1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay

143 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 17,71 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

KHOA NHÀ NƯỚC - PHÁP LUAT

ĐỀ TÀI

Trang 2

PRTC RRR ere 000/0M0TDBIHHBN,IREuPURBRRtiNhinTann sat MỤC LỤC PHẦN THỨNHẤT QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG 1 :

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I Khái niệm về khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ II Vai trò của khoa học và công nghệ trong đời sống xã hội

III Thực trạng khoa học và công nghệ

IV.Quan điểm và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam CHƯƠNG 2

NỘI DUNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ I Sự cần thiết khách quan phải quản lý xã hội về khoa học và công nghệ II Nguyên tắc, phương pháp quản lý về khoa học và công nghệ

TII Bộ máy, nhiệm vụ quản lý khoa học và công nghệ

1V Những nội dung chủ yếu của quản lý về khoa học và công nghệ

PHẦN THỨ HAI _

QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I Khái niệm, phân loại tài nguyên và môi trường

II Vai trò của tài nguyên và môi trường đối với đời sống xã hội IH Phát triển bền vững

IV Khái quát tài nguyên và môi trường Việt Nam

IV Quan điểm và chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam

CHƯƠNG 4

QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I Sự cần thiết, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý tài nguyên, môi trường IL Nội dung quản lý về tài nguyên và môi trường

TII Công cụ quản lý tài nguyên và môi trường

Trang 3

PHAN THU NHAT

QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ CHUONG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I- KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ

1 Khái niệm khoa học |

Khoa hoc là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự

nhiên, xã hội và tư duy '

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam khoa học là hệ thống tri thức về tự

nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực

tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết

Hệ khoa học theo cách phân chia truyền thống thường được chia thành ba nhánh cơ bản là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật Ở

nước ta, hệ khoa học chia thành khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã

hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật và công nghệ Mỗi khoa học đều có phần cơ: bản và ứng dụng Khoa học cơ bản là hệ thống tri thức lý thuyết phản ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan của lĩnh vực, hiện tượng được nghiên cứu Khoa học ứng dụng là hệ thống tri thức đưa ra những con đường, những biện pháp, hình thức ứng dụng tri thức khách quan vào thực tiễn phục vụ cho lợi ích con người Ranh giới giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng là tương

đối, vì bất kỳ một khoa học cơ bản nào cũng có nội dung thực tiễn và bất kỳ một khoa học ứng dụng nào cũng có ý nghĩa lý thuyết khách quan ”

2 Khái niệm công nghệ

Thuật ngữ “công nghệ” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “lechne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng, và “logia” có nghĩa là một khoa học hay sự

! Luật Khoa học và Công nghệ Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 tr8

Trang 4

4 s j Fa] a S =1 ä SE8BUBMBMNHUEUHUHBIEIRIRNBUMHU000N1/iii0il PTR GEST THEA EEL

nghiên cứu Gần đây, thuật ngữ này đã trở thành một cụm từ được nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm

Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ — phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hoá Công nghệ làm tăng khả năng

thể lực và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khoá quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh

Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kỹ năng và các thủ tục nhằm chế tạo,

sử dụng những sản phẩm Ở đây công nghệ bao gồm hai dạng công nghệ quy trình và cơng nghệ sản phẩm Ngồi ra, công nghệ còn bao hàm cả kỹ năng quản

lý, tổ chức, tài chính, tiếp thị

Ở Việt Nam hiện nay cách hiểu về công nghệ phổ biến nhất, phù hợp với các quan điểm, chính sách phát triển và quản lý công nghệ là tập hợp các

phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến

đổi các nguồn lực thành sản phẩm '

Theo quan điểm hiện đại, công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác

động qua lại lẫn nhau, đó là:

- Phần thiết bị, bao gồm máy móc dụng cụ, kết cấu xã hội, nhà xưởng Đây

là “phần cứng” của công nghệ, giúp tăng năng lực cơ bắp hoặc trí lực của con người Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng cũng sẽ lầm lẫn khi đồng

nhất công nghệ với thiết bị

- Phần con người, bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị Phần này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo kinh nghiệm

- Phần thông tin bao gồm tư liệu, đữ kiện, bản thuyết minh, mô tả sáng

chế, bí quyết, quy trình, các phương pháp, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật

Phần này có thể được trao đổi một cách công khai, đơn giản trong dạng mô tả kỹ thuật hoặc được cung cấp có điều kiện trong dạng bí quyết

- Phần quản lý - tổ chức bao gồm các hoạt động, các liên hệ về phân bổ

nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng nhân lực, trả lương, chế độ

Trang 5

sl 53 Bi =| Ht a 1s ryt eva 78008020007 UEE0 I/N1UNIIHDLRHNNUHIBMĐ "UPPED PRATT AAT TATE TF a A CREE phúc lợi với phần này công nghệ được hiện thân trong thể chế và khoa học quản lý và trở thành nguồn lực

Như vậy, công nghệ là sự thể hiện các tri thức của con người trong quá

trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội Công nghệ không chỉ

tồn tại dưới dạng vật chất mà là tổng thể các yếu tố con người có thể biết được,

đạt được, nắm bắt được ở dạng tri thức

3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Giữa khoa học và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó khoa học là tiền đề, là cơ sở của công nghệ Con người khi đã hiểu được bản chất của các hiện tượng sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, lúc đó con người mới nghĩ được việc biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

Mặt khác, công nghệ là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu

khoa học, nhận thức thế giới Nhờ có các thiết bị nghiên cứu khoa học, khoa học hiện đại ngày nay người ta dễ dàng, nhanh chóng hơn trước trong việc đo đạc, trắc nghiệm các vận động của tế bào, của trái đất Những nghiên cứu này đến lượt nó lại giúp cho con người chinh phục các vì sao, ngăn chặn các hiểm hoạ cho vận động của trái đất

Khoa học và công nghệ có mối quan hệ với nhau như vậy nên các nước

phải cân đối trong việc tiến hành nghiên cứu cơ bản (khoa học) và nghiên cứu

ứng dụng (công nghệ) Ở nước ta, trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc,

Đảng ta luôn nhấn mạnh việc kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng

dụng

4 Hoạt động khoa học và công nghệ 4.1 Khái niệm

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, lý giải về các hiện tượng sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy cũng như

hoạt động nhằm ứng dụng các tri thức để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

phục vụ đời sống của con người

Trang 6

fhiniii HuliiflliBhiliiillBltIilifiiiigf HìNH đi TEAR See ee ee TER enon My

phát triển khoa học và công nghệ ' Trong hoạt động khoa học và công nghệ thì hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu phát triển công nghệ có vị trí quan trọng nhất

Nghiên cứu khoa học từ trước đến nay vẫn được quen dùng để chỉ các hoạt động nhằm nghiên cứu tìm tòi bản chất, quy luật, tác dụng của các đối tượng, hiện tượng trong tự nhiên, kỹ thuật và xã hội Nhưng giai đoạn đầu, nghiên cứu

khoa học được nhấn mạnh nhiều hơn về các yêu cầu nghiên cứu cơ bản Ở nước ta hiện nay nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các

hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải

pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ

bản, nghiên cứu ứng dụng Hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thực hiện dưới những hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu cụ thể Thực tế hoạt động này thường được tổ chức theo các hình thức đề tài

nghiên cứu khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học và dự ấn

Nghiên cứu và phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện

cơng nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực

nghiệm và sản xuất thử nghiệm Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mơ nhỏ nhằm hồn thiện công nghệ mới, sản

phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống

Trang 7

HO ee ERA TAD DA PTA ORR ay

* Tổ chức khoa học và công nghệ là các tổ chức được thành lập để thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ Các tổ chức khoa học và công nghệ bao

gồm:

Một là, Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển)

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới các hình thức: Viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm,

trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sở nghiên cứu và phát

triển khác Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ

chức nghiên cứu và phát triển được phân thành:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia;

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển của Bộ (tương đương); cấp tỉnh (tương đương); của các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở

Thẩm quyền thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển được quy định cụ thể như sau:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia do Chính phủ quyết định thành lập

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tỉnh (tương đương) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc uỷ quyền quyết định thành lập

Tổ chức nghiên cứu và phát triển của các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội ở trung ương do cơ quan, tổ chức đó

quyết định thành lập

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở được thành lập và hoạt động

theo quy định của pháp luật |

Cấp nào có thẩm quyền thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của tổ chức nghiên cứu và phát triển

Tổ chức nghiên cứu và phát triển có các nhiệm vụ sau:

Trang 8

lilififitIiIIHIIERREIIIIUBINIEIEIIDMIIU H TnihinìnnnntrnmrrrmnnrinTTtnrrrTmtnrnnrurrnTiritirrTTT1711111111717T10111071001713.737 FST ET TT TA PEE ee tn att "001000000 2s SES Ges

cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra

các kết quả khoa học và công nghệ mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế — xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tính chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội

của ngành, địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

Tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước ở trung

ương chủ yếu thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình Tổ chức nghiên cứu và phát triển của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội ở trung ương chủ yếu thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, điều lệ của tổ chức mình

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở chủ yếu thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành

lập xác định |

Hai là, Trường đại học, học viện, trường cao đẳng (gọi chung là trường đại

học) |

Trường đại học có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khoa hoc va phát triển

công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

Trường đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ khoa

học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và nghiên cứu khoa học về giáo dục

Ba là, Tổ chức địch vụ khoa học và công nghệ

Trang 9

S ei i se Bi Sỹ bi = SI ATE DPR MT a I I

Chinh phủ căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội, bảo đảm quốc

phòng, an ninh và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của từng thời kỳ

quy hoạch hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ trong cả nước để bảo đảm phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, thực hiện có hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ

* Tổ chức khoa học và công nghệ có các quyền sau:

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động khoa học và

công nghệ đã đăng ký; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ: đăng ký tham gia tuyển chọn

thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và

công nghệ, doanh nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật

- Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền,

tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học và công

nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả

hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

* 'Tổ chức khoa học và công nghệ có các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh

phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu

khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

- Góp phần xây dựng và phát triển tiểm lực khoa học và công nghệ của đất nước

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá

nhân hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

Trang 10

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 4.2.2 Cá nhân hoạt động khoa học công nghệ

* Cá nhân là chủ thể hoạt động khoa học và công nghệ có các quyền sau:

- Cá nhân có thể tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt -

động khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Chính

phủ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bình đằng, tự do, sáng tao trong hoạt

động khoa học và công nghệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động

khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị khoa học và công nghệ; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ vào hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ

theo quy định của pháp luật |

- Đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế

— Xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền; kế hoạch phát triển khoa học

và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và

tham gia giám sát việc thực hiện |

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

* Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

- Đóng góp trí tuệ, tài năng của mình vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế — xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học

và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; chuyển giao kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 11

gi = 8 s S š LA i ETE ANS SP TACHA rua E/HTh/1H/ tiiipn EI LEI - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

4.3 Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần giải quyết Trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng của Nhà nước, Chính phủ xác định mục tiêu, quyết định kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, các hướng ưu tiên và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào mục tiêu kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ theo sự phân công của Chính phủ

xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ và sự phân cấp của Chính phủ,

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để xác định nhiệm vụ khoa

học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội của địa phương

Ngoài các cơ quan tổ chức trên, các cơ quan, tổ chức khác căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch khoa học và công nghệ của Chính phủ và yêu cầu thực tiễn để xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức mình

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được xác định trên cơ sở ý kiến

tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ Hội đồng khoa học và công nghệ

do người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp quyết định thành lập, quy định

nhiệm vụ và quyền hạn Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà

quản lý có uy tín và trình độ phù hợp với nhiệm vụ và Hội đồng phải chịu trách

nhiệm về việc tư vấn của mình

Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà

nước được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án và các hình thức

khác được thực hiện theo phương thức sau:

Một là, Tuyển chọn

Trang 12

Ueto a a Pr s & B E 8 ặ Sg S 0i[tiliidilittti 1iitttiianiitini tuyển chọn, bảo đảm để mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện đăng ký, tham gia tuyển chọn

Việc tuyển chọn phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn phải được công bố rộng rãi

Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa

học và công nghệ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng này Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn và phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất trình độ chuyên môn phù hợp VỚI nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nai là, Giao trực tiếp

Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền lựa

chọn tổ chức, cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện và chuyên môn phù hợp

để trực tiếp giao thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc thù và

phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình Ba là, Do quỹ phát triển khoa học và công nghệ tài trợ

Tổ chức, cá nhân có quyền để xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ để

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ xét tài trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ

đó Việc xét tài trợ được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ

phát triển khoa học và công nghệ

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước khác được khuyến khích thực hiện dưới mọi hình thức hợp pháp

II VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã

hội Vai trò này được thể hiện ở các mặt sau:

1 Khoa học và công nghệ là phương tiện để con người khám phá, chỉnh phục và cải tạo tự nhiên

Mọi của cải vật chất mà con người sử dụng đều có nguồn gốc vật chất từ giới tự nhiên nhưng khả năng khai thác trực tiếp của con người là có hạn Do vậy, con người đã vận dụng khoa học và công nghệ để khắc phục những hạn chế của mình, nhằm khám phá, chỉnh phục và cải tạo tự nhiên Khoa học gitip con

Trang 13

H ER: a a Ee CATE BE Ie a ee ee ñipntipnnipatliingtiittiitfi Ae EP TTT TT TT PA Ss sẽ fe Pel

người phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình,

từ đó dự báo về sự vận động, phát triển của chúng để định hướng cho hoạt động

của mình Những thành tựu khoa học và công nghệ được ứng dụng giúp con người khai thác các lợi thế sắn có trong tự nhiên, tạo ra các sản phẩm thoả mãn

nhu cầu về vật chất và tinh thần, cũng như hạn chế các điều kiện bất lợi mà giới tự nhiên có thể gây ra cho cuộc sống con người

2 Khoa học và công nghệ là biện pháp căn bản để con người tăng năng

suất lao động, phát triển sản xuất

Ý nghĩa của tăng năng suất lao động đã được V.ILênin để cập đến bằng câu nói nổi tiếng: “Năng suất lao động suy cho cùng là cái quan trọng, căn bản nhất, quyết định mọi trật tự xã hội”

Tăng năng suất lao động thực chất là tăng kết quả sáng tạo ra của cải vat

chất của mỗi đơn vị sức lao động tiêu hao Có nhiều nhân tố làm cho tăng năng

suất lao động song có hai nhân tố chính, đó là: hợp lý hoá, khoa học hoá tổ chức lao động và hiện đại hoá phương tiện, phương pháp lao động hoặc hiện đại hoá khoa học và công nghệ trong đó khoa học và công nghệ là nhân tố có khả năng rất lớn trong việc tăng năng suất lao động

Ngày nay trong nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với ý nghĩa nó quyết định năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ Do vậy, có nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Điều đó vừa thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vừa

thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển không ngừng để tạo ra các sản phẩm và

dịch vụ có “hàm lượng” khoa học và công nghệ cao

3 Khoa học và công nghệ là nhân tố củng cố từng bước tiến bộ của tổ chức lao động xã hội

Tổ chức tốt quá trình lao động xã hội là biện pháp tạo ra năng suất lao động cao; các ứng dụng khoa học và công nghệ trong tổ chức lao động sản xuất đã

giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự đổi mới căn bản của lực lượng

sản xuất xã hội Tuy vậy, thành công về tổ chức lao động xã hội sẽ không giữ được nếu nó không gắn liền với các thành tựu nào đó của kỹ thuật Trong thực

Trang 14

A ASA RR ứ _— Miiftliiiili HH tt in HH wee! GUM ANA TM heptane ae aa 0

tiễn, mỗi bước đổi mới về tổ chức lao động thường được củng cố bằng sự đổi

mới nào đó của khoa học và công nghệ

4 Vai trò động lực của khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh

tế — xã hội |

Khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy nhiều quá trình phát triển xã

hội khác như nâng cao dan trí, tạo nên sự đổi mới căn bản của lực lượng sản

xuất xã hội, thúc đẩy con người phải xã hội hoá lao động, xã hội hoá sở hữu, xoá

bỏ kiểu quan hệ sản xuất tư hữu - nguồn gốc của bất công và bóc lột, xây dựng

quan hệ sản xuất mới, tạo nên những tiền đề căn bản để xoá bỏ sự cách biệt giữa

lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nông thôn và thành thị, miền xi và miền núi, xố bỏ nguồn gốc của bất bình đẳng trong xã hội

5 Sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

Sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý giúp năng suất lao động quản lý tăng lên Đó là giải pháp cơ bản để tỉnh giảm bộ máy quản lý,

giảm chỉ phí quản lý mà không làm giảm khả năng quản lý

Loại hình lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động đặc biệt

Chỉ trên cơ sở nắm vững những đặc điểm của nó thì mới có thể tiến hành quản

lý xã hội một cách có hiệu quả Những đặc điểm của lao động khoa học và công nghệ là:

- Lao động khoa học và công nghệ là hoạt động trí óc mang tính sáng tạo nhằm tìm kiếm, phát hiện, ứng dụng những tri thức mới Đây là điểm khác biệt

cơ bản để phân biệt lao động khoa học với lao động sản xuất bình thường tức lao

động sản xuất mang tính lặp đi, lặp lại

- Lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động có tính rủi ro Vì nghiên cứu khoa học là loại lao động mang tính sáng tạo, tìm kiếm tri thức mới,

cái chưa biết, do đó cũng có thể thành công và cũng có thể thất bại; tri thức mới

có thể được tìm ra, được ứng dụng có kết quả hoặc không có kết quả trong thực

tiễn

- Lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động có tính kế thừa và tích luỹ Khi làm sáng tỏ quan hệ giữa khoa học hiện đại với khoa học cổ Hy

Trang 15

Lạp, Ph Ảngghen đã từng nói: Bất cứ sự phát triển nào của khoa học và công nghệ hiện đại cũng đều tìm thấy hình ảnh của nó thu nhỏ trong manh nha khoa học thời cổ đại Hy Lạp Hiểu cách khác, mỗi hoạt động nghiên cứu khoa học

hiện đại đều là sự kế thừa thành quả lao động khoa học và công nghệ của người đi trước, đều được tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người đi trước, những tri thức mới mà các nhà khoa học ngày nay sáng tạo ra tất nhiên

cũng sẽ được người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển

Tích luỹ của khoa học và công nghệ biểu hiện ở chỗ sự phát triển của bất

kỳ hoạt động khoa học nào đều phải qua thời gian thai nghén, thu thập và tích luỹ với lượng thông tin lớn có liên quan đến phương pháp, thủ pháp và hướng tư duy của công việc nghiên cứu ấy, đồng thời với chúng tiến hành phân tích, đánh giá, chỉnh lý, gia cơng một cách tồn diện mới có thể cung cấp những điều

kiện khả thi và cơ sở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới Ở mỗi khâu, mỗi bước nghiên cứu, tính tích luỹ này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối Cho

nên, những người làm công tác khoa học và công nghệ đều phải chú ý kế thừa,

_ tích luỹ, tiêu hoá và tiếp thu tri thức

Những đặc điểm trên của hoạt động khoa học và công nghệ có mối liên hệ

hữu cơ với nhau Trên cơ sở nhận thức đầy đủ những đặc điểm đó, hoạt động

quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mới đem lại kết quả Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đành sự quan tâm đặc biệt cho quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Tuy mức độ, hình thức tổ chức bộ máy có khác

nhau nhưng đều chung bản chất là nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước bằng công cụ của Nhà nước

II THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

1 Thành tựu

Thời gian vừa qua Đảng ta đã có một số Nghị quyết về khoa học và công nghệ như: Nghị quyết số 37 của Bộ chính trị (Khoá IV); Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (Khoá VI), Nghị quyết số 01 của Bộ Chính trị va N ghị quyết Trung

ương 7 (Khoá VII) Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) và Kết luận Hội nghị

lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (Khoá IX) Thể chế hoá đường lối, chủ

trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật,

Trang 16

STEED E1/591281M0MB101 CEES PST H8T112HH1101

đáng chú ý nhất là Luật Khoa học và Công nghệ đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 Việc thực hiện các văn bản trên đã bước đầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học và công | nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trang khủng

hoảng kinh tế — xã hội, tạo ra những tiền để cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lấy chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng Các vấn đề về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,

văn hoá và phát triển cũng đã được nghiên cứu sâu sắc hơn Việc nghiên cứu các di sản lịch sử, văn hoá, văn minh và con người Việt Nam tiếp tục có những

phát hiện mới Việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và phát triển lý luận nghệ

thuật quân sự Việt Nam đã đạt được một số kết quả -

Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần

vào thành công của công cuộc đổi mới -

Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế — xã hội, tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới Một số ngành nghiên cứu cơ bản đã xây dựng được đội ngũ các cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới

Các ngành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất

quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng, dầu khí, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu , xây dựng và củng cố quốc phòng — an ninh

Trang 17

peer 0190005111000 HART eA

Việc nghiên cứu về chính sách, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường bước đầu được quan tâm, Luật Môi trường đã được ban hành Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước trưởng thành, được tập hợp, có thêm điều kiện để phát huy khả năng và cống hiến cho sự nghiệp chung Đây là một yếu tố

quan trọng cho sự phát triển của đất nước

Có được những thành tựu trên đây, trước hết là do đường lối đúng đắn của

Đảng, do nhu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhờ sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khoa học và công nghệ

Mặt khác, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và

có nhiều cố gắng thích nghỉ với cơ chế mới; quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế

về kinh tế, khoa học và công nghệ được mở rộng

2 Yếu kém

Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiém năng sắn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực

Trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong quản lý Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước chưa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống còn thấp Tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động và môi trường sinh thái

Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ về phương diện lý luận Nhiều vấn để kinh tế — xã hội thiếu những dự báo khoa học Việc tổng kết thực tiễn bị coi nhẹ Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh

vực lý luận và khoa học xã hội chưa được khắc phục

Môi trường ở một số cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nặng nề Tình trạng chặt phá rừng, khai

thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, đánh bất thuỷ hải sản bằng các phương tiện

có tính huỷ diệt đang diễn ra rất nghiêm trọng

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tăng về số lượng, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ Số đông các cán bộ có trình độ cao đều đã lớn tuổi,

Trang 18

đang có nguy cơ hãng hụt cán bộ Không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm

trọng |

Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối, còn nhiều bất hợp lý Nông thôn và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và

công nghệ

Cơ sở vật chất — kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn,

lạc hậu; thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời

Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một bước, nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ

_ giữa nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất — kinh doanh và quốc phòng —

an ninh; giữa các ngành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và khoa học và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn Tỉnh thần hợp tác giữa các nhà khoa học,

š giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học còn yếu

ARR

Effintilptiidnirlielii

it

Nguyên nhân của những yếu kém trên đây là:

Một là, Các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền chưa thực sự coi phát triển

va

get:

et

khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, chưa tập trung trí tuệ, công sức

cho sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động khoa học và công nghệ Nhiều chủ

trương đúng đắn về khoa học và công nghệ trong các Văn kiện của Đảng chậm

được thể chế hoá về mặt Nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc

- Chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu chưa được khuyến khích và buộc các doanh nghiệp, nhất là

: doanh nghiệp nhà nước tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học và công

: nghệ Môi trường đầu tư và cạnh tranh chưa thuận lợi, chưa tạo được động lực

cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất — kinh doanh

- Chưa nhận thức đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển Đầu tư tài chính của Nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ còn thấp Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (khoá VI) quy định mức đầu tư tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không được chấp

hành nghiêm chỉnh (trong nhiều năm tỷ lệ này chỉ đưới 1%) Việc phân bổ và sử

dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chưa có hiệu quả Nhà _

Trang 19

SLi ane amen onan erty HO eels Ty Lae de 1iIitttrfttmaiiitim 1d S s Si mm =) mm zg = = Ss Ki = Ss BI = = = = = = BỊ S mã Si = 8 tại s Ñ mm đụ H0/9/1171/12018)

nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển khoa học và công nghệ

- Thiếu chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên còn mất cân đối về đào tạo và sử dụng Nhiều chính sách cán bộ chưa thoả đáng và không

kịp thời đổi mới Chế độ tiền lương mang nặng tính bình quân Lao động trí óc

chưa được đãi ngộ xứng đáng |

- Việc quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, quy chế giám định công nghệ chưa chặt chế nên nhiều thiết bị công nghệ lạc hậu được nhập vào nước ta, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và gây tác hại xấu đến môi trường

Hai là, quản lý khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường còn lúng

túng, bất cập Việc tổ chức phân bổ lực lượng còn phân tán Việc quản lý các

chương trình nghiên cứu còn mang nặng tính hành chính, còn dàn trải; chưa gắn chương trình nghiên cứu với chức năng và nhiệm vụ của cơ sở nghiên cứu, chưa dé cao tinh thần trách nhiệm và phát huy tính chủ động của cơ sở; thiếu sự kết hợp giữa chương trình kinh tế — xã hội với chương trình khoa học và công nghệ

Nhiều cơ quan khoa học chưa gắn với sản xuất, chưa chủ động phối hợp với địa

phương để ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ

Ba là, công tác Đảng, công tác chính trị - tư tưởng trong một số viện nghiên cứu, trường đại học còn yếu Tác dụng lãnh đạo của tổ chức đảng ở những nơi

này còn rất hạn chế Việc phát triển đảng trong trí thức vẫn chưa được quan tâm

đầy đủ

IV QUAN DIEM VÀ CHIEN LUGC PHAT TRIEN KHOA HOC VA CONG NGHE Ở VIỆT NAM

1 Quan điểm

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng

nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ tổ quốc Các quan điểm của Đảng về khoa học và công nghệ được thể hiện cụ thể và phát kiến qua mỗi thời kỳ, nhằm giải quyết các nhiệm

vụ chủ yếu của cách mạng, đồng thời xây dựng tiềm lực khoa học cho những

bước phát triển kế tiếp của đất nước Đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VI (tháng 12 năm 1986) đến nay những quan điểm đúng đắn của Đảng về phát

Trang 20

Jee an nn en are ATSDR LTB TE AMOS RT aT Pan triển khoa học và công nghệ đã tạo động lực cho kinh tế - xã hội đất nước ngày một phát triển

Sau hơn 10 năm thống nhất đất nước, nền kinh tế — xã hội gặp nhiều khó

khăn do cơ chế quản lý tập trung bao cấp Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, đề

ra đường lối đổi mới, trước hết là đối mới trong nền kinh tế từ tập trung bao cấp

sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội khẳng định

khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn điện đất

nước và chỉ rõ phương hướng hành động “nhằm trước hết phục vụ cho ba chương trình mục tiêu”: Lương thực — thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Mục tiêu được xác định và một số cơ chế quản lý được tháo gỡ dần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khoa học chủ động hoạt động phục vụ các

yêu cầu của nền kinh tế nhiều thành phần Hợp tác quốc tế cũng dần dẫn được

mở rộng, việc giao lưu thông tin và phát triển nhiều hình thức hợp tác đã và _ đang làm cho hoạt động của khoa học và công nghệ thêm phong phú

Tháng 6 năm 1991, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII khẳng định quan điểm: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”; khoa học và công nghệ và giáo dục - đào tạo đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, “là một động lực của đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” Đảng còn chỉ ra phương hướng cụ thể cho khoa học và

công nghệ: “Hoạt động khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở khoa học

cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế — xã hội, góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước” Nghị quyết Đại hội còn đề ra cho khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ nhiệm vụ trọng điểm riêng, đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trước Đại hội VII, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (30-3-1991): “Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới” đã khẳng định rõ quan điểm của

Trang 21

= a SS aS = E = s = SS 5a acl S = BS & MIHHIIBIHIHIRDNMIIDDPIJVNIDRBHHIBHI THÍ HT H71118———— SH 101000 00 1Ú THỊ A

Đảng ta về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc đưa đất

nước thoát ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế — xã hội Đảng thừa

nhận đội ngũ cán bộ khoa học là lực lượng nòng cốt của công cuộc đổi mới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nghị quyết quán triệt quan

điểm xây dựng, phát triển nền khoa học và công nghệ nước ta, thể hiện trong 3 nội dung sau:

+ Xây dựng luận cứ khoa học cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cho

- các quyết định lớn của Đảng và Nhà nước

+ Là công cụ để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá đất nước

+ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục thế giới

quan khoa học, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam,

xây dựng nền khoa học tiên tiến của nước ta

Để thực hiện được 3 nội dung trên, Nghị quyết còn chỉ rõ những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản cho khoa học và công nghệ trong những năm trước mắt và xác định khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cần phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết những

nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế — xã hội

Hơn hai năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội VỊ, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Những thành tựu đó đã và đang tạo ra những tiền

đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một

bước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1 năm 1994) khẳng định “cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa”

Đối với khoa học và công nghệ, Hội nghị đã xác định rõ phương hướng hoạt động là “tập trung nghiên cứu ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đẩy mạnh công tác nghiên cứu một cách thiết thực, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 22

Đến Nghị quyết trung ương 2 khoa VIII, Van kiện đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX, kết luận của Hội nghị trung ương 6 khoá IX, một lần nữa Đảng ta

tiếp tục thể hiện quyết tâm đưa khoa học và công nghệ vượt lên trên một bước

: tạo nền tảng để phát triển toàn diện nền kinh tế — xã hội, với những quan điểm

chỉ đạo sau đây:

- Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh

TE

er

tế — xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vừng độc lập dân tộc và xây dựng thành

công chủ nghĩa xã hội Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước phát bằng và dựa

vào khoa học và công nghệ Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến

khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ EC CHO EER OEE ET OTHE:

_~ Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất

I]/NHVNNMTM cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng

cố quốc phòng, an ninh

HOTU

TT

Khoa học và công nghệ gắn với giáo dục va đào tạo, khoa học tự nhiên và

kỹ thuật gắn với khoa học xã hội và nhân văn

- Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị — xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học và công nghệ

- Phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với tiếp thu

thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới

- Phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường

sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững

Nhìn lại chặng đường lịch sử lãnh đạo cách mạng và đặc biệt từ năm 1986 đến nay Đảng ta luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của khoa học và

công nghệ trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao trình độ văn minh

° xã hội Bởi lẽ đó, ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, Đảng có quan điểm thích

hợp để huy động mức cao nhất năng lực cách mạng, đồng thời cũng chủ trương

chuẩn bị đào tạo một đội ngũ cho giai đoạn sau, vì con người là yếu tố quyết

định, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển

2 Chiến lược

20

Trang 23

: ta Foor eee eee ee TEAL Onis en RT CA EY if : ae HPN PEAS RS PPT Eo ee ee ee EA a

Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế — xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm và lãnh đạo sát sao đối với hoạt động khoa học và công nghệ Chiến lược phát triển khoa

học và công nghệ đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng và được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Cụ thể, định hướng chung của chiến lược khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020 là:

- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết sâu sắc quá

trình đổi mới đất nước Xây dựng, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ

thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ

trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng — |

an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ bên ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự

phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI

Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiểm lực khoa học và công nghệ của nước nhà: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất — kỹ

thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền

khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại

hoá

Nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ: - Khoa học xã hội và nhân văn

Trang 24

a š a = = ặ SS 8 8 = S a ES Fas] xs & = š = = š Ễ Bi š TATRA, TARA OE TE TY

+ Vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin |

và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đối trong các quan hệ

quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

+ Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội —- giai cấp, nghiên cứu lý luận và chính sách quản lý kinh tế — xã hội trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề đảng cầm quyền và xây dựng đẳng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa

+ Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, để xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

+ Nghiên cứu các vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thời đại, kế - thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu những tỉnh

hoa văn hoá thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, làm chỗ

dựa cho việc giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và

tỉnh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta Xây dựng

nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc |

+ Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh cứu

nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học và nghệ

thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới

+ Nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự của các

nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương - Khoa học tự nhiên

Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự

nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, các khoa học về trái đất và biển ) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả

Trang 25

Ệ = = Si = = es = = a mg li E s8 EB Ễ : - = s PARA a ụ ES Soap Dd Ee Ree PO at HÈDS07020101 DEN

thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ

tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới Chú trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự

phát triển của khoa học và công nghệ

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành

kinh tế trọng điểm như cộng nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông

lam — hai san, cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, khai thác chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và

sử dụng năng lượng, y dược Phát triển một số ngành công nghiệp biển Ứng

dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

- Tiềm lực khoa học và công nghệ

Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả năng tiếp

thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công nghệ tiên tiến từ

nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm căn cứ khoa học cho các quy

hoạch, kế hoạch phát triển

Đến năm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiểm lực khoa học và công nghệ như: tỉ lệ phần trăm tổng thu nhập

quốc dân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu — triển khai trên một vạn dân, số phát minh, sáng chế được đăng ký cấp giấy chứng nhận v.v

Trang 26

EE

CHUONG 2

NOI DUNG QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VA CONG NGHE I - SUCAN THIET KHACH QUAN PHAI QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VÀ

CONG NGHE

Ở nước ta, có thể hiểu quản lý xã hội về khoa học và công nghệ chủ yếu được thực hiện bởi chủ thể quản lý là Nhà nước Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là sự thực thi quyền hành pháp của nhà nước, của dân đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm đạt mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh

Nói đến quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chúng ta cần chú ý đó là một hệ thống bao gồm cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý khoa học và công nghệ Ba bộ phận này có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau trong quá trình quản lý cũng như trong công cuộc

đổi mới quản lý

Hoạt động khoa học và công nghệ là một loại hình lao động có tính đặc

thù Do vậy, cần phải được Nhà nước điều chỉnh, quản lý ở mức độ nhất định Cụ thể xuất phát tự những lý do sau:

1 Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động có tính xã hội cao,

thiếu sự can thiệp của Nhà nước hoạt động này khó thành công

Tính xã hội của hoạt động khoa học và công nghệ thể hiện ở các mặt sau đây:

Mội là, nó đòi hỗi sự tham gia của đông đảo các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp người, các bộ phận xã hội có những hoạt động chủ đạo nào đó rất xa biệt nhau, nhưng lại cần sự đồng bộ, đồng hướng ở mức độ cao

Ở tầm nhìn chung nhất chúng ta có thể dễ thấy, sự tiến bộ khoa học và công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào sự nỗ lực cao của ít nhất bốn bộ phận

xã hội sau đây: Ngành giáo dục quốc gia, với lực lượng cụ thể là hệ thống nhà

Trang 27

iFGAGLp payin test ag tool LS Hr CS fe Ei n8 n6 0n ah J8U9NMtft00900WMlhitauunnu TE ss Sa = =

trường và đội ngũ giáo viên; đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học và hệ thống

các cơ sở, viện, trung tâm, trạm, v.v nghiên cứu của họ; Hệ thống các cơ sở công nghiệp chế tạo máy móc, nơi biến các ý tưởng khoa học và công nghệ hiện

đại thành các phương tiện vật chất để từ đó trang bị cho các ngành sản xuất của

xã hội và cho chính đời sống của mỗi gia đình hoặc các cộng đồng sinh sống đủ mọi quy mô; và cuối cùng là chính những con người, với tư cách “người sử dụng” các thành quả vật chất nói trên của khoa học và công nghệ mới vào sản xuất hoặc đời sống Có đồng bộ hoá sự phát triển của cả bốn lực lượng mới có khả năng tiến xa hơn

Hai là, nó đồi hỏi sự nối tiếp liên tục các hoạt động nghiên cứu của nhiều thế hệ, như một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ

Do tính xã hội cao như trên của hoạt động khoa học và công nghệ nếu

không có sự can thiệp của Nhà nước sẽ không thể đồng bộ hoá hành động của

các lực lượng, các thế hệ trong hoạt động phát triển khoa học và công nghệ Mỗi khâu, mỗi thời đại sẽ vì lợi ích trực tiếp của mình mà hành động, chứ không tính

được đầy đủ lợi ích toàn cục hoặc lợi ích mai sau

Nhà nước, với vai trò, vị trí, quyển uy của mình, mới có thể giải quyết được

các vấn đề nhằm xã hội hoá cao sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ Mà

không chỉ xã hội hoá, trong một số lĩnh vực còn cần quốc tế hoá hoạt động này Vấn đề quốc tế hoá hoạt động khoa học và công nghệ đã và đang xảy ra trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, trái đất, trong khoa học về đấu tranh giai cấp, vì hoà bình và chủ nghĩa xã hội

_2 Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động cần vốn lớn, nhiều rủi ro, thời hạn thu hồi vốn khó lường

Không phải nhu cầu về vốn trong chương trình nghiên cứu khoa học nào cũng lớn, nhưng ai cũng biết, trong nghiên cứu khoa học có những chương trình

nghiên cứu mà bản thân các nhà khoa học không thể đủ khả năng tài chính để tiến hành Ngoài ra, còn có những chương trình nghiên cứu mà họ đầu tư kéo dài

đến mức, đời sống của một con người chưa đủ để đón nhận kết quả

Trong nghiên cứu khoa học còn có sự rủi ro Sự rủi ro trong nghiên cứu

khoa học thường xảy ra dưới hai dạng: 25

Trang 28

PTIH1MJBTERIfUIP®hfinftm

- Kết luận thu được không có giá trị sử dụng, do đó không sinh lợi cho người nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu không được ứng dụng, mặc dù kết quả đó không thuộc loại trên Đó chính là số phận của các phát minh đi quá sớm so với các |

yếu tố khác, khiến nó trở nên “cô độc” Đó cũng là số phận của các phát minh

quá chậm, ra đời không kịp thời, mặc dù khi lập chương trình nghiên cứu, đề tài đó có tính thời sự Do việc nghiên cứu quá dài, nhu cầu qua đi, kết quả nghiên

cứu trở nên lỗi thời — _

Vì các khó khăn trên mà có những lĩnh vực tri thức của nhân loại bị bỏ trống ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Nhưng các nhà khoa học không có khả năng chịu được các tổn thất trên nên cần phải có Nhà nước quản lý, là “nhà tài trợ”, người “đỡ đầu”, “bảo hiểm” Các vai trò đó cũng đã từng do tư nhân đóng, như “các ông bầu”, các nhà đầu tư, v.v Tuy vậy, đó không thể là giải pháp căn bản Ngoài ra, các giải pháp đó cũng phát sinh nhiều quan hệ xã hội

phức tạp, khiến nhà nước phải tham gia điều chỉnh |

3 Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ chứa đựng nhiều quan hệ

lợi ích phức tạp, có thể dẫn tới các tranh chấp mà chỉ có Nhà nước mới có thể dàn hoà, bảo vệ lợi ích chính đáng, xử lý công bằng với các bên quan hệ

- Trong hoạt động khoa học và phát triển công nghệ có một số quan hệ lợi

ích điển hình sau đây:

Một là, quan hệ giữa các nhà khoa học và công nghệ có cùng đối tượng và

kết quả nghiên cứu |

Khách thể điển hình của quan hệ này là các kết quả, mà các nhà nghiên cứu

có thể tranh giành nhau một cách vô tình hoặc hữu ý Có thể có trường hợp song trùng kết quả nghiên cứu từ các hoạt động độc lập của các nhà khoa học với

nhau Tranh chấp phát sinh, Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh quan hệ nói

trên, sao cho xác định được công minh công lao, thành tích của họ, loại trừ

không chỉ hành vi gian trá

Hai là, quan hệ giữa các nhà khoa học trong cùng một chương trình, hoạt động nghiên cứu, có thành quả nghiên cứu chung Khách thể trong quan hệ này

chính là tên tuổi và thu nhập, gắn liền với kết quả nghiên cứu mà họ chung sức

Trang 29

S 3 isa

tạo ra Các bất công có thể xảy ra là sự phân chia lợi ích vật chất và quyền tác g1ả giữa những người cùng nghiên cứu

Ba là, quan hệ giữa các nhà khoa học trong hệ thống các bậc thang danh giá khoa học Ở đây không phải là sự tranh chấp lợi ích mà là sự thiết lập một

trật tự danh vi khoa học, thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng của cộng đồng đối

với những người có công khai sáng văn minh cho cộng đồng Cần phải giải quyết vấn đề sao cho có sự tương đồng giữa “Danh” và “Thực”, giữa “Thế” và

“Lực”, tránh tình trạng hữu danh, vô thực

Bốn là, quan hệ giữa các bên có sự hợp tác chuyển giao kết quả nghiên cứu,

triển khai, ứng dụng Trong mối quan hệ chung, loại này có các quan hệ cụ thể

như, quan hệ giữa các nghiên cứu viên làm thuê cho các “ông chủ”, giữa các nhà

công nghiệp, chuyên chế tạo máy móc, thiết bị theo các sáng chế, phát sinh của

các nhà kỹ thuật, với các tác giả của các sáng chế, phát minh đó, quan hệ giữa các nhà công nghiệp nói trên với nhau trong việc cùng thực hiện các thiết kế, từ

đó có thể có sự gian lận kiểu đáng công nghiệp của nhau, v.v °

4 Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có liên

quan trực tiếp và rất hệ trọng đến tiềm năng quốc phòng của mỗi quốc gia

Trước hết, vấn đề quốc phòng được nói đến ở đây không thuần tuý là vấn

đề quân sự, mà nói tới khả năng chung của quốc gia trong việc bảo vệ đất nước

Với tầm nhìn đó, hoạt động khoa học và công nghệ cần phải được bảo vệ như là bảo vệ nơi xung yếu nhất của đất nước Đó là vì:

- Nó là nơi sản sinh ra các bí quyết cho sức mạnh quân sự từ yếu tố con ngudi

- Nó là nơi chứa đựng các bi quyết tạo ra sức mạnh kinh tế, một yếu tố cũng được coi là trực tiếp của sức mnạnh quốc gia nói chung, sức mạnh quân sự nÓI riêng

Điều cần nói là các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại là sản phẩm

vừa thuộc quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả của nó, vừa liên quan đến tiềm năng kinh tế, quốc phòng của quốc gia Cần phải lý giải như thế nào về thẩm

quyền của cộng đồng đối với các vật sở hữu, vốn là của cá nhân công dân, nhưng lại liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng, thậm chí cả dân tộc

Trang 30

Nghiêng về một phía nào đều không đúng Dù sao, Nhà nước nhất thiết phải quan tâm quản lý các sản phẩm trí tuệ này, coi nó như là tài sản quốc gia, dù

nguồn gốc đích thực của nó thuộc về ai

5 Sản phẩm khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, mang tính chính

trị, giai cấp rõ rệt

- Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu các quy luật phát triển xã hội, từ đó rút ra các kết luận cho hành động đấu tranh cải tạo xã hội Với tính chất là vũ

khí lý luận cho cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, khoa học xã hội không thể không

mang “tính đảng” Mà Đảng và Nhà nước có mối quan hệ hữu cơ với nhau qua

mối quan hệ ba vế: Đảng — giai cấp — Nhà nước

- Do mối quan hệ như thế Nhà nước nào cũng, một mặt phải nắm vững lực lượng các nhà khoa học xã hội, coi họ như là đội ngũ những người lính tiên phong trên mặt trận lý luận chính trị - xã hội, phục vụ quá trình thống trị của Nhà nước Mặt khác, Nhà nước đó phải lãnh đạo đội ngũ các nhà khoa học xã hội tiến hành giải quyết các vấn đề lý luận chính trị — xã hội sao cho tạo được

môi trường dân trí phù hợp và thích ứng với đường lối chính trị — pháp lý mà

Nhà nước đó chủ trương Chính vì những lý do như trên, Nhà nước nào cũng phải xây dựng cho mình một đội ngũ các nhà khoa học, trước hết là các khoa học phục vụ trực tiếp cho sự tồn tại và hưng thịnh của chế độ chính trị — nhà

nước mà Nhà nước đó theo đuổi

6 Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ cần có những điều kiện

tiền đề mà chỉ có Nhà nước mới có thể tạo ra được |

Những lý do đã nêu ở trên trong chừng mực nào đó đã là những điều kiện tiền để, mà thiếu nó thì sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ không thể

tiến triển được Tuy vậy, cũng cần làm rõ thêm một số điều kiện tiền dé cho su phát triển khoa học và công nghệ mà chỉ có Nhà nước tác động vào thì chúng

mới có thể iạo ra được Đó là:

- Một quan hệ sản xuất phù hợp và thích ứng với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất

Điều kiện này có ý nghĩa về hai mặt:

28

Trang 31

vRNA SEU Tia Aa "RHHHHMISHIHHI

Một là, đối với chính lực lượng làm khoa học Nếu không có một chế độ dân chủ đúng mức trong việc làm khoa học, nếu đưa hoạt động này thuần tuý trở

thành hoạt động hành chính sẽ triệt tiêu mọi động lực nghiên cứu khoa học Hai là, đối với môi trường kinh tế, nơi khoa học và công nghệ có thể tìm

được đất sống của nó, thị trường của nó Chúng ta đều biết, hoạt động khoa học không có mục đích tự thân khoa học phải vì đời sống Đời sống mà khoa học phục vụ chính là nền sản xuất xã hội Nếu nền sản xuất xã hội không có được sự

tự do phát triển, không coi khoa học và công nghệ hiện đại là phương tiện quan

trọng cho sự phát triển, thì hoạt động khoa học sẽ không có được một thị trường đầy tính tự chủ, hấp dẫn, thúc đẩy nó tiến tới Nền kinh tế bao cấp với việc làm

cho các danh nhân không cần quan tâm đến hiệu quả, chính là đã làm cho sự tiến bộ khoa học và công nghệ trở nên vô ích đối với các nhà sản xuất — kinh

doanh thời bao cấp Nhưng khi người sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm và có chủ quyền nhất định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chính họ sẽ tìm đến các thành tựu mới của khoa học và công nghệ hiện đại

- Sự thống nhất cao trong ý chí, phương hướng phát triển khoa học và công nghệ giữa các bộ phận cấu thành lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước

_ Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: Muốn hạnh phúc trăm năm phải trồng người Điều này cũng đúng đối với sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại: phải

trồng người Do đó cần có tầm nhìn xa xác định rõ ý chí và định hướng của cả

dân tộc trong sự phát triển khoa học và công nghệ, làm nền cho việc phát triển nền giáo dục quốc gia, cho việc xây dựng các chương trình nghiên cứu cơ bản của đất nước, cho sự đầu tư xây dựng ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy

móc thiết bị, cho sự định hướng tích luỹ và tiêu đùng một cách văn hoá của dân

- Sự hợp tác thường xuyên và ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế

Hơn mọi lĩnh vực, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

cần có sự giao lưu quốc tế Sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn lao, vì nó tiết kiệm chỉ phí, rút ngắn sự đi vòng, sự mò mẫm

Trang 32

EL EE ‘penn

- Dân trí cao cũng là một trong những điều kiện tiền đề để phát triển khoa học và công nghệ Đó là nền tảng để sinh ra lực lượng các nhà khoa học và công nghệ hiện đại, đồng thời là động lực thúc đẩy sự hoạt động của lực lượng làm công tác khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân

- Vốn lớn là điều kiện không thể thiếu được để phát triển khoa học và công nghệ một cách bền vững Như đã trình bày ở các phần trên, sự phát triển bền

vững của khoa học và công nghệ phải là sự phát triển toàn diện, đồng bộ, từ - khâu giáo dục và đào tạo đến khâu cuối cùng, trực tiếp là dân trí của cả cộng đồng Đó là một sự nghiệp phải đầu tư, trong đó có những việc do cá nhân công dân phải làm, có nhiều việc phải do Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện

II NGUYEN TAC, PHUONG PHAP QUAN LY VE KHOA HOC VA CONG NGHE 1 Nguyén tac

Giống như quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ có những

nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đối

tượng quản lý là hoạt động khoa học và công nghệ Mỗi nguyên tắc trên thực tế

không vận dụng riêng rẽ mà phối hợp nhuần nhuyễn với các nguyên tắc khác mới có thể phát huy tác dụng trong thực tế

1.1 Nguyên tắc thống nhất giữa khoa học và kinh tế

Đây là nguyên tắc có tính bao trùm, người làm quản lý khoa học và công

nghệ phải luôn luôn tạo ra điều kiện để tự gắn mình một cách có ý thức với các

hoạt động kinh tế Sự thống nhất này phải thể hiện trên tất cả các mặt kế hoạch, đầu tư, tổ chức thực hiện Trong đó các văn bản quy phạm pháp luật phải được

lồng ghép trong các văn bản hành chính Chính sách, pháp luật, kế hoạch, biện pháp, tổ chức, đầu tư đều phải gắn bó với kinh tế nếu không thì không thể thực hiện được hoặc có thể thực hiện được nhưng hiệu quả tác dụng phát triển kinh tế

— xã hội kém |

1.2 Nguyên tắc kết hợp lực đấy khoa học với sức kéo thị trường

Nội dung nguyên tắc này là mọi chủ trương, biện pháp quản lý khoa học và công nghệ đề ra phải căn cứ nhu cầu thị trường, làm gì cũng cần bám sát nhu

cầu thị trường, chính thị trường tự nó có sức hút các kết quả nghiên cứu một

cách mạnh mẽ; mặt khác sự chủ động và sáng tạo từ phía các tập thể khoa học

Trang 33

1 ith 1ù rR EE PRE IIi000Iiiutiiiitiitlittiitiiinifi A SOA

có tác dụng thúc đẩy, gợi ý, mở đường cho sản xuất kinh doanh Nhưng nếu sự

chủ động này không căn cứ vào thực tế sẽ dẫn đến chủ quan duy ý chí, đưa ra những giải pháp mà thực tế khó chấp nhận, kém hiệu quả

1.3 Nguyên tắc kết hợp tập trung chỉ đạo của Chính phủ với dân chủ sáng tạo của toàn dân

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, sự tập trung nguồn lực, nỗ lực vào một đích là nhân tố quyết định thành công giải quyết vấn đề, dù đó là kinh tế hay khoa học, công nghệ Sự chỉ đạo của Chính phủ hay các cơ quan chính phủ một cách tập trung trong từng thời gian giải quyết dứt điểm từng vấn đề có ý nghĩa quyết định, nhất là trong hoàn cảnh nội lực còn hạn chế Trong khi đó, giải quyết các bài toán kỹ thuật, công nghệ thì đòi hỏi sáng tạo, linh hoạt cao độ Phát huy sáng tạo của mọi thành viên, đa dạng hoá các phương án, biện pháp sẽ tạo điều kiện có được những biện pháp hữu hiệu nhất có thể Người làm quản lý khoa

học công nghệ cần nắm vững nguyên tắc này

1.4 Nguyên tắc phân công, phân cấp

Công việc phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ muốn làm có hiệu

quả phải có sự phân công, phân cấp rành mạch Như thế, mỗi cấp tập trung vào

một loại việc, trên cơ sở đó phối hợp với nhau phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống Trung ương không làm thay công việc của địa phương Địa phương không đập khuôn tổ chức của trung ương, kế hoạch của trung ương

1.5 Nguyên tắc tham gia rộng rãi của toàn thể cộng đồng

Tiến bộ khoa học và công nghệ về bản chất, là một quá trình xã hội Mỗi thành viên của cộng đồng dân cư đều có vai trò nhất định trong quá trình đó theo cơ chế hút - đẩy nói trên Các quyết định trong quản lý nên cho dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Hiệu quả sẽ được nâng cao vì cơ chế đó có tác

dụng kiểm soát xã hội, phát huy sáng kiến cộng đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ Nguyên tắc đấu thầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những cơ chế để thực hiện dân chủ trong khoa học Ai ai cũng

có quyền tham gia, từ đó chọn người giỏi nhất, hiệu quả nhất Trên tầm vĩ mô,

công việc quản lý khoa học công nghệ không thể khoán trắng cho một Bộ, một ngành chịu trách nhiệm, mà phải được các bộ các ngành tham gia, đề xuất, thực

Trang 34

=i si Si “ai LEO A ES Ae TST ATE TE

hiện Mỗi để án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đều phải quan tâm đến nội

dung khoa học trong đó, phải nghiên cứu nếu cần thiết, phải đầu tư cho công tác

khoa học để phục vụ lại chính mình Nguyên tắc xã hội hoá trong quản lý khoa

học công nghệ rất thời sự đối với nƯỚC ta |

1.6 Nguyên tắc kế thừa và phát triển, tuần tự kết hợp với nhảy vọt

Sự phát triển của công nghệ luôn luôn có tính kế thừa Chỉ lĩnh hội được

thành tựu của thế hệ trước, những nước đi trước ta mới làm ra được kết quả thực sự có ý nghĩa mới, sáng tạo Sự sáng tạo có kế thừa là sáng tạo gấp đôi, gấp ba cái đáng ra có thể làm được, và do vậy nâng hiệu quả lên gấp bội phần tương ứng Trong quản lý cần có biện pháp tránh trùng lắp những cái đã được người

khác, nước khác nghiên cứu, mà phải kế thừa những cái đó Trên tầm vĩ mô

cũng tương tự, nước ta lấy nhập công nghệ là chính, sở đĩ cũng là để tiết kiệm

nguồn lực quá ít ỏi, nhằm vào thích nghĩ, sáng tạo công nghệ Chiến lược “làm một số, mua một số” là thể hiện cụ thể của nguyên tắc kế thừa và phát triển trên _ bình diện hợp tác quốc tế Chính qua chiến lược này một nước nghèo mới có thể

đi tắt, bứt lên đổi kịp các nước phát triển 2 Phương pháp

Trong quá trình quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cũng như nhiều nh vực quản lý khác, có mấy nhóm phương pháp chính sau đây:

2.1 Phương pháp điều tiết bằng pháp luật

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quản lý nhà nước đối với khoa học và công nghệ Mọi chủ trương, đường lối chiến lược, định hướng của Chính phủ đều được thực hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắt

buộc đối với đối tượng cần quản lý Việc chậm hoặc không được thể chế hoá các chủ trương này là biểu hiện của sự bất cập lớn trong phương pháp quản lý Phương pháp này quan trọng tới mức đã trở thành chức năng thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước

2.2 Phương pháp vận dụng các công cụ hành chính

Tương tự như biện pháp pháp chế, công cụ hành chính trong tay các cơ

quan quản lý là quyền hạn đặc biệt chỉ các cơ quan hành chính mới có nhằm điều hành hoạt động Phương pháp này phát huy tác dụng trực tiếp và nhanh

Trang 35

me ea ite ODL APE ATA DEED TDD ADDER TE PTE a a a tit TDD PE TA '1070DDITIIIDRBNNBIRNNSNHHH00D0000180n0080n01nM đa 28/0000 T030 fi Trữ tin

chóng khi thực hiện các quyết định quản lý Nhưng do tính chất trễ nhịp và tính không thể tách rời của nhiều hoạt động khoa học khỏi các hoạt động kinh tế - - xã hội khác nên biện pháp hành chính có giới hạn nhất định Việc lạm dụng các

biện pháp hành chính sẽ gây tác động tiêu cực đến phát triển lâu dài của khoa học nếu không cân nhắc kỹ

2.3 Phương pháp vận dụng các biện pháp kinh tế

Biện pháp kinh tế rất có hiệu quả, tác dụng lâu dài, nhưng do tính không tách bạch của khoa học và công nghệ với sản xuất nên khó áp dụng Ngoại trừ các biện pháp đầu tư tài chính là những biện pháp trực tiếp, thông thường chỉ được vận dụng tổng hợp trong các gói biện pháp của tổ chức sản xuất kinh doanh mà không áp dụng riêng cho khoa học và công nghệ nào đó Chẳng hạn miễn thuế, trợ giá, cho vay lãi suất ưu đãi thực chất là những biện pháp đầu tư tài chính gián tiếp của Chính phủ cho nghiên cứu - triển khai thường nằm trong các gói chính sách chung, không thể dành riêng cho một cơ quan, cá nhân nào

II BỘ MÁY, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1 Bộ máy ca

Quản lý về khoa học và công nghệ ở nước ta bắt đầu từ khi chính quyền nhân dân ra đời, đánh dấu bằng việc ban hành Sắc lệnh số 16/SL ngày 04 tháng

3 năm 1959 của Chủ tịch nước về việc thành lập Uỷ ban khoa học nhà nước Việc ra đời của cơ quan này đặt dưới sự quản lý của Chính phủ và quản lý toàn

bộ hoạt động khoa học và công nghệ của quốc gia Uỷ ban khoa học nhà nước

sau nhiều lần thay đổi tên gọi và cơ cấu đã trở thành Bộ Khoa học và Công nghệ, một cơ quan nhà nước chun mơn hố về quản lý tách khỏi chức năng nghiên cứu khoa học, là cơ quan thành viên của Chính phủ và hình thành bộ

máy chân rết ngành dọc tới các tỉnh, thành phố, các bộ ngành của nền kinh tế quốc dân Tại 64 tỉnh, thành phố đều có các Sở Khoa học và Công nghệ Các bộ,

ngành mỗi bộ đều có các Vụ quản lý khoa học và công nghệ và chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong ngành mình Đây là hệ thông chuyên quản, công cụ đắc lực thực thi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Trang 36

Hiện nay, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm: * Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Hằng năm Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện

pháp để phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu

tư phát triển khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ

* Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc

thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các đẻ án vẻ phương

hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ,

phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc hình thành các

ia

EES

A

ngành, lĩnh vực kinh tế — kỹ thuật trên cơ sở công nghệ mới và công nghệ cao

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và trình Chính phủ đề án về quy hoạch mạng lưới các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước Xây dựng và trình Thủ tướng Chính

M7

_ phủ về điều kiện thành lập và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp khoa học

và công nghệ, cơ chế đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, biện pháp thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ

khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước, sử dụng, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; - Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình PES ETO ALAR eR Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phù HOR er

hợp với sự phát triển kinh tế — xã hội và đặc thù riêng của hoạt động khoa hoc và

ˆ công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

Trang 37

việc đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức

dịch vụ khoa học và công nghệ

- Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các Quỹ phát triển khoa học và công

nghệ Quốc gia theo quy định của Chính phủ;

- Tổ chức thẩm định, giám định nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư nhóm A, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; thống nhất quản lý hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, tư vấn về chuyển giao công nghệ;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;

- Thường trực Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia; Hội đồng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

* Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực được phân công; đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ để giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của Chính phủ

* Uỷ ban nhân dân các cấp

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương, chịu trách nhiệm về hoạt

động khoa học và công nghệ tại địa phương: có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố; tổ chức áp dụng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống tại địa phương; bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ của địa phương mình

Giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về khoa

Trang 38

chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,

đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn của Bộ Khoa

học và Công nghệ

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản „ lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương theo sự phân cấp của Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh

Tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong quản lý nhà

nước về khoa học và công nghệ là Phòng Kinh tế Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Khoa học

và Công nghệ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

2 Nhiệm vụ

2.1 Nha nước điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ cũng như các quan hệ có liên quan tới hoạt động này

- 2.1.1 Phân loại quan hệ cần điều chỉnh PDEs ey HOS ae AHR TUT SEEN Re

- Phân loại theo phạm vi quan hệ ta có:

+ Quan hệ nội bộ lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ Đó là, các

PPL

quan hệ diễn ra giữa các công dân hoặc tổ chức làm khoa học và công nghệ + Các quan hệ liên đới Đó là quan hệ giữa các chủ thể làm khoa học và công nghệ với các chủ thể hoạt động trên các lĩnh vực khác nhưng có liên quan

tới các chủ thể hoạt động khoa học và công nghệ

- Phân loại theo mục đích quan hệ, ta có:

+ Các quan hệ hợp tác Đó là các quan hệ được thực hiện giữa các chủ thể có nhu cầu phối hợp hành động với nhau để thực hiện tốt hơn hoạt động nghiên Lh ABD DTTP ASIST TY

cứu khoa học và công nghệ của mình

+ Các quan hệ phân phối (phân chia lợi ích) Đó là các quan hệ giữa các

‹ chủ thể làm cho khoa học và công nghệ trong việc chia lợi ích Nói cách khác,

họ liên quan đến nhau về một lợi ích nào đó

- Phân loại dựa vào chủ thể quan hệ, có:

+ Quan hệ giữa các nhà khoa học với nhau

+ Quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức làm khoa học với nhau 36

Trang 39

Việc nắm vững các giác độ, xem xét như trên giúp Nhà nước nhận mặt các

chủ thể quan hệ xã hội và Nhà nước cần phải điều chỉnh các quan hệ của họ, sao cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh của Nhà nước cũng như của công dân

2.1.2 Muc dich điều chỉnh của Nhà nước

Mỗi Nhà nước có mục đích riêng khi điều chỉnh các hoạt động khoa học và công nghệ Với từng quan hệ cụ thể, trong từng thời kỳ cụ thể sự điều chỉnh cũng có mục đích cụ thể riêng của nó Tuy thế, ngoài mọi nét riêng có thể, nét chung nhất trong mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của mọi Nhà nước đều là:

- Tạo nên sự thống nhất hành động cao giữa các lực lượng bộ phận, cấu

thành tổng lực lượng hoạt động khoa học và phát triển cơng nghệ của tồn xã

hội, sao cho sự nghiệp chung đó tiến triển nhanh chất, hiệu quả nhất cho toàn xã

hội Nói cách khác, mục đích thứ nhất của quản lý Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ là hiệu quả cao của hoạt động khoa học và cơng nghệ

, của tồn xã hội

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi thành viên, tham gia vào quá trình phát

fiiiiuittiiililiiitllultfttlitiilBifillfiiiltifiiitrllilifitittitiiffi triển khoa học và công nghệ của toàn xã hội, sao cho không ai có công mà bị

thiệt thòi, bị cướp công, cũng như không ai có thể trà đạp lên công lao và danh tiếng của người khác Nói cách khác là mục đích thứ hai của quản lý Nhà nước eS li Km eS et S aS & đối với hoạt động khoa học và công nghệ là sự công bằng, văn minh trong quan RANRPOS hệ giữa những người, những lực lượng làm khoa học và công nghệ TELAT HAAN

2.1.3 Các hướng quan tâm cần có của Nhà nước khi điều chỉnh

Nhà nước thường quan tâm điều chỉnh các quan hệ liên quan tới các vấn đề

3118188110111

sau đây:

- Hướng hoạt động của các cá nhân, các bộ phận cấu thành lực lượng hoạt

động khoa học và phát triển công nghệ

So di Nha nước cần quan tâm đến vấn đề này vì hoạt động khoa học và phát

triển công nghệ là hoạt động mang tính xã hội cao và có quá trình tiến triển lâu dài về mặt thời gian Sự quan tâm của Nhà nước sẽ giúp cho hoạt động của các bộ phận thống nhất được với nhau trong không gian và trong cả thời gian

37

TED

Trang 40

m s Uuuin ET Paneer? eT Ee ae

Theo cơ cấu lực lượng làm khoa học và phát triển công nghệ của mỗi quốc g1a, việc định hướng của Nhà nước thường hướng vào các tầm mức sau đây:

+ Định hướng chung cho toàn lực lượng nghiên cứu khoa học, triển khai

ứng dụng, chế tạo máy móc, thiết bị |

+ Định hướng chung cho toàn bộ lực lượng tham gia vào sự nghiệp đào tao và giáo dục, nhằm tạo nguồn lực cho sự nghiệp khoa học và phát triển công nghệ nói riêng

+ Định hướng cho từng bộ phận, từng đơn vị, từng cơ sở hoặc từng cá nhân trong tiến trình vận động của họ, giúp họ đi đúng hướng chung, như đã nói ở

trên 7

- Chất lượng của “sản phẩm khoa học”

Nhà nước phải quan tâm đến chất lượng của sản phẩm khoa học vì nhiều lý

đo, trong đó những lý do căn bản là:

+ Chất lượng của sản phẩm khoa học liên quan đến tên tuổi, danh giá, vị trí nhà khoa học, từ đó liên quan đến sự công bằng về quyền lợi, địa vị của những người làm ra các sản phẩm đó

+ Chất lượng sản phẩm khoa học còn là thước đo kết quả giáo dục và đào

tạo, thước đo học vấn của các nhà khoa học Những thước đo này tham gia vào việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài cho nền khoa học và công nghệ nước nhà

+ Chất lượng sản phẩm khoa học là căn cứ cho sự lựa chọn các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, giúp người sử dụng biết tìm cái hiện đại, tránh cái lạc hậu, đỡ tổn thất trong đầu tư tiến bộ khoa học và công nghệ

Sự quan tâm, quản lý của Nhà nước đối với chất lượng của sản phẩm khoa

học được thể hiện bằng việc Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm, được sản xuất bằng các phương pháp công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn cho các loại công trình khoa học tương ứng với trị trí xã hội của nó (cấp hoặc hàng, loại của công trình) hoặc tương ứng với học hàm, học vị, danh hiệu, v.v

- Chất lượng của nhà khoa học

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w