HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
NGUYEN VAN AN
VAI TRO CONG TAC TU TUONG DOI VOI VAN DE : XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ Ở HUYỆN NHƯ XUÂN
TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số: 60 31 25
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự
nghiên cứu Các số liệu trong luận văn đều có cơ sở
rõ ràng và trung thực Kết luận của luận văn chưa
Trang 4MO DAU, onseeeesssssssssssessscssssssssessssssssesssssssssstssessesssssststiveesestsstetieececceseeeccccc 1 Chương I: LÀNG VĂN HOÁ VA CONG TAC TU TƯỞNG
ĐÓI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ 7
1.1 Làng văn hóa và các tiêu chí của làng văn hóa 7
1.2 Công tác tư tưởng đối với việc xây dựng làng văn hóa hiện nay 18
1.3 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của công tác tư tưởng
đối với việc xây dựng làng văn hóa .-2s 2n 31
Chương 2: THỤC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐÓI VỚI
VAN DE XAY DUNG LANG VAN HOA Ở HUYỆN
NHU XUAN, TINH THANH HOA HIỆN NAY 36
2.1 Những yếu tố ảnh hướng đến việc xây dựng làng văn hóa
ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa 5G S552 36 2.2 Thực trạng vai trò công tác tư tưởng trong việc xây
dựng làng văn hóa .- 5 5- << EsSsEstSEsEssesessssossscee 41 2.3 Những van dé đặt ra đối với công tác tư tưởng trong việc
xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh
hóa hiện nayy s- cọ SH 9c ng cesekceceessse 72
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY
VAI TRO CONG TÁC TƯ TƯỞNG ĐÔI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ Ở HUYỆN
NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 79
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ, 2.5 5% cscsEEecsssecseeeesrsesee 79
3.2 Một số giải pháp cơ bản si.ccccecrrrrcce 82
KẾT LUẬN 52-2 +seESEESddSEEEESeeCEEEESSEEVSEEESS2221110012110 n0 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5BCD BCH CBVC- LD CLB _CLB CP CT GDVH HDND LVH MTTQ NQ PT- TH TDTT THPT TW UBND VHVN VHTT : Ban chi dao : Ban Chấp Hành : Cán bộ viên chức- Lãnh Đạo : Cau lac Bộ : Cau lac BO : Chinh Phu : Chủ Tịch
: Gia đình văn hoá : Hội đồng Nhân Dân : Huyện Uỷ : Kế Hoạch : Làng văn hoa : Mặt trận Tổ Quốc : Nghị quyết : Phát thanh- Truyền hình : Thể dục thể thao : Trung học phố thông : Thủ Tướng Chính Phủ : Trung ương
: Uỷ ban Nhân Dân : Văn hoá văn nghệ
Trang 6Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn
- nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ, VIL, VII, IX, X của Đảng đều xác định quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp - nông thôn Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông
thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đều phải
đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu
tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hố ở nơng thơn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều
kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá , bởi
phát triển văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước
Văn hoá phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với
quá trình CNH, HĐH nông nhiệp, nông thôn Hoạt động văn hố ở nơng thơn phải
có mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để văn hoá thực sự
đóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn
Cuộc vận động xây dựng làng văn hoá của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay
Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn
hóa truyền thống Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâm hại bởi
các sức mạnh ghê gớm như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng Kinh thé thi
Trang 7lại trỗi dậy Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng
đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội .Cơ chế thị
trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và có nguy cơ phá vỡ nét
thanh bình của làng - xã xa xưa Cây đa, bến nước, sân đình - hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và
điều kiện chuyển dịch về nông thôn Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại
với tập tục rườm rà, tôn kém xen lần cả mê tín dị đoan
Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huy các
gia tri của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó cho phù hợp với hiện tại đáp ứng nhu cầu của xã hội Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những con người của làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến Và chỉ khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp -_ phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát
triên nông thôn ở nước ta hiện nay
Như Xuân cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tuy mới được chú trọng, song đã có đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được đông đảo quần chúng nhân dân nhiệt tình hưởng ứng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
đã bộc lộ những vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưa tạo ra được những mô
hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền, vùng dân cư, diện của phong
trào còn hạn chế Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay của cuộc
vận động xây dựng làng văn hóa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “W rò Công
Trang 8tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở bình diện cả nước Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như:, “Văn hóa làng và làng văn hóa” của GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ Ngọc Khánh; “Văn hóa làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Làng xã
Việt Nam - Một số vấn để kinh tế - xã hội” của GS Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi
cua lang xã Việt Nam ngày nay” của Tô Duy Hợp; “Cộng đông làng xã Việt Nam
hiện nay” cia tap thé tac giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh; “M6 hinh
làng văn hóa ở nông thôn hiện nay” của Thu Linh; “Sự biến đổi của làng xã Việt
Nam ngày nay ở động bằng sông Hông” của Tô Duy Hợp; “Tín ngưỡng làng
xã” của PGS Vũ Ngọc Khánh; “Nép cỡ - Làng xớm Việt Nam” của Toan Anh;
“Hương ước hôn quê” của Toan Ánh; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dụng nông thôn đông bằng Bắc Bộ” của TS Lê Quý Đức
Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hoa tinh thin và văn
hóa vật chất ở làng xã Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian Một số chuyên luận
không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội,
văn hóa mà còn phân tích những điểm tích cực và cả những tiêu cực của văn hóa làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa ở nước ta, phương diện nghiên cứu lý luận về các hoạt động công tác tư tưởng của Đảng có các công trình nghiên cứu
như: “Nguyên lý công tác tư tưởng” của PGS.TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên)
Trang 9Cộng sản Việt Nam” của TS Đào Duy Quát (chủ biên); “Mội số vấn đề về công
tác tu tưởng ” của Đào Duy Tùng; “Sơ khảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương; “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hóa cáp huyện ” của Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương: hướng dân mới nhất vỀ công tác tư tưởng- văn hoá dành cho cán bộ, báo cáo viên tuyên giáo các cáp” của nhà xuất bản văn hoá- thong tin
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu, đánh giá cụ thể về
thực trạng vai trò công tác tư tưởng trong phong trào xây dựng làng văn hóa cả
nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng Đây là vẫn đề tương đối mới vì cuộc
vận động xây dựng làng văn hóa, vai trò công tác tư tưởng đối với vẫn đề xây
dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa mới được phát động vào
ngày 12/7/1991 với Chỉ thị 03/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Do vậy, đến
nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng đối với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn -$.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự cần thiết phải nâng cao và phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong phong trào xây dựng làng văn hóa hiện nay
- Đánh giá thực trạng vai trò công tác tư tưởng trong phong trào xây dựng làng văn hóa |
Trang 10công tác tu tưởng làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ luận văn Lý giải vai trò của công tác tư tưởng và sự cân thiệt phải phát huy vai trò của công tác tư tưởng
trong phong trào xây dựng làng văn hóa
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn
hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, phân tích những thành tựu và hạn chế
trong quá trình xây dựng làng văn hoá
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của công tác tư
tưởng trong phong trào xây dựng làng văn hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
1- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của công tác tư tưởng đối với vấn
đề xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2- Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Về thời gian khảo sát: Từ năm 1991 đến nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lên, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
- Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là phương pháp điều tra, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh,
đối chiếu trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan
Trang 11- Nhận thức rõ hơn về thực trang, vai trò công tác tư tưởng trong quá trình
xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện Như Xuân nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung ˆ
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
-Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng trong giai đoạn sắp tới
7 Kết cầu luận văn
Trang 12XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ
1.1 Làng văn hóa và các tiêu chí của làng văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa, văn hóa làng và làng văn hóa 1.1.1.1 Khai niém van hoa
Khái niệm văn hóa, theo nhà ngôn ngữ học người Đức W.Vun-do (W.Wundt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La tỉnh “colere” và sau chuyển thành “cuntura” với nghĩa là cày cấy, vun trồng Trong sự vận động của ngôn ngữ, “cuntura” được chuyên nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt tỉnh
thần, trí tuệ, hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với nghĩa ban đầu của nó
Quan niệm về văn hóa được E.B.Tylor đề cập trong công trình “Văn hóa
nguyên thủy”(1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên cứu của văn
hóa học Theo ông, văn hóa hay văn minh nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một sé năng lực và thói quen khác được
con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội” [95, tr 18]
Trong thế kỷ XX, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã tiếp tục đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Theo khảo sát của PGS Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên 400 định nghĩa về văn hóa Điều này cho thấy “mảnh đất? văn hóa để cày xới, thâm nhập, tiếp cận rất rộng, đa dạng và phong phú Trong bản tuyên bố chung tại hội nghị quốc tế ở Mêhicô do UNESCO chủ trì hợp từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
Trang 13Tổng giám đốc UNESCO F.May-ơ (Federico Mayor Zaagoza) cũng có quan niệm: Văn hóa là tông thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên
một hệ thống các gia tri, cac truyén thong va thi hiéu - những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng - toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [ 34 tr 28-29]
Điểm thống nhất của những quan điểm trên là đều xem lao động sáng tạo là cội nguồn của văn hóa và chính văn hóa đã đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang tính nhân
bản sâu sắc, có lý tính, có óc phé phan va dan thân một cách có lý trí và tình cảm
trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ Cũng chính nhờ văn hóa mà con
người thể hiện được phẩm chất, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt
trội lên bản thân mình Xác định lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của
văn hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm: “văn hóa là toàn bộ sảng tạo của con người,
tịch lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiên xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ng xử văn
Trang 14Trong nhận thức của thời đại, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng: Văn hóa
là hoạt động tỉnh thần sáng tạo, gắn với đạo đức, lương tâm và tỉnh thân trách
nhiệm [91, tr.8]
1.LL2 Khải niệm văn hóa làng
- Văn hóa làng hàm chứa nhiều nội dung phong phú và đa dạng, tạo nên
bức tranh đa sắc của dân tộc Có thể coi văn hóa dân tộc Việt Nam là một đại lượng lớn được tạo nên bởi nền văn hóa làng: Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong diễn trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc Nó luôn luôn
bảo tôn, giữ gìn bản sắc dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường tôn của văn hóa dân tóc| 23, tr 7] Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các
bản sắc có giá trị thực sự là nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ồn
định nhất của văn hóa dân tộc
Vậy văn hóa làng là gì? Theo nhà nghiên cứu Hồng Anh Nhân trong cơng trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì:
Văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của
làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính
truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tô chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo cho
đến cả mọi tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trương cua no [39, tr 16]
Chúng ta có thể tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh, khi
cho rằng:
Văn hóa làng là một nên văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính
chất cộng đồng, Chủ thể làng, tập thê làng chính là tác giả, là người
Trang 15cách là một hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà còn qua cả
- sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa [31, tr 46-48]
| Khi dua ra quan niém vé van hoa lang can khang dinh tinh truyén thống
của nó Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhắn mạnh:
- Trong nội dung văn hóa làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất
- truyền thống Nói truyền thống ở đây, không nên hiểu đơn giản là
những cái thuộc về quá khứ, xa xa và do đó đi đến chỗ cho rằng, nó trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với hiện tại mà chính là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực toàn thé
cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển nó Mọi sự vận
động bao giờ cũng tuân theo quy luật Mà khi nói đến quy luật, tức là phải có sự lặp đi lặp lại Không như xưa kia con người cần phải có nhân nghĩa, phải uống nước nhớ nguồn còn bây giờ chúng ta
không cần những thứ đó [39, tr 33]
Có thê thống nhất với quan niệm về văn hoá làng của nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường khi ông cho răng: | |
Văn hóa làng là một tổ hợp thành tố mang tinh đặc thù hình thành và
phát triển cùng với sự phát triển của làng, được giữ gìn và phát huy
trong cộng đồng dân cư làng tạo nên sự khác biệt giữa các làng và
với những đơn vị lớn hơn Văn hóa làng được thể hiện khá phong ˆ
phú, sinh động và có thê nhìn nhận ở những phương diện cơ bản như
văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần hay văn hóa vật thê và văn hóa
phi vat thé [69, tr 8]
1.1.1.3 Khải niệm làng văn hóa |
Trang 16nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc Làng là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc “Còn làng thì còn nước” [ 23, tr.7-8 ]
Theo từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, làng là tiếng cổ của Việt Nam dùng
để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt từ lâu đời Xã là từ Hán- Việt dùng để chỉ đơn vị
hành chính thấp nhất ở nông thôn Việt Nam [42, tr 368-706] Xã của người Việt có thê bao gồm từ một đến vài làng Trong trường hợp xã là một làng thì phần lớn
tên xã trùng với tên làng Trong trường hợp xã bao gồm nhiều làng thì trong ngôn
ngữ hành chính làng được gọi là thôn Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn:
Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông
nghiệp, một hình thức tô chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cung tự
cấp, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản
xuất tiêu nông, với gia đình-tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Làng được hình thành, được tổ chức
chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ Một mặt, làng có
SỨC song mãnh liệt; mặt khác, xét về cầu trúc, làng là một cầu trúc động,
không có bất biến sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng [ 48, tr 1301 Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa làng trong thời đại mới, văn hóa làng chính là nén tang dé chúng ta xây dựng lang van hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay Thực tế đã chứng minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ trường tồn
những giá trị vật chất, tỉnh thần và bản sắc văn hóa dân tộc Việc xây dựng làng
Trang 17chức thực hiện không thể có một mô hình chung, mà phải phụ thuộc vào hoàn
cảnh thực tế của từng vùng, miền Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với những định hướng và
những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phương để tiến hành xác lập cơ
chế tổ chức thực hiện Làng văn hóa sẽ trở thành một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam vì mục tiêu dân Ølàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Việc lựa chọn làng là đơn vị cơ sở
để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở khu vực nồng thôn là mô hình thích hợp
và đúng đắn trong thời kỳ mới Làng văn hóa là sức sống mới của nông thôn
Việt Nam trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Làng thôn, ấp, bản,
buôn, phum, sóc là cộng đồng dân cư nông thôn có chung lãnh thổ, tín
ngưỡng, tôn giáo, tập quán, cảnh quan; là đơn vị cầu thành địa bàn hành chính
của chính quyền cấp xã [10, tr 37] Có thể nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính chủ quan, gắn
bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc điểm tích cực nhất Về mặt
lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn có thê tồn tại những mặt hạn chế
thì làng văn hóa phải được hiệu hoàn toàn ngược lại [39, tr 44]
1.1.2 Tiêu chí làng văn hóa
** Tiêu chí đễ công nhận danh hiệu “Làng văn hóa” thực hiện tại điều 30
luật thi đua khen thưởng cụ thỄ như sau:
A Đời sống kinh tế én định và từng bước phát triển:
a Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ sản xuất, kinh
doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ đói;
b Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xóa nhà tranh tre
Trang 18c Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đồ bêtông, lát gạch hoặc làm bằng vật
liệu cứng:
d Trên 90% số hộ được sử dụng điện
B Đời sống văn hóa tỉnh thân lành mạnh, phong phú:
a Có các thiết chế văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, giáo dục, y tế phù hợp, hoạt động thường xuyên;
b Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc CưỚI, việc tang, lễ hội và sinh
hoạt cộng đồng:
c Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc
loại cắm lưu hành;
d Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công nhận danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” 3 năm liên tục trở lên;
đ 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học trở lên; không có người mù chữ; |
e Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người;
giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em
dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ
C Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; rác thải phải được thu gom xử lý;
b Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà tắm, hồ xí hợp vệ sinh;
c Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
D Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Trang 19a Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật cho nhân dân;
b Thực hiện tốt đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây
dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng:
c Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt cấp kéo dài;
d Chi bộ Đảng và các tô chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;
đ Chăm lo các dối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên
ở cộng đồng:
e Không có trọng án hình sự
D Có tỉnh thân đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a Hoạt động hòa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết
tại cộng đồng:
b Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân dao tir thién.[6, tr 97-98-99]
** Trên cơ sở các tiêu chí lớn nói trên, theo chúng tôi, một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí sau:
1121 Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh lễ, sản xuất kinh doanh phát
triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao
Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc vận
động xây dựng làng văn hóa Căn cứ vào điều kiện cụ thê và thế mạnh của từng
Trang 20Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đây mạnh thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các loại giống mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ
khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đây mở rộng các dịch vụ thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng có những
_ chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Phong trào đây mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn riới ở cáE; lảng xã nước ta đang được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng Theo đó việc vận động xây dựng làng
văn hóa đã huy động được cả nhân lực, tài lực của các cá nhân và cộng đồng cho
hoạt động của phong trào
112.2 Xây dựng hương ước, quy ước văn hóa của làng văn hóa
Cách đây hơn 50 năm, vào năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp đoàn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa phương đã quá
tả, xóa bỏ quỹ nghĩa tình thương và hương ước, Người khắng định: Hương ước là
những khoản ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để trâu bò
phá lúa, gà qué ăn mạ đó là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây Từ sau Cách mạng tháng Tám, các chú đem xóa bỏ cả, thế là không đúng
Cách mạng chỉ xóa cái xấu, cái dở còn giữ lại cái tốt, cái hay
Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng luật pháp thống nhất với khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật”, Đảng và Nhà nước ta vẫn khuyến khích các làng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước văn hoá để phát huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở Thực tiễn đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải tìm
nhận lại hương ước từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng đời sống văn hóa
tinh than ở nông thôn nói riêng
Trang 21Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với sự đối mới về chính trị đang
diễn ra ở các cộng đồng làng xã hiện nay Có thể nói, việc thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của Đảng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nông thôn hiện nay Chủ trương trên đã đem lại cho người dân quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ
Thực tế, thông qua thực hiện quy chế dân chủ, nông dân được thức tỉnh mạnh mẽ
về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã hội Có tir 80% đến 90% nông dân trong mọi miền đất nước tham gia học tập và triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, nhờ đó người nông dân phát huy quyền làm chủ và sáng tạo trong việc xây dựng cộng đồng làng xã và đất nước Từng cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết định đóng góp vốn, góp công sức xây dựng
mới như điện, đường, trường, trạm, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn Mọi tiềm năng trong cộng đồng đều được chú ý, khai thác hoặc sẽ khai
thác trong thời gian không xa Mọi sự huy động xã hội để tạo ra sức mạnh chung cho nông dân thật sự đang diễn ra với hiệu quá và triển vọng đáng khích lệ
Xây dựng làng văn hóa là một công việc khó khăn và nhiều thách thức Việc tô chức thực hiện không thể có một mô hình chung lý tưởng mà phải phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng vùng, miền Điều đặc biệt là chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với những định hướng và những kinh
nghiệm đã và đang có ở một số địa phương để tiến hành xác lập cơ chế tổ chức thực
hiện Làng văn hóa sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đây sự
phát triển ở nông thôn Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, van minh Việc lựa chọn làng là đơn vị cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực nông thôn là mô hình thích hợp và đúng đắn trong thời kỳ mới Làng văn hóa là sức sống mới của nông thôn Việt Nam trên chặng đường công
riphiệp hóa, hiện đại hóa Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng thiết
Trang 22cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình thúc đây sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn
1.1.3 Vai trò của văn hóa đối với việc xây dựng làng văn hóa
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, một lần nữa khẳng định chủ
trương phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tỉnh thần của xã hội, Đảng ta đã nhắn mạnh: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội" [17, tr 106] Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa kết tỉnh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản
sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chứng mỉnh sức sống mãnh liệt và sự
trường tồn của dân tộc Việt Nam Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh con người Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hóa ấy mà trong nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân
tộc Việt Nam vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, chăng những không bị
đồng hóa, mà còn quật cường đứng dậy giành độc lập cho dân tộc, “lẫy sức ta mà
giải phóng cho ta” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định [35, tr 333]
Nhận thức rõ vị trí nền tảng và vai trò to lớn đó của văn hóa, khi thông qua
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đảng ta đã khẳng định,
phát triển văn hóa là "làm-cho văn hóa thắm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại Nâng cao tính văn hóa trong mọi
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân" [16, tr 208]
Thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đó, nhất là trong những năm gần
đây, khi chiến lược này đã thực sự được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Hội
Trang 23chúng ta đã làm cho văn hóa ngày càng có được sự gắn kết chặt chẽ hơn với các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dưng làng văn
hóa, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ôn định chính trị và tạo nên những
thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước Đặc biệt, chúng ta đã ngày càng làm cho văn hóa thật sự trở thành một nội dung quan
trọng trong hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp, từng bước gắn bó chặt chẽ hơn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Bằng việc thể chế hóa chiến lược phát triển văn hóa của Đảng, chúng ta cũng đã tạo ra hành lang pháp ly ngày càng phù hợp và thơng thống cho nhân dân và
đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ hoạt động và sáng tạo văn hóa [Ó6, tr 55]
Thực hiện chiến lược phát triển văn hóa theo định hướng xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở lành mạnh, tạo ra những công trình văn hóa lớn,
những tác phẩm đỉnh cao, tiêu biểu cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kế "Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phô biến pháp luật; phong trào
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn",[79, tr 38] Chất
lượng các làng văn hóa được nâng lên song việc xây dựng nếp sống văn hóa vẫn chưa được chúng ta coi trọng một cách đúng mức; tình trạng suy thoái, xuống cấp
về đạo đức, lối sống, sự g1a tăng tệ nạn xã hội và tội phạm, nhất là trong lớp trẻ,
vẫn diễn ra một cách đáng lo ngại; "quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều sơ hở, yếu kém"; "đấu tranh ngăn ngừa văn hóa phẩm độc hại chưa được chú ý đầy đủ,
còn nhiều khuyết điểm, bất cap" [17, tr 158]
1.2 Công tác tư tưởng đối với việc xây dựng làng văn hóa hiện nay 1.2.1 Khái niệm công tác tư tưởng
Trong lịch sử, các hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị thực hiện
Trang 24vào ý thức xã hội, từ giáo dục quốc dân đến định hướng các giá trị, chuẩn mực
đạo đức, từ sáng tạo trị thức đến hình thành các quan điểm triết học, tôn giáo Các lĩnh vực này thuộc đời sống tỉnh thần xã hội Mợi chính đảng, mọi nhà nước đều phải tiến hành công tác tư tưởng, coi đó là hoạt động quan trọng của mình Do đó, họ sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác này
Có nhiều cách tiếp cận dé đi đến khái niệm công tác tư tưởng:
- Cách tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng
của giai cấp trong lịch sử Theo cách này, công tác tư tưởng được hiểu với nghĩa
rộng: “Đó là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình
thành, phát triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng vào ý thức quân chúng, thúc day họ đi tới hành động ” [25, tr 11-12]
- Cách tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản:
Công tác tư tưởng là hoạt động đa dạng và quan trọng vào bậc nhất
của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng,
xác lập, phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin,
định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa
học cho con người hành động tích cực vả sáng tạo dé thực hiện thắng
lợi lý tưởng v à mục tiêu của chủ nghĩa xã hội [40, tr 23]
- Gắn liền với công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam có một số cách trình bày khái niệm như sau:
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân- thông qua Đảng, Nhà nước và các tô chức chính trị nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng ý
Trang 25chúng tham gia vào sự nghiệp đổi mới đưa đất nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội [25, tr 12]
“Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta nhằm xây dựng cho con người có tư tưởng đúng để hành động đúng” [49, tr 5-6]
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong
toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng Nó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mac- Lénin, đường lối chính sách của Đảng cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng, nhằm nâng cao tính tự giác,chủ động, sáng tạo của họ trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể do
Đảng đề ra Góp phần vào việc hình thành đường lỗi, chính sách của
Đảng Góp phần quan trọng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, vào việc hình thành thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái ý thức [54, tr 5-6 |]
Kế thừa và kết hợp các khái niệm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm;
Công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo Thông qua Đảng, Nhà nước và các tô chức chính trị-xã hội, công tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lên, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi, chính sách của Đảng và
Nhà nước, thông tin theo định hướng của Đáng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã hội
chủ nghĩa, định hướng giá trị xã hội đúng đắn, hình thành niềm tin
cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đây quần chúng tích cực tham
gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất
Trang 261.2.2 Vai rò của công tác tu tưởng
Hơn 70 năm qua, từ khi Đảng ta ra đời đến nay, công tác tư tưởng của
Đảng đã góp phần xứng đáng vào mọi thắng lợi của cách mạng việt nam Hơn 20
năm vừa qua, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, công tác tư tưởng của Đảng có nhiều đổi mới cả về nhận thức lẫn hoạt động, cả về
nội dung lẫn phương thức, tiếp tục góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới do đó vai trò của công tác tư tưởng có vai trò quan trọng như sau:
M6t la, công tác tw tưởng có vai trò quan trọng hàng đấu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: tư tưởng dẫn đầu; Đảng
phải quan tâm đến giáo dục tư tưởng và lãnh đạo quá trình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội Người nhắn mạnh: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng Phải kiên quyết chống lại thói xem nhẹ tư tưởng”, - “Mục đích của chính Đảng là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng
viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường cô sản”[32, tr 99]
Hon 20 nam qua, Đảng ta luôn luôn quan tâm đây mạnh công tác tư tưởng
trong toàn Đảng và trong xã hội Công tác tư tưởng được đánh giá là có đóng góp
lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng Trong công cuộc đôi mới đất nước, công tác tư tưởng vẫn luôn đặt ở vị trí quan trọng hang dau Phát biéu tai Hội nghị công tác tư tưởng- văn hóa toàn quốc, năm 2001, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh nói: Công tác tư tưởng, với ý nghĩa là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực
ý thức của con người, nhằm biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng thành lực lượng vật chất đề xây dựng chế độ mới, làm cho tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã
hội; công tác đó đã trở thành bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động
cách mạng của Đảng Đảng ta luôn luôn coi công tác tư tưởng như một sức mạnh
to lớn, một vũ khí sắc bén trong tiến trình cách mạng, từ cách mạng giải phóng
Trang 27Các nghị quyết của Đảng đều đề cao vị trí, vai trò của công tác tư tưởng và yêu cầu phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX chỉ rõ: Từ ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bi thư,
đến các cấp ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng Đoàn đều phải coi trọng lãnh đạo,chỉ đạo công tác tư tưởng lý luận Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải có
chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận [79, tr 177] Hai là, công tác tư tưởng đã cung cáp nhiễu luận cứ khoa học cho việc xây
dung, bé sung và phát triển đường lối đổi mới của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắng định: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” Người đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại ý của Lênin: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng Chỉ có một Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới làm tròn được vai trò của người chiến sĩ tiên phong Bác viết: “Lý luận sở dĩ quan
trọng là vì nó dạy ta hành động Hiểu biết do thực hành mà ra Lý luận ấy lại phải
dùng vào việc thực hành Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa
Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng” [34, tr 208-209]
Trong những năm qua Đảng ta đã coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận Đại hội IV của Đảng đã đưa ra đường lỗi đổi mới toàn diện đất nước,
trước hết là đổi mới tư duy Qua hơn 20 năm đổi mới, nhận thức của Đảng ta về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng
tỏ hơn Đến nay Đảng ta đã bước đầu hình thành được trên những bước cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần bố sung, phát triển quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Công tác tư tưởng của Đảng có vai trò đã làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; đây
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
Trang 28chủ nghĩa; thực hiện đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động hội nhập quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển
Ba là, công tác tự tưởng có vai trò to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Trong những năm qua Đảng ta đã coi trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, tồn dân ta Cơng tác tư tưởng của Đảng đã đây
mạnh tuyên truyền về phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội VI của
Đảng về đổi mới tư duy kinh tế, công tác tư tưởng đã tạo ra sự chuyên biến quan
trọng về nhận thức trong Đảng và trong toàn xã hội, khắc phục tư tưởng quan lưu,
bao cấp, thói quen ý lại vào Nhà nước, xây dựng tỉnh thần dám nghĩ, dám làm, tự lực, tự cường, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức Một mặt, công tác tư tưởng của Đảng đã tập trung khẳng định các nguyên tắc của đổi mới, chống lại các biểu
hiện dao dong, bi quan: mat khác, tập trung giáo dục đổi mới tư duy về kinh tế, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từng bước thực
hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; về phát huy cao độ nội lực; về chính sách mở cửa, tăng cường phát triển quan hệ với các nước, chủ động hội nhập kinh tế, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước.[ 17, tr 168]
Công tác tư tưởng tập trung tuyên truyền, giải thích các chủ trương, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đã góp phần quan trọng trong nhận thức, cũng như trong hành động của toàn xã hội, góp phần cùng toàn Đảng,
toàn dân khai thác các tiềm lực trong xã hội, đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo đà cho bước phát triển
mới Công tác tư tưởng đã coi trọng phát hiện, tuyên truyền những nhân tố mới, đặc
Trang 29phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa Các phong trào xóa đói, giảm nghèo, thi đua sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng nông thơn, tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa
Bốn là, công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãng đạo của Đảng, công tác tư tưởng đã thường xuyên tuyên truyền trong toàn Đảng, toàn dân chăm lo xây dựng
Đảng, xác định đó là nhiệm vụ then chốt, là điều kiện có tính quyết định đề đảm
bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam Thực hiện các nghị quyết của
Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa về xây dựng chỉnh đến Đảng, công tác tư tưởng đã tập trung chỉ đạo tốt công tác học tập, quán triệt các văn kiện Đảng,
tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng về quan điểm, đường lối, cương lĩnh, điều lệ Đảng, các chủ trương, chính sách, đấu tranh không khoan nhượng với các biểu
hiện tư tưởng lệch lạc, sai lầm, phản động, độc hại, bảo vệ nền tang tư tưởng chính
trị của Đảng, bảo vệ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa
Đứng trước những khó khăn to lớn của hệ thống xã hội chủ nghĩa cả về ly
luận và đường lối chính trị, trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoạt động tư tưởng, lý
luận không ngừng được tăng cường nhằm khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin, đây mạnh tuyên truyền, giáo dục những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng Công tác tư tưởng, đặc biệt là công tác giáo dục, rèn luyện đạo
đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trở thành một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng Các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tích cực trong cuộc đâu tranh chống qua liêu, tham nhũng,lãng phí xây
dựng lỗi sống lành mạnh, trong sạch, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc [17, tr 68-69]
Trang 30Công tác tư tưởng là biện pháp hàng đầu để giáo dục, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong vấn đề xây đựng con người mới xã hội chủ nghĩa văn kiện của các đại hội Đảng đều bàn và đề ra yêu cầu phải xây dựng con người mới,
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Đảng có nhiều nghị quyết, chỉ thị về giáo dục và đào tạo, về khoa học và công nghệ, về tô chức và cán bộ, về công
tác thanh niên Nghị Quyết TW5 khóa VII và kết luận TW10 (khóa IX) một lần
nữa khẳng định những đức tính của con người Việt Nam trong thời đại mới, để lấy
đó làm tiêu chuẩn phần đấu cho mỗi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ: Có tỉnh than
yêu nước, tự cường dân tộc, phân đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý trí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp dau tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội Có ý thức tập thể, đoàn kết, phần đấu vì lợi ích chung Có lối sống lành mạnh,
nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Lao động chăm chỉ với lương tâm, nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thê và xã hội Thường xuyên học tập, nâng cao
hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thâm my va thé luc Trong điều kiện của cơ
chế thị trường và hội nhập, giao lưu quốc tế, âm mưu chống phá quyết liệt của các
thế lực thù địch, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân, đặc biệt là một bộ phận thanh niên xa rời lý tưởng, lười lao động và học tập, sa vào lối sống, thậm trí có một bộ phận nhỏ bị lực lượng xấu dụ dỗ, mua chuộc Công tác tư tưởng của Đảng đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
chiến sĩ trung kiên của Đảng, của cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và cho tương lai [78, tr 99]
Ban tư tưởng- Văn hóa Trung ương xuất bản cuốn “Nhận dạng quan điểm
sai trái”, cuốn “Chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn
Trang 31tranh cô lập và phân hóa kẻ xấu để góp phần ổn định tình hình chính tri Chi dao
báo chí đấu tranh với các quan điểm sai trái, trong đó chú trọng đấu tranh cả trên mạng internet đối với các luận điệu vu khống ta vi phạm dân chủ, nhân quyên, tôn giáo, dân tộc Đã tăng cường thông tin đối ngoại và tổ chức có hiệu quả hơn cuộc
đấu tranh trên mặt trận dư luận, trên các diễn đàn quốc tế, bước đầu làm thất bại
âm mưu đưa nước ta vào danh sách các nước vi phạm nhân quyền; âm mưu thông
qua dư luận nhân quyền Việt Nam [87, tr 106-107]
1.2.3 Vai trò công tác tư tưởng đối với việc xây dựng làng văn hóa
1.2.3.1 Vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cáp xác định dung
dan, cu thé mục tiêu xây dựng làng văn hóa
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uý Đảng , công tác tư tưởng đã có đóng góp quan trọng vào lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phong trào xây dựng làng văn hố Cơng tác tư tưởng đã bám sát các nhiệm vụ chính trị, tập trung tham mưu cho cấp uỷ các cấp tiếp tục tô chức thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết -_ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX triển khai học tập và thực hiện Nghị quyết Trung
ương V (khoá VIH) về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chỉ thị 27- CT/ TW vẻ thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội, của Bộ chính trị; nghị quyết Trung ương 4 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới; đặc biệt là triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tam gương đạo đức Hô Chí Minh", bước đầu làm chuyên biến một bước trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng
viên và nhân dân
Công tác tư tưởng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xác định đúng
đắn, cụ thể mục tiêu xây dựng làng văn hóa cho từng đơn vị, từng thời điểm, định ra bước đi, giải pháp thích hợp để có thê cỗ động, lôi cuốn đông đáo nhân dân
Trang 32trong việc quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng về công tác xây dựng làng văn hóa ngay trong cấp ủy Đảng, trong từng cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò của phong trào xây dựng làng văn hóa Từ đó tạo ra sự thống nhất về mặt nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về tình hình, nhiệm vụ của phong trào xây dựng làng văn hóa Tạo cơ sở vững chắc xây dựng ý chí cách mạng, quyết tâm đây mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa đạt hiệu quả cao [3, tr 18]
Công tác tư tưởng là cầu nỗi giữa Đảng với nhân dân, tạo ra sức mạnh về chính trị, tỉnh thần to lớn của xã hội Nghị quyết Trung ương 5 khoá X đã khẳng
định: công tác tư tưởng đã “góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, khẳng định và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn, củng cơ sự đồn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; gắn kết chặt chẽ hơn với những nhiệm vụ kinh tế — xã hội; quốc phòng, an ninh,
đối ngoại; việc đầu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vu cáo Đảng, Nhà nước ta bước đầu
được đây mạnh ” [79, tr 56] _
Công tác thông tin thời sự chính sách và năm dư luận xã hội đã được quan tâm phản ánh kịp thời bằng nhiều hình thức: thông qua phiếu, qua Hội nghị Báo cáo viên định kỳ Những diễn biến tư tưởng, những thắc mắc của cán bộ, đảng viên,
nhân dân trong quá trình xây dựng làng văn hoá được Ban Tuyên giáo các cấp tập
hợp báo cáo cấp uỷ Đảng để chỉ đạo giải quyết, góp phần ôn định chính trị khảo sát, nghiên cứu để bố sung, ban hành các thể chế về nếp sống văn hoá, đến tận cơ sở Trong đó, định hướng việc phát triển có chọn lọc các giá trị văn hoá truyền
thống và việc du nhập, giao lưu với văn hố bên ngồi nhằm kiên quyết bài trừ hủ
tục mê tín dị đoan, phòng và chống việc xâm nhập và lây lan thứ văn hoá lai căng
các ân phâm văn hoá độc hại, phi giáo dục Đây mạnh hoạt động của đội kiểm tra
Trang 33phong trào VH-VN ở cơ sở Nghiên cứu để xây dựng, bố trí các cụm panô lớn ở những trục đường trung tâm vừa đảm bảo nội dung thông tin tuyên truyền, vừa thể hiện được bản sắc văn hoá của làng xã
Đưa các giá trị văn hoá tham gia vào việc phát triển phát triển kinh tế, xã hội như tạo ra các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang những nét văn hoá đặc
trưng thành hàng hoá phục vụ du lịch; đưa văn hoá vào ẩm thực, giao tiếp, kinh
doanh, tô chức các lễ hội truyền thống thành các tuần du lịch -văn hoá biến tiềm năng văn hoá thành lợi thế so sánh và làm cho văn hoá ngày càng được khôi phục
và phát triển Chú trọng việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ các mô hình
văn hoá mới nhằm phát huy, nhân rộng những việc làm tốt, những cách làm hay;
đồng thời kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xa rời các giá trị
văn hoá của dân tộc [72, tr 5-6]
123.2 Vai trò công tác tư tưởng giúp cấp úy đảng, chính quyên, các tô chúc chính trị xã hội quán triệt thông suốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thúc
đây phong trào xây dựng làng văn hóa |
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm tới vị trí,
vai trò và đánh giá cao kết quả hoạt động của công tác tư tưởng, trong đó khăng
định công tác tư tưởng và hoạt động của đội ngũ cán bộ là một bộ phận cực kỳ
quan trọng trong việc tuyên truyền phô biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó vai trò giúp cấp uỷ đảng chính quyền, các tổ chức
chính trị, xã hội quán triệt thông xuốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thúc đây
phong trào xây dựng làng văn hoá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng và trong nhân dân, động viên
cổ vũ toàn Đảng, toàn dân ta dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.Trong điều kiện bùng nỗ thông tin hiện nay, công tác tư tưởng là kênh
Trang 34sự quan trọng trong nước và thế giới, chuyên tải những thông tin nội bộ mà vì lý do nào đó không thê đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, giải thích cho
nhân dân hiểu rõ thông tin, trên cơ sở đó định hướng dư luận xã hội, gop phan tao
ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội Trước những yêu cầu mới, đòi hỏi ngày càng cao đối với công tác tư tưởng
trong điều kiện bùng nỗ và tác động mạnh mẽ, phức tạp của thông tin, tác động
của các luồng tư tưởng khác nhau hiện nay và những năm tới, hơn lúc nào hết, cần sử dụng tối đa và phát huy cao độ vai trò, chức năng và ưu thế của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, cùng với các kênh thông tin, tuyên truyền khác để nâng cao
sức mạnh tông hợp và hiệu quả của công tác tư tưởng trong thời kỳ mới theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5 (khố X) “về cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí
trước yêu cầu mới”
1.2.3.3 Công tác tư tưởng có vai trò tham gia trực tiếp, góp phân thúc đẩy
phong trào xây dựng làng văn hóa
Công tác tư tưởng là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng
nhằm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển cương lĩnh, đường lối,
chính sách của Đảng trong từng thời kỳ; truyền bá cương lĩnh, đường lối, chính
sách, xây dựng thế giới quan khoa học, bồi dưỡng lý tưởng, lẽ sống, xây dựng niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, thúc đây con người hành động tích cực và sáng tạo dé thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng: xây dựng đời sống
văn hóa, xây dựng con người mới, xây dựng Đáng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, đạo đức
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là hành động tự giác của hàng triệu quần
chúng Đảng thông qua công tác tư tưởng tác động tính tích cực, tự giác vào quần
chúng Công tác tư tưởng đã tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên
Trang 35hiện tốt nhiệm vụ công tác tư tưởng- văn hoá Nhờ đó, đã góp phần tích cực vào việc quán triệt và t chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội và các nguyên tắc của Đảng, tạo sự đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng bộ và nhân dân tồn huyện Cơng tác tư tưởng cũng đã thê hiện được vai tro quan trong trong việc cô động, cô vũ các phong trào thi đua yêu nước của
quan chúng, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn
xã hội, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tăng cường niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước [57, tr 98-99]
Trong tình hình mới hiện nay, công tác tư tưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến các chủ trương, nghị quyết đó thành hiện thực trong cuộc sống; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nắm và phản ánh những tâm tư nguyện vọng của nhân dân cho Đảng Nếu không quan tâm
chăm lo đến cơ sở, để cơ sở yếu kém sẽ dẫn đến mắt trận địa tư tưởng của Đảng
Làm tốt công tác tư tưởng ở cơ sở sẽ góp phần quyết định sự thành công của cách mạng trong đó có phong trào xây dựng làng văn hoá Vì vậy phải hướng trọng tâm công tác tư tưởng tham gia trực tiếp thúc đây phong trào xây dựng làng văn hoa.[83, tr 102-103]
1.2.3.4 Cong tac tu tuong co vai tro trực tiếp tham gia vào quá trình sơ kết, tổng kết kịp thời phong trào xây dựng làng văn hóa
Sơ kết để năm được thực trạng của phong trào xây dựng làng văn hóa trong
từng giai đoạn, nhằm uốn nắn kịp thời những lệch lạc, đồng thời biểu đương và
Trang 36Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được phát động và trở thành phòng trào rộng khắp Ở mọi vùng, miền đều có cách tổ chức thực hiện, kế hoạch lồng ghép các phong trào lồng ghép khác nhau, song mục tiêu chung cùng hướng tới đó là cuộc sống tốt đẹp hơn, đáp ứng được nhu cầu vật chất và nhu cầu về tỉnh thần của nhân dân Trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng về xây dựng đời sống văn hố, cơng tác tư tưởng đã tông kết những
kinh nghiệm, bài học rút ra từ phong trào xây dựng làng văn hoá, để từ đó từng
bước hoàn thiện những chủ trương, chính sách, qua đó góp phần giải quyết những
vấn đề tư tưởng phát sinh trong quá trình xây dựng làng văn hoá ở nước ta Thông qua nắm bắt dư luận xã hội, năm bắt tâm tr, nguyện vọng của quần chúng, công tác
tư tưởng sẽ thực hiện vai trò tham mưu, đề xuất việc thực hiện chủ trương, chính
sách xây dựng làng văn hoá trong tình hình mới, dự báo diễn biến, xu hướng vận động, phát triển của phong trào dé tir dé dua ra những giải pháp thích hợp nhằm đưa phong trào phát triển đúng đỉnh hướng, đúng mục đích [ 19, tr 201-202]
1.3 Sự cân thiết phải phát huy vai trò của công tác tư tưởng đối với việc
xây dựng làng văn hóa
Từ bối cảnh thực tiễn hiện nay, dựa trên việc nghiên cứu, đúc rút những kinh
nghiệm, những bài học về công tác tư tưởng mà Đảng ta đã tích lũy được trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, có thé thay, dé phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, đẩy
mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, thúc đây phong trào xây dựng làng văn hóa ngày càng phát triển, công tác tư tưởng càng trở nên cần thiết đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, trong phong
trào xây dựng làng văn hóa nói riêng, được biểu hiện như sau:
- Công tác tư tưởng luôn kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lénin, tu tưởng H6 Chi Minh, van dung sang tao vao thuc tién cach mang Viét
Trang 37Trong thời đại mới, tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng phải phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại ấy, tức là phải lấy chủ nghĩa Mác — Lê-nin làm kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động cách mạng của Đảng, và điều không kém phần quan trọng là, phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam trước bối cảnh mới, thì mới có thể nhanh chóng và thực sự thâm nhập, thấm
sâu vào ý thức của quần chúng Trong bất kỳ hồn cảnh nào, cơng tác tư tưởng
cũng phải bám sát và phục vụ đặc lực nhiệm vụ chính trị của Đảng [19, tr 14]
- Công tác tư tưởng luôn bám sát tình hình thực tiễn trong nước và thế giới, dự báo và định hướng tư tưởng đứng, kịp thời, nhất là khi có tình hình biến động phức tạp và trong các bước ngoặt của cách mạng nói chung và trong quá trình
xây dưng làng văn hóa nói riêng
Cách mạng là cuộc đầu tranh quyết liệt chống lại các thế lực thù địch, là sự nỗ
lực vượt bậc trong cải tạo xã hội cũ, xây đựng xã hội mới Nó không thé diễn ra bình
lặng, thăng tắp mà luôn quanh co, khúc khuỷu, có những bước ngoặt, biến động phức tạp kèm theo những tác động về tư tưởng tới mọi người Bởi vậy, công tác tư tưởng
cần bám sát thực tiễn, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, dự báo chiều hướng phát triển để đỉnh hướng tư tưởng đúng và kịp thời Định hướng đúng và kịp thời thì thống
nhất được tư tưởng và hành động, phát huy được các nhân tổ tích cực, hạn chế các tác
động tiêu cực, làm cho cách mạng phát triển thuận lợi [6, tr 18]
- Công tác tự tưởng luôn giữ vững va phat huy thế chủ động, tiến công trên
mặt trận tư tưởng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, biểu đương và phê
bình, lấy “xây” là chỉnh
Thực tiễn chỉ đạo hoạt động của Đảng cho thấy, dé thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa hội, phải tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài,
gian khô Bởi lẽ, mỗi bước tiễn của cách mạng đều có sự đấu tranh giữa tiến bộ và
phản động, giữa tiên tiến và lạc hậu Trên mặt trận tư tưởng, hàng ngày phải
hướng dẫn tư tưởng, hành động của nhân dân, đấu tranh chống lại các thủ đoạn
Trang 38công tác tư tưởng phải | giữ vững và phát huy thé chủ động, không thé thụ động, né
tránh, bỏ trống trận địa tư tưởng Phải bám sát thực tiễn, có sự phân tích lý luận,
chính trị đúng, dự kiến được sự phát triển của tình hình chính trị, tư tưởng từng thời
gian, đề ra phương hướng công tác tư tưởng đúng đắn, dân chủ, đâu tranh không
khoan nhượng với những luận điệu thù địch Nâng cao tính thuyết phục, mở rộng
đối thoại trong dau tranh tư tưởng đối với những người có quan điểm sai trái
- Công tác tư tưởng luôn găn liên với công tác tổ chức, với sự gương mẫu của
cán bộ, dang viên và với phong trào cách mạng của quân chúng, nói đi đôi với làm
Công tác tư tưởng có vai trò, nhiệm vụ nâng cao tính tự giác, tính chỉ đạo hành động trong đấu tranh cách mạng Nhưng nếu chỉ một mình công tác tư tưởng thì tư tưởng chưa thê biến thành hành động Do vậy, phải có công tác tô chức thích
hợp với những hình thức tô chức, kế hoạch, biện pháp đúng, lôi cuốn được đông
đảo quần chúng hành động Để công tác tư tưởng gắn với công tác tổ chức thì công tác tuyên truyền cũng cần gắn chặt với công tác cô động, khi cần thiết phải có
những khẩu hiệu sát hợp hướng dẫn tư tưởng và hành động của quần chúng
Gắn liền công tác tư tưởng với công tác tổ chức, với phong trào quần chứng là thái độ gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo từ Trung
ương đến cơ sở Nói một cách khác, cần quán triệt sâu sắc phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” Đảng viên đi trước không có nghĩa là đơn độc
một mình mà phải lôi cuốn được quần chúng [79, tr 100]
- Giáo đục toàn diện, kết hợp chặt chẽ ba mặt giáo dục: lý luận Mác - Lê-
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lỗi chính sách của Đảng; kiến thức văn hóa, quản lý, khoa học - kỹ thuật; phẩm chất và đạo đức cách mạng
Đề phát huy được vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, người dân cần hiểu biết về phương hướng chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, có thái độ đúng
Trang 39viên là người lãnh đạo, quản lý càng cần có sự hiểu biết sâu sắc về lý luận, chính trị, có kiến thức cần thiết để lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức của người cách mạng
Trong giáo dục cán bộ, đảng viên, Đảng ta luôn coi trọng việc thống nhất lý
_ luận và thực tiễn, học đi đôi với hành Học lý luận là để hiểu những chân lý phd
biến và áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta Học đường
lối, chính sách cũng phải hiểu những căn cứ lý luận và thực tiễn của đường lối,
chính sách, tự giác chấp hành một cách sáng tạo [79, tr 104]
- Công tác tư tưởng góp phân nâng cao tính khoa học, thực hiện dân chủ
trong công tác tư tưởng; đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với các tư tưởng thù địch,
các biểu hiện và hành vi sai trải, vi phạm pháp luật
Đảng ta luôn nhắn mạnh, tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của công
tác tư tưởng Do đó, công tác tư tưởng phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lay đó làm cơ sở để giải thích các vấn đề do thực tiễn đặt
ra một cách có căn cứ khoa học, thuyết phục được quan chúng để họ hành động tự
giác và có hiệu quả Tính khoa học còn thể hiện trong việc phản ánh đúng hiện thực khách quan, quy luật vận động khách quan, phản ánh đúng sy that Do là tính chân thật của công tác tư tưởng s
Thái độ của Đảng là nhìn thang vao su that, danh gia dung su that, noi
đúng, nói rõ sự thật cho nhân dân biết, không che đậy Công tác tư tưởng cần nói cả thắng lợi của cách mạng đề phát huy, khó khăn, khuyết điểm, nguyên nhân để
khắc phục, không “tô hồng”, cũng không “bôi đen” Việc biểu dương hay phê
phán một cá nhân, một tập thể cũng phải đúng mức, tôn trọng sự thật Việc trình bày sự thật nhiều khi gan với phê bình, tự phê bình nên đòi hỏi sự trung thực,
dững cảm, có tỉnh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân Phải vận dụng
Trang 40định Cần có sự tổng kết kinh nghiệm về các hoạt động đó để nâng cao sức thuyết phục, sự hấp dẫn và tính nghệ thuật |
Cần đa dạng hơn những hình thức đối thoại, thảo luận dân chủ, cởi mở với
các tầng lớp nhân dân để hiểu được nhận thức và tâm trạng của người dân, trả lời
đúng các vấn đề mà họ quan tâm, giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của họ
Thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng cũng là một biện pháp quan trong dé
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần
chúng, chống quan liêu, xa thực tế, ñgăñ ngừa và hạn chế sai lầm [79, tr 106]
- Công tác tư tưởng luôn hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt kịp thời tư tuong,
nguyện vọng của nhân dân, khơi dậy vai trò, trách nhiệm của nhân dân, góp phân
chăm lo cải thiện đời sống nhân dân
Thực tế cho thấy, nơi nào Đảng, chính quyền chưa có mối quan hệ máu thịt với nhân dân, chưa thấu hiểu tư tưởng, tâm trạng, tình cảm của nhân dân và công tác tư tưởng của Đáng không được tiến hành thường xuyên, kịp thời, thì nơi đó thường có nguy cơ trở thành "điểm nóng" hơn, nhất là khi chịu thêm sự tác động tiêu cực của những nhân tố chủ quan và khách quan khác
Công tác tư tưởng của Đảng chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi biết
khơi dậy trách nhiệm pháp lý và đạo đức của mọi công dân Bởi vậy, việc không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội là rất quan trọng và có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác tư tưởng
Đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, công băng và dân chủ hóa xã hội từng bước được thực hiện rộng rãi là cơ sở vật chất và tỉnh thần vững chắc nhất đối với việc củng cố niền tin, nâng cao tính tích
cực chính trị của họ, cũng như đối với việc phát huy vai trò, tác dụng của công tác
tư tưởng Bởi vậy, cùng với các nhiệm vụ chính trị khác, công tác tư tưởng phải