1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh

29 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 7.2. Cơ sở thực tiễn

  • Trong một vài năm gần đây Bộ GD&ĐT mới có nhiều sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa mới và sự chỉ đạo về việc dạy học theo phương pháp cải tiến đổi mới. Thực tế còn nhiều giáo viên bị ảnh hưởng những phương pháp dạy học cũ; chưa khuyến khích được khả năng chủ động, tích cực của học sinh; chưa khai thác tối đa các kênh hình trong sách giáo khoa, cũng như việc sử dụng kết hợp nhiều thủ thuật dạy học khác nhau. Dẫn đến hiệu quả học thấp, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

  • Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh.

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 4

  • 99

  • 10

  • 10.1

  • 15

  • 15,2

  • 54

  • 54,5

  • 20

  • 20,2

  • 5

  • 68

  • 6

  • 8.8

  • 8

  • 11,8

  • 40

  • 58,8

  • 14

  • 20,6

  • Tổng

  • 167

  • 16

  • 9,6

  • 23

  • 13,8

  • 94

  • 56,3

  • 34

  • 20,3

  • Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy số lượng học sinh sợ học bộ môn Tiếng Anh còn chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng học sinh chưa cảm thấy hứng thú với việc học và thực hành tiếng Anh

  • Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng)

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Giỏi

  • Khá

  • TB

  • Yếu

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 4

  • 99

  • 12

  • 12.1

  • 20

  • 20,2

  • 47

  • 47,5

  • 20

  • 20,2

  • 5

  • 68

  • 8

  • 11,8

  • 14

  • 20,6

  • 36

  • 52,9

  • 10

  • 14,7

  • Tổng

  • 167

  • 20

  • 12,0

  • 34

  • 20,4

  • 83

  • 49,6

  • 30

  • 18,0

  • 7.4. Giải quyết vấn đề

  • 7.4.1.Tại sao phải gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học tiếng Anh?

  • 7.4.1.1. Khái niệm

  • * Hứng thú

  • Theo từ điển Bách khoa tiếng Việt: "Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về nục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trọn đời sống hiện thực" và " hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực (hài lòng, phấn khởi, yêu thích ...), nâng cao mức tập trung, chú ý và khả năng làm việc. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó khăn, con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt kết quả cao".

  • Trong tâm lý học, theo X. A. Ananhin: "Hứng thú là một hiện tượng độc lập trong đời sống tâm lý cá nhân". Không tán thành với ý kiến này, một số nhà tâm lý học Xô Viết lại cho rằng hứng thú là: "nhu cầu đã được nhận thức". Trong khi đó, một số người coi hứng thú là thái độ nhận thức, một số coi là sự chú ý và gần đây đa số các nhà tâm lý học lại có xu hướng thiên về định nghĩa: "Hứng thú là thái độ nhận thức của cá nhân đối với hiện thực"....

  • Từ những khái niệm về hứng thú như trên, tôi nhận thấy rằng hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại niềm thích thú, khoái cảm cho cá nhân đó trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động.

  • * Học tập

  • Học tập là quá trình học và luyện tập những kiến thức tiếp thu được của người học một cách tự giác, tích cực.

  • * Hứng thú học tập

  • Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học tập, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học. Đối với mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau có những biểu hiện khác nhau, nhưng ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung, rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Do đó, thiết nghĩ mỗi người giáo viên tiểu học phải là một người đưa đường bền bỉ, là người bạn đồng hành của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với tri thức. Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm.

  • *Hứng thú học tập môn tiếng Anh.

  • Hứng thú học tập môn Tiếng Anh là xu hướng tâm lý của học sinh có nhu cầu đúng đắn về học tập môn này. Học sinh có hứng thú học tập thường chú ý cao độ trong học tập trên lớp và ngoài giờ; thường xuyên say mê rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; tích cực vận dụng vào giao tiếp và cuộc sống; đam mê tìm hiểu nghiên cứu; không ngừng nâng cao trình độ học tiếng Anh.

  • Chính vì vậy, khi học sinh có được hứng thú trong học tập thì việc học tập tốt môn học này sẽ không phải là trở ngại lớn đối với các em. Do đó, khơi dậy sự hứng thú học tập cho học sinh là việc làm cần thiết và rất quan trọng của người giáo viên.

  • 7.4.1.2. Vai trò của hứng thú đối với việc học tập môn tiếng Anh

  • Hàng loạt các công trình nghiên cứu sinh lý học cho thấy rằng khả năng tiềm tàng của bộ óc trong hoạt động trí tuệ của con người còn lâu mới được sử dụng hết. Thực tế, chỉ khoảng 10 – 15% khả năng đó được sử dụng và do vậy dẫn đến sự khác biệt về khả năng trí tuệ mà ta có thể nhận thấy giữa người này và người khác. Điều này không hẳn phụ thuộc vào bản tính sinh lý của họ mà chủ yếu là vào những ảnh hưởng khác nhau của môi trường và sự giáo dục. Thực tế, trong trường học cũng vậy, khi tiếp nhận những tác động bên ngoài (sự giảng dạy, môi trường học tập,...) một cách tích cực, các em dễ bộc lộ tính tích cực nhận thức và cố gắng lĩnh hội bài. Ngược lại, nếu tác động bên ngoài là tiêu cực thì tính tiêu cực nhận thức của các em sẽ được bộc lộ.

  • Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là phải hình thành ở học sinh tâm trạng tích cực đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong của sự tích cực nhận thức. Hay nói cách khác, khi vận dụng những phương pháp và thủ thuật giảng dạy nào đó, giáo viên phải quan tâm, đầu tư sao cho chúng có tác dụng xúc cảm cần thiết và làm cho chúng vừa trở nên những tài liệu dễ hiểu, sinh động hơn vừa để kích thích tâm trạng bên trong của học sinh đối với học tập.

  • Không phải ngẫu nhiên mà nhà tâm lý học L. I. Boogiôvich đã viết rằng: "tuyệt đại đa số học sinh kém thường có thái độ tiêu cực đối với học tập". Điều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn học sinh chăm chú nghe giảng thì việc chỉ nêu tên chủ đề của tiết học và thông báo những vấn đề cơ bản của bài giảng là chưa đủ. Cần phải gây cho học sinh một tâm tư xúc động tích cực có liên quan trực tiếp với lòng mong muốn hoạt động nhận thức. Do đó, không thể thiếu được yếu tố gây hứng thú cho hoạt động nhận thức của học sinh.

  • Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở hứng thú, nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Khi đó, học sinh không cần đến sự động viên bên ngoài đối với học tập mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong nhằm đáp ứng nguyện vọng của bản thân. Việc gây hứng thú ở học sinh sẽ giúp các em có cảm giác niềm vui sướng của thành công, tin tưởng vào sức mình, vào khả năng vượt qua những khó khăn thử thách.

  • Dẫu biết rằng sự hứng thú có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của hoạt động dạy và học nhưng trong thực tế dạy học có những yếu tố gây mất hứng thú hay chưa khơi dậy được sự hứng thú học tập ở học sinh. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?

  • Không những thế, ngày nay các giáo viên còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em không hứng thú học đó là: thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. Khi phải học bởi kiểu giảng dạy chỉ có đọc và chép thì chắc hứng thú của các em đều chìm vào giấc ngủ từ khi nào rồi. Vấn đề này đòi hỏi sự cải thiện rất nhiều từ đội ngũ giáo viên.

  • Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Từ việc đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các thông tin trên các trang web, sách tham khảo, kinh nghiệm của đồng nghiệp và bài học từ chính quá trình giảng dạy của mình, tôi đã mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học tiếng Anh như sau:

  • 7.4.2. Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh

  • 7.4.2.1. Các hoạt động dạy học phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh và cụ thể là phải phù hợp với từng học sinh

  • Trong mỗi lớp học đều có đầy đủ trình độ học sinh: học sinh khá, giỏi và những học sinh yếu kém. Những học sinh khá, giỏi sẽ hiểu và tiếp thu bài nhanh hơn những học sinh yếu kém. Nếu các hoạt động dạy học chỉ hướng đến học sinh khá, giỏi thì các em còn lại sẽ ngơ ngác, không theo kịp; ngược lại nếu chỉ hướng đến học sinh yếu kém thì các học sinh khá, giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, khi đưa ra các hoạt động trên lớp, giáo viên cần nói rõ nội dung, đưa ra các yêu cầu không quá khó đến mức làm nản lòng học sinh nhưng vẫn có thách thức ở mức độ nào đó để học sinh cố gắng giải quyết và cảm thấy hứng thú hơn khi hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra. Qua từng tiết học như thế sẽ giúp học sinh có lòng tự tin học tập rồi dần dần sẽ phát huy được tính tích cực học tập đồng đều ở tất cả học sinh.

  • 7.4.2.2. Sử dụng có hiệu quả dụng cụ trực quan

  • Các dụng cụ trực quan là các phương tiện không thể thiếu để kích thích tinh thần chú ý của học sinh vì các phương tiện trực quan giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ vựng, mẫu câu, cách sử dụng từ, ... . thông qua các vật thật, tranh ảnh, biểu đồ, ... sẽ giúp các em nhận thức tốt và ghi nhớ nhanh hơn, lâu bền hơn.

  • 7.4.2.3. Sử dụng trò chơi ngôn ngữ

  • 7.4.2.4. Sử dụng âm nhạc trong giờ học tiếng Anh

  • Điều quan trọng khi dạy tiếng Anh cho trẻ em là giáo viên phải thực sự sáng tạo để có thể duy trì sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các kĩ năng như dạy đoạn hội thoại, dạy từ vựng và dạy mẫu câu. Sử dụng âm nhạc là một phương pháp hữu ích để giúp quá trình học tiếng Anh trở nên vui vẻ và đầy hào hứng. Âm nhạc có thể giúp thay đổi bầu không khí trong lớp học một cách nhanh chóng. Thường xuyên lắng nghe các bài hát tiếng Anh và hát cùng bạn bè, thầy cô sẽ giúp các em nhớ bài học tốt hơn, góp phần nâng cao vốn từ vựng, mẫu câu và các kĩ năng nghe, nói, phát âm. Trong quá trình dạy học và qua nghiên cứu tài liệu, tôi xin chia sẻ một số cách để vận dụng âm nhạc vào các bài học như sau:

  • * Giới thiệu ngữ liệu mới

  • Chuẩn bị: Giáo viên chọn các bài hát tiếng Anh có liên quan đến chủ đề mà học sinh sẽ học.

  • Phương thức tiến hành: cho học sinh nghe các bài hát tùy theo chủ đề của mỗi bài học, yêu cầu học sinh thảo luận và đoán nội dung bài hát. Sau khi học sinh phát biểu thì giáo viên sẽ dẫn dắt vào bài mới. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng bài hát để dạy từ vựng và mẫu câu nếu như các ngữ liệu này xuất hiện trong lời bài hát.

  • E.g.

  • Tên bài hát

  • Chủ đề

  • Từ vựng

  • Mẫu câu

  • Transportation counting song

  • (áp dụng cho unit 3- tiếng Anh 5-tập 1)

  • means of transport

  • bicycle, helicopters, cars, boats, airplanes

  • Number + means of transport

  • Daily Routines Song

  • Daily activities

  • wake up, wash my face brush my teeth, comb my hair, eat breakfast, go to school

  • I + V + ....

  • * Củng cố kiến thức

  • Chuẩn bị: các bài hát tiếng Anh theo chủ đề, giấy, bút màu hoặc bút chì.

  • Phương thức tiến hành: phát cho mỗi học sinh một tờ giấy và một số bút màu. Khi nghe bài hát hoặc bài chant học sinh sẽ viết một số từ nghe được trong bài hát ra giấy hoặc vẽ những bức tranh theo chủ đề mà họ nghe được. Sau 20 đến 30 giây giáo viên dừng nhạc, học sinh sẽ ngừng viết hoặc vẽ để kiểm tra. Giáo viên có thể trình chiếu bài hát cho học sinh soát lỗi các từ hoặc cho học sinh miêu tả về bức tranh mà họ vẽ.

  • E.g. Cho học sinh nghe bài “Row, Row, Row Your Boat” học sinh sẽ vẽ một bức tranh có hình ảnh người đang chèo thuyền và miêu tả về bức tranh. Hoặc đối với bài hát “Head, Shoulders, Knees and Toes” học sinh sẽ viết lại các từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong bài hát.

  • Giáo viên có thể yêu cầu học sinh hành động theo các câu có trong bài hát.

  • E.g. The song " What Can You Do?" có các cụm từ như: I can swim, I can ride a bike, I can read, etc.

  • * Chuyển tiếp các hoạt động

  • Chuẩn bị: một số bài hát vui nhộn.

  • Phương thức tiến hành: Khi học sinh thực hành một nhiệm vụ nào đó đặc biệt là hoạt động nói thì lớp học sẽ rất ồn ào. Vấn đề đặt ra cho giáo viên là làm sao để học sinh ổn định và tập trung chuyển sang hoạt động khác. Trong trường hợp này thì giáo viên có thể bắt nhịp cho lớp hát một bài hát hoặc mở một số bài hát vui nhộn để thu hút sự chú ý của học sinh khi kết thúc một hoạt động. Ngoài ra trong lúc học sinh đang thực hành luyện tập, giáo viên có thể dùng bài hát để giới hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy khi bài hát kết thúc học sinh sẽ tự giác ngừng lại và chú ý lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên.

  • * Rèn luyện kĩ năng nghe:

  • Chuẩn bị: bài hát với khoảng 8-10 chỗ trống cần điền từ.

  • Phương thức tiến hành: Học sinh sẽ nghe bài hát và hoàn thành một số chỗ trống trong lời bài hát. Sau khi nghe 2 lần thì học sinh sẽ lần lượt đưa ra đáp án và giáo viên sẽ cho nghe lại bài hát và kiểm tra. Chú ý không nên để trống quá nhiều từ chỉ khoảng 8-10 là đủ. Với những bài khó và nhiều từ mới giáo viên có thể cung cấp các từ còn thiếu trong hộp từ để cho học sinh nghe và lựa chọn đẽ dàng hơn.

  • 7.4.2.5. Sử dụng các bài chant trong giờ học tiếng Anh

  • Đọc nhịp hiểu một cách đơn giản là giống như đọc thơ, đọc các câu văn có ngữ điệu, có phách. Sử dụng các bài chant sẽ tạo cơ hội cho người học sản sinh ngôn ngữ một cách tự nhiên, giúp họ tiếp thu và vận dụng các mẫu câu dễ dàng hơn và đặc biệt là rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát, phát âm và ngữ điệu. Người học được tiếp xúc với nhịp điệu và âm điệu một cách tự nhiên, như vậy khi nói họ sẽ giữ được bản chất tự nhiên vốn có của ngôn ngữ.

  • E.g. Unit 10. When will Sports Day be?? (Tiếng Anh 5 tập 1).

  • Để giúp các em ôn tập và mở rộng vốn từ về các môn thể thao, bên cạnh đó lại ôn tập được vốn từ về các bộ phận cơ thể, giáo viên có thể cho học sinh chant và vỗ tay theo nhịp bài chant sau

  • Giáo viên có thể để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức thông qua việc tự sáng tạo ra các bài chant liên quan đến các chủ đề của bài học. Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Đó là mục tiêu trọng tâm trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học của mình.

  • Không nên quá lạm dụng các phương pháp này, trong mỗi tiết học chỉ nên sử dụng 1-2 hoạt động trong khoảng thời gian phù hợp. Tránh sự ôm đồm quá nhiều hoạt động một lúc sẽ làm cho người học thấy mệt mỏi và giảm hứng thú với môn học.

  • Phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể, tránh hiện tượng dạy và học lệch chương trình.

  • Thiết kế các hoạt động phải phù hợp với trình độ của học sinh, tránh tình trạng các hoạt động quá khó hoặc quá dễ sẽ không kích thích được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh.

  • Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng Anh”, bản thân tôi nhận thấy rằng hứng là một yếu tố rất quan trọng giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Việc sử dụng trò chơi, bài hát, bài chant và kể chuyện hay TPR là những phương pháp rất hữu ích, có tác dụng tích cực trong các tiết học ngoại ngữ ở tiểu học. Các biện pháp trên đã tạo hứng thú học tập cho học sinh và cũng giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả hơn. Học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và ghi nhớ lâu cho nên chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ phận đa số các em đã có sự tự giác và yêu thích môn học, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động.

  • Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh.

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 4

  • 68

  • 15

  • 22,1

  • 20

  • 29.4

  • 30

  • 44,1

  • 3

  • 4,4

  • 5

  • 99

  • 21

  • 21,3

  • 32

  • 32,3

  • 42

  • 42,4

  • 4

  • 4.0

  • Tổng

  • 167

  • 36

  • 21,6

  • 52

  • 31,1

  • 72

  • 43,1

  • 7

  • 4,2

  • Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng)

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Giỏi

  • Khá

  • TB

  • Yếu

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 4

  • 68

  • 15

  • 20,1

  • 25

  • 36,8

  • 26

  • 38,2

  • 2

  • 2.9

  • 5

  • 99

  • 25

  • 25,3

  • 36

  • 36.4

  • 35

  • 35,3

  • 3

  • 3,0

  • Tổng

  • 167

  • 40

  • 24,0

  • 61

  • 36,5

  • 61

  • 36,5

  • 5

  • 3,0

  • Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh.

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 3

  • 165

  • 17

  • 10,3

  • 25

  • 15,2

  • 83

  • 50,3

  • 40

  • 24,2

  • 5

  • 108

  • 15

  • 13,9

  • 18

  • 16,7

  • 55

  • 50,9

  • 20

  • 18,5

  • Tổng

  • 273

  • 32

  • 11,7

  • 43

  • 15,8

  • 138

  • 50,5

  • 60

  • 22,0

  • Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng)

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Giỏi

  • Khá

  • TB

  • Yếu

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 3

  • 165

  • 19

  • 11,5

  • 27

  • 16,4

  • 84

  • 50,9

  • 35

  • 21,2

  • 5

  • 108

  • 16

  • 14,8

  • 22

  • 20,4

  • 50

  • 46,2

  • 20

  • 18,5

  • Tổng

  • 273

  • 35

  • 12,8

  • 49

  • 17,9

  • 134

  • 49,2

  • 55

  • 20,1

  • Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh.

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 3

  • 165

  • 42

  • 25,5

  • 45

  • 27,3

  • 68

  • 41,2

  • 10

  • 6,1

  • 5

  • 108

  • 28

  • 25,9

  • 30

  • 27,8

  • 44

  • 40,7

  • 6

  • 5,6

  • Tổng

  • 273

  • 70

  • 25,6

  • 75

  • 27,5

  • 112

  • 41,0

  • 16

  • 5,9

  • Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng)

  • Khối

  • lớp

  • Sĩ số

  • Giỏi

  • Khá

  • TB

  • Yếu

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • SL

  • %

  • 3

  • 165

  • 41

  • 24,8

  • 45

  • 27,3

  • 70

  • 42,4

  • 9

  • 5,5

  • 5

  • 108

  • 29

  • 26,7

  • 32

  • 29,6

  • 42

  • 38,9

  • 5

  • 4,6

  • Tổng

  • 273

  • 70

  • 25,6

  • 77

  • 28,3

  • 112

  • 41,0

  • 14

  • 5,1

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 1 Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh (Trang 8)
Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy số lượng học sinh sợ học bộ môn Tiếng Anh còn chiếm tỷ lệ rất cao - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
h ìn vào bảng thống kê cho ta thấy số lượng học sinh sợ học bộ môn Tiếng Anh còn chiếm tỷ lệ rất cao (Trang 8)
- Gạch những đường gạch ngắn lên bảng. mỗi gạch tượng trưng cho một mẫu tự trong từ. Ví dụ: Nếu muốn cho học sinh đoán từ “ monkey” thì gạch 6  gạch  lên bảng (_ _ _ _ _ _).Giáo viên đưa ra các gợi ý, học sinh lần lượt đoán các mẫu tự có trong từ - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
ch những đường gạch ngắn lên bảng. mỗi gạch tượng trưng cho một mẫu tự trong từ. Ví dụ: Nếu muốn cho học sinh đoán từ “ monkey” thì gạch 6 gạch lên bảng (_ _ _ _ _ _).Giáo viên đưa ra các gợi ý, học sinh lần lượt đoán các mẫu tự có trong từ (Trang 16)
Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 2 Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) (Trang 25)
Từ bảng kết quả trên ta thấy mức độ yêu thích của học sinh đã tăng lên. Bên cạnh đó tỷ lệ ghét và sợ đã giảm đi rất nhiều (16,1%) - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
b ảng kết quả trên ta thấy mức độ yêu thích của học sinh đã tăng lên. Bên cạnh đó tỷ lệ ghét và sợ đã giảm đi rất nhiều (16,1%) (Trang 25)
Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 1 Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh (Trang 26)
Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 2 Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) (Trang 26)
Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 1 Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh (Trang 27)
Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) - SKKN một số biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh
Bảng 2 Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w