1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm báo chí đa phương tiện

169 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 18,87 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HQC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

TAC PHAM BAO CHi DA PHUONG TIEN

(GIAO TRINH NOI BO)

NHOM TAC GIA:

PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang (chủ nhiệm)

PGS, TS Đỉnh Thị Thu Hằng

Ths Nguyễn Thị Hằng Thu

TS Trần Thị Vân Anh

Trang 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU HỌC PHÀN

CHUONG 1: TONG QUAN VE TAC PHAM BAO CHÍ

DA PHUONG TIEN

1.1 Khái niệm tác phẩm báo chí đa phương tiện

1.2 Đặc trưng của tác phẩm báo chí đa phương tiện 1.3 Chức năng của tác phẩm báo chí đa phương tiện 1.3 Giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí đa phương tiện

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TÓ NỘI DUNG CỦA TÁC

PHAM BAO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN

2.1 Đề tài 2.2 Chỉ tiết

2.3 Quan điểm

CHUONG 3: CAC YEU TO HINH THUC CUA TÁC

PHAM BAO CHI DA PHUONG TIEN 3.1 Kết cấu 3.2 Ngôn ngữ 3.3 Thể loại tác phẩm báo chí 3.4 Hình ảnh 3.5 Âm thanh 3.6 Hộp dữ liệu 3.7 Đường dẫn

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN

4.1 Xác định chủ dé, đề tài

4.2 Thu thập và xử lý thông tin, tư liệu 4.3 Lập dàn bài

4.4 Thể hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện 4.5 Tự biên tập và chỉnh sửa tac pham

4.6 Theo dõi, tiếp nhận và xử lý phản hồi

Trang 3

GIỚI THIỆU HỌC PHẢN

1 Thông tin về giảng viên Giảng viên 1:

- _ Họ và tên: Nguyễn Thị Trường Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Báo chí học

- _ Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh — Truyền hình, Học viện BC & TT

- _ Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử, Đạo đức nghề nghiệp

của nhà báo; những vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí — truyền thông

- Dia chi liên hệ: Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính Al Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- - Điện thoại: 0904997876 Email: truonggiangbmdt@yahoo.com.vn;

nguyenthitruonggiang@ajc.edu.vn

Giảng viên 2:

- - Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Báo chí học

- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh — Truyền hình, Học viện BC & TT

- Các hướng nghiên cứu chính: Báo phát thanh; những vấn đề lý luận và thực tiễn

báo chí — truyền thông

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh —- Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: 098 305.1751 Email: dinhthuhang2(gmailcom

Giảng viên 3: |

- Ho vatén: Nguyén Thi Hang Thu

Trang 4

- Đơn vị công tác: Khoa Báo chí, Học viện BC & TT

- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in; những vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí —

truyền thông

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí, Tầng 5, Nhà hành chính A1 Học viện BC&TT, 36

Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: 0942.166.996 Email: hangthubc@gmail.com 2 Thông tin chung về học phần

- Tên môn học: Tác phẩm báo chí đa phương tiện - Mã môn học: - Số tín chỉ: 02

- Môn học:

+ Bắt buộc: Kĩ + Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết: Lý thuyết truyền thông, Cơ sở lý luận báo chí

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 15 giờ

+ Thảo luận và xemina trên lớp: 15 giờ + Thực hành tại hiện trường: 15 giờ 3 Mục tiêu của học phần

3.1 Mục tiêu chung

Hoc phan Tác phẩm báo chi da phương tiện giúp người học năm được

những kiến thức cơ bản về các thành tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí

đa phương tiện và đặc điểm, yêu cầu của từng dạng thể loại; nam bat va vận dụng

được những kỹ năng cơ bản để thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện Học

phần cũng giúp người học có thêm sự yêu thích, say mê đối với việc thực hiện các

tác phẩm báo chí đa phương tiện

3.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 5

+ Năm được khái niệm, đặc trưng, chức năng, giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí đa phương tiện;

+ Trình bày được các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí đa phương tiện;

+ Trình bày được vai trò của đề tài, chỉ tiết, quan điểm trong tác phẩm báo chí đa phương tiện;

+ Trình bày được các yếu tô hình thức của tác phẩm báo chí đa phương tiện; + Trình bày được vai trò của kết cấu, ngôn ngữ và thể loại đối với tác phẩm

báo chí đa phương tiện;

+ Trình bày được hệ thống thê loại tác phẩm báo chí đa phương tiện; + Trình bày được các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa

phương tiện;

- Về kỹ năng:

+ Kỹ năng lựa chọn và phát hiện đề tài, sự kiện;

+ Kỹ năng xác định chủ đề và góc độ phản ánh cho tác phẩm báo chí đa phương tiện; + Kỹ năng khai thác và xử lý tư liệu trong thực hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện; | + Kỹ năng sử dụng các thế loại báo chi phù hợp với nội dung và tính chất sự kiện;

+ Kỹ năng viết đầu đề, sa-pô, phần thân và phân kết, sáng tạo video, audio,

ảnh cho tác phẩm báo chí đa phương tiện;

+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ báo chí;

+ Kỹ năng lựa chọn kết cấu cho tác phẩm báo chí đa phương tiện; Ngoài ra:

Trang 6

+ Kỹ năng vận dụng lý thuyết dé phân tích, nhận xét các tác phẩm báo chí đa phương tiện;

- Về thái độ:

+ Sinh viên yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú sáng tạo các tác phẩm

báo chí, phân tích, đánh giá các tác phẩm báo chí đa phương tiện

+ Sinh viên có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện

3.3 Các mục tiêu khác

+ Phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa các

vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá + Hình thành và phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

+ Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

+ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá

+ Phát triển kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng

+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tô chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập

4 Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức lý thuyết về những vấn đề chung về tác phẩm báo chí

đa phương tiện, các thành tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí đa

phương tiện và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện 5 Nội dung chỉ tiệt và chuẩn dau ra của học phần

Mục tiêu Bac 1 Bac 2 Bac 3 Hình thức, | Yêu cầu

Nội dung (Nhớ) (Hiểu) _(Phân tích, thời đối với

Trang 7

pháp tô chức dạy học

Nội dung |LA.I.Nhắc |LB.I.Căn |LC.1 Phan |Lýthuyết, | Trả lời các

1 lại được khái | cứ vào khái | tích, giải 0.25 giờ câu hỏi Chương | niệm tắc niệm tác thích được thuyết GV nêu ra

1: Tổng | phẩm báo phẩmbáo | chức năng xã |trìnhvà | và thảo

quan về | chí đa chí đa hội của tác thảo luận | luận về

tác phẩm | phương tiện | phương tiện, | phẩm báo chí | trên lớp câu trả lời

báo chí đa | I.A.2 Nêu phân biệt đa phương của SV phương | được các đặc | được tác tiện; khác trong

tiện trưng của tác | phẩm báo diễn đàn

phẩm báo chí với tác của học

chí đa phâm báo phan

phuong tién | in, phat Viết các

LA3Nêu | thanh, phản hồi

được các truyền hình về bài học

chức năng theo

của tác phẩm hướng dẫn

báo chí đa cua giao

Trang 8

chí đa yêu tô câu thành đê tài, các loại chi tiêt, và các tiêt và quan điềm nhà báo của một tác phẩm phương tiện

Nội dung |ILA.I.Liệt |ILB.IPhân |ILC.1 Tìm ra | Lý thuyết, | Trả lời các

2 kê được các |tichduge |đượcđềtài [0.25 gid | câu hỏi

Chương | yếu tỗ nội vai trò của | và chỉ tiết đắt | thuyết GV nêu ra 2:Các | dung của tác | đề tài và chi | để thựchiện | trình và và thảo yếu tổ nội | phẩm báo tiết trong tác | một tác phẩm | thảo luận | luận về

đụng của | chí đa phẩm báo báo chí đa trên lớp, câu trả lời

tác phẩm phương tiện; | chí đa phương tiện | làm việc cua SV báo chí đa | H.A.2 Nhắc | phương tiện; | Xác định nhóm khác trong | phương | lại được các | IH.B.2 Lý được góc độ diễn đàn

tiện khái niệm giải được và quan điểm | Thực hành | của học Đềtài Chỉ |cáccăncứ | tác giả 0.25 giờ phan

tiét, Quan xuất phat 11.C.2 Banh Chuan bi

điểm trong | của quan giá được các bài thực

tác phẩm báo | điểm nhà | yếu tố nội hành trước

chí đa báo dung của một ở nhà và

phương tiện |ILB.3 Xác | tác phẩm báo thể hiện

II.A.3 Liệt định được chí đa trên lớp

kê được các | đềtài chỉ | phương tiện học

Trang 9

góc độ thê | báo chí đa

hiện quan phương tiện

điểm của nhà cụ thể

báo

Nội dung | HIL.A.1.Liệt | IIH.B.1 HILC.I.Phân | Lý thuyết, | Trả lời các 3 kê được các | Phân tích tích được các | 0.25 giờ câu hỏi

Chương 3 |yếutốhình | được vai trò | đặc điểm và | thuyết GV nêu ra

Các yếu | thức củatác | của kết cấu, | so sánh sự trình và và thảo

tố hình | phẩm báo ngôn ngữ và | giống và thảo luận | luận về

thức của | chí đa thể loại khác nhau trên lớp, câu trả lời

tác phẩm | phương tiện trongtác |giữacácthể |làmviệc | củaSV

báo chí đa | HLA.2 Nhắc | phẩm báo | loại báo chí | nhóm khác trong

phương | lại được các | chí đa II.C.2 Đánh diễn đàn

tiện khái niệm phương tiện | giá được kết Thực hành | của học

Kết cấu, HI.B.2 Phân | cấu, ngôn 0.25 gid | phần

Ngôn ngữ, tích được ngữ của một Chuẩn bị

Thể loại của |cácyếutố | tác phẩm báo bài thực

tác phẩm báo | chỉ phối kết | chí đa hành trước

chí đa cấu của tác | phương tiện ở nhà và

phương tiện |phẩm báo | cụ thể thể hiện

IHA3Liệt | chí đa trên lớp

Trang 10

báo chí đa phương tiện HE.A.4 Liệt kê được các đặc tính của ngôn ngữ báo chí IH.B.4 Chỉ thành phần | ra được kết

của ngôn cầu, và thể ngữ báo chí | loại của một IH.A.5 Trình | tác phẩm bày được hệ | báo chí đa thống thể phương tiện loại tác cụ thê phẩm báo chí da’ phương tiện

Nội dung | IV.A.1.Liệt |IV.B.1.Lựa |IV.C.1.Phân | Lý thuyết, | Trả lời các 4 kê được các | chọn được | tích, đánh giá | 0.25 giờ câu hỏi

Chương 4 | bước trong | đề tài, xử lý | được nội thuyết GV nêu ra

Quy trinh | quy trinh dé tài vàthu | dung và hình | trình và và thảo

sáng tao | sáng tạotác | thập tưliệu |thứcvàhiệu |thảo luận | luận về

tác phẩm | phẩm báo cho đề tài quả của một | trên lớp, câu trả lời

bdo chi da | chi da đó tác phâm báo | làm việc | của SV

phương | phương tiện | IV.B.2 Phân | chí đa nhóm khác trong

tiện | IV.A.2 tích được ưu | phương tiện diễn đàn

Trình bày nhược điểm | cu thé Thực hành | của học được vai trò | và hoàn 0.5 gid, tai phan

Trang 12

- PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (2016), Giáo trình Tác phẩm báo chí đa phương tiện, Đề tài NCKH cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyên, Hà Nội

6.2 Học liệu tham khảo (HLTR)

- Nguyễn Thị Thoa chủ biên (201 1), Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương,

Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

- Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1995), Tac pham báo chỉ tập I, NXB Giao duc, Ha

Nội

- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tac phẩm báo chỉ tập IT, NXB Ly luan chính trị, Hà Nội

- Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá Loại hình Hình thức Trọng số điểm Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo 0,1 luận trên lớp

Đánh giá định kỳ Tiêu luận, bài tập, kiểm tra 0,3 Thi hết học phân Viết, vẫn đáp, tiểu luận, bài tập 0,6

lớn

8 Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận

Câu hỏi ôn tập:

- Tác phẩm báo chí là gì? Tác phẩm báo chí đa phương tiện là gì? Chức năng của tác phẩm báo chí đa phương tiện?

- Tác phâm báo chí đa phương tiện có giá trị sử dụng như thế nào?

- Phân tích các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí đa phương tiện - Phân tích các yếu tổ hình thức của tác phẩm báo chí đa phương tiện

Trang 13

Đề tài tiểu luận

- Phân tích giá trị sử dụng của một tác phâm báo chí đa phương tiện - Phân tích các yếu tố nội dung và hình thức của một tác phẩm báo chí đa phương tiện

- Tìm hiểu phong cách sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện của một nhà báo có tên tuôi

Bài tập thực hành:

- Sáng tạo một tin đa phương tiện hoàn chỉnh

Trang 14

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN VỀ TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIEN 1.1 Khái niệm Tác phẩm báo chí đa phương tiện

Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong tiếng

Anh.Nó xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX Năm 1965, cụm từ này được sử

dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt có tên là “Exploding Plastic Inevitable” - buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh

sáng và trình diễn nghệ thuật Sau đó, cụm từ này dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau Khoảng cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nó được dùng để chỉ những trình chiếu slide trên máy chiếu có kết hợp với âm

thanh Cho đến nay, khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sả

phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và mạng Internet Một sô mộc quan trọng

trong quá trình hình thành và phát triền của

các yêu tô đa phương tiện

Trang 15

Khi Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World Wide Web vào năm

1992 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language) Tuy nhiên, với việc phát

triển vượt bậc của công nghệ và trình độ lập trình đã giúp số lượng các “phương

tiện” được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú và đa dạng Đó là:

văn bản (text), hinh anh tinh (still image), hinh anh động (animation), đồ họa (graphic), 4m thanh (audio), video, và các chương trình tương tác (interactive -_ PfOpram&)

Hiện tại, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà khái niệm “đa phương tiện” được định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau Trong cuốn Ä⁄ui/media (Đa phương tiện), tác giả Tony Feldman đã nhắc lại định nghĩa của Patrick Gabbins:

Trang 16

loại hình ảnh và âm thanh trong một môi trường thông tin số hóa riêng lẻ"`

Con theo Tony Cawkell dé cAp trong cuén Multimedia Handbook (Sé6 tay Da phuong tién) thi: “Zrwyén thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng truyền thông (media), vì vậy những chiếc máy

tính có khả năng biến đổi và kết hợp chữ viết cùng với các hình ảnh đơn giản trong

nhiều năm qua có thể coi là những chiếc “máy tính đa phương tiện” Tuy nhiên, có rất nhiều thuộc tính bổ sung đã được phát triển và đến nay thì thuật ngữ Multimedia mang nghĩa là xử lý thông tin ít nhất dưới dạng chữ viết, đồ họa, hình ảnh (nếu không có ảnh động hoặc video động thì thường có màu) và âm thanh ””

Một dinh nghia khac ctia Jonasses trong cuén Computers as mindtools for schools (May tinh, công cụ hữu ích cho trường học), đó là: “7ruyễn thông đa phương tiện là sự tích hợp của hơn một dạng truyền thông trong việc thông tin Một cách chung nhất, thuật ngữ này nói đến sự tích hợp của các dạng truyễn thông như chữ viết, âm thanh, đồ họa, ảnh động, video, ảnh tĩnh, video và các chương trình tương tác trong một hệ thống máy tính” Text Audio Stil Images Animation Video interactivity

Sáu yếu tố đa phương tiện chính

Nhìn chung, các quan niệm về truyền thông đa phương tiện khá tương đồng,

đó là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện sẽ xử lý và truyền đạt thông tin

bằng nhiều trong các phương tiện sau: Văn bản (text); hình anh tinh (still image);

1 Tony Cawkell, Multimedia Handbook, NXB Routledge,1996, tr 3

“Tony Cawkell, Multimedia Handbook, NXB Routledge,1996, tr 3

David H Jonasses, Computers as mindtools for schools, NXB Prentice Hall 1999, tr.7

Trang 17

đồ họa (graphic); âm thanh (audio); video; hình ảnh động (animation); các chương

trinh tuong tac (interactive program)

Dưới góc độ nghiên cứu cá nhân, hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ báo chí đa phương tiện (multimedia), tuy nhiên, thuật ngữ “Tác phẩm

báo chí đa phương tiện” chưa được dùng phố biến Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” có đưa ra khái niệm “Sản phẩm báo chí đa

phương tiện như sau: “Đa phương tiện trên báo chí là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (văn tự và phi văn tự) dé thực hiện và tạo nên một sản phẩm bdo chí Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp

nhiễu trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: văn bản (texÐ, hình ảnh tinh (still image), hinh anh déng (animation), dé hoa (graphic), dm thanh

_ (audio), video, va chuong trinh tuong tac (interactive program) ”! Trén mot san

phẩm báo chí đa phương tiện, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng tòa soạn mà việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau Trong nhiều

trường hợp, một thông tin có thể được truyền tải bằng nhiều phương tiện để người đọc tiếp cận và lựa chọn, nhưng nhiều trường hợp khác nhà báo sẽ quyết định hình thức truyền tải nào là phù hợp với nội dung thông điệp Nhờ vậy, các sản phẩm báo chí đa phương tiện ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của công chúng

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn về Tác phẩm báo chí đa phương tiện Khái niệm Tác phẩm báo chí đa phương tiện phải bảo đảm chứa đựng nội hàm là: (¡) Tác phẩm báo chí và (1i) Đa phương tiện.Với nội hàm “Tác phẩm báo chí”, chúng tôi sử dụng khái niệm ““Tác phẩm báo chí” trong sách “Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương”: “Là sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực

khách quan (mang tính thời điểm) làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh; có hình

Trang 18

“hay,

thức tương ứng với nội dung thông tin; được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí; có giá trị sứ dụng: tạo dự luận xã hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi của người tiếp nhận

thông tin; được pháp luật bảo hộ bản quyển tác giả và được trả tiền” Còn nội

hàm “đa phương tiện”, chúng tôi sử dụng những điểm cốt lõi trong các quan niệm

về truyền thông đa phương tiện, từ đó đưa ra khái niệm về “Tác phẩm báo chí đa

phương tiện” như sau:

Tác phẩm báo chí đa phương tiện là sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan (mang tính thời điểm) làm đối tượng phản ánh;là một bộ phận nhỏ nhất cấu thành một sản phẩm bdo chi da phương tiện; nội dung thông tin được biểu hiện dưới hình thức đa phương tiện; có giá trị sử dụng: tạo dự luận xã hội và làm thay đôi nhận thức, thái độ, hành vì của người tiệp nhận thông tin

1.2 Đặc trưng của tác phẩm báo chí đa phương tiện

1.2.1 Hình thức trình bày phân tầng và liên kết siêu văn bản

Tác phẩm báo chí đa phương tiện được trình bày thành nhiều tầng theo kết

cấu menu, đó là hệ thống dẫn đường trong màn hình cơ sở,các liên kết (link) đến

những thông tin khác, bài báo khác, tư liệu khác có liên quan đến nhân vật, sự kiện, chỉ tiết được phản ánh trong tác phẩm đó.Sự liên kết không chỉ bó hẹp trong

chính cơ sở đữ liệu của tác phẩm báo chí đa phương tiện đó, mà còn có khả năng liên kết đến tất cả những địa chỉ Internet khác

Mỗi một lần nhấp (click) chuột hoặc tác động vào màn hình cảm ứng, người sử dụng có thể di chuyển từ phân tầng này sang phân tầng khác thông qua các liên

kết siêu văn bản Thông thường có nhiều tầng, ví dụ: (¡) tầng thứ nhất dành cho

tiêu đề (title), phần lời dẫn (lead) và hình ảnh; (¡) tầng thứ hai, nội dung của bài báo dưới dạng văn bản, hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, các dạng đồ họa thông tin, phản

Trang 19

hồi của công chúng: (ii) lớp thứ ba là các nội dung video, audio, đồ họa tương tác (nếu có) hoặc các liên kết ngoài Số lượng phân tầng tùy thuộc vào nội dung thông tin Sự phân tầng và kết nối bằng các liên kết siêu văn bản giúp cho nội dung

thông tin trên tác phâm báo chí đa phương tiện được trình bày chặt chẽ, hop ly, đồng thời lại thể hiện được sự phong phú, sâu và rộng của thông tin mà những

dạng tác phẩm báo chí khác khó thể hiện được

Nhờ hình thức đặc thù này của tác phẩm báo chí đa phương tiện, công chúng

— báo chí có thể truy cập lại toàn bộ những nội dung liên quan đến một chủ đề, hoặc một tuyến bài chỉ bằng một số thao tác đơn giản Và cũng nhờ sự thiết kế nhiều

tầng của tác phâm báo chí đa phương tiện mà người làm báo có thể xuất bản theo

nhu cầu mà không bị giới hạn về dung lượng tác phẩm, như: số lượng chữ viết, hình ải xã số lượng “trang báo”, số lần cập nhật thêm thông tin Chính vì vậy, tá

phẩm báo chí đa phương tiện luôn là một bài báo mở

1.2.2 Tích hợp đa phương tiện |

Nội dung tác phâm báo chí đa phương tiện được chuyên chở bằng nhiều

phương tiện thông tin, có khả năng tương tác với người sử dụng, có sự hỗ trợ, tích

hợp lẫn nhau Mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện sử dụng ít nhất hai trong nhiều phương tiện truyền tải thông tin, như: Văn bản (texÐ, hình anh tinh (still image),

hình ảnh động (video, animation, flash), thong tin đồ họa (infographic), âm thanh

(audio) và các chương trình tương tác (Imnteractive program)

Tích hợp đa phương tiện không phải là con số cộng của các phương tiện khi thể hiện nội dung thông tỉn cho tác phẩm, mà khai thác thế mạnh của từng loại phương tiện nhằm tăng hiệu quả thông tin, tạo ra nhiều lựa chọn cho công chúng

tiếp cận nội dung theo cách của họ, theo nội dung họ cần, theo lúc họ muốn nghe/

_ xem/ đọc :

Mỗi loại phương tiện là một phần của một tác phẩm báo chí đa phương tiện

Thông thường, video diễn đạt hành động; ảnh tĩnh thể hiện cảm xúc; audio cho biết

Trang 20

trạng thái; văn bản trình bày thông điệp cốt lõi, nguyên nhân sự kiện hay vấn đề;

các dạng thông tin đồ họa miêu tả tiến trình, mối quan hệ

Đây là điểm khác biệt và ưu thế lớn nhất của tác phẩm báo chí đa phương tiện với tác phẩm báo in Tuy nhiên, tác phẩm báo chí đa phương tiện lại khá tương đồng với tác phẩm báo chí phát thanh trên Internet, tác phẩm báo chí truyền hình trên Internet hoặc tác phẩm báo mạng điện tử vì sự tích hợp được những ưu điểm

của tất cả các loại hình truyền thông này 2.2.3 Cập nhật phỉ định kỳ

Với ưu thế công nghệ, tác phẩm báo chí đa phương tiện cho phép chuyên tải

những thông tin tới công chúng gần như tức thời và cập nhật liên tục, thậm chí

từng giây, có khi diễn ra đồng thời với sự kiện như dạng thức truyền hình trên - Internet, phát thanh trên Internet Việc cập nhật thông tin có thể tiến hành ở bất cứ

nơi đâu trên thế giới, trừ phi nơi đó không thể đăng nhập vào Internet Nếu báo in

còn phải chờ đợi khâu in ấn, phát hành qua các mạng lưới của báo mới đến được với độc giả, phát thanh hoặc truyền hình còn phải “chạy” theo quy định trật tự các chương trình trong ngày, còn với tác phẩm báo chí đa phương tiện thì bất kế lúc nào, chỉ cần một số thao tác đơn giản, thông tin có thể đến với công chúng, (với

điều kiện người đó có máy tính, hoặc điện thoại, hoặc các thiết bị thông minh có

nối mạng Internet) Thông tin ln nóng hỗi và tồn cảnh vì được bổ sung liên tục

và được link đến nhiều địa chỉ khác có cùng chủ đề Tốc độ cập nhật nhanh không

chỉ làm cho tác phẩm báo chí đa phương tiện luôn mới mẻ, hấp dẫn, thu hút, mà

còn trở thành một phương tiện tiếp thị hiệu quả cho báo in hoặc chương trình phát

thanh, truyền hình tương ứng

Đặc trưng phi định kỳ, cập nhật thông tin này đã thực sự ảnh hưởng đến cách đưa tin bài, cách tư duy đa phương tiện trong sản xuất nội dung đối với người làm

báo Người làm báo đa phương tiện có thể tính toán việc xuất bản các nội dung phù

Trang 21

giờ khác nhau trên thế giới, dựa trên các kết quả khảo sát về thói quen, hành vi sử dụng báo chí của công chúng Mặt khác, người làm báo có thể tự sửa chữa những Sơ sÓt của mình trong tác phẩm bat cứ lúc nào, thậm chí, có thể cắt bỏ hắn một tác phẩm báo chí sai phạm ngay sau khi nó được cập nhật lên mạng Internet chỉ trong vài phút Tuy nhiên, đặc trưng này cũng dẫn tới những hạn chế nhất định Ví dụ: Tốc độ của thông tin là lợi thế cạnh tranh, song, vì chạy theo yêu cầu cập nhật

nhanh, nhiều tác phẩm báo chí đa phương tiện rơi vào tình trạng thiếu độ tin cậy và chính xác

1.2.4 Khả năng tương tác cao

"Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí nói chung Khi mà mọi điều kiện vật chất và tinh thần của con người được nâng cao,

_ nhu cầu được đáp ứng về thông tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng

Với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, công chúng truyền thông chỉ cần một cú click chuột, một thao tác nhấn “like” trên màn hình cảm ứng cũng có thể tham gia tương tác gần như đồng thời với tác phẩm báo chí vừa xuất bản Khả năng tương tác trên một không gian rộng (toàn cầu), dung lượng cao, bằng nhiều phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động hay các thao tác chọn lựa

trên giao diện báo ) và đa chiều tạo nên đặc trưng của tác phẩm báo chí đa

phương tiện

Tính tương tác của tác phẩm báo chí đa phương tiện, xét ở khía cạnh kỹ thuật,

có các cấp độ: (i) tương tác giữa công chúng truyền thông với giao diện bằng các

định vị được lập trình sẵn; (ii) tương tác giữa nội dung thông tin của tác phẩm báo chí đa phương tiện với các liên kết, tham chiếu ngoài; (ii) đặc biệt, là khả năng cho phép công chúng truyền thông cùng tham dự vào nội dung thông tin của tác phâm báo chí đa phương tiện, như: phản hồi tin tức, liên hệ với chuyên gia, với

Trang 22

Cấp độ tương tác trong tác phẩm báo chí đa phương tiện diễn ra ở nhiều mối

quan hệ: (1) tương tác giữa công chúng với tòa soạn; (1ï) tương tác giữa công chúng với nguồn tư liệu của tờ báo; (11) tương tác giữa công chúng với nhà báo; (111) chúng với nhau

Những nội dung tương tác thể hiện qua việc bình luận, thảo luận giữa các bên

tham gia vào hoạt động truyền thông lại trở thành những nội dung gia tăng, tạo ra nhiều giá trị mới cho tác phẩm báo chí, tạo ra hiệu quả tích cực cho sản phẩm truyền thông trên môi trường Internet Trong thực tế hoạt động, nhiều tác phẩm

báo chí đa phương tiện có hàng ngàn phản hồi với dung lượng cực kỳ phong phú trong vòng vài ngày sau khi tác phâm xuất bản

Khả năng giao tiếp nhiều chiều của tác phẩm báo chí đa phương tiện (thông

qua một công cụ kỹ thuật trợ giúp ngay bên dưới tác phẩm hoặc rất nhiều kênh

tương tác khác như feedback, vote, email, forum ) giúp người sử dụng chỉ bằng

vài thao tác đã có thể điền thông tin và hồi âm, gửi ngay ý kiến bình luận hay nhận

xét, phản hồivề bất cứ một vấn đề nào cho tòa soạn báo và được hiển thi (đăng tải)

ngay bên dưới tác phẩm

Ở góc độ quản lý, đặc trưng này giúp tòa soạn báo đa phương tiện dễ dàng

thăm dò dư luận (và thống kê, xử lý kết quả thăm đò) ngay Có thể đo đếm số lượt

người truy cập (từ những địa chỉ IP thể hiện khu vực cụ thể) đối với từng tác pham

báo chí đa phương tiện một cách cụ thể và khách quan Chỉ cần những thống kê đó,

tòa soạn có thể kịp thời điều chỉnh công tác tổ chức nội đung cho phù hợp Việc điều tra này diễn ra hết sức khách quan, chính xác mà không mắt nhiều thời gian, công sức

Tương tác của tác phẩm báo chí đa phương tiện có tính dân chủ cao Nó tạo ra một sân chơi, một không gian chung, qua đó, công chúng truyền thông có thể cùng

Trang 23

thê nào đó Mức độ tương tác đa chiêu với tân suât cao, cường độ lớn, biên độ

rộng, bình đẳng, dân chủ của tác phẩm báo chí đa phương tiện là một thế mạnh để

khai thác tối đa năng lực và hiệu quá truyền thông

Có thể so sánh sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm báo chí đa phương

tiện với các tác phẩm báo in, phát thanh, truyền hình như sau: Tac pham bao in Tac phẩm báo chí đa phương tiện Công chúng chỉ cần mua một tờ báo và đọc

Công chúng phải có máy tính hoặc các

thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính

bảng đã nối mạng Internet

Giá cả rẻ hơn báo chí đa phương tiện Công chúng phải trả cước thuê bao

Internet hàng tháng, cước điện thoại theo giờ truy cập

Đáp ứng tâm lý truyền thống: đọc, ngửi mùi mực In, cầm, sờ, gập, cắt

Không ngửi được mùi mực, không cảm

nhận câm sờ, không thê gâp, cát, đánh dau Độ an tồn thơng tin cao Độ an tồn thơng tin thập Tính thời sự, cập nhật chậm Phụ thuộc

vào thời gian phát hành

Tính thời sự cao, cập nhật nhanh, thức

thời

Có trọng lượng, dù rất nhẹ Bị phụ thuộc

vào khoảng cách không gian để vận chuyền, phát hành đến tay công chúng

Không có trọng lượng, không bị phụ

thuộc vào khoảng cách địa lý Nếu đủ

điều kiện kỹ thuật, ở đâu trên khắp thế

giới cũng có thể đọc được ngay lập tức

Bị hạn chế bởi số trang Không bị hạn chế bởi số trang

Thông tin trong tác phâm bao in được

các phóng viên, biên tập viên chọn lọc,

cân nhắc kỹ Công chúng chỉ có thể tiếp Thông tin mở Nhà báo cung cấp một

loạt thông tin liên quan đến sự kiện

thông qua các đường link, để cho công

Trang 24

nhận thông tin trong khuôn khỏ tòa soạn

báo cung câp

chúng có thê tự do lựa chọn thông tin, tự do lí giải sự việc theo cách của mình và

tự rút ra kết luận

Chỉ phí xuất bản cao (in 4n, phat hành )

Chỉ phí xuât bản thấp Chỉ đưa bài lên

mạng thông qua vài thao tác, không tốn kêm

Không tận dụng được nhiêu sức mạnh của công nghệ mới

Có sự hồ trợ đắc lực của công nghệ mới: đa phương tiện nên thông tin sinh động

Chỉ lưu trữ theo từng số báo, tập báo

theo thời gian mà không lưu trữ được

thông tin theo chủ đề

Lưu trữ thông tin một cách có hệ thông Có công cụ tra cứu thông tin theo chủ đề

một cách đễ dàng

Sự phản hôi thông tin từ công chúng có nhiêu khó khăn

Sự phản hồi thông tin từ công chúng rất |:

nhanh chóng, thuận tiện

Việc tô chức khảo sát, điêu tra xã hội

học tôn nhiêu thời gian, công sức, tiên

của

Khảo sát, điêu tra xã hội học qua từng

tác phẩm báo chí đa phương tiện nhanh chóng, thuận tiện, khá chính xác Cá nhân hóa thông tin thấp Cả nhân hóa thông tin cao Tác phẩm báo chí đa phương tiện với phát thanh, truyền hình (trên song) Tac pham Phat thanh, truyén hinh Tác phẩm bao chi Da phương tiện Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt Chất lượng âm thanh, hình ảnh kém hơn Thông tin khá phong phú, bắt mắt Thông tin phong phú, bắt mất hơn Chỉ có thê nghe, xem một lần nếu không phát lại Có thê nghe, xem nhiều lần

Công chúng nghe, xem thụ động các

chương trình có sẵn Cơng chúng hồn toàn chủ động trong việc sử dụng phương tiện và nội dung

Trang 25

mình yêu thích

Không thê nghe, xem theo chủ đề rộng, | Có thê nghe, xem theo chủ đề tùy chọn nhiều chiêu

1.3 Chức năng của tác phẩm báo chí đa phương tiện

1.3.1 Quan điểm tiếp cận

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chức năng: (1) Hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan, một hệ cơ quan nào đó trong cơ thể (2) Tác

dụng, vai trò bình thường hoặc đặc trưng của một người nào đó, một cái gì đó vo Dựa vào ý nghĩa thứ hai của thuật ngữ “chức năng” trong Từ điển Tiếng Việt và những đặc trưng riêng biệt của báo chí, có thê xem xét chức năng của tác phâm báo

- chí đa phương tiện dựa trên một sô quan điêm tiêp cận về chức năng của báo chí

sau đây:

Theo học thuyết V.I Lênin, báo chí có 3 chức năng cơ bản: “Tuyên truyên tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể”,

Markus Behmer (Universtat Munchen, Đức) cho rằng, báo chí có chức năng

cơ bản là chức năng thông tin Các chức năng khác chỉ mang tính cụ thể, nằm

trong mối quan hệ bên trong của chức năng thông tin, đó là: Chức năng thông tin đối với hệ thống chính trị, chức năng thông tin phục vụ xã hội, chức năng thông tin đối với hệ thống kinh tế” Theo chúng tôi, quan điểm này hoàn toàn đúng, bởi giá trị của tác phẩm báo chí là thông tin và thông tin sẽ chi phối toàn bộ những điều còn lại

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về lý luận báo chí trước những năm 80 của thế kỷ 20, thường dựa trên quan điểm của V.I Lênin về chức năng của báo

'Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1995, tr 185

?V.LLenin, Về vấn dé báo chí, NXB Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.82 ;

Trang 26

chí vô sản Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, lý luận báo chí Việt Nam đều

chi ra rằng, báo chí có những chức năng cơ bản là: Tuyên truyền tập thể, cổ động

tập thê, tô chức tập thẻ

Tuy nhiên, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), báo chí Việt Nam phát

triển theo chiều hướng dân chủ mở rộng và hoạt động của cơ quan báo chí dần

chuyển từ mô hình cơ quan hành chính sự nghiệp sang mô hình cơ quan sự nghiệp

có thu Do vậy, các nghiên cứu về chức năng của báo chí đã có sự bổ sung những chức năng mới cho phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của báo chí

Theo GS,TS Tạ Ngọc Tấn, báo chí có các chức năng cơ bản: (1) chức năng tư tưởng, (2) chức năng giám sát và quản lý xã hội, (3) chức năng văn hóa, (4) chức

năng kinh doanh, dịch vụ, giải trí.'

Xem xét sự phát triển của báo chí trong điều kiện đất nước hòa bình, xây

dựng và đổi mới, nhà báo Hữu Thọ cho rằng, ngoài những chức năng: tuyên truyền tập thể, cô động tập thế, tổ chức tập thể, cần phải bố sung những chức năng mới và quan trọng của báo chí, đó là: chức năng mở mang dân trí; chức năng dự báo và

phản biện”, |

Trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí, PGS,TS Nguyễn Văn Dững cho rằng, báo chí có 5 chức năng cơ bản: (1) thông tin — giao tiếp; (2) tư tưởng; (3) khai sáng

— giải trí; (4) quản lý, giám sát và phản biện xã hội; (5) kinh tế - địch vụ.”

Thống nhất với quan điểm đào tạo báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng dựa trên quan điểm hệ

thống để xem xét chức năng của tác phẩm báo chí đa phương tiện trong một sản phẩm báo chí Có nghĩa là,chức năng của tác phẩm báo chí đa phương tiện bị chỉ

'Tạ Ngọc Tấn, 7ì uyên thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 tr 32-48 ‹

? Hữu Tho, Tham luận, Học viện Chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyện, 60 năm báo Chí cách mạng Việt Nam: Những bài học lịch sử và định hướng phái triển, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2005, tr.84-85

Trang 27

phối bởi mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của chính phương tiện truyền thông đại chúng mà tác phẩm báo chí đó hiện diện Như vậy, tác phẩm báo chí đa phương tiện cũng phải có những chức năng cơ bản của báo chí nói chung

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động báo chí, một tác phẩm báo chí đa phương

tiện không nhất thiết phải hội tụ đủ tất cả những chức năng của báo chí Tùy theo mục đích và tính chất của nội dung tác phẩm báo chí, mà tác phẩm báo chí đa

phương tiện trong một sản phẩm báo chí có biểu hiện một hay nhiều chức nang Vi đụ: Báo chí nói chung có chức năng dịch vụ - quảng cáo (được phép đăng tái quảng cáo, dịch vụ theo Điều 21, Mục 2, Chương 3, Luật Báo chí năm 2016), nhưng một tác phẩm báo chí cụ thể không thể có chức năng này, bởi trong Điều 25

này cũng đã quy định rõ: “Nội đưng quảng cáo phải tách biệt với nội dung tuyên

truyễn ”

Chính vì vậy, dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác phẩm báo chí, chúng tôi cho rằng, tác phẩm báo chí đa phương tiện có một số chức năng cơ bản, như: (1) chức năng thông tin; (2) chức năng tư tưởng; (3) chức năng giám sát và tổ chức xã hội; (4) chức năng mở mang dân trí và giải trí (dùng từ theo nhà báo Hữu

Thọ); (5) chức năng kinh tế

1.3.2 Các chức năng cơ bản của tác phẩm báo chí đa phương tiện 1.3.2.1 Chức năng thông tin

Với cách hiểu “thong tin là điều được truyền đi cho mọi người cùng biết”, thì tác phẩm báo chí đa phương tiện có “nhiệm vụ công” rất trọng đại là thơng tin cho tồn xã hội biết điều gì đã, đang và sẽ xảy ra? xảy ra ở đâu? xảy ra vào thời gian nào? xảy ra như thế nào? vì sao lại xảy ra? sự việc xảy ra có tác động, ảnh hưởng

đến ai? Sở dĩ tác phẩm báo chí đa phương tiện có “nhiệm vụ công” này, bởi xuất phát từ chức năng quan trọng và bao trùm lên mọi chức năng khác của tác phẩm

Trang 28

báo chí là chức năng thông tin Chức năng thông tin của tác phẩm báo chí đa phương tiện được biểu hiện dưới các góc độ sau:

- Thứ nhất, mỗi tác phẩm báo chí là một thông điệp có chọn lọc về cuộc sống hiện thực khách quan, về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng Không có tác phẩm báo chí, công chúng trong xã hội sẽ không được biết — trong thời gian ngắn nhất — sự việc gì đang xảy ra, sự việc ấy có ảnh hưởng gì đến cuộc sống riêng của mỗi người, của một tổ chức xã hội, của một dân tộc hay

một quốc gia? Mỗi ngày, mỗi giờ, công chúng chờ đợi sự xuất hiện của những tác phẩm báo chí đa phương tiện chứa đựng thông tin có lợi cho mình Có thể chi là

một lát cắt về ngõ ngách cuộc sống đời thường: một vụ án tham nhũng được giải quyết trọn vẹn; một công trình thế kỷ được khởi công; một tắm gương vượt khó; hay một sự đồng cảm, sẻ chia; một sự tư vấn khi sắp phải hành động; mệt câu -

chuyện lạ lùng nhưng nó là vô cùng quan trọng, khiến công chúng tin vào báo chí, tin vào chế độ mình đang sống

- Thứ hai, ngày nay, thời đại của chuyên môn hóa và thông tin mang tính chất

toàn cầu đang có xu hướng bão hòa Trình độ dân trí ngày một cao thì con người ngày càng có xu thế chọn lọc tiếp nhận thông tin theo sở thích và nhu cầu riêng,

thậm chí, có một bộ phận không nhỏ công chúng có nhu cầu thông tin mang tính

“cực đoan” là chỉ xem một loại thông tin mà mình thích Ví dụ: người thích bóng

đá thì chỉ xem những thông tin có liên quan đến bóng đá mà không thích xem bất

cứ thứ gì khác

Để đáp ứng nhu cầu thông tin theo sở thích riêng ấy của công chúng, các sản phẩm báo chí đa phương tiện dang dan dần “chuyên môn hóa thông tin” bằng cách tạo ra những tác phẩm báo chí đa phương tiện cho riêng một loại đối tượng công chúng, với những chuyên mục, như: Chuyên mục bình luận, chuyên mục phỏng

vấn, chuyên mục phóng sự ; hay chuyên trang, như: chuyên trang kinh tế, chuyên

Trang 29

báo chí riêng, như: báo cho phụ nữ, báo cho đàn ông, báo bóng đá, tạp chí ô tô, tạp chí tư vấn tiêu dùng, tạp chí thời trang Thông tin hướng tới một số công chúng chuyên biệt này cũng đang làm nảy sinh trong xã hội “mối nghỉ ngờ” rằng, phải

chăng thông tin trong tác phẩm báo chí đang góp phần tạo nên hình thái xã hội bằng cách áp đặt thái độ, quan điểm và các lỗi cư xử lên con người? Trên thực tế,

xét dưới góc độ một xã hội có giai cấp, báo chí là công cụ của giai cấp cầm quyền, thông tin trong mỗi tác phẩm báo chí tất yếu phải có “tính định hướng” (thậm chí, là “áp đặt”) cho nhận thức của công chúng, hướng công chúng tới mục tiêu mà giai cấp cầm quyền muốn đạt được (Ví đ„: các chiến dịch tuyên truyền cho đường lối chính trị hoặc một chính sách mới, hoặc một chiến dịch tranh cử )

Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ tiến bộ, báo chí là diễn đàn cho người

dân được tự do ngôn luận, thì thông qua việc cung cấp thông tin, tác phẩm báo chí

có nhiệm vụ gợi ý cho công chúng tự lựa chọn thông tin và tự nhận thức để phân biệt đúng — sai, tốt -xấu, từ đó có hành động theo chiều hướng tích cực, mà không

phải là thông tin “áp đặt” cho nhận thức của con người Trong quá trình thông tin, trên nền tảng truyền thống văn hóa và khuynh hướng chính trị - xã hội của một

quốc gia, tự bản thân thông tin sẽ thắm dần và thấm sâu vào nhận thức của mỗi con người, khiến cho mỗi con người tự hình thành lên nhân cách, lỗi sống và cách ứng

xử xã hội Ở nước ta, thông tin trong tác phẩm báo chí đa phương tiện thường được

định hướng tới mục tiêu tích cực để xây dựng một xã hội tốt đẹp “công bằng, dân chủ, văn minh”

- Thự ba, chính chức năng thông tin này cũng tạo cho tác phẩm báo chí đa

phương tiện luôn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về thời gian và “tính độc quyên ” của thông tin Thông tỉn về cùng một sự kiện, chỉ cần tác phẩm báo chí nào

Trang 30

Ví dụ: Ở Việt Nam, có những cơ quan báo chí (như báo Tuổi trẻ TP HCM)

luôn khuyến khích phóng viên của mình tạo dựng được nguồn tin riêng — tin độc

quyền, nhằm hạn chế tối đa những tác phẩm báo chí “na ná” nhau khi mà hàng chục, hàng trăm phóng viên của rất nhiều cơ quan báo chí cùng có mặt trong một

sự kiện hay cùng tham dự một cuộc họp báo

Mặt khác, ở Việt Nam, khi thực hiện chức năng thông tin của tác phẩm báo chí,

cần phải tuân theo quy định của Khoản 2, Điều 4 và Điều 9, Chương 1, Luật Báo chí

năm 2016 Điều này giúp người sáng tạo tác phẩm báo chí cho các phương tiện

thông tin đại chúng chính thống có thể tránh được rủi ro và tai nạn nghề nghiệp

nhưng lại “thua” các mạng xã hội ở sự xuất hiện nhanh và “tính thời sự”, “tính hấp

dẫn” của thông tin Trong nhiều trường hợp, người làm ra tác phẩm báo chí chính thống phải chịu đưa thông tin không còn “mới” nữa, vì phải đợi “nguồn tin chính

thống” cung cấp Trong khi đó, mạng xã hội đã đưa cách đó hàng giờ, mặc đù thông tin của mạng xã hội lại chỉ khai thác từ một nguồn tin không chính thức

1.3.2.2 Chức năng tư tưởng của tác phẩm báo chí đa phương tiện

Ở Việt Nam, báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, làm nhiệm vụ tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thông tin về mọi mặt của cuộc sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Báo chí ta không phải để cho số Ít người xem, mà để phục

vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và

Chính phủ, cho nên phải có tỉnh quan chung va tinh thân chiến đấu”!

Chính vì vậy, mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện trong một sản phẩm báo

chí đa phương tiện cũng phải thực hiện chức năng tư tưởng giống như sản phẩm

báo chí đa phương tiện mà tác phẩm báo chí đó đang biện diện Chức năng tư

tưởng của tác phẩm báo chí đa phương tiện được biểu hiện theo các góc độ sau:

Trang 31

Thứ: nhất, tác pham bao chí đa phương tiện thực hiện fyên truyên chính trị, giáo

đục tư tưởng cho tồn dân thơng qua việc tuyên truyền đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nha nuée, nhdm tao su thong nhdt trong ý chí và hành động, tao su dong thudn va quyết tâm trong quá trình triển khai thực biện nhiệm vụ phái triển kinh tế - xố hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nhờ đó, Đảng và

Nhà nước có thẻ tập hợp được lực lượng hùng hậu là khối đại đoàn kết toàn dân cho cuộc cách mạng dân tộc Trong một số trường hợp, tác phẩm báo chí còn thay mặt

Đảng, Chính phủ và nhân dân công bố những tuyên bố chính trị quan trọng của đất

nước để thu hút những người bạn đồng minh chính trị trên thế giới

Trong những năm đầu đổi mới, nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã sử

dụng loạt tác phẩm báo chí “Những việc cân làm ngay” ngắn gọn và súc tích, như một vũ khí sắc bén trong công việc tuyên truyền, giáo dục chính trị cho toàn Đảng

viên, cán bộ, quan chúng nhân dân Trong lần gặp mặt với báo Quân đội Nhân dân, ông đã nói: “Trong đấu tranh tư tưởng hiện nay, tờ báo là vũ khí sắc bén nhất có

thể truyền bá tư tưởng đúng đắn tới hàng triệu người Báo chỉ phải di trước một

bước, làm chức năng phát hiện, tuyên truyền, hướng dẫn dự luận xã hội, hướng dan quan chúng hành động Mỗi tờ báo là một cán bộ Tờ báo thay mặt cán bộ

trực tiếp đem tiếng nói của Đảng tới quân chúng và toàn xã hội ”'

Hiện nay, thông qua những tác phẩm báo chí về đề tài lịch sử, văn hóa, quảng

bá hình ảnh quê hương, đất nước, con người, chức năng tuyên truyền chính trị, giáo dục tư tưởng được thể hiện theo cách thức “mưa dầm thấm lâu”, không còn quá khô cứng, người dân nhận thức về chính trị không còn cảm thấy khiên cưỡng, do đó, trong mỗi con người tự hình thành ý thức tự giác, niềm tin vào chế độ, họ sẽ tự nguyện đi theo con đường cách mạng mà dân tộc đã chọn

Trang 32

Thứ hai, tác phẩm bdo chi da phương tiện tạo ra dự luận xã hội và phản biện xã hội Theo Trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội (thuộc Ban Tư tưởng — Văn hóa Trung ương), “Dw luận xã hội là tập hợp các luông ý kiến cá nhân trước các vấn dé, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự Khải niệm “luông ý kiến” có những nội

hàm đáng lưu ý: (j) Mỗi luông ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau; (ii) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luông ý kiến khác nhau, thậm chí

đối lập nhau; (iii) Luông ý kiến có thé rong (tuyét dai da sé, da số, nhiễu ý kiến)

hoặc hẹp (một số ý kiến) ”'

Về phản biện xã hội, trong tác phẩm Đối thoại với tương lai, tác giả Nguyễn “Trần Bạt đưa ra quan niệm: “Phản biện xã hội là sự tranh luận một cách chuyên nghiệp giữa các lực lượng xã hội với nhau, hoặc là với nhà cầm quyên dé tao su Chính xác chính trị của mỗi hành động có chất lượng chính sách, hoặc định hướng”, cho nên, nó cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất để nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức và lực lượng thứ hai để nói chuyên nghiệp là

giới bao chi.”

Bồ sung cho quan niệm này, tác giả Phan Văn Kiền cho rằng: “Phản biện xã

hội của báo chí chính là phương pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công chúng

của báo chí hiện đại Tính phản biện của báo chỉ nhằm tạo ra một xã hội dân chủ

cao, ở đó, người dân được đối thoại và góp ý thẳng thắn những vấn đề liên quan đến

Ne A 7 ` ~^ A ? a v fie , ` ~ 3

đời sông của mình, vận mệnh của đất nước với các nhà lãnh đạo ”

' Dẫn theo Makus Behmer, 7 hé loại phóng sự, trích trong tài liệu địch từ tiếng Đức

“Báo chí truyền thong” cia Universitat Munchen, 2005, tr 7 (Tài liệu tập huấn nghiệp vụ báo chí của Khoa Báo chí - Viện FES, Hạ Long, từ ngày 13 -

17/8/2007)

ˆ Phan Văn Kiền, Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nồi bật, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội, 2012, tr.8

Trang 33

Xét theo các quan niệm này, thì mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện cụ thể

như là một “cú hích” đối với công chúng, thu hút họ tham gia vào dòng chảy của đời sống xã hội, “buộc” họ phải chia sẻ tình cảm với người trong cuộc; phát biểu ý kiến đóng góp vào việc sửa đôi chính sách, luật pháp cho phù hợp với cuộc sống: bày tỏ nguyện vọng của mình với Đảng và Chính phủ; kiến nghị những giải pháp

thiết thực để giải quyết những vấn đề của dân tộc, của đất nước

Như vậy, mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện (cùng với những tác phẩm khác

trong một sản phẩm báo chí đa phương tiện), hoặc một vệt tác phẩm báo chí đa

phương tiện được tổ chức theo một chiến dịch truyền thông, đã góp phân điều chỉnh

các khuynh hướng kinh tế, chính trị, văn hoá — xã hội, làm cho các khuynh hướng đó

trở nên khoa học và đúng đắn hơn, gân gũi hơn với đời sống con người Về bản chất, tac phdm bdo chi da phương tiện đã góp những tiếng nói có hệ thống để đạt tới

sự đồng thuận xã hội, có nghĩa là, tác phẩm báo chí đa phương tiện có khả năng tạo ra dư luận xã hội và phản biện xã hội ở các mức độ rộng — hẹp khác nhau

Hiện nay, nhờ ứng dụng kỹ thuật số trong làm báo, khi mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện được đăng tải, ngay lập tức trở thành một diễn đàn để người dân

tham gia quản lý xã hội, bằng cách phản hồi (hoặc theo tính chất thông tin, hoặc theo tính chất phản biện, qua đường dây nóng, qua điện thoại, qua địa chỉ Email,

qua điển đàn, qua công cụ chia sẻ, bình luận ngay dưới mỗi bài báo (đối với báo đa phương tiện), qua tương tác hai màn hình (truyền hình), qua đối thoại trực tiếp ) Tiếp nhận các luồng dư luận xã hội này, nhà báo — người trực tiếp làm ra tác phẩm báo chí đa phương tiện, hoặc cơ quan báo chí phải có trách nhiệm xử lý thông tin và làm việc, đối thoại với cơ quan chức năng, với cá nhân có liên quan để giải quyết vấn đề Rất nhiều vụ việc, chỉ khi tác phẩm báo chí đa phương tiện phát hiện, phản ánh và tạo ra các luồng dư luận xã hội — có thể đồng thuận, có thể trái chiều,

Trang 34

Ví dụ: Từ đầu năm 2015, tác phẩm báo chí phản ánh về việc xây không đúng giấy phép (cao hơn 16 mét) của ngôi nhà 8B Lê Trực, Hà Nội, từ đó tạo ra luồng dư luận xã hội rất lớn, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, thanh tra vụ việc

và đưa ra kết luận xử lý là đập bỏ phần xây dựng trái phép Hoặc: Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” vào mỗi chương trình Thời

sự 19 giờ ngày chủ nhật hàng tuần, người dân được đối thoại với Bộ trưởng về

những vấn đề bat cập trong chính sách hay những bức xúc nảy sinh từ cuộc sống Thứ ba, tác phâm báo chí đa phương tiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác

và phân tích, lý giải, chứng minh một cách khoa học về những vụ việc tiêu cực, tham những, khiếu nại, oan sai, nhằm định hướngcho người dân hiểu đúng bản chất vấn đê đễ có cách ứng xử đúng, từ đó lòng tin của công chúng vào Đảng, Nhà

- nước, vào báo chí ngày càng được củng cố vững chắc

Ví dụ: Báo chí thông tin minh bạch về vụ các quan chức nhận 11 tỷ đồng hối

lộ của Nhật Bản để Nhật Bản được dự án làm đường sắt trên cao, xét xử vào ngày

27/10/2015, được dư luận rất hoan nghênh và ủng hộ

Thư tư, tác phẩm báo chiđa phương tiện chống lại những luận điệuvu cáo, âm mưu phản động của các thế lực thù địch chỗng phá đất nước Việt Nam, bằng lý lẽ cách mạng khoa học và chính nghĩa, nhằm mục đích (ï) Cho toàn dân hiểu được bản chất xảo quyệt của kẻ thù mà luôn phải cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với chúng, để

bảo vệ sự ổn định chính trị và hòa bình của đất nước; (ii) Để toàn thế giới biết rõ về

Việt Nam, từ đó tăng cường quan hệ và hợp tác hữu nghị với Việt Nam; (ii) Dé bao vệ sự đúng đắn, khoa học và tiến bộ của lý luận cách mạng mà đất nước đã chọn Ví

dụ: những tác phẩm báo chí đa phương tiện về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa

1.3.2.3 Chức năng giám sát và tổ chức xã hội của tác phẩm báo chi da phương tiện

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện

Trang 35

cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định Xét về ý nghĩa xã hội,

tô chức là sự liên kết những hành động lẻ tẻ thành một phong trào on

Chức năng giám sát và tổ chức xã hội của tác phẩm báo chí đa phương tiện

được thể hiện đưới nhiều góc độ khác nhau:

Thứ nhất, theo mô hình truyền thông 2 chiều của Claude Shannon, xét theo

chiều “thuận” thì mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện trong mỘt sản phẩm báo chí äa phương tiện là một “con mắt khách quan”, luôn theo dõi quá trình “đường lỗi, chính sách ổi vào cuộc sống ”, thông qua việc thông tin, phân tích, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực

hiện đường lối, chính sách; tiếp nhận những góp ý của nhân dân về những điều

chính sách chưa phù hợp với cuộc sống Từ đó, nhà nước - với vai trò là chủ thé

quản lý xã hội - sẽ tiếp nhận thông -tn từ tac phẩm báo chí và trực tiếp kiểm tra,

đánh giá về hiệu quả của các chính sách; chỉ đạo các bộ phận liên quan nghiên cứu,

bàn luận và quyết định đưa ra chính sách mới hoặc kịp thời điều chỉnh chính sách

đã có cho phù hợp với đời sống thực tiễn

Ví dụ: Loạt 5 tác phẩm báo chí “Chuyện ghi từ trụ sở tiếp công dân ” cha Tam Lụa và Vân Trường (báo Tuổi trẻ TP.HCM) (giải A trong cuộc thi “Báo chí toàn quốc viết về ngành Thanh tra” năm 2015) phản ánh về công tác tiếp dân, giải quyết

khiếu nại, tố cáo ở trụ sở tiếp dân trung ương — một công việc khó khăn và rất dé

dẫn đến xung đột Loạt bài này giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác tiếp dân, từ

đó có cách ứng xử đúng với những người làm công tác này và cơ quan chức năng

cũng đã có những điều chỉnh kịp thời những bất cập trong công tác này

Thứ hai, tác phẩm báo chí đa phương tiện vừa theo dõi, vừa kiểm tra việc toàn đảng, toàn dân thực hiện đường lối chính sách như thễ nào; phát hiện những

gương tốt, việc tốt để kịp thời biểu dương và nhân rộng trong cuộc sống: hoặc phê phán những việc làm trái pháp luật, gây bất ổn cho đời sống chính trị, kinh tẾ, an

Trang 36

ninh — quốc phòng Tác phẩm báo chí tiếp nhận và phản ánh những ý kiến đóng

góp (mang tính giải pháp) của các nhà khoa học cho sự phát triển bền vững của đất

nước; hoặc tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của người dân về những bất cập trong quá trình thực hiện đường lối chính sách, về chất lượng hoạt động của cơ quan công quyền, về năng lực và thái độ của cán bộ nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nhiều tác phâm báo chí cùng một chủ đề được thực hiện theo một : chiến dịch truyền thông sẽ tạo ra một sự thay đổi nhất định trong xã hội

Ví dụ: Bắt đầu từ sự kiện cá chết tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, báo Tuổi trẻ TP.Hồ

Chí Minh đã cử phóng viên đi nghiên cứu, điều tra và cho ra đời một loạt bài

phóng sự về ô nhiễm do nước xả thải của Formosa Hà Tĩnh, tác động rất lớn đến

dư luận xã hội, khiến cho chính phủ và nhiều cơ quan chức năng đã phải vào cuộc, xử lý nghiêm khắc đối với những người liên quan

Thứ ba, bằng việc thông tin trung thực, khách quan về những sự kiện, van dé diễn ra trong cuộc sống, fác phẩmbáo chi da phương tiện đã gián tiếp liên kết

những con người riêng rẽ trong xã hội vào một khối thong nhát trên cơ sở một lập trường chỉnh trị chung và một thái độ trách nhiệm tích cực để bảo vệ và xây dựng TỔ quốc Việt Nam vươn tâm khu vực và thế giới Không chỉ cung cấp thông tin, tác phẩm báo chí đa phương tiện còn phân tích, bình luận, chỉ ra đúng — sai, tốt — xấu, tích cực — tiêu cực để mỗi một cá nhân trong xã hội có thể nhận

thứcđúng đắnđược mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, nhận thức được vị trí của mình trong các mối quan hệ xã hội, những nhu cầu về lợi ích, con đường và

biện pháp thực hiện nhu cẩu đó Từ nhận thức đúng đắn đó, tính tự giác của mỗi cá nhânđược nâng cao, từ đó họ có thélam chi: duoc ý thức và hành vi của mình

trong mọi tình huống và hoàn cảnh Mỗi thông điệp trong tác phâm báo chí đa

phương tiện như một lời kêu gọi, cổ vũ, động viên, thu hút các cá nhân tham gia

vào các phong trào cách mạng, vào hoạt động của các tổ chức, vào dòng chảy

Trang 37

Ví dụ: Nhiều tác phẩm báo chí tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới (NTM) sẽ tác động đến nhận thức của người nông dân, làm thay đổi suy nghĩ của họ từ “xây dựng NTM là công việc của chính phủ” đến “xây dựng NTM là cơng

việc của tồn dân”, từ đó họ tích cực tham gia vào phong trào xây dựng NTM Như vậy, xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Chính

phủ, tác phẩm báo chí đa phương tiện cung cấp thông tin và những thông tin đó tác

động vào nhận thức của mỗi người, buộc họ phải suy ngẫm; định hướng cho họ lựa chọn phương pháp hành động phù hợp; thu hút hàng triệu người dân tham gia vào các

chương trình công ích — hoạt động xã hội, từ đó tạo ra những thay đổi lớn lao trong cuộc sống như: giảm tý lệ thất nghiệp, tạo mới công ăn việc làm Có nghĩa là, tác phẩm báo chí đa phương tiện đã có ảnh hưởng tích cực đến công chúng của mình

Tuy nhiên, cũng có không ít tác phẩm báo chí đa phương tiện hông tin nóng -

vội, chưa thật chính xác, gây tốn hại đến tễ chức, doanh nghiệp, hoặc cá nhân

Ví dụ: Phản ánh về đình công và tranh chấp lao động là phát hiện, tố cáo, lên

án những hành vi vi phạm pháp luật lao động, nhưng phản ánh quá nhiều sẽ gây phản ứng tranh chấp lao động và đình công dây chuyền, tạo bất ổn cho môi trường

đầu tư và cho chính cuộc sống của công nhân lao động Hay có không ít tác phẩm

báo chí về đề tài chống tham nhũng hoặc chống tệ nạn xã hội (như: ma túy, mại

dâm, bạo lực) đã mô tả quá kỹ lưỡng thủ đoạn, hành vi của nhân vật trong cuộc, gây phản cảm, hoặc gây ra “tác dụng ngược” là khơi gợi người ta làm theo cái mà mình đang muốn phê phán Hoặc những tác phẩm báo chí quá đi sâu vào đời tư của

cá nhân, gây tốn hại đến danh dự, lòng tự trọng, kinh tế của cá nhân đó và gây phản cảm về mặt văn hóa truyền thống

1.3.2.4 Tác phẩm báo chí đa phương tiện có chức năng mở mang dân trí và

giải trí

Thứ nhất, tác phâm báo chí đa phương tiện giúp mở mang dân trí “Đán tri la

Trang 38

” Như vậy, mở mang dân trí là làm cho trình độ tri thức của nhân tâm cỡ, trình độ

dân được mở rộng hơn, thông qua việc tác phẩm báo chí đa phương tiện trở thành

phương tiện cung cấp “kiến thức bách khoa” cho công chúng Mỗi tác phẩm báo

chí đa phương tiện cung cấp cho công chúng những mảng kiến thức khác nhau, tùy

theo nhu cầu và điều kiện tiếp xúc với tác phẩm báo chí ấy của người sử dụng

Thông qua việc thu nạp kiến thức từ tác phẩm báo chí đa phương tiện, trình độ tri

thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhận biết xã hội của người dân được nâng cao

Kiến thức từ tác phẩm báo chí đa phương tiện rất đa dạng, như: kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội, an ninh — quốc phòng Kiến thức có thể đơn giản, mang tính chất phổ thông, như: kiến thức văn hóa, âm thực, thời trang, kỹ năng sống; có thể mang tính bác học, như: toán học, vật lý, kỹ thuật; có thể chuyên sâu theo một lĩnh

_ vực nào đó, như: y học, âm nhạc, kiến thức làm ăn kinh tế Tác phẩm báo chí đa

phương tiện phố biến các thành tựu khoa học, những sáng tạo về vật chất và tỉnh

thần, nhờ đó người dân biết và áp dụng vào công việc của mình

Trong thời đại công nghệ số, tin tức về toàn thế giới đều “nằm trong lòng bàn tay”, bởi với một chiếc điện thoại thông minh, có thế xem bất cứ điều gì ta muốn

Tác phẩm báo chí đa phương tiện chính là “cầu nối” để mỗi người dân có thể tiếp nhận (có chọn lọc) cái hay, cái đẹp, các giá trị văn hóa của các dân tộc, các quốc

gia, từ đó hình thành lên nhân cách, lối sống, cách ứng xử xã hội riêng của mình Ví dụ: Thông qua các tác phẩm báo chí về tình hình kinh tế thế giới (như: thị

trường chứng khoán, sự tăng — giảm của giá vàng, giá USD ) mỗi người dân đều có thể nắm bắt và tham gia vào các dòng chảy thông tin đó, chắt lọc cho mình

những điều bổ ích và thú vị, có thể tìm được đối tác làm ăn, kết nối bạn bè với

khắp năm châu (nếu có ngoại ngữ phù hợp)

Thứ hai, tác phẩm báo chí đa phương tiện cung cấp thông tin mang tính chỉ

dẫn và tư vấn, giúp cho người dân có thể lên kế hoạch hành động hay quyết định

Trang 39

làm một việc gì đó đúng hướng Loại thông tin này thường hướng về các đối tượng

có nhu cầu cần được chỉ dẫn về luật pháp, về khoa học công nghệ, về cuộc sống đời

thường, về sức khỏe, về việc làm, về kinh nghiệm hội nhập khu vực và thế giới

Ví đụ: Trong chương trình “Nói không với thực phẩm bân” của Chuyển động 24h (Đài Truyền hình Việt Nam), hàng loạt tác phẩm báo chí đa phươøn tiện phản

ánh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo cho người dân biết những chiêu

trò biến “thực pham ban” thành “thực phẩm sạch”, từ đó người dân tự mình trở

thành “người tiêu dùng thông minh” và lên tiếng đấu tranh với hành vi “hại người

khó nhìn thấy bằng mắt? này

Thứ ba, tác phẩm báo chí đa phương tiện giúp con người được giải tri “Gidi tri la lam cho tri 6c thanh thoi bang cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động

vui choi” Ở bất cứ xã hội nào và bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng đều sống, làm việc và có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí Trong xã hội hiện đại, con người luôn chịu những áp lực từ cơng việc ngồi xã hội, bận rộn trong công việc nuôi dạy con cái trong gia đình; căng thẳng từ việc lưu thông trên đường Chính vì vậy, những

tác phẩm báo chí đa phương tiện về văn hóa, thể thao, âm nhạc, hội họa, về phim

ảnh, sức khỏe, kiến trúc, du lịch, về những câu chuyện khám phá bí ẩn của cuộc sống sẽ giúp con người được giải tỏa những căng thắng, mệt mỏi hàng ngày, được nghỉ ngơi, giải trí theo đúng nhu cầu cá nhân, được chia sẻ những quan tâm về cuộc sống Như vậy, tác phẩm báo chí đa phương tiện đã góp phần nâng chất lượng

hưởng thụ cuộc sống của nhân dân lên một mức độ cao hơn

Vi du: Những tác phẩm báo chí đa phương tiện về chủ đề Kỳ tich tai Paralympic 2016 trén Vietnamplus thang 9/2016 da truyén tải đến người đọc niềm vui chiến thắng, nỗi xúc động nghẹn ngào và cả những tiếc nuối, những cuồng nhiệt của cổ động viên trên khán đài thông qua nhiều chùm ảnh, nhiều đoạn video

tuyệt đẹp

Trang 40

1.3.2.5 Chức năng kinh tế của tác phẩm báo chí đa phương tiện

Trong học thuyết Giá trị, khi bàn về hàng hóa, C.Mác đã chỉ ra rang, hang hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cẩu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán” Dựa theo quan điểm này của C

Mác, có thể khẳng định, tác phẩm báo chí đa phương tiện /à một hàng hóa, bởi tác

phẩm báo chí đa phương tiện được làm ra để tạo thành một sản phâm báo chí đa

phương tiện để “bán” cho người có nhu cầu “mua” và sử dụng theo mục đích riêng

của mình Tác phẩm báo chí đa phương tiện (hay một sản phâm báo chí đa phương

tiện) cũng phải chịu sự chỉ phối của quy luật cung — cầu, quy luật cạnh tranh trong

quá trình sản xuất và lưu thông

Tuy nhiên, việc mua — bán ở đây không giống với bất cứ việc mua - bán nào

trên thương trường, bởi sản phẩm báo-chí đa phương tiện tuy là vật chất (là phương - tiện kỹ thuật thu - phat, có hình khối, có thể tích, trọng lượng ) nhưng người “bán” sản phẩm báo chí đa phương tiện không “bán” cái phần vật chất ấy, mà là “bán” thông tin nằm trong cái “vỏ vật chất” ấy và người “mua” cũng không “mua”

cái phần vật chất ấy, mà là “mua” thông tin để thỏa mãn nhu cầu được biết và được hiểu nhiều hơn về thế giới mình đang sống, để được bài lòng vì được giải trí như

mong muốn

Chính vì vậy, sản phẩm báo chí nói chung, tác phẩm báo chí đa phương tiện

nói riêng, là loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa thuộc tỉnh than, mang ban chat x4

hội, bởi: (1) chất liệu tạo ra hàng hóa này là /hông tin khách quan, có that; (ii) muc dich làm ra hàng hóa này là ác động vào nhận thức của con người, nhằm thay đổi

hành vi của họ theo chiều hướng tiến bộ; (1i) giá tri cha hang héa nay 1a £hông tin

và chính thông tin tạo ra du luận xã hội và phản biện xã hội; (l1) giá bán của hàng hóa này mang tính chất phục vụ xã hội, không thay đổi theo sự lên — xuống

*C Mac — Ph Ăng ghen, Toừn tập, Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.195-196

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w