can tré su phat trién của lực lượng sản xuất, của sản xuất và trao đổi hàng hoá Rốt cuộc là mọi nguồn lực bị trói buộc và không phát huy được trong sản xuất kinh doanh:

V.I Lênin cũng đã chỉ ra rằng ở các nước khác nhau đi lên chủ nghĩa xã hội, số lượng các thành phần kinh tế tổn tại ở các nước đó cũng không giống nhau Mặc dù có sự khác nhau về điều kiện lịch sử, điều kiện khách quan và chủ quan, nhưng nhìn chung ở các nước này phổ biến đều có ba thành phần kinh tế cơ bản, đó là:

+ Kinh tế xã hội chủ nghĩa;

+ Kinh té tu ban chủ nghĩa; + Kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ

Trong cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, V.I Lênin không khẳng định

một cấu trúc đóng, bất biến, mà là cơ cấu mở, cơ cấu động, tức là số lượng thành phần kinh tế được xác định không cố định một cách cứng nhắc Vì vậy,

việc quan niệm và xác định có bao nhiêu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là tuỳ thuộc vào sự phát triển trong mối quan hệ tương thích giữa lực lượng

sản xuất và quan hệ sản xuất, tuỳ thuộc vào từng nước, thậm chí từng vùng của quốc gia đó Cơ cấu thành phần kinh tế không chỉ biến đổi, phát triển theo không gian, mà còn theo thời gian Đây là một trong những căn cứ lý luận quan trọng đối với các quốc gia trong việc định hướng phát triển nén kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực hiện có, khai thác được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, cuốn hút được các nguồn lực bên ngoài vào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân

Một cống hiến quan trọng khác của V.I Lênin về lý luận thời kỳ quá độ gắn với nền kinh tế nhiều thành phần là muốn thu hút và sử dụng tốt được mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào sự phát triển kinh tế và giải quyết những khó khăn của đất nước, cần phải tôn trọng vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế trong cơ cấu đa thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất Trong cơ cấu đó, mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận, một

mảnh không tách rời Ở đó, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí rất quan

Trang 15

phần kinh tế đều có những cơ hội và điều kiện thuận lợi do chính Nhà nước vô sản tạo ra để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển Các thành phần kinh tế mặc dù có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, với các quan hệ cung cầu, giá cả, tiền tệ, người mua, người bán tác động Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập và có tính tự chủ, sáng tạo trong sản xuất kinh đoanh

Tuy nhiên, cũng trong điều kiện đó, cần phải nhận thức rằng mỗi thành phần kinh tế còn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng Chính do sự tác động của các quy luật kinh tế khác nhau mà bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những sự khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền sản xuất hàng hoá có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau Chẳng hạn, các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, sản xuất hàng hoá nhỏ, cá thể tuy Có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất; đáp ứng nhu cầu về vốn,

hàng hoá và dịch vụ cho xã hội; giải quyết việc làm; tăng thu nhập cho người

lao động.v.v Nhưng do dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên các thành phần kinh tế này không tránh khỏi việc chạy theo lợi nhuận đơn thuần

và do đó tạo ra những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nước Chính vì vậy, cùng với sự thừa nhận và khuyến khích các thành phần

kinh tế phát triển, Nhà nước cần phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của mình trong: nền kinh tế Thông qua các biện pháp thích hợp, mềm dẻo để ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực, hướng các thành phần kinh tế này, phát triển theo các mục tiêu đã định

II SỰ VẬN DỤNG LY LUAN CUA V.1 LENIN VE THÀNH PHAN KINH TE VA CO CAU THANH PHAN KINH TE

Mặc dù mô hình nên kinh tế nhiều thành phần do V.I Lênin đưa ra mới

chỉ ở đạng phác thảo, chưa được hoàn thiện, nhưng nó đã chứng tỏ có sức sống cao và đi vào thực tiễn cuộc sống nước Nga lúc đó một cách nhanh chóng Có

thể thấy một cách khái quát rằng, chỉ sau khoảng một năm rưỡi thực hiện mô ˆ ˆ”” hình này đưới sự lãnh đạo của Lênin, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu

Trang 16

Tu tưởng của V.I Lé nin về nền kinh tế nhiều thành phần tuy chưa được hoàn thiện nhưng bước đầu thực hiện nó đã hướng mọi nỗ lực của xã hội Xô Viết vào phát triển lực lượng sản xuất, làm phồn thịnh nên kinh tế, nhờ đó chủ nghĩa xã hội đã bộc lộ được năng lực và sức sống của nó Đáng tiếc là, Lê nin mất sớm nên tư tưởng của Người không được tiếp tục thực thi

Sau khi V.IL Lênin mất, trong gần 70 năm qua tư tưởng của Người đã

không được vận dụng đúng ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ

Trên thực tế, mô hình kinh tế theo chính sách kinh tế mới không được quán triệt và phát triển, thay vào đó là mô hình kế hoạch hoá tập trung hay chúng ta thường gọi là “cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp” Nét nổi bật trong việc

thực hiện mô hình này là tập trung cao độ cho việc huy động và sử dụng các nguồn lực để xây đựng đất nước Gắn liền với quá trình này là việc thực hiện

cải tạo, hạn chế và tiến tới xoá bỏ những thành phần kinh tế bị quy là “phi xã hội chủ nghĩa” Rốt cuộc là, các nguồn lực không được huy động tối ưu và hiệu quả, thậm chí bị cạn kiệt gây cản trở cho những bước phát triển tiếp theo Về thực chất, việc thay thế mô hình kinh tế do Lênin đưa ra bằng mô hình kế hoạch hoá tập trung đã dần dần làm giảm hiệu quả của việc huy động và sử

dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời làm tăng dần việc lạm dụng ”chính trị” vào việc thực hiện các mục

tiêu kinh tế, xã hội của đất nước :

- Thực tế ở các nước theo mô hình Xô Viết cũ (Liên Xô và các nước

Đông Âu) đã chỉ ra rằng, để đẩy nhanh quá trình chuyển sang mô hình mới và tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước lại tiếp tục bị bao vây, phong toả bởi nhiều kẻ thù bên ngoài, nhiều biện pháp chính sách đã được áp dụng nhằm thúc đầy tiến độ xây dựng thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, cải tạo và tiến tới xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ này các Nhà nước ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu một mặt, tập trung đầu tư xây đựng mới các xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh; mặt khác, thực hiện quốc hữu hoá đối

với các nhà máy, hầm mỏ, doanh nghiệp, đồn điển, của các chủ tư bản trong

và ngoài nước để hình thành nên các xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh một cách nhanh chóng Đối với nền tiểu sản xuất (đặc biệt là nông dan) thông qua hợp tác hoá, Nhà nước đẩy nhanh tiến độ đưa nó lên nền đại sản xuất Các đơn vị này mặc dù đi lên chủ nghĩa xã hội bằng các con đường khác nhau, nhưng đã hợp thành hệ thống kinh tế quốc doanh ngày càng to lớn Trên thực tế, các đơn vị này cả về số lượng và tỷ trọng đều tăng nhanh, quy mô

ngày càng lớn, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng và xu hướng chung là

Trang 17

Thuc tién hon 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước Xô Viết (Liên Xô cũ), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự quản lý của Nhà nước theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, đất nước đã đạt được một số

thành tựu nhất định trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa; cải tạo và xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế được cơi là “phi xã hội chủ nghĩa” Thành tựu nổi bật là đất nước Xô Viết được khôi phục, hồi sinh và dân dân phát triển sau thời gian bị chiến tranh tàn phá, bị cả hệ thống tư bản chủ nghĩa bao vây chống lại, thậm chí muốn tiêu diệt Nhờ áp dụng mô hình này (kế hoạch hoá tập trung) mà Liên Xô nhanh chóng trở thành cường quốc

mạnh và cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác hình thành nên hệ thống xã

hội chủ nghĩa lớn mạnh Với những tiểm lực kinh tế, chính trị, khoa học, quân

su, hét sức vĩ đại và vững chắc đã làm cho tương quan lực lượng giữa hai

phe có lợi cho phe xã hội chủ nghĩa Với những sức mạnh và tiểm lực to lớn về nhiều mặt của chính mình, Liên Xô đã giúp đỡ và viên trợ cho nhiều nước trong quá trình phát triển tiến lên, thúc đẩy nhiều nước đi lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua con đường tư bản chủ nghĩa và do đó hệ thống xã hội chủ

nghĩa ngày càng lớn mạnh trong hơn 70 năm qua

Tuy nhiên, chính việc xố bổ mơ hình kinh tế nhiều thành phần, thay vào đó là việc để cao áp đụng mơ hình kế hoạch hố tập trung dưới sự ảnh hưởng và chi phối không nhỏ của việc sử dụng các công cụ chính trị thay cho các công cụ kinh tế, cho nên trong thực tiễn không tránh khỏi những sai lầm Việc áp dụng mô hình này đã có những hạn chế, kìm hãm đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và với phát triển kinh tế - xã hội nói chung khi mà các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khách quan đã thay đổi Trong những điều kiện mới, nếu không thay đổi mô hình kinh tế đang áp dụng, tất yếu sẽ dẫn đến sự trì trệ và khủng hoảng không chỉ về mặt kinh tế, mà cả về chính trị, văn hoá, xã hội, Rốt cuộc là ở Liên Xô và Đông Âu vào những năm của thập ký 80 năng suất lao động ngày càng giảm sút, chỉ số thu nhập quốc dân tính theo đầu người cũng ngày càng giảm và thua kém xa nhiều nước, đặc biệt là các

nước tu ban phat triển ’

Nguyên nhân của thực trạng trên, có phần do hoàn cảnh khách quan xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản thế giới, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm chủ quan, do nhận thức không đúng và quá phiến diện như khi nói đến chủ nghĩa xã hội thì chỉ thấy và nhấn mạnh những mặt ưu việt, những mong muốn tới dích, không nhấn mạnh tới điều kiện, phương phát đạt tới; khi nói đến chủ nghĩa tư bản thì

chỉ thấy nhược điểm “bóc lột” và “bần cùng”, không thừa nhận và không tiếp

Trang 18

với cơ chế thị trường, coi thị trường là riêng có của chủ nghĩa tư bản, còn kế hoạch hoá tập trung mới là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và do đó không kết hợp khéo léo và đúng đắn kế hoạch với thị trường trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Kết quả là đã làm giảm, thậm chí mất đi tính mềm dẻo, linh hoạt của cơ chế thị trường và gia tăng tính cứng nhắc của cơ chế chỉ huy Chính vì vậy, các động lực bị thui chột và dần dần bị thủ tiêu và do đó đã tạo ra những cản trở, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và xã hội nói chung Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan đã vào đầu thập kỷ 90

Như vậy, nói chung trong công cuộc xây đựng xã hội xã hội chủ nghĩa

ở Liên Xô và Đông Âu, thuật ngữ thành phần kinh tế vẫn được sử dụng khá rộng rãi vào công tác hoạch định chính sách, quản lý kinh tế và xã hội ở các nước này Nhưng trong suốt mấy thập kỷ ấy, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển, còn các thành phần kinh tế khác với tên gọi chung là “phi xã hội chủ nghĩa” bị cải tạo và xoá

bỏ nhanh chóng và được coi là nội dung quan trọng của quá trình xây dựng

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở các nước này

Ở Trung Quốc, trước cải cách mở cửa (trước 1978), với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở kinh nghiệm của các nước đi trước, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của nước mình, Trung Quốc cũng chủ trương thực hiện mô hình kinh tế chỉ huy với mục tiếu là xây dựng nhanh nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, từng bước hạn chế và tiến tới xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa :

Thực tế của Trung Quốc trong thời kỳ này đã chỉ ra rằng mặc dù Trung Quốc không máy móc áp dụng một cách dập khuôn mô hình kinh tế chỉ huy, những do việc duy trì và chậm đổi mới mô hình này, cho nên Trung Quốc đã không tránh khỏi những sai lầm khi áp dụng và duy trì quá lâu nó Kết cục là vào những năm đầu của thập kỷ 70, Trung Quốc đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội nghiêm trọng ˆ

Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới chúng ta chưa đưa ra được khái niệm về thành phần kinh tế Mặc dù trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đẳng và

Nhà nước, cũng như các tài liệu khác như sách báo, công trình nghiên cứu

Trang 19

Ở nước ta, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong “Thường thức chính trị”, viết năm 1953 Hồ Chí Minh đã cho rằng nền kinh tế nước ta (vùng tự đo) có những thành phần kinh tế sau đây: Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; Kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội; các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội Các hội đổi công ở nông thôn cũng là một loại hợp tác xã, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản quốc gia.” Trong

chế độ dân chủ mới, Hồ Chí Minh khẳng định có 5 loại kinh tế khác nhau, đó là: A Kinh tế quốc doanh (thuộc CNXH, vì nó là của chung của nhân dân); B Các hợp tác xã (nó là nửa CNXH và sẽ tiến đến CNXH); C Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dân vào hợp tác xã, tức là nửa CNXH);

D Tư bản tư nhân;

E Tư bản của Nhà nước (như nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để

kinh doanh} :

Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến cũng như sau khi chuyển sang chế độ dân chủ mới, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Người thể hiện tư tưởng nhất quán về phát triển nên kinh tế nhiều thành phần là nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sức mạnh của các tầng lớp, giai cấp, của quốc gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội Bằng mọi biện pháp thích hợp để phát triển lực lượng sản xuất Người nhắc nhở chúng ta rằng: Việc sử dụng nhiều thành phần kinh tế và các mức độ điều ˆ tiết khác nhau ở mỗi giai đoạn để vừa có lợi cho toàn xã hội, vừa tạo động lực nhiệt tình sản xuất kinh doanh cho mỗi thành phần Bất kỳ ai, bất kỳ thành phần kinh tế nào góp phần phát triển lực lượng sản xuất nước ta lên mức cao

hơn, đều đáng được tôn vinh Miễn là phát triển lực lượng sản xuất, góp phần

“thực hiện dân giàu nước moạnh” đáng được cổ vũ, khen ngợi, không sợ chệch hướng

Ở nước ta, trước Đại hội VT của Đảng, đặc biệt là những năm kể từ Đại

hội IV đến trước Đại hội VI (12/1986), tương ứng với các khoảng thời gian

i

Trang 20

của từng kỳ Đại hội của Đảng, mặc dù chúng ta quan niệm cơ cấu số lượng các thành phần kinh tế ở mỗi miền (Nam, Bắc) có khác nhau, nhưng tư tưởng

chung là chúng ta đều khẳng định nẻn kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều

thành phần và có ba thành phần kinh tế chủ yếu, đó là: + Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa;

+ Thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa;

+ Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ

Việc Đảng ta đưa ra quan điểm của mình về số lượng thành phần kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn này là dựa trên tư tưởng, quan điểm của V.I Lênin về cơ cấu mở đối với số lượng các thành phần kính tế ở từng quốc gia và phù hợp với các điểu kiện của Việt Nam

Như vậy, về mặt nhận thức lý luận ở thời kỳ này chúng ta đã thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế Nhưng trên thực tế, trong chính sách và triển khai thực hiện chúng ta vẫn lấn cấn về tư tưởng, vẫn “e ngại” sợ sản xuất hàng hoá nhỏ hàng ngày, hàng giờ dé ra chủ nghũa tư bản, và lo sợ tr nhân phát triển sẽ tạo ra một lực lượng chính trị đối lập với nhà nước của dân, sợ

chệch hướng xã hội chủ ngiĩa, và do đó đã thực hiện khác với các quan điểm, chủ trương đã được nêu ra ở các Văn kiện, Nghị quyết của Dang

Thực tế nước ta trong thời gian kể từ Đại hội FV đến trước Đại hột VÌ đã chỉ ra rằng trong các chính sách và chỉ đạo thực hiện về cơ bản chúng ta chỉ thừa nhận và quá để cao vai trò của một thành phần đó là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa Còn các thành phần kinh tế khác, bằng những chính sách: và biện pháp có tính áp đặt, nóng voi dé đẩy nhanh tiến độ cải tạo đối với chưng với mục tiêu chính không phải để huy động, phát triển, mà là hạn chế, thu hẹp, thậm chí xoá bỏ từng bộ phận Kết quả là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh về số lượng, lớn về quy mô, mỡ rộng về phạm vi, nhưng hiệu quả sản xuất thấp, thậm chí có xu hướng ngày càng giảm sút Chính vì mục tiêu chủ yếu của cải tạo không phải là nhằm để tạo cơ hội và điều kiện cho phát triển, mà là nhằm hạn chế, thu hẹp và xố bở (mặc dù khơng phải bị xoá bổ tận gốc trên thực tế), cho nên rốt cuộc là đã làm thui chột động lực và sức cạnh tranh giữa các lực lượng trong nên kinh tế, không huy động và sử đụng được mọi nguồn lực để tạo đà cho sự phát triển

Từ việc nghiên cứu khái quất sự vận dụng lý luận thành phần kính tế và

Trang 21

Lênin về thành phần kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế đã không được vận dụng đúng ở các nước này Các nước này đã thay thế mô hình kinh tế theo chính sách kinh tế mới bằng mô hình kế hoạch hoá tập trung Rốt cuộc là tất cả các nước này lần lượt bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vào những năm của thập ky 70, 80 va đầu 90

Để cứu đất nước thoát khỏi khủng hoảng, các nước này đều tiến hành

“đổi mới”, “cải cách, mở cửa" ? phát triển nền kinh tế Tuy nhiên, cách đi của

mỗi nước cũng như biện pháp tiến hành cũng không giống nhau Có thể khái

quát thành 3 loại sau đây:

Loại thứ nhất thực hiện đổi mới nhưng không tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Trong những năm gần đây của thập kỷ 90, các nước thuộc Liên Xô cũ

và Đông Âu đã và đang bước vào giai đoạn mới - giai đoạn cải cách, đổi mới

nền kinh tế Đổi mới kinh tế nhưng chỉ nhấn mạnh tư nhân hoá, coi nhẹ đa hình thức sở hữu, đa loại hình kinh tế Sự đổi mới về thể chế chính trị cũng

diễn ra rất mạnh ở đây Ở các nước này, mặc dù thực hiện đa Đảng, đa tổ chức chính trị, nhưng phủ nhận vai trò lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng

cộng sản Nhà nước cũng có sự thay đổi rất lớn về tổ chức, bộ máy và đặc biệt là vai trò quản lý.trong nền kinh tế thị trường ngày càng giảm đi Về thực chất, các Nhà nước nầy không phải là Nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của Lênin Chính nhờ việc cải cách chính sách của các chính phủ từng bước gắn với những điều kiện và bối cảnh mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, nên các

nước này đã và đang từng bước tháo gỡ khó khăn để tạo đà mới cho sự phát

triển Bước đột phá hữu hiệu nhất là khôi phục lại nền kinh tế hàng hoá vốn trước đây đã bị xoá bỏ, phát triển mạnh kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường theo hướng, mở cửa và mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới Nên kinh tế

được chuyển nhanh một cách hoàn toàn từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ

chế thị trường tự do Nhưng thực tế do đổi mới theo kiểu đa Đảng, phủ nhận vai trò và đường lối của Đảng cộng sản, nên cải cách được thực hiện ở các nước này có nhiều chủ trương, biện pháp khác nhau và do đó kết quả mang lại cũng rất khác nhau Chẳng hạn, nhiều nước trong đó có Liên Bang Nga nhấn mạnh và đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá, coi nhẹ các biện pháp khác Rốt cuộc là các nước này vẫn đang lâm vào các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội hết sức trầm trọng và trên thực tế vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn chưa tháo gỡ nổi

Trang 22

GO Triéu Tién, trong những năm trước và sau thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ bị khủng hoảng, tan dã, mô hình kinh tế chỉ huy được thực hiện khá kiên trì, mặc đù ngay cả trong điều kiện các nước xã hội chủ nghĩa cũ đang có những thay đổi, chuyển đổi với những mức độ khác nhau Nét đặc trưng của mô hình kinh tế ở đây so với các mô hình kinh tế chuyển đổi của các nước xã

hội chủ nghĩa cũ khác là ở chỗ: ,

- Vệ mặt chính trị, nước này vẫn thừa nhận đường lối của Đảng cộng sản Coi Đảng cộng sản là cơ quan lãnh đạo duy nhất, không thừa nhận đa Đảng;

- Về mặt kinh tế, không chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, không chấp nhận đa sở hữu, chỉ chấp nhận chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu

chính: “sở hữu toàn dân” và “sở hữu tập thể”; :

- Về cơ chế không chấp nhận cơ chế thị trường, vẫn tiếp tục duy trì “cơ chế kế hoạch hoá tập trung”

Chính vì vậy, hiện nay nền kinh tế Triều Tiên vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đã kéo dài hàng chục năm qua

Loại thứ ba thực hiện đổi mới theo đường lối của Đảng cộng sản Nết chung của những nước thuộc nhóm này là thừa nhận và để cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, quyết tâm thực hiện tốt đường lối đổi mới, cải cách mở cửa của Đảng cổng sản Giữ vững sự ổn định chính trị để cải cách kinh tế Thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Coi trọng vai

trò của Nhà nước kiểu mới (Nhà nước xã hội chủ nghĩa) theo tư tưởng của

Lênin Chấp nhận đa hình thức sở hữu, đa loại hình kinh tế mặc dù mỗi nước

thừa nhận đa sở hữu với những mức độ khác nhau

* Cải cách và đổi mới ở Trung Quốc

Như trên chúng ta đã chỉ ra vào những năm đầu của thập kỷ 70, Trung Quốc đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội nghiêm trọng

Để cứu đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải

cách mở cửa nên kinh tế theo tư tưởng của Đặng Tiểu Bình Chính nhờ công cuộc cải cách mở cửa mà Trung Quốc đã tìm ra con đường đi cho chính mình

Trang 23

hay tư bản chủ nghĩa Vấn đề quan trọng nhất là phải thực hiện được ba điều

có lợi? (do Đặng Tiểu Bình đưa ra): phát triển sức sản xuất, tăng cường quốc

lực tổng hợp và nâng cao đời sống nhân dân Để giải phóng được sức sản xuất, trước hết phải giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy, Cho nên nhiều vấn đề lý

luận liên quan đến tâm lý trần trừ, e ngại, thiếu tin tưởng của các nhà kinh doanh trong và ngoài nước như bóc lột hay không phải bóc lột, thành phần kinh tế tư bản tử nhân hay tư bản nhà nước, không còn bàn luận nhiều và nhấn mạnh như trước đây

Thực hiện đường lối cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từ bỏ mô hình kinh tế chỉ huy để chuyển sang phát triển mạnh kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong chính sách cũng như trong thực hiện Trung Quốc không xác định nên kinh tế gồm nhiều thành phần bởi lẽ họ cho rằng nếu gọi là thành phần kinh tế thì phải xác định có bao nhiêu thành phần kinh tế và gồm những thành phần nào và khi đó sẽ gây ra tâm lý kỳ thị và phân biệt đối xử giữa các

thành phần và do đó sẽ gây trở ngại lớn cho việc thực hiện ba điều có lợi đã

nêu trên Thay vào đó, Trung Quốc sử dụng khái niệm “loại hình kinh tế” Nhìn chung ở Trung Quốc họ cho rằng có 8 loại hình kinh tế đang tồn tại và phát triển, đó là:

+ Kinh tế quốc hữu (có cả doanh nghiệp cạnh tranh và phi cạnh tranh) + Kinh té-tap thé: Tất cả các hình thức này có nhiều ở nông thôn, một bộ phận ở đô thị, một hình thức mới xuất hiện gần đây cũng, thuộc loại này là hợp tác xã cổ phần;

+ Kinh tế chế độ cổ phần bao gồm cổ phần hữu hạn và trách nhiệm hữu hạn hình thành theo luật công ty, trong đó có cả loại cổ phần Nhà nước chiếm chủ yếu;

+ Xí nghiệp do tư nhân nước ngoài đầu tư bao gồm cả loại 100% vốn do nước ngoài đầu tư và loại tr nhân nước ngoài hùn vốn với các xí nghiệp của Trung Quốc

+ Kinh tế cá thể gồm cá thể nếu quy mô lao động thuê không quá 8

người và tư đoanh nếu quy mô lao động làm thuê vượt quá 8 người;

+ Liên doanh: Là loại hình kinh doanh do nhiều chế độ sở hữu hợp lại nhưng không hình thành công ty cổ phần

+ Kinh tế Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đầu tư;

+ Loại hình kinh tế khác

Trang 24

chủ đạo không đồng nghĩa với nhiều về số lượng, lớn vẻ quy mô, mà là phải

có khả năng chỉ phối và định hướng vào việc thực hiện các mục tiêu chung

Do vậy, kinh tế quốc hữu phải bao gồm các huyết mạch của nền kinh tế như thông tin, đường sắt, phải do nhà nước khống chế Nền kinh tế phải đặt trong điều kiện nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước

Như vậy, về mặt lich sử vận động của nền kinh tế Trung Quốc đã có sự chuyển biến căn bản theo hướng từ chỗ không thừa nhận kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, không thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế, chuyển sang thừa nhận sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế thị trường, nhưng không quan niệm nền kinh tế hàng hoá có các thành phần kinh tế, mà quan niệm có 8 loại hình kinh tế đang tổn tại và phát triển Do không phân định nên kinh tế hiện nay thành các thành phần kinh tế nữa, nên Trung Quốc đã dân xoá bỏ được mọi mặc cảm, kỳ thị và nhờ đó đã huy động được tốt hơn các nguồn lực bên trong và bên ngoài vào phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề của xã

hội Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Trung Quốc đạt

được những thành tựu hết sức to lớn trong hơn hai mươi năm cải cách mở cửa * Đổi mới ở Việt Nam

Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm chủ quan, nóng vội, muốn “đốt cháy giai đoạn” trong việc cải tạo các thành phần kinh tế, muốn để cao “phong trào”, “thành tích” trong việc cải tạo và xoá bỏ các thành phần kinh tế "phi xã hội chủ nghĩa" Việc làm này trong quá khứ đã vi phạm nghiêm trọng yêu cầu của quy luật quan hệ sản

xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Điều này được thể hiện ở chỗ để xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những cách làm là: chúng ta tiến hành cải tạo để hạn chế, xoá bỏ thành phần kinh tế này, giữ lại thành phần kinh tế kia và tập trung sức xây đựng phát triển nó, chứ không phải bằng những biện pháp, chính sách tạo ra các cơ hội và điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển và cùng hướng lên chủ nghĩa xã hội

Trong gần 15 năm đổi mới vừa qua, Đảng ta luôn luôn có những bổ

Trang 25

công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tự cấp, tự túc của một bộ phận nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi

Đại hội VII xác định ở nước ta có 5 thành phần kinh tế, nhưng không sử dụng phạm trù “thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”; thay “tiểu sản xuất hàng hoá” bằng “kinh tế cá thể” và chỉ ra nền kinh tế quá độ gồm các thành phần: kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể; kinh tế tư bản tư

nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1/1994) đã bổ sủng, cụ thể hoá thêm chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả

Đại hội VIII đã xác định những chủ trương, chính sách lớn đối với việc phát triển các thành phần kinh tế Đại hội tiếp tục khẳng định nền kinh tế quá độ ở nước ta có 5 thành phần kinh tế, nhưng cách xác định thành phần và tên

gọi khác với Đại hội VIỊI Cụ thể là kinh tế nhà nước thay cho kinh tế quốc

doanh; kinh tế hợp tác thay cho kinh tế tập thể; kinh tế tư bản Nhà nước; kinh

tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân -

Cùng với sự phát triển trong nhận thức của Đảng, các chính sách cũng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung nhằm “cởi trói" cho lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và các thành phần kinh tế cùng phát triển hướng vào

thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước đã định ra

Như vậy, từ những năm đổi mới đến nay, chúng ta đã từng bước nhận

thức đúng hơn nội dung và ý nghĩa thành phần kinh tế theo tư tưởng của Lênin Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế hết sức sôi động, luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng Chính vì thế lý luận về thành phần kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế cần phải tiếp tục được bổ sưng và hoàn thiện cho thích hợp với những điểu kiện, hoàn cảnh mới của lịch sử Chúng tôi quan niệm rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự điều tiết, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đều vận động và phát triển theo những định hướng chung và các yếu tố xã hội chủ nghĩa đều dần dần xâm nhập vào các thành phần kinh tế Theo chúng tôi, đứng trên quan điểm lực lượng sản xuất, tiến bộ và công bằng xã hội mà xét, các yếu tố xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ra ở chỗ nền kinh tế phát triển ngày càng cân đối và với tốc độ cao; Nhà nước ngày càng quan tâm đến việc làm, thu nhập của người

lao động và cuộc sống của mọi thành viên khác trong xã hội; Sản phẩm làm ra

ngày càng mang tính chất xã hội hoá cao; Sản phẩm thang du và giá trị sản

Trang 26

tạo mọi điều kiện và quan tâm một cách thoả đáng đối với mọi người, mọi đơn vị sản xuất kinh doanh để họ có cơ hội và diéu kiện thuận lợi trong việc phát huy mọi tiểm năng sức sáng tạo của mình cho sự phát triển Thành phần kinh tế phải gắn với cả quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, với các trình độ khác nhau của xã hội hoá quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Hơn nữa, ở thời kỳ Lênin cũng như ở thời kỳ Mác và Ang Ghen trước đó, chế độ sở hữu

và đặc biệt là các hình thức sở hữu chưa phát triển Chẳng hạn như chỉ có hai chế độ sở hữu chính: công hữu và tư hữu Ở thời đó, các hình thức sở hữu chưa thật phát triển và chúng tồn tại tương đối độc lập, chưa đan xen phức tạp như

hiện nay Ngược lại, trong điều kiện hiện nay lực lượng sản xuất rất phát triển,

trình độ xã hội hoá ngày càng cao và đo đó chế độ sở hữu và các hình thức sở

hữu phát triển mạnh và đan xen nhau rất đa dạng và phức tạp Chế độ sở hữu hỗn hợp đã xuất hiện và xu hướng sẽ trở thành chế độ sở hữu phổ biến Sở hữu hỗn hợp ngày càng mang màu sắc quốc tế và là hình thức xã hội hoá phát triển rất mạnh Trong điều kiện hội nhập, mặc dù sở hữu hỗn hợp ngày càng chứa đựng yếu tố quốc tế, nhưng nó không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế Hiện nay, các hình thức sở hữu tồn tại đan xen rất phức tạp, thậm chí ngay cả trong phạm vi một doanh nghiệp, sở hữu cũng đan kết Điều đó gây khó khăn rất lớn cho việc phân định rạch ròi các thành phần kinh tế và do đó đã tạo ra nhiều trở ngại cho việc áp dụng các chính sách và thực hiện việc quản lý đối với các thành phần kinh tế

- Trong điều kiện kinh tế mở và hội nhập, xu hướng khu vực hố và tồn cầu hoá đang trở thành tất yếu và đang tác động mạnh đến từng quốc gia Các quốc gia, các đối tác kinh doanh đang tìm đến nhau để mở rộng quan hệ và hợp tác trong nhiều lĩnh vực Trong điều kiện đó, Việt Nam không thể tự tách mình ra khỏi xu hướng chung, mà phải tìm mọi cách huy động và sử dụng tốt hơn các nguồn lực và sức mạnh bên trong và bên ngoài cho sự phát triển đất nước Muốn vậy, cần phải coi trọng mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, thậm chí phải coi đây là mục tiêu cao nhất Nhà nước cần phải tạo điều kiện tối đa cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho mọi người, mọi đơn vị sản

xuất kinh doanh có điều kiện và cơ hội ngang nhau trong sự phát triển nhằm phát huy tốt năng lực và sức sáng tạo của họ Mọi nhận thức, quan điểm và

chính sách không thích hợp sẽ ngăn cản việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước và do đó sẽ làm chậm quá trình phát triển của quốc gia so với các nước trong khu vực và thế giới

Trang 27

những quan điểm nhận thức mới và những giải pháp phù hợp để xây dựng và phát triển cơ cấu nền kinh tế dựa trên nhiều loại hình sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm tới

Từ việc nghiên cứu và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây: ‘

* M6t, ly luan ctia Lênin về thành phần kinh tế luôn xuất phát và gắn liền với quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất là điều kiện thúc đẩy: cho quá trình sản xuất khi nó phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng nó sẽ trở thành lực cản kìm hãm lực lượng sản xuất khi không còn phù hợp nữa, nên tất yếu phải đổi mới Cũng như quan hệ sản xuất nói chung, bất cứ sự cải biến nào về quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả của việc tạo ra lực lượng sản xuất mới, nên không thể tuỳ tiện xoá bỏ, cải tạo hay xác lập quan hệ sản xuất một khi lực lượng sản xuất chưa đồi hỏi Sự xoá bỏ một hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác bao giờ cũng là kết quả của sự phát triển lực lượng sẵn xuất Mỗi loại hình sở hữu, hình thức sở hữu chưa thể mất đi khi chúng còn đang phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và cũng không thể tuỳ tiện thay thế, dựng lên hoặc thủ tiêu chúng khi lực lượng sản xuất chưa đồi hỏi Mọi sự biến đổi của quan hệ sở hữu luôn luôn là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất chứ không phải điều ngược lại, không thể là do ý muốn chủ quan của con người

* Hai, lý luận về thời kỳ quá độ của Lênin đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng các nước lạc hậu, kém phát triển không thể đồng loạt đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua con đường quá độ trực tiếp, mà phải có nhiều nấc thang trong

quá trình phát triển, tức là phải trải qua “một loạt bước quá độ”, Với con

đường này để có thể rút ngắn thời gian phát triển, cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của “các thành phân”, “những mảnh”, “những bộ phận” trong thời kỳ quá độ, phải huy động và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào việc xây dựng đất nước, chứ không phải chỉ tập trung xây dựng và phát triển "những mảnh", "những bộ phận" của chủ nghĩa xã hội , còn "những mảnh", "những bộ phận" khác được gọi là “phi xã hội chủ nghĩa” thì phải tiến hành cải tạo, hạn chế và tiến tới bị xoá bỏ càng sớm càng tốt

Trang 28

bị thui chột và do đó đã làm giảm hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước vào xây dựng và phát triển đất nước

* Ba, việc thay thế mô hình kế hoạch hoá tập trung bằng mô hình kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới rất lớn trong nhận thức của các cơ quan lãnh đạo, đổi mới trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, cũng như lý luận về thành phần kinh tế

Từ sau đổi mới (1986) đến nay, qua thực tiễn vận dụng lý luận của Lênin về thành phần kinh tế, Đảng ta luôn luôn điều chỉnh và phát triển nhận thức của mình về thành phần kinh tế Các chủ trương, chính sách ngày càng được bổ sung và từng bước hoàn thiện nhằm khai thác tốt hon tiém lực và sức mạnh của các thành phần kinh tế vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội Tuy nhiên, quá trình tiếp tục chuyển đổi kinh tế ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho việc quản lý, điều hành vĩ mô Trên thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, sở hữu hỗn hợp đang rất phát triển và xu hướng sẽ trở thành phổ biến Bên

cạnh đó, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng nhưng không tồn tại độc lập

gắn với từng loại hình doanh nghiệp, từng thành phần kinh tế, mà tồn tại đan xen, đan kết, thậm chí ở ngay trong một doanh nghiệp Do đó, nếu cứ tiếp tục

nhận thức và vận dụng lý luận về thành phần kinh tế như các năm qua (13 năm

đổi mới) về cả nội đung và tên gọi thì trong điều kiện hiện nay sẽ.khó khăn trong quản lý vĩ mô và hạn chế việc huy động các nguồn lực của xã hội cho sự

phát triển Rốt cuộc là chúng ta khó có thể rút ra được những kết luận xác

đáng về vị trí, vai trò và xu hướng vận động của các thành phần kinh tế Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải có những nhận thức mới, quan niệm mới về cơ cấu nền kinh tế dựa trên nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất; Cần phải đứng trên quan điểm tăng trưởng và phát triển để xác định cơ cấu này

* Bốn, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần là một tất yếu khách quan Trong điều kiện đó, không có thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo Vai trò chủ đạo, định hướng và điều tiết nền kinh tế đó phải thuộc vẻ Nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của Lênin, đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo Thông qua cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế thích hợp, Nhà nước có thể lôi cuốn, huy động và sử dụng được một cách tối ưu các nguồn lực

trong và ngoài nước vào việc xây dựng và phát triển đất nước, đẩy nhanh quá

trình xã hội hoá lực lượng sản xuất theo hướng ngày càng hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trang 29

nhẹ hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nha nước đối với nền kinh tế nhiều thành phần Việc phát huy tốt vai trò quản lý đối với nền kinh tế đòi hỏi Nhà nước

phải khơng ngừng hồn thiện chính mình Việc hoàn thiện cơ chế và các chính sách kinh tế nhằm hướng vào tạo điều kiện thuận lợi hơn, thơng thống hơn cho các thành phần kinh tế phát triển, nhằm phát huy tốt hơn nguồn nội lực và lôi cuốn, sử đụng rộng rãi hơn, hiệu quả hơn các nguồn ngoại lực, biến ngoại

lực thành nội lực và coi đó là nguồn lực không thể thiếu được trong quá trình

phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội đã và đang đặt ra ở từng quốc

gia

* Năm, việc nhận thức lý luận của Lênin về thành phần kinh tế và việc

vận dụng nó vào xây dựng và phát triển đất nước là tuỳ thuộc vào từng Đảng,

Nhà nước và từng quốc gia Việc đưa ra các chủ trương, chính sách đúng hay

sai, có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với việc huy động và phát huy sức

mạnh của từng thành phần kinh tế là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố “chính trị”, vào các quan điểm có tính chất quyết định của Đảng và các chính sách của Nhà nước Đảng và Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng, điều tiết các thành phần kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường cùng hướng tới mục tiêu chung Các chính sách của Nhà nước cũng không kém phần quan trọng, bởi lẽ nó có tác dụng khơi đậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế đến mức nào

, Số lượng các thành phần kinh tế nhiều hay ít, tên gọi của chúng cũng như cách gọi, cách phân loại là tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của

mỗi nước Cách gọi chúng là thành phần hay khu vực hay loại hình, không

Trang 30

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 1955 đến nay, xét về mặt cơ cấu các thành phần kinh tế là một quá trình tiến triển phức tạp, trong đó không chỉ có những bước quanh co khúc khuỷu mà còn có cả những bước ngoat lịch sử, đó là vào năm 1986 khi Việt Nam tuyên bố tiến hành công cuộc đổi mới, chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Năm 1986 trở thành một cột mốc đánh dấu sự chuyển biến về chất trong quá trình phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế nước ta Với cột mốc này, việc xem xét thực trạng cơ cấu các thành phần kinh tế trong nên kinh tế Việt Nam trên quan điểm lịch sử cần được nhìn nhận theo 2 thời kỳ: Thời kỳ

trước Đổi mới (trước năm 1986), và thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay

1 THO! KY TRƯỚC ĐỔI MỨI (TRƯỚC NĂM 1986)

Thời kỳ từ năm 1955 đến trước năm 1986 có thể chia thành 3 giai đoạn

theo đặc trưng sau: :

- Giai đoạn trước Đại hội Dang lan thi III ti năm 1955 đến năm 1959 - Giai đoạn thực hiện nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ II từ năm 1960 đến 1975

- Giai đoạn thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV và V từ năm 1976 đến năm 1985

Các giai đoạn với những đặc trưng đó đã chỉ phối mạnh mẽ sự hình

thành và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ này 1 Glai doan 1955-1959

Trang 31

sở hữu tư nhân về ruộng đất ở nông thôn

Tại khu vực thành thị, công cuộc cải tạo XHCN mới chỉ được tiến hành trong phạm vi hẹp: Quốc hữu hoá các tài sản thuộc giai cấp tư sản mại bản,

công tư hợp doanh đối với các doanh nghiệp được đánh giá là thuộc sở hữu tư

nhân tư sản Đối với những người tư hữu nhỏ (tiểu thương, tiểu chủ, cá thể ) thì khuyến khích họ đi vào con đường làm ăn tập thể

Do quốc hữu hoá, do được viện trợ của các nước trong phe XHCN, do

đầu tư của ngân sách nhà nước, trong nền kinh tế đã xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị kinh tế quốc doanh thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông

trường, lâm trường, trạm trại

Cuối giai đoạn này, cuộc vận động xây đựng tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp ở nông thôn được khởi sự, thu hút sự tham gia tự giác của nông dân tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng, các vùng trồng lúa

Theo thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê, đến năm 1959 nền kinh tế miền Bắc đã hình thành 3 thành phần chủ yếu: Quốc doanh và công tư hợp doanh, hợp tác xã, cá thể (xem biểu 1) Biểu 1: Tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân năm 1959 tính theo các thành phần kinh tế Đơn vị : % Phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu - | Tổng số | Quốc doanh và công | Hợp | Cá thể

tư hợp doanh tác xã

'† 1 Tổng sản phẩm xã hội 100 ` 3847 282) 334

2 Thu nhập quốc dân 100 331] 296| 372

Nguồn : Niên giám thống kê Xuất bẩn năm 1977

Trang 32

tác xã Đây thực sự là những nhân tố mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế sau giải phóng miền Bắc Trong sự phân định thành phần kinh tế ở giai đoạn này, quốc đoanh và công tư

hợp doanh được gộp lại thành một thành phần Trên thực tế, vào năm 1959,

miền Bắc đã căn bản xoá bỏ các loại hình sản xuất kinh doanh của tư bản nước ngoài, của tư bản tư nhân trong nước Tiến trình của việc hình thành các thành phần kinh tế mới gắn với sở hữu công cộng, phủ định các thành phần

kinh tế cũ gắn với sở hữu tư bản tư nhận đã tạo ra những nền tảng mới để miền Bắc chuyển sang một giai đoạn mới trong bối cảnh quốc tế và trong nước

những năm thuộc thập ký 60, 70, 80 2 Giai doan 1960-1975

Giai đoạn này mở đầu bằng sự kiện lịch sử: Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội lần thứ II (tháng 9 năm 1960) với nhiệm kỳ kéo dài đến đầu năm 1976 Đại hội đã quyết định đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng về xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa hậu phương lớn phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Để áp dụng mô hình kinh tế XHCN đang được vận hành tại các nước trong phe XHCN, đồng thời để thích ứng với bối cảnh cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng trong phạm vị cả nước, nền kinh tế giai đoạn này ở miền Bắc đã

được xây dựng và điều chỉnh nhiều đợt theo hướng tăng cường mạnh mẽ kinh tế quốc doanh, gấp rút hồn thành hợp tác hố đối với nông nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, tiểu thương, hạn chế đi tới xoá bỏ các lực lượng kinh tế cá thể

._ hoạt động trên các loại thị trường tự do

Theo phương hướng trên, cơ cấu các thành phần kinh tế đã có những

thay đổi lớn Tỷ trọng trong tổng sản phẩm xã hội của thành phần quốc doanh

và công tư hợp doanh từ 38,4% năm 1959 đã tăng lên đạt 45,5% năm 1965, 51,7% năm 1975; của thành phần hợp tác xã từ 28,2% năm 1959 đã tăng lén - 44,6% năm 1965, 40% năm 1975; của thành phần cá thể giảm từ 33,4% năm

Trang 33

sự thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm xã hội giai đoạn 1960-1975 Các thành phần kinh tế | Don vi 1959 1965 1975 tinh , Tổng sản phẩm xã hội % 100,0 100,0 100,0 - Quốc doanh và công tư “ 38,4 45,5 51,7 hgp doanh - Hợp tác xã “ 28,2 44,6 40,0 - Cá thể Ộ < 33,4 9,9 8,3

Nguồn : Niên giám thống kê Xuất bản năm 1988

So với năm 1960, số lao động làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh

và công tư hợp doanh năm 1965 tăng gấp hơn 2 lần, năm 1975 tăng gấp hơn 3,6 lần Tỷ lệ hộ xã viên so với tổng số hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã

năm 1965 đạt 90,1%, 1975 đạt 95,6% Đặc biệt, phong trào hợp tác hố nơng nghiệp đã không chỉ tạo ra hàng chục vạn hợp tác xã (bậc thấp, bậc cao), mà

còn tạo ra một chế độ sở hữu mới sau cải cách ruộng đất, đó là chế độ sở hữu

tập thể về ruộng đất, đồng thời xuất hiện một giai cấp mới ở nông thôn, đó là giai cấp nông dân tập thể Với kết quả này, nên kinh tế miền Bắc trong giai đoạn 1960-1975 đã tiến triển dựa trên nền tảng của chế độ sở hữu công cộng (với 2 hình thức cụ thể là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể), của 2 thành phần kinh tế XHCN là quốc doanh (bộ phận công tư hợp doanh trong thành phần này đã ngày càng thực sự trở thành hình thức) và hợp tác xã Bằng sở hữu công cộng và thành phần kinh tế XHCN, nên kinh tế đã được kế hoạch hoá tập trung khá cao Các đơn vị sản xuất, phân phối, lưu thông, tài chính, giá cá, tín dụng đều hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước Phạm vi sản xuất hàng hoá và trao đổi trên thị trường chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (đối với lương

thực, thực phẩm chủ yếu, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc tỷ trọng

này đường như bằng 0) Nhà nước nắm độc quyền trên một phạm vi khá rộng (100% ngoại thương, 100% tín dụng, 100% đầu tư xây dựng cơ bản )

Trang 34

quyền của quốc doanh, từ dong công phóng điểm của hợp tác xã, từ bao cấp tràn lan của Nhà nước ) nhưng nên kinh tế dựa trên chế độ công hữu, dựa vào

thành phần quốc doanh, hợp tác xã trong giai đoạn này đã phát huy được nhiều ưu thế để phục vụ cho các yêu cầu rất cấp thiết của cuộc chiến đấu giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước 3 Giai dean 1976-1985

Nam 1975, mién Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống

nhất, cả dân tộc bắt tay ngay vào khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Trong giai đoạn này, chẳng những bối cảnh quốc tế đã có những chuyển

biến rất lớn mà bối cảnh trong nước cũng xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc

biệt là: Mô hình kinh tế đang áp dụng tại các nước XHCN đã bộc lộ nhiều

khiếm khuyết không chỉ với Liên Xô và các nước Đông Âu mà cả với Việt Nam; cuộc đối đầu “chiến tranh lạnh” đang tới hồi kết thúc nhưng Việt Nam vẫn trong tình trạng vừa có hoà bình vừa có chiến tranh; tự do hoá thương mại

và đầu tư đã lôi kéo hàng loạt quốc gia vào chu trình tăng trưởng và phát triển

nhưng Việt Nam lại đang bị bao vây kinh tế rất nghiêm trọng

Những chuyển biến lớn lao đó đồi hỏi phải có định hướng mới cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, trên thực tế vẫn vận hành mô hình kinh

tế kế hoạch hoá tập trung, thậm chí còn làm nặng nề thêm những khiếm

khuyết của mô hình này tới mức “quan liêu, bao cấp nghiêm trọng”

aí Những nhược điểm của việc tuân thủ rập khuôn theo mô hình kinh tế chỉ có thành phần quốc doanh và tập thể

* Đã quá nóng vội trong tiến trình cải tạo XHCN đối với các thành phần gọi là phi XHCN tại các tỉnh, thành phố phía Nam Đối với các địa phương phía Bắc, việc nóng vội đưa hàng loạt hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao đã

chẳng những không đạt được mục đích đẩy quan hệ sản xuất đi trước để thúc

Trang 35

nhưng một bộ phận không nhỏ các hợp tác xã đã ở trong tình trạng “treo biển

HTX”, một bộ phận không nhỏ xã viên hợp tác xã đã quay về làm kinh tế gia

đình, và đa số đã chăm chút cho việc sản xuất và thu hoạch trên phần đất 5%, của mình Đất 5% dành cho mỗi hộ đã trở thành tài sản tạo ra thu nhập cho họ lớn hơn thu nhập nhận được từ sự phân phối của hợp tác xã Trên thực tế của đời sống kinh tế- xã hội nông thôn càng ngày càng xuất hiện nhiều Sự so sánh giữa kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế hộ với nhau Tuy chưa có tuyên bố chính thức, nhưng đã xuất hiện tình trạng tự giải thể của mô hình hợp tác xã với những qui mô, hình thức và phạm vi khác nhau không chỉ trong nông nghiệp mà cả trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương

mại, dịch vụ

* Đã phát triển quá tràn lan các xí nghiệp quốc doanh trong hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế quốc đân, vượt quá khả năng còn có hạn của Nhà nước về nhiều phương diện (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước,

quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, lao động .) So sánh năm 1985 với năm

1976 thì số nông trường tăng gấp 3,6 lần, số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng gấp 1,6 lần, số cửa hàng thương nghiệp bán lẻ quốc đoanh tăng gấp 1,8 lần Mặc dù đã tăng mạnh các cơ sở quốc doanh trong nền kinh tế như vậy, nhưng tổng sản phẩm xã hội được tạo ra từ thành phần quốc doanh trong giai đoạn này chỉ tăng 1,5 lần (xem biểu 3) Biểu 3: Phát triển quốc doanh trong một số ngành Lĩnh vực Don vi 1976 1985 So sánh tính 1985/1976(lần)

1.-C4c cơ sở quốc doanh

- Nơng trường quốc doanh Đơng 115 414 3,6]

trường

- XN công nghiệp quốc XN 1.913 3060 1,6

doanh

Trang 36

* Đã tiếp tục không thừa nhận địa vị pháp lý của một lực lượng sản xuất to lớn trong xã hội thuộc các loại hình sở hữu gọi là phi XHCN Đến năm

1986 lực lượng này theo thống kê được bao gồm:

- 31,7% tổng số hộ nông dân chưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất - 593 nghìn người làm ăn cá thể trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

- 567 nghìn người kinh doanh cá thể trong các ngành thương mại, dịch

vụ :

Trước khi thống nhất đất nước, năm 1975, ở miền Bắc, lực lượng này chỉ còn tạo ra 8,3% tổng sản phẩm xã hội Nhưng đến năm 1985, trong phạm vi cả nước, lực lượng không được thừa nhận địa vị pháp lý này đã tạo ra được 29,1% tổng sản phẩm xã hội, 31,1% tổng thu nhập quốc dân (xem biểu 4) Cần nhấn mạnh rằng số liệu thống kê trên đây trong niên giám thống kê chỉ là một phần trong toàn bộ lực lượng sản xuất chưa có địa vị pháp lý trong nền kinh tế Biểu 4:

Cơ cấu thu nhập quốc đân Việt nam thời kỳ 1976-1985

phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính ; % Chia ra

Năm Tổng số Kinh tế XHCN Kinh tế

Trang 37

* Đã tiếp tục phát triển nên kinh tế theo phương thức tự cung tự cấp, phương thức hàng đổi hàng trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế, chấp nhận cấm vận và bao vây kinh tế của các thế lực thù địch Một nền kinh tế

khép kín và bị khép kín như vậy đã làm mất đi những khả năng tiềm tàng,

những khả năng trong tầm tay của việc sử dụng và phát triển những lực lượng sản xuất từ hợp tác quốc tế đem lại Trong giai đoạn 1976-1985 mặc dù đã xây dựng mới được Ï.307 xí nghiệp công nghiệp nhưng đó chỉ là những xí nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó có vốn nhà nước vay được từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế), không có đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tư nhân nước ngoài vào Việt Nam Nhược điểm của những xí nghiệp quốc doanh này là đã đầu tư

sử dụng trang thiết bị, công nghệ lạc hậu vài ba chục năm so với các nước

trong khu vực, và do vậy đã để lại những hậu quả rất khó khắc phục xét về mặt hiệu quả đầu tư, sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp Những nguồn vốn này nếu Nhà nước đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho nền kinh tế thì hiệu quả đầu tư sẽ tích cực hơn rất nhiều so với đầu tư vào những xí nghiệp quốc doanh yếu kém :

b\ Những tín hiệu mới về nền kinh tế nhiều thành phần

Năm 1979 là năm kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam và sau đó là kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc Điều đó cho phép Đảng và Nhà nước tập trung sức hơn vào mặt trận kinh tế Trong thời gian này, nền kinh tế đang gập nhiều khó khăn, việc triển khai Nghị quyết Đại hội IV đang bị vấp váp và tổn thất trên các mặt công nghiép hố; cải tạo cơng thương nghiệp, hợp tấc hố nơng nghiệp; tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý Sản xuất bị đình trệ, đời sống nhân dân bị giảm sút nhanh và ngày càng gặp nhiều khó khăn Điều đó buộc Đảng, Nhà nước và nhân dân phải tìm kiếm giải pháp mới để tháo gỡ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IV (1979) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ cho sản xuất và đời sống

Nghị quyết này trên thực tế là nấc thang mới đầu tiên của việc đổi mới tư duy kinh tế thể hiện ở sự chấp nhận và có phần khuyến khích kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và quan hệ thị trường tự đo đến một mức độ nhất định, trong khi đó vẫn giữ quan điểm lâu dài là chế độ công hữu và cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhưng dù sao sự chấp nhận đó có thể coi là nấc thang mới, hơn nữa

là bước đột phá trong tư duy, vì sự thay đổi nhận thức đã bắt đầu vượt qua hai

điều tối ky trong mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm chính thống lúc đó: Kinh tế tư nhân và quan hệ thị trường tự do

Trang 38

tháo gỡ được Sau Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương khoá IV là Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP về quản lý xí nghiệp, chủ trương kế hoạch hoá từ đơn vị cơ sở, ba phần kế hoạch, bốn nguồn cân đối, xuất nhập khẩu tự cân đối, tự trang

trải; chấp nhận thị trường tự do bên cạnh thị trường có tổ chức tất cả các quyết định đó đều đặt trên cơ sở chấp nhận và triển khai cơ cấu kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, dù còn nhiều hạn chế

Chính nhờ đó, sản xuất lưu thông đã bung ra rất sôi động, rộng khắp Trên thực tế, một mặt đã diễn ra tình hình chưa từng có, một phong trào quần chúng năng động phát triển sản xuất lưu thông: Phong trào nơng dân nhận khốn, phong trào phát huy tự chủ năng động của đơn vị cơ sở và địa phương

với những điển hình làm ăn có hiệu quả nổi bật Mặt khác, sự bung ra của thị

trường tự do với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã ngày càng lấn át, kinh tế quốc doanh và thị trường có kế hoạch Hợp tác xã ngày càng rệu rã Mặt trận giá-lương-tiền, phân phối lưu thông cực kỳ rối loạn, nóng bỏng Nhà nước bị tốn thất về của cải và ngày càng rơi vào tình thế gần như mất khả năng điều khiển Trước thực trạng đó, đã diễn ra cuộc tranh luận cọ sát kéo dài và rất gay cấn về lý luận và chính sách kinh tế trên tất cả các vấn đề: Khoán sản phẩm, hạch toán kinh doanh của đơn vị cơ sở, phân cấp quản lý và kế hoạch

hoá, cơ chế xử lý giá, lương, tiền, nhìn một cách tổng quát, mọi cuộc tranh

luận đều có thể qui vào vấn để : Không thể không chấp nhận cơ cấu kinh tế _ hàng hoá nhiều thành phần, nhưng từ đó liệu còn “kinh tế xã hội chủ nghĩa” không? Cụ thể là còn quốc doanh, hợp tác xã và thị trường có tổ chức ngày

càng mạnh lên không, hay tất yếu sẽ trượt dài sang cơ chế thị trường mà lúc

đó được coi như tai họa làm mất CNXH?

Trang 39

II THÙI KỲ Đổi MỨI (TỪ 1986 ĐẾN NAY)

Đại hội VI của Đảng đã để ra đường lối đối mới toàn điện về kinh tế xã hội, nhằm đưa đất nước thoát đần ra khỏi cuộc khủng hoảng vào những năm cuối của thập kỷ 80 Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VỊ đẻ ra là xây dựng nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo

định hướng XHCN Quán triệt quan điểm đổi mới đó, Đại hội VI và VIIH của

Đảng tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hoá bằng các chính sách, cơ chế nhằm kiên trì xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế; kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể, kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến và có Vai trò tích cực trong nền kinh tế

Những nét mới trong đường lối và chính sách phát triển kinh tế nhiều

thành phần theo định hướng XHCN trước hết là về quan điểm, coi nền kinh tế XHCN có nhiều thành phần và không tồn tại thành phần nào là phi XHCN, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật; Thứ hai, lần đầu tiên các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư

nhân được thừa nhận là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế thống nhất và

- “chiếm tỷ trọng đáng kể”; Thứ ba, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng (không dùng khái niệm quốc doanh và tập thể như trước), kinh tế tư bản nhà nước được thừa nhận như một bộ phận cấu thành kinh tế XHƠN và tồn tại khá phổ biến

Những nét mới trong đường lối và quan điểm của Dang về cơ cấu thành phần kinh tế như trên chính là sự điều chỉnh có tính chiến lược, làm cho quan hệ sản xuất này càng phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu giải phóng mạnh mẽ mọi tiềm lực của nền kinh tế,

nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

1 Phính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

Cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước

đã ban hành một hệ thống các chính sách từ trong quá trình đổi mới

a/ Hiển pháp (1992) đã đặt nên móng pháp lý cao cho việc hình thành và đưa vào cuộc sống hệ thống chính sách đối với các thành phần kinh tế

Trang 40

* Lần đầu tiên, kể từ năm 1954, sở hữu tư.nhân đã được Hiến pháp thừa nhận và coi đó là một trong ba chế độ sở hữu chủ yếu trong nền kinh tế Việc sửa đổi lần này đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hàng

loạt chính sách đối với khu vực kinh tế thuộc chế độ sở hữu này

* Hiến pháp (1992) ghi rõ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân Qưi định này đã thể chế hoá, tạo căn cứ pháp lý cho việc ban hành các chính sách về quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế * Hiến pháp (1992) khẳng định việc khuyến khích phát triển các hình

thức kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế Bước ngoặt này của Hiến pháp

đã mở ra khả năng to lớn để đổi mới chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách

kinh tế đối ngoại

bị Nhiều Bộ luật và Luật được ban hành trong đó hàm chứa những quy

định về mặt chính sách đối với các thành phần kinh tế

* Luật đất đai, Luật sửa đối Luật đất đai trong khi khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã ngày càng đi tới những chính sách rõ hơn về quyền sử dụng đất của hộ nông dân, các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê -đất

* Bộ Luật dân sự lần đầu tiên được ban hành (28/10/1995) trong hệ thống pháp luật của nước ta, trong đó có nhiều điều khoản về quyền và nghĩa

vụ sở hữu, quyển và nghĩa vụ "kinh đoanh, quyên và nghĩa vụ giao thừa kế và nhận thừa kế,

* Bộ Luật lao động cũng lần đầu tiên được ban hành (23/6/1994) trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động, của người được tuyển dụng và sử dụng lao động Trong Bộ luật này, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong lnh vực lao động- xã hội không chỉ được đặt ra đối với người lao động mà còn được đặt ra đối với cả người (tổ chức) sử dụng lao động

* Các Luật thuế được ban hành trong thời kỳ đổi mới đã quy định quyền và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, trong đó những căn cứ tính thuế, mức thuế suất, phần lớn đã được áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế Việc ưu đãi, miễn giảm thuế đối với các thành phần kinh tế khác nhau phân lớn đã được Quốc hội giao quyển cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem

xét và quyết định trong những phạm vi được quy định trong từng Luật thuế

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w