1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả vận động đồng bào công giáo của đảng bộ tỉnh nam định trong thời kỳ cnh, hđh đất nước

99 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 11,38 MB

Nội dung

Trang 1

Ð KH

2457 (ý

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN ˆ TONG QUAN

DE TAI KHOA HOC

HIEU QUA VAN DONG DONG BAO CONG GIAO

CUA DANG BO TINH NAM DINH

‘TRONG THOI KY CNH, HDH DAT NUOC

Chu nhiém dé tai : THS BANG TH] LUONG

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU _ 1

1 Tinh cap thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 4 3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG 6

DONG BAO CONG GIAO CUA DANG

11 - Cosély luận | 6

1.1.1 Một số khái niệm và quan niệm 6

112 — Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan

điểm của Đảng về công tác vận động đồng bào các tôn 9 gido | 1.2 Co sé thuctién _—— 16 12.1 Thực tiễn công tác tôn giáo của Đảng trong quá trình 6 lãnh đạo cách mạng 1.2.2 Thách thức đối với công tác vận động đồng bào các tôn 18 giáo của Đảng

1.2.3 Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác vận động đồng bảo 19 Công giáo của Dang trong thời kỳ CNH, HDH đất nước

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VẬN ĐỘNG ĐÔNG BÀO CÔNG 21 GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 Những yếu tố tác động đến công tác vận động đồng bảo 21 Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định

2.1.1 Yếu tế về địa-kinh tế-văn hóa-xã hội 21 2.1.2 Về đạo Công giáo ở ở Nam Định 22

à tiêu chí đánh giá hiệu quả công

tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh 28 Nam Định hiện nay

Trang 3

2.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác vận động đồng bào 29

Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định hiện nay

2.3 Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của công 31

tác vận động đồng bào Công giáo ở Nam Định

23.1 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 31

2.3.2 Những bài học kinh nghiệm 55

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ

VẬN ĐỘNG ĐÔNG BÀO CÔNG GIÁO CUA DANG BO TINH 58 NAM ĐỊNH TRONG THOI KY CNH, HDH DAT NUGC

3.1 Du báo xu hướng vận động của tôn giáo và công tác tôn 58 giáo của Dang

3.1.1 Xu hướng vận động của tôn giáo 58 3.1.2 Xu hướng công tác tôn giáo của Đảng 60

3.2 Xu hướng vận động của đạo Công giáo ở Nam Định và

mục tiêu, phương hướng vận động đồng bào Công giáo 6]

của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

3.2.1 Xu hướng vận động của đạo Công giáo ở Nam Định 6] 3.2.2 Mục tiêu, phương hướng vận động đồng bào Công giáo _

của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ CNH, HĐH 67 đất nước

3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận

động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định 67

Trang 4

MỞ ĐẦU

1/ Tính cấp thiết của đề tài

Nói về vai trò của nhân dân và: tầm quan trọng của dân vận, trong tác phẩm bất hủ “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt để an dân” Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước gắn với thương dân, để cứu nước phải dựa vào nhân dân, đem lại thái bình cho muôn dân Cùng với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, Dân là gốc của nước, của cách mạng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên”” “Nước lay dân làm gốc”, “ Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân””

Công cuộc CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong nhân dân Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân

Những năm qua công tác dân vận, trong đó có công tác tôn giáo vận đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong việc huy động sức mạnh toàn dân để tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hién nay Nghi quyét Trung ương lần thứ bảy, khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ và van minh, da thang thắn nêu: “Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới”, Cũng trong Hội nghị này, Nghị quyết về công tác dân tộc đánh giá: “Bộ máy Đảng và chính quyền các cấp ở nhiều nơi còn quan liêu, , , , r A w ¥ xa dân, chưa sâ Ề ; ' Hồ Chí Minh: Toàn ráp, 1.8, Nxb CTQG, H.,1996, tr.276 2 Hề Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb CTQG, H.,1996, tr.293

3 Hồ Chí Minh: Toan tap, t.5, Nxb CTQG, H.,1996, tr.409, 410

tu nguyén vong cua déng

* Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (2001- -2004), Nxb CTQG, H.,

Trang 5

bào”!, Về công tác tôn giáo, Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành

Trung ương ngày 12-3-2003 cũng nêu: “Công tác tôn giáo chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quan ching tin đồ, chức sắc tôn giáo Một số cấp Ủy, chính quyền các cấp, một số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt

đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo Có nơi chủ

quan, nóng vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý Các chủ trương, chính

- sách của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế

hóa Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo chưa xác định rõ được mô hình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiểu sự quan tâm đầu tư đảm bảo các điều kiện hoạt động; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng tín đồ tôn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiêu số còn yếu, việc tập hợp quan chúng còn hạn chế” Trước tình hình trên, việc tăng cường công tác vận động chức sắc và tín đồ các tôn giáo tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là công tác rất quan trọng và bức xúc

Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay có khoảng 6 triệu tín đô

Nam Định là nơi đạo Công giáo du nhập vào sớm nhất trên đất nước ta (thời vua Lê Trang Tông, năm 1553) Hiện nay, đạo Công giáo trên địa bàn Nam Định có 650 nhà thờ, trong đó có 140 nhà thờ xứ, 510 nhà thờ họ (140 giáo xứ, 510 giáo họ), có 5 dòng tu, 39 cơ sở dòng tu, cùng 01 cơ sở làm từ thiện của dòng Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ với tong số 545 nữ tu Chức sắc đạo Công giáo trong tỉnh có hai giám mục, 158 linh mục và 64 chủng sinh đang học tại các đại chủng viện Đội ngũ chức việc có 119 chánh trưởng, 440 trùm trưởng, 534 ban hành giáo (xứ, họ) với 3448 người tham gia Đạo Công giáo

trong tỉnh còn tổ chức 28 loại hội đoàn với 58 tên gọi khác nhau, thu hút gần 30

o dân -

số trong tỉnh), sống trên địa bàn của 199/299 xã, phường, thị trấn, trong đó có

! Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (2001-2004), Nxb CTQG, H 2004, tr 138

? Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (2001-2004), Nxb CTQG, H 2004, tr 151

Trang 6

81 xã, phường, thị trần có 30% dân số trở lên là người Công giáo

Dé động viên được mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc CNH, HĐH đất nước trên quê hương Nam Định, không thê không vận động lực lượng này Đảng bộ tỉnh Nam Định đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động đồng bảo Công giáo trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế |

Công tác vận động đồng bào Công giáo đã được đổi mới về nội dung,

hình thức, phương pháp Đồng bào Công giáo đã tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành luật pháp của Nhà nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo Đặc biệt

ở Nam Định, bà con giáo dân, hưởng ứng phong trào thi đua phát triển kinh tế,

xóa đói giảm nghèo, tương thân tương ái giúp nhau trong hoạn nạn khó khăn,

phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, làng văn hóa, chống các tệ nạn xã hội rất tích cực

Tuy nhiên, tỉnh hình hoạt động của Công giáo ở Nam Định còn có những

diễn biến phức tạp, tiềm ân những nhân tố có thể gây mất ôn định Một số tín

đồ, chức sắc Công giáo chưa tuân thủ pháp luật, Việc xây dựng nhà thờ, việc tranh chấp dat đai, việc liên lạc với tổ chức nước ngoài chúng ta chưa kiểm soát được |

Vậy, Đảng bộ Nam Định phải làm gì và làm như thế nào để phát huy mặt

tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đồng bảo Công giáo? Làm thế nào để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức đẳng với người Công giáo ở địa phương? Những thành công, tổn tại và bài học kinh nghiệm của công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ Nam Định cần rút ra là gì? Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động đồng | bào Công giáo của Đảng bộ trong tình hình hiện nay là thế nào? Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng bộ và là vấn để rất đáng quan tâm “Hiệu quả vận động đẳng bào Công giáo của Đảng bộ tính Nam Định trong

Trang 7

vọng đề tài góp tiếng nói thiết thực vào công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ Nam Định nói riêng và ở các địa phương có đông đồng bào Công giáo nói chung

2/ Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Công giáo là vấn đề đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ

khác nhau, như: 1 Mai Thanh Hải “Các tôn giáo trên thể giới và Việt Nam,

Nxb VHTT, H., 2006, gồm 3 tập, tập 2 tác giả giới thiệu những nét cơ bản về

công giáo trên thể giới và Việt Nam; 2 Ban Dân vận Trung ương-Trung tâm Nghiên cứu khoa học dân vận: “Tập bài giảng về công tác dân vận”, Nxb

CTQG, H., 2004, tập bài giảng đã có phần đề cập đến công giáo Việt Nam hiện

nay; 3 Ngô Đức Tính với đề tài khoa học cấp địa phương: “Công tác tự tưởng ở nơi có đông đông bào theo dao Thién chia 6 tinh Dong Nai” nam 1998; 4 PGS.TS Ngô Hữu Thảo “Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo” -Tập đề cương bài giảng lớp bồi dưỡng giảng viên tôn giáo-2007; 5 Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “ Vấn đề xây dung Dang ở một số vùng có đông dong bào theo đạo Thiên chúa ở miên Bắc hiện nay”- Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh- (1995), Học viện CTQG Hồ Chí Minh; 6 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Vấn đề xây dựng Đảng ở vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa ở miễn Nam hiện nay ”- Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1999)- Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lénin va tu tưởng Hồ Chí Minh; 7 Bài viết của Nguyễn Tử Lộc: “Vấn đê dân tộc đặt ra cho người Công giáo” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo- Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện Nghiên cứu Tôn giáo, số 6-2002, tr.20; 8 Hoàng Hữu Năng: “Van dé chinh tri phản động trong tôn giáo hiện nay ở Việt Nam” Luận

văn tốt nghiệp Đại học chính trị, Hà Nội- 1993 Đề tài “Hiệu quả vận động

Trang 8

3/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

- Lam rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả công tác vận động đồng _ bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định

- Chỉ rõ hiệu quả vận động đồng bảo Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định: thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng bảo Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong tình hình hiện nay

4/ Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp tổng hợp, so sánh

5/ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm cơ sở lý luận công tác tôn giáo của Đảng Bài học kinh nghiệm của đề tài có ý nghĩa bố sung vào lý luận về công tác dân vận nói chung và công tác vận động tôn giáo nói riêng của Đảng trong giai đoạn mới

- Ý nghĩa thực tiễn: ĐỀ tài cung cấp thêm những căn cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Nam Định nhận diện công tác tôn giáo ở địa phương mình Giải pháp mà đề tài đưa ra hy vọng sẽ được các địa phương có đông tín đồ và chức sắc công giáo nghiên cứu, vận dụng nhằm tăng hiệu quả công tác vận động tín đồ và chức sắc công giáo trong giai đoạn mới

Đề tài cũng là tài liệu có thể tham khảo cho việc giảng dạy và học tập môn Dân vận ở khoa Xây dựng Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

6/ Kêt cầu của đề tài

Ngoài phân mở đâu, kết luận, phụ lụ

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

CONG TAC VAN DONG DONG BAO CÔNG GIAO CUA DANG

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm và quan niệm

1.1.1.1 Tín ngưỡng: là niềm tin vào cái thiêng liêng

1.1.1.2 Tín ngưỡng Tôn giáo: là niềm tin vào cái thiêng liêng Niém tin do phai it nhiều có tính hệ thống, được thực hiện bằng những luật lệ, lễ nghi tôn giáo, có phương tiện vật chất để thể hiện niềm tin, thậm chí có cả tổ chức để truyền bá, bảo vệ và thực hiện niềm tin Khi đó, nó trở thành tôn giáo.”

1.1.1.3 Tư tưởng Tôn giáo: là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường, hư ảo đối với hiện thực mà trong đó, những lực lượng của tự nhiên và xã hội được nhân cách hóa thành các thế lực siêu nhiên dé chi phối và thống trị con người 3 Tiếp cận từ giác độ này, Ăngghen viết: “Tôn giáo chang qua là sự phản ánh hư ảo-vào trong đầu óc của con người-của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siéu tran thé” “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chang qua chi la sy phan anh hu ao- vao trong dau óc con người-của những lực lượng bên ngoài chị phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thé”

1.1.1.4 Tôn giáo là một loại thiết chế xã hội quy tụ những người có cùng một loại niềm tin vào lực lượng siêu nhiên nào đó và những cơ chế biểu

thị niềm tin tương ứng.”

1.1.1.5 Đạo Kiiô là một trong 3 tôn giáo lớn trên thế giới (cùng với đạo Phật, đạo Hồi) Ra đời vào thé kỷ I ở Palextin với tư cách là tôn giáo của những

12.3 QS.TS.Phạm Ngọc Quang: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh về tôn giáo- Tham luận của đề tài -

* C.Mác-Ph Ăngghen: Toàn rập, 1.20, Nxb CTQG H., 1995, tr.437

5 C.Mác- Ph Ăngghen: Toàn ráp, + 1, Nxb CTQG, H., 1995, tr.569, 570

Trang 10

người nô lệ, cùng khổ, về sau trở thành tôn giáo của cả các giai cấp thống trị.Thế kỷ thứ IV, là quốc giáo của đế quốc La Mã; thé ky XIII, lan truyén khap

Châu Âu Thống trị tư tưởng Châu Âu suốt thời kỳ Trung đại (thế kỷ V-XV); là

nền tảng quan trọng của văn minh và xã hội phương Tây | Từ 1054 chia thành 2 nhánh: 1 Giáo hội phương Đông (chính giáo hay đạo chính thống); 2 Giáo hội phương Tây (Công giáo Rôma hay tự nhận là đạo

Thiên Chúa) do Giáo hoàng đứng đầu Thế kỷ XVI, trong phong trào cải cách tôn giáo, xuất hiện nhiều giáo phái tách khỏi Công giáo Rôma, gọi chung là

_ Tân giáo (Đạo Tin Lành, Anh giáo)

1.1.1.6.Công giáo (đạo Thiên Chúa, đạo Giatô), một trong 3 nhánh chính

của đạo Kitô, tự coi là tôn giáo phổ biến (Công giáo) được hoàng để

Conxtantin I (LFlavins Valevius Aurelius Claudius Constantinus) chấp nhận

làm quốc giáo của để quốc La Mã (324) Giáo hoàng đứng đầu Giáo hội La Mã,

là người duy nhất đại diện cho Chúa Kitô trên Trái đất, giáo dân chỉ được cứu vớt linh hồn thông qua giáo hội Vì vậy, đạo Công giáo tự nhận mình là đạo Thiên Chúa giáo, đạo Giatô, đạo Kitô Nguồn gốc của giáo lý rút ra từ Kinh thánh và từ truyền thống của giáo hội (như tin vào luyện ngục, vào tính không

thể sai lầm của Giáo hoàng, vv ) Tu sỹ không được kết hôn; làm lễ bằng tiếng

la tỉnh, coi mọi luận điểm tôn giáo không được chính thức công nhận đều là "tà giáo", Bảo vệ giáo quyền, đặc quyên của giáo sỹ, tuyên truyền tư tưởng khổ hạnh, coi thường các phúc lợi, nhu cầu thế tục Hiện nay trên thế ĐIỚI CÓ khoảng một tỷ tín đồ Công giáo Trụ sở của Công giáo toàn thế giới là Tòa thánh Vaticăng (Rôma, Italia)’

Công giáo được truyền vào Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ XVI Khi tới Việt Nam đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Thiên Chúa giáo, đạo Giatô, hay Kitô giáo Trong hòa ước ký kết giữa Pháp và vua Tự Đức ngày 15 tháng 3

Trang 11

Cụm từ "Công giáo" được dùng để phân biệt giáo hội Rôma với các giáo

hội khác như: Tin Lành, Anh giáo, Chính thống giáo đều xuất phát từ Giêsu Kitô nhưng đã bị phân hóa, ly khai trong tiến trình lịch sử |

1.1.1.7 Đồng bào Công giáo: ở trong đề tài này bao gồm tín đồ và chức "Tín đồ tôn giáo là người tin theo một tôn giáo và được tô chức tôn giáo thừa nhận"?

Tín đồ Công giáo là người tin theo đạo Công giáo và được tổ chức đạo Công giáo thừa nhận Tín đồ Công giáo Việt Nam là công dân của nước Việt Nam Họ có đức tin vào đạo Công giáo sâu sắc, nghe theo sự chỉ đạo của bề trên, thông thạo trong các hoạt động của cộng đồng Công giáo |

"Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc tôn giáo Còn nhà tu hành là tín

đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo"”

Chức sắc đạo Công giáo bao gồm: giám mục, linh mục triều, linh mục dòng, tu sỹ và chủng sinh Chức sắc đạo Công giáo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cộng đồng Công giáo Họ là nòng cốt của giáo hội Công giáo, quyết định đường hướng hoạt động của giáo hội, giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động "hành đạo", "quản đạo” và "truyền đạo"

1.1.1.8 Dân vận: Theo Hồ Chí Minh: "Dân vận là vận động tất cả lực

lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thê giao cho"

1.1.1.9 Vận động đồng bào Công giáo, có thê hiệu là toàn bộ các hoạt

động tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tổ chức, tập hợp giáo dân của Đảng, nhằm thực hiện đại doan kết toàn dân, phát huy sức mạnh tông hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo

' ThS.Ng6 Đức Tính: Quá trình du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam Tham luận của đề tài

? Ban Tôn giáo Chính phủ (2004): Tài liệu phổ biến pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, H., tr.3 3 Ban Tôn giáo Chính phủ (2004): Tài liệu phổ biến pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, H., tr.3

Trang 12

vé ving chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.1.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác vận động đồng bào các tôn giáo

1.1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác vận

động đẳng bào các tôn giáo

- Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ nguồn gốc và tính chất của tôn giáo + Những nguồn gốc cơ bản của tôn giáo :

* Nguồn gốc kinh tễ-xã hội Lênin viết : "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc

đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã

man trong cuộc đầu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào phép màu"! |

* Nguén gốc nhận thức: Sự bất lực của con người trong việc lý giải quá trình tự nhiên và xã hội gây khó khăn trắc trở cho con người, con người thần thánh hóa chúng, từ đó ra đời tôn giáo

* Nguồn gốc tâm lý: như cầu có cuộc sống yên én, thanh than, thoat ra khỏi sự bon chen của cuộc sống thực tế mà con người đến với tôn giáo

* Một cách tiếp cận khác về nguồn gốc của tôn giáo: Tôn giáo ra đời do sự tha hóa Con người có "thiện" và "ác" Sự tha hóa của con người làm cho cải "ác" lấn át "thiện" Như vậy rất nguy hiểm cho con người Để đưa con người

đến với "thiện" thì "thiện" được thần thánh hóa, từ đó, tôn giáo ra đời

+ Về tính chất của tôn giáo:

* Tính chất lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo chỉ xuất hiện khi trình độ sản

xuất và khả năng tư duy, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của con người

đã đạt đến mức độ nhất định Tôn giáo luôn luôn biến đổi cùng sự biến đổi của

lịch sử Ph Angghen đã khẳng định : "tất cả các c thự tôn giáo từ trước đến nay

ng dân tộc hoặc

Trang 13

quần chúng nhân dân Chủ nghĩa cộng sản là trình độ phát triển của lịch sử làm

cho tất cả các tôn giáo trở thành thừa và xóa bỏ tất cả các tôn giáo ấy",

+ Tính chất quân chúng của tôn giáo: trong nhiều quốc gia, một số

lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động là tín đồ tôn giáo.Tôn giáo đã

đáp ứng được nhu cầu của quần chúng đông đảo, quan tâm đến nhu cầu thường nhật của quần chúng (nhập thế) Các giáo sỹ có khả năng đơn giản hóa cái phức tạp

+ Tinh chất chính trị của tôn giáo: quần chúng dùng tôn giáo để biểu thị

sự phản kháng (nhưng là sự phản kháng mang tính tiêu cực) đối với thê chế

chính trị lỗi thời đương thời Giai cấp thống trị và các thế lực phản động lợi

dụng tôn giáo để duy trì sự thống trị của mình hoặc xác lập sự thống tri đối với dân tộc khác

- Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đưa ra quan điểm về quần chúng tín đồ tôn giáo và công tác vận động họ

+ Quần chúng tín đồ tôn giáo là một bộ phận của lực lượng quần chúng

nhân dân Cần phát huy vai trò của giáo dân trong quá trình xây dựng xã hội mới

+ Sự thắng lợi trên lĩnh vực tư tưởng đạt được bằng tác động tổng hợp,

tuyệt đối không dùng bạo lực : "không thể đả kích vào tôn giáo dưới mọi hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạc chung cũng như riêng"? "cần

phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo duc", "hết sức tránh không xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của các tín đồ trong quần chúng và tránh làm tăng thêm lòng cuông tín tôn giáo"?

Trang 14

+ Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng tín đồ các tôn giáo

1.1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc vận động đồng bào các

tôn giáo

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau

+ Cơ sở hình thành đoàn kết: quân chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử Không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo Các học thuyết tôn giáo chân chính và lý tưởng cách mạng của giai cap công nhân có nhiều điểm tương đồng Điều đó biểu hiện ở chỗ, cả lý tưởng cộng sản và các học thuyết tôn giáo chân chính đều muốn:

* Xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất công Hồ Chí Minh viết : "Thích ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thé

giới đại đồng"! Về phía người cộng sản, Hồ Chí Minh tự nhận : "Suốt đời tôi

chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn

toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo

mặc, ai cũng được học hành." |

* Mọi người đều được sông trong hòa bình, hữu nghị Chúa dạy: "Hòa bình cho người lành dưới thế"

Lý tưởng của Đảng Cộng sản : Hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho đồng bào

Trang 15

không theo các tôn giáo khác nhau Mục tiêu: quy tụ sức mạnh của toàn thể dân tộc để củng cố độc lập, xây dựng thành công CNXH; mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân-dù có đạo hay không có đạo

+ Điều kiện đoàn kết: giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Dé đoàn kết người có đạo và người không có đạo phải có hình thức tổ chức thích

hợp Thành lập tổ chức thích hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có

giáo dân Để đoàn kết người có đạo và không có đạo thì phải quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tỉnh thần của đồng bào tôn giáo, "phải làm sao cho đồng bao các tôn giáo được phần xác ấm no, thanh thản, phần hồn thong dong"

Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, chúng ta thấy :

* Muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải ° đặt lợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết (độc lập dân tộc và 4m no hạnh

phúc của nhân dân)

* Muốn đồn kết phải tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; khắc phục những mặc cảm, định kiến với nhau và chống âm mưu chia rễ lương-giáo của bọn phản động

* Muến đoàn kết lương-giáo phải phân biệt được nhu cầu, tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các phần tử phản động để phê phán, đầu tranh

* Muốn đoàn kết phải chú ý kế thừa giá trị nhân bản của tôn giáo, trân trọng một số những người thành lập các tôn giáo lớn; tranh thủ giáo sỹ, quan tâm đến giáo dân; độ lượng, vị tha với những người lầm lỗi; đấu tranh kiên quyết với bọn phản động lợi dụng tôn giáo |

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo, chống âm mưu lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động mê tín dị đoan

CS — + Cơ sở xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh ve tự do tín ngưỡng t0n -

Trang 16

cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa Riêng tôi, tôi nghiên cứu chủ nghĩa Mác Cách đây 2000 năm, Đức Chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu

mến các kẻ thù của ta Điêu đó, đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được"' Và Người nhấn mạnh: "Tín đồ Phật giáo tin ở Phật giáo, tín đô Giatô tin ở Đức

Chúa trời cũng như chúng ta tin ở đạo Không Đó là những vị chí tôn nên

chúng ta tin tưởng."

+ Nội dung tự do tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: * Quyền được tin hay không tin một tôn giao nao

* Mọi công dân có hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều được bình đẳng trên mọi lĩnh vực kể cả trong bầu cử người vào cơ quan quyền lực cao

nhất của Nhà nước

* Các di sản văn hóa tôn giáo phải được bảo vệ

" * Tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng kiên quyết chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân "Bảo vệ tự do tín ngưỡng nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lết tôn giáo để phản chúa, phản nước"Ẻ,

* Để việc thực hiện tự do tín ngưỡng góp phần tích cực vào việc phát triển xã hội, nội dung tự do tín ngưỡng phải được luật hóa Bởi vì những quy định pháp luật có liên quan tới tín ngưỡng tôn giáo vừa là điều kiện, vừa là công cụ thực hiện tự do tín ngưỡng

+ Hồ Chí Minh với việc đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, bài

trừ mê tín di đoan

Theo Hồ Chí Minh, kẻ địch có nhiều hình thức để lợi dụng tôn giáo :

Thứ nhất, lợi dụng tôn giáo gây nên mâu thuẫn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân

Thứ hai, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để lừa bịp và tranh thủ giáo dân

—==——————————— Trong tình hình đó, đề chông âm mưu lợi dụng tôn giáo, phải làm cho

Trang 17

Theo Hồ Chí Minh:

* Chúng ta không chống tôn giáo, chỉ chống chế độ người bóc lột người "Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người""

* Bản chất giáo dân là tốt, có ai đó thiểu kiên định đi cùng dân tộc thì chỉ

do thế lực xấu lôi kéo "Một số đồng bào Công giáo tuy bản chất thì tốt, nhưng bị bọn cằm đầu phản động lung lạc, nên họ hoài nghỉ chính sách của Đảng và

Chính phủ"

* Đối với ai lầm đường lạc lối, chúng ta cần có sự khoan dung, độ lượng, "Về phần tôi, tôi không bao giờ tin rằng đồng bào Công giáo chống lại Việt

Minh, đồng bào Công giáo thiết tha với nền độc lập của Tổ quốc và tự do tín ngưỡng thật đầy đủ và tôi cũng tin rằng mọi người đều tuân theo khẩu hiệu phụng sự Thiên chúa và Tổ quốc"”

1.1.2.3 Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước ta dối với

tôn giáo

Nghị quyết Trung ương 8B khóa VI đánh dấu sự đổi mới công tác dân

vận của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VII, VHI, IX, X và các hội nghị Trung ương đã tiếp tục khẳng định và phát triển quan điểm công tác dân vận của Nghị quyết 8B khóa VI Đồng thời ở từng giai đoạn cụ thể với từng đối tượng nhân dân cụ thé, Đảng ta có Nghị quyết chỉ đạo cụ thể Đối với công tác tôn giáo, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX (ngày 12/3/2003) ra Nghị quyết số 25- NQ/TW nêu rõ Š quan điểm, chính sách đối với tôn giáo :

Một là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta

_ Đồng bào tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 18

thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật

Hai là : Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết

dân tộc

Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với

Tổ quốc và nhân dân Nghiêm cắm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do

tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cắm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rỗi, xâm phạm an ninh quốc gia

Ba là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bảo các tôn giáo với sự nghiệp chung Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bảo nêu cao tỉnh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông

qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo

đảm lợi ích vật chất và tỉnh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bảo

tôn giáo SỐ

Bắn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,

các cấp, các ngành, các địa bàn Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán

ca A +

Ộ aA z ` A , Aw z , t IỆ L : un

cô va kiện tồn Cơng tác quản lý Nhà nước đôi với các tôn giáo là đâu tranh chồng việc lợi dụng tôn giáo đề chông đôi chê độ chỉ thành công nêu làm tôt công tác vận động quân chúng

Trang 19

Năm là: Vẫn đề theo đạo và truyền đạo

Moi tin đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp

theo quy định của Pháp luật

Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo

Pháp luật và được Pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đảo tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật

Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo Nghiêm cắm các tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật

Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênh, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo đã chỉ ra nguồn gốc, tính chất, nội dung, phương pháp công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản, làm cơ sở lý luận cho công tác Công giáo vận của Đảng bộ tỉnh Nam Định

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn công tác tôn giáo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng

Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là van dé chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách "tín ngưỡng tự do, lương

giáo đoàn kết" do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dan khang chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn

toàn cho đất nước

Trang 20

hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với

luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thé dé

cho phep hoạt động" -

- Thực hiện Nghị quyết của pang, công tác vận động đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đạt được nhiều tiến bộ

- Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tot doi, dep dao, gop phan vào công cuộc đôi mới đất nước Cac nganh, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tễế-xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời dau tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dé

hoat dong chéng pha Dang va Nhà nước

- Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẫn những nhân tố có thể gây mất ôn định Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tô chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất

đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức

tạp Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị

Trang 21

lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý Các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hóa Tô

chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo chưa xác định rõ được mô hình, chức năng, nhiệm vụ,

_ quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo đảm các điều kiện

hoạt động: đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng đông tín đố tôn giáo, vùng đồng bảo các dân tộc thiêu số còn yếu, việc tập hợp quan chúng còn hạn chế

1.2.2 Thách thức đối với công tác vận động đồng bào các tôn giáo của Đảng

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều phức tạp Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng sự nhạy cảm của van đề tôn giáo hoặc khai thác những sơ sở trong việc giải quyết van đề tôn giáo ở một số địa phương nhằm kích động số phần tử xấu trong các tôn giáo hoạt động xây dựng lực lượng chống đối trong các tôn giáo ở trong nước, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân

quyền Số chống đối ở ngoài nước tiếp tục đăng tải các bài viết vu cáo tình hình

tôn giáo và chính sách tôn giáo của Nhà nước ta trên internet và cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt" về tự do tôn giáo là sai lầm

Âm mưu và hoạt động của các lực lượng lợi dụng tôn giáo dé chéng phá Viét Nam tap trung chu yếu những điểm sau:

- Tìm mọi cách thông qua các đạo luật, nghị quyết lợi dụng vẫn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và quốc tế hóa van dé tôn giáo, can thiệp chống Việt Nam

- Xui giục, kích động số phản động trong tôn giáo người Việt Nam ở nước ngoài chống ta

- Hỗ trợ, kích động và chỉ đạo sô cực đoan trong tôn giáo trong nước

Trang 22

- Lợi dụng việc khiêu kiện về đất đai, cơ sở vật chât có nguôn gôc tôn giáo và những sơ hở thiêu sót của một sô địa phương trong giải quyết vân đê tôn giáo đề chông Dang, Nhà nước ta

- Lợi dụng vẫn để tôn giáo gây bạo loạn chính trị và các "điêm nóng” tôn giáo

- Lợi dụng vấn dé dân tộc kết hợp với vẫn để tôn giáo chống phá ta

- Lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để chống phá cách mạng Việt

Nam

1.2.3 Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác vận động đồng bào Công giáo

của Đảng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Nghị quyết 25-NQ /TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng | lần thứ 7 khóa IX đã chỉ rõ nhiệm vụ công tác tôn giáo của Đảng trong giai doan CNH, HDH đất nước là : 7

- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo

- Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước |

- Đây mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "tốt đời, dep dao" trong quan ching tin đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng

và bảo vệ đất nước

- Phát huy tính thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đâu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn

giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ

- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Đây mạnh thông tin tuyên truyền

đấu tranh làm thất bại nhữn

Trang 23

- Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác

tôn giáo Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách

trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo ˆ

-Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X viết: "Đồng bào các tôn giáo

là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyên sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bảo theo tôn giáo và đồng bào

không theo tôn giáo Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Động viên, giúp đồng bảo theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt

đời, đẹp đạo" Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được

pháp luật bảo hộ Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng

cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại

Trang 24

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ VẬN ĐỘNG

DONG BAO CONG GIAO CUA DANG BO TINH NAM ĐỊNH

2.1 Những yếu tố tác động đến công tác vận động đồng bào

Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định

2.1.1 Yếu tố về địa-kinh tế-văn hóa-xã hội

- Vi ti: Nam Định một tỉnh năm ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tiếp

giáp với 3 tỉnh, thành phố: Thái Bình ở phía Bắc, Ninh Bình ở phía Nam, Hà Nam ở phía Tây Bắc, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông

- Hành chính: Nam Định có 01 thành phố và 09 huyện: Giao Thuỷ, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghia Hung, Truc Ninh, Vu Ban, Xuan Truong, Y Yên Thành phố Nam Định là tỉnh ly, cách thủ đô Hà Nội 90 km

- Dần số: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2006 Nam Định có 1.974.300 người với mật độ dân số: 1196 người/km” Nông dân chiếm 94%,

thành thị chiếm 6% dân số |

- Dan (ộc: Việt, Tày, Mường, Hoa | - Tôn giáo: Nam Định là một trong những tỉnh trọng điểm về tôn giáo, hiện có 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo và Tìn lành, ngoài ra còn có một

số hệ phái (tôn giáo mới) và hệ thống các đền, phủ, miếu đang hoạt động khá

sôi nổi

- Kinh fẾ: Tống sản phẩm (GDP) 5 năm (2002-2005) tăng bình quân 7,6% GDP bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng (khoảng 350 USD) Nam Định còn khoảng 6,8% hộ nghèo

- Văn hóa- xã hội :

Giáo dục: Nam Định nổi tiếng là đất học, 10 năm liền là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về dạy tốt, học tốt.Toàn tỉnh hoản thành phố cập

Trang 25

Văn hóa truyền thống : Chợ Viéng Vu Ban mỗi năm mở một phiên vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm, ngoài ra còn có Chợ Viéng Hai Lạng, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, Sơn mài cát Dang xã Yên Tiến, huyện Ý Yên Nam Định là một trong những địa

phương mang đậm văn hóa làng xã Việt Nam

Thể dục thể thao Nam Định phát triển Nam Định có 02 sân vận động thể thao là sân vận động Thiên Trường và nhà thi đấu Trần Quốc Toản Hoạt động thể dục thể dục thể thao được xã hội hóa một bước Nhiều câu lạc bộ thể thao quân chúng ra đời, phong trào rèn luyện thân thể trong các tầng lớp nhân dân

được mở rộng |

_- Di tich lich sie: Dén Trần là khu đền thờ các vị vua nhà Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc Chủa Cổ Lễ-nơi Thiền sư Nguyễn

Minh Không trụ trì Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh Tháp chuông Phổ Minh là một trong An Nam tứ khí, chùa Vọng Cung

Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt Nhân dân Nam Định rất tự hào với truyền thống văn hóa của quê hương Công tác Công giáo vận can phat huy ban sac van héa nay 6 người dân Công giáo

2.1.2 Về đạo Công giáo ở Nam Định

Hiện nay tỉnh Nam Định có 140 xứ thuộc về 2 giáo phận: Hà Nội và Bùi

Chu Thuộc về giáo phận Hà Nội có 14 giáo xứ của thành phố Nam Định, các

huyện Vụ Bản, Ý Yên

Giáo phận Hà Nội hiện nay là phần cuối cùng của địa phận tây Đàng Ngoài được gọi tên từ cuối năm 1924 sau khi đã lần lượt chia cắt để thành lập các giáo phận Nam (giáo phận Vinh-năm 1846), giáo phận Đoài (giáo phận Hưng Hóa-1895) và giáo phận Thanh (giáo phận Phát Diệm-1902) Giáo phận Hà Nội hiện nay bao gồm các địa bàn giáo dân của Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên,

Hòa Bình, Hà Nam và phần Bắc Nam Định với 130 giáo xứ

! Giáo tỉnh Hà Nội chiếm 5,81% giáo dân Công giáo Giáo tỉnh Huế (gồm các tỉnh miền Trung) chiếm 5,31% giáo dân Vùng tập trung giáo dan đông nhất các tỉnh phía Bắc là giáo phận Bùi Chu, chiếm 25,83% giáo dân

Trang 26

Phần đông đảo nhất giáo dân, giáo xứ của Nam Định thuộc về giáo phận

Bùi Chu, bao gồm 121 giáo xứ ở các huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Xuân

Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với trên 336.000 giáo dân

Chỉ từ cuối năm 1924 mới xuất hiện cái tên "giáo phận Bùi Chu" (hay

‘dia phan Bui Chu), còn trước đó gọi là địa phận Trung Kỳ Ranh giới địa phận Bùi Chu như ngày nay cũng chỉ xuất hiện từ năm 1936, khi các giáo xứ thuộc địa ban Thái Bình, Hưng Yên của địa phận Bùi Chu được tách ra thành lập địa

phận Thái Bình

Lịch sử truyền giáo của Thiên Chúa giáo ở miền Bắc nói chung cũng như

cái nôi, quá trình Công giáo ở Nam Định nói riêng gắn bó và thể hiện rõ nét ở

vùng giáo phận Bùi Chu - nơi không chỉ ngày nay mà ngay từ đầu vốn tập trung đông nhất giáo xứ, giáo dân của vùng truyền giáo được giao phó cho các

tu sỹ Đa Minh Tây Ban Nha đảm nhiệm

Nam Định là nơi có giáo sỹ Công giáo đến truyền đạo đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam Sach Kham định Việt sử thông giám cương mục cua Quốc sử quán triều Nguyễn viết: "Theo sách Dã Lục thì ngày | thang 3 nam Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông có người Tây Dương là Ynêkhu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện: Giao Thủy ngắm ngầm truyền đạo về tà đạo Gia Tô"

Năm 1553, sự kiện xảy ra ở vùng Ninh Cường, Trà Lũ nói trên được giáo

xứ Công giáo lấy làm thời điểm đánh dấu hoạt động truyền giáo ở miền Bắc

Việt Nam

Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời Gia Long, Công giáo ở địa phận Đông phát triển mạnh mẽ hơn trước Theo số liệu của nhà thờ có tới "hơn 10 vạn bốn dao, 54 thay cả Tây và Nam Năm 1830, trong tinh Nam Định đã được hơn 100.000 bổn đạo, chia ra phỏng 800 làng hay là họ trong khoảng 10 nắm có hơn một vạn người lớn chịu phép rửa tội”

, eA

Gétich, Roman

được xây dựng: Vương cung Thánh đường Phú Nhai (1223), đền Nữ vương các thánh tử đạo Khoái Đồng Những cơ sở đào tạo cán bộ, hàng giáo sỹ dòng,

Trang 27

triều cơ sở bác ái xã hội, giáo dục được xây dựng: trường Kẻ Giảng Trung Linh, Tiêu chủng viện Ninh Cường, Đại chủng viện Bùi Chu, Giáo hoàng Đại chủng viện thánh Allbert Nam Định, trường Saint Dominique Khoái Đồng, Tập viện dòng Đa Minh Quân Phương, Ân quán Phú Nhai, Trường sư phạm Saint Thomas Nam Binh

Cách mạng Tháng Tám nỗ ra, trong dòng người tham gia dành chính quyền, đón chào ngày độc lập ở Nam Định có nhiều giáo dân tích cực tham gia vào việc xây dựng chính quyền cách mạng, gìn giữ xóm làng, họ đạo Trong cuộc mít tinh tại Xuân Trường nhân tuần lễ Quỹ quốc gia của chính quyền nhân

dân tổ chức, Giám mục Hồ Ngọc Cần bước lên khán đài, tháo dây chuyền vàng

đeo thánh giá trước ngực tuyên bố: "Tôi không có gì quý hơn cái này Là Giám mục Thiên Chúa, tôi giữ lại Thánh giá Là công dân Việt Nam tôi tặng dây chuyền vàng này vào Quỹ quốc gia để góp phần bảo vệ đất nước"

Từ khi Nam Định bị thực dân Pháp chiếm đóng trở lại (1947), chúng đã triệt để lợi dụng lòng tin của giáo dân, hà hơi tiếp sức cho bọn phản động trong giáo hội Thiên Chúa chống phá công cuộc kháng chiến

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta giành thắng lợi,

lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, bọn phản động lại đội lốt Công giáo dựa vào giáo lý, thần quyền, cấu kết với các thế lực để quốc, phản động, tay sai ngoan có đã thực hiện kế hoạch lôi kéo, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam Từ

tháng 7-1954 đến tháng 5-1955, cả tỉnh và thành phố Nam Định (trừ Vụ Bản, Ý

Yên, Mỹ Lộc) đã có 37.914 giáo dân và 144 linh mục, tu sỹ di cư vào Nam

Hành động cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam của bọn phản động gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của giáo dân trong tỉnh, để lại những ảnh hưởng nặng nề, kéo dai trong nhiều năm sau

Theo số liệu của Phòng Công tác Tôn giáo- Ban Dân vận Tỉnh ủy Nam Định, hiện nay Nam Định có 650 nhà thờ, trong đó có 140 nhà thờ xứ, 510 nhà thờ họ, có 05 dòng tu, 39 cơ sở dòng tu cùng 01 cơ sở làm từ thiện của dòng Phan sinh thừa sai Đức Mẹ với tổng số 545 nữ tu Chức sắc đạo Công giáo

Trang 28

trong tỉnh có 02 giám mục, 158 linh mục và 64 chủng sinh đang học tại các đại chủng viện Đội ngũ chức việc có 119 chánh trương, 440 trùm trưởng, 534 ban hành giáo (xứ, họ) với 3.448 người tham gia Đạo Công giáo trong tỉnh còn tổ chức 28 loại hội đoàn với 58 tên gọi khác nhau, thu hút gan 30 ngàn tín đồ

“Tỉnh Nam Định có hơn 42 vạn người theo đạo Công giáo (bằng 21,5% dân số - trong tỉnh), sống trên địa bàn của 199/229 xã, phường, thị trấn, trong đó §1 xã,

phường, thị trần có 30% dân số trở lên là người Công giáo Nam Định là một trung tâm đạo Công giáo ở Việt Nam

Những đặc điểm cơ bản của quân chúng tín đồ đạo Công giáo ở Nam Định |

Sự phân bố dân cư: Người Công giáo trong tỉnh chủ yếu là nông dân, 97% sống ở nông thôn Chỉ có 3% người Công giáo sống ở thành phố Nam

Định, phần lớn trong số đó lại sinh sống ở các xã ngoại thành, số lượng giáo

dân sinh sống ở nội thành không đáng kể Tuy 97% người Công giáo trong tỉnh sống ở nông thôn nhưng sự phân bó không đồng đều, họ sống tập trung ở các

huyện phía Nam tỉnh, như: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy, Nam Trực và Trực Ninh (thuộc giáo phận Bùi Chu) Số giáo dân ở 6 huyện trên

chiếm 92% số giáo dân trong tỉnh Số giáo dân đang sinh sống tại thành phố Nam Định và 3 huyện phía Bắc tỉnh là: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc (thuộc giáo

phận Hà Nội) chỉ chiếm 8% số giáo dân trong tỉnh Do số giáo dân thuộc giáo

phận Bùi Chu đông nên cơ sở vật chất của đạo Công giáo ở đây cũng chiếm phan chủ yếu Qua thống kê, trong tông số 139 giáo xứ và 5I1 giáo họ thì giáo

phận Bùi Chu chiếm 118 giáo xứ và 427 giáo họ Toàn tỉnh có 183 xã, phường,

thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có nhà thờ thì 131 xã thuộc giáo phận Bùi

Chu |

Người Công giáo trong tỉnh sống tập trung tạo thành những làng, xã toàn

tòng Nhiều xã trong tỉnh có 70% đến 99% dân số là người Công giáo Các

Trang 29

Về tâm lý của người Công giáo ở Nam Định hiện nay

Người Công giáo ở Việt Nam nói chung, ở Nam Định nói riêng, đều là tín đồ của một tôn giáo độc thần, được xác lập đức tin sâu sắc Hơn nữa, giáo lý, giáo luật Công giáo có nhiều điều răn, điều buộc khiến cho người Công giáo

luôn mang trong mình tâm lý sợ mắc tội, sợ làm sai lời Chúa dạy Nếu làm sai

ý Chúa, người Công giáo bị rút phép thông công, chịu phạt vạ Vì vậy, người

Công giáo luôn muốn làm tốt mọi việc theo ý Chúa Nếu làm theo ý muốn chủ

quan của mình, tùy ở mức độ, người Công giáo it nhiều đều mắc tội Để chuộc tội, họ phải ăn năn tội lỗi thông qua việc thường xuyên đến nhà thờ để cầu

nguyện, thực hiện bí tích giải tội Nếu so với tín đồ các tôn giáo khác, tín đồ

đạo Công giáo được giáo dục giáo ly một cách cặn kẽ, nghiêm túc hơn, những giáo huấn đó tạo cho họ sự vâng phục bề trên một cách tuyệt đối Niềm tin tôn giáo, sự vâng phục bề trên của người Công giáo đã trở thành thước đo trung thành của họ với giáo hội Đó là sợi dây vô hình ràng buộc người Công giáo

vào một khuôn mẫu do giáo hội quy định, khó có thể cởi bỏ được

Do được xác lập một đức tin sâu sắc nên người Công giáo trong tỉnh còn có tâm lý sợ khô nhạt đạo Cuộc sống nơi thiên đàng tuy mơ hồ với chính người Công giáo, song họ vẫn tin rằng điều đó là có thực Vì thế, họ không - muốn và sợ phải tách khỏi cộng đồng "Công giáo" của mình vốn đã bền chặt, thiêng liêng ngay từ ngày đầu xuất hiện Tâm lý này thường có ở những người chủ trong gia đình Công giáo và họ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở mọi người trong thân tộc lo giữ việc đạo theo những điều giáo hội buộc như: học giáo lý, đọc kinh cầu nguyện, xưng tội, chịu lễ Cũng vì lý do này mà những người Công giáo "năng động" ở tỉnh, trong hoạt động xã hội, trong công việc làm ăn, họ thường tìm tới những nơi có điều kiện cho việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo của mình Còn lại, đa số người Công giáo ngại đi xa, sợ đến những nơi không có nhà thờ, không có linh mục để mưu cầu cuộc sống, vì họ cho rằng,

nơi đó không có Chúa ban ơn cho họ

Niềm tin của quần chúng tín đồ đạo Công giáo ở Nam Định là sâu sắc Sinh hoạt tôn giáo của họ phân lớn tập trung tại nhà thờ, chứng tỏ họ gắn bó

Trang 30

quân chứng tín đồ đạo Công giáo có 2 cuộc sống: phần đời và phần đạo rõ nét, đòi hỏi công tác vận động quân chúng phải lưu ý quan tâm cả 2 cuộc sống đó

Mặt khác, trong lịch sử truyền giáo của các giáo sỹ phương Tây, với hệ tư tưởng Kitô giáo, họ đã tạo cho người Công giáo Việt Nam nói chung, người Công giáo ở Nam Định nói riêng tư tưởng độc tôn tôn giáo của họ Họ cho rằng đạo của mình là chân chính, Chúa của họ là trên hết, còn các tín ngưỡng, tôn

giáo khác đều là tà giáo Điều này đã dẫn tới mâu thuẫn giữa văn hóa Công

giáo với văn hóa dân tộc và thực tế cho thấy văn hóa Công giáo đã có lúc lạc lõng giữa lòng dân tộc Bên cạnh đó, trên chặng đường dài, đạo Công giáo ở Việt Nam đã đứng về phía các thế lực ngoại bang xâm lược Bộ phận lớn người Công giáo Việt Nam trong lịch sử tùy ở mức độ khác nhau đã bị bọn thực dân, để quốc lừa bịp và lợi dụng vào mục đích chống phá phong trào cách mạng của nhân dân ta, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bộ phận nhân dân: lương-

giáo Thực tế đó đã diễn ra ở tỉnh một cách sâu sắc, nhất là thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp Vì vậy, một bộ phận người Công giáo ở tỉnh chừng mực nào đó cón có tâm lý mặc cảm, tự tỉ về quá khứ Những tâm lý nêu trên phần nào lý giải tại sao người Công giáo lại sống tập trung, sống thu hẹp Đó là nguyên nhân căn bản tạo nên cho người Công giáo một số đặc điểm mang tính đặc thù trong các sinh hoạt của đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội so với cộng đồng người không có đạo Công giáo |

Có thể nói, người Công giáo ở Nam Định luôn mang trong mình lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam Song, trong thời đại ngày nay, khi các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng, cùng với tư tưởng không thiện chí của Vaticăng đối với một nước Việt Nam XHCN, trong cộng đồng người Công giáo lại xuất hiện tâm lý lo ngại Họ lo ngại sự chuyên quyền của một bộ phận bề trên, lo ngại với đội ngũ cán bộ ở địa phương khi thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của đặt ra cho công tác vận động quân chúng tín đồ đạo Công giáo ở Nam Định phải có nội dung và phương pháp phù hợp

Trang 31

2.2 Quan niệm hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định hiện nay

2.2.1 Quan niệm hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo - “Hiệu quả”: là mức độ đạt được của công việc so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra

- Hiệu quả của công tác vận động đồng bào Công giáo là sự đánh giá mức độ đạt được của công tác đó so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra (tiêu chí)

- Hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo do nhiều yếu tố tạo nên:

+ Nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo nói chung, Công giáo và công tác Công giáo vận nói riêng của Đảng, Chính quyền và đoàn thể chính trị- xã hội

+ Chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trong đó có Công giáo

+ Có sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của tổ chức đảng, chính quyền địa phương cơ sở vào công tác Công giáo vận ở tại địa phương, cơ sở mình |

+ Đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác Công giáo vận

+ Xác định nội dung, phương pháp Công giáo vận ở địa phương, cơ sở cho phù hợp với trình độ, khả năng, nhu cầu của đồng bào Công giáo tại địa phương, cơ sở đó

- Kết quả thu được là sự tổng hợp của các yếu tố trên và phải đạt tới mục tiêu là: tăng cường đoàn kết đồng bảo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thực hiện thang lợi sự nghiệp CNH, HĐH trên quê hương, đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh

Trang 32

+ Vận động tất cả lực lượng của mỗi một giáo dân, không dé sót một

giáo dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của công dân ở địa phương

+ Đảm bảo cho Công giáo phát triển bình thường đúng pháp luật

+ Tăng cường mỗi quan hệ máu thịt giữa đồng bào Công giáo với tổ- chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng nhân dân

+ Đấu tranh chống lại mọi âm mưu lợi dụng đạo Công giáo để phá hoại cách mạng Việt Nam, phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương

2.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định hiện nay

Một là: Đây mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người Công giáo Đồng thời nắm bắt những tâm tư, tình cảm của họ để đề ra chủ trương, chính sách cho đúng

Hai là: Chăm lo đời sống mọi mặt cho đồng bào Công giáo

+ Cải thiện dân sinh: tức là chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào, bao

gồm: lao động việc làm, thu nhập, điện, đường, trường, trạm, dịch vụ sinh hoạt Mức sống của người dân phải không ngừng nâng cao

+ Nâng cao dân trí: tạo điều kiện cho đồng bào Công giáo được nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, được thông tin Chăm lo

lợi ích xã hội cho đồng bảo như: y tế, thể thao, an ninh chính trị, trật tự xã hội

Chăm lo lợi ích tâm linh: thực hiện tự do tín ngưỡng tạo điều kiện cho đạo Công giáo hoạt động bình thường, đúng pháp luật

+ Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của đồng bào Công giáo thông qua Nhà nước, các đoàn thê nhân dân và làm chủ trực tiếp; thực hiện quy chế dân chủ ở CƠ SỞ

Trang 33

hóa, xã hội của địa phương; đồng thời phê phán, uốn nắn những giáo dân chưa

tích cực, thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội

Bắn là: Vận động các chức sắc đạo Công giáo

+ Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc

hội khóa XI thông qua ngày 18/6/2004, thì chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm

sắc trong tôn giáo |

* Chức sắc đạo Công giáo có vai trò rất quan trọng đối với tín đồ Công giáo Muốn vận động tín đồ Công giáo có hiệu quả thì không thể không vận động chức sắc đạo Công giáo Khi vận động tốt các chức sắc thì hiệu quả vận

động các tín đồ Công giáo sẽ thu được kết quả tốt |

Nam la: Cong tac van động quân chúng tín đồ đạo Công giáo tham gia

sinh hoạt các đoàn thể quần chúng đạt kết quả cao

- Tập hợp giáo dân vào các loại hình tổ chức khác nhau, bao gồm: các đoàn thê chính trị-xã hội; các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị, các hình thức tổ chức và hoạt động đa dạng khác như: câu lạc bộ, các loại hình tự quản ở cơ sở

Mỗi một giáo dân đều được tham gia từ một tổ chức đoàn thể quần chúng trở lên Thông qua tổ chức, quần chúng tín đồ Công giáo được tuyên -truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; được quan tâm, giúp đỡ; được động viên, khích lệ trong các phong trào thi đua yêu nước

Tỷ lệ tham gia các đoàn thể chính trị-xã hội; các tổ chức xã hội nghề

nghiệp dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định

$áu là: Xây dựng, củng có tô chức cơ sở đảng và công tác cán bộ, đảng

viên ở nơi có đồng đồng bào Công giáo là một tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả vận động đồng bảo Công giáo ở Nam Định

———— _ _ Tổ chức cơ sở đảng mạnh khi có đội ngũ đáng viên tộôt Đảng viên là tê bào câu tạo nên tô chức đảng Tô chức cơ sở đảng là nên tảng của Đảng Đảng viên là từ quân chúng ưu tú đủ tiêu chuân theo quy định của Điêu lệ Đảng,

Trang 34

uy co sở xét, nếu được ít nhất hai phân ba số cấp uý viên tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp Ban Thường vụ cap uy cap trén truc tiếp của tô chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp Như vậy, phát triển đảng viên là một biểu hiện của chất lượng của tổ chức cơ _ sở đảng và là biểu hiện của hiệu quả công tác Công giáo vận ở nơi có đông -

đồng bào Công giáo

2.3 Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của công tác vận động đồng bào Công giáo ở Nam Định

2.3.1 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Chủ thê của cuộc vận động đồng bào Công giáo ở Nam Định bao gồm: tổ chức đảng, chính | quyén, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân mà cán bộ, đảng viên là người trực tiếp tuyên truyền, vận động giáo dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực trong đời sống của đồng bao; đồng thời nắm bắt

nhu cầu của đồng bào để hoạch định đường lối, chính sách cho đúng Còn đối

tượng được vận động là đồng bào Công giáo, bao gom cả chức sắc, chức việc đến toàn bộ giáo dân Để đánh giá đúng "Hiệu quả vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thoi ky CNH, HDH đất nước", chúng ta nên tiếp cận từ hai góc nhìn: mô: /à, Phòng Công tác Tôn giáo, thuộc Ban Dân vận Tỉnh ủy Nam Định; hai là, ý kiến của người Công giáo do nhóm điều tra xã hội học của Trần Hương thực hiện

2.3.1.1 Thành tựu:

Một là: Đây mạnh công tác tuyên truyền đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đẳng viên và nhân dân, nhất là đồng bào Công giáo

Trang 35

của Đảng, Nhà nước và những quy định của địa phương về tôn giáo được các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện nghiêm túc Nhất là từ khi có Nghị quyết 25, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22, ngày 01/3/2005 của

— Chính phủ Hướng dẫn thì hành một số điễu của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định 3350, ngày 01/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh 4y định

một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyên, MTTQ và các đoàn thé trong tinh da déng loat tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản nêu trên cho cán bộ chủ chốt, cho các thành viên của MTTQ, ban chấp hành các đoàn thể, bí thư các chi bộ và trưởng thôn xóm theo trách

nhiệm của từng cấp MTTQ tỉnh đã phối hợp Ban Tôn giáo chính quyển tỉnh,

UBND và MTTQ các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là các huyện) có nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng các văn bản trên tới các chức sắc, người tu hành, chức việc và đông đảo đồng bào Công giáo Nội dung các văn bản trên còn được các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở truyền tải, phổ biến rộng rãi tới quần chúng nhân dân, nhất là ở vùng Cơng giáo tập trung

Ngồi ra, Ban Dân vận Tỉnh uy, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ đội biên phòng tỉnh và các huyện đều có chương trình tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, cốt cán làm công tác tôn giáo Một SỐ cƠ quan hữu quan trong tỉnh hàng năm khi mở các lớp tập huấn công tác chuyên môn, đều lồng ghép chương trình về công tác tôn giáo Bộ môn tôn giáo và công tác tôn giáo chính thức được đưa vào giảng dạy trong trường Chính trị của

tỉnh Những năm gần đây, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh còn tổ chức ký kết

chương trình phối hợp với các đoàn thé trong công tác vận động hội viên, đoàn viên là tín đồ tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đạt hiệu quả tốt |

Công tác quán triệt các văn bản về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong

Đảng, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể được quan tâm Từ đó nhận thức của

Trang 36

động, thuyết phục, giáo dục, hướng dẫn, khắc phục cơ bản tình trạng mệnh lệnh, hành chính

Việc tuyên truyền, phố biến các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân làm cho nhận thức của đồng

_ "bào Công giáo được nâng lên, từ đó xóa bỏ dần mặc cảm, đoàn kết nhau hơn -

Đồng bào Công giáo hiểu được chính sách, tôn trọng và bảo đảm quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, hiểu được quyền lợi của mình trong sinh hoạt tôn giáo, đồng thời có ý thức, nghĩa vụ của người công dân có tôn giáo trong một nước độc lập, có chủ quyên Mối quan hệ giữa quan ching

tín đồ đạo Công giáo với Dang, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thé được cải thiện Đồng bào tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Chính quyền các cấp Họ yên tâm, phần khởi cả 2 cuộc sống đời và đạo, tham gia tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, 8óp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự ổn định và tăng trưởng về kinh

tế, văn hóa-xã hội trên địa bàn tỉnh.”

Ở góc độ người Công giáo, kết quả điều tra xã hội học của Trần Hương cho thấy: có 93/150 ý kiến của người Công giáo khẳng định họ nắm vững

đường lối, chính sách (chiếm 62%) Cũng nội dung này, con số điều tra đối với

đảng viên cho kết quả tương đương: 68,67% (103/150)

Hai là: chăm lo đời sống mọi mặt cho đẳng bào Công giáo, tập trung vào nhiệm vụ cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ

C.Mác đã từng cảnh báo rằng: “Lý tưởng mà xa rời lợi ích, lý tưởng tự

bôi nhọ mặt mình” Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một lý tưởng cao

đẹp-tạo lập và phát huy một lực lượng mạnh mẽễ nhất cho thắng lợi của cách mạng nước ta nói chung, của mỗi địa phương nói riêng Song, sự đoàn kết là một phạm trù tư tưởng-chính trị phải lấy sự thống nhất về lợi ích làm cơ sở Lợi

ích đó rất đa dạng, bao gồm hai loại lợi ích: lợi ích vật chất và lợi ích tỉnh thần

¡ ích được tự do tín ngưỡng, hoằng thịnh Công giáo, còn cần có đời sống vật chất sung túc Nhận thức được van dé nay, tỉnh Nam Định chủ trương vận động giáo dân để thực hiện lợi ích vật chất và

Trang 37

giáo trong tỉnh đa số là nông dân, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp, một số có nghề phụ Từ đặc điểm đó, tỉnh đã xác định được nội dung quan trọng là tích cực vận động đồng bào phát huy thế mạnh tại chỗ để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập Trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mạnh dạn: chuyển dịch cơ- cầu, đưa giếng mới có-

năng suất cao vào gieo trồng, chăn nuôi Nhiều giáo xứ, giáo họ năng suất lúa những năm gần đây đạt từ 120 tạ đến 140 tạ/ha/năm Một số giáo dân đã đầu tư vào chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, cho thu nhập khá

Giáo dân vùng ven biển đã đầu tư tiền của đóng tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ,

cải tạo ao hồ nuôi tôm sú, tôm càng xanh cho thu nhập cao, tạo việc làm cho hàng trăm lao động Nhiễu nơi, giáo dân còn tích cực cải tạo vườn tập, chuyển sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh cho thu nhập hàng năm từ 30 đến 40 triệu đồng

— Tỉnh cũng chú trọng tới việc vận động đồng bào khôi phục các làng nghề truyền thống, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ dé phat trién kinh té gia dinh Hién nay dang tồn tại các làng nghề thủ công truyền thông, các tổ dịch vụ, sản xuất kinh doanh giỏi trong các giáo xứ, giáo họ đạo Công giáo như xứ Kiên Lao (Xuân Tiến-Xuân Trường), xứ Trung Lao (Trung Đông- Trực

Ninh), xứ Vi Nhuế (Yên Đồng-YÝ Yên), họ An Tôn (Nam Giang-Nam Trực)

Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và các dịch vụ kinh doanh của người Công giáo hàng năm đều tăng, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội

Cơ sở hạ tầng vùng Công giáo tập trung được quan tâm đầu tư Đến nay, 100% số xã có nhà bưu điện văn hóa, 100% số hộ có điện thắp sáng, 100% số xã có trạm y tế và có bác sỹ để khám chữa bệnh, 100% số xã có đài truyền

_ thanh, 65% số hộ được dùng nước sạch, 85% số hộ có tivi; các hoạt động van

hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đều phát triển Cơ bản các trục đường giao ông-ở nô ôn vì ô lá Tc rải nhựa dén trung tâm, hân lớn

Trang 38

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Công giáo trong tỉnh ngày

càng được cải thiện, từ đó củng cố thêm lòng tin của quan ching tin đồ với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo Người Công giáo đã phần khởi

hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước Quần chúng tín đỗ đã thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định cua dia phương như nộp thuế, đóng góp xây dựng các quỹ của tập thé Hang năm, người Công giáo đã tích cực vận động con em mình đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự với tỷ lệ cao

Cùng về việc chăm lo đời sống vật chất và tỉnh thần cho giáo dân Công giáo ở Nam Định, Trần Hương-nhóm điều tra xã hội học cũng có nhận xét tương tự: “Đồng bào Công giáo Nam Định sống chủ yếu tập trung ở nông thôn, ngành nghề chính được khai thác là sản xuất nơng nghiệp Tồn tỉnh có 331 giáo xứ, giáo họ đạt năng suất từ 120-145 tạ thóc/ha/năm Sản lượng lương thực luôn đạt trên 1 triệu tấn/năm Phát huy tỉnh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, nhiều gia đình giáo dân ở Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường đã mạnh dạn chuyển sang trồng lúa đặc sản mang lại thu nhập cao và tạo dựng được thương hiệu nỗi tiếng Một số HTX nông nghiệp có sự tham gia, đóng góp tích cực của bà con giáo dân đã được Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới như: huyện Hải Hậu, HTX nông nghiệp Xuân Phương-Xuân Trường Bà con giáo dân vùng biển tích cực phát triển kinh tế biển, khai thác thế mạnh vùng biển, ven sông lớn đạt hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh những ngành nghề truyền thống, một bộ phận người công giáo rất năng động trong làm ăn kinh tế, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mang lại nguôn thu nhập lớn cho gia đình, đóng góp của cải cho xã hội Tồn tỉnh có 330 cơng ty TNHH, doanh nghiệp, Hợp tác xã, giám đốc là người Công giáo, như công ty TNHH Việt Nhật, Công ty TNHH Hồng Việt (Xuân Trường), công ty TNHH vang bac da quy Phúc Thành, Minh Khôi (TP Nam Định)' Báo cáo i inh (11/2007) da chỉ rõ: hién nay trén toan tinh co 20.803 hộ giàu là người công giáo, số hộ khá là

Trang 39

43.646 hộ, số hộ nghèo còn 7.641 hộ (tính theo tiêu chí mới) Những kết quả

đạt được trên đây chứng tỏ đồng bào công giáo Nam Định đang từng bước vươn lên, làm chủ cuộc sống, năng động hội nhập với xu thế của thời đại, thực hiện tốt đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Đảm bảo cho Công giáo phát triển bình thường, đúng Pháp luật, ý kiến

cua ThS H6 Xuan Định cho rằng: "trong công tác vận động quần chúng, hệ

thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức được vấn đề cơ bản những đặc

điểm của người Công giáo, hiểu được họ là công dân nhưng có nét đặc thù là công dân có tôn giáo: Ngoài nhu cầu về đời sống bình thường như mọi công dân khác, người Công giáo còn có một niềm tin tôn giáo thiêng liêng Do đó, tỉnh đã chú trọng tới việc bảo đảm cho đồng bao được tự do sinh hoạt tôn giáo

tại nhà thờ và gia đình, có người hướng dẫn việc đạo, có kinh bôn và đồ dùng

phục vụ các sinh hoạt tôn giáo ¿ |

Phần lớn cơ sở thờ tự của đạo Công giáo trong tỉnh được xây dựng từ lâu -

(khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) Do bị chiến tranh, thiên tai và thời

gian tàn phá nên nhiều nhà thờ, nhà nguyện bị xuống cấp nghiêm trong Dé dap ứng nguyện vọng của giáo dân có nơi hành lễ được đảm bảo an toàn, khang trang, chỉ tính từ năm 2003 đến nay, cấp tỉnh đã cho phép xây mới và sửa chữa 83 cơ sở thờ tự và hàng chục điểm dựng tượng trong khuôn viên thờ tự Các cấp chính quyền ở cơ sở theo chức năng cho sửa chữa hàng trăm công trình của đạo Công giáo Các sinh hoạt tôn giáo định kỳ và bất thường đều được diễn ra

bình thường Các buổi lễ của giáo hội (tuỳ lễ lớn hay nhỏ) đều được Đảng,

Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tạo điều kiện, giúp đỡ tô chức trong thé, bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Việc chấp thuận cho đi đào tạo linh mục, công nhận sự truyền chức và phân công mục vụ đã được tỉnh quan tâm đúng mức Ngồi sơ giám mục, linh mục nói trên, hiện tại có 55 chủng sinh là người trong tỉnh đang được đào tạo

vậy, sô chức sắc đạo Công giáo ở tỉnh những năm tới sẽ tiêp tục tăng”

Trang 40

Ý kiến của nhóm điều tra xã hội học của Trần Hương nhận định : "Điểm nổi bật trong hiệu quả vận động đồng bào Công giáo tỉnh Nam Định là trong nhiều năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào Công giáo Nam Định rất ổn định, không hề xảy ra “điểm nóng” Tôn giáo

vốn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, luôn là chiêu bài để kẻ thù lợi dụng, cô xuý

gây nên mâu thuẫn, dẫn đến bất ổn về chính trị Nhờ có sự quan tâm sát sao của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, do - nhận thức và ý thức của đồng bảo công giáo nên các hoạt động tôn giáo tại Nam Định được đảm bảo trong khuôn khổ Pháp luật

Việc xây sửa, tôn tạo nhà thờ, nhà nguyện, nhà giáo lý, nhà phòng được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi Trong vòng 5 năm (2002-2007), có 134 công trình lớn đã và đang được hoàn thành

Về phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của đồng bào Công giáo

thông qua Nhà nước, các đoàn thê nhân dân và làm chủ trực tiếp: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” được quán triệt từ tỉnh đến cơ sở Người Công giáo trong tỉnh đã hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính quyền Người Công giáo cũng được tham gia xây dựng chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không những thế, người Công giáo cũng tích cực tham gia các tô chức đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể Nhiều giáo dân phan đấu trở thành đảng viên Tổ chức đảng ở Nam Định

chú ý kết nạp đảng viên là người Công giáo Một số ông trùm giáo xứ, giáo họ

và giáo dân tham gia Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là cấp xã (nhiệm kỳ 2004-2009, toàn tỉnh Nam Định có 515 người Công giáo trúng cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, trong đó có 02 linh mục và 47 chức việc), Trong các kỳ bầu

cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nhiều nơi có 100% giáo dân đi bầu cử và cử đội kèn đồng, các đội hát đến cô động và chào mừng Nhờ phát

n bó với chính quyên, đoàn

thê chính trị-xã hội ở địa phương hơn

! Số liệu trong bài viết của Thạc sỹ Hồ Xuân Định- Trưởng phòng Công tác Tôn giáo- Ban Dân vận Tỉnh ủy

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w