1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực của bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở thành phố hồ chí minh hiện nay đề tài nghiên cứu khoa học

106 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 11,37 MB

Nội dung

Vậy, năng lực lãnh đạo phải như thế nào để cán bộ đảm nhiệm chức danh bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân có thể đáp ứng yêu cầu công tác, đồng thời các cấp uỷ đáng, ch

Trang 1

HOC VIEN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

| _ NẴNG LỰC CỦA BÍ THƯ CẤP UỶ ĐỒNG THỜI LÀ CHỦ TỊCH _UY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Trương Ngọc Nam

HỌC VIEN BẢO CHIE & TUYỂN TRUYỆN ị

272_ BOE |

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA ĐÈ TÀI

1 ThS Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Học viện Báo chí & Tuyên truyền

2 CN Võ Văn Đông - Ban tổ chức thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

MUC LUC

Mứ đầu c0 t0 rrreereeree 1

1 Tinh cấp thiết ctha dé tai cc ccccccsscscscsscsssscssssstssucsessssscssestevsrserseesetsececece, 1

2 Tinh hinh nghién cttu dé tai ccccccsccsssscsssesseestssssscstssesesestesssessessseseeseeee 3

3 Mục tiéu, mhiém vu nghién Ct cc.ccccccsesessessessessessescsrssesssstsesessssseeseececees 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu của đề tài 2 se secsevcsenreccs 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp 0 SS E ncrsec 5

6 Đóng góp khoa học của để tài -s- St St 1x 2E2EHHH ng neo 6 CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE NANG LUC Bi THU CAP UY DONG THOI LA CHU TICH UY BAN NHAN DAN XA, PHUONG, THI TRAN.7

1.1 Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn -

cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở nh 7

1.2 Khái niệm, cấu trúc năng lực và tiêu chuẩn năng lực của Bí thư cấp ủy

đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - ; 17 CHƯƠNG 2: THUC TRANG NANG LUC Bi THU CAP UY DONG THOI

LA CHU TICH UY BAN NHAN DAN XA, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở THÀNH PHÓ HỖ CHÍ MINH HIỆN NAY 022S 2a 29

2.1 Công tác chỉ đạo, triển khai và kết quả bước đầu thực hiện chủ trương Bí

thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở thành PhO HO Chi Minh cccccccccccsseessscsssssssssssssessssesssssssisisessessesssssevesesesssssssseseseees 29

2.2 Thực trạng năng lực của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân

dân xã, phường, thị trần ở thành phố Hồ Chí Minh 2 se 33 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC BÍ THƯ CÁP ỦY ĐÔNG THỜI LÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở THÀNH PHÔ HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY s52 57

3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân vệ chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường,

thị trấn H011 tt 0 erreerrree 57

Trang 4

3.2 Xây dựng và từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trắn - TH, 59

3.3 Đây mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, trình độ kiên thức, chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ cap xa, phương, thị trân 6 1

3.4 Thực hiện tốt công tác lựa chọn, qui hoạch, điều động, luân chuyên cán

3.5 Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân phát huy tốt năng lực công tác 65 3.6 Tang cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân

xã, phường, thị trấn stcSttSE 10211211211 EEnEnn neo 66 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIỀN NGHỊ, tt eo 69

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

đã vạch ra chiến lược công tác cán bộ của Đảng đến năm 2020, trong đó đề ra

những nguyên tắc, phương châm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ hiện nay

Gắn liền với việc đổi mới công tác cán bộ, Hội nghị Trung ương lần thứ

tư (khóa X) cũng đã đề ra phương hướng, giải pháp đổi mới hệ thống chính

trị: đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính

trị, vừa đảm bảo sự lãnh đạo và nâng cao vai trò vị thế của Đảng, vừa không chống chéo, lấn sân công tác quản lý điều hành của Nhà nước; tăng cường tính chủ động trong hoạt của Nhà nước và các tổ chức chính-xã hội

Hội nghị Trung ương năm (khóa X) cũng đề ra chủ trương thí điểm việc đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở các cấp không tô chức

HĐND để rút kinh nghiệm, nếu phù hợp thì nhân ra diện rộng Hội nghị

Trung ương sáu (khóa X) đã đề ra nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền với cải cách hành chính ở cơ sở, đồng thời đề ra chủ trương mở rộng

đối tượng thực hiện thí điểm nhất thể hóa hai chức danh ở cơ sở

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng hướng mạnh về cơ sở, đổi mới từ cơ sở, nhiều địa phương đã có chuyển biến tốt: Cải cách hành chính

được đây mạnh; chất lượng công tác cán bộ nhiều mặt được nâng cao; bộ máy

của cả hệ thống chính trị tỉnh gọn hơn; phương thức lãnh đạo của Đảng có

nhiễu đổi mới Tuy nhiên, tình hình chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đòi hỏi ngày càng cao Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị (khóa X) đã chỉ đạo cụ thể, đề ra chủ trương nhất thế hóa các chức danh lãnh

đạo và quản lý một số cấp, trước hết nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy

Trang 6

đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, coi đó là một trong những

nhiệm vụ có tính đột phá Thực hiện chủ trương đó, các địa phương trong cả

nước tiễn hành làm điểm, làm thứ ở co sở, từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo

chung

Chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch

ủy ban nhân dân xã, phường, thị trân là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Nhưng để hiện thực hóa được chủ trương đúng đó, các cấp các ngành phải có quyết tâm cao, cách làm đúng và điều kiện phù hợp

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị triển khai chủ trương này Sau hai

năm thực hiện chủ trương bí thư đảng ủy đồng thời chủ tịch ủy ban nhân dân

xã, phường, thị trắn bước đầu mang lại hiệu quả, nhưng cũng phát sinh nhiều

van dé can phải tiếp tục nhận thức, điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tiến Trong quá trình thực hiện chủ trương bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch uy _ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, rất nhiều vấn đề đặt ra đang được các cấp,

các ngành quan tâm Một vấn đề đặt ra là người cán bộ được giao trọng trách chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khi năng lực lãnh đạo của họ

đáp ứng yêu cầu và thường yêu cầu cao hơn bình thường chỉ có một chức danh; phẩm chất cán bộ cũng phải tốt hơn; sự nỗ lực cố gắng cũng phải lớn

hơn rất nhiều so với những người chỉ đảm nhiệm một chức danh bí thư hoặc chủ tịch Vậy, năng lực lãnh đạo phải như thế nào để cán bộ đảm nhiệm chức

danh bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân có thể đáp ứng yêu cầu công tác, đồng thời các cấp uỷ đáng, chính quyền phái làm gì và làm như thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo cho những cán bộ đảm nhiệm chức danh này Đó là những đòi hỏi khách quan và cơ bản Với tinh thần đó, việc lựa chon dé tai Năng lực của bí thư cáp ủy đồng thời là chủ tịch ty ban nhân

dân xã, phường, thị trấn ở thành phố Hô Chí Minh hiện nay để nghiên cứu

mang ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 7

2 Tinh hinh nghién citu dé tai

2.1.Về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Liên quan đến công tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ, đổi mới hệ

thông chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách hành chính Nhà

nước, trong ba kỳ đại hội gần đây, Đảng ta đã có các nghị quyết quan trọng :

-Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ ba (khóa

VII) vé chién lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa X)

bàn về đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước

-Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa X)

đề ra chủ trương 7í điển việc đồng chí bí thư cấp ủy đông thời là chủ tịch UBND ở các cấp không tổ chức hội đồng nhân dân để rút kinh nghiệm, nếu

phù hợp thì nhân ra diện rộng

-Nghị quyết Hội nghi BCH Trung ương lần thứ sáu (khóa X) dé ra nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của tổ chức cơ sở đảng

và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền với cải cách hành chính ở cơ

SỞ, đồng thời để ra chủ trương mở rộng đối tượng thực hiện thí điểm nhất thé

hóa hai chức danh ở cơ sở |

Triển khai chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND của

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đáng đã có những nghị quyết, những qui định để chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương đảng cũng có nhiều hướng dẫn thực hiện Các địa phương đề ra các nghị quyết, xây dựng kết hoạch tổ chức thực hiện chủ trương trên

2.2 Về sách, báo, tạp chí có nhiều công trình nghiên cứu lý luận, tổng

kết thực tiễn liên quan đến vấn đề này, như:

-Nguyễn Thúy Hoàn: Từ thực tế bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở ba tỉnh nam Bộ (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2008)

Trang 8

Lê Thủy: Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng mô hình bí thư kiêm chủ tịch

xã, phường, thị trấn ở một số tỉnh phía nam (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11- 2008)

-Trần Chiến Thắng : Bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch UBND xã, phường, thi tran : vai kinh nghiệm của Long An (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2008)

-Hoàng Bá Thư : Kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của bí thư đồng thời

làm chủ tịch UBND của phường Bến Nghé (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8- 2008)

-Lê Quang Hoan: Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND nơi không

tổ chức HĐND-Một số vấn đề đặt ra (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-2009)

-Vũ Hồng Phương: Từ thực tiễn bí thư đồng thời làm chủ tực UBND ở

xã tam phúc (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2008)

Các bài viêt trên đây đề cập đến những vấn dé thực tiễn đặt ra trong quá

trình thực hiện thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã,

phường, thi tran Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình tổng kết toàn diện,

cả lý luận và thực tiễn của chủ trương trên, nhất là năng lực công tác của đồng

chí bí thư đồng thời là chư tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để có thể

rút ra những kết luận về những vấn đề mang tính nguyên tắc, cơ sở cho các cấp tiếp tục chỉ đạo làm điểm, làm thử và mở rộng phạm vi thực hiện

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu của đề tài:

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng năng lực công tác của bí thư cấp

ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trắn ở một số quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số giải pháp khả thi nang cao nang lực của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ được giao

3.2: Nhiệm vụ của đề tài:

-Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến cán bộ, năng lực của

cán bộ là bí thư cấp ủy đồng thời làm chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; sự

Trang 9

cần thiết khách quan của việc nâng cao năng lực cho cán bộ đồng thời đảm

nhiệm cả hai chức danh chủ chốt ở cơ sở

-Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của những cán bộ là Bí

thư cấp ủy đồng thời làm Chủ tịch UBND xã, phương, thị tran

-Đề xuất một số giải pháp khả thi nâng cao năng lực cho người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực công tác của người bí

thư đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

4.2 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài là bí thư đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Khảo sát

có tính chất đại điện một số cán bộ đương chức

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam ; các công trình nghiên cứu đã công bố trên sách, báo, tạp chí; các nghị quyết, chương trình, các báo cáo tổng kết công tác xây dựng dang cua Thanh ty thành phố Hồ Chí Minh và cấp ủy các cấp

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp chung:

Việc nghiên cứu để tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp tư duy lôgíc để nghiên cứu và

trình bày đề tài

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học:

+ Phỏng vấn qua bảng hỏi: Các tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi khoảng 15-20 cán bộ đương chức bí thư đồng thời là chủ tịch xã, phường, thị trấn; phát phiếu điều tra khoảng 300 cán bộ, đảng viên, quần

Trang 10

6 Đóng góp khoa học của đề tài

-Hệ thống hóa các quan điểm, lý luận và nghiệp vụ về chỉ bộ và sinh

hoạt chỉ bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

-Đánh giá đúng thực chất tình hình năng lực đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong quá trình thí điểm thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, qua đó rút ra những kết luận phục vụ cho việc chỉ đạo chung chủ trương trên phạm vi toàn quốc

-Đề xuất những giải pháp khả thi nâng cao năng lực người bí thư đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

-Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện thắng lợi chủ trương đúng đắn của Đảng; đồng thời kết quả nghiên cứu có thể vận dụng trong giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đảng, trong các cơ quan lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn công tác đảng

Trang 11

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VE NANG LUC Bi THU CAP UY DONG THOI LA CHU TICH UY BAN NHAN DAN XA, PHUONG, THI TRAN

1.1 Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch úy ban nhân dân xã, phường,

thị tran - cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở

1.1.1.Một số khái niệm

-Khái niệm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam biên soạn, guản

ly la su trông coi và giữ gìn theo yêu cầu nhất định; là tổ chức và điều khiến các hoạt động theo yêu cầu nhất định Khái niệm /ãnh đạo dùng để chỉ hoạt động của chủ thể lãnh đạo, trong việc đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức,

động viên dẫn dắt người khác đi theo con đường xác định! Theo ý kiến của

nhiều tác giả, lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm cùng loại nhưng không đồng nhất Tác giả Nguyễn Bá Dương cho rằng, lãnh đạo và quản lý là hai dạng khác nhau của sự phân công chuyên môn hóa lao động lãnh đạo và quản

lý Vì vậy, chúng gắn bó với nhau, đồng thời có sự khác nhau về đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức tác động đến đối tượng Đối tượng của hoạt động quản lý có thể là đồ vật, còn đối tượng lãnh đạo chỉ có con người Nội

dung lãnh đạo là định hướng hoạt động của đối tượng bằng cách vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách cho sự phát triển của một tổ chức, hay các

lĩnh vực của đời sống xã hội Nội dung quản lý là quá trình tác động trực tiếp

vào đối tượng với mục tiêu nhằm chỉnh đốn, hoàn thiện, phát triển tổ chức; là điều hành một cách cụ thể các công việc của đối tượng, kết hợp, sử dụng các

phương tiện, lực lượng vào hoạt động để hiện thực hóa mục tiêu Về phương

pháp, lãnh đạo chủ yếu là động viên, giáo dục, thuyết phục đối tượng thực hiện mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo là sự thống nhất giữa quyền lực và ảnh hưởng tâm lý đến những người xung quanh qua nhân cách và uy tín của bản

! Xem: Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa, 1998, tr 646 và 958

7

Trang 12

hiéu qua’

-Khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý

Cán bộ lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức, cơ quan, đơn vị, phong

trào; là người có khả năng để ra chủ trương, đường lối, thuyết phục thức tỉnh hành vi, dẫn dắt người khác

Cán bộ quản lý là người đứng đầu một tổ chức, nhưng nhấn mạnh đến việc

điều hành hoạt động của tổ chức, sử dụng công cụ, phương tiện để điều khiển

một hoạt động nào đó

Hai loại cán bộ đó cũng có những điểm khác nhau Quá trình lãnh đạo chủ

yếu là quá trình định hướng cho hoạt động của khách thể, còn quá trình quản

lý chủ yếu là quá trình tổ chức, sắp xếp, bố trí để thực hiện định hướng của

lãnh đạo Đối tượng lãnh đạo chủ yếu là con người, còn đối tượng của quản lý

có thể là con người, có thể là công cụ Trong quản lý, người cán bộ tác động

mang tính điều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lý

được qui định trước Với ý nghĩa đó, chức năng của quản lý là tiếp tục chức năng lãnh đạo, là bước đi kế tiếp của lãnh đạo là khâu tất yếu để thực hiện sự lãnh đạo Sự phân biệt giữa cán bộ lãnh đạo và quản lý như vậy là cần thiết để

_ tránh sự chồng chéo, trùng lặp, sự lấn sân hay bao biện giữa hoạt động lãnh

_ đạo của Đảng và hoạt động quản lý của chính quyền Tuy nhiên, sự phân biệt khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý chỉ có tính chất tương đối Người cán bộ lãnh đạo có thể sử dụng chức năng của cán bộ quản lý và ngược lại

* Xem: PGS,TS N guyễn Bá Dương: Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb CTQG, H, 2003,

~ tr116,117,118

Trang 13

-Khái niệm cán bộ chủ chốt và cán bộ chủ trì

Trong mỗi tổ chức đều có người lãnh đạo, nhiêu tổ chức có tập thể lãnh

đạo, trong tập thể lãnh đạo có người đứng đầu, đó là cán bộ chủ chốt Cán bộ chủ chốt là người đứng đầu quan trọng nhất, có tác dụng chi phối chính toàn

bộ hoạt động của một tổ chức

Cán bộ chủ trì là người điều hành và chịu trách nhiệm chính về công tác

nào đó Ví dụ như người được giao chủ trì một cuộc họp nào đó, chủ trì để tài khoa họcL]Cán bộ chủ trì thường là cán bộ chủ chốt, nhưng nhiều khi không phải cán bộ chủ chốt vẫn là cán bộ chủ trì

Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND là người đứng đầu tổ chức

đảng, đại diện cho tập thể cấp ủy, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi mặt công tác của Đảng, đồng thời là người đứng đầu UBND, chịu trách nhiệm cao nhất trước hội đồng nhân dân, UBND và cấp trên về quản lý, điều

hành chính quyền ở cơ sở Vì vậy, người bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND là cán bộ chủ chốt, đồng thời là cán bộ chủ trì mọi hoạt động của cấp

ủy đảng và chính quyền ở xã, phường, thị tran

- Cấp ủy và bí thư cấp uy xa, phường, thi tran

Cáp úy (ban chấp hành) là cơ quan lãnh đạo tập thể của đảng bộ, chi bộ

giữa hai kỳ đại hội; cấp ủy là linh hồn, hạt nhân lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ đồng thời là cơ quan chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương,

nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và đại hội Đảng cùng cấp Cấp ủy ở cơ sở bao gồm những đồng chí tiêu biểu cho năng lực trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên trong chỉ bộ, đảng bộ cơ sở

Cấp uy CƠ SỞ CÓ các nhiệm vụ lãnh đạo việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị

"của cấp trên và của đại hội cấp mình; lãnh đạo công tác xây dựng đảng bộ, chi

| bộ trong sạch, vững mạnh; lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị; lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể nhân dân bằng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, bằng công tác cán bội] Cấp uỷ căn cứ

vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình cụ thể hoá, vận dụng sáng

Trang 14

tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, kiểm tra cán bộ,

đảng viên, tổ chức đảng chấp hành Điều lệ Đảng

Bí thư cấp uỷ là người đứng đầu chỉ bộ, đảng bộ và đại diện cho cấp uỷ,

lãnh đạo mọi mặt công tác của chi bộ, đảng bộ, có trách nhiệm tổ chức các

hoạt động của cấp uỷ theo qui định của Đảng trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo,

cá nhân phụ trách Bí thư cấp uỷ là cán bộ chủ chốt, chủ trì mọi hoạt động của chỉ bộ, đẳng bộ, trực tiếp nắm những nhiệm vụ trọng yếu, các khâu cônng tác

trọng tâm của cấp uỷ Bí thư là “linh hồn” của chí bộ, là trung tâm đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng, trong hệ thống chính trị và của toàn thể dân cư

trên địa bàn Trong quá trình hoạt động, người bí thư cấp uỷ phải nêu cao vai

trò, trách nhiệm cá nhân trong việc triển khai thực hiện các công việc của tổ

chức đảng, pương mẫu chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp trên

- Bí thư cấp uỷ có nhiệm vụ là người chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của cấp uỷ, đảng bộ, chi bộ, đồng thời trực tiếp làm công tác tư tưởng; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cán bộ chủ chốt của chính quyền, đoàn thể, đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ của dang bộ, chi bộ; cùng

cấp uỷ chuẩn bị ra nghị quyết và triển khai nghị quyết của chỉ bộ, đảng bộ

- Ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc

hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, Kỳ hợp thứ 4 (26/11/2003) qui định tại Điều 2 là: “Ủy ban nhân đân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;

là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp địa phương, góp phân _ đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính từ Trung ương đên cơ sở

10

Trang 15

- Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND do HĐND bầu ra Chủ tịch

UBND là đại biểu HĐND, là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBND Chủ tịch UBND có nhiệm vụ, quyền hạn là triệu tập và chủ tọa các phiên

họp của UBND; lãnh chỉ đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, quyết định các van dé thuộc nhiệm

vụ, quyền hạn của UBND cấp mình; tổ chức việc tiếp dân, xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tế cáo của công dân, ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham những, lãng phí của cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền địa phương; phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động,

đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch UBND, phó chủ tịch

UBND cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản

trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái

pháp luật của UBND và chủ tịch UBND cắp dưới trực tiếp, đình chỉ việc thi

hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và kiến nghị với

HĐND cấp mình bãi bỏ

Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính nhà nước và

hệ thống tổ chức của Đảng Vai trò Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn của Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND nói chung nhưng chỉ trong giới hạn phạm vi ở cấp cơ sở, không có cấp dưới trực tiếp

- Bí thư cấp ủy đông thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ

ba, khóa VIII về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đây mạnh công

_ nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước chuyền có tính đột phá về xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, “từng bước nhất thể hóa chức danh

cán bộ” ở cơ sở Theo tỉnh thần đó, Nghị quyết 15- NQ/TƯ ngày 30/07/2007

của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 (Khóa X) của Đảng về chủ trương

thực hiện “thí điểm việc đồng chí Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND

1]

Trang 16

các cấp không có Hội đồng nhân dân” và từ những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ở nhiều nơi Ngày 2/2/2009, Ban Tổ chức Trung ương đã có tờ trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Thực hiện thí điểm

Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp xã và các cấp không tổ chức Hội đồng nhân dân” Ngày 24/2/2009, Bộ Chính trị đã ra thông báo 223

- TB/TU và hướng dẫn số 25-HD/BCTTW (6/3/2009) về việc thực hiện thí

điểm “Chủ trương đồng chí Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp

xã và địa phương không tổ chức HĐND”

Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân là sự nhất thể hai

chức danh của người đứng đầu tổ chức Đảng và chính quyền ở CƠ SỞ Xã, phường, thị trắn, đồng thời là người đứng đầu hệ thống chính trị ở cơ sở

1.1.2 Đặc trưng hoạt động của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch úy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Bí thự cấp ủy đồng thời là Chú tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện đông thời cả hai trách nhiệm của người đứng đầu đảng

bộ và cơ quan hành chính nhà nưóc ở xã, phường, thị trấn

Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là những người đứng đầu của Đảng và chính quyền, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống

chính trị ở cơ sở Thực hiện việc nhất thể hóa hai chức danh đó, đòi hỏi người

Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND phải thực hiện đồng thời chức trách của

Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND, nhưng trong quá trình hoạt động lại phải phân định rõ vai trò, trách nhiệm của bí thư cấp ủy và vai trò người đứng đầu

cơ quan hành chính nhà nước ở xã, phường, thị trấn

Với chức trách là Bí thư cấp ủy:

-Bí thư cấp ủy là người đứng đầu BCH đảng bộ, chỉ bộ cơ sở, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các công việc của đảng ủy, lãnh đạo chính quyền, đoàn thê

và quần chúng nhân dân; phải nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thi, qui định của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã, phường, thị

12

Trang 17

tran, nam vững nghị quyết của đảng bộ, nhiệm vụ trọng tâm, tình hình đảng

bộ và nhân dân trên địa bàn, đề xuất những vấn đề quan trọng dé đảng ủy thảo

luận và quyết định

- Cùng ban chấp hành và Ban Thường vụ chịu trách nhiệm trước đảng ủy

cấp trên và trước đảng bộ, chi bộ cùng cấp về sự lãnh đạo của cấp ủy trên mọi

lĩnh vực hoạt động của địa phương; trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng,

công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh, quốc phòng;

-Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, giữ vai trò trung tâm đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành hoạt

động của đảng bộ; giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, đầu mối liên hệ, thống nhất đối

với các hệ thống tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; thường xuyên chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng ủy và toàn đảng bộ

-Trực tiếp phụ trách công tác tô chức, cán bộ, công tác quốc phòng, an ninh; cùng với cấp ủy lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị; giữ mối liên hệ với các ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban

chấp hành, bí thư các chỉ bộ trực thuộc

" Thay mặt đảng ủy, ban thường vụ chủ trì công việc của đảng ủy, ban thường vụ; cùng phó bí thư chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp

đảng ủy, ban thường vụ và đảng bộ; chủ trì và kết luận các cuộc họp của ban

thường vụ, ban chấp hành dang ủy

- Chỉ đạo sơ kết, tổng kết các mặt công tác, chỉ thị, nghị quyết của đáng

ủy cấp trên và của đảng ủy cùng cấp; ký các văn bản thuộc thẩm quyền của đảng ủy; chủ trì xây dựng, bổ sung qui chế làm việc của ban chấp hành đảng

bộ và kiểm tra việc thực hiện qui chê

- Chỉ đạo việc cải tiễn, đôi mới nội dung, phương thức lãnh đạo và đề xuất

những vấn để về chủ trương, biện pháp lớn trên các lĩnh vực công tác đề đảng

ủy, ban thường vụ bàn và giải quyết

- Thay mặt đảng ủy, ban thường vụ ký các nghị quyết, các văn bản quan trọng của đảng ủy, ban thường vụ chỉ đạo văn phòng dang uy phối hợp với

13

Trang 18

các ban tham mưu và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của đảng Ủy,

ban thường vụ, ủy nhiệm phó bí thư chủ trì khi đi vắng

Về trách nhiệm là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

-Chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện, Ban chấp hành đảng bộ xã,

phường, thị trấn và UBND (đối với xã, thị trần) cấp mình về mọi hoạt động và

công việc của UBND theo đúng Hiến pháp, pháp luật; quán triệt nghị quyết

của đảng ủy, cụ thể hóa thành kế hoạch, nhiệm vụ, chương trình công tác, tổ

chức triển khai thực hiện, phát huy và nâng cao hiệu lực của chính quyên

-Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc của UBND; quyết định các vấn đề

thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, tham

gia quyết định các vẫn đề thuộc về thẩm quyền của tap thé UBND theo Luật

tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; phân công giao việc cho các

phó chủ tịch UBND, thành viên ủy ban nhân dân và cán bộ công chức; thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá kết quá thực hiện nhiệm vụ của cơ quan

chuyên môn và cấp dưới; áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lỗi làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham những, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương: tô chức việc tiếp dân, xem xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật

- Cùng với các đồng chí trong ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ xây

dựng và kiện toàn bộ máy của UBND, khu phó, thôn, bản, ấp; xem xét và dé

xuât với ban thường vụ, ban chập hành về việc quyết định bô trí cán bộ, công chức thuộc phạm vi công tác của chính quyền xã, phường, thị trần

- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của UBND, chủ trì xây dựng bé sung

qui chê làm việc của UBND và kiểm tra việc thực hiện qui chê đó

14

Trang 19

Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND là nhất thể trách nhiệm và

quyền hạn của cả hai chức danh Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND xã, phường,

thị trấn Do vậy, hoạt động của người Bí thư cấp ủy đông thời là Chủ tịch

UBND có những đặc trưng sau đây:

Một là, nhiệm vụ Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND rất lớn và nặng nẻ, có thể nói đó là “một vai hai gánh", nhiệm vụ sẽ tăng lên gấp bội so với việc một người chỉ đảm trách một chức danh Bí thư cấp ủy hoặc Chủ tịch

UBND Với những nhiệm vụ to lớn như vậy nếu cán bộ không đủ khả năng

và điều kiện, sắp xếp công việc và bồ trí thời gian không hợp lý sẽ đây cán bộ

vào tình thế bị động, lúng túng, hoạt động kém hiệu quả Vì vậy, trước hết

phải thực hiện chế độ phân cấp, phân quyên, giao quyền và ủy quyền trong tổ chức bộ máy đảng và chính quyền cơ sở một cách hợp lý, tránh ôm đồm,

“giảm tải” bớt công việc sự vụ, để cán bộ tập trung vào khâu lãnh đạo, chỉ đạo công tác trọng yếu Mặt khác, do cán bộ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ

nặng nề và khó khăn, nên cũng nảy sinh nhiều yêu cầu mới về pham chat, năng lực, phong cách, cũng như công tác tổ chức bộ máy và cán bộ ở cơ sở,

họ mới có thê hoàn thành nhiệm vụ được giao

Mặt khác, đảm nhiệm cả hai chức vụ quan trọng, đứng đầu của tổ chức đảng và chính quyền nhà nước ở địa phương, quyền lực tập trung vào một người, nếu cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có năng lực

dồi đào, có phong cách làm việc khoa học sẽ tạo nên sự thống nhất lãnh đạo,

điều hành trong cả khối Đảng, chính quyển cả về chủ trương và tạo sự nhất

_ quán trong tổ chức thực hiện Do đó, hiệu quả lãnh đạo, quản lý sẽ được nâng

cao, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, giải quyết kịp thời,

thông suốt các vấn để nảy sinh Ngược lại, nếu cán bộ kém phẩm chất, hạn

chế về năng lực, thiêu cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực tập trung trong việc thực hiện các nguyên tắc, qui định của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì

15

Trang 20

cán bộ dễ tha hóa, biến chất, thao túng tố chức, độc đoán, chuyên quyên, gây

tác hại lớn cho Đảng, Nhà nước và nhân dân

Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND có mục tiêu chung, mục đích chung, đều

có chung một khách thể lãnh đạo và quản lý, đều nằm trong hệ thống chính trị, nhưng về vị trí, vai trò, tính chất công tác, nhiệm vụ, phương pháp và

nguyên tắc tổ chức, hoạt động cụ thể của mỗi chức danh cũng có nhiều mặt

khác nhau Hoạt động của Bí thư đảng ủy chủ yếu là lãnh đạo và chỉ đạo cấp

ủy xây dựng nghị quyết định, hướng hoạt động cho cả hệ thống chính trị; nguyên tắc lãnh đạo dựa trên việc phát huy dân chủ trong thảo luận, bàn bạc, tập thê quyết định, cá nhân phụ trách; phương pháp công tác là vận động, giáo dục, thuyết phục đôi với cán bộ, đảng viên và quần chúng

Hoạt động của người Chủ tịch UBND là quản lý, điều hành hoạt động của

cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quản lý địa bàn, xử lý những vi phạm hành chính của phường; chấp hành thực hiện chủ trương, chỉ thị của cấp trên; công tác tư pháp và thủ tục hành chính ở phường, xã Tính chất nhiệm vụ của Bí thư cấp ủy là để ra các nghị quyết lãnh đạo,

chỉ đạo chính quyền và các đoàn thê quần chúng tô chức thực hiện, Chủ tịch

UBND lãnh đạo chính quyền cụ thể hóa chủ trương lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức thực hiện các mặt công tác theo pháp luật của Nhà nước N guyên tắc và _ phương pháp quản lý nhà nước của Chủ tịch UBND là chế độ thủ trưởng, sử dụng các công cụ pháp luật, vật chất để điều hành công tác và tác động đến xã hội và nhân dân địa phương

Sự khác nhau và sự thống nhất về vị trí, vai trò của Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND cho thấy, cần phải có sự phân biệt rõ ràng về chức năng, nhiệm

vụ, tránh chồng chéo, hạn chế lẫn nhau, nhưng phải có mối liên hệ, phối hợp

| chat chế, có sự thống nhất cao về quan điểm, chủ trương và cách tô chức thực hiện Từ đó, mới có cơ sở đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điêu

16

Trang 21

hành có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, mới tạo nên sự ôn định và phát triển của xã hội Thực hiện đúng chức trách của từng chức danh vừa đảm bảo có sự lãnh đạo, sự định hướng của Đảng, đồng thời đảm bảo vai trò, hiệu lực, hiệu

quả quản lý, điều hành của chính quyền nhà nước ở địa phương

1.2 Khái niệm, cấu trúc năng lực và tiêu chuẩn năng lực của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1.2.1.Quan niệm và cấu trúc năng lực Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1.2.1.1.Quan niệm năng lực Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban

nhân dân xã, phường, thị tran

Nang luc vé phuong dién tam lý học là một khái niệm dùng dé chi những đặc điểm tâm lý, những phẩm chất tâm lý của một cá nhân nào đó đảm

bảo cho cá nhân ay hoạt động được và hoạt động có hiệu quả trong một hoặc

nhiều lĩnh vực nhất định” Những đặc điểm tâm lý, những phẩm chất tâm lý

cầu thành năng lực được xét trong quan hệ với việc thực hiện những công

việc trong những lĩnh vực hoạt động nhất định Vì vậy, người ta thường nói đến những năng lực chuyên môn cụ thể: như năng lực năng dạy học, năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tư duy khoa học, tư duy lý luận, năng lực tổ chức

thực tiễn

Năng lực lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm

lý của những cá nhân nhất định, tham gia vào việc bảo đảm cho họ có thể dẫn

dắt, thức tỉnh ý thức và hành vi người khác, chỉ huy, điều hành các công việc

và tô chức khác nhau, để làm được điều đó một cách có hiệu quả Nói cách khác, năng lực lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất cần có

và phải có dé người lãnh đạo có thể và đảm nhiệm tốt vai trò, chức năng,

nhiệm vụ của mình với tư cách là thủ lĩnh, người chỉ huy, là người hoạt động chính trị, chuyên môn và giáo dục”

Trang 22

tác cụ thể có tính chất chuyên biệt, tương ứng với chúng là những đặc điểm,

phẩm chất tâm lý bảo đảm cho chúng được thực hiện Về phạm vi nay, cau trúc năng lực không bao gồm những đặc điểm đạo đức mà chỉ gồm những đặc điểm tâm lý làm cơ sở cho hành động và thao tác đặc thù với tư cách là kỹ năng nghề nghiệp

Xét từ khía cạnh thứ hai, câu trúc năng lực của người lãnh đạo, quản lý gồm những phẩm chất tâm lý có ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau Xét một cách tổng quát cấu trúc năng lực của người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND gồm những thành tố sau đây:

Thành tô thứ nhất là tập hợp gồm những phẩm chất tâm lý phổ biến của

mọi cá nhân, nhưng đặt trong mỗi quan hệ với hoạt động lãnh đạo, quản lý thì

chúng trở thành điều kiện cần có cho hoạt động này, tức là những yếu tố trong năng lực lãnh đạo Chúng bao gồm khả năng sau đây:

-Về năng lực nhận thức Đó là vốn tri thức mọi mặt, nhất là tri thức lý

luận, tri thức khoa học và cả tri thức kinh nghiệm Gắn liền với các bộ phận

tri thức ấy là năng lực tư duy với những trình độ khác nhau, từ tư duy kinh nghiệm đến tư duy lý luận, khoa học Nhờ đó mà người ta có được các khả năng lựa chọn, khả năng định hướng, khả năng đánh giá kết quả hoạt động Những khả năng đó thể hiện trong hoạt động quản lý và lãnh đạo của cán bộ

là những kỹ năng quan sát, phát hiện chính xác vấn đẻ; kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác; kỹ năng khái quát vấn đề để phát hiện, nắm bắt cái chung, cái bản chất, cái có tính qui luật của đối tượng; _ kỹ năng phán đoán, dự báo tình hình Đặc biệt kỹ năng vận dụng lý luận, tri

thức khoa học vào thực tiễn; Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào công -tác của địa phương là phẩm chất quan trọng nhất của người Bí thư cấp ủy

-Nang luc thé hién 6 trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong _ những thành tố có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của

19

Trang 23

biện pháp khác nhau giải quyết nhanh nhất, tốt nhất những công việc khó

khăn, phức tạp một cách chủ động và linh hoạt

Thành tô thứ hai gồm những hiện tượng tâm lý không phải chức năng phố biến của cá nhân mà là chất lượng nhất định của một số chức năng tâm lý

ây Những hiện tượng đó biểu hiện ở mỗi cá nhân khác nhau, nhưng với

người lãnh đạo, quản lý, những hiện tượng tâm lý ấy trở thành phẩm chất đặc biệt quan trọng trong nhân cách lãnh đạo, quản lý Đó là năng lực giao tiếp, năng lực giáo dục, thuyết phục người khác và năng lực tô chức

- Trong quá trình hoạt động, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND

phải tiến hành các hoạt động giao tiếp Để thực hiện chức năng lãnh đạo và quản lý, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND luôn phải giao tiếp với

các khách thể khác nhau, thể hiện những dấu ấn nhất định trong mối quan hệ ứng xử với họ Giao tiếp trong quá trình quán lý của Bí thư cấp ủy đồng thời

là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là quá trình tiếp xúc tích cực với những người xung quanh, nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm với các khách thê để thực hiện chức năng quản lý và lãnh đạo ở địa phương

Người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

-_ thường xuyên thực hiện sự giao tiếp chính thức với cán bộ, đảng viên, nhân

viên và quan chúng nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức công

việc có hiệu quả bằng việc tổng hợp, xử lý thông tin kịp thời, chính xác Mặt

-_ khác, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND còn phải sử dụng các hình

thức giao tiếp không chính thức để thu thập thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện

20

Trang 24

vọng của quần chúng nhân dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân

viên Vì thế phải có các kỹ năng lắng nghe, khái quát, tổng hợp các các luồng

“thông tin, các ý kiến khác nhau Người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND phải thể thiện sự sâu sát, gần gũi, thân thiện, dé đồng cảm trong quan

hệ với mọi người được xem là điều kiện thiết yếu, có khả năng tạo ra những

tiên để tâm lý thuận lợi, những đặc điểm tâm lý phù hợp với việc phát triển

vững chắc phẩm chất, nhân cách của người lãnh đạo và xây dựng văn hóa

chính trị trong lãnh đạo, quản lý

Trong quá trình giao tiếp, người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND xã, phường, thị trắn phải luôn ý thức được mục đích, nội dung và cách

thức giao tiếp, để chủ động, sẵn sàng thực hiện các mối quan hệ với người

khác theo mục tiêu của mình và mục tiêu chung của tổ chức và công đồng dân

cư Đồng thời, quá trình giao tiếp của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND xã, phường, thị trấn phải luôn thể hiện văn hóa của họ và của cộng

đồng mà họ là đại diện Thể hiện tính văn hóa trong giao tiếp lãnh đạo và

quản lý không chỉ tôn tạo, nâng cao các giá trị, chuẩn mực xã hội, đạo đức,

thâm mỹ cho đội ngũ cán bộ và nhân dân, mà còn là cơ sở để tạo nên mối

quan hệ gần gũi, gắn bó với nhân dân, nâng cao uy tín của Đảng, của chế độ

xã hội và của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước nhân dân trong việc thực hiện

mục tiêu của cộng đồng

Quá trình giao tiếp sẽ gấp khó khăn khi các thành viền không bộc lộ

mình, giữ khoảng cách không cần thiết Sự cởi mớ, chân thành rút ngắn

khoảng cách tâm lý, tạo điều kiện dễ dàng thông cảm cho nhau, hòa hợp và

tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thê, giữa cán bộ và nhân dân

_- Trong quá trình hoạt động, người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND

phải thê hiện niêm tin, giá trị, những lo lăng, ước mơ, hoài bão cho tương lai

của địa phương, không né tránh đối thoại với người thừa hành và quân chúng

nhân dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiên của cán bộ và nhân dân một cách chân

_ thành Người Bí thư cấp-ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cần cởi mở, chân

2l

Trang 25

thành thường chủ động trong việc thiết lập mối quan hệ với mọi người, với những người xung quanh, với quần chúng nhân đân trong những hoàn cảnh khó khăn

Người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

có kỹ năng giao tiếp, đòi hỏi phải biết ứng xử khéo léo, nghĩa là khi tiếp xúc

với người khác có khả năng điều khiển mình, giữ mình một cách đúng đắn

Người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND sẽ giải quyết công việc một

cách có tình, có lý; ứng xử khéo léo trong giao tiếp lãnh đạo, quản lý thể hiện

ở sự tôn trọng nhân cách, trân trọng các giá trị của người thừa hành và quân chúng nhân dân trong quan hệ với mình; biết lắng nghe ý kiến người khác

trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; biết xử sự với người khác như là

người thân thiết; thể hiện ở kỹ năng làm chủ cảm xúc, biết kiềm chế mình,

tránh mắt bình tĩnh, giận dữ, xúc phạm đối với người khác; hoạt bát, hài hước

trong cuộc sống cũng là biểu hiện của sự khéo léo: nụ cười xóa nhòa sự cách

biệt

Năng lực giao tiếp của người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phải dựa trên sự hòa đồng với tập thé, cộng đồng dân cư Sự hòa đồng trong sinh hoạt là nền tảng, là cơ sở của một năng lực tư duy thực hành, là tiền đề của tinh thần dân chủ và là một tiêu chuẩn của người đầy tớ trung thành của nhân dân” Thê hiện kỹ năng biết hòa đồng trong giao tiếp, người cán bộ lãnh đạo gần gũi với quân chúng, với nhân viên dưới quyền, khiêm tốn, sử dụng ngôn ngữ bình dị, không phô trương, khoe khoang thành tích cá nhân cũng như không xem thường người khác

Năng lực giao tiếp trong lãnh đạo, quan ly rat quan trong thé hién trong

kỹ năng góp ý cho người khác, trong kỹ năng hòa giải mâu thuẫn Trong công _ tác, các cộng sự và cấp dưới khó tránh khỏi mắc khuyết điểm, người lãnh đạo, quản lý cần phải có kỹ năng góp ý cho người khác không phải chỉ bằng năng

° Dinh Phuong Duy: Một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động quản lý của chủ tịch UBND phường Luận án tiên sĩ tâm lý-Hà Nội năm 2000

22

Trang 26

lực trí tuệ, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm sống mà bằng cả tỉnh thần

trách nhiệm, thăng thắn, sự chân thành giúp đỡ mọi người tiễn bộ Người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị tran hang ngày phải trực tiếp giải quyết rất nhiều vấn đề về lãnh đạo, quản trị nhân sự, công việc,

xử lý các mối quan hệ rất phức tạp trong nội bộ, giữa các tổ chức, cá nhân, nhân dân với Đảng, chính quyền, trong đó thường xuyên phát sinh các tình huống mâu thuẫn, thậm chí cả xung đột, điểm nóng Họ phải có khả năng nhạy cảm phát hiện mâu thuẫn, có năng lực phân tích mâu thuẫn, xác định hình thức, phương pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn, hài hòa, có lý có tình Chủ quan, nông cạn, quan liêu không sát thực tế, không phát hiện sớm, không giải quyết tốt mâu thuẫn hoặc bị động, lúng túng đều gây tốn hại, để lại hậu quả khó lường cho tô chức Cuộc sống vận động thông qua mâu thuẫn và giải quyết tốt mâu thuẫn, do vậy không nên né tránh, không cường điệu hóa các mối quan hệ khác nhau trong nhận thức và hành động của mỗi người thành mâu thuẫn tiêu cực, không thiên tư, thiên vị, thiếu khách quan trong giải quyết mâu thuẫn; dân chủ, công bằng, thắng thắn, có tính nguyên tắc trong việc góp

ý cho người khác cũng như giải quyết mâu thuẫn là những yêu cầu cơ bản để phát huy năng lực của người lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở

-Nếu coi lãnh đạo là sự thuyết phục, dẫn dắt người khác đi theo con đường chân chính của mình thì năng lực giáo dục, thuyết phục vận động người khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Thái độ của người Bí thư cấp ủy

đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với quần chúng nhân

dân xuất phát từ vai trò của tổ chức đảng và chính quyền ở cơ sở Đó là nơi gần dân, sát dân, nơi trực tiếp gắn bó với quần chúng, thường xuyên tiếp xúc,

_ tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân; giáo duc,

hướng dẫn và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, pháp -

luật của Nhà nước Để thực hiện được nhiệm vụ đó, người Bí thư cấp ủy đồng

thời là Chủ tịch UBND phải có khả năng thu hút quần chúng và các cộng sự ~_ của mình bằng khả năng sư phạm, tính thuyết phục người khác quan tâm, chia

to co

Trang 27

nhân dân và cộng sự về những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân của họ;

có thái độ chân thành, khiêm tốn học hỏi những kinh nghiệm quí báu của nhân dân và cộng sự; công khai, dân chủ, gần gũi, gắn bó với dân Năng lực giáo dục, thuyết phục người khác của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND đồi hỏi ở các kỹ năng hợp tác làm việc với cấp trên, cấp dưới, các

cộng sự và nhân dân

-Năng lực ra các quyết định quản lý là thành tố có tính chuyên biệt của

người cán bộ lãnh đạo, quản lý, nó là tổ hợp những đặc điểm tâm lý nhằm đáp

ứng cho quá trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý kịp thời, chính xác và có

hiệu quả Quyết định lãnh đạo, quản lý vừa là nội dung hoạt động cơ bản vừa

là sản phẩm của hoạt động lãnh đạo, quản lý Nếu người lãnh đạo, quản lý mà _ chưa ra được quyết định thì chưa phải lãnh đạo, quản lý

Năng lực ra quyết định lãnh đạo và quản lý thể hiện qua các đặc điểm như tầm trí tuệ của người lãnh đạo cùng với uy tín cá nhân của họ, khả năng

thu thập, phân tích và xử lý thông tin; khả năng dự báo, dự đoán, lựa chọn và quyết đoán, khả năng linh cảm, trực giác, năng lực tư duy sáng tạo, sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vân đê cụ thê; khả năng độc lập, tự chủ, ý thức trách nhiệm và khả năng

Ta các quyết định đúng đắn

Năng lực ra các quyết định quản lý gắn liền với năng lực tư duy, nhất là

từ duy chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng nội dung các

quyết định, tổ chức hội họp, truyền đạt nhiệm vụ đến với các khách thể lãnh

đạo, quản lý Người lãnh đạo ra quyết định phải dựa trên các thông tin đầy đủ,

chính xác, phải tiếp thu một cách chỉ tiết về vị trí và ý nghĩa thực sự của vân -

24

Trang 28

dé, sy nhạy cảm về tổ chức, đồng thời họ phải có bản lĩnh nhận trách nhiệm

cá nhân về toàn bộ kết quả của việc ra quyết định N goài ra uy tín cá nhân và

phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định Sự tin cậy về

chính trị, chuyên môn, đạo đức, lối sống có ý nghĩa to lớn trong việc thông

qua các quyết định, truyền đạt nhiệm vụ và thực hiện các quyết định

-Năng lực tổ chức thực hiện các quyết định lãnh đạo quản lý thuộc về

năng lực chuyên biệt của người làm công tác lãnh đạo và quản lý, nếu thiếu

nó sẽ khó hoàn thành được nhiệm vụ Theo các nhà tâm lý học lãnh đạo và

quản lý, năng lực tổ chức được thể hiện thông qua hàng loạt kỹ năng, nhưng

tập trung nhất ở các kỹ năng thực hành, tổ chức công việc lãnh đạo, quản lý,

kỹ năng tổ chức các phong trào hành động cách mạng Ngoài ra, người có

năng lực tổ chức và lãnh đạo còn phải có đầu óc thực tẾ - sự vận dụng kiến

thức, kinh nghiệm vào thực tiễn công tác lãnh đạo, quán lý; tính quảng giao -

khả năng giao thiệp rộng với mọi người; kỹ năng điều khiến, thuyết phục cấp

đưới trong việc lĩnh hội tỉnh thần nội dung các quyết định, tổ chức phối hợp

hành động chung Năng lực tổ chức thể hiện ở chiều sâu của tư duy - khả

năng năng xét đoán nhận định bản chất của vấn đề, nhanh chóng xác định

nguyên nhân và hậu quả của nó; tính tích cực và đầu óc sáng tạo; sự kiên trì

và khả năng chịu đựng; tính đũng cảm và quyết đoán; khả năng quan sát

chính xác; tính nguyên tắc - khả năng tự giác trong tổ chức, nghiêm chỉnh

chấp hành kỷ luật tỔ chức; sự nhạy cảm về tổ chức; khả năng nhạy cảm tâm

lý, khả năng truyền cảm, biết tác động đi vào lòng người

Ngoài ra, trong năng lực tổ chức của người Bí thư cấp ủy đồng thời là

Chủ tịch xã, phường, thị trắn còn phải thể hiện tính linh hoạt, tháo vát và khá

năng thích ứng cao Đặc điểm của tính linh hoạt thể hiện ở khả năng kịp thời

ứng phó với các tình huống xảy ra, có bản lĩnh ứng phó với nhiều kiểu tình

huông khác nhau, nhiêu kiêu phản ứng khác nhau, lường trước các khả năng

* Xem: PGS,TS Nguyễn Bá Dương (chủ biên): Tâm lý học quản lý đành cho người lãnh đạo Nxb CTQG,-H,

2003

25

Trang 29

diễn biến để ứng phó có hiệu quả Tính linh hoạt còn thé hiện ở việc không

quá cứng nhắc phụ thuộc vào cấp trên, chủ động giải quyết công việc trên tinh thần độc lập, sáng tạo; không quá khuôn mẫu, điều hòa và phát huy được ưu thế của địa phương trong mối quan hệ với chủ trương của cấp trên; có các

phương pháp tác động phù hợp với các đối tượng Đặc điểm của sự tháo vát là

khả năng có mặt giải quyết vấn đề kịp thời, đúng lúc; chủ động tổ chức công việc, phân phối thời gian hợp lý, giải quyết công việc nhanh chóng Khả năng

thích ứng của người Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND thể hiện ở

khả năng thay đổi phương pháp công tác hoặc cách tổ chức phù hợp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách, dân cư; có khả năng hòa nhập vào các quan

hệ mới, điều chỉnh hành vi không phù hợp với tính chất và đối tượng công

tác, nhạy cảm với cái mới, biết tạo ra và phát huy bầu không khí sáng tạo trong tập thé

Thành tô thứ ba trong cau trúc năng lực của người lãnh đạo, quản lý là một chức năng tâm lý chuyên biệt chỉ có trong nhân cách người lãnh đạo, quán lý, đó là năng lực chỉ huy Năng lực chỉ huy gồm:

-Nang lực tạo ra và duy trì quyền lực Quyên lực và uy lực là sức mạnh

tỉnh thần đặc biệt của người lãnh đạo, nó đảm bảo cho hành động chỉ huy

được thực hiện Quyền lực, uy lực là cái không có sẵn, mà được tạo ra, không

phải ở một chức năng tâm lý cụ thể nào, mà đó là khả năng có được và biết vận dụng toàn bộ những phẩm chất tâm lý cá nhân (bao gồm những tài năng, đạo đức, phong cách ) và toàn bộ những năng lực xã hội (bao gồm vị thế xã

._ hội đã được xác lập, quyền hạn được tổ chức hoặc xã hội giao cho, những ưu thế về tri thức kinh nghiệm và kế cả những phương tiện, điều kiện vật chất

khác) Thực tế quyền lực ở người lãnh đạo có thể xuất phát từ hai nguồn gốc, một là “gán ghép” từ bên ngoài được gắn cho cá nhân như một thứ phương

tiện tạo thành sức mạnh Hai là, quyền lực thực sự của người lãnh đạo là sự

chỉnh phục người khác bằng chính năng lực, phẩm chất, phong cách của chính

bản thân cộng với sức mạnh từ bên ngoài đã được cá nhân hâp thụ và trở

26

Trang 30

thành yếu tố nội tại, thành những phẩm chất như là vốn có, tự nhiên của bản

thân người lãnh đạo

-Năng lực sử dụng quyền lực, tức là khả năng sử dụng quyền lực có hiệu quá Sử dụng quyền lực có hiệu quả là biết dùng quyén lực một cách khác nhau trong những tình huống cụ thể một cách hợp lý nhất, không lạm dụng quyên lực, cũng không hữu khuynh, buông lỏng

-Uy tín là bộ phận của quyền lực mà người lãnh đạo nào cũng cân phải

có Uy tín trước hết là một sức mạnh tỉnh thần có khả năng chỉ phối, biến đổi

người khác, làm cho người khác phục tùng người mang quyên lực đó

Uy tín là sức mạnh đặc biệt chi phối mọi người bằng nhân cách, bằng

hoạt động hoặc bang két quả hoạt động của một cá nhân, hay một tổ chức nào

đó tạo ra cho người khác những niềm tin, sự tín nhiệm nhất định N gười lãnh

đạo có uy tín là người được những người khác nghe theo, phục tùng một cách

tự giác, vô tư do họ có năng lực, phẩm chất, phong cách nhất định, do họ có trình độ văn hóa lãnh đạo nhất định và kết quả có tính thuyết phục trong hoạt động của họ

Việc phân biệt ba thành tố của năng lực người lãnh đạo, quản lý như đã nêu trên là có tính tương đối, năng lực lãnh đạo, quản lý là một chỉnh thể, mà

sự chia cắt cũng như sắp xếp trật tự các yếu tô đó cũng chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức Trong các thành tố cầu thành năng lực của người lãnh đạo và quản

lý nói chung vai trò của từng thành tố cũng khác nhau tùy vào vị trí cụ thể của

họ trong hệ thống tổ chức Đối với các nhà lãnh đạo cấp trên cơ sở, năng lực

“tư duy, năng lực nhận thức và hoạt động ra quyết định là quan trọng, có ý _nghĩa quyết định trong lãnh đạo, quản lý Những đặc điểm phán ánh những năng lực đó thường thể hiện cụ thể trong quá trình nhận thức và ra quyết định, những đặc điểm về thao tác tư duy, các thao tác trí tuệ .ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, lãnh đạo Đối với lãnh đạo cấp cơ sở thì năng lực hoạt

động truyền đạt nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các quyết định lại là hoạt động

quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quản lý Các đặc điêm tâm lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở chủ yếu là những đặc điêm về

27

Trang 31

tư duy thực hành, về hành vi, kỹ năng thích nghị, tổ chức hành động thực hiện

các công việc lãnh đạo, quản lý ở cơ sở Ngoài ra, đối với người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, khả năng thích ứng và giao tiếp, khả năng thu hút, giáo dục, thuyết phục cấp đưới và nhân dân là rất quan trọng, phản ánh được thực

chất việc dân chủ ở cơ sở Những đặc điểm tâm lý trên làm nổi bật vai trò

lãnh đạo, quản lý của họ ở cơ sở và trong sự tác động lẫn nhau của các thành

tố trên mà tạo thành phong cách lãnh đạo quản lý riêng có ở cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở",

Có thể nói nhân cách của người Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là tổng hợp các phẩm chất và năng lực, phản ánh các giá trị

xã hội của họ Năng lực lãnh đạo, quản lý hình thành chủ yếu bằng con đường

giáo dục, rèn luyện và có liên hệ chặt chẽ với phẩm chất tâm lý khác như

chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ

sở có lập trường, quan điểm vững vàng, trung thành với sự nghiệp của Đảng,

có trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có phong cách làm việc dân chủ, có tính nguyên tắc và ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm minh, khiêm tốn, giản dị, mềm đẻo, linh hoạt Những phẩm chất đó là điều kiện tiên quyết để phát triển

và phát huy năng lực lãnh đạo, quản lý Trong các pham chat chung, pham chất đạo đức được coi là “gốc của người cách mạng”, năng lực và phẩm chất

đạo đức trong nhân cách người lãnh đạo và quản lý được coi là hai mặt “tài”

và “đức” có mối quan hệ chỉ phối lẫn nhau, “có tài mà không có đức là vô

dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Sự tin cậy về chính trị, đạo đức và uy tín của người lãnh đạo và quản lý có ý nghĩa to lớn trong việc

ra quyết định quản lý và tổ chức thực hiện thắng lợi các quyết định Vì vậy, khi tìm hiểu về những đặc điểm và những yêu cầu về năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt nó trong quan hệ ảnh hưởng của các phẩm chất

Trang 32

CHUONG 2:

THUC TRANG NANG LUC Bi THU CAP UY DONG THOILA CHU TICH UY BAN NHAN DAN XA, PHUONG, THI TRAN

O THANH PHO HO CHi MINH EREN NAY

2.1 Công tác chỉ đạo, triển khai và kết quá bước đầu thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường,

thị trấn ở thành phố Hồ Chí Minh

Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về thực hiện thí điểm chủ trương nhất hóa hai chức

danh cán bộ chủ chốt cơ sở Thành ủy Thành phó Hồ Chí Minh đã xây dựng

chương trình hành động số 39-CtrHĐ/TU ngày 08 tháng 07 năm 2008, đồng

thời Ban tổ chức Thành ủy đã ban hành kế hoạch số 23-KH/BTCTU, trong kế

hoạch mỗi quận, huyện chọn 1 đến 2 phường xã, thị trấn làm thí điểm Sau khi có thông báo số 223-TB/TW ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Bộ Chính trị

và hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 6 tháng 3 năm 2009 của Ban tổ chức

Trung ương; Ban thường vụ Thành ủy chỉ đạo mỗi quận chọn từ 20% - 30%

sỐ phường và mỗi huyện chọn 01 xã hoặc thị trấn thực hiện thí điểm (Riêng cấp Quận, huyện chọ 5 đơn vị, tỷ lệ 20%)

| Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 22, Ban tổ chức Thành ủy đã thành lập tổ công tác, tổ chức lớp bồi dưỡng về kỹ năng cho các đồng chí Bí

thư đồng thời là Chủ tịch UBND phường xã, thị trấn; ban hành hướng dẫn, bố

sung qui chế làm việc của đảng ủy phường xã, thị trấn ở những nơi thực hiện thí điểm Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành chính sách đối với đồng chí

Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND phường xã, thị trấn; ủy ban nhân dân Thành phố đã có quyết định phụ cấp đối với Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cụ thể là: cấp quận, mức phụ cấp hăng tháng được hưởng bằng 50% lương cộng với phụ cấp đang được hưởng, nguồn chỉ từ quĩ lương của cơ quan nơi cán bộ hưởng lương; cập phường, xã, thị tran duoc hướng phụ câp

29

ee

Trang 33

1,5 triéu đồng/người/tháng, nguồn chỉ từ kinh phí quản lý hành chính của phường, xã, thị trấn

Qúa trình chỉ đạo thực hiện từ tháng 10 năm 2008 đến nay, Thành phố

Hồ Chí Minh tổ chức triển khai tại 69 đơn vị, tuy nhiên có 02 phường không tiếp tục thực hiện thí điểm Hiện nay có 4 quận, huyện và 67 phường xã, thị

trần thực hiện thí điểm mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND phường :

xã, thị trấn Có được kết quả bước đầu là do Thành ủy đã chọn đơn vị thực

hiện thí điểm đảm bảo các yêu cầu đó là: địa bàn tương đối ổn định vẻ kinh tế

- văn hóa - xã hội, nội bộ Đảng - Chính quyên, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể

nhân dân đoàn kết thống nhất Tổ chức bộ máy ổn định, đội ngũ cán bộ lãnh

đạo có năng lực đồng đều đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cụ thể Cán bộ

được chọn là Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn,

có trình độ đại học chuyên môn, lý luận chính trị trung cấp trở lên, có năng

lực và kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý Nhà nước

Kết quả thực hiện thí điểm được thể hiện cụ thể, đó là: Chọn 67

phường, xã thực hiện thí điểm trong đó có 61/259 phường đạt tỷ lệ 23,55%

theo hướng dẫn; 5/58 xã đạt tỷ lệ 8,62%; 1/5 thị trần tỷ lệ 20% cao hơn hướng dẫn Có 31 don vị thực hiện thí điểm trước tháng 4 năm 2009, 25 đơn vị thực hiện tại thời điểm thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân phường, 11 đơn

vị thực hiện sau tháng 4 năm 2009 Trong 67 đồng chí Bí thư đồng thời là

Chủ tịch UBND, có 14 là cán bộ nữ (20,89%), 53 đồng chí là quận - huyện ủy viên trong đó có 03 đồng chí là ủy viên ban thường vụ quận, huyện ủy Về

_- công tác cán bộ, để tinh gọn và đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy tại

những đơn vị thực hiện thí điểm, Thành ủy chỉ đạo: Ở các phường có 01 phó

bí thư đảng ủy; ở các xã, thị trấn có 02 phó bí thư đảng ủy (01 phó bí thư

thường trực, 01 phó bí thư là chủ tịch ủy ban nhân dân); ở các quận có 02 phó -_ bí thư là chủ-tịch ủy ban mặt trận tổ quốc hoặc trưởng ban dân vận hoặc phó Chủ tịch ủy ban nhân dân quận Về trình độ chuyên môn có 66/67 đồng chí có

30

Trang 34

trình độ đại học đạt tỷ lệ 94,02%, về trình độ lý luận chính trị có 45 đồng chí

có trình độ cao cấp, cử nhân tỷ lệ 67,16%, 22 đồng chí có trình độ trung cấp

tỷ lệ 32,83% Về độ tuổi dưới 35 tuổi có 05 đồng chí tỷ lệ 07,46%, từ 35 — 45

tuổi có 34 đồng chí tỷ lệ 51,15%, từ 46 — 55 tuổi có 28 đồng chí tỷ lệ 41,79%

Trong 67 đồng chí, có 61 đồng chí là cán bộ tại chỗ, gồm 27 đồng chí là bí

thư đương nhiệm được bầu hoặc được bổ nhiệm làm chủ tịch (tý lệ 40,29%),

34 dong chí là chủ tịch được bầu làm bí thư (tỷ lệ 50,74%) Có 6 đồng chí

được điều động đến (tỷ lệ 08,90%) (02 đ/c làm bí thư, 01 đồng chí là chủ tịch

phường khác, 01 đ/c bí thư quận đoàn, 01 là Giám đốc Ban quản lý dự án quận, 01 là phó trưởng phòng kinh tế quận

Sau 2 năm thực hiện chủ trương thí điểm Bí thư đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn ở Thành phó Hồ Chí Minh có

thê đánh giá một cách tổng quát như sau:

Thứ nhất, về mặt thuận lợi Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND là

người trực tiếp tiếp thu quán triệt nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính quyên cấp trên, đồng thời là chịu trách nhiệm triển khai thực

hiện, nắm chắc tình hình địa phương do vậy, việc vận dụng đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên, đề ra nhiệm vụ, biện pháp thực hiện ở cơ sở phù hợp và khả thi, luôn chủ động trong tổ chức quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của cấp ủy Nhất

thể hóa 2 chức danh thì việc lãnh đạo các tổ chức đảng, mặt trận, đoàn thê,

điều hành bộ máy chính quyền và cán bộ, công chức, tư tưởng và phối hợp hành động trong cả hệ thống chính trị Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND

vừa là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo (Bí thư), vừa là người đứng đầu cơ quan tổ chức thực hiện (Chủ tịch ủy ban nhân dân) có điều kiện phát huy tốt

vai trò cá nhân, đề cao quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu, xử lý công

việc kịp thời, giảm tải các cuộc họp, hội ý, khắc phục được sự trì trệ, đùn day

- trách nhiệm, gây phiền hà cho nhân dân, từ đó dành nhiều thời gian hơn cho

-_ công tác lãnh đạo, kiểm tra

31

Trang 35

Thứ hai, Thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; phát huy được tính chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời tạo

ra được sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; công tác quản lý và điều hành công việc của địa phương được kịp thời; chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tổ chức quán triệt, cụ thể hóa và triển khai nhanh, các nghị quyết, chương trình công tác của đảng ủy được

triển khai kịp thời, đồng bộ, qui chế dân chủ được thực hiện tốt hơn Việc

lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc được tập trung, thống nhất, khắc phục

được tình trạng chồng chéo, trùng lắp; do sự lãnh đạo và điều hành tập trung

thống nhất vào một đầu mối ở người đứng đầu cơ sở, nên các cuộc họp, giao

ban với các tổ chức trong hệ thống chính trị nhanh gọn, có chất lượng

Thứ ba, với mô hình này, vai trò của các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở như Phó bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND phát huy được tốt hơn,

nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ của hệ thống

chính trị ở cơ sở, khắc phục được tình trạng trông chờ, ở lại, thiếu thống nhất

trong lãnh đạo và thực hiện Qua thời gian thực hiện thí điểm, nhiều cán bộ

thể hiện tốt năng lực, uy tín, một số cán bộ trẻ trưởng thành nhanh chóng, có 53/67 đồng chí được bầu vào cấp ủy quận, huyện trong đại hội nhiệm kỳ này (tăng 39 người so với trước khi thực hiện thí điểm mô hình này), trong đó có

3 đồng chí được cơ cầu vào thường vụ quận, huyện ủy Kết quả đại hội cấp cơ

sở, hầu hết các đồng chí Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đều được đại hội

tín nhiệm cao (85% đến 100%)

- Tứ tư, sau hai năm thực hiện thí điểm, hầu hết các cơ sở vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự xã hội được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn,

vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao, chất lượng các phong trào quân chúng được nâng lên

32

Trang 36

yêu cầu nhiệm vụ được giao; cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, chưa động viên, khích lệ được cán bộ có động lực mạnh mẽ để vươn lên

2.2 Thực trạng ng lực của Bí thư cấp úy đồng thời là Chủ tịch

ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở thành phố Hồ Chí Minh ⁄ tố

2.2.1 Những ưu điểm và hạn chế về năng lực của người Bí thư đồng

thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Chí Minh

2.2.1.1 Nhận thức về năng lực của Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

UBND xã, phường, thị tran ở thành phố Hồ Chí Minh

-Trước khi tiễn hành điều tra, khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ

cán bộ thực hiện thí điểm Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trân, những người nghiên cứu tiễn hành thăm dò ý kiến của các đồng chí đang trực tiếp giữ cương vị Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND, một số

đồng chí cán bộ chủ chốt quận, huyện, một số cán bộ, công chức, nhân viên

trong các tổ chức đảng và chính quyên nơi thực hiện thi điểm, để nắm việc họ

nhận thức, đánh giá như thế nào về nhân cách, năng lực của Bí thư đồng thời

là Chủ tịch UBND

Bảng 1: Kết quả thăm dò các khách thể nghiên cứu về những đặc điểm

_ tâm lý thể hiện năng lực và các phẩm chắi, phong cách công tắc mà dong chi

Bí thư đông thời là Chủ tịch UBND xã, phường, thị tran can phải có để đáp

ng yêu câu nhiỆm vụ

Trang 37

cộng sự và nhân dân

Các đặc điểm tâm lý thể hiện | Không Ít quan | Quan Rat

năng lực, phẩm chất, phong | cần thiết | trong "u trọng trọng quan

Trang 38

11 KY nang hop tac làm việc

vol con nguoi

15 Kỹ nã y nang ra cac quyét di ác quyết định 0 08 44.7 64.5

I VE PHAM CHAT, PHONG

CACH CONG TAC

Trang 39

3 Kiên quyết đấu tranh chồng

9 Gương mẫu trong công tác,

Trang 40

Phan tich két qua 6 bang trên cho thấy, các đặc điểm về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành, tổ chức thực hiện hoạt động lãnh đạo, quản lý trong câu thành năng lực của cán bộ được đánh giá cao nhất Bởi vì, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng quyết định đến năng lực nhận thức, khả năng tổ chức công việc hằng ngày, đủ tầm để xử lý

các tình huống phức tạp Điều đó cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ là rất cần

thiết để có được đội ngũ có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Tiép dén, kỹ năng ra các quyết định lãnh đạo một cách chính xác; kỹ năng tập hợp lực lượng, đoàn kết tập thể cũng được các ý kiến nhắn mạnh Về các đặc điểm về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khá năng biết lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, cấp dưới, thuyết phục người khác, năng lực vận động cán bộ, đảng viên, nhân viên và quần chúng nhân dân; kỹ năng xử lý mâu thuẫn nội bộ cũng được đánh giá tương đối cao Ngoài ra, các kỹ năng tổ chức hội họp, kỹ năng làm chủ thời gian, làm chủ cảm xúc cũng được coi là rất cần thiết Nhóm

nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn các khách thể về những loại năng lực

nào có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của người Bí thư

cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cán bộ

cần phải am hiểu cả công tác Đảng, cả nghiệp vụ quản lý nhà nước, vừa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, vừa có khả năng tô chức và điều hành hoạt động của UBND, có tính thần đổi mới và tính quyết đoán cao; phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, hòa nhã với mọi nguoi

Trong khi tham khảo ý kiến của các khách thể về năng lực của đồng chí

bí thư cấp ủy đồng thời chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ở thành phố Hồ

_ Chí Minh hiện nay, nhóm nghiên cứu đề tài cũng lấy ý kiến các đồng chí đang giữ chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch, các đồng chí cán bộ lãnh đạo các cấp, nhân viên và quần chúng về những phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

và tác phong công tác của cán bộ, cũng cho nhiều thông tin bổ ích Các phẩm

chất chính trị được đánh giá cao, nhân mạnh đặc biệt là phẩm chất đạo đức

37

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w