ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
“` TRUNG TAM ĐÀO TẠO, BÒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ |
VŨ THỊ HUỆ
DANG BO TINH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Tran Kim Dinh
Cac sé liéu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguôn gốc xuất xử rõ ràng
Hà Nội, ngày 4 thang 40 nam 2011 Tac giả luận văn
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐÀU ¬— 1 Chuong 1 DANG BO TINH NAM DINH LANH DAO PHAT TRIEN GIAO
DỤC- ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1997 ĐÉN NĂM 2001 - 8
1.1 Nam Định - vùng đất hiếu học 2 s©cceecerecrxetrkerrrrrrrrkerrrkkcee 8
1.1.1 Tổng quan về tỉnh Nam Định T411 tre §
1.1.2 Thực trạng giáo dục - đào tạo Nam Định từ năm 1987 đến năm 1996 14 1.2 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997
Ger NAM 2001 5 20
1.2.1 Yêu cầu chung của đổi mới giáo dục - đào tạo cả nước và Nam Định 20 1.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo của Đảng bộ tỉnh
Nam Định từ năm 1997 đến năm 2001 - 5-55ccccccccec 30
Chương 2 ĐÁNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LANH DAO DAY MẠNH ĐỎI MỚI
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ,
HIỆN ĐẠI HOÁ TỪ NĂM 2001 DEN NAM 2006 40
2.1 Đảng bộ tỉnh Nam Định quán triệt vận dụng quan điểm phát triển giáo
dục đào tạo của Đảng — 40 2.1.1 Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng Cộng sản Việt
I0 40 2.1.2 Đảng bộ tỉnh Nam Định đề ra chủ trương và biện pháp phát triển
giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2006 . - 45 2.2 Quá trình chỉ đạo đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Đảng bộ
Nam Định từ năm 2001 đến năm 2006 2: 2cc<cc< 5<: 30 2.2.1 Quy mô giáo dục đào tạo giảm dần về số lượng, nâng cao và đạt
hiéu quả về chất lượng ở tất cả các cấp học, ngành học và tất cả các vùng trong tỉnhh - «+ <n HYHHn nHhHnrngưy 50 2.2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo ở tất cả các
Trang 4Bhi
a
2.2.3 Công tác lãnh đạo, tổ chức xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục "“—- 58
2.2.4 Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo đục 62
2.2.5 Công tác xã hội hóa giáo dục - 20t 2ztEEEEEEEnrrrere 65
2.2.6 Công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng và công tác thị đua khen thưởng - 5 «s4 SH 4531141211 re 68
Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YÊU 72
3.1 Nhận xét chung về sự lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo của Đảng bộ
tỉnh Nam Định từ năm 1997 đên năm 2006 72
3.1.1 Những thành tựu cơ bản «sàng ng 72
3.1.2 Một số tồn tại, hạn ché 76
3.2 Những kinh nghiệm chủ yếu và một số khuyến nghị 81
3.2.1 Những kinh nghiệm chủ yếu -+-©c22cccEECveerrrrrkerrrreree 81 3.2.2 Mot s6 khuyén nghi .sseeccssseeessssseeeessenee Hi 92
Trang 5
BANG QUY UGC CHU VIET TAT
CNH, HDH: Công nghiệp hoa, hién dai hoa: CNXH: GDTX: HDND: THCS: THPT: UBND: XHCN: Chủ nghĩa xã hội:
Giáo dục thường xuyên:
Hội đồng nhân dân:
Trang 6WAGES TR : 1 Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay vấn đề giáo dục luôn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước Ngay từ thời phong kiến, dưới các triều đại
Lý, Trần, Lê đều tổ chức các kỳ thi khoa bảng đẻ tuyển chọn nhân tài, xây đựng và bảo vệ đất nước
Trong giai đoạn mới, sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt trải qua
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vượt qua muôn vàn khó khăn ác liệt, song phong trào thi đua chống “giặc đốt”, thi đua học tập vẫn phát
triển mạnh mẽ với tinh thần “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi dua day thật
tốt - học thật tốt”
Sau năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội Nhằm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi như một động lực phát triển
kinh tế - xã hội °
Năm trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, giáo duc- dao tao la một bộ phận của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta sớm khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” [20, tr.107], đào tạo những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đào tạo những con người có đạo đức trong sáng, có ý chí nghị lực kiên cường
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới giáo dục và đào tạo, dưới ánh sáng của các kỳ Đại hội VI, VH, VHI, IX, X, XI của Đảng, các Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận
Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng được yêu cầu đảo tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự
Trang 7WCU) ET Gn 5: MB nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững |
Cùng với sự phát triển chung của giáo dục - dao tao ca nước, trong
những năm qua giáo dục - đào tạo Nam Định đã có nhiều chuyền biến sâu sắc Từ thực tiễn sau khi tái lập tỉnh, trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát
triển, giáo dục - đào tạo Nam Định đã vươn lên đáp ứng yêu cầu kinh tế xã
hội của tỉnh, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về giáo dục của
cả nước
Ngay từ khi mới tái lập, Đảng bộ tỉnh Nam Định phát huy truyền thống
quê hương, xác định rõ vai trò của giáo dục đảo tạo, đã quan tâm đầu tư chỉ đạo sự nghiệp giáo dục đảo tạo, coi đó là một đòn bay quan trong để phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
của tỉnh, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Qua quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo duc dao tao Nam Dinh, vai tro cua Dang bộ tỉnh Nam Định càng được khẳng định
Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã chọn đẻ tài: “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006” làm đề
tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây giáo dục - đào tạo luôn được cả xã hội quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết Các công trình đó đều hướng tới sự
nghiệp giáo dục - đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra Nghiên cứu quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong phát triển giáo dục - đào tạo có nhiễu tài liệu có thé chia thành các nhóm loại công trình sau:
Nhóm thứ nhất là hệ thống văn kiện Đáng về giáo duc dao tao:
- Văn kiện Đại hội VI, VI, VII, IX, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Các Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2
Trang 8if
những nghị quyết chuyên để đã đưa ra những giải pháp phát triển giáo dục
đào tạo
Nhóm thứ hai là các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh, Phạm Văn
Đồng và các nhà nghiên cứu lịch sử về giáo duc dao tao:
- Hồ Chí Minh, "Bàn về công tác giáo dục", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972
Trong cuốn sách này, Người đã nêu bật vai trò cực kỳ quan trọng của công tác
giáo dục Đặc biệt tác phẩm đã khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền
giáo dục đưới chế độ xã hội chủ nghĩa
- Phạm Văn Đồng, "Vẻ vấn đề giáo đục - đào tạo", Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999 Một lần nữa vai trò của giao dục - dao tao duoc tiép tuc
khẳng định và để sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ cần có sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân và có được những chính sách hữu
hiệu nhất
- Đỗ Mười, "Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (tháng
1/1996) Bài viết đã khẳng định: muốn đưa sự nghiệp công nghiệp hóa đất
- nước nhanh chóng đến thắng lợi thì dứt khoát phải phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đảo tạo
- GS TS Phạm Minh Hạc, "Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thé
ky XXI" , Nxb Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 1999 Trong cuốn sách này, tác giả
đã trình bày tính chất của nên giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo
dục nước ta qua các giai đoạn lịch sử; phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn lực, các nguồn lực phát triển giáo đục và phương hướng phát
triển giáo dục trong thời gian tới
- GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên, "Nhán tổ mới vê giáo dục và đào
tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Tác phẩm đã nêu bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học; có được những kết quả này là do sự cải tiến về phương pháp của ca thay lẫn trò, phong trào học tập trong nhân dân được đây
Trang 9"` SƠƠƯƠ kak Ma RUM Wt aed Made laa at a
mạnh Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để góp
phân thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng
Những tác phẩm trên chủ yếu đẻ cập tới quan điểm, chủ trương đường
lối lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng Đây là một vấn đề quan trọng mà luận văn kế thừa khi giải quyết đề tài
Nhóm thứ ba là hệ thống các bài báo, tạp chí đã được công bố như Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận chính trị, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử Nhóm công trình này cung cấp cho đề tài những cái nhìn ở những
phương diện khác nhau về giao dục một cách chị tiết, cu thé
Nhóm thứ tư là các công trình liên quan trực tiếp đến lãnh đạo, thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Nam Định: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thie XV, XVI, XVII, cha H6i déng nhan dan, UBND tỉnh có phần tóm tắt đánh giá và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
chủ yếu của công tác giáo dục - đào tạo; các báo cáo của Ban Tuyên giáo
Tinh ủy Nam Định về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị
quyết Trung ương 2 (khóa VII]) và các báo cáo tổng kết trong các năm học, tổng kết 10 năm đổi mới ngành giáo dục - đào tạo của Sở Giáo dục - Đào
tạo Nam Định
- Cuốn sách “Giáo đục và đào tạo Nam Định, thành tựu và đối mới ”, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội Cuốn sách đã tập trung khái quát những thành tựu của ngành giáo duc dao tao Nam Dinh từ khi đổi mới đất nước đến nay, đặc biệt là thành tựu giáo dục đảo tạo của các huyện, thành phố trong tỉnh
Bên cạnh đó, đã có nhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đã đề cập vấn đề giáo dục - đảo tạo của các địa
phương:
+ "Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1986-2000" của Hà Văn Định
Trang 10
+ "Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1991-2000" của Trần Văn Dũng
+ "Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 1991-2000" của Chu Bích Thảo
Những luận văn trên rất phong phú, đa dạng về nội dung và phạm vi nghiên cứu, đều nhằm tìm phương hướng cho sự phát triển giáo dục - đảo tạo của từng địa phương cũng như của cả nước và có ý nghĩa nhất định đối với luận văn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Làm rõ sự lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 của Đảng bộ tỉnh Nam Định
- Phân tích những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo đục đào tạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định và đề xuất khuyến nghị
phục vụ sự nghiệp giáo duc - dao tao cua tinh
3.2 Nhiém vu nghién cwu
Trình bảy một cách có hệ thông quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Nam
Định vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương để phát triển giáo dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong lĩnh vực phát triển giáo duc dao tao thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện từ
năm 1997 đến năm 2006
4.2 Phạm vì nghiên cứu
- Nội dung luận văn nghiên cứu những chủ trương đường lối của Đảng bộ Nam Định trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm
1997 đến năm 2006
- Thời gian và không glan:
Trang 11
+ Không gian mà đẻ tài nghiên cứu là Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên các phương diện cơ bản: quan điểm, chủ trương và quá trình tổ chức triển khai thực hiện
5 Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu và hướng sử dụng
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác xít và những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo đục và đào tạo
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử,
lôgíc, phân tích, tổng hợp thống kê nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu
5.2 Nguồn tư liệu và hướng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là cơ sở ly luận của luận văn
- Văn kiện Đại hội VI, VI, VIH, X, X, XI; các Nghị quyết Trung ương
4 khoá VII, Trung ương 2 khoá VII về giáo dục; Chỉ thị 34-CT/TW; các văn - kiện của Đảng bộ tỉnh Nam Định
- Các Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết chuyên đẻ, chương trình hành
động của Đảng bộ Nam Định; các Chương trình, bảo cáo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định
- Các công trình nghiên cứu, khảo sát thực tế có liên quan
6 Đóng góp của luận văn
- Làm rõ những chủ trương của Đảng bộ Nam Định về phát triển giáo dục đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng các khuyến nghị để góp phần phát triển giáo dục đào tạo của địa phương
- Khẳng định những thành tựu và phân tích kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng bộ Nam Định từ năm
1997 đến năm 2006
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng đạy
Trang 12BN d2L/10L :L05/1//00/)2215/ 55: 5Ú £ £ 2 a x
7 Ket cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục, kêt câu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển giáo dục- đảo
tạo từ 1997 đến năm 2001
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo đây mạnh đổi mới giáo
dục đào tạo trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá từ năm 2001 đến
năm 2006
Chương 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu
lowe
Trang 13
Chương 1
DANG BO TINH NAM DINH LANH DAO PHAT TRIEN GIAO DUC- DAO TAO TU NAM 1997 DEN NAM 2001
1.1 Nam Định - vùng đất hiếu học 1.1.1 Tổng quan về tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình Nam Định có diện tích tự
nhiên 1.671,5km”, bằng 6,52% diện tích của nước, đân số trên 1,8 triệu người
Nam Định là vùng đất năm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy, hàng năm cung cấp một lượng phù sa lớn
cho phát triển kinh tế nông nghiệp Sông Hồng chảy từ xã Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh,
Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đỗ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt tạo thành địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình Sông Đáy chảy vào Nam Định từ xã Yên Phương huyện Ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi dé ra biển Đông ở cửa Đáy trở thành địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình
Với bờ biển dài 72 km từ cửa Ba Lạt cho đến cửa Đáy, đây là vùng có tiềm
năng kinh tế quan trọng trong khu vực biên phòng bờ biển của quốc gia Nam Định còn có hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi với 6.898km đường bộ, 417 km đường sông và đường biển, 42 km đường sắt chạy qua rất thuận tiện
cho giao lưu và thông thương hai miền Nam - Bắc
Địa hình Nam Định chia làm hai vùng tự nhiên Phía Bắc là vùng bị bào mòn, bồi tụ phù sa cô, đất thấp, có những giải võng tạo thành dia hinh 6 tring
(Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc) Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí
và ngành nghề truyền thống Phía Nam tỉnh do được phù sa sông Hồng và - sông Đáy bồi đắp, hàng năm thường lấn ra biển hàng chục mét, đất đai tương
Trang 14
~~
đối bằng phẳng, màu mỡ Người dân Nam Định đã tiến hành công cuộc khai
khẩn lấn biển, đắp đê ngăn mặn, đào ngòi tiêu nước, thau chua rửa mặn, cải
tạo đồng ruộng Cuộc chiến đấu chinh phục và chiến thắng thiên nhiên ở vùng
đất này là bản anh hùng ca của nhiều thế hệ Người Nam Định đã tích luỹ, đúc
rút được nhiều kinh nghiệm cho sự mở mang miên đất lấn biển và làm cho vùng đất này ngày càng phổn thịnh và đã hình thành một cộng đồng đoàn kết,
gắn bó keo sơn sinh cơ lập nghiệp Sự đoàn kết này còn tạo thành và làm
phong phú thêm nét đẹp truyền thống văn hoá làng xã bình dị nhưng giàu tính nhân văn
Dựng nước gắn liền với đấu tranh giữ nước là một quy luật sinh ton, phát triển của dân tộc Đó cũng là một truyền thống quý báu của nhân dân
Nam Định Truyền thống đó đã thấm sâu vào tâm linh mọi người và trở thành
một trong những nét nỗi bật của văn hoá Nam Định
Nổi bật trong truyền thống văn hoá của người dân Nam Định là lòng
say mê học tập và sáng tạo, rèn luyện đức tài, nâng cao tinh than va thé lực theo mục tiêu yêu nước, hiếu học, kính thay, mén ban Truyén théng hiéu hoc
là một đặc tính chung của người dân Việt Nam và ở mảnh đất Nam Dinh truyền thống đó lại càng hiện hữu rõ nét hơn Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nam Định xưa vẫn được coi là một vùng đất văn hiến mặc
dù không cổ kính lâu đời như các xứ Bắc, xứ Đông, xứ Đoài Mảnh đất này là
noi cung cap nhiều nhân lực, vật lực cho đất nước Dân cư Nam Định có
truyền thống hiểu học, khoa cử, có vai trò tích cực trong công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế, tiêu biêu như Vương Văn Hiệu đỗ Thám hoa dudi thời
Lý Đây là nhà khoa bảng đầu tiên của tỉnh Nam Định Nguyễn Hiền đỗ
Trạng nguyên năm 13 tuổi (1247), Trạng nguyên Lương Thế Vinh dưới thời Lê, nhà thơ Tú Xương, Nguyễn Bính, Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Văn Cao, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Phúc, đặc biệt là cô
Tổng bí thư Trường Chinh - nhà chính trị, nhà văn hoá lớn của quê hương
Trang 15
đại khoa, trong đó có 5 trạng nguyên, 3 người đỗ bảng nhãn, 3 người đỗ thám
hoa, 14 người đỗ hoàng giáp, 62 người đỗ tiến sĩ và phó bảng (hai huyện nhiều hơn cả là Nam Trực và Ý Yên)” [1, tr.35]
Kể từ sau khi Đảng bộ Nam Định được thành lập và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, Đảng bộ tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua học tập Diệt giặc dốt được xác định là một trong ba nhiệm vụ mà chính
quyền cách mạng có trách nhiệm phải đầy lùi Đến cuối năm 1945 các huyện đã mở lớp đào tạo giáo viên bình dân học vụ, đáp ứng phong trào học tập của các xã Với sự thi đua người người đi học, nha nha đi học, chỉ trong một thời gian ngắn toàn tỉnh đã thành toán nạn mù chữ cho hàng chục vạn người
Nếu như vào thời điểm năm 1945 toàn tỉnh có trên 92% dân số mù chữ
thì đến thời điểm năm 1954 đã có 93% số người trong độ tỏi Tữ 18 đến 45
biết đọc, biết viết Đây là thành quả to lớn của đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ
tỉnh và sự nỗ lực phan đấu của nhân dân trong tỉnh
Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hoà bình lập lại, cùng với các
địa phương khác trên toàn miền Bắc bắt tay vào công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo khắc phục những hậu quả chiến tranh, bước
đầu khôi phục kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục Tháng 3 năm 1959 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II đã diễn ra Đại hội đã đánh giá tình hình của tỉnh sau 5 năm khôi phục kinh tế xã hội và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho ba năm
tiếp theo Đối với ngành giáo đục đào tạo Đại hội cũng chủ trương xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nền giáo dục đào tạo Nam Định đã có những chuyền biến khởi
sắc Tính đến năm 1960 toàn tỉnh đã căn bản hồn thành xố mù chữ trong nhân dân, thành lập thêm nhiều trường cấp I, cấp II, và ba trường cấp III nang
tổng số học sinh phổ thông cả ba cấp lên 124.580 em Đến năm 1965 mỗi
Trang 16(À.a, GIÁ d2 EÍ, | ! HH, ĐÁ ĐANG L mm eadlde " at A
huyện trong tỉnh đã thành lập được một trường cấp III, mở hai trường sư phạm (sơ cấp và trung cấp), mỗi khoá đào tạo hơn 600 giáo viên, đồng thời
tiến hành xây dựng thí điểm ở hai xã và thành phố ba trường phổ thông
chuyên nghiệp nông nghiệp và công nghiệp Đến giữa năm 1965, Nam Định là một trong 4 tỉnh được công nhận hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
về bổ túc văn hoá, được đón nhận Huân chương lao động hạng Ba và Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc hai năm 1966-1968 Nam Định đã đạt nhiều giải cao: năm 1966 đạt 24/73
giải, năm 1968 đạt 4 giải đồng đội và 27/51 giải cá nhân Đặc biệt vào năm học mới 25/10/1968 ngành giáo dục đào tạo Nam Định khi đó là Nam Hà đã
vinh dự được đón nhận thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau khi hoà bình lập lại, đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) và lần thứ V
(198) của Đảng đã xác định vị trí của giáo dục là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt cơ sở ban đầu rất trọng yếu
cho sự phát triển toàn điện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Việc cải cách giáo dục được đặt ra cap thiết Ngày 11/1/1979, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 14/NQTW về cải cách giáo dục nhằm làm tốt hơn việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thơ ấu đến lúc trưởng thành, thực hiện phổ cập giáo dục trong nhân dân Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3
bắt đầu từ 1981, tiến hành trên cả ba mặt: Hệ thống giáo dục, nội dung và
- phương pháp dạy học
Ngày 23/6/1975 Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ III đã diễn ra tại Thành phố Nam Định Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong hai năm 1975- 1976 với trọng tâm là: Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của
Đảng bộ, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của quần chúng và hiệu
lực quản lý của chính quyên, thấu suốt tư tưởng cách mạng, ý thức tự lực cánh sinh, ra sức khai thác, sử dụng mọi tiềm năng và những điều kiện thuận lợi
mới, quyết tâm xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, an
Trang 17
ninh chính trị và trật tự xã hội, góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đến ngày 5/9/1977, Ban thường vụ Tỉnh uỷ ra Chỉ thị về tăng cường
công tác giáo dục, thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục, đây mạnh phong
trào đồng khởi thi đua “Hai tốt” theo các điển hình tiên tiến; phát triển sự
nghiệp giáo dục một cách cân đối, vững chắc, đồng bộ theo tinh thần phổ cập các ngành học, cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để đảo tạo lớp người lao động mới; chuẩn bị tích cực mọi mặt cho cải cách giáo dục; hướng mọi hoạt động của nhà trường vào việc hoàn xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là nhiệm vụ xây dựng kinh tế, thực hiện nếp
sống mới
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các địa phương tập trung xây dựng
trường lớp, mua sắm trang thiết bị day và học theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Đến năm học 1976-1977 toàn tỉnh đã xây mới được 704 phòng học bằng ngói và 290 phòng học bằng tre nứa, có 36 xã hoàn thành xây dựng trường học cao tầng, đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên, mở rộng các loại hình đào tạo nhằm tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng
giáo viên Năm 1977 tỉnh đã tổ chức sơ kết chiến dịch “Ánh sáng văn hoá”, xoá mù chữ cho 1990 đoàn viên, thanh niên; triển khai phong trào vừa học
vừa làm ở 33 xã của huyện Hải Hậu và 3l xã của huyện Nam Ninh Chất
lượng giáo dục của tỉnh có nhiều tiến bộ, đặc biệt là năm học 1977-1978, tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp cấp I, II dat 96%, cap III đạt 94% Bốn đội tuyến tham gia học sinh giỏi miền Bắc đoạt hai giải nhất, một giải nhì, 22 em đoạt giải cá
nhân, đưa ngành giáo dục Hà Nam Ninh trở thành một trong những địa phương đầu ngành về giáo dục của miền Bắc
Từ năm 1981 đến năm 1985 thực hiện chương trình cải cách giáo dục từ
hệ 10 năm lên hệ 12 năm, đưa chương trình giáo dục hướng nghiệp vào trường học, thực hiện huy động đóng góp của học sinh theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời xây dựng quỹ bảo trợ trường
Trang 18
học Ngày 6/7/1981 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Thông tri số 37-TT/TU vẻ chỉ
đạo công tác nâng cao chất lượng giáo dục, yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền chăm lo giải quyết tốt vấn đề đời sống vật chất và tinh thần cho giáo
viên; thành lập Hội đồng giáo dục các cấp, động viên đông đảo nhân dân và
cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tham gia quản lý tốt chất lượng giáo
dục, tham gia xây dựng nội dung giáo dục trên một số mặt, phối hợp với nhà
trường chăm lo giáo dục đạo đức và công tác hướng nghiệp cho học sinh Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong các trường học Ngày 26/12/1985 Hội nghị Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết về công tác giáo dục phô thông Nghị quyết đã quyết định một số vẫn đề: Trong kế hoạch
ngân sách hàng năm phải đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục; tiếp tục thực
hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, song phải vận dụng
thích hợp với tình hình của tỉnh, thống nhất chế độ đóng góp với phụ huynh học sinh; nhân điển hình Bắc Lý ra toàn tỉnh, nâng cao chất lượng trường
năng khiếu của tỉnh, củng cố hệ thống trường sư phạm
Kế thừa truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, quán triệt các Nghị quyết Trung ương về công tác giáo dục, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo ngành giáo dục và dao tạo tuyên truyền, vận động, tổ chức giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, phát động “Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng” trong giáo dục Vượt qua những khó khăn về đời sống và cơ sở vật chất, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiếp tục duy trì phong trào thi đua “Hai tốt”, thực
hiện chương trình cải cách giáo dục, xây dựng nhiều trường lớp mới Kết quả,
các đoàn đi thi học sinh giỏi toàn quốc của tỉnh luôn đứng ở thứ hang cao, các
ky thi tốt nghiệp và tuyển chọn chuyển cấp được thực hiện nghiêm túc và đạt
kết quả cao Sự nghiệp giáo đục phô thông, bổ túc văn hoá, giáo dục chuyên nghiệp có chuyển biến theo hướng cải cách giáo dục, đáp ứng yêu cầu học tập _ của thanh thiếu niên Đó chính là động lực lớn để giáo dục đào tạo Nam Định
nỗ lực vượt qua những khó khăn của đời sống xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ
mà Đảng và nhân dân giao phó Bên cạnh đó cũng giống như tình hình giáo
Trang 19
dục chung trong cả nước còn nhiều khó khăn, trong quá trình vận động vả phát triển nhằm xây dựng nền giáo dục mới, sự nghiệp giáo dục đào tạo Nam Định không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục, đặc biệt trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước
Tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, những thành tựu
đã đạt được, Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo
bước vào giai đoạn mới với những thành tựu mới
1.1.2 Thực trạng giáo dục - đào tạo Nam Định từ năm 1987 đến năm 1996
Bước vào thời kỳ mới, tháng 12-1986 tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đáng đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có giáo dục - đào tạo Mục đích của đổi mới giáo dục - đào tạo là: “Nhăm mục tiêu hình thành và phát triển toản điện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thể hệ trẻ, đảo tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào đổi mới quản lý kinh tế và xã
hội” [17, tr.89-90]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), Đảng ta tiếp
tục khẳng định và phát triển đường lối đổi mới trong đó có giáo dục - đào tạo
Đại hội đã cụ thể hóa về đổi mới giáo dục và đào tạo: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự - chủ, năng động và sáng tạo, có dao đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nên
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” [18, tr.81] |
— Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nêu trên, Đại hội đã đề ra những
nhiệm vụ cơ bản, cụ thể sau:
Tiếp tục đổi mới, ồn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đảo tạo Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh, sinh viên
Trang 20Lx1//!
LMS
oP
Hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục, tiến hành dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục Đại hội chủ trương đa đạng hóa loại
hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành những trường bán
công, dân lập, tư thục (dạy nghẻ), phát triển loại trường vừa học vừa làm Mở
rộng đào tạo nghẻ, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động Củng cố, ôn định trường lớp của giáo dục mầm non Tập trung thực
hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ Phát triển cấp II,
cấp III phù hợp với tình hình thực tế
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (tháng 01-1993) đã thông qua Nghị quyết "Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo" với 4 quan điểm chỉ đạo cơ bản:
Thứ nhất: Tiếp tục khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu Đó là một động lực thúc đây
và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Phải coi đầu tư cho giáo dục là một
trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi
trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước
Thứ ba: Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiền bộ của thời đại
Thứ tư: Đa dạng hóa các hình thức đào tạo Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học —
Để thực hiện những quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết đã đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp lớn sau:
Trước hết, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu mới của hệ thống giáo đục quốc
Trang 21
Khuyến khích mở các trường, lớp dân lập Khuyến khích mở rộng các loại hình giáo dục và đào tạo không chính quy nhằm từng bước xã hội hóa giáo dục, huy động mọi người dân cùng tham gia, đóng góp cho sự nghiệp giáo
dục - đào tạo
Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên Sắp xếp lại các trường đại học, cao
đẳng, các viện nghiên cứu khoa học cho hợp lý
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và xây dựng
kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của
giáo dục - đào tạo Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng
làm" nhằm huy động các đoàn thể, các tổ chức xã hội, mọi gia đình, mọi
người cùng chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục
Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: Thực hiện
chính sách khuyến khích đối với giáo viên Có chính sách ưu đãi đặc biệt về
tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miễn núi Kết hợp đảo tạo với bồi dưỡng đối với giáo viên Đồng thời đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác thanh tra giáo dục của Nhà nước
Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Đảng bộ Nam Định đã tiến hành
lãnh đạo công cuộc đổi mới giáo dục - đào tạo
Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách giáo dục, đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục các ngành học, cấp học phát triển cân đối vững chắc, đồng bộ, phù hợp với khả năng kinh tế của tỉnh trong từng thời gian, ngày
24/1/1987 Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết số 34-NQ/TU chỉ đạo
“công tác nuôi đạy trẻ và giáo dục phổ thông trong 5 năm (1986 - 1990)” Nghị quyết đề ra mục tiêu trong 5 năm là: ôn định, củng cố các nhà trẻ, phan
đấu 90% các cháu 5 tuổi đến lớp mẫu giáo, hoàn thành chất lượng công tác
phổ cập cấp I, củng cố hệ thống trường phổ thông, trường vừa học vừa làm,
Trang 22
trường sư phạm, ưu tiên đầu tư kinh phí cho giáo dục, kiện toàn đội ngũ giáo viên
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Tỉnh uỷ
và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ thị cho ngành giáo dục phải tích cực đổi mới cách nghĩ cách làm để nâng cao chất lượng giáo đục đào tạo với cuộc sống,
phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục triển khai đồng bộ các mặt hoạt động Trong điều kiện
còn nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống các cấp ngành học giữ vững được quy mô, nhịp điệu phát triển, hoàn thành 94% chỉ tiêu đã đẻ ra Riêng năm
học 1987- 1988 đã có 36% trẻ em trong tuổi mẫu giáo, nhà trẻ đến lớp, 96% trẻ em 6 tuổi được vào lớp 1 cải cách, 469/526 xã, phường đã hoàn thành phố
cập giáo dục cấp I Nam Định là một trong những tỉnh thành đầu tiên trong cả nước hoàn thành nhiệm vụ phổ cập cấp I vào năm 1991 Đây là một trong
những thành tựu nỗi bật rất đáng tự hào của giáo dục đảo tạo Nam Định ngay
những năm đầu của thời ky đổi mới, là cơ sở để Đảng bộ tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoàn thành và vượt mức các kế hoạch đã đề ra
Quán triệt nội dung nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị đạo | đức trong các nhà trường theo Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 1/11/1988 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo đây mạnh công tác giáo dục chính trị, đạo đức trong tồn bộ hệ thơng giáo dục của tỉnh Các nhà trường
vận dụng những kinh nghiệm đã có, đề ra nhiều biện pháp cụ thể: Giáo dục
tập thể, giáo dục cá biệt, giáo dục ngoài giờ, công tác chủ nhiệm, cơng tác
Đồn, Đội, xây dựng tập thé học sinh xã hội chủ nghĩa, kết hợp giáo dục nhà
trường, gia đình, xã hội Phong trào nhân dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường học được duy trì liên tục, rộng khắp và có hiệu quả Hà Nam Ninh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là tỉnh có phong trào xây
dựng trường lớp mạnh nhất, đặc biệt là hệ thống trường lớp kiên cố cao tằng
đã được xây dựng Trong 9 năm liền (1981- 1990) giáo dục đào tạo Nam Định
Trang 23iia
ee
được Bộ Giáo dục va Dao tạo công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc, là một
trong những tỉnh có phong trào giáo dục mạnh nhất cả nước
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ VIII đã thông qua
Nghị quyết về phổ cập giáo dục, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo
nghề cho thanh niên Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ ngành giáo dục của tỉnh đến năm 1995: “Nâng cao dân trí, LƯỜI dưỡng nhân lực và dao tạo nhân tài nhưng phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Giáo duc dao tạo phải coi trọng chất lượng trí dục và đức dục cho học sinh Nâng
cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ Từng bước phổ cập cấp II ở những nơi có yêu cầu Điều chỉnh mạng lưới trường phô thông trung học, chuyên nghiệp, dạy nghề, mở rộng các loại hình dân lập, bán công, ghép cấp II-III phù hợp với yêu cầu của từng địa phương Củng cố và nâng cao chất lượng trường chuyên, lớp chọn Mở thêm trường cho trẻ khuyết tật, mồ côi” [11, tr.49]
Nhờ có quan điểm đúng đắn và sự chỉ đạo sát thực, cụ thể của Đảng bộ
tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII của Đảng và
Nghị quyết của Tỉnh ủy về giáo dục và đào tạo, đã thực sự tạo nên những bước chuyển biến mới về mặt nhận thức của toàn xã hội đối với vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo Từ đó đã huy động được mọi nguồn lực tập trung cho
phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Đến năm 1996, toàn tỉnh có 213 trường
_ mầm non, 195 trường tiểu học, 179 trường THCS, 38 trường PTTH, 05
trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, 05 trung tâm GDTX, 01 trung
tâm xúc tiến việc làm của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh và các
Trung tâm dạy ngoại ngữ, tin học khác Số lượng học sinh, sinh viên ở các cấp học, ngành học tăng nhanh, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nề nếp đạy và học ở các cấp học, ngành học được củng cố và giữ vững, chất lượng giáo dục
có những bước chuyền biến tích cực Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao
đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong toàn tỉnh ngày càng tăng, năm học 1992-1993 có 1023 em, chiếm tỷ lệ 31%; năm học 1994-1995
Trang 24
có 2.562 em, chiếm tỷ lệ 37%, đặc biệt có nhiều em đạt thủ khoa Số lượng sinh viên vào đại học, cao đẳng đạt khá cao trong cả nước; chất lượng học tập của học sinh, sinh viên được nâng lên: Năm học 1994-1995, kết quả học tập của học sinh khối trung học chuyên ban: loại tốt chiếm 35,76%, loại khá chiếm 47,54%, loại trung bình chiếm 24,34% và loại yếu, kém chiếm 01,35% Đến năm học 1996-1997 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học đạt 96,3%, THCS
dat 95%, THPT dat 87%
Đội ngũ giáo viên tiếp tục được xây dựng và tăng cường về số lượng và chất lượng Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Ngay từ trước năm 1991 ở Nam Định đã xoá được phòng học tạm Từ đó, phong trào “kiên cỗ hoá phòng học, lim hoá bàn ghế” phát triển mạnh ở tất cả các huyện, thành phó Đến năm
1996, Nan Dinh đã xoá được lớp học 3 ca, xoá phòng học tạm Có 60% SỐ Xã,
phường, 50% số trường trong tỉnh có nhà kiên cố (mái bằng, cao tầng)
Nếu trong những năm 1986-1990, sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định đánh giá là “Được duy trì, có một số mặt 6n định và phát triển”, chỉ trong 5 năm từ 1991 đến 1995, với những thành tích đáng kẻ, giáo dục đào tạo Nam Định đã được khẳng định và được ghi nhận đạt được những thành tích to lớn, đã ngăn chặn sự sa sút, từng bước én định và phát triển, trở thành một trong những địa phương có thành tựu lớn về giáo dục nhất là việc hồn thành
phơ cập giáo đục cấp I và xoá mù chữ; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cấp III va thi đậu Đại học luôn đứng ở tốp trên của cả nước
Từ một tỉnh có hơn 90% dân số mù chữ trong thời Pháp thuộc và hơn
30% dân số mù chữ trước đôi mới, đến năm 1996 Nam Định đã có hơn 90%
dân số biết chữ, đại bộ phận nhân dân có trình độ học vẫn từ tiểu học trở lên
và trở thành một trong những tỉnh có nền học vấn phát triển tương đối cao trong vùng và trong cả nước Đồng thời, giáo dục chuyên nghiệp đã đào tạo hàng vạn cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có bậc
thợ cao, tay nghề giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức kỷ luật cao, có quyết
Trang 25es ee il tâm lớn, cần cù, sáng tạo luôn phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới toàn điện quê hương, đất nước
Bên cạnh đó, đến năm 1996, giáo dục đào tạo Nam Định còn gặp không Ít khó khăn thách thức: Các ngành học, quy mô có tăng nhưng chưa thực sự thích nghỉ với sự chuyên biến của xã hội, của nền kinh tế thị trường Giáo dục mam non chậm phat trién Tinh trạng học sinh lưu ban, bỏ học còn điễn ra, nhất là học sinh tại các huyện xa trung tâm tỉnh và học sinh tiểu học Nhận
thức của xã hội và các cấp, các ngành đối với giáo dục đào tạo có chuyển biến, song chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp so với nhu cầu thực tế phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Cơ chế quản lý ngân sách chưa phù hợp, chưa phát huy và chủ động trong việc điều hành sử dụng kinh phí thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu Đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ năng lực còn hạn chế so với yêu cầu ngày càng cao của chất lượng giáo dục Việc quản lý của các cấp từ sở đến trường
có lúc chưa theo kip voi yêu cầu mới, nhiệm vụ mới: chậm đôi mới phương
pháp dạy và học, còn hiện tượng trì trệ, lúng túng ở một số khâu, một số công việc nên hiệu quả chưa cao Nguồn thông tin ngược từ đưới cơ sở lên thường chậm, nhiều khi không chính xác, gây khơng Ít khó khăn cho công tác lãnh
đạo, quản lý
1.2 Dang bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ
năm 1997 đến năm 2001 |
1.2.1 Yêu cầu chung của đỗi mới giáo dục - đào tạo cả nước và Nam Định Thời đại ngày nay với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xuất hiện loại hình công nghệ cao như công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa Những
thành tựu đó có khả năng nâng cao năng lực tư duy của con người và có những tác động sâu rộng đến mọi khả năng kinh tế - xã hội của quốc gia từ sản xuất đến
tiêu dùng, từ mức sống đến lối sống, từ kinh tế đến giáo dục đào tạo, đã và đang
Trang 26
đóng vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, thực sự là động lực, là lực ,lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời là nền tảng của nền kinh tế hiện đại,
nên kinh tế đựa trên trị thức Vậy làm thế nảo để nắm bắt, vận dụng những thành
tựu của nhân loại tao ra dé thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
tránh cho đất nước khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn vẻ kinh tế Đây là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Đẻ tránh được nguy
cơ đó đòi hỏi con người phải có tri thức và làm chủ được khoa học công nghệ,
làm chủ được xã hội Vì vậy, đối với nước ta hiện tại cũng như tương lai phải
thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hà “Vì lợi ích mười năm trong cay, vi lot
ich trăm năm trồng người”, phải ưu tiên đầu tư cho giáo duc dao tạo Sự ưu tiên này thể hiện ở cả nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác, trong nước
và quốc tế bao gồm: tài lực, nhân lực, vật lực, trí lực ngày càng tăng, đáp ứng
được mọi nhu cầu thực tế của sự nghiệp giáo dục đào tạo
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển mình thực sự Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Jan thir VIII (thang 6-1996)
Đảng ta đã kết luận: "Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
nghiêm trọng và kéo dài hơn 1Š năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc,
song đã tạo được tiền dé cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đây
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [20, tr.12] "Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ
quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa" [20, tr.27] Đồng thời, Đảng
ta cũng khẳng định sự nghiệp CNH, HĐH với tính cách là một cuộc cách ˆ mạng toàn điện, sâu sắc và triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để
xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tỉnh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, văn minh
Trang 27
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của nước ta: vốn là một nước có nên kinh
tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH nên khi tiến hành CNH, HĐH có mang nhiều đặc điểm riêng Mặt khác, nước ta bắt đầu thực hiện CNH, HDH
trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyên biến lớn với các hướng chủ yếu như: xu thế hợp tác và phát triển; phát triển công nghệ chuyển sang nền kinh tế tri thức; xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế được phát triển nhanh chóng Chính vì thế nước ta không thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu truyền thống mà công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp
hóa kiểu mới, trong đó sử dụng ít năng lượng, ít vật lực nhưng đòi hỏi nhiều
hàm lượng trí tuệ Vì vậy, quy mô và nội dung thực hiện CNH, HĐH ở nước
ta rất rộng, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội Hơn nữa địa bàn thực hiện CNH, HĐH rất đa dạng và phức tạp với nhiều
trình độ phát triển khác nhau, được tiến hành trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Từ đó yêu cầu đặt ra là CNH, HĐH phải đi tắt, đi nhanh, kết hợp tuần tự và nhảy vọt theo định hướng XHCN, trong đó yếu tổ có tính quyết định là trí tuệ
và năng lực của con người Do đó Đảng ta đã chỉ ra giáo dục và dao tạo, khoa
học và công nghệ là động lực, là nền tảng để thực hiện CNH, HĐH đất nước
Nghị quyết Đại hội đã nêu quan điểm và phương hướng phát triển giáo duc - dao tạo trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH:
| Trước hết Đảng ta xác định: Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và
công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư
‘cho phat trién, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội Huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước
Bằng nhiều hình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được học, nhất là
người nghèo và con em các gia đình thuộc diện chính sách Động viên phong trảo toàn dân thi đua xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước
Trang 28
và phô cập trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện như những thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung
Xây dựng hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, trung tâm chất
lượng cao ở các bậc học Ở các trường phô thông cần chú trọng việc dạy
ngoại ngữ và tin học, mở thêm các trường phô thông nội trú ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém
trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đảo tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH, HĐH đất nước Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước và thế giới quan khoa học Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản
sắc văn hóa dân tộc Giáo dục ý chí tự vươn lên, khắc phục mọi khó khăn vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước
Đổi mới hệ thông giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hop dao tao với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên
tiến Đối với các cấp học phổ thông cần tiếp tục củng cố và nâng cao chất
lượng giáo dục Phát triển các hình thức giáo dục từ xa, mở rộng hệ thông các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề Khuyến khích dạy nghề
tại doanh nghiệp Đào tạo đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp giỏi Nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo như hiện nay là 10% lên khoảng 22-25% vào
năm 2001 | _
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Tổng kết cải cách giáo dục; xây dựng chiến lược phát triển giáo đục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống luật pháp và chính sách của Nhà nước về giáo dục - dao tao
Nâng dần tỷ trọng chỉ ngân sách cho giáo dục - đào tạo Động viên
đúng mức sự đóng góp của từng cá nhân, gia đình và toàn thé xã hội cho giáo
dục - đào tạo Đồng thời đây mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo
Trang 29Me
)
ea
Đề quan triệt, cụ thể hóa những quan điểm, phương hướng của Đại hội
VII của Đảng, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
(tháng 12-1996) đã có nghị quyết "Về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến nam 2000"
Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước cùng với những
thành tựu chung, Hội nghị đánh giá giáo dục đào tạo nước ta đã đạt nhiều kết
quả to lớn: cả về quy mô phát triển mạng lưới trường học, chất lượng giáo dục
đào tạo, các phong trào học tập sôi nổi của cán bộ và nhân dân nhất là thanh
niên Song hiện tại nước ta còn 9% dân sô mù chữ; chưa phô cập được giáo
dục tiểu học; tỷ lệ sinh viên trên dân số còn thấp; ty lệ lao động qua đảo tao
mới đạt 10% nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có chiều
hướng gia tăng: dạy thêm và học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn điện của học sinh và quan
hệ thầy trò
Hiện nay sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo duc - dao tao, trong khi khả năng và điều
kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế, đó là mâu thuẫn trong quá trình phát
triển Những thiếu sót chủ quan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho
những mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đặc biệt là
những chủ trương, giải pháp từ nay đến năm 2000 phải được thực hiện với
tỉnh thần cách mạng sâu sắc để giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn nói trên
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII da
nêu những tư tưởng chỉ đạo sau: |
Một là: Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục - đào tạo
Hai là: Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu
Trang 30Ba là: Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và
của toàn dân
Bốn là: Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh
Năm là: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đảo tạo
Sáu là: Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng
hóa các loại hình giáo duc - dao tao
Nghị quyết Trung ương lần hai (khéa VIII) da dé ra 4 mục tiêu cần đạt đến năm 2020 như sau:
Thứ nhất: Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bac hoc mam non cho hau
hết trẻ em trong độ tuổi
Thứ hai: Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học Hồn thành phơ
cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phô thông vào năm
2020 Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phần đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thé
Thứ ba: Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đây mạnh
đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ XXI
Thứ tư: Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho
toàn bộ hệ thống giáo dục Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học Phấn đâu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp,
đạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế
Nghị quyết Trung ương nhấn mạnh cần phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với giáo dục đào tạo Đặc biệt khi bước sang thế kỷ XXI trên thế giới có nhiều biến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến
nhảy vọt, nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nỗi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi
cuốn ngày cảng nhiêu nước tham gia
Trang 31
Trên cơ sở nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và xuất phát từ bản chất chế độ ta: Tất cả vì hạnh phúc của con
người Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế -
xã hội; là vốn quý nhất, chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tỉnh thần, Đảng ta xác định rõ: chiến lược phát triển giáo dục đào tạo là một bộ phận
quan trọng trong chiến lược phát triển con người, và chiến lược phát triển con
người nằm ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước Xây dựng chiến lược con người thông qua giáo dục đào tạo là quan điểm nhất quán của Đảng ta từ trước đến nay
Các quan điểm trên của Đảng về giáo dục thể hiện rõ những vấn đẻ: Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội Đảng ta chủ trương
phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục đảo tạo là sự nghiệp của toản Đảng, toàn dân, mọi người đều được đi học, học thường xuyên, học suốt đời Phát triển giáo đục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những
tiến bộ khoa học công nghệ Đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo Sự phát triển quan điểm giáo
dục thể hiện rõ ở việc hướng vào một xã hội học tập Thực hiện quan điểm
này Đảng ta đã coi xã hội hố cơng tác giáo dục, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, dan chủ hố và thực hiện cơng bằng trong giáo dục là một giải pháp
quan trọng
Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng, nhân dân Nam Định bắt tay vào công cuộc xây dựng kinh tế xã hội trong những bối cảnh mới Đầu năm 1997 Đảng bộ tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hồn thành tốt cơng tác tái lập tỉnh Tại đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV đã đánh giá
những kết quả bước đầu của tình hình kinh tế xã hội sau 10 năm đổi mới
Cùng với sự phát triển của cả nước, tình hình kinh tế xã hội Nam Định có
những chuyển biến Nền kinh tế có tốc độ phát triển cao hơn theo hướng tăng
Trang 32
tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ Kinh tế nhiều thành phần đã hình thành, sản xuất nông nghiệp phát triển đã có những tiến bộ vượt bậc, liên tục giành
những đỉnh cao mới về năng suất và tổng sản lượng Hệ thống đường giao thông nhất là giao thông nông thôn, hệ thống điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng văn hoá- xã hội, phúc lợi công cộng đã được chú trọng đầu tư, nâng cấp Đó là những tiền dé vat chất quan trọng để Nam Định tiếp
tục đầu tư phát triển kinh tế xã hội Đối với ngành giáo dục đào tạo, từ những
thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, kế thừa truyền thống hiếu học của quê hương, phát huy những kết quả đã
đạt được của giáo đục đào tạo trong thời kỳ đổi mới, tỉnh uỷ đã chỉ đạo tiếp
tục triển khai thực hiện có kết quả chương trình hành động của tỉnh về thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII
Ngày 12/8/1997 Tinh uy Nam Dinh ra “Chi thi 08-CT/TU | về việc tăng
_ cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo năm
- hoc 1997-1998 và đến năm 2000”
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng
giáo dục - đào tạo của tỉnh, Chỉ thị nêu rõ: Phải tập trung thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ cơ bản như:
- Chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự kỷ cương trong giáo dục - đào tạo
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy và học
- Sắp xếp, quy hoạch phát triển giáo dục với quy mô và cơ câu hợp lý
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, tạo nguồn phan luc |
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các ngành các cấp
- Đây mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
- Tiến hành quy hoạch và cấp đất ồn định cho các trường học, tích cực
| thực hiện phương châm "học gắn liền với hành"
Trang 33
Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản, Chỉ thị đã đề ra các mục tiêu cụ thể
cho ngành giáo dục đào tạo của tỉnh:
Một là: Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, thực hiện giáo dục toàn điện ở tất cả các bậc học
Hai la: Tiép tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo Mở rộng
mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo - cả công lập và dân lập - đảm bảo phần lớn trẻ
em 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non trước khi học lớp 1 Củng
cố trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường chuyên nghiệp của tỉnh và đa
đạng hóa nội dung đào tạo Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ văn hóa, học ngoại ngữ, vi tính, hướng nghiệp dạy nghề; phấn đấu nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo tu 30% trở lên
Ba là: Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong năm 1999, đến năm 2001 phổ cập trung học cơ sở
Bốn là: Đây mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đạt tiêu chuẩn công chức nhà nước Trước hết là nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các ngành, các cấp, đội ngũ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở;
phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo
Năm là: Về cơ sở vật chất, đến năm 2000 tất cả các trường học đều có
tủ sách, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập thể dục thể thao và vườn trường Trên cơ sở quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII]) và sự vận dụng, cụ thể hóa của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XV, ngay 22/8/1997 Uy ban tỉnh Nam Định đã xây dựng “Chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII”
Chương trình đã xác định mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, coi trọng khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển sự nghiệp giáo dục trên cơ sở
Trang 34
giữ vững kết quả phô cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, phấn đấu đến năm
2000 hoàn thành phố cập THCS, mở rộng trường THPT theo hướng đa dạng hoá
các loại hình trường, lớp, bước đầu chuẩn bị cho phô cập THPT Đồng thời
Chương trình đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho các cấp học từ mầm non đến THPT và giáo dục chuyên nghiệp
Từ đó, UBND tỉnh đã đề ra những giải pháp nhằm thực hiện thẳng lợi các
mục tiêu:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giáo dục đào tạo, xây đựng tô
chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo
trong các trường học Tăng cường giáo đục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh cho giáo viên, sinh viên và học sinh
- Giải quyết các vẫn để bức xúc, nổi cộm nhằm chấn chỉnh nẻ nếp, kỷ cương trong giáo dục đảo tạo, trước hết giải quyết van dé vé sinh học đường,
môi trường sư phạm, van dé day thém, hoc thém tran lan, thu phi tuy tién ngoai
quy dinh
- Thành lập Ban chỉ đạo của Tỉnh thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và
THCS nhằm đạt mục tiêu chuẩn hoá Quốc gia về phổ cập THCS của tỉnh vào năm 2000
- Quy hoạch hệ thống trường lớp hợp lý ở các ngành học
- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với con em các giai đình chính sách
và gia đình nghèo học giỏi
- Đảm bảo công tác quản lý giữa ngành và lãnh thé
- Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống Thanh tra giáo dục các cấp - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đạy học
Như vậy Chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII
của UBND tỉnh đã tập trung vào những vấn đề nhằm nâng cấp chất lượng dạy học ở tất cả các cấp, bậc học Đồng thời đặt ra mục tiêu hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2000 Những mục tiêu và giải pháp này đầu xuất phát từ tình
hình thực tiễn lãnh đạo phát triển giáo dục của Nam Định, là cơ sở để Đảng bộ
Trang 35
Nam Định tiếp tục lãnh đạo toàn ngành giáo dục đào tạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh
1.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo của Đảng bộ tính Nam Định từ năm 1997 đến năm 2001
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII, Chỉ thị của Tỉnh uỷ, từ năm 1997 trở đi, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao ngành giáo dục - đào tạo tiếp tục phát huy những thành tựu
đạt được ở các năm trước, đồng thời từng bước khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém để tạo nên bước chuyển mới trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH
Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo phát triển ngành học mầm non: mở rộng mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo, đảm bảo phần lớn trẻ em 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non trước khi học lớp 1 Ở những địa bàn kinh tế phát trién nhu
thành phố Nam Định, khuyến khích mở thêm loại hình ngồi cơng lập Từ đó hệ thống trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục phát triển, bước đầu xây dựng được một hệ thống các trường cao tầng với cơ sở vật chất đầy đủ,
hiện đại đáp ứng nhu cầu vui chơi học tập của các cháu Đẻ nâng cao chất
lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục tăng cường tổ chức thực hiện giáo dục các chuyên đề như giáo dục lễ giáo, chuyên để toán,
chuyên để về suy dinh dưỡng, về thực hiện nội dung đổi mới hình thức giáo dục
_ mẫu giáo 5 tuổi Mặt khác phối hợp với gia đình, ban liên lạc phụ huynh tổ
chức các hội thi nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học phổ thông về nuôi đạy trẻ, thực hiện xã hội hóa việc chăm sóc nuôi đạy trẻ Phối hợp với các
cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng hỗ trợ, chăm lo về vật chất và tỉnh
thần, tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển Tiến hành xây dựng và củng cố hệ thống trường trọng điểm để tạo ra những điền hình tiên tiến, từ đó có được những kinh nghiệm chỉ đạo các đơn vị khác trong toàn ngành
Xuất phát từ vai trò quan trọng của phổ cập giáo dục tiểu học - chống
- mù chữ, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã xác định thực hiện tốt công tác phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là một trong những giải pháp có hiệu quả góp
Trang 36ik Tu ii
phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hố của tỉnh Nam Định đã hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ từ năm 1991 Nam Định là một trong ba tỉnh sớm nhất của toàn quốc hoàn thành phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi vào thang 6 nam 1999
Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học -
chống mù chữ, mở các lớp học sau xóa mù chữ, nâng dần tỷ lệ trẻ vào lớp 1 đúng độ tuổi đồng thời giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học nâng cao hiệu quả giáo dục
ở bậc tiểu học Tăng số lượng các trường thực hiện dạy và học đủ 9 môn theo quy định; tăng cường các hoạt động tập thể, thực hiện giáo dục toàn điện Xây
dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tiến hành dạy học 2 buôi/ngày ở những nơi có đủ điều kiện và có nhu cầu
Đối với việc phát triển giáo dục THCS, THPT và phố cập THCS: Ngay từ rất sớm Đảng bộ Nam Định đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đôi với giáo
dục phổ thông là: phát triển mạnh mẽ hệ thống trường lớp phấn đấu thu hút tất
cả học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học, tiến tới phố cập THCS vào năm 2002 Bảo đảm chất lượng tuyển sinh vào lớp 10, củng cố các trường PTTH hiện có, khuyến khích mở trường ngồi cơng lập ở bậc học này Tiếp tục củng cố
trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, PTTH Trần Hưng Đạo và đạy theo
chương trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo Tăng cường giáo dục
chính trị, đạo đức; giáo dục pháp luật; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
động xã hội Bằng các biện pháp cụ thể, phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, của Đội thiếu niên tiền phong trong việc tự quản học tập và các hoạt động khác, giáo dục động cơ thái độ đúng dan trong hoc tập, không gian lận trong kiểm tra, thi cử
Trên cơ sở hoàn thành phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi vào năm
1999, Ban chỉ đạo phổ cập THCS của tỉnh đã được thành lập và triển khai
việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện; đồng thời quần chúng nhân dân ngày càng
nhận thức sâu sắc hơn về giáo dục - đào tạo, các bậc phụ huynh đã có sự quan
Trang 37
thuận lợi trên, Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện
việc đây mạnh phổ cập giáo dục THCS theo tỉnh thần chỉ thị 61 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 41 của Quốc hội và Chỉ thị 03 của Thường vụ Tỉnh ủy
Đến năm học 2000 - 2001 toàn tỉnh đã cơ bản được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS Kết quả này đã góp phần tích cực trong việc
thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh, là cơ sở để tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện phổ cập THPT
Với những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, ngành giáo đục và nhân dân
Nam Định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho công tác
phổ cập THCS, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở
vật chất, thiết bị day học, tháng 12-2001, Bộ giáo dục đảo tạo đã công nhận Nam Định đạt chuẩn phổ cập THCS với 96,9% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Trong đó, số trẻ em 6 tuổi trong diện phổ cập là 34.204 em, huy động
vào lớp 1 dat 99,98%; số trẻ ở độ tuổi từ 11 đến 14 là 165.500 em, trong đó có
98,91% tốt nghiệp tiểu học; huy động vào lớp 6 đạt 98,7%; số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%; số thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 diện phổ cập là 170.356 người và đã có 86,3% tốt nghiệp THCS và bổ túc THCS
Đối với việc lãnh đạo phát triển ngành học giáo dục thường xuyên: Từ
sau năm 1992, tỉnh đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là: thành lập ở mỗi huyện, thành
một trung tâm GDTX, ngoài chức năng dạy các lớp bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học các trung tâm này còn thực hiện chức năng hướng nghiệp dạy
nghề Trung tâm GDTX của tỉnh đảm nhiệm thêm các lớp dự bị đại học va bé
túc văn hóa tập trung cho cán bộ huyện, tỉnh Năm học 1997-1998 toàn tính có 10 trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề, 02 trường Bồ túc văn hóa
Đến năm học 2000-2001 đã tăng lên 15 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện, thành phố Bình quân mỗi năm toàn tỉnh đã huy động được 7000 học
viên bổ túc THCS ra lớp
Năm học 2000-2001 thực hiện hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình trung tâm học tập tại cộng đồng tại
Trang 38| | | 01006 D0 NOeeeeeeeememmmm.m L “ ¿Í h- | lẤI LỆ Llš ¿¡ LH Lị lí LI5IT 1 NHANH) TRRUUING
03 xã Nam Hồng (Nam Trực), Liên Minh (Vụ Bản) và Nam Điền (Nghĩa
Hưng) Các cơ sở này đã có đóng góp tích cực trong việc phổ biến kiến thức về các lĩnh vực khác nhau: nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo
cho nhân dân các địa phương
Đảng bộ tỉnh đã chủ trương xây dựng, mở rộng hệ thống các trường
chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh, tiếp tục được củng cổ, đầu tư về mọi
mặt dé có cơ sở mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đảo tạo, dạy nghề nhằm
tạo ra được một nguồn nhân lực hợp lý trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp CNH,
HDH của địa phương Trung tâm hướng nghiệp đạy nghẻ của tỉnh xác định lại các nghề trọng tâm cần đào tạo để đầu tư có trọng điểm các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trong hệ thông các trường chuyên nghiệp, trường Cao đẳng sư phạm Nam Định đóng vai trò tích cực, quan trọng nhất đối với việc đảo tạo, phát triển giáo viên phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng các hệ đào tạo, nhà trường còn mở hệ cao đẳng bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho 759 giáo viên từ
trình độ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm Trường đã phối hợp với
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo tại chức cho 300 giáo viên
Cùng với trường cao đẳng sư phạm, các trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật, trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Cao đẳng Y tế, trường Văn hóa Nghệ thuật và nhiều cơ sở dạy nghề cũng từng bước được củng có, _ nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần làm tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo trong toàn tỉnh Từ đó góp phần đây mạnh thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương
_ Đội ngũ giáo viên là nhân tố có tính chất quyết định đến chất lượng,
hiệu quả của giáo dục - đào tạo Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giáo viên là mối quan tâm trước hết và thường xuyên của Đảng bộ tỉnh và của ngành giáo dục - dao tao Căn cứ vào tình hình thực tế của sự phát triển giáo dục - đào tạo trước năm 1997, tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo phải tập trung đầu
Trang 39
tư xây dựng đội ngũ giáo viên bằng các giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhất nhằm
nâng cao về chất lượng và đảm bảo về số lượng
Trên thực tế sau hơn 2 năm phấn đấu liên tục, bằng nhiều giải pháp như: đa dạng hóa loại hình đào tạo, vừa tổ chức thi tuyển, vừa cử tuyến, bên cạnh kế
hoạch đào tạo chung, vừa tiến hành đào tạo theo địa chỉ Đào tạo bằng các hình
thức như tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn kết hợp cả đào tạo ở các trường trung ương và đào tạo ở địa phương Năm 2000, Nam Định đã có đủ số giáo viên đứng lớp ở các bộ môn văn hóa cơ bản
Năm 1997 Nam Định cũng đã có đủ giáo viên ngoại ngữ cho tất cả các trường THPT trong tinh, các trường THCS ở thành phố, thị tran noi tập trung đông dân cư đều đã có giáo viên ngoại ngữ Các trung tâm giáo dục thường xuyên và một số trường THPT đã có giáo viên dạy tin học Tuy nhiên ở các
trường THPT và THCS vẫn tiếp tục được bố trí bố sung giáo viên dạy các bộ
môn Thể dục, Nhạc, Họa Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh cũng đăng ký
mã ngành và mở đảo tạo Cao dang Su pham Nhac, hoa, Tin hoc
Công tác quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra đã được Sở Giáo dục tô chức thực hiện tốt Để có được đội ngũ cán bộ quản lý tốt, một mặt chọn lọc cán bộ, giáo viên có năng lực, có uy tin dao tạo theo quy hoạch và bổ nhiệm vào các vị trí trọng trách của từng đơn vị Mặt khác tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra thường xuyên theo chuyên đẻ, đột xuất hoặc thanh tra định kỳ,
toàn diện Qua đó đã giúp cho người cán bộ quản lý có thêm được sự hiểu
biết, tìm ra những biện pháp quản lý thích hợp đối với đơn vị được phân công _ phụ trách
Đề đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động của sự nghiệp giáo dục đào tạo, công tác giao ban hàng tuần, hàng tháng, giao ban định kỳ; các cuộc họp liên tịch, họp hội đồng giáo dục được tiến hành có nề nếp, tích cực và hiệu quả Duy trì và thực hiện công tác thông tin hai chiều để có biện pháp xử
lý kịp thời đối với những hiện tượng vi phạm Đặc biệt tỉnh đã chỉ đạo giải
quyết kịp thời các đơn thư tô cáo, khiếu nại của công dân và tô chức thanh tra,
Trang 40ere SRS
See
ma
kiém tra, ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nan ma túy xâm
nhập vào trường học Kiên quyết và triệt để chống khuynh hướng thương mại
hóa trường học, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan Các nhà
trường thực hiện nghiêm túc việc thu va chi theo đúng quy định Công tác thanh tra đã thực sự phát huy tác dụng tích cực làm cho các nhà trường hoạt động có nề nép, kỷ cương, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII) về việc
tăng cường các nguồn lực cho giáo dục - đào tạo, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã
chỉ đạo thực hiện tốt việc huy động các nguồn đầu tư kinh phí, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất trường học Ngoài nguồn vốn được đầu tư bằng ngân sách Trung ương, tỉnh đã huy động đầu tư cho giáo dục đào tạo bằng kinh phi của địa phương và các nguồn tài chính khác Thực hiện phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm”, hàng năm HĐND tỉnh ra Nghị quyết phê chuẩn - nguồn kinh phí chỉ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo; UBND tỉnh cũng ra quyết định chi đầu tư xây dựng cho ngành giáo dục bằng nguồn vốn xây dựng
cơ bản tập trung của địa phương Do đó, đã huy động được nhiều nguồn kinh
phí: một phần từ nguồn ngân sách ngành giáo dục, từ ngân sách của huyện, thành hỗ trợ và từ sự đóng góp của nhân dân Đồng thời tận dụng nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương, huy động sức dân xây dựng lớp học, ra sức tiết kiệm các khoản chi
Đến cuối năm 1997 toàn tỉnh đã căn bản xây dựng cao tầng hóa các trường THPT và THCS Năm học 1999 - 2000 Nam Định có 4329 phòng học, tăng hơn
so với năm học 1998 - 1999 là 137 phòng Tắt cả các trường học cơ bản được xây
dựng kiên cố Ngay từ năm học 1997-1998 tồn tỉnh đã khơng còn tình trạng học ca 3 ở tất cả các cấp học
Cùng với việc ổn định đất đai, phòng học, vấn đề trang thiết bị đồ dùng
dạy học cho các trường được quan tâm, đầu tư Đến năm 2000 có 56 phòng thí nghiệm, 1212 bộ đỗ thí nghiệm, 400 máy vi tính, 80 thư viện với 328.745
cuồn sách