HOC VIEN BAO CHÍ & TUYEN TRUYEN KHOA TU TUONG HO CHI MINH
DE TAI KHOA HOC TRONG DIEM CAP CO SO NAM 2014
TU TUONG HO CHI MINH VE
NHAN VAN, DAO DUC: GIA TRI LY LUAN VA THUC TIEN HỌC VIÊN BẢO CHÍ & TUYỂN TRUYỆN ⁄⁄% [ZOU |
Chủ nhiệm đề tài : TS Doãn Thi Chin Thư ký đềtài — : ThS Lê Thị Thảo
Đơn vị chủ trì : Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hà Nội - 2014
Trang 2NHÓM TÁC GIẢ THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI yo FP m 6 8h è 9 YP
TS Doãn Thị Chín ( Chủ nhiệm đề tài) ThS Lê Thị Thảo — Thư ký đề tài
ThS Lê Đình Năm
ThS Nguyễn Thị Mai Lan ThS Nguyễn Thị Minh Thùy ThS Lê Thị Thúy Bình
TS Vũ Quang Ánh
Trang 3` t VN HN mu, MỤC LỤC ¡67 1 , 1 Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỎ CHÍ MINH VÈ \)):£ 000827011 ,ÓÔ 8
1.1 Cơ sở tư tưởng, lý luận ch Htettrrrrrree 8
1.2 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh -2-¿-c2+veeertrerrtrerrrrrrrertiie 18
Chương 2: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HÒ CHÍ MINH 25
DI GHỮHdididi ÔỎ 25
2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người ¬ ¬ 28 2.3 Yêu thương, quỹ trọng con người - " 32 2.4 Tin vào phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh to lớn của con người 35 2.5 Lòng khoan dung, độ lượng . -‹ - — 38 2.6 Chăm lo phát triển con người toàn diện TH Hy HT 42
Chương 3: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VẺ ĐẠO ĐỨC 49
3.1 Một số vấn đề chung về đạO ỔỨC 5c ctxcExEExEEETEEritrerkeereerkerreerie 49
3.2 Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng _¬ "— 61
3.3 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng . + e-+ccstetreerre 65
3.4 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng -csevvee 75
Chương 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN, ĐẠO ĐỨC HỖ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 86
4.1 Vai trò nhân tố con người và đạo đức của con người Việt Nam hiện nay 86
4.2 Con người và đạo đức của con người Việt Nam hiện nay — Ưu điểm và hạn
CHE Ắ .Ô 88
43 Giải pháp nhằm xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng nhân
văn, đạo đức Hồ Chí Minh &Ũ 103
KẾT LUẬN Hari — 125
Trang 4a OUR
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sống nhân văn, có đạo đức là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam Trên cơ sở kế thừa truyền thống nhân văn, đạo đức của dân tộc kết hợp
với chọn lọc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là tinh than nhân văn cộng sản của chủ nghĩa Mác — Lénin, Chu tich Hồ Chí Minh đã làm
phong phú thêm tư tưởng nhân văn, đạo đức truyền thống, nâng tư tưởng ấy lên một tầm cao mới — văn hóa Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức là bài học lớn đôi với nhân dân ta trong quá trình đôi mới, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập vào xu thế phát triển
chung của nhân loại
Thế kỷ XX - một thế kỷ đầy biến động với các cuộc cách mạng rung chuyên thế giới, làm thay đổi số phận các dân tộc Thế kỷ XX cũng là thế kỷ
của hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà tiêu biểu là hai cuộc đại chiến thế
giới, trong đó lần đầu tiên bom nguyên tử được đưa ra sử dụng để hủy diệt loài người Cơn hãi hùng trước vũ khí giết người hàng loạt chưa qua thì loài người lại đang phải đối phó với một đe dọa mới: sự kích động và trỗi dậy của những tư tưởng cực đoan, phát xít, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, nạn kỳ thị chủng tộc có nguy cơ kéo loài người vào vòng xoáy của
một cơn lốc bạo lực mới
Trong bối cảnh ấy, bước vào thế kỷ XXI, nhân loại không có khát vọng
nào khác hơn, lớn hơn là được sống trong hòa bình, hữu nghị, hiểu biết và
thông cảm lẫn nhau, chấp nhận sự khác biệt để cùng hợp tác và phát triển Vì vậy, nâng cao hơn nữa lối sống nhân văn, đạo đức là nhiệm vụ của toàn nhân
loại trong đó có Việt Nam Sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam ngày
càng sâu rộng đã và đang đặt ra nhiệm vụ làm sao cân bằng được định hướng
những giá trị khác nhau giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội, giữa các tôn
Trang 5giáo, giữa các vùng miền để giữ được sự ổn định kinh tế - xã hội Việc tiếp
tục nghiên cứu để làm rõ hơn nữa nội dung và giá trị tư tưởng nhân văn, đạo
đức của Hồ Chí Minh là một yêu cầu cấp thiết
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giáo dục và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội và nhất là yêu cầu về giáo trình, tài liệu phục vụ
cho đào tạo bậc đại học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đòi hỏi cần có sự đi sâu nghiên cứu và làm sáng rõ giá trị ly
luận và thực tiền của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức trên nhiều nội
dung quan trọng
Xuất phát từ tính cấp thiết đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Tw tưởng Hồ
~ eA 99
Chi Minh về nhân văn, đạo đức: giá trị lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trên thực tế, nhiều bài viết, công
trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh và đã được xuất
bản thành sách và công bồ trên các báo, tạp chí trong và ngồi nước *Các cơng trình nghiên cứu về tư trồng nhân văn Hồ Chi Minh Sách “Hồ Chí Minh — Nhà văn hóa kiệt xuất” của GS Song Thành, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999 Cuốn sách gồm XIV bài viết, chủ yếu tập trung những
vấn đề làm rõ tỉnh thần Nghị quyết “Xây đựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc” của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (Khóa VII) Trong đó có bài viết IX đề cập đến “Văn hóa khoan dung Hỗ Chí Minh với nhiệm vụ xây dựng văn hóa và con người Việt Nam hiện nay” Bài viết đã phản ánh được những nội dung cơ bản về khoan dung, cũng như những đặc trưng chủ yếu trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh, qua đó thấy được yêu cầu cấp bách trong việc bồi dưỡng, phát triển tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh vào viêc xây dựng những đặc trưng
Trang 6“Bao dung Hỗ Chí Minh” của TS Nguyễn Văn Khoan, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2001 Cuốn sách đã đề cập những mẫu chuyện, những bài viết mang nội dung tư tưởng nhân ái Hồ Chí Minh, qua đó góp phần bồi dưỡng, giáo dục: lòng nhân ái, khoan dung cho toàn Đảng, toàn dân ta Cuốn sách trình bày một cách cơ bản vấn đề “Bao dụng Hồ Chí Minh”, có nguồn gốc từ lòng
“Nhân”, nhân từ, nhân ái, nhân đạo, nhân văn; mang nhiều cung bậc, màu sắc
về sự dung thứ, độ lượng, khoan hồng, khoan dung Việc tim hiéu “Bao đụng
Hồ Chí Minh” chính là đắp xây cho nền tảng đạo đức của dân tộc ta, góp
phần xây đắp cho nền đạo đức của cả loài người
“Tự tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ,
dang vién hién nay” cia PGS, TS Hoang Trang — PGS, TS Pham Ngoc Anh
(Đồng chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2008 Cuốn sách gồm ba chương Trong đó chương II, tác giả có đề cập đến “T7 tưởng Khoan dung Hé Chi
Minh ” — một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng nhân văn Qua đó, tác giả làm rõ tầm quan trọng cấp bách của việc giáo dục, hình thành văn hóa khoan dung cho thế hệ trẻ hiện nay |
“Khoan dụng Hỗ Chí Minh” của PGS.TS Phùng Đức Thắng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, số 6/ 2012 Tác giả đã khái quát hóa nguồn gốc hình thành, cũng như những biểu hiện tư tưởng Khoan dung Hồ Chí Minh, qua đó
giúp bạn đọc thấy rõ hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của
lòng khoan dung, nhân ái, của việc thực hành lối sống nhân văn
“Đông thuận xã hội và tình thân khoan dung Hồ Chi Minh” cha GS
Song Thanh, Tap chi Mat tran, số 10/2003 Bài viết của tác giả đã chỉ ra việc
xây dựng đồng thuận là một nội dung mới của đại đoàn kết dân tộc Tác giả cũng nhắn mạnh rằng, để xây dựng đồng thuận xã hội cần phát triển tỉnh thần khoan dung Hồ Chí Minh
“Tự tưởng Hà Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới” Viện Hồ Chí Minh và các lãnh
Trang 7
tụ của Đảng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Ha Nội, 2004 Cuốn sách được tuyển chọn từ những bài tham luận trong Hội thảo khoa học có chủ đề tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được kết cấu gồm hai phần, phần một: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết —
Những vấn đề chung, và phần hai: Vẫn đề đoàn kết các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Trong phần một, cuốn sách đã giới thiệu bài tham luận “Xây đựng động thuận xã hội và phát triển tỉnh thần Khoan
dung Hồ Chí Minh — nhân tổ cơ bản để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”
của GS Song Thanh, qua đó tác giả đề cập nội dung Khoan dung Hồ Chí
Minh với vấn đề xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc; trên cơ
sở đó bồi dưỡng và phát triển tỉnh thần khoan dung Hồ Chí Minh để tạo ra sự đồng thuận xã hội, thực hiện đại đoàn kết
“Kế thừa và phát huy tỉnh thần khoan dung Hỗ Chí Minh trong xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc ” của TS Nguyễn Tấn Hưng,
Tạp chí Báo Điện tử, Viện Triết học, số 4/ 2009 Bài viết của tác giả đã trình
bày được cơ bản những đặc trưng trong tư tưởng Khoan dung Hồ Chí Minh, khái quát vấn đề xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc trên tỉnh thần khoan dung Hồ Chí Minh; qua đó giúp người đọc thấy được tầm quan
trọng của việc kế thừa và phát triển tỉnh thần khoan dung Hồ Chí Minh là
nhân tố cơ bản để xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc ở Việt
Nam hiện nay
*Các công trình nghiên cứu về tư trởng đạo đức Hồ Chí Minh
"Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng" (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976);
"Chủ tịch Hỗ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng" (Nxb Thông tin lý luận,
Hà Nội, 1986); "Hồ Chí Minh về đạo đức" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993); "7 tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Tì ruyen thong đân tộc và nhân loại" (GS Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); “Đạo đức,
phong cách, lẻ lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng đạo đức Hồ _ Chí Minh" (PTS Thang Văn Phúc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Trang 8Nội, 1998) v.v Ngoài ra, còn có đề tài cấp nhà nước: KX02-08 mang tên: "7 tưởng Hồ Chi Minh về đạo đúc" (Do PGS.PTS Nguyễn Văn Truy, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia làm chủ nhiệm đề tài); Đề tài cấp nhà nước: KX02-05 mang tên: "T71 zưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách
xã hội đối với con người" (Do PGS.PTS Lê Sỹ Thắng, Trung tâm Khoa học xã
hội và Nhân văn Quốc gia làm chủ nhiệm đề tài); Dé tài cấp bộ: "S% biến đổi
của thang giá trị đạo đức trong nên kinh tế thị trường với xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" (Do PGS.PTS Nguyễn Chí Mỳ,
Khoa triết học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề
tài); Đề tài cấp cơ sở: "Vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ trong tình
hình hiện nay" (Do PTS Đàm Văn Thọ, Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài) v.v
Bên cạnh đó, cuộc vận động "Học tập và làm theo tam guong dao duc Hỗ
Chí Minh" đã được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hướng ứng, trong đó có thanh niên, sinh viên Bàn về cuộc vận động này trong thanh niên, sinh viên đã
có một số công trình khoa học nghiên cứu như: "Hà Chí Minh về giáo dục, bồi
dưỡng thanh niên, thiếu niên nhì đồng — Học tập và làm theo tắm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" do Trung ương Đoàn kết hợp với Viện Hồ Chí Minh và các
lãnh tụ của Đảng biên soạn (Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007) đã nêu lên
những quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và tập hợp những bài
viết của các nhà nghiên cứu, các đồng chí cán bộ đoàn chủ chốt về việc giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ và thế hệ trẻ Việt Nam học tập và hành
động theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Như vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh để làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng nhân văn đạo đức của Người hiện nay đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Đối với chúng tôi, xuất phát từ yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo sinh viên nói chung và chuyên nghành tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tư
Trang 9
tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh: giá trị lý luận và thực tiễn” nhằm góp một phần nhỏ vào yêu cầu nói trên Những công trình, tài liệu nêu trên sẽ là sơ sở, nguồn tư liệu quý phục vụ cho đề tài nghiên cứu của đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhân văn, đạo đức, từ đó đề tài làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhân văn, đạo đức trong xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu:
- Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức - Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhân văn, đạo đức
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức trong xây
._ dựng con người mới Việt Nam hiện nay |
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức và sự
vận dụng vào xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo
đức thông qua các tác phẩm, bài nói, bài viết và thông qua tấm gương mẫu
mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Co sé ly luận:
Đề tài được triển khai trên nền tảng lý luận cơ bản là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân văn, đạo đức
Trang 10
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích- tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đối chiếu, so sánh
6 Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức, từ đó đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ
Chí Minh đối với việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay |
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và
học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học nói chung, Học _
viện Báo chí Tuyên truyền nói riêng và cho những ai quan tâm đến tư tưởng và tắm gương Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, dé tài có kết
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ NHÂN VĂN, ĐẠO ĐỨC
1.1 Cơ sở tư tưởng, lý luận
1.1.1.Truyén thống nhân văn, đạo đức của dân tộc, quê hương và gia đình
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trước hết bắt nguồn từ việc tiếp thu, lựa chọn, bổ sung và phát huy các giá trị truyền thống trong điều kiện
mới của cuộc cách mạng vô sản Nó biểu hiện ở chính cuộc đời, tư tưởng và
hoạt động của Hồ Chí Minh, biểu tượng cao đẹp nhất của tâm hồn, tính cách
và văn hóa Việt Nam
- Truyền thông đạo đức, nhân ái của gia đình và quê hương
Từ buổi thiếu thời, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đã sống trong một gia đình nhà nho yêu nước, mọi người đều có lòng nhân ái, thương
người, thương dân, chuộng đạo lý, có tâm huyết với nền độc lập tự do của dân tộc, không chịu khuất phục chế độ thống trị, bóc lột, áp bức của bọn thực dân
phong kiến Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Người là thân phụ và thân mẫu Những đức tính quý báu đó của ông Sắc và bà Loan đã có tác động mạnh mẽ,
ảnh hưởng quyết định tâm hồn, tình cảm của Người Có thể nói, đó là những
sợi tơ dệt nên nhân cách của Hồ Chí Minh thời thơ ấu
Ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Hồ Chí Minh là một người yêu nước, thương dân sâu sắc, đậu Phó bảng nhưng ông từ chối không ra làm quan, vì
triều đình phong kiến làm tay sai cho giặc Chỉ đến khi bị thúc ép nhiều lần,
ông buộc phải nhận một chức quan nhỏ trong triều đình Ông cho rằng, quan trường nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn Cũng như một số nhà nho tiến bộ, quan điểm “trung quân ái quốc” của ơng đã đổi khác Ơng phủ nhận thuyết trung quân một cách mù quáng, trung quân không phải là phục tùng triều đình phong kiến, mà phải yêu nước thương dân Ông ủng hộ cải cách Duy tân và chủ trương lẫy dân chúng làm hậu thuẫn cho các phong
Trang 12trào cải cách chính trị xã hội Vì có lòng yêu nước thương dân, khi ra làm quan ông luôn đứng về phía nhân dân, che chở cho dân, chống lại bọn mọt
dân, hại nước Dù ở đâu, bất cứ cương vị nào, ông đều thông cảm với dân
nghèo, luôn dành những tình cảm ưu ái nhất cho những trẻ mồ côi, cho những
gia đình gặp cảnh éo le, những người bị bọn địa chủ, phong kiến và thực dân,
đề quốc đẩy vào cảnh điều đứng, khổ ải, lầm than
Chính tắm lòng và tình cảm đó đã nhen nhóm lòng yêu nước, tình thương đồng bào bị đọa đày trong tâm hồn trẻ tuổi của Nguyễn Tat Thanh Ảnh hưởng
của ông đối với Hồ Chí Minh không chỉ ở tắm lòng yêu nước, thương dân mà
điều quan trọng hơn là ông đã hướng cho các con mình yêu lao động, học tập
những kiến thức và văn hóa tiên tiến để biết “đạo lý làm người”
Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Hồ Chí Minh là một phụ nữ cần mẫn,
đảm đang, thương yêu chồng con vô hạn, nhân hậu với bà con hàng xóm Bà luôn giáo dục con cái biết yêu thương, biết chia sẽ với những người nghèo khổ trong làng, sống có đạo lý, tình làng nghĩa nước Chính những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp đó đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Chí Minh
Quê hương Nghệ Tĩnh là một vùng quê nghèo Người dân xứ Nghệ luôn
phải vật lộn, chiến đấu gian khổ với thiên nhiên Họ cần cù lao động, thức
khuya dậy sớm, một nắng hai sương Trong cuộc đấu tranh với thiên tai là
địch họa, người dân xứ Nghệ sớm biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với
nhau và có tỉnh thần đấu tranh kiên cường bắt khuất Tình yêu thương, lòng vị tha, sẵn sàng hi sinh cho người khác, cho gia đình, cho quê hương, làng xóm, cho đời sống cộng đồng, truyền thống đó đã góp phần tạo nên trong con người Nguyễn Tất Thành tình cảm yêu thương người lao động, coi trọng tình làng nghĩa xóm, sống với nhau có tình có nghĩa và những đức tính tốt đẹp khác
Nghệ Tĩnh còn là nơi giàu truyền thống yêu nước Từ lúc thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã khâm phục tỉnh thần chống giặc của nhân dân ta, thấm thía nỗi lo cứu nước của các bậc cha chú Những tắm gương nghĩa liệt của họ đã hun đúc trong tâm trí Người lòng yêu nước thiết tha và chí hướng đi tìm
Trang 13
đường cứu nước cứu dân Nghệ Tĩnh còn là nơi giàu bản sắc văn hóa, là mảnh
đất “địa linh nhân kiệt”, là quê hương của những câu hát dặm, hát phường vải,
những câu thơ “dậy sóng” của Phan Bội Châu, phản ánh khát vọng độc lập tự do và ý chí đấu tranh chống cường bạo của quần chúng nhân dân Truyền thống lịch sử văn hóa đó đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành, tình thương yêu con người bi doa day dau khé, tình thân ái và lòng yêu quê hương đất nước
- Truyên thống đạo đúc, nhân ái của dân tộc Việt Nam
Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, ở một miền quê nỗi tiếng là
“địa linh nhân kiệt”, cộng với tư chất thông minh hiếm có, đặc biệt là sự yêu thích môn lịch sử, đã giúp cho Hồ Chí Minh hiểu biết sâu sắc truyền thống
lịch sử về con người và đất nước Việt Nam Theo cách nói của Mác, muốn
hiểu con người, sự vật thì phải hiểu lịch sử của nó Chính sự hiểu biết sâu sắc
con người Việt Nam mà Hồ Chí Minh thấy được sức mạnh của các giá trị truyền thống nếu được phát huy Vì thế, trong khi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin để vạch ra con đường cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi phải dựa trên những giá trị truyền thống Xem xét cơ sở, củng cố bằng dân tộc học phương Đông, phải thấy được chủ nghĩa dân tộc là động lực
lớn, vĩ đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc địa, gan kết chủ nghĩa
dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản Đây là vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa có ý nghĩa là một phương pháp cách mạng
Hồ Chí Minh đề cao truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do lên thang giá trị cao nhất của con người Đó là một truyền thống quý báu, bắt nguồn từ sự
hình thành sớm của dân tộc và sự trải qua nhiều cuộc chiến tranh Truyền thống
đó được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới: yêu nước là thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ
Những giá trị đạo đức nhân sinh hay còn gọi là đạo lý làm người được hình thành từ rất sớm Đó là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong lối sống, nếp sống, giao tiếp của người Việt Nam, được biểu hiện ở
Trang 14
nên văn hóa dân gian, truyền miệng, những kinh nghiệm và hành vi đạo đức Nội dung đạo làm người rất phong phú: quan trọng nhất là đạo thờ tổ tiên, thờ những người có công với nước, “uống nước nhớ nguồn”; nhân ái, tiết kiệm, cần cù, hiếu học, sự hòa đồng, thủy chung, tình nghĩa giữa vợ chồng, anh em,
bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ; trung thực, mưu trí, dũng cảm Tất cả những
giá trị truyền thống đó đã được tiếp thu và phát huy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người |
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trọng đạo đức Nhân dân ta luôn luôn
đòi hỏi mỗi người phải luôn tu dưỡng đạo đức để giữ làng giữ nước Trong quá trình đó đã hình thành nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam, thành lương tri của người Việt Nam
Truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, đề cao đức tính cần cù, giản dị, tiết kiệm .đồng thời cũng phê phán gay gắt, đả kích không thương tiếc các thói: tham ăn, lười biếng, khoác lác Những kinh nghiệm ứng xử đó được đúc kết trong các bài vè, ca
dao, tục ngữ, gia huấn ca, các truyện khôi hài, tiểu lâm
Lòng nhân ái là truyền thống nỗi bật, cốt lõi của dân tộc Việt Nam trong lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước Dân tộc Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài hàng nghìn năm lịch sử trong một môi trường thiên
nhiên khắc nghiệt của vùng nhiệt đới âm ướt với mưa nguồn, nước lũ, bão tố, phong ba, nắng hạn, sâu keo, dịch bệnh thiên tai thường xuyên đe dọa cuộc
sống của nhân dân ta, một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mà công cuộc dựng nước gắn liền với công cuộc khai hoang mở đất Cuộc đấu tranh trong lao động gian khổ và lâu dài đòi hỏi nhân dân ta không những phải có nghị
lực phi thường mà còn phải thương yêu, đùm bọc, liên kết với nhau, chung
lưng đấu cật, đồng cam chịu khổ
Nước ta lại ở vào một vị trí có ý nghĩa chiến lược của vùng Đông Nam
Á, lại có tài nguyên phong phú nên từ rất sớm đã trở thành mục tiêu xâm lược của các để chế phương Bắc, rồi đến bọn thực dân để quốc phương Tây Công
Trang 15
cuộc lao động gian khổ để dựng nước và chống ngoại xâm để giữ nước trở
thành hoạt động thường xuyên, nội tại, có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, làm nảy sinh và hun đúc nên những
truyền thống tươi đẹp của nhân dân Việt Nam, trong đó nổi là truyền thống
nhân ái Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam có thể khái quát ở mấy
nội dung sau đây: |
Sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương đồng bào, đồng loại, “thương người như thê thương thân”, nhất là đối với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ Nét đẹp truyền thống đó được phản ánh trong nội dung của biết bao câu chuyện cổ trong nền văn hóa truyền thống dân tộc trong hàng loạt quy chế của phe, giáp, họ, làng, trong những quỹ nghĩa thương, hội tương tế được hình thành khắp mọi nơi để giúp đỡ lẫn nhau Nhiều tục lệ cũng hướng vào việc củng cố, thắt chặt tình làng nghĩa nước Tình cảm mặn nồng đó còn được thể hiện trong hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng người Việt Nam suốt
chiều dài lịch sử
Cam thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc là một khía cạnh sắc nét
truyền thống nhân ái của người Việt Nam Lòng nhân ái đã gắn chặt vận mệnh
của mỗi người vào vận mệnh của cả dân tộc Vĩnh dự, hạnh phúc, tiền đồ của
mỗi người Việt Nam, yêu nước gắn liền với sự sống còn, hùng cường, thịnh vượng của đất nước Càng yêu con người, yêu thương mọi người, nhất là những con người lao khổ, càng căm thù giặc ngoại xâm, càng có thêm ý chí kiên cường,
bất khuất sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của đất nước, dân tộc Tình yêu
thương dân tộc, đất nước bị lầm than, bị xâm lược và đô hộ chính là điểm xuất
phát của tỉnh thần xả thân của con người Việt Nam trải qua bao thế hệ
Sống thủy chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân với nước Nhân dân Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn bội nghĩa Từ hàng ngàn năm nay nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ câu “uỗng nước nhớ
Trang 16
99 Ge
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” Có thê thấy hầu khắp các làng xã Việt Nam xưa kia không đâu là không có những ngôi đình, mái đền cổ kính được
xây dựng ở nơi tôn nghiêm, trung tâm để thờ các vị thành hồng, tiên cơng,
các bậc anh hùng có công mở đất, dựng làng đánh giặc giữ nước Tại những nơi này hàng ngàn năm đều có tô chức lễ hội để tưởng nhớ đến công ơn các
bậc tiền bối |
Tư tưởng nhân văn Việt Nam, tiêu biểu là lòng nhân ái, “lá lành đùm lá
rách”, “thương người như thể thương thân”, quý trọng con người là những giá trị tỉnh thần cao quý của con người Việt Nam Truyền thống nhân ái đó được nảy sinh từ đời sống cố kết cộng đồng lâu đời của dân tộc ta trong lao
động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa Chính điều kiện
thiên nhiên khác nghiệt và những thử thách ngặt nghèo của cuộc sống đã làm nảy sinh trong mỗi người dân Việt Nam ý thức thương yêu, đùm bọc, liên kết
hiệp đoàn, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khô để duy trÌ sự tồn tại và
phát triển Tình cảm tốt đẹp đó ngày càng phát triển, trở thành lối sống vị tha, nhân ái của dân tộc, lối sống “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một | nước phải thương nhau cùng”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nét đặc trưng của lòng nhân ái Việt Nam là lấy cái thiện trị cái ác, “lấy
đại nghĩa dé thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, là đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại Nét đặc trưng đó chứa đựng lòng khoan dung, độ
lượng, một nội dung nhân văn cao cả của dân tộc Một dân tộc chịu nhiều đau
khổ, mất mát do chiến tranh gây nên, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm, nhưng chúng ta cũng rất tự hào là dân tộc rất yêu
hòa bình, nhân ái, một dân tộc rất đỗi nhân hậu, khoan dung Điều đó được
thể hiện ở ý chí hòa bình mãnh liệt xuất hiện sớm trong đời sống của dân tộc
ta Truyền thuyết “Thạch Sanh” đã phản ánh tinh thần yêu chuộng hòa bình, truyền thống nhân ái, nhân văn của dân tộc Việt Nam Vua tôi nhà Trần, nhà
Lê đánh thắng giặc vẫn mở lượng hiếu sinh, chẳng những để địch rút lui an
toàn về nước mà còn cấp cho chúng lương thực, thuyền và ngựa, thể hiện cử
Trang 17chỉ cao thượng của dân tộc Lòng nhân ái Việt Nam, không chỉ thể hiện ở sự yêu mến nhân dân mình, Tổ quốc mình, mà còn thể hiện ở sự tôn trọng độc
lập, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc khác
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, nên thường căn đặn chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc trong đối nhân xử thế Người dạy:
“nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa Hiểu chủ nghĩa Mác -
Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin
được”' Trong cử chỉ, lời nói, hành động của Hồ Chí Minh chúng ta thấy rất
rõ dấu ấn truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam “đem đại nghĩa thắng _ hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”
1.1.2 Tỉnh hoa văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây
Tình hoa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó đạo đức Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc nhất
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho, từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã được học chữ Hán và văn học cổ điển Trung Quốc ở cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người cùng với các nhà Nho học có tâm huyết, giàu lòng yêu nước, thương dân Vốn văn hóa cổ điển Trung Quốc đã
trang bị một vốn tri thức nhất định đủ để Người tiếp nhận được tính hoa của đạo Không Mạnh về đạo làm người, về sự tu thân, về cách ứng xử trong nhà,
trong họ và một phần đối với xã hội, đến con người và tỉnh thần “tứ hải giai
huynh đệ” Trên cơ sở đó, Người đã xây dựng quan điểm tư tưởng về một thế giới rộng lớn cho mọi con người sống trên trái đất, nhất là những người lao
khé bi doa day dau khổ, bị áp bức bóc lột ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
Trang 18
Đó là nội dung của tình hữu ái giai cấp mà Người nêu lên: “Dù màu đa có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống,
người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu
ái vô sản”
Không chỉ tiếp thu Nho giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp nhận phần tích cực
trong tư tưởng nhân ái của các tôn giáo Đối với đạo Phật, Người tiếp nhận tinh hoa, phần tích cực nhân văn của đạo Phật, Người nhắn mạnh tư tưởng của Đức Thích Ca muốn xây dựng một cuộc sống “thuần mỹ, chí thiện, bình
đẳng, yên vui, no ấm cho chúng sinh, xây dựng một xã hội hạnh phúc và an lạc”, xóa bỏ nỗi khổ đau của con người trên trái đất
Trên con đường tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chủ động tiếp
xúc, tìm hiểu văn hóa phương Tây với một ý thức cầu thị sâu sắc Từ những năm còn là học sinh của trường Quốc học Huế, được làm quen với những
khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái của cách mạng tư sản Pháp, Hồ Chí Minh
có ý định sang phương Tây để tìm hiểu tường tận cội nguồn và bản chất của
nền văn hóa đó Người cho biết: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi đã
được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ân giấu đẳng sau những từ ấy” Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoải, qua
sách vở và tiếp xúc với nhân dân các nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận thêm
những tinh hoa của văn hóa phương Tây, tìm thấy ở chủ nghĩa nhân văn, thoát
thai từ thời đại phục hưng, được thê hiện trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa
kỳ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1789) “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Báo Le Paria (Người cùng khổ) phần nào có dấu ấn của tỉnh hoa chủ nghĩa nhân văn trong văn hóa phương Tây mà người chịu ảnh hưởng và tiếp nhận
? Hồ Chí Minh: Toàn tdp, tap 1, sd, tr 461
? Xem: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987
Trang 191.1.3 Lý luận Mác — Lênin — chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
Cũng trong thời gian tiếp xúc với văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã khám phá ra Lênin và chủ nghĩa Lênin, xác định con đường đúng đắn để giải phóng các dân tộc thuộc địa mà Người hằng khao khát, mong ước Doc “So
thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Người rất xúc
động, phần khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao, “vui mừng đến phát khóc lên” vì đã tìm thấy chủ nghĩa nhân đạo cộng sản trong công cuộc giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức, bị nô dịch, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, xây dựng một thế giới, một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Chủ nghĩa
Mác - Lênin không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn
là nguồn gốc quan trọng nhất trong việc hình thành tư tưởng nhân văn và tư tưởng đạo đức của Người Bởi vì, như Người nói: “Từng bước một, trong
cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác — Lênin, vừa làm công tác thực tế
dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ”"
Chủ nghĩa Mác không có nhiều tác phẩm chuyên nghiên cứu về con người, nhưng trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác là: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lại luôn xuất phát từ những vấn đề của con người và nhằm mục tiêu cuối cùng là con người
Học thuyết mác xít về con người bao gồm nhiều nội dung: mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên; bản chất xã hội của con người; cá nhân và xã
hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử; bản chất ý
thức; vấn đề nhận thức của con người; vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức và sự phát triển xã hội; về sự tha hóa của con nguoi; con ngudi
trong các tổ chức và trong các quá trình xã hội
Có thể khái quát bản chất học thuyết mác xít về con người là: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người
! Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, sdd, tr.563
Trang 20Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác — Lênin như là một “sự gặp gỡ”,
“sự tìm thấy” những chân lý của thời đại Trước khi đọc Sơ £bảo lần thứ nhát những luận cương về các vấn đè dân tộc thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh
vẫn còn là nhà yêu nước Sự phát triển nhanh chóng về mặt nhận thức do tích cực tham gia hoạt động xã hội đã giúp Hồ Chí Minh thấy những giá trị của tỉnh thần nhân văn phương Tây chưa đem lại con đường thực sự cho giải
phóng con người Những giá trị tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, thực chất là
phản ánh ý thức hệ tư sản Hồ Chí Minh cho rằng các cuộc cách mạng tư sản đó là “chưa phải cách mạng đến nơi” “Chủ nghĩa Uynsơn chỉ là trò bịp lớn”
Khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái trên thực tế đã không còn ý nghĩa đối với
nhân dân lao động
Hồ Chí Minh tự nhận mình là học trò của những nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là sự tiếp thu sáng tạo học thuyết
mác xít về con người trong hoàn cảnh Việt Nam, được thể hiện ở một số nội
dung chủ yếu sau:
- Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết vấn đề con người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật
- Tiếp thu tỉnh hoa truyền thống dân tộc và nhân loại, trong đó cốt lõi là chủ nghĩa Mác — Lênin đã cho phép tư tưởng Hồ Chí Minh về con người tiếp
cận tới bản chất của vấn đề con người với nội dung rộng lớn hơn về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
- Vạch rõ mối quan hệ giữa giải phóng con người với giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội
- Chủ nghĩa Mác — Lênin coi sự nghiệp giải phóng con người là sự nghiệp tự giải phóng của giai cấp lao động Hồ Chí Minh cho rằng cuộc đấu tranh để giải phóng con người “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của
bản thân anh em”, “chủ nghĩa xã hội là do nhân dân tự xây dựng lay” Con
người là chủ thê tích cực, tự giác và sáng tạo của sự nghiệp ay
Trang 21Hồ Chí Minh nhận thấy giá trị cao cả của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Nếu chủ nghĩa nhân văn tư sản đề xướng việc giải phóng cá nhân con người khỏi mọi ràng buộc của chế độ phong kiến thì lại không hề đả động đến việc giải phóng cá nhân con người lao động Trái lại, chủ nghĩa nhân văn cộng sản
chủ trương giải phóng tất cả những người bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới,
thủ tiêu mọi gông xiéng nô lệ, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại Chủ
nghĩa nhân văn tư sản lấy chế độ tư hữu và chủ nghĩa cá nhân làm cơ sở cho lý tưởng nhân đạo mà bản chất là chống lại con người bị áp bức bóc lột, lực lượng đông đảo nhất của nhân loại
| Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp
cận con người và đem lại một quan niệm riêng hết sức độc đáo Mặc dù
Người không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng về con người là một tư tưởng xuyên suốt,
thâm nhập toàn bộ hệ thống, được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng
cao cả trong suốt cuộc đời và trong sự nghiệp cách mạng của Người, nó thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người, được tỏa sáng trong từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần đến mỗi con người, mỗi thân
phận cụ thể, con người mà Người nói đến là con người cụ thể, lịch sử, con người gắn với các mối quan hệ xã hội
Tóm lại, những tỉnh hoa của truyền thống dân tộc và nhân loại, đặc biệt
là những nguồn gốc chủ yếu tạo nên tư tưởng nhân văn và tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh
1.2 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo nên trên cơ sở những nhân tố khách quan Do đó, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không đề cập đến nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, đạo đức
Hồ Chí Minh là con người có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Yêu nước, thương dân là truyền thống đặc sắc nhất của con người Việt Nam Từ
Trang 22xưa đến nay người Việt Nam vốn có mối quan hệ gắn bó nhà, làng nước, nước mất thì nhà tan, nợ nước gắn với thù nhà Tình làng, nghĩa nước đã thành triết lý sống: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” của mỗi người
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đó là tình yêu, là đạo lý của người Việt
Nam, là giá trị văn hóa đúc kết hàng ngàn năm, là cội nguồn của mọi tình yêu
thương con người Từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã được chứng kiến tội ác của
bọn thực dân phong kiến cũng như cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sống kiếp lầm than, nô lệ Các phong trào khởi nghĩa chống Pháp liên tiếp, sôi sục, nhưng đều bị dìm trong máu lửa Các
bậc anh hùng hào kiệt của đất nước, các bậc tiền bối đã trăn trở với con đường
cứu dân, cứu nước nhưng đều thất bại Thực tiễn đó đã sớm hình thành và bồi đắp cho Nguyễn Tất Thành một chí hướng, thôi thúc Người thanh niên yêu
nước quyết ra đi tìm con đường giải phóng cho đồng bào, cho nhân dân
Vận mệnh dân tộc, đau thương trước thân phận của người dân mất nước, ảnh hưởng của các phong trào chống Pháp đã hình thành ở Hồ Chí Minh khát vọng cứu dân, cứu nước, mong giải phóng cho nhân dân khỏi ách nô lệ, áp bức Chứng kiến những phong trào chống Pháp của nhân dân ta đầu thế kỷ XX, Người cũng đồng thời nhận ra sự bế tắc của các con đường đó Thương dân, đồng cảm với nhân dân là nét đặc sắc trong con người Hồ Chí
Minh Với tắm lòng yêu nước thương dân tha thiết ấy, Hồ Chí Minh đã trăn
trở với biết bao nhiêu câu hỏi lớn về vận mệnh của dân tộc: Tại sao các phong
trào chống Pháp của nhân dân ta đều thất bại, chân lý ở đâu và tìm đâu ra
chân lý để cứu dân, cứu nước? Tất cả điều đó giúp Hồ Chí Minh ni hồi
bão, khát vọng lớn lao tìm con đường giải phóng cho dân tộc Yêu nước,
thương dân nhưng đặc biệt nhất là Người luôn tin tưởng ở nhân dân Đây là
điểm xuất phát đúng đắn trên con đường đi đến với chân lý, với cách mạng
của Hồ Chí Minh
Trang 23Đất Lam Hồng là nơi "địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống văn hóa và tinh thần đấu tranh anh dũng chống quân xâm lược Nơi đây cũng là quê hương -
của nhiều nhà nho yêu nước như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu , đã khởi
xướng nhiều cuộc vận động cách mạng sôi nổi đầu thế ký XX Truyền thống văn hóa dân gian sâu lắng, truyền thống văn hóa bác học tiêu biểu cho đất nước
_ của quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn văn hóa cao đẹp của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước trên quê hương Nghệ An, gần gũi với nhân dân, lớn lên ở Huế - trung tâm văn hóa chính
trị của đất nước từ đầu thế kỷ XIX Thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến,
xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường trong cuộc sống, có ý chí kiên cường vượt gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu Sau này ông đậu Phó bảng nhưng không đi theo con đường làm quan mà dân thân
vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả cho mục đích cứu dân, cứu
nước, đặc biệt là tư tưởng thương dân, "Ái quốc là ái dân", chủ trương lay dan
làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị- xã hội sau này đã trở thành tư tưởng
cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Ở Hồ Chí Minh thể hiện tắm lòng vị tha, nhân ái, hết mực yêu thương con người Nếu ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc đối với con là nền nho học đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và tắm gương của một nhân cách cao thượng, cứng
cỏi “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, thì ảnh
hưởng của người mẹ, bà Hoàng Thị Loan lại là tắm gương sáng của người lao động cần cù, sống có nghĩa tình, vị tha, nhân ái Bà Hoàng Thị Loan — thân mẫu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học có truyền thống và thông tuệ Cả hai bên gia đình nội ngoại của bà đều giàu lòng thương người, quý trọng tình làng nghĩa xóm Bà là một người giàu đức hi sinh, có nếp sống giản dị, thanh cao đã dé lai dau ấn rõ trong cuộc đời của Nguyễn Sinh Cung Người còn nhớ như in lời mẹ ru đầy ý nghĩa, đạo lý ở làng Hoàng Trù:
“Làm người đói sạch rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”
Trang 24Là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ, bà Hoàng Thị Loan đã dạy con biết yêu
lao động, biết giúp đỡ những người nghèo khó, biết làm những việc có ích cho
dân cho nước Chính những bài học đạo đức làm người đó đã sớm hun đúc ở Hồ Chí Minh sự cảm thông, chia sẽ với những người cùng khổ Luôn quan tâm, chia sẻ với tất cả mọi người, tôn trọng, yêu thương con người, tin ở con người, thấu
hiểu con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Hồ Chí Minh là tượng trưng
cho những giá trị cao đẹp trong quan hệ giữa con người với con người: kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nỡ, người quan tâm không bỏ sót một ai, hy sinh cho tất cả, nhưng lại không màng chút danh lợi nào cho bản thân Suốt đời Người sống
khiêm tốn, giản dị, thanh bạch, tao nhã”
Lòng nhân ái, yêu thương con người của Hồ Chí Minh không phân biệt địa vị cao hay thấp, sang hèn, không quên, không sót một ai, nhưng trước hết Người dành cho đồng bào, đồng chí, những người đang chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh Người lấy tình yêu thương, sự cống hiến cho con người là niềm vui, là thăng hoa của tâm hồn, là mục đích cao nhất để làm người, là giá trị cơ bản trong cuộc sống của mình Tình thương yêu đối với con người, đặc biệt trước hết là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, phấn đấu vì hạnh phúc của con người, của nhân dân là mục đích xuyên suốt trong cuộc đời của Hồ
Chí Minh Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người không có điều gì phải luyến tiếc, chỉ tiếc một điều là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa và
nhiều hơn nữa
Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh góp phần cảm hóa được mọi số phận con người cả trong nguồn vui hay trước nỗi thương cảm Người rộng lượng và khoan
dung đối với những người lầm đường lạc lối, đối với cả kẻ thù khi đã biết hối cãi Lòng nhân ái của Người mang tính chất vị tha, không vị kỷ, không khắc kỷ Đó là tắm lòng hy sinh mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh mãi mãi
là tắm gương sáng về nhân cách của một con người vĩ đại, lòng nhân ái, tỉnh thân nhân đạo là điểm cốt lõi, là yếu tố có tính nền tảng trong tư tưởng nhân văn,
đạo đức Hỗ Chí Minh
Trang 25Hồ Chí Minh là một mẫu mục về dao duc cach mang, khiêm tốn, gian di,
cân, kiệm, liêm, chính, chí công vô tu Tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh được
thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc
sống riêng giản dị và đức khiêm tốn hết mực Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, gian di, it long
ham muốn vẻ vật chất, đó là “tư cách của người cách mạng”, Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện Cũng như V.I Lênin, Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghỉ thức trang trọng Một cốt cách giản dị, một
sự giản dị vĩ đại Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh ở ngõ hếm Công-poanh
đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa Thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời
thanh bạch, giản dị, tao nhã
Hồ Chí Minh luôn luôn nói đi đôi với làm Trong hành trình tìm đường
cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Hồ Chí Minh chấp nhận mọi công việc, miễn là
việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách mạng Người là tắm gương sáng về người lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhất nhưng luôn trung thành, tận tụy vì
lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và
gia đình Như vậy, bao nhiêu đức tính cao cả chưng đúc lại trong một con người đã làm cho tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô Song
khó ai có thể vượt hơn Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người là
tắm gương mà nhiều người khác có thể noi theo Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã
đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư,
giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường Do đó, Người đã trở thành
“tỉnh hoa và khí phách, lương tâm và danh dự”, thành biểu tượng của đạo đức
- văn minh nhân loại Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá “giữa lúc vàng
thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho `
cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa dé quốc và chủ nghĩa xã hội Sở đĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu
biểu bởi nhân vật phi thường đó”
Trang 26Có thể thấy, không chỉ ở nước ta mà có nhiều chính khách, nhiều nhà
hoạt động văn hóa- xã hội ở nước ngoài đã nêu nhiều ý kiến sâu sắc về nhân cách, phẩm chất, về tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh Giáo sư sử học Ấn Độ
Xanti Mauroi cho rằng: “Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh, Găngđi đã để lại những dấu ấn không thê sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuôi trong các đảo lộn nhiều biến động”' Cũng theo nhà sử học người Mỹ, bà Gi
Xtenxơn, trong con khủng hoảng về sự tiến bộ tinh thần, về các giá trị đạo
đức, “một số đông người đã tha hóa chạy theo cuộc sống hưởng thụ là mục đích của cuộc sống, nhân loại lại tìm về tắm gương sáng ngời nhân cách của
Hồ Chí Minh, một tắm gương cho mọi thế hệ tiếp sau”, nhân loại tự hào có
Hồ Chí Minh và hướng về Người Tư tưởng, nhân cách và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải cho bài toán của nhân loại mà giá trị của nó không thê
phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và cải tạo một thời đại
Có thể nói, tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự
hình thành và phát triển tư tưởng của Người nói chung, tư tưởng về nhân văn, đạo đức nói riêng Đó là con người sống có hoài bão, yêu nước, thương dân
sâu sắc, có bản lĩnh kiên định Con người có tình cảm cao đẹp và sâu sắc, tình
cảm trong quan hệ ứng xử với mọi người thể hiện trong tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, trong tình nhân ái, yêu thương quý trọng con người, quan tâm tới mọi số phận con người, giải phóng cho con người khỏi sự áp bức,
khỏi sự đối khổ, sự dốt nát
Đó là con người có tư tưởng đạo đức cao đẹp, cả cuộc đời phan dau vi độc lập của dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân Đạo đức cách mạng “trung với nước, hiểu với dân”, “can, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, lấy
sự hỉ sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân là lẽ sống, là niềm vui và cũng là ham muôn tột bậc của Người
' Xem: PGS,TS Đinh Xuân Dũng: T⁄ rưởng Hỗ Chí Minh về đạo đức, Nxb Giáo dục, H.2006, tr.179
Trang 27Đó còn là con người có trí tuệ uyên bác, thông minh, có ý chí kiên
cường, mãnh liệt, bất khuất, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, luôn lạc quan
yêu đời Tác phong làm việc khoa học, nếp sống giản dị, ung dung thanh thản,
hòa vào thiên nhiên, không màng danh lợi Tất cả hòa hợp, chung đúc lại thành một con người vừa kiệt xuất vừa đời thường, một nhân cách vĩ đại luôn
nhất quán giữa nói và làm, sống và hành động, lý trí và tình cảm Chính những phẩm chất và tài năng đó đã có vai trò quan trọng đối với Hồ Chí Minh trong việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước, quyết định lựa chọn hướng đi cũng như khi tiếp cận với học thuyết Mác - Lênin Nhờ vậy, giữa vô vàn học thuyết, quan điểm khác nhau, trong khi nhiều chí sĩ yêu nước từ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chưa phát hiện được ở đâu là chân lý cứu nước giải phóng được dân tộc thì Hồ Chí Minh đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để đi tới mục tiêu, thực hiện lý tưởng ấy
Như vậy, bằng thiên tài trí tuệ và phẩm chất cách mạng của mình, Hồ
Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp biến, phát triển tổng hòa nguồn giá trị tư tưởng
văn hóa truyền thống mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước, giá trị nhân văn, đạo đức của dân tộc cùng với tỉnh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây đặc biệt là những giá trị nhân văn cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền
tảng để hình thành tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh và chính Người
là một tâm gương mâu mực về nhân văn, đạo đức cho mọi thê hệ tiệp sau
Trang 28Chương 2
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HÒ CHÍ MINH
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh rộng lớn bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, bao quát hết các mặt bản chất con người, đời sống cá nhân và đời sống
cộng đồng, môi trường tồn tại, các nhu cầu thể hiện và khát vọng làm chủ mọi
mặt cuộc sống của con người |
2.1 Khai niém - Nhân văn:
-_ Nhân văn là khái niệm để chỉ giá trị văn hóa tỉnh thần của con người
Nó phản ánh và đề cao những giá trị con người đạt được trong quan niệm về
con người và các mối quan hệ của con người với con người trong xã hội cũng như con người với tự nhiên Nó thuộc về văn hóa của loài người — văn hóa người
Tư tưởng nhân văn có quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử xã hội loài người Khi xã hội dần phát triển, con người ngày càng bị phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo, đời sống tỉnh thần, vật chất giữa các tầng lớp dân cư ngày càng cách xa nhau, xã hội phân chia thành giai cấp thống trị và giai cấp
bị trị Cũng từ đó, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của giai cấp bi tri xuất hiện, đó là ước mơ về một xã hội không còn nghịch cảnh bất công, bất
bình đẳng, áp bức bóc lột trong quan hệ con người Con người được yêu thương, tôn trọng, hòa thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau, đó chính là những “giá trị của con người” — “giá trị nhân văn”
Giá trị nhân văn trước hết và cơ bản là của nhân dân lao động, họ là
những người trực tiếp gánh chịu sự bất công nặng nề nhất, cảm nhận về sự bất bình đẳng trong xã hội
Những nhân tổ của chủ nghĩa nhân văn từng tổn tại trong văn học dân
gian, trong văn hóa tỉnh thần của nhiều dân tộc thời cỗ nhưng phải đến thời kỳ
Phục Hưng — Tay Au thi tư tưởng nhân văn mới xuất hiện như một hệ thống quan điểm lý luận Đó là những quan điểm triết học, chính trị, đạo đức lấy con
Trang 29người là trung tâm Tư tưởng nhân văn tư sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất trong nhận thức xã hội về con người Nó đòi hỏi phải trả lại con
người cho tự nhiên, để con người phát triển, coi việc tận hưởng mọi hạnh
phúc trần tục là sự phát triển toàn diện của tính người
Sự phát triển của tư tưởng nhân văn trong thời đại ngày nay đạt đỉnh
cao ở tư tưởng nhân văn cộng sản Nhân văn cộng sản khắc phục hạn chế của
các tư tưởng nhân văn trước đó Nhân văn cộng sản chủ trương phát triển mọi khả năng của con người và xã hội, thừa nhận và thực hiện các nguyên tắc, bình đẳng, công bằng, nhân đạo trong quan hệ giữa con người với con người
Như vậy, chú nghĩa nhân văn là hệ thống quan điểm về tri thức, đạo đực của con người, đó là lòng yêu thương trân trọng con người, tin tưởng vào sức mạnh và khát vọng giải thoát con người khỏi mọi khổ đau, đấu tranh bảo vệ phẩm giá và mang hạnh phúc cho con người
- Tự tưởng nhân văn Hồ Chí Minh:
Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc đưa ra khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Có một số nhà hoạt động chính trị, xã hội nước ngoài cho rằng, trong con người H6 Chí Minh có sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa nhân văn với nhiệt tình và tinh thần cách mạng T.N Caun, Chủ tịch Trung tam An Độ nghiên cứu về Đông Dương cho rằng: Hồ Chí Minh, “Người đại diện cho sự vĩ đại vốn có của nhân dân Việt Nam — bình đị, chuyên cần, yêu quý trẻ thơ và thanh niên, thẳng thắn, trung thực, chân thành và một ý thức mạnh mẽ về nhân văn kết hợp với nhiệt tình và tinh thần cách mạng”!
Tiến sĩ M.Átmét, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đại điện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO, tại Hội thảo quốc tế
“Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn” nhân
kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong khi chiến
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam: Czở tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, tr.30
Trang 30đầu cả đời mình chống lại ách thống trị thực dân, Người vẫn là một nhà nhân
văn chân chính trong tư tưởng và hành động”'
Dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận mác xít chúng ta có thê hiểu
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành xuyên suốt tư
tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm lý luận được rút ra từ
thực tiền cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của
dân tộc và thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân đạo Mác - Lénin, phản ánh tình thương yêu, quý trọng, quan tâm, bao dung độ lượng đến con người và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của con người; phản ánh con đường giải
phóng con người một cách triệt để nhằm xây dựng một chế độ xã hội trong đó
con người có điều kiện phát triển toàn diện và phát huy hết mọi năng lực sáng
tạo vốn có của mình
Nói cách khác, ứ tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chỉ phối suốt cuộc đời của Người, một cuộc đời đấu tranh không
mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho
sự giải phóng của cả nhân loại và của mỗi con người
Thực chất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tư tưởng về con người; là
sự kết tỉnh những giá trị của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và thế giới được
vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện nước ta, nhằm giải phóng con người theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đề cập nhiều vấn đề: Các
quan hệ của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức Vấn đề
giải phóng con người trong mối quan hệ với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội Giáo dục và đào tạo con người; phát huy nhân tố con người trong cách mạng; nhu cầu và lợi ích của con người Về tính người và đạo làm người; về quan điểm quần chúng Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Tư tưởng đó còn được biêu hiện trong lôi
| Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, tr.28
Trang 31sống, phong cách, phương pháp của Hồ Chí Minh với tư cách là tắm gương tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam
Tất ca hợp thành “chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh” — sản phẩm của trí
tuệ và tình cảm Việt Nam và thời đại Đây là cốt lõi, bản chất, quy luật của sự
hình thành, phát triển qua nhiễu thử thách, chứng tỏ sức sống, tính chân lý
khoa học và giá trị trường tồn đối với lịch sử
Như vậy, nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn đó chính là lòng yêu thương, quý trọng con người, bảo vệ các giá trị của con người, giải phóng con người khỏi sự áp bức, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện
Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn là nói đến những đòi hỏi đấu
tranh nhằm giành lại tự do, hạnh phúc của cho con người Nhân văn Hồ Chí
Minh không giới hạn, bó hẹp trong phạm vi một dân tộc, một đất nước, mà rộng ra là cả thế giới — những người lao động bị áp bức, bóc lột Hồ Chí Minh
trở thành biểu tượng nhân văn cao đẹp, đi tiên phong trong sự nghiệp dau
tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng con người, xây dung một xã hội tốt đẹp cho con người và vì con người
2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Mỗi thời đại, mỗi giai cấp có sự nhìn nhận khác nhau về con người
Khác với một số quan niệm chưa đúng đắn về nhân dân lao động, về con người Hồ Chí Minh đề cập con người cụ thể, lịch sử; không có con người
chung chung, trừu tượng phi nguồn gốc lịch sử hay con người kiểu tôn giáo
Trong các bài nói bài viết của mình, khái niệm con người được Hồ Chí Minh
sử dụng bằng nhiều từ ngữ khác nhau như: người, con người, người ta, dân, nhân dân, quần chúng, đồng bào để diễn đạt nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nội dung cụ thể của từng thời kỳ cách mạng, khi
nói về con người trong các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, triết học, chính trị, xã
hội Riêng thuật ngữ “con người” được Hồ Chí Minh sử dụng đến 172 lần
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh thường dùng các
khái niệm “người bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức”, “người bản xứ bị bắt
Trang 3233 66 23 66
làm nô lệ”, “người mất nước”, người lao động bản xứ”, “người bị bóc lột,
“người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc”, “người da vàng”, “người da đen”, “người vô sản”, “người vô sản ở thuộc địa” và đối lập với họ là những tên “thực dân”, “thực dân độc ác”, “viên chức tàn bạo”, “bọn ăn bám đủ các cỡ”,
“kẻ diễm phúc có đặc quyền đặc lợi” Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “con người” trong một số trường hợp hạn hữu
Ban đầu, khi bàn đến con người Hồ Chí Minh chỉ nói đến con Lạc cháu
Hồng, con Rồng cháu Tiên Nhưng nhờ chứng kiến cuộc sống của nhân dân
các dân tộc thuộc địa dưới ách kìm kẹp của chủ nghĩa đế quốc, Người đã có
sự phân biệt rạch ròi giữa một bên là bọn đế quốc, thực dân tàn bạo, độc ác và
bên kia là những người lao động bị bóc lột, áp bức nặng nề Người rút ra một kết luận sâu sắc: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”
Trong thời gian đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến người lao động, người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc viết trong Lời kêu gọi đăng trên trang nhất, số đầu tiên trong báo Người cừng khổ, nói rằng sứ mệnh của tờ báo là “giải phóng con người”
Khi suy nghĩ về đạo đức cách mạng, Người chia con người làm hai hạng: một là người bị bóc lột và hai là người bóc lột Người viết: “Trên quả đất, có hàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC”! Người còn chỉ rõ: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”
Sở dĩ Người chia hai hạng người như vậy để thực hiện chữ “Bác - Ái”,
thực hiện “đại đoàn kết”, và “giúp người tiến tới” Người cho rằng “những
người bị bóc lột, những người đi theo điều “thiện” thì dù màu da, tiếng nói có
khác nhau, có thể coi nhau như anh em một nhà, có thể “đại đoàn kết”, “đại
hòa hợp” trong một “thế giới đại đồng” Theo Hồ Chí Minh, con người sinh ra
''T.6, tr.129 ?T.6, tr.130
Trang 33đều tốt cả, về sau con người như thế nào là do ảnh hưởng của môi trường giáo
dục mà ra Mặt khác trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong
lòng Do vậy, “Ta phải biết cho phần tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, .Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh thường dùng các khái
niệm: “đồng bào”, “nhân dân, “quốc dân” “dân”
Năm 1949, để làm rõ mối quan hệ “mình đối với người”, Hồ Chí Minh
đã đưa ra định nghĩa: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bau ban Nghia rộng là đẳng bào củ nước Rong nữa là cả loài người” Chữ
“người” theo Hồ Chí Minh là bao gồm tuyệt đại bộ phận dân tộc: và thành
phần chủ yếu là nhân dân lao động Nó gần với hai chữ “đồng bảo”, khi người nói: “Đầu tiên là công việc đối với con người”, thì Người đã gửi gam tat cả
tâm tư, tình cảm và bộc lộ tư tưởng của mình đối với nhân dân, đồng chí,
đồng bào
Với cách hiểu này, con người là có tính xã hội, là con người xã hội, là
thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định Cộng đồng đó, như nhân dân
ta từng quan niệm từ lâu, đó là cộng đồng ba cấp độ nhà - làng - nước; còn Hồ
Chí Minh lại chỉ ra một cách cụ thể hơn, rộng hơn: đó là gia đình, họ tộc, làng
xã, dân tộc, đất nước cho đến cả nhân loại Chứ không phải con người trừu
tượng, đứng trên giai cấp, ngoài dân tộc, con người biệt lập hoàn toàn mà là
con người có lao động, ngôn ngữ, tư duy, biết chế tạo công cụ lao động, hoàn
toàn có sự phân biệt với con vật
Con người mà Hồ Chí Minh đề cập đến là con người nằm trong những quan hệ gắn bó mọi người với cộng đồng, tạo thành những cộng đồng người
Ì Hồ Chí Minh: 7oàn đập, tập 6, sảd, tr.130
Trang 34từ nhỏ đến lớn Đó là cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại Đối với con
người Việt Nam, những cộng đồng gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo
thành tính cộng đồng bền vững được bồi đấp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc chân chính mà Hồ Chí Minh đã coi là “động lực lớn” thúc đây sự phát triển đất nước
Hồ Chí Minh thường gắn khái niệm con người với các nhu cầu, lợi ích,
các nhu cầu tối thiểu hàng ngày như: ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh, và các
nhu cầu về văn hóa tỉnh thần khác, các nhu cầu ấy hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất các quan hệ xã hội, trong đó con người đang sống và hoạt động
Trong các xã hội đã tồn tại chỉ có chế độ xã hội xó hội chủ nghĩa là có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của con
_ người Đó là tính nhân văn và tính cách mạng triệt để mà Hồ Chí Minh rút ra
được khi khám phá bản chất thật sự của con người
Như vậy, cách tiếp cận cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về vấn đề con người là thống nhất lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, vận dụng một
cách sáng tạo lập trường giai cấp vô sản vào hoàn cảnh nước ta Con người với những đặc điểm nói trên là cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và thể hiện ở 3 nội dung:
Một là: Sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ
của con người nô lệ và con người cùng khô Có thể thấy rõ điều này qua các bài viết của Người tố cáo tội ác mà chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chế độ tư bản chủ nghĩa gây ra cho con người
Hai là: Tìn tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy
Ba là: Quyết tâm hy sinh chiến đấu đề giải phóng con người và đem lại tự do hạnh phúc cho con người Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đông bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”,
! Hồ Chí Minh: Toàn :ập, tập 15, sdd, tr.627
Trang 352.3 Vêu thương, quý trọng con người
Hồ Chí Minh lớn lên trong cánh nước mắt nhà tan do vậy, Hồ Chí Minh có tư tưởng thương nhân dân sâu sắc Yêu thương con người ở Hồ Chí Minh
trước hết là giành cho những người cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột Chính vì thế, yêu nước thương dân trở thành lẽ sống của Hồ Chí Minh Người
từng nói: Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là vẫn đề ở đời và làm người Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp
bức Hồ Chí Minh thương yêu, thông cảm sâu sắc và chia sẻ nỗi khổ với
những người nghèo khổ, bị bóc lột, vì “Chính họ là những người phải làm _
mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch Chính họ làm ra cho lũ người ăn
bám, lũ người lười biếng, lũ người đi khai hoá và những bọn khác hưởng mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ trong khi những tên đao phủ của họ sống
rất thừa thãi; hễ mất mùa thì họ chết đói”?! Lòng yêu thương của Người đã
giành một phần lớn cho phụ nữ và trẻ em Bởi vì “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của
bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga”
Tình thương yêu sâu sắc Ấy đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu
nước, đi đến nhiều quốc gia khác nhau để “xem xét họ làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” Qua quá trình bôn ba, Người cũng nhận thức thêm rằng không phải chỉ ở Việt Nam, con người mới bị đọa đày, đau khổ, mà ở khắp các nước, đâu đâu cũng có những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột Người từng chứng kiến nỗi đau khổ của những người lao động ở
các nước tư bản, các nước thuộc địa Á, Phi Người đã vô cùng xúc động và
khóc khi thấy cảnh tượng những người da đen bị đây xuống biển, bị sóng biển
Trang 36thương yêu đồng bào mình Hồ Chí Minh đã mở rộng tình thương yêu đến tất cả những con người nghèo khổ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, đến mọi người lao khổ khắp năm châu Trong bài “khai hóa giết người”, Người viết: “Trong lúc ở Mácxây, người ta triển lãm cảnh phồn thịnh giả tạo của xứ Đông
Dương thì ở Việt Nam đang có những người bị chết đói” '
Với tình thương yêu con người, Hồ Chí Minh đã lên án và tố cáo mạnh
mẽ tội ác của chủ nghĩa để quốc, chủ nghĩa thực dân, mô tả cuộc sống điêu
đứng của dân nghèo, Người vạch rõ âm mưu, thủ đoạn dã man của đề quốc và | thực dân đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước chính
quốc và thuộc địa, ví chúng như “con đỉa hai vòi”, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam: sưu cao thuế nặng, chính sách ngu dân, luật lệ hà khắc, “nhà tù nhiều hơn trường học” Bọn thực dân biến các thuộc địa thành “địa
ngục trần gian”, tha hồ “chém giết người vô tội”, tính mạng người dân thuộc địa “không đáng một đồng trinh” Người còn chỉ ra rằng: lịch sử việc người
Âu xâm chiếm châu Phi cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào thì
từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ Như vậy, lòng nhân ái bao la của Hồ Chí Minh được đặt trên một cơ sở khoa học
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh thấm đượm chủ nghĩa quốc tế vô sản, yêu thương con người của Hồ Chí Minh là yêu thương con người cùng giai cấp Người quan niệm: “Quan sơn muôn dặm một nhà, bốn phương ”', Hồ Chí Minh yêu thương tất cả con người, không vô sản đều là anh em
phân biệt màu da, không giới hạn phạm vi lãnh thô
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh còn là tình cảm quý trọng con người, kính trọng nhân dân, quan tâm đến con người và chăm lo cuộc sống của con người Người quan niệm con người là tài sản quý giá nhất, nên phải biết quý trọng, quý trọng tính mệnh, tài sản của nhân dân Người yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định pháp luật, pháp lệnh của nhà nước
' Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, sđd, tr 13
? Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, sđd, tr.670
Trang 37đều phải xuât phát từ lợi ích của nhân dân, cán bộ nhà nước không được “lạm
quyền” “đứng trên dân” “ức hiếp dân” Đảng viên, cán bộ vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân cho nên phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, phải biết lắng nghe ý kiến quần chúng Lý tưởng
cao nhất của Đảng, của cán bộ, đảng viên là phục vụ sự nghiệp cách mạng của
quần chúng, mang lại hạnh phúc chỉ nhân dân Người nói nếu nước độc lập mà dân không có hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì
Tình cảm quý trọng con người, kính trọng nhân dân, quan tâm đến con người và chăm lo cuộc sống của con người của Hồ Chí Minh còn biểu hiện qua cách ứng xử rất có văn hóa, trong sự chân thành lắng nghe ý kiến của dân, trong việc giữ lời hứa với dân, trong việc trả lời những bức thư của dân mà Người nhận được và trong nếp sống thanh bạch của Người
Người hết sức trân trọng các thành tích trong chiến đấu, sản xuất lao động, học tập của nhân dân ta Người trân trọng những tắm gương “Người tốt
việc tốt” Chẳng hạn có một cụ già đã lớn tuổi vẫn đi học, Người biết và đã khen ngợi: “Cụ đã có tuổi, mà vẫn chịu khó học” “Tôi gửi lời khen Cụ và
khuyên Cụ cô học thêm”
Quan tâm hết thảy từ đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi sự áp bức bất công, xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân phong kiến cho đến những việc có liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày như cái sự ăn, mặc, học hành của dân chính là biểu hiện tình cảm quý trọng con người, kính trọng nhân dân, quan tâm đến con người và chăm lo cuộc sống của con người của Hồ Chí Minh Người nói: “chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và
Chính phủ có lỗi”!
Là Chủ tịch nước, mặc dù bận trắm công nghìn việc trọng đại, nhưng
người vẫn quan tâm đên cuộc sông của nhân dân, đặc biệt đôi với nhân dân
! Hồ Chí Minh: Toàn :ập, sdd, tap 9, tr 518
Trang 38miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ - Ngụy Người thường nói “miền Nam luôn ở trong trai tim tôi” Người xúc động nói: “Ở miền Nam Việt Nam Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” Và khi vĩnh biệt chúng ta, Người để lại “muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân,
toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng””
Hồ Chí Minh đứng ở trong lòng nhân dân, trái tìm Người cùng đập với nhịp tim của nhân dân, gắn bó với nhân dân suốt cả cuộc đời Tình yêu
thương nhân loại của Hồ Chí Minh mênh mông như biển cả, rực rỡ như “một
ánh hào quang chói lọi không chi soi sáng nhân dân Việt Nam mà còn soi
sáng cả thế giới thứ ba và các lực lượng tiến bộ”,
2.4 Tin vào phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh to lớn của con người Từ xưa tới nay, trong lịch sử tư tưởng nhân loại từng tồn tại hai khuynh hướng trái ngược nhau:
Một là: khuynh hướng độc tài, chuyên chế, quan liêu coi thường nhân phẩm con người, khinh nhân dân, xa nhân dân;
Hai là: khuynh hướng dân chủ, quý trọng con người, đề cao vai trò của
dân chúng Đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc khuynh
hướng thứ hai này
Quan điểm kính trọng, tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ sáng tạo của nhân dân ở Hồ Chí Minh hết sức rõ ràng, phong phú, thể hiện lòng nhân ái cao cả Đó là con người được quy định bởi hoàn cảnh sống của họ, do họ tạo
ra trong thực tiễn; cho nên giải quyết mọi việc xã hội của con người phải đặt mối quan hệ con người với hoàn cảnh đó mà phát huy tính tự giác, năng động của con người Mọi việc tu dưỡng đạo đức cá nhân cũng như đấu tranh giành
Trang 39Minh trong xã hội muốn thành công phải có ba điều kiện: thiên thời địa lợi
và nhân hòa, ba điều kiện ấy đều quan trọng cả Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trong bằng nhân hòa “Nhân hòa” là thế nào? nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí Nhân hòa là quan trọng hơn hết, tức con người là trung tâm, là chủ thê
Chủ nghĩa nhân đạo ở Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân đạo mới, không chỉ dừng lại ở lòng thương người trên bình diện cảm xúc đối với những cảnh
ngộ thương tâm như đói rét, bệnh tật, tai nạn, cô đơn, mà tầm cao gia tri tu
tưởng là sự giải phóng con người Cái cao cả trong tư tưởng nhân dao đó là vì con người, nhưng không phải là sự ban ơn của kẻ bề trên “thay trời hành đạo” hoặc những vĩ nhân xuất chúng ra tay cứu độ, mà lòng tin vào con người, phát huy mọi tiềm năng của con người tự giải phóng cho mình, xuất phát từ “một
lẽ rất giản đơn dễ hiểu; tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ
đến to, từ gần đến xa đều thế cả”
Người thường xuyên giáo dục cán bộ, đáng viên phải luôn ghi nhớ: “Trong bẩu trời không gì quý bằng nhân dân T rong thé giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”) Người dạy: Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân Sự nghiệp cách mạng có giành được thắng lợi hay không là phụ thuộc vào nhân dân Do đó mà người làm cách mạng cần phải gần dân, tin dân, yêu thương nhân dân
Quán triệt quan điểm đó, nên trong những lúc bọn đế quốc thực dân, phong kiến đang hung hăng đàn áp và cách mạng hãy còn trong giai đoạn trứng nước, Người vẫn tin tưởng vào sức sống mãnh liệt, to lớn tiềm ân trong nhân dân Năm 1921, Hồ Chí Minh đã có niềm tin vững chắc rằng: “người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục,
đang ghào thét và sẽ bùng nỗ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến””
` Hồ Chí Minh: Todn tap, tap 10, sdd, tr.453 ? Hồ Chí Minh: 7oàn tdp, tap 1, sdd, tr.40
Trang 40Hồ Chí Minh tin tưởng rằng sự nghiệp đấu tranh để giải phóng nhân dân lao động chỉ có thể thực hiện được bằng chính sự nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết của nhân dân Sứ mệnh của Đảng là phải giác ngộ, lôi cuốn, tập hợp, tổ
chức, đoàn kết tất cả các tang lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc,
tôn giáo, đảng phái, vùng lên làm cách mạng tự giải phóng
Khi nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định nước ta là
nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân Tiến hành
kháng chiến hay xây dựng, đổi mới đều phải dựa vào dân
Trước sau, Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào con người chứ không tin
vào một sức mạnh siêu nhiên, thần bí nào khác Tin nhân dân và hiểu cuộc
đời, hiểu con người rất sâu sắc “Con người dù là xấu, tốt, văn mỉnh hay da
man đều có tình”' Người phân tích: mỗi con người đều có thiện và ác ở trong
lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu dần bị mắt đi, đó là thái độ của người cách mạng
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Hồ Chí Minh cũng đều có niềm tin sâu sắc vào con người, vào nhân dân Niềm tin của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đó không chỉ là cơ sở của niềm hy vọng và nguồn cổ động to lớn của cách mạng, mà còn trở thành phương pháp cách mạng đúng đắn
Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người viết: muốn cách mạng thành công thì phải biết lấy dân làm gốc Trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc, Người nâng quan điểm “dân” của mình lên ở một nắc thang mới cao hơn: “nước lấy dân làm gốc” và: “Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Người cách mạng cần biết “Đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân”
Từ chỗ tin vào sức mạnh và trí tuệ sáng tạo của nhân dân, Người xác
định trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phụng sự nhân dân Cán bộ, đảng
viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, phải
kính trọng, lễ phép với nhân dân, vì nhân dân phục vụ Bởi Hồ Chí Minh
! Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, sđd, tr.99