1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề cơ bản của lý luận báo chí đương đại

228 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 26,69 MB

Nội dung

Trang 1

Za — DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM NĂM 2017

TEN DE TAI

NHUNG VAN DE CO BAN

CUA LY LUAN BAO CHi DUONG DAI

Chủ nhiệm đề tài

PGS,TS NGUYEN VAN DUNG

Trang 3

1 Dư luận xã hội

Trang 5

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TIẾP CẬN VAN DE LÝ LUẬN ;(M9:iE219/9)(067 05 13

1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRUYEN THỜNG 5-5-5 5555: 13 1.1.1 Các quan điểm khác nhau trong tiếp cận lý luận báo chí 16

1.1.2 Hé qua van d€ tip CAM eccecesscsssessessecssesssecseeseesseesssesseseesecssesseceeen 19

1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐƯƠNG ĐẠI . -. c se2 22 1.2.1 Hệ lý thuyết truyền thông -¿- 5c cxSxcccEterkerkrreererrkerkrred 22

1.2.2 Lý thuyết về phan chia quyền lực, định vị quyền lực 28

2.1.1 Quan điểm cầu tTÚC «ke k1 S11 1711711111111 rved 32

2.1.2 Quan điểm chức năng +- + ©st©tect*cExExzEkzEkkrrerred " 33

1.3 BAN CHAT QUAN DIEM HE THONG

1.3.1 Bản chat quan diém hé thong .cesecssesscsesseecsecsecsecsseeseeseeneeees tre eey 36 1.3.2 Ý nghĩa của khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống 42

CHƯƠNG 2: HỆ THÓNG CÁC VẤN ĐÈ LÝ LUẬN BAO CHI 01019)i067.10077.7 44

+ 1 MO TA CAC VAN DE VA HE THONG KHAI NIEM CO BAN 44

2.1.1 Bản chất khái migm trung tam c.ceccescsssssssessesecsesseessesseeseeseeseeseeseeseeess 44

2.1.2 Các câu hỏi và hệ vấn đề của lý luận báo chí hiện đại 53

2.2 THU TIEP CAN MOT SO VAN ĐẼ_ THỰC TIẼN . 5-<+- 98

2.2.1 Vấn đề chức năng cơ bản của báo chí -ccc©cc+cxscccxessrcre 98

2.2.2 Vẫn đề nguyên tắc cơ bản trong hoạt động báo chí - 125

2.2.3 Vấn đề tự do báo chí c-cccrkkrrrrrrrrrrririirriiiiriiriie 150

2.2.4 Báo chí với truyền thông xã hội ¿5c 522tr cvervsxertrrrerree 163

Trang 6

3.1.2 Phat thanh, truyén hinh i cceccsccssssssesssssesesscsseseesescstesesseseeseseeees 170

3.1.3 Bao mang Gi6n ty oo ecccccceessecsssseceseenecessneeeeeerseeeeesnees HA xsy 172

3.2 NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN " 174 3.2.1 Những vấn để lý luận ¿5° 2x22 2xeEvEkerkerxerxrrerxerrrrrrrervee 174

3.2.2 Những vấn đề thực tiễn 2 Làn cHSE111121 011111711111 re 215

Trang 7

e Báo chí được coi là hoạt động chuyên nghiệp —- một nghề nghiệp thực thụ, chỉ bắt đầu từ khi báo chí chuyên nghiệp ra đời Tức là thứ báo chí không lệ

thuộc và tiền (của doanh nghiệp hoặc thế lực chính trị) Từ đó, mọi nghiên cứu khoa học và đảo tạo báo chí được coi như một nghề thực thụ

Trên thế giới, vấn đề đào tạo nhân lực báo chí một cách chuyên nghiệp

được bắt đầu từ thế kỷ XIX, trước tiên là ở Mỹ (Cao đảng báo chí Columbia)

sau đó đến các nước phát triển khác Ở Anh Quốc, mặc dù là nước được coi như

cái nôi báo chí thế giới, nhưng vấn đề đào tạo báo chí bắt đầu từ năm 1967 với

sự ra đời của khoa báo chí ĐH London City

Từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, các học giả nghiên cứu báo chí — truyền thông trên thế giới bắt dầu công bố những công trình khoa học, đè xuất những lý thuyết nền tảng cho báo chí và truyền thông đại chung Các tên tuổi

lớn của khoa học báo chí - truyền thông bắt đầu xuất hiện từ đây

Ở Việt Nam, tờ báo tiếng Việt đầu tiên được xuất bản vào tháng 4 năm

1865 với tờ Gia Định Báo", gắn với tên tuôi của người đứng đầu Trương Vĩnh

Kỹ - một trong những nhà bác học hiếm hoi được ông nhận của thế giới và Việt

Nam đầu thế kỷ 19 Báo chí cách mạng xuất bản tờ đầu tiên là Thanh Niên - (21/6/1925)” gắn liền với tên tuổi nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc Đảo tạo báo chí chuyên nghiệp ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1947, với các Lớp viết báo mang tên nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng Từ đây, các hoạt động nghiên cứu khoa

học, tổng kết thực tiễn báo chí được hình thành Nhưng phải đến năm 1962,

khoa Báo chí, trường ĐH Nhân Dân được thành lập, hoạt động đào tạo và

nghiên cứu khoa học về báo chí một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam mới được

coi là thực sự bắt đầu

Ở Việt Nam, sự nghiệp nghiên cứu khoa học, tổng kết thức tiễn được phát triển mạnh mẽ, được coi như hai dấu móc lớn: bắt đầu từ cuối những năm 1960 những cán bộ, sinh viên được cử đi học báo chí ở các nước xã hội chủ nghĩa

' Néu tính bài báo cách mạng đầu tiên làm rung chuyển chính trườn Pháp và thuộc địa là bài các yêu sách cua Nguyễn Ái Quốc năm 1918

Trang 8

tiến sĩ, trở về nước, công tác ở các cơ sở đào tạo”

e Hon 100 năm phat triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ, hàng ngàn công trình khoa học được công bố trong lĩnh vực báo chí — truyền thông, cả trong nước và ngoài nước Hầu hết các công trình chuyên bàn hay nghiên cứu

về một hay một số khía cạnh, vấn đề của báo chí - TTĐC; như nêu ra các lý

thuyết, học thuyết hay các kiến giải khoa học — thực tiễn theo các nhánh vấn đề hoặc do nhu câu thực tiễn đặt ra Nhưng có thể nói trong phạm vi bao quát của tác giả công trình này, chưa một công trình nào phát thảo ra bức tranh tông thể

lý luận (hay lý thuyết báo chí — truyền thông đại chung - TTĐC) báo chí bao gồm những vấn đề gì? Bức tranh tổng quát đó là như thế nao? Dé là thiếu hụt cơ

bản mà công trình này cần góp phần khắc phục

e Viéc phác thảo bức tranh tổng thê hay tổng quan các vấn đề lý luận (hay

lý thuyết) báo chí — TTĐC là việc làm hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa cơ bản

vừa có ý nghĩa bức thiết Bởi vì, khi phác thảo ra bức tranh như vậy, có thể giúp chúng ta hình dung được “khu rừng” mà chúng ta đang khám phá bao gồm các

“tiểu khu” nào, các chủng loại cây, loại đất và tiểu vùng khí hậu nào cụ thê ở

đây Từ đó, mỗi người có thể tùy theo năng lực, sở trường và nhu cầu thực tế để có thể chuyên chú vào những “tiểu khu” như vậy Và từ những “tiểu khu ấy,

“khu rừng” sẽ được “thâm canh”, khai thác và kết nối trên cả hai phương diện lý

thuyết (cả lý luận) và thực tiễn hành thực hành, vận dụng

e© Do đó, công trình nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa khoa học như

một nghiên cứu cơ bản, mà còn là công trình có giá trị kết nối thực tiễn trên các bình diện, các trường phái và các thể chế xã hội khác nhau về nhuwngxc vấn đề

lý luận báo chí — truyền thông đương đại

e Do vậy, chúng tôi cần một thởi gian và điều kiện nhất định mới có thể

hoàn thành nó — như một sứ mệnh của người đi trước Và nó được thực hiện

Cuối những năm 60 học ở Trung Quốc về (13 người) như Trần Bá lạn, Trần Hữu Năng, .Cuối những năm 70, đầu những năm 80, hjocj ở Liên Xô về như: Phúc Nguyên, Vũ Đúc Tân, Vũ Huyền, Trần Đăng Tuấn,

Trang 9

Báo chí trên thế giới, một số nghiên cứu công chúng thời sơ khai, kế từ kỳ

khởi thủy (thời Renaudot, 1586 - 1653) đạt số lượng 500 độc giả Thời kỳ này, báo

chí chỉ là một loại thư tín của chính quyền, phục vụ Hoàng gia Sau đó, số lượng

độc giả tăng lên 30.000 người (1830), 5 triệu người (1914), 10 triệu người khi xuất

hiện radio (1930), 30 triệu người khi truyền hình ra đời” Thời kỳ này chủ yếu các nghiên cứu tập trung nghiên cứu công chúng, từ đó tìm hiểu sưc mạnh của báo chí

trong cộng đồng cũng như thị trường kinh doanh |

Nơi xuất hiện Các ly thuyết kinh tế trường phái cô điển mới - Các lý

thuyết kinh tế trường phái ` giới hạn `` thành Vienna, Áo (lợi ích giới hạn và quy

luật nhu cầu) (Cuối thế kỷ XIX đầu thế ký XX) Đây là thời kỳ nghiên cứu lý

thuyết kinh tế học nói chung, kinh tế báo chí — truyền thông nói riêng Các nghiên cứu này không đi vào các vẫn đề liên quan đến bức tranh các vấn đề lý

luận báo chí

Những năm 1830 - 1840 là thời kỳ diễn ra Cuộc cách mạng thương mại báo chí trên thễ giới “Các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu trở

thành những doanh nghiệp tư bản sinh lời Vì vậy bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật của hoạt động kinh doanh: Cạnh tranh và hạn

chế cạnh tranh; Tập trung hóa, độc quyền hóa và những luật lệ khác””

Trong cuén The Associated Press Stylebook and Briefing on Media (Law 2011), tac giả chủ yếu đề cập các loại hình báo chí và TTĐC như các kênh, chỉ ra đặc điểm loại hình và ý nghĩa của nó đối với thực tế thựcs vấn đề đang nghiên cứu hành hàng ngày, mà không đề cập đến ca

Công trình Inside Reporting: A Practical Guide to the Craft of Journalism (Tim Harrower, McGraw-Hill Humanities Social 2009) lai dé cap đến kỹ năng cơ bản và quy trình tác nghiệp cụ thể thông qua một số điển cứu hay trường hợp cụ thể, hầu như không nói đến những vấn đề công trình chúng tôi đang bàn thảo

> tr 5-10- J acques Locquin (2004), Truyén thong dai ching từ thông tin đến quảng cáo, Nxb Thông tân,

Hà Nội

6 tr266- 274 [ X.thêm, tr 266- 274- Ngô Văn Lương, Đồng Văn Phường (Chủ biên) (2012), Lịch sử các

học thuyết kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyện - Khoa Kinh tê, Nxb Nhà xuất bản chính trị - Hành chính,

Hà Nội]

Trang 10

liệu tham khảo cho nhà báo

Trong Creative Editing, Dorothy A Bowles and Diane L Borden,

(Wadsworth Pub Co, 2010), cas tác giả xuất phát từ thực tế thay đổi, đưa ra

những khuyến nghị cho các nhà báo điều chỉnh sự sáng tạo thông điệp Công trình không nói đến các vấn đề liên quan đang nghiên cứu

Trong cuốn Broadcast Journalism In The 21st Century, K M Shrivastava, đúng như tên gọi của nó, các tác giả phân tích những vẫn đề thực tế, chỉ ra những thay đổi và khuyến nghị cho các nhà báo làm việc trong lĩnh vực P1-TH trong thế kỷ XXI

Cuốn Basic Radio Journalism, Chantler Paul And Stewart Peter tập trung

nghiên cứu, chỉ ra những đặc trưng và kỹ năng cơ bản của báo chí phát thanh, như một công trình chỉ dẫn những vấn đề cơ bản cho tác nghiệp báo phát thanh

trong thế ký mới, đúng hơn là đầu thế kỷ XXI

Các tác giả B.N Ahuja and S S Chhabra A của công trình concise course in reporting for newspapers, magazine, radio and TV chu yéu tap trung cung cap kiến thức và kỹ năng cơ bản — như một khóa đào tạo cơ bản ngắn ngày cho các

nhà báo, mà không đề cập đến những vấn đề lý luận hay lý thuyết báo chí —

truyền thông

Trong Information cia A Very Short Introduction (Very Short Introductions), By Luciano Floridi lai la tai ligu cung cấp những kiến thức cơ bản vè thông tin báo chí và từ đó, chĩ dẫn link cho các nhà báo về những kỹ năng tác nghiệp thực tế

The Elements of Journalism: What Newspeople Should Know and the

Public Should Expect, Bill Kovach, Tom Rosenstiel, Crown publisher, 2001 la

tài liệu nêu ra những vấn đề có ý nghĩa tiêu chí chất lượng cho nhà báo cũng như những điều công chúng kỳ vọng vào báo chí như niềm tin được trao gửi Công trình này chủ yếu nói về những “yêu tố thực tại” có tính chất thực hành

Trang 11

thông thay đồi

Tài ligu 101 Masterpieces from the Finest Writers and Reporters, Jon E.Lewis, (Mammoth Book 2003) tập trung nói về các kỹ năng hay bí quyết thành công của một số nhà báo khi làm phóng sự, tin tức được các tác giả tong kết từ góc nhìn nghề nghiệp, từ đó đưa ra khuyên bảo hay chỉ dẫn làm nghề

Các tác giả Werner J Severin, James W Tankard, Jr (2005) trong cuén Ly thuyết truyễn thông — câu trúc, bản chất, phương pháp, và sử đụng trong TTĐC là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống và bao quát những vấn đề về lý thuyết truyền thông, chỉ ra bản chất, cấu trúc và phương cách sử dụng trong TTĐC

Một số công trình trên đây chủ yếu đề cập đến các vấn đề thực tiễn hành nghề, thông qua một số trường hợp điển cứu và chỉ ra các điều cần thiết như những chỉ dẫn về kỹ năng cho nhà báo, nhà truyền thông nói chung

Trong các tài liệu tiếng Nga, chúng tôi thấy có thê điểm một số công trình Trong cuốn rosopwrb or MHenwlf iapopa” (tạm dịch là tiếng nói từ nhân dân), tác giả tập trung bàn về các thông điệp trên báo chí cần và nên thé hiện như tiếng nói của công chúng và nhân dân, không nên đưa ra những thôn g điệp khác ngoài mong đợi của cộng đồng

Cuốn Cơ sở lý luận báo chẾ của GS,TSKH E.P Prô-khô-rốp, Nxb ĐHTH Mát-

xcơ-va (MGU) là giáo trình đại học đưeowjc dùng cho 24 trường ĐHTH thời Liên Xô có khoa Báo chí, đề cập những vấn đề cơ bản của lý luận báo chí, như hệ thống

khái niệm cơ bản, các chức năng xã hội, nguyên tác hoạt động báo chí, tự đo báo

chí, ; nhưng tác giả lại chưa đề cập hệ thống các vấn đề lý luận báo chí với tư cách

là báo chí học và các vẫn dé về đối tượng nghiên cứu của nó Theo nhà nghiên cứu này, báo chí là đối tượng nghiên cứu của ngữ - văn, của lịch sử, tùy theo cách tiếp cận, không có khoa học báo chí mà chỉ có khoa học nghiên cứu về báo chí

Cũng trên cơ sở khung tư duy này, nhà lý luận đầu ngành báo chí Nga— Xô Viết

E.P Prô-khô-rốp (MGU) cũng đã chủ biên, xuất bản cuốn “Những phạm trù, khái

Ÿ Haponmnii nenyrar, 1992, Ne 17 C.98-103

Trang 12

như một khoa học với các tiêu chí cơ bản của nó

Trong cuốn ApTYM€HTaIIM1 B IyÕ/IHICTNW€CKOM rexcre!! các tác giả tìm hiểu và chỉ ra tính tư liệu trong các tài liệu chính luận Nói cách khác, công trình tập trung

bàn về yếu tố cơ cở của chính luận - tài liệu Từ đó, khái quát từ chỉ dẫn của dòng

văn hoạc tư liệu — văn học chính luận mà Việt nam chưa thấy công trình nào đề cập

Trong cuốn OỐIIecTB€HHO€ MH€HN€ H nponaranpa (DLXH và tuyên truyền) các tác giả lại chỉ ra mỗi quan hệ giữa DLXH và tuyên truyền; từ đó, đưa ra các khuyến nghị làm gì để nâng cao chất lượng tuyên truyền khi khai

thác các luồng ý kiến trong DLXH; mặt khác, khi phản ánh hay nhận thức bản

chất DLXH thì cần phải nên như thé nao

Trong cuén Muposo33penue: CymHocts, cnenuduka, pa3pnrne' Ì (Thế giới quan: bản chất, tính đặc thù và sự phát triển) tác giả ApHmesckwl P.A phân

tích bản chất thế giới quan, chỉ ra những đặc thù của nó và quá trình phát triển

biện chứn Cuốn sách có ý nghĩa phuwong pháp luận đối với nhà báo và nghiên

cứu báo chí học như tài liệu tham khảo căn bản, nhất là khi nghiên cứu về

DLXH và quyền lực thứ tư

Tac gia Boromonospa H.H trong cuốn CoumanbHat IcHxoNorua mewatTH,

payuo 4 renepugenut (Tam lý xã hội trong nghiên cứu báo chí, phát thanh và

truyền hình) là công trình của một GS khoa báo chí MGU để cập đến vấn đề tâm lý xã hội trong tìm hiểu về báo chí, phát thanh và truyền hình Từ đó, tác

giả khuyến nghị những nguyên tắc làm việc của các nhà báo như thế nào cho hiệu quả trong thực tế

Nhà chính tri hoc Actaxoga E.B trong cuốn CTaHOBJI€HH€ MHOTOIIADTHĂHOCTH

b CCCP! đề cập đến quá trình hình thành đa đảng chính trị trong giai đoạn cuối

đén khi tan rã Liên Xô như một vấn đề có ý nghĩa quy luật mất kiểm soát xã hội,

Trang 13

truyền thông; từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà báo chính luận khi “cẦm chịch” các diễn đàn đối thoại chính luận trên báo chí

Nhà nghiên cứu chính luận Iopốynosa T.B (khoa Báo chí ĐHTH Can- betacbua) trong cuốn IÏpwpopna XYJIOX€CTBEHHEIX HN€ÌÍ: HCKYCCTBO B CHCTeM© oỐirecTBeHHoro cosannx'” (tạm dịch: Bản chất của các ý tưởng nghệ thuật: nghệ thuật trong hệ thống ý thức xã hội) tập trung nghiên cứu bản chất chính

luận và nêu ra quy luật hình thành các ý tưởng, các vẫn đề chính luận từ thực tế

như phản ánh của ý thức xã hội trước thực trạng cuộc sống Công trình có ý nghĩa khoa học trong nghiên cứu chính luận báo chí

Tác giả I'openosa B.H trong cuỗn Oốb1neHHoe co3HaHwe KaK (bw#IocoQcKas nipoốnewa'Ở (Ý thức thường ngày — Ý thức quần chúng như vấn đề triết học) phân tích bản chất ý thức quần chúng, hay có thể vận dụng vào nghiên cứu công

chúng được nhìn nhận như khái niệm triết học, ở cấp độ khác, nó như khái niệm

công cụ của báo học học trong nghiên cứu công chúng, đối tượng tác động của

báo chí hay vấn đề trừu tượng hóa như khái niệm triết học

Nhà xã hội học báo chí và TTĐC Iopnxos M.K trong cuốn OGIIecTB€HHO€ MH€HN€: WCTODH1 H COBDeM€HHOCTE ˆ (DLXH: lịch sử và hiện

tại) đề cập đến bản chất DLXH như hiện tượng lịch sử trong hiện tại, những đặc trưng bản chất, tính quy luật và mỗi quan hệ tác động của DLXXH và báo chí

Nhà nghiên cứu báo chí học trong lĩnh vực DLXH; Ipymmm B.A trong cuỗn MaccoBoe cosHanne (Ý thức quần chúng)” tập trung nghiên cứu bản chất ý thức qần chúng trong mối quan hệ xem xét như đối tượng tác động của báo chí Đây là địa hạt chuyên nghiên cứu báo chí và DLXH như mối quan hệ cơ bản, nền tảng của báo chí

Trang 14

Khoa Báo chí ĐHTHQG Mát-xco-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU) trong

cuốn MeTro/wKa w3y4eHWx OỐIHI€CTBEHHOTO mMHeHud” (Phuong pháp nghiên cứu DLXH) chỉ ra các phương pháp luận tiếp cận cũng như phương pháp công cụ trong

nghiên cứu DLXH, giúp các nhà báo nhận thức tính phức tạp của mỗi quan hệ báo

chi va DLXH

GS,TSKH IIpoxopop E.II 2KypHamucruxa - "“verBeptai pIacr"2?Ẻ IIpoxopos E.II WcKyccrso nyốwxarw Trong tạp chí KH MGU, số 2/1993 nêu vẫn đề liệu báo chí có phải là quyền lực thứ tư? Và khi là quyền lực thứ tư thì nó chỉ có

trong xã hội nào? Bài viết có đề cấp lịch sử ra đời khái nieemk quyền lực thứ tư và cơ chế hình thành, bản chất của quyên lực thứ tư trong xã hội dân chủ Cũng G5 này

(IIpoxopos E.I}) trong công trình công bố trên tạp chí Khoa học MGU chỉ ra quá trình (ŒĐopMHpOBAHH€ COHMAIbHOÍ IO3HHMH %⁄ypDHanwcraˆˆ (Hình thành lập

trường xã hội của nhà báo) đề cập bản chất và quá trình hình thành lập trường

xã hội của nhà báo như một tất yếu khách quan trong quá trình hành nghề

Như vậy, các công trình nghiên cứu qua tiếng Nga, chủ yếu của các nhà khoa học Nga — Xô Viết, cũng đã chưa có dịp bàn về bức tranh tông quát những

vấn đề lý luận báo chí như công trình này đề cập

Những công trình nghiên cứu trên thế giới, qua khảo cứu bước đầu từ tiếng Anh và tiếng Nga cho thấy, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào một hay một số vấn đề của lý luận báo chí như một góc riêng hay địa hạt cụ thể, tùy theo mỗi quan tâm, mà chưa công trình nào phát thảo bức tranh nghiên cứu lý luận

(hay lý thuyết báo chí) Các công trình dưới các góc độ và trường hợp cụ thê

khác nhau, có giá trị lý thuyết và thực tiễn khác nhau, mà chưa đề cập hay chỉ ra một cách cơ bản và hệ thống tổng thể các vấn đề mà lý luận báo chí cần quan

tâm Khiếm khuyết này có thể được bù đắp trong công trình nghiên cứu này, khi

bước đầu chỉ ra, phác thảo bức tranh tống thế của lý luận báo chí học 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Công trình này nhằm một số mục đích sau đây

? an, MTV 1992 90 c

Trang 15

- _ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến báo chí học;

-_ Từ đó phác thảo bức tranh tông thể các vấn đề cơ bản của lý luận báo

chihoc; _

- Bước đầu chỉ ra một số vấn đề có tính quy luật trong mối quan hệ các vẫn đề cơ bản của báo chí học cũng như giữa chúng với các lĩnh vực đời sống

xã hội |

- _ Tiếp tục hình thành hệ thống khái niệm cơ bản như cơ sở thao tác nghiên cứu báo chí học đương đại,

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vẫn đề lý luận cơ bản của báo chí học đương

đại và mối quan hệ của nó đối với nhau cũng như với các lĩnh vực đời sống xã hội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của nghiên cứu này dựa trên:

- _ Các luận điểm của C Mác, F.D Ăng-ghen về chủ nghĩa duy vật và chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; mối quan hệ giưa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; về vấn đề tự do báo chí,

- _ Một số lý thuyết truyền thông của các nhà khoa học như G Lasswell, U Lippman, John Dewey, từ những năm 1930 đến nay;

- _ Các lý thuyết nghiên cứu của các nhà khoa học Nga — Xô Viết như Prô- khô-rốp, V.A Grusin, ; trong 46 chú trọng lý thuyết hệ thống Lý thuyết này

cho rằng, xem xét các lĩnh vực đời sống xã hội, các vấn đề và hiện tượng, cần

đặt nó trong một hệ thống xã hội chỉnh thể, Lý thuyết cấu trúc — chức năng, - Quan diém tiếp cận vấn đề của tác giả cùng như của một số đồng nghiệp cùng quan điểm trong các công trình công bố từ năm 1996 đến nay, nhất là tiếp

cận báo chí — truyền thông như một thiết chế kiến tạo xã hội; trong đó, xem báo

chí như các loại hình cơ bản, cốt lõi của TTĐC; và TTĐC như các dạng thức hay loại hình của truyền thông nói chung

Trang 16

Một số phương pháp công cụ nghiên cứu được sử dụng như: - _ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;

-_ Phương pháp tông kết kinh nghiệm

-_ Phương pháp phỏng vấn sâu (chưa đủ điều kiện thực hiện) -_ Phương pháp bảng hỏi anket (chưa có điều kiện thực hiện) - Phuong phap phân tích nội dung (chưa đủ điều kiện thực hiện) - Phuong pháp nghiên cứu trường hợp (cuse stady)

6 Đóng góp mới của đề tài

Lần đầu tiên, công trình này phác thảo được bức tranh tổng thể những vẫn đề lý luận của báo chí học, nêu ra các tiểu hệ thống và mối quan hệ giữa chúng cũng như mối quan hệ với các vấn đề của các lĩnh vực đời sống xã hội

Thứ nữa, công trình chỉ ra ưu thế và tính nhất quán của phương pháp luận

tiếp cận vấn đề lý luận của báo chí học như một chính thể cấu trúc — chức năng chặt chẽ, nhất quán, hệ thống

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

_ Giá trị lý luận như trên đã trình bày Theo tôi, đây là công trình khoa học đầu tiên phác thảo các vẫn đề lý thuyết cơ bản của báo chí học; lần đấu tiên

chỉ ra các lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của báo chí học cũng như nêu ra các

vấn đề có tính quy luật trong quan hệ giữa báo chí với các lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó kiến giải ban đầu phương cách giải quyết trong mối quan hệ này Đây

có thể là khung lý thuyết căn bản nhất của các ván đề lý luận báo chí — truyền thông đương đại được tổng jeets, phác thảo và kiến giải Từ đó, góp phần xây

dựng cơ sở nghiên cứu các vấn đề khoa học — thực tiễn của báo chí học

m— Giá trị thực tiền, góp phần nhìn nhận lại hệ thống hay mạng lưới báo chí — truyền thông như một thiết chế kiến tạo xã hội; từ đó có quan điểm và thái

độ ứng xử khoa học — thực tiễn đối với hiện tượng hay thiết chế này, nhằm phát huy tối đa vai trò thực tiễn của nó trong quá trình phát triển bền vững, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam Nó cũng là công trình có giá trị gợi mở phương pháp làm việc cho nhà báo trong quá trình thu thập, chế biến, sản xuất và quảng bá sản phẩm

Đây có thể là công trình góp phần hình thành cơ sở khoa học — thực tiễn cho việc tham khảo trong xây dựng, thiết kế chính sách phát triển báo chí —

Trang 17

" Mặt khác, công trình là tài liệu phục vụ nghiên cứu — giảng dạy đào tạo sau đại học ngành báo chí — truyền thông ở Việt Nam, làm tài liệu thamkhaor thú vị cho các cơ sở nghiên cứu — đào tạo, các cơ quan quan lý cũng như những ai quan tâm vấn đề này

8 Kết cầu

Công trình này có 4 chương; có thể chỉnh sửa, bổ sung các chuwong cho

Trang 18

CHUONG 1:

1 MAY VAN DE VE PHUONG PHAP LUAN TIẾP CẬN LÝ LUAN BAO CHI DUONG ĐẠI

1.1 PHUONG PHAP LUAN TRUYEN THONG

Báo chí học đã được chú trọng nghiên cứu ở Việt nam vài thập niên trở lại

đây Ở Miền bắc, từ khoảng từ giữa cuối những năm 50, khi bắt đầu thảo luận về một số thể loại báo chí, như ghi nhanh, ký báo chí; mặt khác, thời gian này

cũng bắt đầu có những du nhập tài liệu sách vở từ một số nước xã hội chủ nghĩa

về, nhất là từ Liên Xô Trong khi đó, ở Miễn Nam, vấn đề lý luận báo chí được

chú ý sớm hơn, từ khi có những người trở về sau khi du học báo chí ở Phương Tây, như Trương Vĩnh Kỹ - từ đầu thế kỷ XX, số du học báo chí đông đảo và đa dạng nhất là đầu những năm 30 thế kỷ XX, cả từ Pháp và từ Trung Quốc về

Tiếp cận lý luận báo chí suốt đầu thế ký XX cho đến đầu những năm 90

của thế kỷ này có thể khái quát thành mấy điểm chú ý:

- Thứ nhất, bắt đầu từ những cuộc thảo luận và tranh luận về những vấn

đề thực tiễn nghề nghiệp báo chí đặt ra, như về loại thể phóng sự, ký báo chí,

chính luận báo chí do có sự “xng đột” giữa các quan điểm làm báo của các

trường phái trong nước và trường phái du học nước ngài về Mặt khác, cũng có

những cuộc thảo luận về các loại thể do nhu cầu thực tế đặt ra, như về tiểu phẩm

báo chí, ký báo chí, ghỉ nhanh, giữa cuối những ăm 50 thế kỷ XX

- Thứ hai, bắt đầu du nhập từ nước ngoài về những quan niệm và thực hành dòng văn học tư liệu, văn học chính luận; trong đó đáng kế là các cuộc

tranh luận về phóng sự đầu những năm 30 (như một dạng thức của dòng văn học chính luận từ Phương Tây và tân văn từ Trung Quốc), cuộc tranh luận dòng văn học chính luận hay chính luận báo chí, tân văn từ giữa cuối những năm 30 (đại biểu tiêu biểu như Phan Khôi) Từ đó, sau này bùng lên cuộc tranh luận

“Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh”

- _ Thứ ba, trên thực tế, thực hành làm báo ở Việt Nam suốt đầu thế kỷ XX

Trang 19

bổ sung cho báo chí như: (1) Từ những người được đào tạo từ nước ngoài, chủ yếu từ các nước Phương Tây như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vinh, và một số du học tiếng Hán từ Trung Quốc trước năm 1949, như Phan Khôi” Hầu hết những người được đào tạo ở cấp học cao đẳng và đại học Riêng chỉ có Huỳnh Văn Tòng, đào tạo ở Mỹ về ở trình độ tiến sĩ Và có thể

nói, trước năm 1990, ở Việt Nam duy nhất chỉ có một TS báo chí, làm đề tài

luận án về truyền thông đại chứng ở Việt Nam (2) Từ các nước XHCN anh em, chủ yếu từ Trung Quốc”, Liên Xô và CHDC Đức Trước năm 1990, số anh chị em này tốt nghiệp ĐH về nước chủ yếu làm ở các cơ quan báo chí, cơ quan lãnh đạo quản lý, số ít về làm việc tại khoa Báo ch”, trường Tuyên huấn TW (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

- Thi tu, chỉ từ năm 1991 thế kỷ XX, bắt đầu có những người được đào

tạo trình độ sau đại học - tiến sĩ báo chí từ Liên Xô và LB Nga về nước”, Đây

là đội ngũ có vai trò quyết định tạo bước chuyển về chất trong quá trình phát triển lý luận báo chí — truyền thông Việt Nam”

Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 90, quan điểm, phương pháp luận tiếp cận chưa có những thay đổi đáng kể, chủ yếu tiếp cận ván đề báo chí theo quan diém truyén thông: chủ yêu tiêp cận bao chi theo quan diém ca hoc giả Liên Xô,

” Dù Phan Khôi — cây chính luận xuất sắc hàng đầu của báo chí Việt Nam từ những năm 30, thuộc “dân Hán học” › nhưng lại có quan điểm bành nghề tiến bộ theo Phương Tây

?5 Một số đại biểu như Trần Bá Lạn, Trần Hữu Năng- Nguyên Vụ trưởng vụ báo chí Ban THTW (Báo chí ĐH Bắc Kinh), Cao Kiên (ĐHBC Bắc Kinh), về làm Vụ Quốc tế Ban THTW, Đàm Bội Rao, (DHBC bắc Kinh), Phó TBT báo Việt lập - Khu Việt Bắc, Vũ Ngọc Nghỉ, Nguyên TBT Báo Phụ nữ Vn, Phạm Khắc Lãm, (ĐHBC Bắc Kinh), Nguyên Vụ trưởng Vụ quốc tế, Nguyên TGĐ VTV; Lữ Kim Hồng -Dân tộc Thái (ĐHBC Bắc Kinh), Nguyên Phụ trách ban TG tỉnh ủy Sơn La; Trần Dần, (DHBC Bac Kinh), PV Bao Lao Động; Vũ Hoàng Địch (ĐHBC Bắc Kinh) về làm ở Viện Triết học, Phạm Phú Bằng (ĐHBC Bắc Kinh), Đại tá Báo Quân

đội Nhân dân; Trần Đĩnh (ĐHBC Bắc Kinh), Báo Nhân Dân; bà Báy Vân, Phu nhân Cố TBT Lê Duẫn (ĐHBC

Bắc Kinh) Và một số khác

? Như Trần Bá Lạn (N guyên trưởng khoa Báo chí đầu tiên của nhà trường), Trần Đăng Tuấn (tốt nghiệp ĐH Báo chí MGU), Nguyễn Tiên Hài và Nguyễn Đình Hòa (tốt nghiệp Báo chí ĐHTH Minck - Belarut )

*? Từ Liên Xô và LB Nga có Tạ Ngọc Tấn, 1991 (TN tại Viện hàn lân KHXH Liên Xô); Nguyễn Thị Thoa, 1993 (TN tai ĐHTH Minsk, Bê-la-rút); Nguyễn Văn Dững, 1994, Thực tập sinh cao cấp1995 (TN tại ĐHTH

MGU); Trần Đăng Tuấn, 1989, bảo vệ LATS đặc cách (Viện HLKHXH Liê Xô); Trịnh Đình Thắng, thực tập

sinh bảo vệ 1988 (DDHTH MGU); Lê Mạnh Bỉnh, 1987, (bảo vệ đặc cách tại ĐHTH MGU), Dương Xuân Sơn, 1987 (TN ĐHTH Minsk, Bê- -la-rú), Đinh Văn Hường, 1922 (ĐHTH Minsk, Bê-la-rút)

Trang 20

như chỉ coi báo chí là công cụ tuyên truyền, lý thuyết truyền thông truyền thông hai chiều, ít tiếp cận các lý thuyết báo chí — truyền thông Phương Tây,

Trước những năm 90, khi Liên Xô chưa sụp đổ, hệ thống CNXH chưa tan

rã, chúng ta tiếp cận báo chí học chủ yếu dưa trên nền tảng quan điểm của Liên

X6 — coi báo chí học thuần túy là công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản; nay khi thế giới đang phát triển chuyển sang giai đoạn mới, điều kiện báo chí hoạt động cũng thay đổi, báo chí học cần tiếp cận với quan điểm và phương pháp

mới mới có thê nhìn nhận nó một cách khoa học — thực tế hơn Mặt khác, khi

Liên Xô và hệ thống các nước XHCN Đông Âu tan rã, con đê tư tưởng bị phá

vỡ, toàn cầu hóa đây nhanh hội nhập, hàng loạt van đề và khái niệm trong khoa học xã hội, nhân văn đều được settup lại, theo hướng chú trọng hơn đến nội dung bản chất khoa học — thực tiễn

Điểm khác biệt so với nhiều khoa học xã hội và nhân văn khác, lý luận báo chí thường bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi các quan điểm chính trị; bởi

vì, dù muốn thừa nhận hay không, báo chí là phương tiện và phương thức thé

hién quyén lực chính trị, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội ở các cấp độ và tầng nắc khác nhau, trong đó có báo chí

Công chúng của báo chí là đông đảo người; tác động của báo chí ảnh

hưởng trực tiếp đến nhận thức, thái độ và hành vi của hàng triệu người Do đó,

hoạt động báo chí có thể liên kết, thu phục, tập hợp và điều chỉnh nhận thức

(trước hết và quan trọng nhất là nhận thức chính trị), thái độ và hành vi của hàng triệu người; thậm chí có thể lũng đoạn nhận thức, thái độ và hành vi hàng

triệu người Đó là công cụ và phương thức có khả năng đặc biệt trong việc liên

kết, tập hợp và tổ chức đông đảo người; có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khơi nguồn, phản ánh, định hướng và điều hòa dư luận xã hội

Bởi thế, các thế lực chính trị bằng mọi cách năm giữ và sử dụng báo chí

như một công cụ không thể thiếu được trong quá trình “thu phục và tập hợp các

Trang 21

thương hiệu, mở rộng thị trường ; các chính khách, các nhà văn hóa — xã hội tìm đến báo chí như công cụ chuyên tải thông điệp đến đông đảo công chúng, quảng bá hình ảnh; còn người dân lại tìm đến báo chí truyền thông như một kênh mở để có thể thu nhận thông tin thời sự hàng ngày, học hỏi nâng cao và mở rộng hiểu biết, bày tỏ và chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như những bức xúc trong cuộc sống

Do đó, cùng hiện tượng báo chí nhưng các chế độ chính trị khác nhau, có

quan điểm và cách tiêp cận khác nhau; thậm chí đôi lập nhau 1.1.1 Các quan điểm khác nhau trong tiếp cận lý luận báo chí 1.1.1.1 Quan điểm báo chí Phương tây

e© Do đặc thù của hệ thông chính trị và bản chất quyền lực chính tri, cho

nên quan điểm, lý thuyết báo chí phương tây (được dung chỉ các nước tư bản chủ nghĩa) khác với báo chí các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như nước Việt Nam

e Hệ thống chính trị các nước phương Tây tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập và dân chủ trực tiếp, trong đó báo chí được coi là quyền lực thứ tư kiểm soát cả ba thứ quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp Báo chí là diễn

đàn công khai, dân chủ và là biểu tượng của nền dân chủ xã hội |

e Báo chí là diễn đàn của công chúng và dư luận xã hội; khác hẳn, thậm

chí đối lập với Việt Nam cho rằng báo chí VN là tiếng nói — cơ quan ngôn luận

cua Dang va Nhà nước, và là điển đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng

e Phương Tây chủ yếu báo chí thuộc tư nhân, các doanh nghiêp; còn ở các nước XHCN trên danh nghĩa và về nguyên tắc chỉ có báo chí của đảng, của

các tô chức trong hệ thống chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo

e© Báo chí phương Tây phát triển theo những lý thuyết khác nhau tùy theo điều kiện văn hóa, lịch sử của mỗi nước Chẳng hạn như ở Mỹ, nơi có thị

trường phát triển khác biệt, thì tất cả đều được “nắm” ra thị trường, từ tư tưởng

Trang 22

thường Do đó, ở Mỹ, tự do báo chí bao gồm tự do chỉ trích tổng thống và các cơ quan công quyền, chỉ trích cả vẫn đề tự do báo chí”?

e Báo chí là quyền lực thứ tư, có thể chỉ phối, bao trùm các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và các quyền này độc lập nhau, kiểm soát lẫn nhau để

chéng lam dung quyén lực, tranh hoặc hạn chế tha hóa chế độ xã hội;

e©_ Báo chí là biểu trưng của dư luận xã hội, sức mạnh của báo chí là sức mạnh của dân chủ và đối trọng với quyền lực nhà nước;

e Vai trd của báo chí là phản biện chính phủ, tìm ra những sai phạm của

chính phủ để góp phần làm lành mạnh hóa chính phủ, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững và xã hội lành mạnh (tiêu biểu là báo chí Mỹ, Nhật, và các

nước bắc Âu);

e Báo chí là diễn đàn truyền thông tương tác xã hội, là bầu khí quyền

của xã hội dân chủ; mặc dù nó luôn chịu ảnh hưởng chi phối bởi các tư tưởng

chính trị của các đảng phải và tất cả vì lợi ích quốc gia

e Những quan điểm, cách tiếp cận của báo chí phương Tây xuất phát từ

nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là coi báo chí là một bộ phận của

truyền thông Mà truyền thông là tương tác bình đẳng, nhiều chiều

1.1.1.2 Quan điểm báo chí theo định hướng xã hội chủ nghĩa

e Trước năm 1991, các nước xã hội chủ nghĩa tồn tại như một hệ thống

trên thế giới mà nòng cốt là Liên Xô và các nước Đông Âu, đối lập với hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa Thời kỳ này, quan điểm và cách tiếp cận báo chí của các nước XHCN về cơ bản là giống nhau, và thể hiện trên những quan điểm cơ bản như sau:

e Báo chí là vũ khí tư tưởng, là công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản

(CS); là bộ phận cấu thành hữu cơ của bộ máy đảng C§ Báo chí chủ yếu là

công cụ của đảng cộng sản; là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Dang

Trang 23

e Do đó, báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo và tuân thủ sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của đảng CS; tuân thủ pháp luật Ở Việt Nam có phân biệt ba

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhưng cá ba quyền này đều đặt dưới sự

lãnh đạo của đảng cộng sản

e Chức năng, nhiệm vụ xuyên suốt và cơ bản của báo chí là tuyên truyền,

bảo vệ quan điểm đường lối chủ trương chính sách của đảng CS (đù đúng hay sai);

e Báo chí là cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước; là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của dang CS;

e Báo chí của đảng CS, trên lý thuyết là không cho phép báo chí tư nhân hoạt động, coi việc tuyên truyền quan điểm, đường lối của đảng cộng sản và chính sách nhà nước là chức năng xuyên suốt, bao trùm Mỗi cán bộ chủ chốt trong cơ quan báo chí cần phải là đảng viên của đảng

1.1.1.3 Quan điểm thứ ba

Quan điểm báo chí các nước đang phát triển Các nước đang phát triển có những đặc thù về tính chất và trình độ phát triển, cho nên có những quan điểm cu thé ở mỗi nước, nhưng tựu trung lại có mấy điểm giống nhau cơ bản:

+ Báo chí nằm trong tay thế lực chính trị độc quyền; hoặc báo chí chia

thành những phe phái rõ rệt theo các đảng phái chính trị, thậm chí có những lúc báo chí cũng đối lập nhau

+ Báo chí — truyền thông tập trung tham gia giải quyết những vẫn đề của đất nước đang phát triển; gọi là báo chí — truyền thông phát triển

+ Báo chí dễ bị quyền luc thao ting; van dé lam dung quyén lực và nạn

tham những trở thành phổ biến ở các nước đang phát triển các nhà khoa học Mỹ đã nêu ra ly thuyết truyền thông phát triển

Quan điểm báo chí tôn giáo — báo chí là công cụ tuyên truyền phát triển giáo ly, quy tụ và bảo vệ giáo dân

Trang 24

e Tuyên truyền và giáo dục, hướng dẫn giáo lý;

e Đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc; biểu đương các tắm gương tiêu

biểu (đây là nội dung chiếm ưu thế)

e Giới thiêu diễn biến các sự kiện chính trị thời sự dưới góc nhìn của tôn

giáo, chủ yếu tiếp cận hòa giải xung đột

e Ít tham gia bình luận đánh giá theo các quan điểm chính trị; ít khi tỏ thái độ

ửng hộ phía nào trong các xung đột; ngoại trừ bảo vệ quyền lợi của người theo

tôn giáo cụ thể của chương trình, ân phâm 1.1.2 Hệ quả vẫn đề tiếp cận

1.1.2.1 Đối với báo chỉ phương Tây

e Moi trường tự do sáng tạo; tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí” có sự khác biệt về phương pháp luận sang tạo và quy trình sang tạo của nhà báo Từ đây, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo cũng có những

khác biệt cơ bản, thậm chí ngược nhau

e Báo chí và dân chủ xã hội, xã hội dân sự là cơ sở xã hội cho báo chí

các nước phương Tây phát triển; báo chí trong kinh tế thị trường, công chúng — khách hang - thị trường là những yếu tố kiến tạo cho các hoạt động báo chí,

nhất là cho hoạt động kinh tế báo chí

e Báo chí được thừa nhận trên thực tế là quyền lực thứ tư, có vai trò kiểm soát, giám sát và phản biện xã hội thật sự; vai trò, vị thế xã hội của báo chí

được tôn vinh thông qua công luận, dư luận xã hội; nhà báo gan với công

chúng, dư luận xã hội và xã hội dân sự; báo chí được coi là sản phẩm hàng hóa,

được kinh doanh phát triển nhưng trên cơ sở xác định rõ đối tượng phục vụ là

công chúng xã hội,, tôn trọng sự thật, đạo đức nghề nghiệp và pháp luật được tôn trong, ton vinh;

Trang 25

e_ Vấn đề kỷ luật tuyên truyền được tuân thủ nghiêm ngặt; chủ yếu tuyên

truyền một chiều, chủ quan, ít coi trọng vai trò, vị thế công chúng và dư luận xã

hội, trong khi dé cao — thậm chí tuyệt đối hóa chủ thể tuyên truyền

e_ Báo chí công cụ do Đảng, Nhà nước và các tổ chức chỉ phối hoàn toan,

triệt để Do đó, hoạt động báo chí phụ thuộc vào tính đúng đắn, minh bach của

các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội

e_ Đội ngũ cán bộ báo chí cũng là cán bộ, nhân viên nhà nước — bao chí là cơ quan, tô chức trong hệ thống chính trị

e Bao chi théng tin theo quan điểm, đường lối, chính sách của đảng và

nhà nước; do đó đường lối chính sách đúng là tiền đề cho báo chí đúng; ngược - lại, báo chí có thể sai theo Ví dụ vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Liên lãng, báo

trung ương thông tin khác, ngược với báo Hải Phòng Hoặc vụ cưỡng chế thu

hồi đất ở Văn Giang và hai nhà báo bị đánh, nhưng báo chí không thông tin

hoặc thông tin rất chừng mức

e Van dé làm dụng quyền lực chính trị và quyền lực thông tin đi liền, gắn chặt với nhau; cần cơ chế kiểm soát và ngăn chặn vấn đề lạm dụng quyền lực 1.1.2.3 Đối với báo chí các nước thứ ba

e Bức tranh phức tạp; phải giải quyết nhiều vẫn đề của nước đạng phát

triển nhưng hiệu quả thấp; báo chí hay bị lợi dụng

se Mối quan hệ giữa báo chí va quyền lực chính trị phức tạp; vai trò tích cực, chủ động của báo chí hạn chế; quá trình thúc đẩy dan chủ xã hội phụ thuộc

vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan

e Các nước đang phát triển cần chú y truyền thông phát triển Truyền thông phát triển (Development Communication) hay còn gọi là Truyén thong vì sự phát triển bên vững (Development Support Communication) là một lý thuyết mới xuất hiện gần đây so với lịch sử phát triển của ngành báo chí - truyền thông nói chung Ý tưởng cơ bản của Truyễn thông phát triển là lam thé

Trang 26

gia, mỗi cộng đồng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, đang trong phát triển có tiềm ân nhiều rủi ro và nguy cơ

“Phát triển” là khái niệm được bàn thảo nhiều trong những thập niên gan đây và nội hàm khái niệm này ngày càng phong phú Tuy nhiên, ở một bình

diện nào đó, có thể được hiểu là “cải thiện cuộc sống của con người hoặc cải

thiện mức sống của xã hội” Nhưng còn rất nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh

vấn dé cụ thể như thế nào là “cải thiện” Từ rất lâu người ta thường đồng nhất

“phát triển” là “tăng trưởng kinh tế” hoặc “thịnh vượng về kinh tế” Trong bài nghiên cứu khoa học “Lý thuyết Truyền thông phát triển”, Men-cốt” cho rằng người ta thường nhằm tưởng mức độ phát triển được đo bằng “Tổng ta nhập quốc nội GNP và mọi nhân t6 trong nước được huy động để tăng cường và duy trì mức độ tăng trưởng GNP, nhất là trong những ngành tập trung nhiễu vốn như công nghiệp và công nghệ với nguyên tắc sở hiữu tư nhân, tự do thương mại va thi trường tự do”””

Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tần Thế giới” với nội dung rất đơn giản: "Sự

phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn

phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường

sinh thái học" Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo

cáo Brundtland” Báo cáo này ghi rõ, phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tốn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " ` Nói cách khác,

phát triển bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công

bằng, văn hóa và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phân kinh tê - xã hội, nhà cam quyên, các tô chức xã hội phải bất

3!JInternational and Development Communication: a 2I* Century Perspective”, (Sage Publications, 2001) 3* Giáo sư Khoa Viễn thông đại học Bowling Green State

* Sđd, tr 131

3 Công bế bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

55 Cdn goi lA Bao cdo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là

Trang 27

tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa các lĩnh vực chính: kinh tế - văn

hóa - xã hội - môi trường, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Mục tiêu xã hội

phải đưa lên hàng đầu trong sự phát triển kinh tế, vì nếu con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển thì không thể hy sinh con người cho sự phát triển "Chúng ta chọn phương thức phát triển mà cái kinh tế và cái xã hội sẽ hòa nhập vào nhau Sự phát triển khác với sự tăng trưởng Tăng trưởng về số lượng, còn phát triển có tính chất lượng Tăng trưởng là sự tiến bộ cục bộ về

kinh tế Phát triển là sự tiến bộ toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hóa, môi sinh"*5, Do đó, truyền thông phát triển là phương tiện và phương thức đặc biệt quan trọng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững

Vì tư đuy ngắn hạn, chụp giật mà không ít quốc gia đang phát triển cứ nhằm vào huy động mọi nguồn lực tài nguyên cứng sẵn có, nhất là đào bới vô tội vạ tài nguyên không tái tạo, hoặc là bán nguyên liệu thô cho nước ngoài,

phục vụ mục đích tăng trưởng GDP trước mắt và vì lợi ích nhóm, bất chấp hậu quả trước mắt, chứ chưa nói đến để lại hậu quả về lâu đài cho các thế hệ con

cháu mai sau Hoặc ý thức, thái độ và hành vi của con người đối với môi trường, cũng như kiến thức và kỹ năng sống của mỗi người và nhóm người

còn nhiêu vân đê cân được giáo dục, cải thiện

12 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐƯƠNG ĐẠI

1.2.1 Hệ lý thuyết truyền thông

1.2.1.1 Thê giới đang bị làm phẳng

e Báo chí thời kỳ chiến tranh lạnh Báo chí trong chiến tranh lạnh trước

đây hay chiến tranh nóng bây giờ đều có trạng thái gần như nhau — thé hiện rõ

quan điểm và lợi ích chính trị của các thế lực; thậm chí báo chí có nhiều biểu

hiện vào hùa, a dua và thối nóng chiến tranh

e Báo chí thời kỳ thế giới đa cực và quá trình thế giới đang bị làm

phẳng Đây là thời kỳ báo chí có mối liênhệ toàn cầu nhanh và rộng khắc, rtạo

Trang 28

diễn đàn tốt hơn cho công chúng chia sẻ thông tin Chính bản thân báo chí, nhất là báo mạng điện tử, là yếu tố góp phần làm phẳng thế giới

e Các phương tiện và phương thức làm phẳng thế giới (mười yếu tố làm phẳng thế giới”, xem Thế giới phẳng), trong đó có báo chí — truyền thông

e Báo chí trong môi trường kỹ thuật và truyền thông số đã và đang làm thay đổi căn bản tư duy, phong cách và kỹ năng làm việc của nhà báo

1.2.1.2 Lý thuyết về truyền thông tương tác

e© Truyền thơng là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để gia tăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về môi trường xung quanh, nhằm thay

đổi nhận thức, tiễn tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát

triển của cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung

e Truyền thông và tuyên truyền là những khái niệm có những tương

đồng và khác biệt cơ bản Truyền thông là khái niệm rộng, được thực hiện thông

qua phương thức tương tác bình đẳng, đề cao vai trò, vị trí và tính tích cực chủ động tham gia của công chúng Tuyên truyền cũng là một dạng thức của truyền thông, cũng nhằm mục đích thu phục công chúng với mục đích đã định, nhưng chủ yếu là truyền thông một chiều, áp đặt, thậm chí nhắn mạnh đến mức tuyệt

đối hóa vai trò của chủ thể mà ít coi trọng vai trò tích cực của khách thể hay

công chúng tham gia

e_ Theo V.I Lê-nin, tuyên truyền là “nói nhiều ý” cho “ít người” “Nhiều ý”, đó là lý luận và phương pháp cách mạng; “ít người” — đó là đội ngũ cán bộ chủ chốt có năng lực và trình độ tiếp nhận những vấn để lý luận cách mạng và khoa học, để “đem chân lý đến cho người nghe” Như vậy, tuyên truyền khác

với cỗ động, cỗ vũ Cố động là “đem ít ý” đến cho “nhiều nguoi” “Ít ý”, đó là

Trang 29

gọi, hô hào mọi người cùng làm theo; “nhiều người” —- đó là đại đa số dân chúng, số đông dân cư

e© _ Thế nhưng khái niệm “tuyên truyền” được dùng ở các nước tư bản chủ nghĩa theo nghĩa ngược lại, nghĩa là không phải “đem chân lý đến cho người

nghe”, mà là nói vấn đề gì đó không có thật, nhưng nói đi nói lại nhiều lần để

công chúng tin là có thật, nhằm mục đích chính trị đen tối Như vậy, tuyên truyền gắn với sự làm tha hóa Ở các nước phương Tây, tiêu biểu là Mỹ, tuyên

truyền vẫn được dùng phục vụ mục đích chính trị và chủ yếu dùng trong tuyên

truyền đối ngoại Chang hạn, chuẩn bị tấn công Iraq — một quóc gia có chủ quyền, báo chí — truyền thông Mỹ đã theo lệnh và nhận đặt hàng từ chính phủ, tuyên truyền rền rã hàng tháng trời rằng lraq sản xuất vũ khí giết người hàng

lọat, vũ khí sinh hóa học và liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố quốc tế để tạo

dư luận đồng tình cho cuộc tấn công phi pháp Nhưng sau khi tắn công tiêu diệt chính quyền Saddam Hussen, trong hai năm trời lục tìm mà vẫn không thấy các loại vũ khí hủy diệt ở đây, nhưng như vậy việc đã rồi Chính phủ Mỹ đã chỉ hàng tỷ đô la cho các chiến dịch tuyên truyền phục vụ các mưu đồ chính trị đen

tối

e_ Hệ lý thuyết truyền thông tương tác ở các nước phương tây phát triển lâu đòi, trong khi ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hồn tồn khơng đề cập, hoặc gần đây bắt đầu chủ ý và sử dụng có chừng mức

1.2.1.3 Lý thuyết sức mạnh mêm

Trang 30

trong lý thuyết sức mạnh mềm Khái niệm của ông về "sức mạnh thông minh" đã trở lên phố biến do các thành viên trong chính quyền của tổng théng Bill Clinton sử dụng, và gần đây là chính quyền của tổng thống Barack Obama." Nye hiện tại là giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Quản lý Nhà nước John F

Kennedy thuộc Đại học Harvard, và trước đây ông từng là hiệu trưởng của

trường này Ông cũng là một thành viên Liên minh Hướng dẫn cho các dự án về cải cách an ninh quốc gia

Cuộc khảo sát năm 2008 TRIP trong số 1.700 học giá về quan hệ quốc tế đã xếp ông là học giả có ảnh hưởng nhất đứng thứ sáu trong hai mươi năm qua,

và là người có ảnh hưởng hầu hết đến chính sách đối ngoại của Mỹ

Joseph Nye định nghĩa sức mạnh mềm là khả năng của một quốc gia đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc hấp dẫn, thay vì ép buộc Đó là sức hấp dẫn về văn hóa, ngoại giao, hệ giá trị thời đại, kiến thức, kỹ năng, Trong mắt của công chúng Đông Á, Hoa Kỳ tận dụng được sức mạnh mềm ở cấp độ cao hơn so với Trung Quốc

Sức mạnh mềm quyền lực mềm, tài nguyên mềm, khác với sức mạnh

cứng, tài nguyên cứng, sức mạnh cứng

Bản chất của lý thuyết sức mạnh mềm là sử dụng tối đa sức mạnh giá trị

văn hóa, hệ giá trị thời đại, ngoại giao, trí tuệ, kỹ năng, trong quá trình chính

phục thế giới, phát triển đất nước, xử lý khủng hoảng, thay vì sử dụng sức mạnh cứng như sung đạn

Lý thuyết sức mạnh mềm liên quan đến thể chế chính trị - yếu tổ có vai trò quyết định khơi nguồn, tập hợp,khai thác, tổ chức sức mạng mềm, tải nguyên mềm quốc gia Do đó, trong xã hội hiện đại, thể chế là một trong những nguyên nhân động lực phát triển xã hội (cùng với tài nguyên cứng và lao động) Có thể

chế khơi thức nguồn sức mạnh và tài nguyên mềm, có thể chế lại kìm hãm, loại

trừ tài nguyên mềm quốc gia Bởi tài nguyên mềm quốc gia là niềm tin và cảm

xúc của nhân dân đối với chế độ xã hội, là thái độ và hành vi của cộng đồng đối

Trang 31

Xu hướng phát triển của thế giới là dần thay thế sức mạnh cứng bằng sức

mạnh mềm; trước hết trong thời gian chuyển tiếp, sức mạnh cứng hỗ trợ cho sức mạnh mềm

Một số nhà phân tích cũng hiểu sai nghĩa của sức mạnh mềm khi coi nội

hàm của nó tương đồng với văn hóa, và rồi hạ thấp tầm quan trọng của nó Sức mạnh mềm của một quốc gia chủ yếu dựa trên ba nguồn cơ bản: văn hóa của quốc gia đó (tại những điểm mà nó hấp dẫn người khác), các giá trị về mặt chính trị (mà họ thụ hưởng cả khi ở trong và ngoài nước), và các chính sách đối ngoại (khi những người khác coi đó là hợp pháp và có căn cứ về mặt đạo đức)

“Trong một số bối cảnh, văn hóa có thể được coi như một nguồn quan trọng của

thứ sức mạnh này Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, và nó không bao giờ thay đổi, các văn hóa khác nhau tương tác theo những cách thức

khác nhau

Nhiều người nghĩ rằng giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Hồi giáo là sự phân cách về văn hóa không thể nào kết nối Nhưng, hãy thử nhìn vào đất nước Hồi giáo lran Các giáo sĩ Hồi giáo ghét cay ghét đắng thứ âm nhạc và video của phương Tây, nhưng thứ văn hóa này vẫn lôi cuốn rất nhiều người trong lớp trẻ Trong lịch sử, các đế quốc hing manh nhu Rome, Byzantine, va Vuong

quốc Anh đã tận dụng được lợi ích từ sức mạnh mềm bằng chính các văn hóa

mà họ tạo ra trong quá trình thâu tóm và hấp thu các quốc gia khác

Các nguồn lực kinh tế cũng có thể tạo nên sức mạnh mềm với tác động tương đương như sức mạnh cứng Chúng được sử dụng để thu hút cũng như để ép buộc Một nền kinh tế thành công là nguồn lực quan trọng cho việc lôi cuốn người khác - chắng hạn như Nhật Bản và Trung Quốc đã từng làm Cùng lúc đó, nó có thể đem lại các nguồn lực có thê được tận dụng như là sức mạnh cứng - chẳng hạn như các lệnh trừng phạt có tính chất cưỡng ép

Trang 32

sức mạnh mềm và với sự hỗ trợ của sức mạnh cứng Phân tích khủng hoảng

Ukraina như nơi đụng đầu Đông — Tây, nới đụng đầu Mỹ - Nga,

Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào đối với lý thuyết sức mạnh

mềm? Liên hệ với bán chất xã hội của báo chí - truyền thông để phân tích van đề này Như liên kết và các cấp độ liên kết sức mạnh và tài nguyên mềm; khơi

thức, huy động, tổ chức sức mạnh mềm; tạo dựng niềm tin xã hội, kết nối cộng

đồng,

1.2.1.4 Lý thuyết về bản chất xã hội của truyễn thông

Trong Cơ sở lý luận báo chí”, Nguyễn văn Dững đã nêu các thuộc tính có tính bản chất của báo chí — truyền thông, và có thể gọi đó là lý thuyết về bản chất xã hội của báo chí — truyền thông nói chung

e _ Là phương tiện và phương thức thông tin giao tiếp Mức độ, tần suất thông tin giao tiếp, chất lượng thông tin — giao tiếp phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ dân trí và nhu cầu cư dân, môi trường pháp lý, môi trường chính trị

- xã hội

e Là phương tiện và phương thức liên kết xã hội Quá trình liên kết, kết nối xã hội trải qua nhiều cấp độ và dạng thức truyền thông:

e Như truyền thông nội cá nhân; truyền thông cá nhân Bản chất, mối liên hệ và điều kiện cho truyền thông nội cá nhân, truyền thông cá nhân

e_ Truyên thông liên cá nhân e Truyền thông nhóm

e Truyền thông đại chúng

e Là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội Quá trình can thiệp xã hội diễn ra đa dạng, phong phú với các phương thức khác nhau

“>> phân tích một số cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, qua đó thấy rõ vai trò kêt nôi và can thiệp của truyền thông

Trang 33

Một, phân tích thông tin báo chí trong cuộc chiến chớp nhoáng 5 ngày giữa Gruzia và Nga trên các phương tiện truyền thông:

Hai, phân tích cuộc chiến của Mỹ và 18 nước NATO nhằm vào

KOSOVO năm 1999 và sự ra đời của nhà nước độc lập ở đây với cuôc trưng

cầu ý đân ở Crimea (16/3/2014) dẫn đến Crimea được sáp nhập vào LB Nga tháng 3 năm 2014

Ba, phân tích cuộc khủng hoảng Syria tháng 11/2013 và thông tin báo chí về cuộc khủng hoảng này

Nhận xét vai trò của báo chí — truyền thông với chiến tranh; với giải quyết khủng hoảng khu vực và quốc tế

1.2.2 Lý thuyết về phân chia quyên lực, định vị quyền lực 1.2.2.1 Quá trình định vị lại các trung tâm quyền lực

e_ Báo chí gắn với quyền lực chính trị, thể chế chính trị, cho nên cần tìm hiểu quá trình thay đổi, định vị lại cấu trúc quyền lực chính trị để hiểu sự

thay đổi của lý thuyết báo chí hiện đại

e Du dugc biểu hiện dưới các dạng thức khác nhau, trực tiếp hay gián

tiếp, báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị; đồng thời là tiêu chí “đo lường” đẳng cấp văn hóa chính trị Tuy nhiên, bản chất và cách thức biểu hiện

có sự khác biệt

e Bao chí tư sản hoạt động trong xã hội phân chia quyền lực chính tri

thành tam quyền phân lập và ba quyền này kiếm soát lẫn nhau để hạn chế lạm dụng quyền lực Báo chí được coi là quyền lực thứ tư, kiểm soát cả ba quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp Bởi báo chí và dư luận xã hội như hiện thân của

nền dân chủ tư sản, là diễn đàn và sức mạnh thực tế của nhân dân Báo chí và dư luận xã hội đối trọng với quyền lực, hạn chế lạm dụng quyền lực; do đó nó có

vai trò trong chống tha hóa quyền lực, chống tha hóa chế độ xã hội Trong xã

hội tư sản, Do đó, báo chí chủ yếu là lực lượng xã hội diễn đàn của nhân dân,

Trang 34

e Thế giới từ hai cực, tiêu biểu là Mỹ và Liên Xô, thời kỳ chiến tranh

lạnh Thời kỳ này quan điểm báo chí, lý thuyết và cách tiếp cận báo chí của hai

hệ thống xã hội có nhiều sự khác biệt, chủ yếu đối lập nhau Một bên, tuyệt đối

hóa chức năng tuyên truyền, tư tưởng của báo chí; một bên tuyệt đối hóa chức

năng truyền thông, tương tác; một bên, báo chí là của giai cấp lãnh đạo; một

bên, báo chí là của công chúng và thuộc về nhân dân;

e Đến thế giới đa cực trong thế giằng co về một cực; vai trò của báo

chí, truyền thông trong cuộc định vị lại các trung tâm quyền lực thê hiện rat rd

qua các cuộc khủng khu vực và thế giới (báo chí thông tin về khủng hoảng Kosovo, 11/9 ở M¥, Iraq, Syria, Nam Ossettia va gần đây là Ukraina)

Báo chí trong quá trình định vị các trung tấm quyền lực Ngjiên cứu báo chí Nga thời TT Putin cam quyền Và trong 14 năm cầm quyền, TT Putin đã làm được gì cho nước Nga? 14 năm liên tục năm giữ 2 vị trí quan trọng nhất của đất nước, Tổng thống Putin đã đưa Nga từ bờ vực đỗ vỡ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới Sau 14 năm liên tục năm giữ hai cương vị quyền lực cao nhất

của nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin nhận được sự đánh giá chung là đã

thành công trong việc đưa nước Nga từ bờ vực để vỡ và hỗn loạn cuối những năm 1990 trở lại vị trí đầy đủ của một cường quốc vào thập niên đầu thé ky 21

Trang 35

hưu lên 14 lần 7 Giảm tỷ lệ suy giảm dân số từ 1,5 triệu người/năm vào năm 1999 xuống còn 21 nghìn người/năm vào năm 2011, tương đương 71 lần 8 Trả nợ trước hạn Câu lạc bộ tỷ phú Paris khoản vay nhà nước 400 tỷ USD 9 Xử lý

triệt để vấn đề ly khai Checnya, đấu tranh hiệu quả với chủ nghĩa ly khai và

khủng bố ở vùng Bắc Kavkaz thuộc Nga 10 Ngăn ngừa chiến tranh lan rộng tại Syria, rút ngòi nỗ Iran 11 Sáp nhập Crưm vào Liên bang Nga, quyết định được

đa số người dân Nga ủng hộ nhưng vấp phải sự phản đối của nhiều nước ”

e Đấu tranh, xung đột giữa các quan điểm; chiến tranh thông tin trong chiến tranh nóng: Các cuộc chiến hiện đại cũng như trong quá khứ đều gắn với cuộc chiến thông tin báo chí giữa các bên tham chiến Ví dụ cuộc khủng

hoảng Ukraina, Mỹ đã chỉ đạo báo chí như thế nào?

Theo VieinamDefence - Bộ Ngoại giao Mỹ gửi chỉ dẫn về chính sách thông tin đổi với Nga cho các phương tiện truyền thông đại chúng

Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi cho các phương tiện truyền thông đại chúng một danh sách có tiêu đề “10 phat ngôn giả dối của Putin về Ukraine” dé cdc phóng viên không nghi ngờ cách đưa tin chính thức của Mỹ về những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine Theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao Mỹ, báo chí đơn giản là

phải quên di rằng, các phân tử cực hữu phát xít mới vốn đã có vai trò rất lớn

trong “cuộc cách mạng” ở Ukraine đã dùng đến bạo lực trong thời gian biểu tỉnh ở Maidan, tắn công các tòa nhà chính phủ và cuối cùng là giúp chính phủ hiện nay lên nắm quyền Những phát biểu gay gắt và hăm dọa của báo chí phương Tây đối với nước Nga tạo ra ấn tượng là chúng đang chuyển sang cấp độ mới, kênh Russia Today kết luận Vài kênh truyền hình đã nói rằng, các quan chức nước ngoài cao cấp tây chay Paralymics ở Sochi để phản đối những gì đang diễn ra ở Ukraine Có tin dường như cả đội tuyển Ukraine cũng sắp tham gia tây

chay, trong khi các đữ kiện chính thức thì nói lên điều ngược lại Hôm 9/3/2014,

39

Trang 36

ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về khả năng cạn kiệt con đường ngoại giao để giải quyết khủng hoảng ở Ukraine một

khi Nga tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự ở Crimea Thậm chí, người Mỹ

còn bóng gió đến giải pháp quân sự Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey tuyên bố, trong trường hợp tình hình ở Crimea căng thẳng đột biến, Mỹ sẽ đáp trả Nga bằng các hành động quân sự Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố lệnh “phong tỏa tài sản của một số người hậu thuẫn cho tình hình ở Ukraine” Còn hai ngày trước đó, Mỹ đã đóng băng quan hệ quân sự và thương mại với Nga Ngồi ra, phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen PsakI tuyên bố rằng, Thượng viện Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt Nga EU cũng đề cập đến việc trừng phạt Nga”

Tuy nhiên, dư luận ngày càng hiểu rõ bảy tay của Mỹ thò vào và khuấy

động cuộc biểu tình bạo loạn và bũ lực ở Ukraina để lật đỗ tổng thông thân Nga

như thế nào; khủng hoảng Ukraina 2/2014 đã làm sụp dé chinh quyén Kiev, tir đó Mỹ và phương Tây dựng lên chính quyền tạm ở Kiev mà nhân dân vùng phía Đông, nam Ukraina và phia Nga cho là vi hiến Điều này làm cho Ukraina rơi vào khủng hoảng quyền lực Từ đó, chính quyền tự trị Crimea tuyên bố không thừa nhận chính quyền TW Kiev, tách ra độc lập và tố chức trưng cầu ý dân để sáp nhập vào Nga ngày 16/2/2014 Từ đây, Moskva đủ cơ sở pháp lý sáp nhâp Crimea vào Nga; sau khi Putin quyết lấy Crimea thì Mỹ cảm thấy thật bại và “phản ứng hoảng loạn và đau đớn” Nói cách khác, Mỹ đã “bày cỗ cho Putin xơi” và bây giờ đến lượt Mỹ cảm thấy thất bại nên phản ứng gay gắt, hoảng loan, kêu gọi EU trừng phạt,

Điều đó chứng tỏ rằng Mỹ đã dùng mọi chiêu bài để năm Ukraina và đưa NATO bành trướng sang phiá Đông, áp sát sườn Nga, buộc Nga phải hành động Trong trường hợp này, báo chí Mỹ đã bị thao túng, chỉ phối trực tiếp từ

chính phủ Mỹ Thực tế người dân Mỹ hầu như bị mù thông tin về tình hình

Trang 37

Ukraina do chính quyền Mỹ chỉ đạo, để chính quyền đễ thao túng tiền thuế của dân chi viện cho Kiev hang tỷ đơ la

1.2.2.2 Tồn cầu hóa, khu vực hóa báo chí, truyền thông đại chúng e Bản chất toàn cầu hóa truyền thơng đại chúng Tồn cầu hóa là một quá trình tất yếu của sự phát triển, nhưng toàn cầu hóa hiện nay mang bản chất tư bản chủ nghĩa Vì quá trình này do các nước tư bản mạnh chi phối và lũng

đoạn Việt Nam tham gia hoặc bị cuốn vào quá trình toàn cầu hóa trong thế yếu:

thế yếu về chính trị vì hệ thống XHCN sụp đỗ; thế yếu về kinh tế vì nền kinh tế

đang kém phát triển thường bị áp đặt lỗi chơi của các nước phát triển

e _ Vấn đề khu vực hóa truyền thông đại chúng/ Nghiên cứu trường hợp

Châu Âu và ASEAN Trường hợp EU, tuy là tổ chức của các nhiều nền kinh tế

phát triển, nhưng EU không mạnh và chưa chặt chẽ, hay bị ‘6m yếu? và bệnh tật về kinh tế.và hiện đang hứng chịu khủng hoảng địa chính trị về Ukraina Phântích ASEAN?

e Những tác động và tính hai mặt của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng — mặt tích cực và tiêu cực; cái đựoc và cái mat trong quá trình hội nhập

Do»

quốc t

e Nhiing van đề của báo chí Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa —

nhìn từ khía cạnh lý thuyết báo chí hiện đại Như những mâu thuẫn giữa tuyên

truyền chính trị và truyền thông tương tác; giữa lợi ích chính trị - xã hội và lợi

ích kinh tế; giữa hình thành tập đoàn truyền thông để hội nhập với tổ chức nhỏ

lẻ; giữa tính hấp dẫn của báo chí truyền thông để thu hút công chúng với tính định hướng; giữa thông tin đa dạng phong phú nhiều chiều nhằm nâng cao nhận thức công chúng,khai trí với thông tin một chiều phục vụ chính trị;

1.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CAN TU HE THONG

TrưỚC khi tìm hiểu quan điểm tiếp cận theo lý thuyết hệ thống, có thể điểm

qua một số phương cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc, chức năng,

Trang 38

- - Thuyết cấu trúc nảy sinh vào đầu những năm 1900, trong ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinand de Saussure và sau đó là các trường phái ngôn ngữ học Prague, Moscow và Copenhagen Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi ngôn ngữ học cấu trúc đối diện với những thách thức nghiêm trọng từ ngôn ngữ học của Noam Chomsky, và vi thế dần mất đi tầm quan

trọng, một loạt các học giả trong lĩnh vực các khoa học nhân văn đã vay mượn các khái niệm cua Saussure để sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu của họ

Nhà nhân học Pháp Claude Lévi-Strauss có thể được coi là người đầu tiên, làm cho mối quan tâm đến thuyết cầu trúc lan tỏa rộng khắp

- Phương cách lập luận của thuyết cấu-trúc đã được áp dụng vào nhiều

lĩnh vực khác nhau, gồm nhân học, xã hội học, tâm lý học, phê bình văn học,

kinh tế học kiến trúc học và báo chí học Các nhà tư tướng kiệt xuất nhất được

gắn với thuyết cầu trúc gồm Lévi-Strauss, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson, và nhà phân tâm hoc Jacques Lacan Nhu là một phong trảo trí tuệ, thuyết cầu

trúc thoạt đầu được giả định là kẻ kế vị đương nhiên của chủ nghĩa hiện sinh

Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, nhiều học thuyết cơ bản của thuyết cầu trúc bị công kích bởi một làn sóng mới của phần lớn các nhà trí thức Pháp như triết gia va str gia Michel Foucault, triết gia và nhà bình luận xã hội Jacques

Derrida, triết gia Marxist Louis Althusser, và nhà phê bình văn học Roland

Barthes Cho dù các yếu tố của công trình của họ có liên quan một cách tất yêu tới thuyết cấu trúc và thấm nhuan thuyết cấu trúc, thì nhìn chung các nhà lý

thuyêt này lại được biệt đên với tư cách là các nhà hậu-câu trúc

1.3.2 Quan điểm chức năng

- _ Quan điểm chức năng được sử dụng trong tiệp cận một số môn khoa học xã hội, nhất là ngôn ngữ học, xã hội học, báo chí, truyền thông

- _ Xuất xứ Nhà triết hoc Hy Lap cé Plato (428-348 B.C.) cho rang con

người là một sinh vật có ba nhu cầu cơ bản để tồn tại: ăn, ở và mặc Họ tổ chức

Trang 39

diễn ra sự phân công lao động Hàm chứa trong lập luận của Plato là quan niệm rằng xã hội là kết quả của việc con người liên minh với nhau để thoả mãn các nhu cầu cơ bản Vì họ có những nhu cầu cơ bản nên con người xây dựng nên sự hài hoà xã hội hay các giá trị chung, điều tạo nên cái gọi là “tinh thần xã hội” (social mind), liên kết xã hội Tư tưởng Hy Lạp cỗ điển về cơ thê hữu cơ đã

xuyên qua thời gian ảnh hưởng đến triết học xã hội thời kỳ Khai sáng, tư tưởng

xã hội thế kỷ XIX, và tới tận ngày nay

- Các nhà xã hội học cổ điển trong thời kỳ mở đầu xã hội học (thế kỷ

XIX, dau thé ky XX) déu ít nhiều sử dụng tiếp cận xã hội học hữu cơ trong đó bao hàm cách giải thích chức năng Thuyết chức năng đạt tới vị trí phổ biến,

được chấp nhận như là lý luận của xã hội học hiện đại trong xã hội học Mỹ

những năm trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Nhưng rồi đã bị phê phán mạnh trong thập niên 1960-1970 Vào thập niên 1980, nó lại phục hưng với cái nhãn “tân chức năng luận” (neo-functionalism) Bằng cách giữ lại một

vài giả định của lý thuyết chức năng truyền thống, loại bỏ một vài cái khác, vay

mượn một số cách nhìn của các tiếp cận khác, các nhà lý thuyết tân chức năng cố gắng tiếp thêm sinh lực cho chức năng luận để tiếp tục là một công cụ của

phân tích xã hội học đương đại

- Vận dụng quan điểm về chức năng của văn hoá Chức năng của văn hóa rất phong phú, đa dạng Theo Hồ Chí Minh văn hóa có ba chức năng chủ yếu

sau:

- Một là, bồi đưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp

- Tư tưởng, tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tỉnh thần của con người Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Vì vậy,

phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn chỉ phối đời sống

Trang 40

- Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân

tộc Đối với nhân dân Việt Nam, đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã chỉ ra chức năng hàng đầu của văn hóa là phải

làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do; phải làm cho ai cũng

“có tỉnh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng”

- Tình cảm lớn là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu

tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét thói hư, tật xấu Tình cảm đó thé

hién trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, bạn bè, anh em, đồng

chí Thông qua đó, văn hóa góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào

bản thân, vào lý tưởng, vào nhân dân, vào tiền đồ của cách mạng

- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí Hiểu biết của nhân dân, dân trí và văn hóa nói chung là nền tảng tỉnh thần xã hội, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và động lực phát triển đất nước

- Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới Vấn dé nang cao

dân trí chỉ có thể thực hiện được sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ

chính quyền về tay nhân dân

- Báo chí thông tin đa dạng phong phú và nhiều chiều sẽ giúp nâng cao

nhận thức cho công chúng; ngược lại, đưa tin một chiều và áp đặt có thê gây ra lệch lạc, thậm chí bênh hoạn trong nhận thức của hàng thế hệ

- Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng Song, tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng “ biến một

nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:30

w