Ø2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHi MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÈN
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
QUAN LY HOAT DONG TU TUONG
Chủ nhiệm đề tài: TS Lương Ngọc Vĩnh
Trang 2Chủ nhiệm đề tài:
Ts Luong Ngoc Vinh Tap thé tac gia:
Trang 16MỤC LỤC
Chuong 1: CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG TU TUONG 1
1.1 Bản chất và chức năng của quản lý hoạt động tư tưởng - «se: 1
1.2 Chức năng của quản lý hoạt động tư tưởng - 5s +s se sssserssseessersece 8
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hoạt động tư tưởng - 11
1.4 Nội dung quản lý hoạt dOng tur tuOng ec cecessescepeessesseeseseseesesseseeeeneesaeees 14
1.5 Phương pháp quản lý hoạt động tư tưởng, . 57c s<ssessessersereersee 15
Chương 2: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÁC —
1 Những vấn dé chung về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác-Lênin 22 2 Nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác- l 28 3 Thực trạng lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác-Lênin 40 4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nghiên cứu khoa học Mác-Lênin trong điều
kiện hiện Tay G5 1 S111 nu in nr c 46
Chương 3: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN . - 50
1 Những vấn đề chung về quản lý hoạt động báo cáo viên s- 5 cs¿ 50
2 Thực trạng quản lý hoạt động báo cáo viÊn - :Ss se + nxssxrrrseerke 60
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động báo cáo viên hiện nay 63
Chuong 4: QUAN LY HOAT DONG BAO CHÍ . -2- 5-2 se s 71
1 Những vấn đề chung về quản lý hoạt động báo chí -2-ccczcsccs2 71 2 Nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước đối với hoạt
S000 2809190000010 82
3 Thực trạng quản lý báo chí ở nước ta hiện nay . 55+ 5ssesscsessxreresres 96
Trang 17Chương 5: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN <sc-< 103
1 Những vẫn đề chung về quản lý hoạt động xuất bản . -5- 55c: 103
2 Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản 2 s22 E31 1571111 111717171015 17171 1Txrrerrsree 109
3 Thực trạng lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản ở nước ta hiện TiâYy 114
4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản ở nước 80 i6 1 122
Chương 6: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - VĂN NGHỆ, 133
1 Những vấn đề chung về quản lý văn hóa, văn nghệ - 2-5 se x2 133
2 Nội dưng, phương thức lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ - 148
3 Thực trạng lãnh đạo, quản lý hoạt động văn hóa —văn nghệ ở nước ta hiện nay
4 Phương hướng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động văn hoá - văn nghệ 158
Chương 7: NÂNG CAO HIỆU QUÁ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ TƯỞNG
TRONG THỜI KỲ MỚII °°°+EEEze#Evzeserrrrseorrrserrrsee 164
Trang 18Chương 1
CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT ĐỘNG TƯ TƯỞNG
1.1 Bản chất và chức năng của quản lý hoạt động tư tưởng 1.1.1 Khái niệm quan ly
Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Điều đó có nghĩa là con người không thể tồn tại và phát triển nếu không quan hệ và hoạt động với người khác Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có sự
thống nhất cả về ý chí và hành động nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả Mặt khác,
con người thông qua hoạt động để thoả mãn nhu cầu, mà thoả mãn nhu cầu này lại
phát sinh nhu cầu khác, do đó con người phải tham dự vào nhiều hình thức hoạt động
với nhiều loại hình tổ chức khác nhau Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
Quản lý là một trong các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình
hoạt động đặc biệt ở chỗ nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác
động tới, nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh
chung của một tô chức Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó
Chúng ta biết rằng, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu nhất định Bất kỳ hoạt động nào cũng được tiến hành theo quy trình: Chủ thê (con người có ý thức) sử dụng những công cụ, phương
tiện và các cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (tự nhiên, xã hội, tư duy)
nhằm đạt tới mục tiêu xác định
Hoạt động sản xuất vật chất là loại hình hoạt động cơ bản nhất trong tất cả
các hoạt động của con người và đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của
Trang 19sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức sản xuất để tác động vào đối
tượng sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con nguoi
Ngoài việc tuân theo quy trình của hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, hoạt động quản lý còn có những đặc trưng riêng của nó Tính đặc
thù của hoạt động quản lý so với hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện trên tất cả các phương diện: chủ thể, đối tượng, công cụ, phương tiện, cách thức tác động và mục tiêu
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất vật
chất có ý nghĩa tương đối và chỉ tồn tại trong lĩnh vực nhận thức Trong thực tế hoạt động quản lý có quan hệ hữu cơ với hoạt động sản xuất và các hoạt động cụ thê khác của con người, bởi vì, quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có sự tham
gia hoạt động chung của con người và vì vậy, nó là hoạt động mang tính phổ quát
Từ xuất phát điểm như đã trình bày ở trên, kế thừa những nhân tố hợp lý của
các cách tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản lý như sau:
Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyên lực, theo quy trình của chủ thể
quan ly tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguôn lực nhằm thực hiện mục tiêu
của tổ chức trong điễu kiện môi trường biến đổi |
Từ định nghĩa này, có thể thấy rằng:
- Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý
- Quản lý là tác động có ý thức - Quản lý là tác động bằng quyền lực
- Quản lý là tác động theo quy trình
- Quản lý là phối hợp các nguồn lực
- Quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung
Trang 20Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, phương pháp quản lý, công cụ,
phương tiện quản lý và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau đề hình thành nên quy luật va tính quy luật quản lý
1.1.2.Phân biệt lãnh dạo và quản lý
Bản chất của quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm đạt mục tiêu đã đề ra
Lãnh đạo theo nghĩa rộng là sự dẫn đường, chỉ lối, điều khiển (đề ra chủ
trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tô chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định Theo nghĩa hẹp, lãnh đạo là sự tác
động điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra
Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý ở chỗ đều là hoạt động chỉ đạo, định
hướng, điều khiển thực hiện một công việc theo một mục đích nhất định Quản lý
và lãnh đạo đều là sự tác động có hướng đích, có tô chức của chủ thể (quản lý, lãnh đạo) tới đối tượng (bị quản lý, lãnh đạo) để đạt mục tiêu đã đề ra Hoạt động này đều là tác động điều khiển có hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận đó là chủ thể và đối tượng, đều gan VỚI con người, quan hệ
người với người
Xét về bản chất nội dung thì quản lý, lãnh đạo cũng đều là hoạt động bao gồm
quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đạt đến mục đích đã đặt ra Xét về hình thức và phương pháp thì đều là sự vận động của thông tin, sự điều khiến,
định hướng dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thê điều khiến tới đối tượng bị điều khiển thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện Dưới góc độ hoạt động cụ
thể thì cả quản lý và lãnh đạo không phải là hoạt động ra quyết định đơn thuần, là
định hướng chung chung, mà cả hai hoạt động này còn phải trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ
Trang 21tổ chức, người lãnh đạo, quản lý phải giữ vị trí trực tiếp thực hiện, do vậy chúng
đồng nghĩa với hoạt động định hướng, điều khiến chỉ đạo thực tiễn
Quản lý và lãnh đạo có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích, gần như bố sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau Trong một số trường hợp cụ thể thì lãnh đạo, quản lý có thể gắn liền với nhau trong một chủ thể và trong một quá trình, cùng có một quá trình tác động và nội dung, phạm vi hoạt động giống nhau Trong thực tế thường khó có sự phân định tách bạch giữa
hai loại công tác này, đặc biệt với mô hình tổ chức nhỏ, không có nhiều sự phân
cấp, phân hệ rõ nét |
Quản lý, lãnh đạo đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ chức, đơn vị, tập thể, thống nhất ý chí và các nguồn lực, phát huy những ưu thế của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất
Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được một định nghĩa rõ ràng,
rành mạch cho các khái niệm này, chúng không đồng nhất và được giải thích tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đều có chung
khẳng định: lãnh đạo, quản lý là hai công việc khác nhau, thậm chí khác nhau rất cơ
bản Theo Từ điển tiếng Việt, "lãnh đạo" là đề ra chủ trương và tô chức động viên
thực hiện, còn "quản lý" là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra Như vậy có thể hiểu, lãnh đạo quyết định đường lối, chiến lược, găn với những van dé tong quát, còn quản lý là tổ chức thực hiện, xử lý những van dé cu thé, thực
tế Lãnh đạo nặng về lĩnh vực chính trị, chủ trương, đường lối, bao quát; quản lý
nặng về lĩnh vực hành chính, điều hành, chấp hành So sánh nội hàm và ngoại điên
của khái niệm lãnh đạo và quản lý, có thể thấy sự khác nhau cơ bản sau: - Về phương thức tác động và hiệu lực:
Trang 22+ Quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước
+ Về hiệu lực, lãnh đạo tập hợp các cá nhân bị lãnh đạo thành tô chức chặt
chẽ và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa ra trong toàn tổ chức; còn quản lý thường thông qua hoạt động điều hành, tác động trực tiếp đến các cá nhân, nhóm của tổ chức
- Về nội dung chức năng:
+ Lãnh đạo gồm xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con nguoi
+ Quản lý bao gồm xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành
và kiểm soát tiến trình hoạt động
- Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện:
+ Ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật
chất Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài
chính, các nguồn lực khác Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo
+ Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý Lãnh đạo là hoạt động điều khiển của chủ thê đối với đối tượng ở tầm vĩ mô (hoạt động lãnh đạo là quản lý ở tầm vĩ mô) Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm, nguyên tắc, chính sách hoạt động, xây dựng những quyết
sách lớn ở tầm vĩ mô được thực hiện trong một không gian rộng lớn bao quát và một khoảng thời gian tương đối dài Lãnh đạo thực hiện những công việc chung, lớn, theo đuổi hiệu quả của toàn bộ tổ chức, lực lượng Lãnh đạo là quản lý nhưng
Trang 23cầu cấp bách, khẩn trương và mang tính thời điểm cụ thể Lãnh đạo là một chức
năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo
Qua phân tích trên cho thấy, để hoạt động của một tổ chức cũng như một xã
hội 6n định hài hoà và hiệu qua cần đến cả lãnh đạo va quan ly Tuy vậy, lãnh đạo
phải đi trước một bước, phải biết nhìn xa trông rộng, vạch đường chỉ lối và nói
chung, không thể có sai lầm hệ thống: lại phải luôn theo dõi tiến trình quản lý băng nhận thức chiến lược và đánh giá kết quả chung, chứ không chỉ đánh giá quá trình
quản lý cu thé
1.1.3 Quản lý hoạt động tư tưởng
Công tác tư tưởng xuất hiện từ khi loài người phân chia thành giai cấp, do
nhu cầu hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định trong xã hội Quá trình sản xuất và truyền bá hệ tư tưởng, tạo niềm tin và biến hệ tư
tưởng thành hành động của quần chúng, thành sức mạnh vật chất là quá trình tư tưởng, còn quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và truyền bá hệ
tư tưởng và quan hệ tư tưởng để đạt mục đích đặt ra là công tác tư tưởng Như vậy, công tác tư tưởng nói chung là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, tạo niềm
tin và thúc đây quần chúng hành động vì lợi ích của mình
| Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoạt động nhằm phát
triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa
thành hệ tư tưởng chỉ phối, thống trị trong đời sống tỉnh thần xã hội, động viên cỗ
vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa
Chủ thể công tác tư tưởng là những giai cấp, những tổ chức, những cộng
đồng xã hội mà lợi ích của họ gắn liền với các hoạt động tư tưởng Nó bao gồm chủ
thể của hệ tư tưởng (một giai cấp, một chính đảng); các cơ quan và thiết chế tư
tưởng được chủ thể hệ tư tưởng tổ chức ra (thường gắn liền với hệ thống chính trị
Trang 24_ Trong xã hội ta, chủ thể công tác tư tưởng là cơ quan lãnh đạo của Đảng, là toàn Đảng, bao gồm toàn thể đảng viên trên các vị trí công tác của mình, toàn bộ hệ
thống chính trị và đội ngũ cán bộ tư tưởng Cán bộ tuyên giáo và các cơ quan có chức năng giáo dục tư tưởng trong toàn xã hội là lực lượng trực tiếp tiến hành công tác tư tưởng trên phạm vi toàn xã hội Từ khi có chính quyền, Nhà nước có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của xã hội trong đó có hoạt động của công tác
tư tưởng
Khách thể của công tác tư tưởng là đối tượng chịu tác động về mặt tư tưởng của chủ thể Công tác tư tưởng truwóc hết tác động đến nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của các cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp trong toàn xã hội Khách thể của công tác tư tưởng còn là các quan hệ giữa người với người về mặt tỉnh thần, tư tưởng trong xã hội, là điều kiện, môi trường xã hội khách quan có ảnh hưởng đến tư tưởng con người Nói cách khác, khách thể công tác tư tưởng của
Đảng là toàn bộ đời sống tỉnh thần xã hội và cả đời sống vật chất với tư cách là cái
suy đến cùng quyết định đến đời sống tỉnh thần xã hội Đời sống tỉnh thần của xã hội bao giờ cũng tổn tại trong những con người cụ thể, thuộc các giai tầng xã hội khác nhau và đó chính là đối tượng tác động cụ thể của công tác tư tưởng Vì vậy, mỗi khi chủ thể tiến hành một hoạt động tư tưởng cụ thể đều phải nắm chắc đối
tượng, nghĩa là phải xác định rõ tiễn hành công tác tư tuong cho ai, ca nhân hay tập
thé, thuộc tầng lớp, giai cấp hoặc nhóm xã hội nào
Quá trình tác động từ chủ thể đến đối tượng để đạt mục đích chính là quá
trình diễn ra các hoạt động của công tác tư tưởng hay còn gọi là hoạt động tư tưởng Bởi đời sống tỉnh thần của con người vô cùng phong phú, đa dạng và phức
tạp, do đó, hoạt động tư tưởng cũng đa dạng, phức tạp không kém Trong công tác
tư tưởng của Đảng ta, có thê kê ra các hoạt động (còn gọi là lĩnh vực) cơ bản như:
Trang 25Các hoạt động tư tưởng trước hết là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với xã hội nhưng đồng thời nó cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng Trong điều kiện Đảng
cầm quyền nên hoạt động tư tưởng cũng chịu sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việc quản ly này bảo đảm cho các hoạt động tư tưởng tuân thủ
đúng hiển pháp và pháp luật, huy động được nguồn lực để thực hiện mục tiêu của công tác tư tưởng
Từ đó ta có thể hiểu: Quản lý hoạt động tư tưởng là tác động có ý thức, theo quy trình của chủ thể quản lý tới các hoạt động tư tưởng để phối hợp các nguôn lực nhằm thực hiện mục tiêu của công tác tư tưởng nói riêng và quản lý xã hội nói chung trong điều kiện môi trường biến đổi
Như trên đã đề cập, lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau, đan xen và chuyển hóa cho nhau Hoạt động tư tưởng bản chất là hoạt động lãnh đạo nhưng lại chịu sự quản lý bằng quyền lực nhà nước Để làm rõ nội dung này, ở đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ quản lý theo nghĩa rộng, bao hàm cả chức
năng lãnh đạo trong một lĩnh vực cụ thể đã xác định rõ mục tiêu 1.2 Chức năng của quản lý hoạt động tư tưởng
1.2.1 Chức năng định hướng
Định hướng là một quá trình ấn định mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tốt
nhất để thực hiện mục tiêu Thực chất định hướng là nhằm hoàn thành những mục
đích, mục tiêu đặt ra cho các tổ chức thông qua dự kiến hợp tác chặt chẽ mọi người
trong hệ thống có tổ chức Đây là chức năng tiệu biểu của lãnh đạo đối với hoạt
động tư tưởng
Chức năng định hướng của hoạt động quản lý được biểu hiện chủ yếu thông
qua chức năng xây dựng chiến lược Bản chất của lập kế hoạch chính là xác định
mục tiêu, các phương án và nguồn lực thực hiện mục tiêu Việc xác định mục tiêu
đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho tổ chức vận hành, phát triển đúng hướng và đồng
Trang 26Công tác tư tưởng của Đảng vừa hướng tới mục tiêu chung của cách mạng,
vừa phải thực hiện các mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, từng nhiệm vụ Do đó,
trong chức năng của quản lý hoạt động tư tưởng, các chủ thể quản lý phải xác định được định hướng chiến lược (lâu dài) và định hướng chiến thuật (từng năm, từng quý, từng tháng, từng đợt) của công tác tư tưởng
1.2.2 Chức năng tô chức
Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận riêng rẽ sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống duy nhất như một cơ thê sống Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra của hệ thống có tô chức trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản lý |
Bat ky mét hé thống tổ chức nào cũng phải lựa chọn các yếu tố cần thiết: sức lao động, vật tư, kỹ thuật, thông tỉn và tìm cách liên kết chúng thành một phương tiện duy nhất có hiệu lực để đạt mục tiêu đề ra
Hoạt động tư tưởng rất phong phú, đa dạng, phức tạp, không chỉ là công tác
của Đảng mà còn huy động nhiều lực lượng, nhiều binh chủng tham gia Để thực hiện mục tiêu của công tác tư tưởng với các phương án và các nguồn lực đã được xác
định thì cần phải có "kịch bản" Chính vì vậy, thông qua chức năng tổ chức mà quản
lý hoạt động tư tưởng sẽ thực hiện vai trò thiết kế của nó Vai trò thiết kế liên quan tới các nội dung: xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giao quyền và chuẩn bị các nguồn lực khác Thực hiện tốt những nội dung này là tiền
đề và điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả quản lý hoạt động tư tưởng
1.2.3 Chức năng điều khiển
Điều khiển là một quá trình ở đó chủ thể điều khiển sử dụng quyền lực quản
lý của mình tác động lên hành vi của các cá nhân và bộ phận (đối tượng điều khiển)
một cách có chủ đích, để họ tự nguyện và nhiệt tình phan đấu đạt được các mục
tiêu của tổ chức đã đặt ra Đây là chức năng đặc trưng của quản lý đối với hoạt
Trang 27Chức năng điều khiển trong quản lý hoạt động tư tưởng là việc chủ thể quản
lý thực hiện các hành động đã được sắp xếp theo yêu cầu của mục tiêu công tác tư tưởng đề ra, tác động vào các hoạt động tư tưởng để các cá nhân, bộ phận làm tròn bon phan của họ, trên cơ sở đó đảm bảo điều hoà, phối hợp và khai thác tốt các nỗ lực cá nhân cho hoạt động chung
Nội dung cơ bản của chức năng điều khiến là chủ thể phải thực hiện nhiệm vụ ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc
cơ bản của việc ra quyết định, yêu cầu đối với các quyết định và các bước ra quyết
định, cũng như tổ chức thực hiện quyết định
1.2.4 Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là xác định hiện trạng của tổ chức so với trạng thái đã qua để kịp
thời phát hiện sai sót, ách tắc của từng bộ phận trong quá trình hoạt động, từ đó tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý; đồng thời tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để tận dụng, thúc đây hệ thống hoạt động bình thường và sớm đạt
mục tiêu dự kiến
Hoạt động tư tưởng rất đang dạng và phức tạp bởi nó tác động vào thế giới tỉnh thần của con người Trong khi đó, tỉnh thần, tư tưởng của con người lại chịu
tác động rất mạnh mẽ của đời sống xã hội Dù chủ thể xác định kế hoạch đúng đắn đến đâu thì vẫn có lực lượng, có bộ phận không thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc
thực tiễn có “độ vênh” nhất định Chỉ có kiểm tra mới khắc phục được những khó
khăn, bất cập trong quá trình thực hiện
1.2.5 Chức năng điều chỉnh
Điều chỉnh là hoạt động sau kiểm tra Điều chỉnh là quá trình khắc phục ách
tắc, trì trệ, khơi thông môi trường- cả bên trong và bên ngoài — nhằm duy trì các
hoạt động ăn khớp nhau trong hoạt động tư tưởng Mặt khác, bên cạnh sự khắc phục các rối loạn cho hệ thống là hoạt động sử dụng các tiềm năng chưa được khai
Trang 28Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động tư tưởng có thể đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa
những sai lầm, từ đó đảm bảo cho công tác tư tưởng phát triển theo đúng mục tiêu
đã đề ra | |
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hoạt động tư tưởng
Nguyên tắc quản lý là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực
hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý nói chung và quản lý hoạt động tư tưởng nói riêng Nó là cơ sở nền tảng có vai trò chỉ phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Vì vậy, làm rõ bản chất của nguyên tắc quản lý và đặc
trưng của các nguyên tắc quản lý hoạt động tư tưởng cơ bản là vấn đề hết sức cần
thiết Tuy nhiên, quản lý hoạt động tư tưởng là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, vì
vậy tuỳ thuộc vào các cách tiếp cận và quan niệm khác nhau mà có nhiều cách hiểu
khác nhau về nguyên tắc quản lý hoạt động tư tưởng Dưới đây xin giới thiệu một
số nguyên tắc cơ bản trong quản lý hoạt động tư tưởng 1.3.1 Nguyên tắc tính khách quan
Tính khách quan là nguyên tắc hết sức quan trọng trong quản lý hoạt động tư
tưởng Nó đòi hỏi phải tính đến các quy luật khách quan và đặc điểm biểu hiện của
chúng trong các điều kiện cụ thể Việc thực hiện nguyên tắc này cho phép hệ thống
quản lý sử dụng đầy đủ nhất các quy luật khách quan để đạt được các mục tiêu
quản lý Nguyên tắc tính khách quan là nhằm chống lại chủ nghĩa chủ quan và duy
ý chí, chống lại những quyết định tuỳ tiện, những hành động vội vã mà không chú ý đến các tình thế và quá trình thực tế
Trong quản lý hoạt động tư tưởng, nguyên tắc tính khách quan là sự cụ thể
hoá nguyên tắc phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là
Trang 29Tính khách quan đòi phải nghiên cứu đầy đủ nhất các quy luật, các khuynh hướng
phát triển của các hoạt động tư tưởng, tính đến hệ thống phức tạp của các mối liên
hệ và quan hệ, các sự việc tổn tại thực tế và tiến trình biến đối của chúng, phát hiện
các mâu thuẫn
Quản lý hoạt động tư tưởng phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc tính khách
quan có nghĩa là tạo điều kiện bảo đảm phạm vi tác dụng lớn nhất cho các quy luật phát triển khách quan Quan điểm đồng bộ đối với các vấn đề quản lý hoạt động tư tưởng cũng là biểu hiện một đặc điểm căn bản của nguyên tắc tính khách quan Đảng giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế trong sự thống nhất với vẫn đề tư tưởng Quan điểm đồng bộ trong quản lý hoạt động tư tưởng đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng Đến lượt mình khi giải
quyết các vấn đề tư tưởng lại phải áp dụng quan điểm đồng bộ
Nguyên tắc tính khách quan của quản lý hoạt động tư tưởng có thể được thực
hiện khi có đầy đủ thông tin cần thiết, đúng đắn Hiệu quả của quản lý tuỳ thuộc nhiều ở việc tổ chức các nguồn thông tin, các khuynh hướng của nó Thông tin
thiếu khách quan, sai lệch không thể đảm bảo cho việc đề ra các quyết sách một
cách đúng đắn, có tính khả thi
1.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của tổ chức đảng trong mọi lĩnh vực, bao hàm cả quản lý hoạt động tư tưởng Cơ sở khoa học của nguyên tắc tập trung
dân chủ là nguyên lý về sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một hiện tượng, sự vật Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu
giữa tập trung và dân chủ trong quản lý hoạt động tư tưởng Trong nguyên tắc
thống nhất này, tập trung và dân chủ tác động cùng chiều, theo tỷ lệ thuận, đòi hỏi
phải đảm bảo lẫn nhau Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung
Trang 30lực để giải quyết các công việc phát sinh trong trong quản lý, tức là phải có đủ quyền lực để giải quyết mọi vấn đẻ có sự lãnh dao, quan lý, điều hành thông suốt
Phát huy dân chủ sẽ khơi dậy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi tô
chức, mọi cá nhân Hồ Chí Minh giải thích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng
phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn dé, moi người tự do bay to y
kién cia minh, gop phan tim ra chan ly Do la mét quyén loi ma cing la mét nghia
ví của mọi người")
Dân chủ phải gắn liền với tập trung, phát huy dân chủ đi đôi với việc tăng
cường tập trung Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhận thức, xử lý đúng đắn trong thực tiễn Tuyệt đối hoá mặt này đi đến hạ thấp hoặc phủ nhận mặt kia đều là
sai lầm Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng của quản lý hoạt
động tư tưởng, nó có tính khách quan, phổ quát, song thực hiện không đơn giản, phụ
thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý Cần chống
quan điểm dân chủ cực đoan, dân chủ phi giai cấp về nguyên tắc quan trọng này, đồng thời phải chống các biểu hiện tập trung quan liêu và dân chủ hình thức
1.2.3 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Đây là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý hoạt động tư tưởng, bao
gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả về xã hội Nguyên tắc hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng
tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và trên lợi ích cá nhân, từ đó
mà ra các quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của hệ thống Hoạt động tư tưởng là một lĩnh vực rất quan trọng được
Đảng, Nhà nước quan tâm huy động nhiều nguồn lực Tuy nhiên, kết quả trước hết của hoạt động tư tưởng là làm thay đổi nhận thức và thái độ của con người nên khá
trừu tượng, khó đo đếm, đánh giá Nếu không thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả dễ dẫn đến “bệnh hình thức”, “chạy theo thành tích” làm tốn hại đến việc
thực hiện mục tiêu của công tác tư tưởng
Trang 31Để thực hiện mục tiêu chung của tô chức, các nhà quản lý biết phải phối hợp
một cách tối ưu các nguồn lực Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu qủa giữa người quản lý
với người quản lý; giữa người quản lý và người bị quản lý; giữa người bị quản lý
với nhau và giữa nhân lực với các nguồn lực khác
Để thực hiện nguyên tắc này, chủ thể quản lý hoạt động tư tưởng phải phân
công công việc, giao quyền một cách phù hợp; sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vật lực, tài lực, tin lực, thời lực); đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực; đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của công việc
1.4 Nội dung quản lý hoạt động tư tưởng
Quản lý hoạt động tư tưởng bao gồm cả sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nước Theo đó, nội dung quản lý bao gồm nội dung lãnh đạo của Dang va noi
dung quản lý của nhà nước đối với hoạt động tư tưởng
Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư tưởng trước hết là việc định hướng cho công tác tư tưởng trong từng thời kỳ thông qua việc ban hành cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị (gọi chung là nghị quyết) trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiến hành công tác tư tưởng hướng tới thực hiện mục tiêu chung của cách mạng Trên cơ sở đó, Đảng chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục,
tổ chức thực hiện đưa nghị quyết vào cuộc sống và kiểm tra, sơ tong két viéc thuc
hién nghi quyét
_ Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tư tưởng bao hàm việc xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động của công tác tư tưởng: xây
dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng và phát triển các lĩnh vực thuộc về công tác tư tưởng
Quản lý nhà nước còn bao hàm việc thanh tra, biểu dương, xử phạt quá trình tổ
chức thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước; sơ tổng, kết rút kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về lĩnh vực công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng bao gồm rất nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực khác nhau,
Trang 32chung, công tác tư tưởng có ba hình thái cầu thành gồm: công tác lý luận, công tác
tuyên truyền và công tác cỗ động Do đó, Đảng, nhà nước phải lãnh đạo, quản lý cả
ba hình thái đó Xét ở góc độ thực tiễn, công tác tư tưởng gồm nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau như: công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị; công
tác tuyên truyền, cỗ động; công tác báo chí, xuất bản; công tác văn hóa, văn nghệ:
công tác nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội; công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử Đảng; công tác khoa giáo; công tac dau tranh chống “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa Như vậy, Đảng phải lãnh đạo, Nhà nước phải quản lý tất cả các hoạt động nêu trên bảo đảm huy động mọi nguồn lực, tập trung, thống nhất để thực hiện thắng lợi mục tiêu của công tác tư tưởng
1.5 Phương pháp quản lý hoạt động tư tưởng
1.5.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại các phương pháp quản lý hoạt động tư tưởng
1.5.1.1 Khải niệm
Phương pháp quản lý là một trong những yếu tố của hệ thống quản lý Nếu nguyên tắc quản lý là cơ sở, nền tảng có tính định hướng và bắt buộc chủ thể quản
lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ thì phương pháp quản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý
Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng
những nguyên tắc đã được xác định Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là nội dung cơ bán của quản lý Mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý chỉ được thực hiện
thông qua tác động của các phương pháp quản lý Các phương pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với mục tiêu quản lý Chúng xác định con đường, cách thức và biện
pháp cụ thể để đạt được mục tiêu quản lý
Xuất phát từ bản chất của quản lý có thê đưa ra định nghĩa về phương pháp
Trang 33Phương pháp quản ý hoạt động tư tưởng là tổng thể những cách thúc tác động của chủ thể quản lý tới các hoạt động tư tưởng trên cơ sở lựa chọn những
công cụ và phương tiện quản lý phù hợp nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất
trong điễu kiện môi trường nhất định 1.9.1.2 Phán loại phương pháp
Phương pháp quản lý hoạt động tư tưởng rất đa dạng và phong phú Phương pháp quản lý là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý hoạt động tư tưởng,
do đó cần phải vận dụng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của chủ thể quản lý
1 Ị
- Có nhiều cách phân loại các phương pháp quản lý: 1
+ Căn cứ vào nội hàm quản lý theo nghĩa rộng có phương pháp lãnh đạo của - ` Đảng và phương pháp quản lý của Nhà nước:
" - + Căn cứ vào quy mô và tính chất của tổ chức có quản lý vĩ mô và quản lý vi
mộ
2 + Căn cứ vào phương thức tác động có phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp |
+ Căn cứ vào chức năng quản lý có các phương pháp kế hoạch hoá, phương | pháp tô chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán
+ Căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản lý có các phương pháp tổ
chức - hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý - giáo dục
_ + Căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác động có các phương pháp quản lý nội
bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.v.v
1.5.1.3 Đặc trưng cúa phương pháp quản lý hoạt động tư tưởng - Tinh linh hoạt và sáng tạo
Trang 34Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý biểu hiện ở chỗ không có một phương pháp quản lý nào là tối ưu cho mọi lúc, mọi nơi, bởi vì: tính đa dạng của chủ thể quản lý về năng lực, trình độ, phẩm chất, thói quen ; tính khác
biệt của đối tượng quản lý thể hiện ở trình độ, năng lực, như cầu, lợi ích ; tính
phong phú của các công cụ, phương tiện; tính đặc thù của môi trường |
Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý còn được biểu hiện ở chỗ nếu như quy luật quản lý và tính quy luật quản lý là mang tính khách quan, tính khoa học thì phương pháp quản lý lại mang tính năng động, tính chủ quan và tính
nghệ thuật của hoạt động quản lý |
- Tinh da dang, phong phu |
Hệ thống phương pháp quản lý bao gồm nhiều phương pháp khác nhau Mỗi một phương pháp chỉ tối ưu khi nó kết hợp một cách thích ứng với các nhân tố của chỉnh thể quản lý Điều này chứng tỏ phương pháp quản lý là mang tính cụ thé Mat khắc, đối tượng tác động trực tiếp của quản lý hoạt động tư tưởng là các hoạt động _ tác động vào tư tưởng con người nên vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp,
thường xuyên biến đổi
- Phương pháp quản lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tac quan ly
Phuong phap quan ly cé tinh linh hoat va sang tao, tinh da dang va phong phú nhưng nó phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc quản lý Điều đó có nghĩa là chủ
thể quản lý không được sáng tạo một cách tuỳ tiện, thoát ly khỏi những định
hướng, quy định và quy tắc quản lý
Quan hệ giữa phương pháp quản lý và nguyên tắc quản lý là quan hệ giữa hai _ mặt đối lập của một chỉnh thể: nguyên tắc quản lý là mang tính khách quan, én
- định, bắt buộc; còn phương pháp quản lý mang tính năng động, linh hoạt và sáng tạo, đó là hai mặt tạo nên sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật của hoạt động quản lý
- Phương pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ
thuật quản Ùý |
Trang 35Nếu như nguyên tắc quản lý là cơ sở để hình thành phương pháp quản lý thì phương pháp quản lý là nền tảng để từ đó xác lập phong cách quản lý và nghệ thuật quản lý
Nhà quản lý muốn tạo lập cho mình một phong cách quản lý và nghệ thuật
quản lý thì trước hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp quản lý một cách nhuần nhuyễn Phương pháp quản lý là tiền đề khách quan để từ đó kết
hợp với nhân tố chủ quan của nhà quản lý mà hình thành nên phong cách quản lý
và nghệ thuật quản lý |
1.5.2 Một số phương pháp chủ yễu trong quan lý hoạt động tư tưởng
1.3.2.1 Phương pháp tổ chức - hành chính
Phương pháp tổ chức - hành chính là tác động của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý trên cơ sở sử dụng các công cụ tô chức - hành chính dé duy tri ky luật, kỷ cương nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu Cách thức tác động của phương pháp tổ chức - hành chính là dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống Về phương diện quản lý nó biểu hiện mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng
Các công cụ về tổ chức - hành chính được chủ thể quản lý sử dụng bao gồm: công tác tổ chức - cán bộ; nghị quyết, điều lệ, luật, nội quy, quy chế, quy định Về mặt tô chức, phương pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp:
- Phân công công việc cho cán bộ, đảng viên, nhân viên trong các cơ quan làm
công tác tư tưởng và giao quyền cho các cấp quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với năng lực của họ;
- Thực hiện việc đánh giá hiệu quả công việc một cách công bằng:
- Đề bạt, thuyên chuyển, buộc thôi việc đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên
trên cơ sở kết quả công tác của họ;
- Đào tạo và phát triển nhân lực
Trang 36Về mặt hành chính, phương pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo
hai hướng:
Một là, tác động về mặt tô chức: chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy
định và quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác -
định những mối quan hệ hoạt động nội bộ
Hai là, tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, chu thé quan ly
đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định, hoặc hoạt động theo những phương hướng nhất định nhằm bảo
đảm các bộ phận của hệ thống ăn khớp, nhịp nhàng và đúng hướng, uốn nắn và
khắc phục kịp thời những lệch lạc, rủi ro có thể xảy ra
Đối với các quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện,
không được lựa chọn Chỉ người có thâm quyền ra quyết định mới có quyền thay
đổi quyết định
Phương pháp tổ chức - hành chính có ưu điểm là có sức mạnh, quy mô tác động lớn, hiệu quả nhanh, tức thì Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là thiếu
linh hoạt, do sử dụng quyền lực dễ gây tâm lý phản kháng ở đối tượng và lạm quyền ở chủ thể Sử dụng phương pháp này cần tránh sa vào kiểu quản lý hành chính quan liêu do việc lạm dụng kỷ luật hành chính, sử dụng mệnh lệnh hành
chính thiếu cơ sở khoa học, theo ý muốn chủ quan nhất là các lĩnh vực nhạy cảm
như văn hóa, văn nghệ Nếu cán bộ quản lý và các cơ quan quản lý thiếu tỉnh táo,
say mê quyển lực thì dễ bị sa vào tinh trang lạm dụng quyên lực và dẫn tới bệnh
chủ quan, duy ý chí, quan liêu, tham nhũng, đặc quyên, đặc lợi, v.v
1.5.2.2 Phương pháp tâm lý - giáo duc
Phương pháp tâm lý — giáo dục là tác động bằng tâm lý, tình cảm của chủ thể
Trang 37Chủ thể quản lý tác động bằng yếu tố tình cảm, tâm lý đối với đối tượng và
tạo ra cơ hội cho đối tượng được tiếp xúc, trao đối những tâm tư, nguyện vọng của họ; tạo điều kiện để đối tượng giao lưu với nhau, giúp họ hiểu biết và chia sẻ với nhau trong công việc và cuộc sống, đồng thời sử dụng các hình thức tuyên truyền,
giáo dục, vận động để tác động vào đối tượng quản lý nhăm giúp họ nhận thức được sứ mệnh của tổ chức và bốn phận của mình Phương pháp này được thực hiện
thông qua các biện pháp: học tập, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, giao lưu, tổ chức hoạt động văn hoá - thé thao, picnic.v.v
Ưu thế của phương pháp này là phát huy được tính tự giác, sáng tạo của đối tượng nên thường đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững, tạo sự đoàn kết, thống nhất
cao và bầu không khí tâm lý tích cực trong tô chức Phương pháp này rất phù hợp với các lĩnh vực của công tác tư tưởng Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này thường mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi ở chủ thể quản lý phải có những phẩm chất
tốt đẹp và kỹ năng giáo dục tốt
1.5.2.3 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử
dụng các nguồn lực để thỏa mãn các nhu cầu vật chất của đối tượng, tạo ra động cơ thúc đây, phát huy tiềm năng và năng lực của họ nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu Mặc
dù đối tượng quán lý là hoạt động tư tưởng nhưng những con người làm việc trong lĩnh vực này cũng cần những nhu cầu tối thiểu như những người khác đó là ăn,
mặc, ở, đi lại
Chủ thể quản lý sử dụng lợi ích kinh tế để tác động vào đối tượng nhằm
thúc đây họ trong công việc Phương pháp kích thích được thực hiện thông qua các biện pháp:
- Cung cấp những điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật để phục vụ cho công
việc, các chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động;
- Xây dựng định mức lao động hợp lý, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ
Trang 38- Thực hiện chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi
khác một cách công bằng, công khai, minh bạch
Phương pháp này được thực hiện một cách tương đối phố biến với nhiều đối tượng, nhiều công việc và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
Ưu thế của phương pháp này là mang lại hiệu quả nhanh, kích thích tính tích
cực, tự giác ở đối tượng, xây dựng được lòng biết ơn đối với tổ chức Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có nguồn lực nhất định, nếu lạm dụng sẽ gây phản xạ có điều kiện ở đối tượng quản lý Nghĩa là trước khi thực thi một công việc nào đó ở đối tượng nảy sinh tâm lý đòi hỏi, “mặc cả” đôi khi vượt quá khả năng của chủ thể
Những phương pháp quản lý được trình bày ở trên là những phương pháp chung nhất được áp dụng ở tất cả các loại hình quản lý và cấp độ quản lý Hoạt động tư tưởng là lĩnh vực đặc thù cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với
từng hoạt động cụ thể
Ngoài các phương pháp chung thì ở các loại hình quản lý cụ thể còn có
những phương pháp quản lý riêng của nó Tiếp cận quy trình quản lý, có thể chia các phương pháp quản lý thành các loại sau: phương pháp lập kế hoạch, phương pháp tô chức, phương pháp lãnh đạo, phương pháp kiểm tra
Câu hỏi thảo luận:
1 Phân biệt sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý trong công tác tư tưởng
2 Hãy bình luận quan điểm sau đây: Bản thân công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng nên không cần thiết phải lãnh đạo, quản lý
Câu hỏi ôn tập:
1 Mô tả các yếu tố của quản lý xã hội nói chung và quản lý hoạt động tư tưởng nói riêng
2 Các chức năng quản lý hoạt động tư tưởng
Trang 39Chương 2
QUAN LY HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÁC - LÊNIN
1 Những vấn đề chung về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác-
Lênin | |
1.1 Khái niệm quan lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác — Lénin
Khoa hoc Mac — Lénin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của
C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển
những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và
giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phố biến của nhận thức
khoa học và thực tiễn cách mạng
Khoa học Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ
khoa học của triết học Mác - Lênin, của kinh tế chính trị Mác - Lênin và của chủ nghĩa xã hội khoa học Khoa học của triết học Mác-Lênin nghiên cứu những quy
luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành
thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn
cách mạng Khoa học của kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật
kinh tế của xã hội, đặc biệt là nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát
triển của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa Khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan
của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Hoạt động nghiên cứu khoa học Mác — Lênin là tong thể các động thái hoạt động nghiên cứu nhằm nắm vững, làm sâu sắc và phát triển học thuyết Mác — Lênin, từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng nước ta, góp phần quan
Trang 40chủ nghĩa ở Việt Nam Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác - Lênin chính là quản lý tổng thể các động thái hoạt động nghiên cứu nói trên
1.2 Sự cân thiết phải quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác-Lênin Hoạt động quản lý nói chung, quản lý nghiên cứu khoa học Mác-Lênin nói
riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay Hoạt động quản lý là
yêu cầu cần thiết, tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của mọi loại hình tổ chức, về thực chất nó xử lý mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa người quản lý và đối tượng quản lý Hoạt động quản lý chỉ phát huy được hiệu quả cao
khi nó tạo ra được cái toàn thể - chỉnh thể, đám bảo sự vận hành của các yếu tố cấu
thành hệ thống, nhờ đó hệ thống vận động đến mục tiêu đã định của nhà quản lý
Chính vì vậy, quản lý khoa học xã hội và nhân văn nói chung, khoa học
Mác-Lênin nói riêng cũng chính là sự tác động có mục đích, có ý thức và được thực hiện một cách hệ thống lên đối tượng quản lý, trên cơ sở nhận thức và vận dụng các
quy luật khách quan của khách thể quản lý để hướng nó đạt đến mục tiêu đã định
Về mặt lý thuyết, đối với loại hình khoa học này, hiệu quả quản lý đòi hỏi phải làm
sáng tỏ những khuynh hướng tiến bộ trong sự phát triển của toàn bộ hệ thống các
môn khoa học, phù hợp với quy luật vận động và tiến hoá của xã hội loài người
Đồng thời, phải phát hiện ngay những mâu thuẫn trong sự phát triển của nó và giải
quyết kịp thời những mâu thuẫn đó và cuối cùng, phải đảm bảo thống nhất về mặt
cầu trúc và chức năng của cả hệ thống khách thể được quản lý, thường xuyên hoàn thiện chúng
Cho đến nay có thể khẳng định răng, trong toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội