1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khía cạnh chính trị xã hội trong triết học ngoài mác xít hiện đại đề tài nghiên cứu khoa học

121 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 13,12 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

KHIA CANH CHINH TRI - XA HOI |

TRONG TRIET HOC NGOAI MAC-XIT HIEN DAI

Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Bùi Thị Thanh Hương Cơ quan chủ trì: Khoa Triết học - Học viện BC&TT

Trang 2

Chủ tịch Hội đồng

z2 `

Trang 3

PGS, TS Bùi Thị Thanh Hương (Chú nhiệm để tài)

TS Trần Hải Minh

TS Nguyễn Đức Luận

Trang 4

CHUONG 1: BOI CANH RA DOI VA PHÁT TRIÊN KHÍA CẠNH CHÍNH

TRI - XA HOI TRONG TRIET HOC NGOAI MAC - XIT HIEN DAI 6

1.1 Khái quát về triết học ngoài Mác - xít hiện đặại - 6

1.2 Nguôn gôc xã hội và nhận thức cho sự ra đời và phát triên các nội dung chính trị-xã hội trong triết học ngoài mác xít hiện đại 12

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC NGỒI MÁC-XÍT HIỆN ĐẠI 25

2.1 Nội dung chính trị - xã hội trong triết học thực chứng 25 2.2 Nội dung chính trị - xã hội trong triết học tôn giáo scott

2.3 Nội dung chính trị - xã hội trong triết học hiện sinh 52 2.4 Nội dung chính trị-xã hội trong triết học thực dụng 78

CHUONG 3: MUC TIEU CHINH TRI VA GIA TRI, HAN CHE CUA TU’ TƯỞNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC NGỒI MÁC-XÍT

HIỆN ĐẠI - NHỮNG NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU .-.- 2 sczeczscez 89

3.1 Mục tiêu chính trị trong triết học ngoài Mác - xít hiện đại 89 3.2 Giá trị và hạn chế chủ yếu của những tư tưởng chính trị-xã hội trong triết học ngoài Mác-xít hiện đại - - - 5 S22 sex 94

KET LUAN oo cccccccececssesssesssesssssssecsececssuesesesuscssucsssecssisessucessuesssessssesseesseen 113

Trang 5

Trong các lĩnh vực của triết học, triết học chính trị - xã hội là một lĩnh vực được nhiều nhà triết học quan tâm nghiên cứu Có những trường phái chỉ tập trung vào lĩnh vực này, nhưng có những trường phái coi đây là một nội dung trong triết học của mình Lại có những trường phái ra đời do những điều

kiện chính trị - xã hội nhất định và tạo ra những ảnh hưởng nhất định về khía

cạnh chính trị - xã hội Tất cả những điều đó tạo nên nội hàm khái niệm khía

cạnh chính trị - xã hội trong triết học

Bối cảnh chính trị - xã hội hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề triết học cẦn quan tâm giải quyết Những cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy nếu không có một triết lý phát triển đúng đắn, phù hợp thì mọi nỗ lực phát triển có thể sẽ tan biến trong những “ngọn lửa” xung đột, hận thù Do đó, triết học cần tham gia nghiên cứu hiện thực xã hội đương đại để tìm ra những “lối thoát” cho con người khỏi những bất ổn đó Để làm được điều này, cần nghiên cứu khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học để kế thừa có chọn lọc những thành tựu trong lịch sử tư tưởng triết học và rút ra định hướng đúng đắn cho tương lai

Trang 6

Ngoài ý nghĩa để bảo vệ hệ tưởng mác-xit như trên, cũng cần nhận thấy rằng những tư tưởng chính trị - xã hội là một trong những nội dung quan trọng của triết học ngoài mác-xit hiện đại Từ những góc độ tiếp cận triết học khác nhau, triết học duy khoa học, triết học nhân bản, triết học tôn giáo .— các trường phái triết học ngoài mác-xit hiện đại đã có những cách lý giải và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề nảy sinh trong đời

sống chính trị - xã hội hiện đại Điều đó cho thấy con người cần có những

hành động kịp thời để không đây nhân loại vào những “hoang mạc phát triển” trong tương lai Nghiên cứu khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoải mác-xit hiện đại sẽ góp phần nhận dạng và giải quyết vẫn đề cấp thiết này Từ đó, góp phần phát triển triết học mác-xit gắn với thực tiễn xã hội hiện đại

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Kứa cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hién dai”

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Và triết học ngồi mác-xit hiện đại, cơ nhiều công trình bàn về các khía cạnh khác nhau của triết học ngoải mác-xit hiện đại, tiêu biểu như: Bùi Đăng Duy — Nguyễn Tiến Dũng, /jch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb

Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005; Lưu Phóng Đồng, 7riẾt học phương Tây

hiện đại (giáo trình hướng tới thế kp 21), Nxb Lý luận chính trị, 2004; Nguyễn Hao Hai, Mét sé hoc thuyết triết hoc phương Tây hiện đại, Nxb Văn

hóa Thông tin, 2001; Dé Minh Hop, Diện mạo triết học phương Tây hiện đại,

Trang 7

thành quả rất đáng trân trọng

Bên cạnh những giáo trình, tài liệu tham khảo về triết học ngoài mắc- xit hiện đại, có nhiều tác phẩm gốc của các nhà triết học phương Tây hiện đại đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam như: những tác phẩm của Phò-rớt về phân tâm học ( Freud, S.: Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội; Freud, S.: Các bi viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nxb Thế giới,

2005; Freud, S.: Ba riểu luận về thuyết tính dục, NXb Thế giới, 2006;.V.V.); tác phẩm của T Kun (Cau trúc các cuộc cách mạng khoa học), của Hai-do-go

(Tác phẩm triết học); Sa-trơ (Buôn nôn), Hai-sen-béc ( Vật lý và triết học

(cuộc cách mạng trong khoa học hiện dai), Nxb Tri thirc, 2009); Giat-xpe (Ti riét hoc nhập môn, Nxb Thuận Hóa); Nít-xơ (Zarathustra đã nói như thế, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003.) Các tác phẩm này đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học ngoài mác-xit hiện đại, Cung cấp những tư liệu quý giá cho các nghiên cứu chuyên sâu về các trường phái, các triết gia của triết học phương Tây hiện đại ngoài mác-xIt

Những công trình trên đã cung cấp cho chúng tôi nguồn tư liệu quý cho những nghiên cứu về khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hiện đại

Trang 8

hiệp khôn khéo giữa thần quyền và vương quyền, nhà thờ và nhà nước Đến thdi ky can dai, cdc tac pham nhu Leviathan cia Té-mat Hép-xo, hay Ban vé khế ước xã hội của J.J Rut-x6, Ban vé tinh than pháp luật của Mông-tec-xki-

ơ đã thể hiện sự hình thành một lĩnh vực triết học chính trị - xã hội rất rõ nét ở

phương Tây Đến thời kỳ hiện đại, những tư tưởng triết học chính trị - xã hội

đã được thê hiện trong triết học mác-xit với chủ nghĩa duy vật lịch sử và trong triết học ngoài mác-xit với những biểu hiện phong phú khác nhau của triết học thực chứng, triết học hiện sinh, triết học tôn giáo Hiện nay vẫn có cuộc đấu tranh gay gắt giữa triết học Mác và triết học ngoài mác-xIt xoay quanh những vấn đề này Tuy nhiên, chưa có những công trình nào tập trung bàn về khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học cũng như khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hiện đại mà chủ yếu bàn về lĩnh vực này như một nội dung cấu thành của trường phái triết học cụ thể Do đó, việc nghiên cứu về khía cạnh chính trị - xã hội của triết học ngoài mác-xit hiện đại sẽ góp phần vào việc làm sâu sắc thêm kho tàng hiểu biết về triết học của chúng ta, rất hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu triết học nói chung và triết học ngoài mác-xiIt hiện đại nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: trên cơ sở phân tích bối cảnh ra đời và những tư tưởng chính trị - xã hội chủ yếu của triết học ngoài mác-xit hiện đại, đề tài bước đầu đánh giá mục tiêu chính trị, giá trị và hạn chế của những tư tưởng đó đặt trong

tiến trình phát triển của triết học hiện đại

Nhiệm vụ:

Trang 9

- Bước đầu đánh giá mục tiêu chính trị, giá trị và hạn chế của những tư tưởng chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hiện đại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hiện đại

| Phạm vi nghiên cứu: do triết học ngoài mác-xit hiện đại là dòng triết học rất đa dạng và phức tạp nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu khía cạnh chính trị - xã hội của triết học ngoài mác-xIt hiện đại tập trung ở các xu hướng chính là triết học thực chứng, triết học hiện sinh, triết học thực dụng và triết học tôn giáo, các trường phái điển hình và có ảnh hưởng rộng rãi nhất

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp kết hợp giữa lịch sử và lôgIc,

6 Cái mới của đề tài

Đề tài đã góp phần làm rõ khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học và khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học ngoài mác-xit hiện đại

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần bổ sung về lý luận cho những nghiên cứu về triết học ngoài mác-xit hiện đại

Những kết quả nghiên cứu của để tài có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học phương Tây hiện đại cũng như những lĩnh vực có liên quan

8 Kết cầu đề tài

Trang 10

TRONG TRIẾT HỌC NGỒI MÁC - XÍT HIỆN ĐẠI 1.1 Khái quát về triết học ngoài Mác - xít hiện đại

Triết học ngoài mác xít hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ dòng triết học ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XIX ở phương Tây và tiếp tục phát triển đến tận ngày nay song song với triết học Mác — Lênin

1.1.1 Diễn biến lịch sử triết học ngoài mác — xít hiện đại

Từ khi xuất hiện đến nay, triết học ngoài mác xít hiện đại trải qua các giai đoạn chính:

Giai đoạn I (1848 — 1871)

Đây là giai đoạn còn cách mạng của triết học tư sản, gắn với cách mạng tư sản Là giai đoạn này bắt đầu kết thúc triết học cỗ điển Đức, ra đời triết học mác-xít và triết học tư sản hiện đại

Ở giai đoạn này, hầu hết các hệ thống triết học đều là hệ thống mang

tính chất chiết trung, bắt đầu ra đời một số trường phái có ảnh hưởng lớn như

triết học thực chứng do Công-tơ (Pháp) khởi xướng cùng với Mi-lơ và Xpen- xo (Ở Anh, Pháp khoa học thực nghiệm phát triển) Triết học này kế thừa triết học hiện tượng của Hi-um, lắng tránh vấn đề cơ bản của triết học, có ý tưởng muốn chống chủ nghĩa duy tâm tư biện và muốn nêu lên phương pháp nhận thức khoa học, phân giới khoa học Nhưng nó giới hạn khoa học là miêu tả hiện tượng bề ngoài chứ không mô tả bản chất bên trong

Bên cạnh đó là chủ nghĩa phi lý tính và chủ nghĩa duy ý chí do Sô-pen- hau-ơ (Đức) và Kiếc-kơ-go (Đan Mạch) khởi xướng Trào lưu này dùng kinh

nghiệm phi lý tính để giải thích thế giới, mở đường vào đời sống tâm linh

Trang 11

nhẫn mạnh lý tính thực tiễn, với mong muốn gắn với cuộc sống, hợp thời đại hơn Giai đoạn 2 (1871 — 1917) (Công xã Pa-ri đến Cách mang Thang Mười Nga)

Giai đoạn này chấm dứt thời kỳ cách mạng tư sản Xã hội phương Tây và khoa học có những biến đổi và những bước ngoặt lịch sử Trong đó có cuộc khủng hoảng, cách mạng khoa học tự nhiên và triết học Thêm nữa, đã xảy ra Chiến tranh thế giới I, Cách mạng Tháng Mười Nga và ra đời trật tự xã hội mới (Xã hội chủ nghĩa)

Trong giai đoạn này ra đời triết học thực chứng mới: triết học kinh nghiệm phê phán Ma-khơ và A-vê-na-ri-ut Triết học thực chứng mới phát triển ở không gian rộng hơn so với giai đoạn nó mới ra đời, ở cả Anh, Pháp, Đức, Áo, Nga Triết học thực chứng mới một mặt kế thừa triết học thực chứng Công-tơ đồng thời cũng phê phán triết học này Nó sử dụng thuyết yếu tố trung lập (vừa

vật chất, vừa tỉnh thần) để cải biến chủ nghĩa hiện tượng Mặt khác, chủ nghĩa

Ma-khơ cũng nêu lên phương pháp nhận thức: nguyên tắc hiệu quả của tư duy Trào lưu tiếp theo của giai đoạn này là chủ nghĩa duy ý chí của Nít-xơ trên lập trường phi lý tính phê phán chủ nghĩa lý tính và phê phán toàn bộ văn hóa châu Âu, muốn đánh giá lại toàn bộ giá trị, quan niệm truyền thống Ki-tô giáo và lý tính Triết học Nit-xơ đề cao vai trò bản năng, sức sống nội tại, ý chí con người — ông gọi là ý chí quyền lực để đạt được một mục đích cao cả

Một trào lưu khác xuất hiện ở Đức là triết học đời sống cũng trên lập trường phi lý tính đề cao trực giác

Giai đoạn 3 (1917 — những năm 50 của thế kỷ XX)

Trang 12

trạng chủ nghĩa tư bản Thời kỳ này trong triết học ngoài mác-xit hiện đại đã ra đời một loạt trào lưu mới, trong đó, từ triết học thực chứng ra đời triết học phân tích (phân tích lôgic, phân tích ngôn ngữ, chống siêu hình tư biện Thậm chí còn có triết học phân tích ngôn ngữ hàng ngày, chủ nghĩa vật lý)

Một trào lưu nữa là triết học hiện sinh ra đời ở Đức sau Chiến tranh thế giới 1, đạt đỉnh cao ở Pháp sau Chiến tranh thế giới 2 do kế thừa chủ nghĩa phi lý tính của Kiếc-cơ-go, Sô-pen-hau-ơ Triết học này muốn vạch ra ý nghĩa sinh tồn của con người, kế cả của sự vật, vạch trần sự mất mát của cá tính con người, hướng tới giải quyết vẫn đề làm sao con người được giải thoát khỏi tha hóa, đạt được tự do

Trào lưu tiếp theo là chủ nghĩa Phơ-rớt Chủ nghĩa Phơ-rớt là một loại tâm lý học nhưng lý luận giải thích bản tính con người, nhân cách con người, giải thích hiện tượng văn hóa

Ngoài ra, thời kỳ này còn xuất hiện và phát triển triết học tôn giáo, mà

trường phái có ảnh hưởng lớn nhất là chủ nghĩa Tô-mát mới (kế thừa tư tưởng

Tô-mát Ða-canh thời Trung cổ)

Giai đoạn 4 (những năm S0 của thế kỷ XX đến nay)

Trang 13

xuất hiện chủ nghĩa thực dụng phê phán; Thứ nữa, xuất hiện trào lưu nghiên cứu quy luật phát triển khoa học, nêu lên những phương pháp luận khoa học mang tính chất phê phán của Pôp-pơ, ông đề cập đến trạng thái động của triết học Phương pháp của Pôp-pơ là dùng phương pháp giả mạo thay thế phương pháp kiểm chứng triết học trước đây, dùng phi lý tính bổ sung lý tính, dùng mô hình trạng thái động phát triển khoa học thay thế trạng thái tĩnh kết cấu khoa học Triết học của ông có thể xem là điểm nối triết học ở trạng thái tĩnh sang triết học ở trạng thái động, cái phi duy lý bố sung cái duy lý; Một trường phái khác xuất phát từ lịch sử khoa học muốn luận chứng phương pháp khoa học được gọi là phái lịch sử khoa học (Kun)

Đồng thời còn có sự ra đời và phát triển một số trường phái như chủ nghĩa cấu trúc: có quan điểm gắn với chủ nghĩa hiện sinh nhưng đề xuất phương pháp nghiên cứu thích hợp với một số môn khoa học (cấu trúc khoa học) và đề xuất kết cấu nội dung sự vật nên săn với phương pháp nghiên cứu hệ thống và phương pháp mô hình; Trường phái chú giải học: chú giải các văn kiện kinh thánh cổ, trung đại; một trào lưu nữa là triết học Mác phương Tây (giải thích, bỗ sung triết học Mác theo quan niệm tư sản), ví dụ như: triết học Mác của triết học hiện sinh, triết học Mác của triết học cấu trúc

Tóm lại, triết học phương Tây hiện đại ngoài mác-xit có thé chia lam 3 loại trào lưu tư tưởng: chủ nghĩa duy khoa học đặt triết học và khoa học ngang nhau nhưng phủ nhận ý nghĩa thế giới quan của triết học, không bàn về nguồn

gốc, bản chất của thế giới, lấy cơ sở là chủ nghĩa kinh nghiệm và hiện tượng bề

ngoài nhưng nó tôn trọng khoa học tự nhiên, dùng khoa học tự nhiên làm chỗ dựa cho triết học, chứng minh cho triết học, phê phán siêu hình tư biện, đề cao

Trang 14

học với khoa học, xuất phát của nó là đời sống phi lý tính, bản năng, ý chí và tình cảm, hạ thấp lý tính con người Nhưng nó lại khẳng định triết học có ý nghĩa thế giới quan và nó đề xuất năng lực sáng tạo và tự do của con người, (con người ở đây là con người cá nhân, đơn lẻ) Thứ ba là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo đặt thần học trên triết học và khoa học, xem xét bản chất siêu tự nhiên, vượt ra khỏi đối tượng nghiên cứu của triết học, bắt khoa học phải phục tùng thần học

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của triết học ngoài mác- xứt hiện đại a Thế giới quan duy tâm và chủ nghĩa chiết trung

Đặc trưng lớn nhất về thế giới quan của triết học ngoài mác-xít hiện đại là triết học mang nhiều màu sắc duy tâm

Triết học tư sản thế ký XVI — thế kỷ XIX từng đề cao chủ nghĩa duy vật, chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần học Tuy nhiên, triết học tư sản hiện dai tir gitta thé ky XIX sang thé ky XX có xu hướng từ bỏ chủ nghĩa duy vật, đây là điểm chung thể hiện qua mỗi khuynh hướng triết học: triết học khoa học chỉ bàn về tư duy khoa học Ở triết học này, vẫn đề tư duy bị tách rời gốc thế giới khách quan của nó; triết học nhân bản bàn về van dé bản chất con người, nhưng không đề cao con người vật chất — lý tính mà đề cao yếu tô vô thức, đời sống bản năng, ý chí , đưa ra mục tiêu khơi dậy sức mạnh sáng tạo của con người, đề cao con người tự do, phát huy truyền thống dân chủ, ứng dụng dân chủ trong xã hội ; triết học tôn giáo thì nhất quán chủ nghĩa duy tâm khách quan, các thế lực siêu nhiên được lấy làm xuất phát điểm cho mọi

vấn đề, cố gắng lý giải bản chất siêu tự nhiên của thế giới

Trang 15

nghĩa chiết trung trong triết học ngoài mác-xít hiện đại ở triết học thực dụng,

chang han nha thuc dung My cudi thé ky XIX, dau thé ky XX Giêm, ông chủ

trương các lý luận đối lập hoặc có lập trường quan điểm đối lập nhau đều có thể tìm được tiếng nói chung trong phương pháp của chủ nghĩa thực dụng Chủ nghĩa này đề cao việc “thu về hiệu quả thực tế” để thủ tiêu sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và tôn giáo, giữa chân lý và sai lầm

Thực chất của chủ nghĩa chiết trung là nhằm xóa nhòa sự khác biệt thế giới quan giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, áp đặt sự thống trị của giai cấp tư sản Các xu hướng chiết trung này về sau đều lui tàn, thất bại trong sự

phát triển của triết học hiện đại —_

Chủ nghĩa chiết trung cũng phản ánh tính chất siêu hình trong triết học ngoài mác-xít phương Tây hiện đại

b Tự duy siêu hình

Về phương pháp, triết học ngoài mác-xít hiện đại ở phương Tây phê phán phương pháp siêu hình nhưng lại quay trở về với phương pháp siêu hình ở một hình thức khác Ví dụ như, triết học của khoa học về cơ bản tách tri thức khoa học ra khỏi cơ sở thế giới quan, tách thế giới hiện tượng ra khỏi thế giới sự vật Các nhà triết học thực chứng chủ yếu đề cao việc mô tả hiện tượng, bỏ qua vấn đề bản chất ân giấu sau hiện tượng Triết học nhân bản dùng phương pháp siêu hình vì nó tách con người ra khỏi các hoàn cảnh, chỉ nói đến con người cá nhân riêng biệt, phi lý tính Họ cho rằng những yếu tố ngoài cá nhân không có cá tính và làm tha hóa cá tính cá nhân Triết học tôn giáo dùng phương pháp siêu hình vì nó tuyệt đối hóa yếu tố siêu tự nhiên, xuất phát từ và quay trở về với thần thánh, từ đó xây dựng niềm tin tuyệt đối vào thần thánh

Trang 16

quan hệ vật chất — ý thức hay chỉ đề cập đến một trong hai yếu tố của vấn đề cơ bản Phần lớn các trường phái cỗ gắng tìm cách lảng tránh những nội dung có tính nguyên tắc như vật chất, ý thức, duy vật, duy tâm, đưa ra những cách tiếp cận hoặc hòa trộn các yếu tố đó hoặc hoàn toàn xa rời những vấn đề có

tính xuất phát điểm đó

Nhiều trường phái chỉ đầu cơ vào một vấn đề nào đó và không quan tâm đến những vấn đề khác cho dù là thiết yếu Chẳng hạn chủ nghĩa Phơ-rớt tuyệt đối hóa yếu tố ý thức có tính chất bản năng (vô thức) của con người và coi cái tôi vô thức đó chỉ phối mọi van dé con lại của cuộc sống con người, kê cả những vấn đề xã hội có liên quan Trường phái thực dụng chỉ quan tâm đến hiệu quả, lợi ích và chủ trương tận dụng mọi lý luận, quan điểm không cần nguyên tắc để đạt được Triết học hiện sinh lại chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sự tôn tại “hiện sinh” của con người

Có nhiều trường phái chỉ bàn đến một chuyên đề, chắng hạn các chuyên đề môi trường, tâm lý, xã hội học, ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, ngăn ngừa bùng nỗ dân số, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường sinh

thái, môi trường xã hội, vấn đề ổn định văn hóa - xã hội, đạo đức, lỗi

sốn Ngoài ra, triết học ngoài mác-xít hiện đại ở phương Tây có xu hướng tích hợp các trào lưu triết học, không muốn đi theo một con đường duy vật hay duy tâm, dẫn tới các xu hướng kết hợp chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; kết hợp triết học tư sản với triết học Mac, bé sung triét hoc Mác

1.2 Nguồn gốc xã hội và nhận thức cho sự ra đời va phat triển các nội dung chính trị-xã hội trong triết học ngoài mác xít hiện đại

1.2.1 Nguôn gốc xã hội

Từ giữa thế ký XIX, điều kiện lịch sử và sự phát triển khoa học đặt ra

Trang 17

Trước hết, chủ nghĩa tư bản đang là phương thức sản xuất và chế độ chính trị thống trị trong xã hội phương Tây lúc đó Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mang đến một cục diện hoàn toàn mới cho sự phát triển của xã hội về mọi mặt

Trên nền tảng của những phát minh khoa học hết sức quan trọng, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai diễn ra Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển đã thay đổi quy mô, trình độ của sản xuất, thay đổi tổ chức và quản lý sản xuất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Cùng với sự phát triển của khoa học làm tiền đề, thời kỳ này xuất hiện những công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia Chẳng hạn, sự ra đời của tập đoàn dầu khí lớn nhất Rôc-cơ Fe-rơ (Mỹ) (1859), Tập đoàn ngân hàng Mooc-gan; Tập đoàn phim Kodax (1880); Tập đồn cơng nghiệp dầu khí đứng thứ hai thế giới Shell; Tập đoàn xe hơi Ford Như Mác và Ăngghen đã nhận định trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản: “ giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại Sự chính phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn - có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nam tiém tang trong lòng lao động xã hội.”!

Về chính trị, cách mạng tư sản về cơ bản đã tiễn hành xong, giai cấp tư sản muốn thống trị xã hội một cách bền vững Họ chủ trương không cần thực hiện cách mạng xã hội nữa, do đó không cần lý luận cách mạng nữa; không cần chủ nghĩa lý tính trừu tượng mà phải giải quyết những vấn đề thực tế đặt

Trang 18

ra, không muốn dừng ở tư tưởng ma cần xác lập sự thống trị về kinh tế, đại biểu cho sức sản xuất mới

Giữa thế kỷ XIX, triết học phương Tây cận đại khủng hoảng, rơi vào tình trạng bế tắc và ra đời một làn sóng phê phán triết học cô điển về chủ nghĩa lý tính Sự khủng hoảng và bề tắc của chủ nghĩa lý tính mang tính chất siêu hình, trừu tượng, diễn ra ở cả Đức, Anh, Pháp Ở Đức, đó là sự kết thúc chủ nghĩa lý tính Hê-ghen, chấm dứt toàn bộ triết học phương Tây cận đại Ở Anh, cuối thế kỷ XVIII xuất hiện chủ nghĩa hoài nghi của Đa-vit Hi-um Đây

chính là dự báo chấm dứt hệ thống triết học siêu hình và mở đầu trường phái

chủ nghĩa kinh nghiệm (bàn về cái bề ngoài ) Ở Pháp, chủ nghĩa duy lý ảnh hưởng đến thời kỳ đại cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVII, nhưng sau cách

mạng xuất hiện bối cảnh kinh tế - chính trị phức tạp, và chủ nghĩa lý tính đã

bộc lộ hạn chế và niềm tin vào lý tính bị lung lay Nước Pháp vào thế ky XIX xuất hiện tình trạng hỗn loạn, coi thường chủ nghĩa lý tính vả ra đời một số học thuyết như thuyết duy linh của Bai-gơn, triết học Thiên chúa giáo của Me-trơ Như vậy, chủ nghĩa lý tính mang tính chất siêu hình, trừu tượng từ

giữa thế kỷ XIX không còn đáp ứng nhu cầu và điều kiện lịch sử mới và nó

ngăn cản bước tiến của khoa học cũng như của thực tiễn xã hội

Mặt khác, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị đã không ngừng thúc đây sản xuất và khoa học — kỹ thuật phát triển để phục vụ sản xuất Tuy nhiên, chính trong sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ những mâu thuẫn, hạn chế mang tính bản chất, gây ra những khủng hoảng của chủ nghĩa t bản Đây chính là một thực trạng

Trang 19

thảo kinh tế - triết học 1844 hay Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh Theo đó,

trong xã hội tư bản, giai cấp vô sản bị tách khỏi tư liệu sản xuất, tách khỏi sản phẩm họ làm ra và bị tha hóa về cả thể xác lẫn tỉnh thần, đạo đức Như vậy, xã hội tư bản chủ nghĩa đã không mang lại hạnh phúc phổ biến cho mọi người như lời hứa hẹn của cách mạng tư sản Những khẩu hiệu như “Tự do, bình đẳng, bác ái” thực chất mang bản chất tư sản chứ không đến được với tất cả mọi người, đặc biệt là người lao động chiếm đa số trong xã hội

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ấn chứa trong nó mâu thuẫn cơ bản giữa quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao Mâu thuẫn này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc khủng hoảng có tính chất chu kỳ của chủ

nghĩa tư bản Điều này thể hiện rõ nhất ở hai cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2

và cuộc khủng hoảng 1929 — 1933 Những trí thức của giai cấp tư sản đứng trên lập trường của giai cấp tư sản thống trị không thể tìm ra lời giải của những mâu thuẫn, khủng hoảng này, do đó xuất hiện xu hướng phê phán chủ nghĩa lý tính trong triết học và các lĩnh vực khác

Một câu hỏi đã từng được đặt ra là: có phải cuộc chiến tranh thế giới

lần thứ nhất và thứ hai chính là nguồn gốc hình thành triết học phương Tây

hiện đại cũng như tư tưởng về chính trị - xã hội của nó nên nhiều tư tưởng triết học thắm duom mau sac bi quan, that vọng ? Hoặc, nếu không có chiến tranh liệu các trào lưu triết học phương Tây hiện đại với những những vấn đề về chính trị, xã hội, con người có xuất hiện hay không? Thực ra, không thê nói rằng khi sống trong xã hội không còn nguy cơ chiến tranh thì con người sẽ hết bi quan, buồn phiền, lo âu, con người sẽ không phải trăn trở về đời sống, về xã hội nữa

Trang 20

phát triển của khía cạnh chính trị - xã hội Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ

nhất và đặc biệt là sự tàn khốc, dã man của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ

hai đã bao phủ khắp châu Âu sự chết chóc và sự bất an Tư tưởng chính trị - xã hội phản ánh khá rõ sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trong và sau những cuộc chiến, khi mà tâm trạng lo âu, bi quan, thất vọng bao trùm lên xã hội Nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại ra đời vào thời điểm mà châu Âu đang đắm chìm trong tâm trạng tuyệt vọng Mặc dù không phải không có hy vọng về việc tái thiết xã hội, nhưng tình trạng bi quan phố biến là nguyên nhân để con người chấp nhận quan điểm triết học phương Tây hiện đại, với sự lý giải thế giới tỉnh thần, đời sống nội tâm của con người, với tham vọng thiết lập một xã hội về vật chất và tỉnh thần hồn tồn được kiểm sốt bởi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, và bao trùm lên là quan điệm về tính vơ mục đích của thế giới, sự “buồn nôn”, “vô nghĩa” và “phi lý” của cuộc đời

Giai cấp vô sản ở trong lòng chủ nghĩa tư bản, lúc đầu là đồng minh chống phong kiến, đến giữa thế kỷ XIX phát triển thành một lực lượng độc lập, thành một giai cấp tiến bộ, cách mạng Giai cấp này một mặt chống phong kiến triệt để, thứ hai là chống sự nô dịch của chủ nghĩa tư bản Trong thực tiễn lúc đó đã nỗ ra phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, đòi hỏi phải có lý luận hướng dẫn phong trào công nhân, đòi hỏi một ý thức hệ giai cấp Đó chính là hệ thống triết học mới, là thế giới quan của giai cấp vô sản Triết học Mác ra đời là một nhu cầu tất yếu

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới đã được mở ra, lúc này triết học Mác đã thê hiện rõ tính chất khoa học và cách mạng,

đầu tranh chống chế độ bóc lột tư bản |

Trang 21

Mặt khác, nó càng cho thấy sự khủng hoảng, bề tắc của triết học phương Tây hiện đại ngoài mác-xit trong việc giải quyết những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản Thay vì tìm cách giải quyết mâu thuẫn và đem lại bước phát triển mới cho xã hội, các nhà tư tưởng tư sản chủ yếu tìm cách xoa dịu mâu thuẫn, điều hòa mâu thuẫn, phủ nhận mâu thuẫn, hay tìm cách chứng minh những hạn chế của chủ nghĩa tư bản là cố hữu không thể xóa bỏ, cần phải được chấp nhận Hoặc một xu hướng khác, các nhà triết học, trước những khủng hoảng của xã hội tư bản chủ nghĩa, lại đi tới mất phương hướng, xóa bỏ mọi hệ giá trị một cách cực đoan Tất cả những điều này là do tính chất giai cấp của triết học phương Tây hiện đại là triết học của giai cấp tư sản thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản

1.2.2 Nguồn gốc nhận thức

Trang 22

Sự phát triển như vũ bão của khoa học đã tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển con người một cách toàn diện Sức mạnh kỹ thuật đã mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển đời sống tỉnh thần con người một cách đa dạng

Những thành tựu khoa học và kỹ thuật đã làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của thé

giới và đời sống của con người Những thành tựu vĩ đại do khoa học - kỹ thuật mang lại đã khiến cho không ít người phương Tây cảm nhận răng khoa học như là chìa khóa vạn năng, có sức mạnh kỳ diệu vô biên Với sức mạnh của khoa học, biển cả không còn mênh mông vô tận, vũ trụ dường như được thu nhỏ lại Khoa học đã từng được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu, một phương thức có thê hóa giải mọi vấn đề của đời sống con người

Đối với nhận thức khoa học và triết học, những thành tựu trên đã gây ra những biến đổi quan trọng trong nhận thức nói chung và trong tư đuy triết học nói riêng Cụ thể như:

- Nhiều nhà khoa học và triết học đã tập trung nghiên cứu hệ thống các khoa học, đặt vấn đề nghi ngờ sự thống trị của những học thuyết siêu hình học trừu tượng là kết quả của chủ nghĩa lý tính cỗ dién

- Nghi ngờ tính nhân quả, tính tất yếu, tính quy luật, đề cao cái ngẫu

nhiên, cái đa dạng, cái bất định

- Phá vỡ chủ nghĩa cơ giới trong khoa học và triết học; mặt khác đề cao trí tưởng tượng, đề cao phi lý tính

- Không chấp nhận một cách giải quyết duy nhất đúng (nhất nguyên), đề xuất tính đa nguyên trong tư duy khoa học (nhiều lý thuyết, cách giải thích khác nhau)

Về lý luận, các nhà triết học ngoài mác-xít hiện đại, một mặt kế thừa

triết học cổ điển, đặc biệt là chủ nghĩa hiện tượng, chủ nghĩa kinh nghiệm

Trang 23

tâm, chủ thể - khách thể Trước những thành tựu của khoa học — kỹ thuật, đã xuất hiện xu hướng phê phán chủ nghĩa lý tính truyền thống với đại diện tiêu biểu là Hê-ghen, cho rằng chủ nghĩa lý tính của Hê-ghen đã hạn chế tư duy con người trong những khuôn khổ chật hẹp của những hệ thống khái niệm lô- gỉc có sẵn Điều này dẫn đến hạn chế sự tự do sảng tạo của con người Từ đó, một số nhà triết học phương Tây hiện đại đề xuất chủ nghĩa phi lý tính và duy ý chí, đề cao các phương pháp nhận thức phi khái niệm như phương pháp trực giác, đề xuất cách tiếp cận mới không dựa trên phân biệt nhị nguyên duy vật - duy tâm, chủ thể - khách thẻ

Trước thực trạng triết học cô điển chủ yếu khám phá thế giới tự nhiên bên ngoài con người, hoặc có nghiên cứu con người thì cũng chỉ dừng lại ở việc khách thể hóa con người, coi con người như những phần khác của tự nhiên, một số nhà triết học phương Tây hiện đại đề xuất tiếp cận con người từ góc tiếp cận chủ thể Thông qua tự trải nghiệm của chính chủ thể để lý giải bản chất tồn tại người Phân biệt tồn tại người và tồn tại của các sự vật, hiện tượng khác

Kế thừa quan niệm của một số nhà triết học cổ điển về thế giới tính thần năm ngồi sự kiểm sốt của ý thức con người, thế giới của những xung động bản năng sâu thắm, đồng thời phê phán việc đề cao quá mức cái hữu thức trong triết học, một số nhà triết học phương Tây hiện đại đã đi sâu nghiên cứu thế giới vô thức, tầng sâu nhất của ý thức con người và đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng

Trang 24

giờ đã tạo điều kiện thuận lợi tư tưởng triết học về con người, về chính trị - xã 'hội có thể bắt rễ, ăn sâu vào tâm hồn của một bộ phận người trong xã hội, nhất là lớp trẻ - những người đang trông ngóng một làn sóng tư tưởng mới Bởi lẽ, với họ, những giá trị cũ, lỗi thời đã bị xói mòn và phá hủy bởi chiến tranh đã khiến cho trong tâm hồn họ chỉ còn lại những khoảng trống và sự thiếu hụt cần được lap day

Tuy nhiên, triết học ngoài mác - xit hiện đại ở phương Tây nhìn chung đã phủ nhận một thành tựu quan trọng của triết học cổ điển là phép biện chứng và không đạt đến quan niệm duy vật biện chứng triệt để về thế giới Do hạn chế trong thế giới quan tư sản nên các nhà triết học phương Tây hiện đại nhìn chung đã không nhìn nhận xã hội trong sự vận động, phát triển không ngừng và có tính quy luật, hoặc nếu có thừa nhận điều này thì họ cho rằng đó là sự vận động trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản Điều này thực chất nhằm bảo vệ sự tồn tại, thống trị của chủ nghĩa tư bản

Trang 25

Mác cũng đã nhận ra theo cách riêng của mình: “Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người Những nguồn của cải mới, từ xưa tới nay chưa ai biết, đường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại dang bién thành nguồn gốc của sự nghèo khổ Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đổi về mặt tinh thần”?

Rõ ràng, tiễn bộ khoa học - kỹ thuật đã đem lại một sức mạnh chưa từng thấy cho con người Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng và tiềm ân những nguy cơ không nhỏ, đe dọa chính con người và sự sống trên trái đất, như tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất cân bằng sinh thái, nguy cơ bệnh dịch hiểm nghèo, nguy cơ chiến tranh hủy diệt, v.v Như vậy, có thể khăng định rằng, những hậu quả của cuộc cách mạng kỹ thuật là hết sức đa dạng Sức mạnh kỹ thuật có thể mở ra những khả năng to lớn cho sự phát triển tỉnh thần theo các phương hướng khác nhau Song, kỹ thuật tự nó không kéo theo sự tiễn bộ trong lĩnh vực văn hoa, tinh than, đạo đức, mà còn trở thành nhân tố làm phức tạp hóa bối cảnh tỉnh thần đang ngày càng trở nên phức tạp và roi rắm hơn rất nhiều so với trước kia Niềm tin mù quáng vào sức mạnh toàn năng của kỹ thuật có thể khiến cho con người đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu hiểu và đồng cảm với người thân, khả năng phân biệt giữa cái thiện và cái ác Điều này có thể dẫn đến sự phi nhân hóa của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa các cá nhân với nhau

Có thể nói, tư tưởng triết học về chính trị - xã hội cũng là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội phương Tây — một xã hội đầy biến động, trong đó con người bị đè nén bởi lực lượng máy móc đến mức quên lãng tình cảm đồng loại và bị thao túng bởi sức mạnh của đồng tiền Ở

* C.Mác - Ăngghen (1993), “Diễn văn đọc tại buổi lễ kỷ niệm báo “The People`s Paper ” ở Luân đôn ngày 14

Trang 26

một mức độ nhất định, khía cạnh chính trị - xã hội còn được coi là sự phản kháng nhằm giành lại nhân vị độc đáo, tự do cho con người, kêu gọi con người quay trở về đời sống nội tâm cá nhân Bởi lẽ, chủ nghĩa duy lý không thể đáp ứng, không thể giải đáp được những vấn đề nằm trong tầng sâu đời sống nội tâm của cá nhân con người Chủ nghĩa duy lý cực đoan không những không mang lại hạnh phúc cho con người, mà còn làm cho con người trở nên bất hạnh và bị tha hóa Chủ nghĩa duy lý cực đoan có thể không những cản trở sự phát triển các khả năng và giá trị nhân đạo ở con người, mà còn có thể đưa đến nguy cơ thống trị và nô dịch con người Nó đã biến tình cảm, tâm hồn con người trở nên lạnh giá, làm cho phẩm giá con người chỉ đơn thuần như một giá trị trao đổi khô cứng, mất đi ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Với chủ nghĩa duy lý, xã hội phương Tây đã đạt đến giai đoạn đỉnh cao

của phồn vinh Nhưng cũng chính từ đỉnh điểm này, xã hội duy lý hóa ở

phương Tây đã rơi vào sự khủng hoảng sâu sắc vì nó phi nhân vị hóa con người, coi con người dường như chỉ là “một lực lượng vật chất đơn thuần” trong bộ máy kỹ thuật không lồ Con người không còn là con người trong ý nghĩa đích thực, mà biến thành cái máy không tư duy, không tình cảm Con người bị máy móc hóa, tự động hóa, trở thành một yếu tố đơn giản của khoa học - kỹ thuật, nên đánh mất hết mọi đức tính của riêng mình và không tồn tại như một nhân vị, một cá nhân nữa”

Bộ máy nhà nước cũng mang tính duy lý rõ rệt, thể hiện ở chỗ nó bị chỉ phối bởi những nhà kỹ trị Quyền lực chính trị thâm nhập vào mọi mặt của đời sống cá nhân và xã hội, nó trở thành nhân tố quan trọng của xã hội hiện đại Con người bao giờ cũng sống trong cộng đồng, cũng cần phải được tổ chức theo những nguyên tắc, nguyên lý nhất định Nhà nước là công cụ đảm bao an ninh cá nhân, kỷ cương xã hội Tuy nhiên, những môi nguy hiêm lại

Trang 27

bắt nguồn từ chính quyền lực nhà nước Điều này thể hiện ở chỗ: nhà nước có xu hướng can thiệp, khống chế, chỉ phối mọi mặt riêng tư của con người vì nó nắm trong tay quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam, luật pháp và các phương tiện truyền thông đại chúng để nhào nặn ý thức của con người theo hướng có lợi cho mình Những hệ giá trị tuyệt đối được áp dụng trong xã hội một cách triệt để bởi nhà cầm quyền Xã hội duy lý dường như tạo ra đám đông “con người đại chúng” - kiểu người bình quân chủ nghĩa, thích sống kiểu “nước chảy bèo trôi” Con người đại chúng không muốn thừa nhận lẽ phải của người khác, song cũng không muốn bản thân mình là người có lý, nó đơn giản muốn gán ghép ý kiến của mình hoặc là hùa theo ý kiến chung, là con người không dám tách mình ra khỏi tập thẻ, là con người sống hời hợt, không nội tâm, rất dễ bị dao động bởi những thông tin Họ có thái độ thờ ơ với những vấn đề quan trọng, chỉ tiếp nhận sở thích, nhận xét do người khác đưa lại và được các phương tiện truyền thông gán cho chứ không tự mình xây dựng; vì vậy, nó là nơi nhận các mỹ từ từ kẻ cầm quyền Con người đại chúng quen với nếp sống theo những khuôn mẫu phổ bién va so hai su thay đổi do chính mình tạo ra Điều nảy thể hiện tính không nhân văn của nhà nước phương Tây hiện đại, biến cá nhân con người trở thành nô lệ tinh thần cho nhà nước, con người biến thành chiếc định vít trong cỗ máy của nhà nước”

Khi con người nhận ra rằng khoa học không phải là công cụ vạn năng, xã hội công nghiệp không phải là thiên đường, và thấy có nhiều vấn đề mà không thể giải thích một cách đơn thuần băng các quy luật, không thể nhận thức hết mọi mặt của thế giới, thì niềm tin vào chủ nghĩa duy lý sụp dé Những thành tựu kỹ thuật không thê giải quyết được mọi vấn đề của con người Việc tuyệt đối hóa chủ nghĩa duy lý có thể khiến con người vô tình đánh mật những giá trị nhân văn, như năng lực thâu hiểu và đồng cảm với

Trang 28

người thân và đồng loại Con người phải đối mặt với những nguy cơ, như hủy hoại môi trường, suy thoái đạo đức, nghèo nàn của thế giới nội tâm, giao cảm hời hợt giữa cá nhân và thế giới bên ngoài Con người cảm thấy mình nhỏ bé và mong manh, họ muốn phá bỏ mọi thói quen, mọi khuôn mẫu ứng xử, mọi chuẩn tắc trước kia của con người vì chính chúng đã gây nên cho con người cuộc sống bế tắc, đau khổ, rơi vào khủng hoảng tỉnh thần

Tóm lại, bối cảnh xã hội, khoa học, nhận thức từ giữa thế kỷ XIX đã thôi

thúc sự ra đời của triết học ngoài mác — xít hiện đại, với những cố gắng tìm tòi, cách tân của rất nhiều triết gia và trường phái triết học Khía cạnh chính trị - xã hội là một trong những nội dung chủ yếu và phong phú của nên triết học này

Kết luận chương 1

Triết học ngoài mác xít hiện đại ra đời từ thực tế xã hội và nhận thức của các quốc gia phương Tây thế kỷ XIX, đáp ứng những nhu cầu của xã hội

Triết học phương Tây hiện đại ngoài mác-xít từ khi ra đời đến nay đã trải qua 4 giai đoạn phát triển, gồm 3 loại trào lưu tư tưởng chính là chú nghĩa duy khoa học, triết học nhân bản phi lý tính và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, được thể hiện vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ,

thông qua rất nhiều trường phái triết học cụ thể |

Trang 29

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TRONG MOT SO TRUONG PHAI TRIẾT HỌC NGỒI MÁC-XÍT HIỆN ĐẠI

Trong triết học, các nội dung chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọng, là những lý luận về một loại hoạt động đặc thù điều tiết quan hệ giữa các thành viên của xã hội Các nội dung chính trị - xã hội phố biến của các hệ thống triết học là những vấn đề liên quan đến con người, đến quyền lực chính trị, đến tổ chức xã hội vv Các vấn đề này có vai trò to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người

2.1 Nội dung chính trị - xã hội trong triết học thực chứng 2.1.1 Khái quát về chủ nghĩa thực chứng

Triết học thực chứng lấy khoa học làm lĩnh vực nghiên cứu chính Bối cảnh ra đời của triết học thực chứng gắn liền với sự xuất hiện của những phát minh lớn của khoa học tự nhiên thế ky XIX tao diéu kién cho su phat trién vượt bậc của lực lượng sản xuất, Trong bối cảnh đó, nhằm mục đích thống trị xã hội một cách bền vững, giai cấp tư sản cần một thứ triết học có tác dụng thúc đấy tiến bộ xã hội, theo họ đó là thứ triết học đề xướng sự phát triển khoa học Thứ triết học đó không cần lý luận cách mạng, không cần nhấn mạnh cái vạn năng của lý tính nhưng nó lại khơng hồn tồn vứt bỏ lý tính mà chỉ hạn chế quyền uy của lý tính Nó không phủ định đời sống cũng như kinh nghiệm, cũng không bài xích tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 30

khả năng vận dụng khoa học thực chứng để cải tạo tự nhiên và xã hội Về phương pháp, triết học thực chứng trong khi muốn xóa bỏ phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới của triết học cận đại, lại muốn tiếp nhận phương pháp của khoa học tự nhiên, đặc biệt là tư tưởng tiến hóa luận ở cả tự nhiên và xã hội Họ không tán thành phương pháp biện chứng Hê-ghen vì quá trừu tượng Về tư tưởng xã hội, họ không tán thành lý luận cách mạng, mà đề xuất khoa

học, tiến bộ và cải cách xã hội

Trong suốt quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa thực chứng trải qua nhiều thời kỳ khác nhau Tùy theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu, có

thê có mấy thời kỳ sau: Chủ nghĩa thực chứng thế hệ thứ nhất, là thời kỳ ra

đời chủ nghĩa thực chứng vào giữa thế kỷ XIX, tiêu biểu là triết học của Công-tơ, người được coi là “ông tổ” của chủ nghĩa thực chứng, cùng với Mi- lơ và Spen-xơ Chủ nghĩa thực chứng thế hệ thứ hai ra đời và phát triển

khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Ma-khơ, A-vê-na-ri-ut

(còn gọi Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán) Chủ nghĩa thực chứng thế hệ thứ

ba ra đời và phát triển từ khoảng giữa thế kỷ XX, tiêu biểu là phái lịch sử

khoa học (Thô-mat Kun), triết học thực chứng của Pôp-pơ,

Theo cách phân loại khác ta có: chủ nghĩa thực chứng (chính là thế hệ thứ nhất theo cách phân loại trên) và chủ nghĩa thực chứng mới (các thế hệ sau của chủ nghĩa thực chứng)”

Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng:

Một cách khái quát, chủ nghĩa thực chứng có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, các nhà triết học thuộc trường phái triết học thực chứng dù thuộc phân hệ nào cũng có chung mối quan tâm nghiên cứu chính là hệ thống

Trang 31

các khoa học, các quy luật phát triển của khoa học, sự phát triển của khoa học, vai trò của khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học

Thứ hai, các triết gia thực chứng thường tập trung vào hay đề cao các hiện tượng cảm tính, sự kiện hiện thực cảm biết được, kinh nghiệm mà phê phán hoặc bỏ qua các vấn đề siêu hình học trừu tượng, vấn đề bản chất bên trong của sự vật hiện tượng Với họ, khoa học cần tập trung mô tả cụ thể hiện tượng chứ không cần giải thích tại sao Ở chủ nghĩa thực chứng đời thứ hai, đời thứ ba xu hướng này có phần giảm bớt do các nhà triết học lúc này cũng nhận thấy cần phải giải quyết vấn đề bản chất thế giới là gì, tuy thế họ vẫn chỉ giải quyết trên góc độ chủ nghĩa hiện tượng, đề cao cảm giác chủ quan

Thứ ba, về chính trị - xã hội, các nhà triết học thực chứng thường đứng

trên lập trường cải lương, chủ trương cải cách xã hội từ từ chứ không đi đến lập trường cách mạng xã hội xóa bỏ chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa thực chứng ra đời trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp tư sản cần một thứ triết học đề cao khoa học — kỹ thuật phục vụ sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản chứ không phát động cách mạng xã hội Vì vậy, triết học thực chứng thể hiện thế giới quan của giai cấp tư sản hiện đại Điều này thể hiện rõ trong triết học Pôp-pơ khi ông này công khai chống lại chủ nghĩa Mác, chống lại chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

2.1.2 Nội dung khía cạnh chính trị - xã hội trong triết học của các triét gia thực chứng tiêu biểu

Những nội dung chính trị - xã hội của chủ nghĩa thực chứng được thê hiện trong triết học của các triết gia thực chứng tiêu biểu

a Triết học của Céng-to

Trang 32

sớm đã có tư tưởng muốn theo phái cộng hòa Năm 1814, Công-tơ học trường Kỹ thuật tổng hợp Paris Chính trong thời gian học, ông có tư tưởng rằng sự quản lý xã hội phải do các nhà khoa học lãnh đạo Từ năm 1817 đến năm 1824, ông là thư ký cho nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Xanh Xi-mông Lúc này ông đã có tư tưởng manh nha về triết học thực chứng Ông đã từng viết một bài luận là “Kế hoạch nghiên cứu khoa học để tổ chức xã hội”, trong đó có phác họa tư tưởng triết học và ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Xanh Xi-mông Từ năm!833 ông làm giáo viên toán ở trường Tổng hợp Paris Từ thời gian này ông bắt đầu quan niệm rằng, xây dựng một hệ thống triết học thực chứng có ý nghĩa thời đại Năm 1848, ông thành lập hội nghiên cứu và truyền bá triết học thực chứng

Các tác phẩm chính của ông là: Giáo trình Triết học thực chứng (5 tập và một lời giới thiệu) (1830 — 1842), Ti viết học thực chứng (1844), Khái luận triết học thực chứng (1848), Hệ thống chính trị thực chứng (1851 — 1854), Triết học của toán học, Vấn đáp ý nghĩa tôn giáo thực chứng

Khia canh chính trị - xã hội trong triết học Công-tơ thể hiện trong tư tưởng về sự phát triển xã hội theo 3 giai đoạn phát triển tri thức khoa học và quan niệm về xã hội

Lý luận về ba giai đoạn phát triển tri thức khoa học

Xuất phát từ sự phát triển của khoa học tự nhiên (mà theo ông khoa học tự nhiên là sự phát triển tiễn bộ của tư tưởng loài người), theo Cơng-tơ tồn bộ sự phát triển trí tuệ nhân loại như những quy luật, quan niệm, quan điểm của mỗi bộ môn tri thức đều trải qua 3 giai đoạn lý luận khác nhau: giai đoạn thần học (còn gọi là hư cấu), giai đoạn lý luận siêu hình trừu tượng (đặt ra khái niệm, phạm trù), giai đoạn khoa học (hay còn gọi là giai đoạn thực chứng, thực nghiệm)

-Giai đoạn thần học: là giai đoạn do ảo tưởng con người muốn di tìm

Trang 33

mượn đến vai trò sức mạnh siêu tự nhiên, mong muốn có được tri thức tuyệt đối được gọi là chân lý tuyệt đối về cội nguồn, bản chất sự vật

-Giai đoạn siêu hình trừu tượng: lúc này con người đã biết dùng đến khái niệm trừu tượng thay thế sức mạnh siêu tự nhiên; mong muốn có được tri thức tuyệt đối được gọi là chân lý tuyệt đối về cội nguồn, bản chất sự vật

-Giai đoạn thực chứng: là lúc con người thừa nhận không thể thu được tri thức tuyệt đối, chân lý tuyệt đối Theo Công-tơ không nên đi tìm nguồn gốc và bản chất của vạn vật, không nên đi tìm mục đích cuối cùng, nguyên nhân nội tại của sự vật mà chỉ nên quan sát quan hệ bất biến bề ngoài pi1ữa các sự vật Giai đoạn thực chứng chính là giai đoạn khoa học và phương pháp triết học thực chứng cũng là phương pháp khoa học

Vì sao tư tưởng loài người lại tuân theo ba giai đoạn? Theo Công-tơ, giai đoạn thần học là xuất phát điểm tất nhiên, giai đoạn thực chứng là giai đoạn cao nhất của sự phát triển tư tưởng khoa học, giai đoạn siêu hình trừu tượng xây dựng một niềm tin để phê phán giai đoạn thần học và làm tiền đề cho giai đoạn thực chứng Theo Công-tơ, giai đoạn siêu hình trừu tượng là giai đoạn quá độ để chuyển sang giai đoạn thực chứng

Sự phát triển từ thần học đến siêu hình học và đến giai đoạn khoa học là quy luật phát triển tư tưởng con người và là quy luật phát triển tư tưởng của cá nhân

Trang 34

đại Khai sáng châu Âu Giai đoạn khoa học thực nghiệm tương ứng với mô hình xã hội công nghiệp và là giai đoạn phát triển cao nhất của tư tưởng loài người, trong đó đời sống kinh tế là trung tâm, nhà khoa học trở thành người chỉ phối xã hội, biết căn cứ vào quy luật tự nhiên bất biến mà khoa học phát

hiện ra để điều chỉnh xã hội, nhờ khoa học để kiểm sốt mơi trường tự nhiên

và môi trường xã hội và làm cho xã hội có trật tự, tiến bộ Như vậy, ở mức độ nhất định, lý luận 3 giai đoạn có những nhân tố tích cực Đó là tư tưởng về sự phát triển từ thấp đến cao của lịch sử, tư tưởng sự xuất hiện của thần học và

siêu hình học là giai đoạn tất nhiên của lịch sử

Quan niệm về xã hội của Công-tơ khá mới mẻ so với triết học cận đại ở phương Tây, theo đó, triết học thực chứng có nhiệm vụ nghiên cứu quy luật bất biến của hiện tượng xã hội Nói khác đi theo triết học thực chứng, các hiện tượng

của xã hội thường xuyên diễn ra một cách bất biến và phục tùng quy luật bất biến

Theo Công-tơ, khoa học có nhiệm vụ xây dựng nên môn xã hội học dé tìm hiểu và thống nhất các hiện tượng xã hội Nhưng khoa học lại do con người, lại bị chỉ phối bởi lý trí và tình cảm con người Xã hội học là khoa học về con người, trong đó cần thống nhất giữa lý trí và tình cảm, ông cho răng hành động của con người chính là động lực phát triển xã hội

Để tổ chức xã hội, theo ông cần có tri thức về quy luật xã hội nhờ xã hội học cung cấp nhằm đổi mới và tiến bộ xã hội Với những quan điểm của mình, ông được coi là một trong những người sáng lập ra xã hội học

Trang 35

Công-tơ còn cho rằng xã hội không phải là tập hợp các cá nhân mà là một chỉnh thể Và đơn vị cơ bản của xã hội theo ông là gia đình Các thành viên trong gia đình cần có thái độ hợp tác, yêu thương nhau nhưng theo nguyên tắc phục tùng

Ông cũng đưa ra quan niệm về giai cấp: các giai cấp trong xã hội phải có tỉnh thần hữu ái với nhau Người bình dân phải biết phục tùng lãnh tụ, phục tùng pháp luật

Về vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, trước hết, Công-tơ có tư tưởng

phê phán, phủ định nền dân chủ tư sản vì nó quá đề cao lợi ích cá nhân Thứ hai, theo ông, chủ thể quyết định sự phát triển lịch sử là do tầng lớp trí thức | Họ là người lãnh đạo, là người giáo dục, đồng thời là người làm khoa học Nhưng suy đến cùng, theo ông, động lực ấy là cá nhân Từ đây, ông đề cao trách nhiệm cá nhân với xã hội, theo đó cá nhân phải làm hết trách nhiệm với xã hội, ông coi hình thái cao nhất của đạo đức con người là tình yêu phục vụ loài người Vì loài người có địa vị cao hơn cá nhân Loài người có vị trí như thượng đế Mặt khác, phải có sự sùng bái loài người và ông nâng nó lên thành tôn giáo gọi là nhân đạo giáo Nhân đạo giáo theo ông có nghi thức sinh hoạt tôn giáo, bố nhiệm mục sư, xây dựng giáo đường

Tóm lại, tư tưởng của Công-tơ xuất phát từ lý luận ba giai đoạn phát triển suy ra sự phát triển xã hội, đây là lôgic ngược mang tính duy tâm chủ quan Triết học thực chứng Công-tơ xuất phát từ phản đối thần học siêu hình trừu tượng, cuối cùng lại quay về với tôn giáo

b Triết học Spen-xơ

Trang 36

thành tài Cha ông chính là người đưa ông đến với khoa học thực nghiệm Ông có mối kết giao rộng rãi với các nhà tư tưởng, nhà khoa học nỗi tiếng thời đó, trong quá trình này, ông đã tiếp cận với triết học thực chứng của Mi-lơ và Cơng- tơ Ơng cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi thuyết tiễn hóa Đác uyn — La mác

Các tác phẩm nỗi tiếng của ông: Tĩnh lực học xã hội, bộ Hệ thống triết học tổng hợp gồm có các tác phâm Nguyên lý thứ nhát, Nguyên lý tâm lý học, Nguyên lý sinh vật học, Nguyên lý xã hội học, Nguyên lý đạo đức học Với các tác phâm của mình, Spen-xơ muốn xây dựng hệ thống chủ nghĩa thực chứng

bao trùm hết thảy |

Thuyết tiễn hóa xã hội

Một nội dung quan trọng trong triết học của Spen-xơ là jý thuyết tiến hóa phổ biến Tiếp nhận tư tưởng tiến hóa của Đác uyn và La mác, nhưng trong học thuyết của mình, Spen-xơ đã không chỉ giới hạn tư tưởng tiến hóa trong lĩnh vực sinh học mà ông cho răng tiến hóa là một nguyên lý phổ biến của vạn vật Ông đã mở rộng thuyết tiễn hóa từ lãnh địa của sinh học sang xã hội học

Spen-xơ định nghĩa quá trình tiến hóa phổ biến như sau: “Tiến hóa là sự tập kết của vật chất, là sự tiêu tán vận động xảy ra đồng thời Trong quá

trình đó, vật chất từ trạng thái đồng chất tương đối bất định, phân tán tiễn đến

trạng thái dị chất tương đối xác định, ngưng tụ, mà sự vận động được bảo lưu cũng xảy ra sự chuyên hóa tương ứng”." Quy luật tiến hóa, theo ông, có thé suy ra từ “lực” vĩnh hằng hoặc từ sự quy nạp những sự tiến hóa trong các lĩnh vực Đáng lưu ý là sự tiến hóa theo Spen-xơ đi từ đồng chất bất định sang dị chất xác định sẽ tiến đến một trạng thái cân bằng cao độ Khi đó sự tiến hóa đạt đến đỉnh điểm Nhưng sau đó lại diễn ra quá trình phân hủy, giải

Trang 37

thể, hay quá trình thoái hóa Quá trình tiến hóa và thoái hóa diễn ra liên tục thay thế nhau

Thuyết tiến hóa của Spen-xơ, có thê nói, mang nhiều dấu ấn của thuyết tiến hóa trong sinh học, một thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên thời đó Tuy nhiên cũng cần lưu ý là những tư tưởng của Spen-xơ về tiễn hóa có trước những công trình xuất bản của Đác-uyn Vì thế, khơng hồn tồn hợp lý khi coi Spen-xơ là người phát triển thuyết tiễn hóa Đác-uyn Trong lĩnh vực sinh học, thuyết tiến hóa gắn liền với tên tuổi Đác-uyn với tác phẩm Về nguồn góc các lồi, nhưng khơng chỉ Đac-uyn đưa ra tư tưởng về thuyết tiến hóa mà còn có La-mác Vì vậy, nhiều người đã gọi chung đó là thuyết tiễn hóa Đác uyn — La mác Theo một số nhà nghiên cứu, quan niệm tiến hóa phổ biến của Spen-xơ mang nhiều dấu ấn của thuyết tiễn hóa La-mác Ông cho rằng: trong một môi

trường với những đặc điểm được định trước, mỗi loài vật đều sở hữu một xu

hướng tự thích nghỉ, tự biến đổi Xu hướng này thể hiện qua những hành vi mang tính thói quen, bản năng di truyền qua các thế hệ Spen-xơ không chấp nhận giả thuyết các loài chỉ được xuất hiện từ những thay đôi ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên Theo ông, sự thích nghỉ trực tiếp với những hạn chế, khắc nghiệt của môi trường là tác nhân chính của những thay đổi về sinh học Ông đưa ra tư tưởng nỗi tiếng về “Sự sống sót của loài phù hợp nhất” (Survival of the Fittnest), sau nay được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều hướng khác nhau

Trang 38

thé sinh vật, với những chức năng riêng biệt của chúng giúp cho xã hội tồn tại và phát triển Đây thực chất là cách tiếp cận cấu trúc —- chức năng trong nghiên cứu xã hội

Với những lập luận đó, Spen-xơ đã mở rộng quan niệm tiến hóa sang lĩnh

vực xã hội, trở thành người đề xướng thuyết tiến hóa xã hội Theo đó, tiến hóa

cũng bao gồm sự tiến bộ xã hội theo xu hướng cân bằng mạnh mẽ giữa các cá nhân: điều kiện của con người là hoàn hảo vì những năng lực của con người thích ứng hoàn toàn với cuộc sống xã hội, ám chỉ rằng cái ác và vô đạo đức cuối cùng sẽ biến mất” Như vậy, có thé nói ông đã phát triển thuyết tiễn hóa xã hội

Mặc dù thuyết tiến hóa phố biến cho thấy khuynh hướng vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội nhưng không thể đồng nhất nó với phép biện chứng duy vật về sự phát triển Do chỗ thuyết này đã đem sự vận động sinh học (tiến hóa) mở rộng ra cho toàn bộ vũ trụ, cho xã hội Đây là điểm không hợp lý về phương pháp luận Thứ hai, ông không thấy nguồn gốc, động lực của vận động là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lap, coi can bang là trạng thái cao nhất, đỉnh điểm của tiến hóa Và sau cân bằng là giải thể, cứ thế luân phiên nhau giữa cân bằng và giải thể Áp dụng vào xã hội, ong coi sự phát triển xã hội dựa trên nguyên tắc cạnh tranh sinh tồn như trong sinh học Thậm chí giữa các dân tộc cũng phải “cạnh tranh sinh tồn với nhau”

Về đạo đức học, Spen-xơ là người theo thuyết công lợi (có người dịch khác là thuyết vị lợi), cho rằng: sự thỏa mãn, thoải mái và sự đau đớn là tiêu chuẩn giá tri, được xem như dấu hiệu của hạnh phúc hay bất hạnh trong mỗi cá nhân Ông cũng thể hiện sự áp dụng thuyết tiến hóa ở đây khi cho rằng có mối quan hệ qua lại giữa tiến hóa sinh học và tiến hóa đạo đức Theo đó, trong lĩnh vực đạo đức có một số nguyên tắc đạo đức không chỉ được rút ra từ kinh nghiệm mà còn được kế thừa, “di truyền” qua nhiều thế hệ

Trang 39

c Triết học Ma-khơ

Ma-khơ (Áo) là tiến sĩ toán — lý năm 1864, làm giáo sư, hiệu trưởng trường đại học, đã tham gia đào tạo nhiều nhà khoa học danh tiếng

Các công trình khoa học chủ yếu: Lịch sử và nguôn gốc định luật bảo toàn của Công; Lực học và khải luận phê phán lịch sử phát triển của nó: Phân tích cảm giác Trong các tác phẩm của mình, Ma-khơ trình bày nhiều vẫn đề khoa học tự nhiên Chang hạn không gian, thời gian không phải tuyệt đối mà biến đổi theo kinh nghiệm; mối quan hệ giữa các vật thê của vũ trụ, đó chính là nguồn gốc của quán tính Đây được coi là những tư tưởng khoa học làm tiền đề cho thuyết tương đối của Anh-xtanh Ông cũng thể hiện thái độ đề cao đóng góp của Niu-tơn về lực học nhưng phê phán quan niệm về không gian và thời gian tuyệt đối của Niu-tơn

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong khoa học tự nhiên có rất nhiều thành tựu: nhiệt học, khí động học, quang học, nhiệt lực học Tuy nhiên, trong khi hầu hết các nhà khoa học vẫn có quan điểm máy móc, một SỐ nhà khoa học khác ngả sang quan điểm phi lý tính thì Ma-khơ có lập luận tiến bộ, vẫn tin vào chân lý khoa học Ông đã phê phán và phủ định quan điểm tự nhiên, máy móc, phê phán chủ nghĩa phi lý Nhưng ông lại không nắm bắt kịp phép biện chứng duy vật và đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện tượng (Kant, Bec-cơ-li, Hi-um)

Học thuyết yếu tô nhất nguyên

Trang 40

Ma-khơ phủ nhận đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới vật chất

Theo ông, bất kể là vật lý học hay tâm lý học đều liên quan đến ý thức, đến cảm giác và những quan hệ giữa các cảm giác Trong cuỗn Phân tích cảm giác ông cho rằng các hiện tượng phân giải thành các yếu tố và các yếu tố lại có quan hệ với một quá trình nhất định của vật được gọi là cảm giác Vậy cái tồn tại thứ nhất là cảm giác mà sự vật bao gồm phức hợp các cảm giác Theo ông vật chất không phải là cái có trước mà yếu tố là cái có trước

Yếu tố gồm âm thanh, màu sắc, nhiệt độ, áp suất, không gian, thời

gian, kết hợp với nhau Do đó, vật chất là kết hợp giữa các yếu tố và là kết

quả của quan hệ giữa các yếu tố

Về thực chất, vật chất là sự phức hợp các yếu tố cũng là phức hợp cảm giác Tuy nhiên, ở đây Ma-khơ đã thay yếu tô cho cảm giác và muốn vượt lên cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, nhằm tránh bị quan niệm là chủ nghĩa duy tâm Ông đặt nhiệm vụ khoa học là nghiên cứu yếu tô và các quan hệ của yếu tố Ông thay cảm giác bằng yếu tố vì theo ông yếu tố là phi vật chất và phi tỉnh thần, là cái trung lập giữa vật chất và tỉnh thần Trong mối quan hệ này nó là cái vật lý, trong mối quan hệ kia nó là cái tâm lý

Quan hệ giữa các yếu tố giống như quan hệ hàm số Các yếu tố (âm thanh, màu, ) quan hệ với nhau theo một tỷ lệ xác định và hợp quy luật

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w