HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VIEN BAO CHi VÀ TUYỂN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
- ĐỀ TÀI CẤP PHÂN VIỆN
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Dương Xuân Ngọc
Trang 2TAP THE TAC GIA
- PGS.TS Duong Xuan Ngoc: chu bién, chuong I
- TS Lưu Văn An: chương II, IH, IV, VI
- TS Nguyễn Thị Thanh: chương V - ThS Đỗ Đức Minh: chương VH
Trang 3MUC LUC
_ trang
Lời mở đầu l
Chương I: Nhập môn Chính trị Việt Nam 5
Chương II: Khái lược lịch sử hình thành và phát triển nền chính trị Việt Nam
trong lịch sử 19
Chương II: Quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt Nam hiện đại 76 ly Chương IV: Thể chế chính trị Việt Nam hiện nay 101 (6
Chương V: Quyền lực của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lênCNXH 123 os
Chương VI: Đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị Việt Nam thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá 147 Chương VI: Kiên định đường lối đổi mới theo định hướng XHCN vì mục tiêu 2o
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 176
Tài liệu tham khảo 205
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Chính trị học là một ngành khoa học có lịch sử lâu đời trên thế giới, nhưng còn non trẻ ở nước ta Từ khi ra đời (đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX), Chính trị học đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà chính trị và của toàn xã hội; được nghiên cứu, giảng dạy ở nhiêu viện nghiên cứu, trường đại học Khoa Chính trị học,
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho nhiệm vụ
xây đựng Chương trình khung đào tạo cử nhân Chính trị học Cho đến nay, Chương trình về cơ bản đã hoàn thành Khoa đã xây dựng và xuất bản một số giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo và đang tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục biên soạn giáo trình , tập bài giảng của các môn học còn lại Trong số các môn học chuyên ngành đó có Chính trị Việt Nam
Chính trị Việt Nam là mơn học hồn toàn mới, vì vậy, khi xây dựng đề cương
chỉ tiết, chúng tôi đã tổ chức hội thảo khoa học, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu, và một số tài liệu nước ngồi Chúng tơi cũng ý thức được rằng, môn học cần phải phản ánh một cách có hệ thống nền chính trị Việt Nam trong
lịch sử và trong giai đoạn hiện nay, bao gồm nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau, như: nền tảng tư tưởng chính trị; thực tiễn chính trị; thể chế chính trị; quyền lực chính trị;
các quan điểm, đường lối chính trị; con người chính trị, văn hoá chính trị; công nghệ chính trị Do thời lượng giảng dạy có hạn và xét trong mối liên hệ với các môn học chuyên ngành khác, để tránh trùng lắp, chúng tôi lựa chọn trình bày những vấn đề cơ bản, phản ánh đặc trưng nhất nền chính trị Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong quá trình biên soạn môn học, chúng tôi có tham khảo ý kiện và kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, nhiều tác giả; các nhà khoa học Ở Viện Khoa học chính trị, Phân viện Hà Nội, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Học viện Quan hệ Quốc tế Nhân dịp này chúng tôi bày tổ lòng cám ơn sâu sắc
Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và
khiếm khuyết, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Xin chân thành cám ơn
Trang 5
CHUONG I
NHAP MON CHINH TRI VIET NAM
Chinh tri Viét Nam là một môn khoa học chính trị Chính trị học là khoa hoc
về chính trị, phải phục vụ chính trị, phản ánh bản chất giai cấp và đâm đà bản sắc dân tộc Chính trị Việt Nam, một cách khái quát, là khoa học về sự nghiệp dựng
nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam qua odo ORY HGH Sữ
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Chính trị Việt Nam là khoa học về những qui
luật, tính qui luật chính trị của cách mạng Việt Nam theo con đường XHCN trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Môn học có nhiệm vụ nghiên cứu
những vấn đề cơ bản của nền chính trị Việt Nam: chính trị Việt Nam trong lịch sử,
nên tảng tư tưởng của chính trị Việt Nam; sự hình thành, phát triển và đổi mới thể
chế chính trị Việt Nam; thực chất quyền lực chính trị của nhân dân lao động Việt
Nam và cơ chế, phương thức thực hiện; bước quá độ “rút ngắn” lên CNXH và những
bao đảm cho sự định hướng XHCN ở Việt Nam
I CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, NÊN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 da xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động”' Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội IX cua
Đảng đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm chủ yếu, trong đó bài học hàng đầu là phải
kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh”! Vậy, bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Vì sao nền chính trị Việt Nam lại được xây dựng trên nên tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh?
A Z ` + A °
Là khoa học về những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con
người, chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời là khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
Trang 6thuyết về giải phóng triệt để con người Đó là bản chất nhân văn CSCN của chủ nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là thành tựu trí tuệ của nhân loại, sản phẩm của
sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với tên tuổi của Mác - Ángghen và
Lênin, những con người do thời đại sinh ra có khả năng nhận thức và hành động theo qui luật phát triển của xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cân đối, bao gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác- Lênin, vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân, trang bị cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới; làm rõ cơ sở triết học của sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân; Kinh tế học chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ giữa người và
người trong sản xuất, làm rõ cơ sở và nội dung kinh tế của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những qui luật chính trị- xã hội của sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH, làm rõ cơ sở chính trị- xã hội của sứ mệnh lịch sử của giaI cấp công nhân
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin được thể hiện không chỉ ở việc giải thích thế giới một cách khoa học, mà còn chủ yếu ở việc đề ra mục tiêu, con đường, lực lượng, phương pháp cải tạo thế giới có tính cách mạng Có thể khái quát bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trên những
nội dung sau:
Thứ nhất, là học thuyết duy nhất công khai tuyên bố về mục tiêu, con đường, lực lượng và phương thức đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người Trái với tất cả các học thuyết tư sản và các trào lưu cơ hội đủ mọi màu sắc, chủ nghĩa Mác- Lênin công khai tuyên bố mục tiêu, con đường đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi chế độ áp bức, bóc lột, xoá bỏ mọi sự bất công trong xã hội, đồng thời khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu CNTB và xây dựng xã hội CSCN
Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, vũ khí tư tưởng sắc bén, phản ánh bản chất cách mạng của giai cấp công nhân Với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng, giai cấp công nhân giác ngộ lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân
tộc và nhân loại, để trên cơ sở đó tiên hành một cách tự giác cuộc đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Điều này muốn khẳng định rằng, không chỉ tuyên bố, mà chủ nghĩa Mác - Lênin còn nhấn mạnh và khẳng định vai trò của hoạt động thực tiễn cách mạng của
Trang 7giai cap céng nhan trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Chủ nghĩa Mác- Lênin là sự thống nhất giữa cương lĩnh và hành động cách mạng
Thứ hai, bản chất cách mạng và khoa học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ học thuyết, cũng như trong các nguyên lý cấu thành, đặc biệt là các nguyên lý trụ cột
Trước hết là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tạo thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, một trong những phát kiến thiên tài của Mác- Ăngghen, để cùng với phát kiến về học thuyết giá trị thang dư tạo nên cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội khoa học Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học Lênin đã từng khẳng định: phép biện chứng duy vật chính là “linh hồn sống” của chủ nghĩa Mác, là hạt nhân của thế giới quan khoa học và cách mạng,
để từ đó có phương pháp giải quyết những vấn đề thực tiễn Hồ Chí Minh cũng có
đánh giá: cái ưu điểm nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin là phương pháp làm việc biện
chứng Trên cơ sở phát triển triết để phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu đời
sống xã hội, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác- Lênin đã phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà cốt lõi là học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội, lần đầu tiên, bản chất con người, bản chất của lịch sử xã hội loài người được chỉ ra Rằng, sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên theo qui luật về sự phù hợp về tính chất và trình độ giữ quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, qui luật tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội và qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tậng Bằng chủ
nghĩa duy vật lịch sử, về phương diện triết học, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, các nhà sáng lập của chủ nghĩa xã hội khoa học đã cho thấy: sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau
Hai là, học thuyết về giá trị thặng dư đã vạch ra qui luật vận động kinh tế của xã hội tư bản- qui luật giá trị thăng dư và từ đó vạch rõ bản chất bóc lột giá trị thăng dư của xã hội tư bản và khẳng định địa vị lịch sử của CNTB, đồng thời cũng chỉ ra lực lượng xã hội có sứ mệnh thực hiện sự chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH là giai cấp công nhân
Ba là, trên cơ sở phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị
thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Học thuyết này đã chỉ rõ, giai cấp
công nhân là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu CNTB thực hiện sự
nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Chính nhờ phát kiến thứ ba này mà chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành học thuyết khoa học- cách mạng triệt để nhất, nói lên mục đích đích thực của đuá trình
hoạt động khoa học cách mạng của các nhà kinh điển Với các ông, hoạt động khoa
7
Trang 8học để làm cách mạng, làm cách mạng để làm và phát triển khoa học Hoạt động
khoa học, với các ông không có mục đích tự thân mà để làm cách mạng nhằm giải phóng triệt để con người, mà trước hết là giải phóng giai cấp công nhân
Thứ ba, bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận mác xít
Sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận là một nguyên tắc quan trọng của chủ nghĩa Mác- Lênin Bản thân những qui luật, những nguyên lý, những phạm trù trong chủ nghĩa Mác- Lênin vừa có ý nghĩa thế giới quan, vừa có ý nghĩa phương pháp luận
Thế giới quan duy vật biện chứng thống nhất hữu cơ với phương pháp luận biện chứng duy vật đã khẳng định bản chất của thế giới thống nhất ở tính vật chất,
rằng thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người luôn vận động, biến đổi theo qui luật khách quan Con người thông qua hoạt động thực tiễn mà nhận thức, giải thích
và cải tạo thế giới theo qui luật
Với thế giới quan khoa học và phương pháp luận mác xít đòi hỏi chúng ta khi
xem xét thế giới phải trên quan điểm lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển, tránh
thái độ chủ quan, phiến diện, siêu hình Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận mác xít là thuộc tính của chủ nghĩa Mác- Lênin, học thuyết
vừa khoa học, vừa cách mạng, cơ sở tạo nên sức mạnh vô địch trong nhận thức và cải
tạo thế giới to OGTR
Thứ tư, chi nghia Mac- Lénin là khoa học mở, không khép kín, luôn được bổ sung và phát triển không ngừng cùng với quá trình nhận thức, cải tạo thế gidi
Chính Mác, Ăngghen, Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông
không phải là đã xong xuôi hẳn, còn nhiều vấn để do hạn chế của lịch sử, đòi hỏi
những người mác xít- lêninít cần bổ sung hồn thiện khơng ngừng Đồng thời các
Ông cũng yêu cầu những người vận dụng học thuyết của các ông cần phải sáng tạo căn cứ vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy những thành công của việc vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết khoa học và
cách mạng của các ông cũng như những bài học đau xót trong việc vận dụng máy
óc, giáo điều, phi lịch sử của một số ang cOng san da dan đến một kết cục mà mỗi lần nhắc tới những người cộng sản trên tồn thế giới khơng thể không đau lòng: sự
` sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sự tan rã của hệ thống
XHCN, để rồi dẫn đến nhận thức của một số người, rằng “CNXH đã chết (!)”, rằng
“ việc nghiên cứu CNXH chỉ còn “thuần tuý là công việc của lịch sử (!)”
Thực tế CNXH đang tồn tại, đang tự đổi mới và phát triển một cách sinh động, sáng tạo và đầy hiệu quả, một lần nữa chứng tỏ giá trị bền vững của học thuyết Mác- Lênin xét trong tỉnh thần biện chứng, nhân đạo, nhân văn và hệ thống tư tưởng cốt lõi
Trang 9khoa học và cách mạng của nó Cùng với quá trình kiến tạo một trật tự thế giới mới
theo hình ảnh của thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin, những tỉnh hoa trí
tuệ của nhân loại sẽ tiếp tục làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin ngày càng phát triển, „ hoàn thiện và hiện thực hoá
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh - kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam
Ngay từ Đại hội IH (1960), Đẳng ta đã khẳng định việc đẩy mạnh học tập tư
tưởng, đạo đức và tác phong Hồ Chí Minh Đến Đại hội V (3/1982), Đảng yêu cầu toàn Đảng phải học tập một cách hệ thống tư tưởng, đạo đức và tác phong của Hồ Chí Minh Đại hội VII của Dang (6/1991) da thong qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, trong đó xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị ngày 18/2/1995 đã nhận định, đây là một bước phát triển rất quan trọng trong nhận thức và trong tư duy lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam Đại hội IX của Đảng một lần nữa khẳng định và làm rõ thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tỉnh thân to lớn của Đảng của dân tộc ta”1,
Vậy là, theo định nghĩa của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là: Thứ nhất, là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn dé co ban, mang tinh qui luật của cách mạng Việt Nam Nó chi ra mục tiêu, con đường, lực lượng, nội dung và phương thức cách mạng của nước ta từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
: énin; gia tri truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tỉnh hoa văn hoá nhân loại Trong đó, chủ nghĩa Mac - Lénin, cái tinh tuý nhất là chủ nghĩa nhân đạo CSCN, là phương pháp làm việc biện chứng; giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường, đoàn kết, nhân ái, khoan dung độ lượng, tỉnh thần cộng đồng, lạc
quan yêu đời, cần cù thông minh, sang tao ; tinh hoa van hoá của nhân loai 1a: tu
' ĐCSVN: Sđd, tr 83-84
Trang 10tưởng dân chủ, coi trọng cá nhân, tư tưởng duy lý, trọng pháp luật của phương Tây
và tư tưởng tập quyền, trọng cộng đồng, tư tưởng duy tình, duy ý chí và trọng đạo
đức của phương Đông Đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự kế thừa những ưu điểm của các trào lưu tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia và các trào lưu tư tưởng của các cuộc cách mạng, nhất là các cuộc cách mạng tư sản Theo
Hồ Chí Minh, “học thuyết Khổng tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân, tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có ưu
điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu
điểm của nó là chính sách phù hợp với nước ta Khổng tử, Giêsu, Các Mác, Tôn Dật Tiên nếu hiện nay họ còn sống, thì nhất định họ sẽ chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”,
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn điện về cách mạng Việt Nam, trong đó có 9 nội dung chủ yếu: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
" mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh toàn dân về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do
dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về
phát triển kinh tế, văn hố khơng ngừng chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần cho nhân dân; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Ngoài 9 nội dung chủ yếu này, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một hệ thống
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng nước ta, lĩnh vực nào cũng tìm thấy sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trò to lớn: là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi, là tài sản tỉnh thần to lớn của Đảng và dân
tộc ta
Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hợp thành nền tảng tư
tưởng của cách mạng nước ta, là "bản thiết kế" khoa học và cách mạng cho chúng ta
` aA ` awe
xây dựng “lâu đài” CNXH, nền tảng tinh thần cho + noạch-định đường lốt xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho việc kiến tạo thể chế chính trị bảo đảm phát huy tối đa
quyền làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội
Và do đó, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho
Trang 11thủ những quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, phải mang bản chất giai cap công nhân, đồng thời phải thể hiện đầy đủ tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn và đậm đà tính dân tộc phản ánh nét đặc sắc của cách mạng Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, chịu tàn phá nặng nề của chiến tranh tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
II CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VỚI TƯCÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 1 Khái niệm Chính trị Việt Nam
Cũng như bất cứ một môn khoa học nào khác, Chính trị Việt Nam với tư cách là một môn khoa học, nó cũng có nội hàm và ngoại diện xác định Nếu như Chính tri
học là khoa học về chính trị, về việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước, thì Chính trị Việt Nam cũng là khoa học về chính trị,
nhưng là chính trị ở Việt Nam Xét về thực chất, nó cũng là khoa học về những qui
luật giành giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước Song do tính đặc thù của Việt Nam, nên cùng với những vấn đề mang tính phổ biến, Chính trị Việt Nam có nét đặc thù riêng, phản ánh tính chất và đặc điểm của cách
mạng Việt Nam, mà ngay từ năm 1930, cách mạng đã diễn ra dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân rồi tiến lên CNXH
Bởi vậy, có thể xem, Chính trị Việt Nam là khoa học về những qui luật, tính
qui luật chính trị- xã hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyển quốc gia; từ khi Đảng Cộng sản ra đời, đó là qui luật của cách mạng Việt Nam theo con đường XHƠCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện mục tiêu lý tưởng: độc lập dân _ tộc gắn liên với CNXH vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
mình ¬
sO
2 Đặc điểm của Chính trị Việt Nam — [| Dra le OD Cea dư th on
Xuất phát từ đặc điểm của chính trị Việt Nam, nên Chính trị Việt Nam, ngoài ˆ
những điểm tương đồng với Chính trị học nói chung, cũng có nét khác biệt
Có thể khái quát những đặc trưng chủ yếu của chính trị Việt Nam:
} ` kÀ ` ` ~
ành và
phát triển gắn với công cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc, và công cuộc xây dựng đất nước; với quá
trình củng cố, hoàn thiện thể chế chính trị, từ thể chế quân chủ chuyên chế phong kiến đến thể chế dân chủ cộng hoà XHCN
- Chính trị Việt Nam là chính trị theo định hướng XHCN trên nền tảng chủ
ˆ
- nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 12Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam qui định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh trong đó, khẳng định chế độ chính trị là chế độ cộng hoà XHCN Điều 2 của Hiến pháp ghi nhận Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Điều 4 ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dan toc theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội
- Chính trị Việt Nam đương đại diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” khẳng định, nước ta quá độ lên CNXH trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn:
+ Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Đại hội IX của Đảng đã cụ thể hoá đặc điểm này, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc
+ Các nước XHCN, trong quá trình hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt Tuy nhiên, do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của CNXH, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước
lâm vào khủng hoảng trầm trọng Trước mắt, CNXH còn có tiềm năng phát triển
kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của cách mạng khoa học và công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở
hữu và chính sách xã hội
+ Các nước độc lập và các nước đang phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc
+ Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách, có liên quan đến vận mệnh của loài người
+ Cuộc dầu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đã trở thành đặc
điểm nổi bật của thế giới CNXH hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thử
thách Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến lên CNXH vì đó là qui luật tiến hoá của lịch sử
Trang 13Những đặc điểm này đã được Đại hội IX của Đảng làm sâu sắc hơn khi Đảng ta tổng kết những đặc điểm của thế kỷ XX mà trong đó cách mạng Việt Nam đã trải
qua: |
Thứ nhất, thể kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước Kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của CNTB thế giới và sự phân hoá gay gắt về giàu nghèo giữa các nước, các khu vực
Thứ hai, thế kỷ diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu cùng hàng trăm
cuộc xung đột vũ trang
Thứ ba, thế kỷ chứng kiến một phong trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi
toàn thế giới, với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga- cuộc cách mạng
mở ra thời đại quá độ từ CNTB lên CNTB
- Chính trị Việt Nam diễn ra trong điều kiện đất nước có những đặc điểm nổi
bật:
Đối với nước ta, Cương lĩnh của Đảng đã xác định: nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm
cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập của nhân dân ta
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã làm sâu sắc hơn đặc điểm này Thế kỷ
XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH, giành được những thắng lợi vĩ đại:
Thứ nhất, thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chế độ thuộc địa nửa phong kiến gần một
trăm năm đã bị xoá bỏ, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được mở ra
cho dân tộc ta
Thứ hai, thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Thứ ba, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã từng bước đưa đất nước quá độ lên
CNXH Đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; trụ được trong cơn bão tấp Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ; trưởng thành và có kinh
nghiệm bước đầu, đưa ra được một hệ thống những quan điểm đổi mới, xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới
Bộ mặt đất nước và xã hội ta có những thay đổi to lớn
13
Trang 14Với thắng lợi đạt được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường
XHCN, có quan hệ quốc tế Tộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và
trên thế giới Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Từ đặc điểm chính trị như vậy, có thể khẳng định rằng, Chính trị Việt Nam,
khoa học phản ánh những qui luật của quá trình dựng nước và giữ nước, của sự nghiệp cách mạng trong suốt gần thế kỷ qua và dự báo những xu thế phát triển của cách mạng nước ta trong thế kỷ tới không thể không in dam những nét đặc thù của Việt Nam, của cách mạng Việt Nam thực hiện mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH
Có thể khái quát phững đặc thù chủ yếu của Chính trị Việt Nam như sau: Một là, Chính trí.Việt Nam ra đời muộn vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX So với Chính trị học trên thế giới, đã ra đời cách đây hàng thế ký, thì ở Việt
Nam, do nhiều lý do, mãi tới sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
CNXH thế giới lâm vào thoái trào, con đường tiến lên CNXH của nhân loại trở nên quanh co, phức tạp hơn Trước đây khi hệ thống XHCN, đứng đâu là Liên Xô, phong
trào cách mạng thế giới có nhiều thuận lợi, trong đó cách mạng Việt Nam ngoài nhận được lợi thế của xu thế do thời đại đưa lại, chúng ta còn nhận được sự giữp đỡ to lớn
của các nước XHCN Trong bối cảnh đó, chúng ta chủ yếu tập trung học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam Khi chế độ XHCN thế giới, chỗ dua vé vat chat va tinh thần vào “thành trì của CNXH” không còn nữa, buộc chúng ta phải tự thân vận động và phát triển trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế Chính vì vậy, có thể nói rằng, chế độ XHCN ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có nghĩa là sự sụp đồ về cách nghĩ cách làm cũ, phiến diện, đôi khi là cực đoan Để cho việc hội nhập quốc tế một cách tự giác, không chỉ
bằng những quan niệm cũ, thực tế buộc chúng ta phải tiếp cận với một môn khoa học mới, một ngành khoa học mới: chính tri học, khoa hoc về nhũ I luật già if, st
dụng chính quyền để phat triển kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống cho nhân
dân, nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là xoá bỏ chính trị, thực hiện sự giải phóng
triệt để con người Chính trị Việt Nam ra đời đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy, đổi
mới cách nghĩ, cách làm phù hợp với qui luật, mà trực tiếp hơn là phục vụ yêu cầu
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN một cách tự giác nhất, thiết thực và hiệu quả nhất.- Chính trị Việt Nam ra đời trong điều kiện đó tất yếu được thừa hưởng những kết quả trực tiếp
14
Trang 15của tư duy mới, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và là đối tác đáng tin cậy của tất cả các
nước vì hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển
Hai là, Chính trị Việt Nam ra đời và phát triển trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (cêng-ngh thông-tin-công nghệ-sinh học, công nghệ vật liệu- mớt -)-phát triển như vũ bão, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế
giới với những mức độ khác nhau, đưa lại những thành quả cực kỳ to lớn, và những
hậu quả xã hội vô cùng sâu sắc Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra nền kinh tế tri thức, nên kinh tế dựa trên cơ sở trí tuệ, khoa học, chất xám Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống; kinh tế tri thức là một trình độ cao trong sự phát triển lực lượng sản xuất, mở ra những cơ hội lớn và thách thức lớn trong sự phát triển của nhân loại
Thời cuộc mới đã mở ra tạo cơ hội thuận lợi và những thách thức mới cho Chính trị
Việt Nam phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc và thời đại
Ba là, Chính trị Việt Nam ra đời và phát triển trong điều kiện xu thế toàn cầu
hoá diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tất cả các dân tộc trên
thế giới Bước vào thế kỷ XXI, khi nhân loại đang tiến vào thời đại văn minh tin học,
nên kinh tế tri thức, quá trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế đương đại Toàn cầu hố khơng phải là hiện tượng mới vì nó đã diễn ra từ lâu và phát triển cùng với kinh tế thị
trường Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới lại tồn tại và phát triển biệt
lập ngoài cơn lốc của toàn cầu hoá Việt Nam từ năm 1989 đến nay, cùng với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, đã chủ động hội nhập một cách tích cực
Tồn cầu hố (Globalization) khơng chỉ tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi
để phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế phát triển mà hơn nữa, còn là một
thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam Điều quan trọng là các nước đi sau, các nước nhỏ, yếu, kém phát triển làm sao vượt qua được thách thức, chớp được thời cơ để phát triển mà không bị lệ thuộc và bị nô dịch bởi chủ nghĩa đế quốc
Toàn cầu hóa thực ra chỉ là cái tên gọi khác của khái niệm quốc tế hóa được dự báo từ khi CNTB ra đời (thế kỷ XVI) và được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây Cách đây hơn 150 năm, trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn
ˆ
Trang 16tự cung tự cấp, ta thấy phát triển mối liên hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dan toc" |,
Toàn cầu hóa về thực chất là là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu VỰC, Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới; là quá trình tạo ra mối liên hệ và glao lưu phổ: biến giữa các quốc gia, các khu vực và toàn thế giới Trong điều kiện toàn cầu hoá, Chính trị Việt Nam sẽ thừa hưởng được những thành tựu quốc tế trong nghiên cứu chính trị, trên cơ sở đó làm nổi rõ tính dân tộc, tính giai cấp công nhân cũng như bản
sắc văn hoá đậm đà của nền chính trị Việt Nam
Tuy nhiên trong quá trình tồn cầu hố, những vấn đề toàn cầu cũng nảy sinh mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được nếu không có sự hợp tác
đa phương Trong điều kiện như vậy, Chính trị Việt Nam ngoài mục tiêu dân tộc, cần
tham gia giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu: chính trị và phát triển bền vững
Bốn là, Chính trị Việt Nam ra đời khi sự nghiệp đổi mới đã thu được những
thắng lợi có tính mở đường, cùng với những thành tựu của đổi mới, Chính trị Việt
Nam có bước phát triển vượt bậc
Trong bối cảnh chung đó, Chính trị Việt Nam vừa thể hiện bản sắc riêng của
mình, vừa có điều kiện tiếp thu, kế thừa những tinh hoá trí tuệ, đặc biệt là tĩnh hoa
trong lĩnh vực chính trị của nhân loại và những ưu việt của thời đại mạng lại để có thể hoành thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình: bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ lợi ích của nhân dân Năm là, Chính trị Việt Nam vừa mang tinh Dang cộng sản sâu sắc, vừa mang
tinh dan tộc và tính nhân loại; đồng thời cũng chứa đựng tính khoa học, tính cách
mạng và tính sáng tạo sâu sắc
Chính trị Việt Nam từ khi có Đảng là chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm thực hiện mục tiêu lý tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, vì dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chính vì vậy, khoa học về những
qui luật của cuộc cách mạng này phải thể hiện rõ tính đảng cộng sản Song cũng cần thấy rằng, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm giải phóng dân tộc, giải I cấp và giải
z °
+
p ời, chính vì vậy
cuộc cách mạng đó vừa mang tính dân tộc và mang tính nhân loại Và, đương nhiên,
khi mục tiêu của cách mạng đã rõ như vậy và cuộc cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo, tất yếu nó mang tính sang tao sau sac
II DOI TUONG, PHUGNG PHAP VA CAU TRUC MON HOC
Trang 17Cũng như các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, Chính trị Việt Nam
cũng có khách thể và đối tượng nghiên cứu riêng
Khách thể nghiên cứu của Chính trị Việt Nam là toàn bộ lĩnh vực chính trị của
đời sống xã hội của xã hội Việt Nam trong quan hệ với khu vực và thế giới, bao gồm
các tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị, các thể chế chính tri, con người chính
trị và các chủ thể, các dạng hoạt động của các chủ thể chính trị và phù hợp với nó là
các quan hệ chính trị- xã hội
Phân biệt với khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của Chính trị Việt
Nam, không phải là toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, mà chỉ là những qui luật, tính qui luật chính trị của đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt từ
khi có Đảng lãnh đạo 7 TT -
Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, Chính trị Việt Nam có những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
Thứ nhất, làm sảng tỏ nền tảng tư tưởng của chính trị Việt Nam, theo đó toàn bộ những vấn đề chính trị nói chung và thể chế chính trị nói riêng được xác lập và
phát triển
Thứ hai, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của nền chính trị Việt Nam
qua các giai đoạn phát triển khác nhau
Thứ ba, làm rõ bản chất, những đặc điểm và tính ưu việt của thể chế chính tri
Việt Nam đương đại, cũng như yêu cầu, nội dung của quá trình đổi mới, hoàn thiện
để bảo đảm cho nhân dân là chủ thể đích thực của nền chính trị Việt Nam
Thứ tư, làm rõ những vấn đề cơ bản, phản ánh qui luật vận động và phát triển của nền chính trị Việt Nam đương đại, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập
Thứ năm, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới theo định
hướng XHCN do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; đồng thời khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới
2 Phương pháp nghiên cứu
Khái quát về mặt lý luận những nguyên tắc của nhận thức về một lĩnh vực nào đó, phương pháp nghiên cứu của môn học về lĩnh vực đó phải đảm bảo tính khoa học,
tính đặc thù và hàm lượng tri thức cần thiết để khẳng định là một khoa học độc lập
Môn học Chính trị Việt Nam được thực hiện bởi những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp luận: Cũng như các khoa học xã hội nhân văn khác, Chính trị Việt Nam lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu lịch sử chính trị, các thể chế chính trị Việt Nam cũng như những vấn đề chính trị mang tính qui luật chính trị của cách mạng Viêt Nam
~
17
Trang 18
- Phương pháp chung: Chính trị Việt Nam lấy phương pháp lôgíc- lịch sử làm phương pháp chủ đạo, cùng các phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp xã hội
học chính trị, phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp riêng (đặc thù): Chính trị Việt Nam là khoa học đặc thù của
Việt Nam trên cơ sở của nền khoa học chính trị quốc tế, nhằm bảo đảm định hướng XHCN cho sự nghiệp đổi mới, bởi vậy ngoài những phương pháp chung, còn sử dụng những phương pháp riêng: phương háp so sánh, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thực nghiệmøzBởi vì Chính trị Việt Nam là khoa học về những vấn đề vô cùng mới mẻ, mà bản chất của thực tiến chính trị cũng chỉ bộc lộ cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa có tiền lệ, chính vì vậy phải thông qua
phương pháp thực nghiệm để tìm ra qui luật
- Cuối cùng cũng như các khoa học chính trị khác, Chính trị Việt Nam mặc dù
với tư cách là một khoa học độc lập, nhưng nó cũng phản ánh đầy đủ nét chung của
khoa học chính trị Vì thế nó thường sử dụng phương pháp gắn chính trị với đạo lý
Đây là nét đặc thù, trong những đặc thù của Chính trị Việt Nam 3 Cấu trúc của môn học
Chính trị Việt Nam thực sự là một khoa học bởi ngoài đối tượng, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn thiết thực, nó còn bao gồm một hệ thống các phạm
trù được kết cấu thành chỉnh thể với 4 phân chính:
Phần 1: Sự hình thành và phát triển chính trị Việt Nam trong lịch sử Phần 2: Quyền lực chính trị của nhân dân lao động
Phân 3: Thể chế chính trị Việt Nam- cơ chế thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân
Phần 4: Những điều kiện bảo đảm định hướng XHCN ở Việt Nam
Chính trị Việt Nam với tư cách là một khoa học chính trị đặc thù, nó vừa thể
hiện tính khoa học, tính nhân loại sâu sắc, vừa đậm đà bản sác dân tộc Việt Nam Nó
không chỉ vạch ra những qui luật chính trị của cách mạng XHCN, nó còn làm nổi bật những vấn đề cơ bản, phản ánh qui luật của cách mạng Việt Nam Bởi vậy, cùng với quá trình đấu tranh chính trị, quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Chính trị Việt Nam cũng từng bước hoàn thiệ ị :
thể thiếu trong việc trang bị những tri thức, kỹ năng hoạt động chính trị cho tất cả các công dân và các chính khách của Việt Nam và cho tất cả những ai muốn hiểu biết về chính trị Việt Nam Đồng thời qua đó nâng cao niềm tin vào sự nghiệp đổi
mới theo định hướng XHCN và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 19CHUONG II 2 2 ` ` ` + xả ( KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN “oe cố 4 Cilia
CHINH TRI VIET NAM TRONG LICH SU
I TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
1 Khái quát diễn biến chính trị
Theo truyền thuyết, cháu 3 đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghỉ Đế Minh đi tuần thú phương Nam đến miền N gũ Lĩnh, lại gặp
con gái Vụ Tiên thì đem lòng yêu mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc Tục Lộc
Tục dung mạo đoan chính, tư chất thông minh nên Đế Minh muốn truyền ngôi cho Nhưng Lộc Tục nhường ngôi cho anh Đế Minh cho Đế Nghi nối ngôi cai
trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương vương cai trị phương Nam, đặt
tên nước là Xích Quỷ quốc Kinh Dương vương là thuỷ tổ của giống Bách Việt
Kinh Dương vương lấy Long Nữ sinh ra Sùng Lãm Sùng Lãm nối ngôi cha lấy
hiệu là Lạc Long Quân Lạc Long Quân lấy con gái của vua Đế Lai là Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai N gười con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu Nước Văn Lang bao gồm khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt, sống chủ yếu ở
miền trung du và đồng bằng châu thổ miền Bắc Việt Nam ngày nay Triều đại
Hùng Vương kéo dài được 18 đời!, Trong thời gian đó, hàng chục bộ lạc Âu Việt (còn gọi là Tây Âu) cư trú ở miền Việt Bắc Suốt hàng chục năm, vương quốc Âu Việt đã anh dũng chống trả các cuộc xâm lược của nhà Tần từ phương Bắc, đã giết chết tướng giặc là Đồ Thư Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên (TCN), nhân triều đình Hùng Vương suy yếu, Thục Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt đưa quân xuống đồng bằng, hợp nhất hai vương quốc nhỏ, lập
nước Âu Lạc, tự xưng hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa
Trang 203 Tư tưởng chính trị chủ yếu
Giai đoạn Hùng Vương chưa có chữ viết, tư tưởng chính trị chủ yếu được phản ánh thông qua các truyền thuyết Câu chuyện dân gian về Lạc Long Quản- Âm Cơ giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam Truyện Thánh Gióng thể | hiện tinh thần kiên cường bất khuất chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc
Truyện Sơn Tỉnh- Thuỷ Tỉnh là bài ca chinh phục thiên nhiên, khai phá vùng
đồng bằng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc Đây là giai đoạn hình thành dân tộc, vì vậy đã nảy sinh ý thức về cộng đồng quốc gia- dân tộc; về liên minh chính trị (hợp nhất giữa hai vương quốc Văn Lang và Tây Âu) để chống kẻ thù chung từ phương Bắc Nhà nước ra đời không phải do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được như phương Tây, mà do nhu cầu cấp bách của thực tiễn là đoàn kết, tăng cường sức mạnh để chống "thiên tai, địch hoạ" Người Việt đã xây dựng nên một thiết chế nhà nước mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tư duy độc đáo về nền chính trị của cư dân nông nghiệp
3 Thể chế chính trị
Nhà nước sơ khai Văn Lang đứng đầu là Vua Hùng Vua Hùng thực chất là thủ lĩnh tối cao của liên minh Lạc Việt Nhà vua điều hành, phối hợp quân sự giữa các bộ lạc khi bị xâm lược, có uy quyền giải quyết tranh chấp giữa các bộ lạc và có nhiệm vụ tế tự Dưới vua là Lạc hầu - tướng văn thay mặt vua giải quyết công việc trong nước Lạc tướng là tướng võ, đứng đầu một bộ lạc nhỏ, cai quản một địa phương theo chế độ thế tập Lạc tướng phải nộp cống phẩm cho Hàng Vương và có thể cả Lạc hầu nữa Khi có chiến tranh, Lạc tướng trở thành thủ lĩnh quân sự chỉ huy quân đội của bộ lạc mình và chịu sự điều động chung của Hùng Vương và Lạc hầu Bồ chính là người đứng đầu một công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng) trực thuộc bộ lạc Bên cạnh Bồ chính có Hội đồng công xã do dân cử ra để giải quyết và định đoạt mọi hoạt động của công xã Mỗi công xã có một ngôi nhà công cộng làm nơi hội họp và là nơi sinh hoạt
văn hoá, tín ngưỡng
Vua, Lạc hầu, Lạc tướng đều có những đơn vị thân binh để bảo vệ, làm
chủ lực lượng trong các cuộc giao chiến Nhưng khi có chiến tranh, nhà vua chủ yếu phải dựa vào đội dân binh ở các công xã Quân đội thời này dùng nhiều loại vũ khí như: giáo, lao, dao găm, kiếm, rìu chiến, mãnh giáp, mũi tên đồng Trống đồng cũng là một loại khí cụ dùng vào việc quân sự, nó thúc 81Ục, quy tụ
dân chúng
Trang 21Trải qua một thời gian đài thống trị, những người làm việc trong bộ máy nhà nước dần dần tập trung trong tay nhiều của cải, quyền lực, trở thành giai cấp quý tộc thế tập và sống cách biệt với người lao động Nguồn sống chính
của họ là bóc lột nô tì và thu một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới các
hình thức cống nạp hay lao dịch Họ vừa là người đại diện cho công xã, đồng
thời vừa bóc lột công xã, nhưng mặt đại điện vẫn còn giữ vị trí bao trùm, mặt
bóc lột mới chỉ là bước đầu nên quan hệ trên - dưới nhìn chung còn giữ được vẻ hài hoà
Thể chế nhà nước Âu Lạc về cơ bản giống như Văn Lang, nhưng quy mô lớn hơn, chặt chế hơn Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, có quyền lực tối cao; bên dưới có Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính Khác với thời các vua Hùng, nhà nước Âu Lạc đã có quân đội chính quy đông đến hàng vạn người, được rèn luyện chu đáo, kỹ thuật bắn cung nỏ nổi tiếng trong lịch sử Thành Cổ Loa là
công trình kiến trúc quân sự độc đáo, là căn cứ bộ binh và thuỷ binh
4 Chính sách đối ngoại
Việt Nam là đân tộc ra đời sớm, có trình độ sản xuất cao, có văn hiến, có tổ chức nhà nước chặt chẽ, có đường lối đối nội, đối ngoại rõ ràng Người Việt
cổ chủ trương thiết lập quan hệ giao hảo với các dân tộc láng giềng Truyền
thuyết từng nhắc đến Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung mở chợ, lập phố, phú thương nước ngồi tới bn bán tấp nập Mai An Tiêm trong “Truyện dưa hấu" là người nước ngoài theo thuyền buôn tới nước ta từ nhỏ, lớn lên được làm quan Theo sử sách Trung Quốc và Việt Nam thì một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của tổ tiên ta đã sang thăm Trung Quốc vào năm 2353 TCN, sứ bộ ta tặng vua Nghiêu một con rùa quý! Vào thế kỷ III TCN, nhà Tần đang phải đối phó với nạn giặc Hung Nô ở phía bắc, vua An Dương Vương cho một lực sỹ nổi tiếng là Lý Thân sang giúp Tần đánh Hung Nơ Tần Thuỷ Hồng phong Lý Thân là Tư
lệ hiệu uý cầm quân đánh giặc Uy danh của ông làm quân giặc phải khiếp sợ
Sau này để tưởng nhớ ông, nhà Tần cho đúc tượng ông, đặt là Hiệu uý Lý Ông Trọng”
Trang 22II GIAI DOAN CHONG BAC THUOC 1 Khai quat dién bién chinh tri
Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào nước
Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, đặt ách thống trị của nhà Triệu lên đất nước ta, kéo dài hơn 60 năm
Nam 111 TCN, nhà Tây Hán đưa quân thôn tính nước Nam Việt, trong đó có Âu Lạc Từ đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau đặt ách thống trị nước ta Trong suốt thời kỳ chống Bắc thuộc, đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu nhất là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ Đến năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt 1117 năm đô hộ của phương Bắc Chiến thắng này được ghi vào lịch sử nước ta như một bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt vĩnh viễn nền
thống trị của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ thực sự
lâu đài của dân tộc
Những diễn biến chính trị trong giai đoạn này đã làm cho lịch sử nước ta chia thành nhiều thời kỳ: thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN- 40); thoi ky
độc lập, tự chủ dưới thời Hai Bà Trung (40-43); thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai
(43-544); thời kỳ độc lập, tự chủ dưới thời Tiền Lý (544-602); thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (603-905); thời kỳ tự chủ của họ Khúc và Dương Đình Nghệ (205-938) Nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài đất nước ta, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn củng cố tăng cường bộ máy thống trị, đưa thêm quan quân, liên tục di dân sang nước ta, thi hành chính sách chia để trị, xóa bỏ tên nước ta, chia thành nhiều quận huyện, tăng cường đàn áp các cuộc khởi nghĩa
và ra sức bóc lột nhân dân ta
2 Tư tưởng chính trị chủ yếu
Tư tưởng chính trị nổi bật nhất giai đoạn này là ý thức về cộng đồng người Việt và chủ quyền quốc gia Trước kia, tư tưởng này đã hình thành,
nhưng đứng trước nguy cơ bị đồng hoá, nó càng được nuôi dưỡng và củng cố, thể hiện thông qua các cuộc đấu tranh thường xuyên, liên tục của nhân dân ta
Mục đích của các cuộc khởi nghĩa đều chống Hán hoá, vì độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia; đều giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm, thiết lập
nhà nước của người Việt, ngang bằng với phương Bắc Tuy nhiên, vẫn có tư
tưởng khuất phục bá quyển, chấp nhận phụ thuộc vào phương Bắc, như Sỹ
Nhiếp, Lý Phật Tử, Phùng An Nhưng chủ trương này nhanh chóng bị thất bại và không được nhân dân ủng hộ Trải qua hơn nghìn năm bền bỉ, anh ding
Trang 23chống ngoại xâm, nhân dân ta không những khơng bị Hán hố như các dân tộc thuộc khối Bách Việt khác, mà anh dũng đứng dậy đánh đuổi kẻ thù ra khôi
biên giới quốc gia, khôi phục nền độc lập, tự do, mở ra trang sử mới của dân
tộc
3 Thể chế chính trị đô hộ phương Bắc
ad T hời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất
Thời nhà Triệu (179-111 TCN), người trông col hai quận Giao Chỉ và Cửu © Chân là hai quan Điển sứ - đại diện cho triều đình nhà Triệu Giúp việc cho quan Điển sứ có một số quan chức người Hán và người Việt và một số lực lượng đồn trú ở hai quận Tả tướng là quan võ phụ giúp quan Điển sứ kiểm chế các Lạc tướng và dân Âu Lạc Như vậy, triều đình Triệu không trực tiếp cai trị Âu Lạc, chế độ Lạc tướng cổ truyền của nước ta vẫn tồn tại, tổ chức bộ lạc vẫn chưa bị xoá bỏ, nhưng phải đặt đưới sự kiểm soát của hai viên quan Điển sứ
Thời Tây Hán (111 TCN- 8) và nhà Tân (8-23), Âu Lạc bị chia ra làm quận,
huyện theo hệ thống hành chính của Trung Quốc lúc đó Lãnh thổ nước ta (Bắc
bộ và Trung bộ) chia thành 3 quận: Giao Chỉ (gồm 10 huyện), Cửu Chân (gồm 7 huyện) và Nhật Nam (gồm 5 huyện) Mỗi quận có quan Thái thú cai trị (có một số Thái thú ơn hồ: Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp ) Trên quận là cấp bộ do viên Thứ sử đứng đầu Giao chỉ bộ gồm 9 quận Ở Âu Lạc cũ, các bộ lạc vẫn được phép duy trì hình thức hành chính riêng của mình, vẫn còn các Lạc tướng được giữ quyền thế tập Nhưng nhà cầm quyền từ cấp quận trở lên
đều phải là người Hán, lực lượng vũ trang chính quy là người Trung Quốc
Thời Đông Hán (23-39), thể chế nhà nước có sự thay đổi Ở cấp quận, ngoài
viên Thái thú có chức Quận thừa để giúp việc và thay thế Thái thú khi vắng mặt Có một số quan thu thuế: Diêm quan (thu thuế muối), Công quan (thu thuế sản phẩm thủ công), Thiết quan (coi việc đúc chế đồ sắt ) Ở cấp huyện, các
Lạc tướng người Việt vẫn chỉ huy, có quyền thế tập
b T hoi ky Bắc thuộc lần thứ hai (43-544)
Thời Đông Hán (43-220), sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện cho chia cắt huyện Tây Vu (thuộc quận Giao Chỉ) thành hai huyện mới
Phong Khê và Vọng Hải, truyền xây thành, đào hào xung quanh các huyện ly
Giao Chỉ có 12 huyện, Cửu Chân có 5 huyện, Nhật Nam vẫn giữ nguyên 5 huyện Các chức Thứ sử, Thái thú vẫn được duy trì Ở các huyện, đứng đầu là Huyện lệnh (đa số là người Trung Quốc), các Lạc tướng bị bãi bỏ Năm 203,
23
Trang 24Giao Chỉ bộ đổi thành Giao Châu đứng đầu Giao Châu là Châu mục, sau lại lấy tên cũ là Thứ sử |
Thời Tam quốc, nước ta thuộc Đông Ngô (220-279), Giao Châu bị chia tách thành hai châu: Quảng Châu và Giao Châu, nhưng sau đó lại hợp nhất, gồm 7
quận như trước
Thời nhà Tấn (280-420), dân Chăm ở quận Nhật Nam nổi dậy giết Huyện
lệnh, lập nước Lâm Ấp (năm 192) Trải qua nhà Tống (420- 477), Tẻ (479-501), có sự thay đổi về tên và số lượng huyện Nhà Lương (502-544) thu nhỏ Giao
Châu lại, lập ra nhiều châu mới Năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, thu
hồi lại nên độc lập, dựng nhà nước Vạn Xuân c Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (603- 938)
Sau gần 60 năm độc lập và nội chiến, năm 603, nước ta lại rơi vào tay nhà Tuỳ Thời nhà Tuỳ (603-618), các quận trực thuộc triều đình, không còn cấp bộ hay châu như trước Nước ta chia thành 6 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật
Nam, Bắc Cảnh, Hải Âm và Lâm Ấp Thời Đường (618-906) thể chế cai trị vùng Giao Châu thay đổi nhiều lân Năm 622, nước ta chia thành 2 tổng quản
phủ: Giao Châu phủ (gồm 13 châu) và Đức Châu phủ (gồm 10 châu) Năm 628,
tổng quản phủ được đổi là đô đốc phủ Năm 679, toàn cõi Giao Châu Đô đốc
phủ và Hoan châu Đô đốc phủ được đổi thành An Nam Đô hộ phủ Từ An Nam
để gọi phần lãnh thổ nước ta bắt đầu có từ đây Chính quyền đô hộ An Nam
được chia thành hệ thống 4 cấp: phủ- châu- huyện- hương (hoặc xã), gồm 12 châu, 59 huyện Năm 757, An Nam Đô hộ phủ được đổi thành Trấn Nam Đô đốc phủ, sau đổi lại thành An Nam Đô đốc phủ, đứng đầu là An Nam Tiết độ sứ, cai trị toàn bộ lãnh thổ nước ta (gồm I1 châu) Đứng đầu châu là Thứ sử Chỉ huy quân đội là Trưởng lại
Thời Ngũ đại (907-960), thể chế cai trị nước í(a vẫn như cũ Cha con họ Khúc, sau đó là Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ Giao Châu
Các chính quyền đô hộ dùng nhiều biện pháp nham hiểm, xảo quyệt nhằm
áp đặt xã hội Việt Nam theo mô hình Hán Nhưng chúng đã phải bất lực và thú
nhận: "Nước Việt là đất ngoại cõi, là đân cắt tóc xăm mình, không thể lấy pháp
độ của nước đội mũ mang đai mà trị được"! Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, từ triều Hán cho đến Tuỳ Đường, kể cả những lúc phong kiến Trung Quốc cực
' Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên): Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, H
1995, tr 22
Trang 25
thịnh, về cơ bản chính quyền đô hộ chỉ có thể "lấy tục cũ mà cai trị" và "ràng buộc lỏng léo" đất Giao Châu mà thôi Ngay cả khi chế độ Lạc tướng bị xoá bỏ, chính quyền đô hộ nấm giữ được cấp huyện, thế nhưng chúng vẫn không thể
nào khống chế nổi các công xã của người Việt 4 Thể chế chính trị của người Việt
Thời Trưng Vương (40 - 43), sau khi giải phóng được toàn bộ lãnh thổ
thuộc hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, chiếm 65 thành, chính quyền tự chủ của người Việt đã được thiết lập Hai Bà Trưng xưng vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) Trưng Vương ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế của nhà Đông Hán Vì thời gian ngắn, Hai Bà chưa có điều kiện xây dựng thể chế nhà nước quy củ,
vững chắc
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nhà nước
Vạn Xuân (544 - 603) đóng đô ở Long Biên, đặt niên hiệu là Thiên Đức và cho đúc tiền riêng Trong triều đình, đưới Hoàng đế có hai ban văn võ: Tướng văn, Tướng võ, Thái phó, Tả Tướng quân Bộ máy nhà nước được xây dựng theo
kiểu trung ương tập quyền Tuy nhiên, nhà nước Vạn Xuân chỉ ổn định có hơn
một năm, sau đó triểu đình phải phân tán lực lượng, rút vào đồi núi, đầm lầy kháng chiến chống giặc; rồi lại mâu thuẫn, đánh lẫn nhau Năm 571, cánh quân
Lý Phật Tử đánh úp cánh quân Triệu Quang Phục, đoạt toàn bộ quyền hành, tự xưng là Hậu Lý Nam Đế, dời kinh đô về Phong Châu (Vĩnh Phú), chủ trương
thần phục phương Bắc Sau đó, nhà Tuỳ đưa quân sang, bắt Lý Phật Tử, nước ta
lại rơi vào ách thống trị của nhà Tuỳ
Nhân lúc nhà Đường đang suy yếu, một Hào trưởng đất Hồng Châu (Hải
Hưng) là Khúc Thừa Dụ được dân chúng ủng hộ, tiến quân chiếm đóng phủ thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ vào năm 904 Khúc Thừa Dụ khéo lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của nhà nước đô hộ để giành tự chủ một cách vững chắ vớc việc đã rồi C Ai-eéng-nhé C
thêm cho ông chức Tỉnh Hải quan Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ nắm cả quyền quân sự, dân chính, tài chính; Thứ sử các châu đều phải than phục Tiết độ sứ
được cử quan lại văn võ, tự ý trưng thu thuế má trong vùng mình cai trị Thực
chất đó là quyền tự trị và dựa trên nền tảng dân tộc đã phát triển thành quyền
độc lập sau này
Khi Khúc Thừa Dụ mất (907), con là Khúc Hạo lên thay Phát huy tính tự lực tự cường của cha, ông tiến hành cải cách quan trọng trên nhiều lĩnh vực,
Trang 26những nhiễu dân bằng những thủ tục hành chính rườm rà; hết lòng tạo cho dân an cư, lạc nghiệp Để củng cố chính quyền, ông xây dựng một nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương Cả nước được chia thành 5 đơn vị hành
chính: lộ, phủ, châu, giáp, xã Mỗi xã có xã quan, gồm Chánh lệnh trưởng và
Tả lệnh trưởng Mỗi giáp có Quản giáp và Phó tri giáp lo việc thu thuế Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng lại tất cả thành 314 giáp Những cải cách của Khúc Hạo đã thể hiện xu thế độc lập dân tộc gắn với thống nhất quốc gia
Khi Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay, nhưng không bao lâu thì bị giặc Nam Hán bát đưa về Trung Quốc Dương Đình Nghệ là tướng cũ họ Khúc đã nổi đậy chống giặc, tự xưng Tiết độ sứ, tiến đánh chiếm thành Đại La (năm 931), giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Nhưng đến năm 937 thì ông bị
một tuỳ tướng là Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức
Cần nhấn mạnh rằng, trong hơn nghìn năm chống Bắc thuộc, không một
triều đại phong kiến Trung Quốc nào nắm được làng xã và đặt được hệ thống xã quan ở nông thôn nước ta Chúng ta mất nước nhưng chưa bao giờ mất làng Người Việt xây dựng hệ thống chính quyền làng xã để tự quản, bảo vệ nền độc lập tương đối của mình, thông qua đó không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến xóm làng thành đồn luỹ, "pháo đài xanh" chống xâm lược, chống đồng hoá, rồi dựa vào làng, xuất phát từ làng mà giành lại nước
5 Chính sách đối ngoại của người Việt ⁄w\ Me "
Khi xâm lược nước ta, nhà Triệu, sau là nhà Hán ra sức cướp bóc, thống trị nhân dân ta Thâm độc hơn nữa, trong suốt hơn nghìn năm chúng thi hành chính sách đồng hoá, đưa hàng chục vạn người Hán sang sống xen kẽ với người Việt, áp đặt văn hoá, tư tưởng của chúng nhằm xóa bỏ truyền thống người Việt
Nhưng với lòng yêu nước, yêu độc lập tự do, kết hợp với tinh thần đối ngoại tự
chủ, tự cường, dân tộc ta đã giữ vững được bản sắc, chống sự đồng hoá của giặc ngoại xâm Thậm chí, người Hán đến vùng đất này lại bị Việt hoá, sống gắn bó với giang sơn, đất nước Việt Nam Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý
Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan thắng lợi, lập nhà nước độc lập,
thường liên minh với các dân tộc láng giéng để đánh giặc Sử cũ ghi Mai Thúc Loan liên kết với các nước Lâm Ấp (Chiêm Thành) và Chân Lạp, thậm chí cả nước Kim Lân (Mã Lai), cùng đem quân phối hợp chiến đấu Ông còn cử sứ
sang Lâm Ấp và Chân Lạp để thông báo chiến thắng và vận động liên minh! Sự
' Học viện Quan hệ quốc tế sđd, tr 19-20
Trang 27liên minh quân sự này là bước phát triển quan trọng của chính sách đối ngoại của cha ông ta từ thế kỷ thứ VINH
Cuối thế kỷ IX, người anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ đã thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo để giữ yên bờ cõi Ông tự nhận là Tiết độ sứ, nhận nước ta là một bộ phận của Đại Đường, buộc họ bỏ ý đồ xâm lược nước ta Đến thế kỷ X, Dương Đình Nghệ cũng noi gương xưa, tỏ ra không cắt đứt quan hệ phiên thần với phương Bắc, giữ yên bờ cõi đất nước một thời gian đài
Như vậy, trong suốt hơn nghìn năm chống Bắc thuộc, dân tộc ta đã anh dũng, trường kỳ chống giặc, bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của mình Nhà nước của Hai Bà Trưng thể hiện tư tưởng vươn lên, khôi phục độc lập, chủ quyền quốc gia của người Việt Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, tự tin vào khả năng làm chủ của mình, độc lập ngang
hàng với phương Bắc Chính quyên tự chủ họ Khúc, họ Dương để lại bài học
lịch sử về giành chính quyền một cách khôn khéo, chính sách ngoại giao mềm mỏng, linh hoạt của một nhà nước nhỏ nằm cạnh một đế quốc lớn hơn gấp
nhiều lân Nhà nước đó cũng khẳng định: dân tộc độc lập phải gắn liền với nhà
nước thống nhất Nhà nước thống nhất phải được xây dựng có quy mô, hệ thống từ trung ương đến địa phương, nó phải quy tụ được nhân tâm bằng cách thực hành chủ trương thân dân, lo cho đân có cuộc sống ổn định, hoà bình và no ấm
Il TRIỀU ĐẠI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ 1 Khái quát điễn biến chính trị
Từ thế kỷ X- XIX, nước ta trải qua một thời kỳ lịch sử mới - thời kỳ quốc gia độc lập dưới chế độ quân chủ: Ngô (939-965), Định (968-980), Tiền Lê (280-1009) Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa- kinh đô cũ của nhà nước Âu Lạc Tuy nhiên, ông chỉ làm vua được 6 năm thì mất Hai người con là Ngơ Xương Đgập và Ngô Xương Văn cùng nối ngôi Khi Dương Tam Kha cướp ngôi vua, nhà Ngô suy tàn, loạn 12 sứ quân nổi lên, mỗi người cát cứ một vùng, có khi chỉ vài huyện hoặc vài xã Cảnh loạn lạc ấy kéo dài hơn 20 năm, gọi là "loạn 12 sứ quân" Trước nguy cơ đất nước bị nội chiến, chia rẽ, Định Bộ Lĩnh đã nổi dậy đẹp loạn, đánh tan các sứ quân, năm 968 lên
ngơi Hồng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô
ở Hoa Lư (Ninh Bình) Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng - Định Liễn bị nội nhân giết chết Định Toàn mới 6 tuổi lên làm vua Nhân cơ hội đó, nhà Tống xua quân sang xâm lược nước ta Thể theo ý nguyện của tướng sỹ, Thái hậu
27
Trang 28Dương Vân Nga lấy áo long bào mặc cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, truyền
ngơi cho ơng
Lên ngơi Hồng đế, Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đích thân cầm quân đánh
giặc Thấy khó thắng được, ông cho người xin cầu hoà, vua Tống đồng ý và
phong Lê Đại Hành là Tiết độ sứ, sau phong vương là Giao Chỉ Quận Vương và Nam Bình Vương Năm 1005, Lê Đại Hành mất, nhà Lê suy tàn Đến 1009, Lý Công Uẩn, quan Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, lên ngôi, lập nên nhà Lý 2 Tư tưởng chính trị chủ yếu
Tư tưởng chính trị chủ đạo của giai đoạn này là tư tưởng về xây dựng, củng cố nền độc lập mới giành lại được, là tư duy về một hệ thống chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế- xã hội và đương đầu với các âm mưu xâm lược từ phương Bắc Tư tưởng đó đã đánh bại tư tưởng cát cứ, chia cắt đất nước của các "sứ quân”- chủ yếu là các hào trưởng, địa chủ hình thành từ thời chống Bắc thuộc Trong cuộc đấu tranh giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự
chủ, trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, ý chí quyết tâm bảo vệ
Tổ quốc được giữ vững, càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt
Nam
3 Thể chế chính trị
Ngay sau khi giành được độc lập, nhà Ngô đã có ý thức xây dựng thể chế chính trị theo kiểu nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, quốc gia thống nhất Khi lên ngôi, Ngô Quyền ra lệnh đặt các chức quan để quản lý đất nước,
ban chế định triều nghi, phẩm phục Đến đời Định, đã bắt đầu quy định cấp bậc văn võ và tăng đạo, có một số chức quan văn, võ: Quốc công, Sĩ sư, Thập dao
tướng quân, Tăng thống (sư đứng đầu Phật giáo), Tăng lục (quan phụ trách Phật
giáo), Sng chân uy nghỉ (quan trông coi Đạo giáo) Phật giáo được coi là
quốc giáo Nhà Tiền Lê mô phỏng thể chế nhà nước Tống, trong triểu có các chức quan: Tổng guản (như Tể tướng), Thái sư (cố vấn của nhà vua), Thái uý
(quan võ), Đô chỉ huy sứ
Nhìn chung, thể chế chính trị các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê bước đầu thể hiện xu hướng trung ương tập quyền, nhưng bộ máy nhà nước còn đơn giản, ở các địa phương vẫn còn những thế lực cát cứ Các hoạt động của nhà nước chưa được thể chế hoá, việc chọn lựa quan lại chưa có chế độ rõ ràng Tuy là
vương quốc độc lập, nhưng về đối ngoại, bề ngoài vẫn phải thần phục và triều cống Trung Quốc
Trang 29
Nhà nước thời kỳ này phải lo đối phó với giặc ngoại xâm phương Bắc va phương Nam, bên trong lại phải đấu tranh với các thế lực cát cứ địa phương, cho nên việc tổ chức nhà nước còn mang nặng tính chất quân sự Quyền lực nhà nước chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự Tổ chức quân ngũ, quy định trang bị và luật lệnh trong quân đội theo quy chế của nhà nước được thiết lập Đây là việc mở đầu lịch sử của quân đội chính quy của nước ta, biểu hiện một bước
trưởng thành đáng kể về thiết chế nhà nước
Về pháp luật, do phải tập trung vào chống xâm lăng, nên việc san định luật pháp còn hạn chế Tuy nhiên, có thể thời kỳ này đã có pháp luật thành văn Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Mùa xuân, vua (Ngô Quyền) bắt đầu xưng vương, lập Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triểu nghi, phẩm
phục”' Các biện pháp xử phạt được áp dụng, hình phạt mang tính tàn bạo, như
“bỏ vạc dầu, cho hổ ăn" Đặc biệt, vua Lê Long Đỉnh nổi tiếng dã man, độc ác 4 Chính sách đối ngoại
Sau khi đánh bại quân Nam Hán, giành lại độc lập dân tộc, trên tư thế
của người chiến thắng, Ngô Quyền đã áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn
về nguyên tắc và mềm đẻo về sách lược đối với phương Bác Sau khi lên ngôi vua, ông bỏ danh hiệu Tiết độ sứ, xoá bỏ quan hệ phiên thần đối với phương Bắc Ông xưng đế, nhưng đối với phương Bắc lại xưng vương, để họ không tìm
được cớ để lại gây chiến tranh xâm lược nước ta Ông khéo léo lợi dụng mâu
thuẫn ngay trong nội bộ các tập đoàn phong kiến phương Bắc, không cầu thân với bên nào để duy trì nền độc lập dân tộc
Nhà Định thực hiện chính sách hoà hiếu với các nước láng giềng, cho
thương thuyền nước ngoài vào buôn bán với ta Khi thấy nhà Tống đã bình định xong Nam Hán, có thể uy hiếp nước ta, Đinh Tiên Hoàng chủ động giao hảo
VỚI i Tong Hai bên Sai SỨ thăm hỏi, tặng phẩm vật cho nhau Ông lại sai con là
, quan hệ hai nước hữu nghị,
không để xảy ra xung đột nào
Tuy nhiên, nhà Tống vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta Khi quân Tống tràn sang, Lê Hoàn đã lãnh đạo nhân dân anh dũng chống trả và đánh bại quân giặc Ngay sau chiến thắng, Lê Hoàn thi hành một đường lối
cứng rắn, thông minh, liên tục tấn công địch Xuất phát từ lợi ích dân tộc, để
chấm dứt tình trạng chiến tranh và khơi phục quan hệ hồ hiếu giữa hai nước, ông chủ động cử sứ giả sang Tống xin thông hiếu, xin kinh Phật, tu cống và đặt
29
Trang 30quan hệ buôn bán Nhà Tống đáp lại, đã cử các phái bộ sang thăm viếng, xây dựng quan hệ bình thường 5 năm sau chiến tranh, khi biết chắc nhà Tống không có ý định phục thù, Lê Hoàn mới cho phóng thích tù binh Tống Nhà Tống chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền ở nước ta Khi các sứ thần sang, kẻ tao nhã, thích văn thơ thì ông cho đón tiếp lịch thiệp, đối với kẻ kiêu ngạo, hống hách thì uy hiếp tính thần và làm bẽ mặt Dựa vào thế thắng, chính sách ngoại giao cứng rắn, khôn khéo của Lê Hoàn đã buộc nhà Tống phải
nhượng bộ về nhiều mặt, góp phần giữ vững nền độc lập, tự chủ dân tộc Quốc
thể của nước Việt được để cao, nhân dân ta có điều kiện xây dựng đất nước
trong hoà bình
Tóm lại, vào thế kỷ X, nhà nước quân chủ Đại Cồ Việt được hình thành,
nhưng tổ chức còn sơ sài, quyền lực nhà nước trung ương còn yếu, pháp luật
thành văn chưa nhiều Sau khi chiến thắng giặc phương Bắc, các triều Ngo,
Định, Lê đã củng cố vương triều, thi hành chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết, đảm bảo nền độc lập tự chủ của dân tộc, giữ vững biên cương
của Tổ quốc IV TRIỀU ĐẠI LÝ
1 Khái quát diễn biến chính trị
Cuối năm Kỷ Dậu (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, tức Lý Thái Tổ
Vua sai sứ sang Trung Quốc cầu phong Vua Tống phong cho vua Lý làm Giao Chỉ Quận vương, sau gia phong làm Nam Bình vương Các nước Chiêm Thành
và Chân Lạp đều sang cống nạp nhà Lý
Khi Lý Thái Tổ mất (1028), Lý Thái Tông, người có lòng nhân từ, thương dân, tỉnh thông thao lược lên nối ngôi Vua thân chinh đi đánh giặc trong Nam, ngoài Bắc, thắng trận thường tha chết cho tướng giặc, cấm binh lính không giết hại thường dân Năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, đổi tên nước là Đại Việt Ông có công dẹp quân Chiêm Thành, mở mang bờ cõi, nổi tiếng là ông vua
thương dân Vua cho lập Văn Miếu, khai hoá văn học Năm 1072, Lý Nhân
Tông mới 7 tuổi kế vị, được Lý Đạo Thành làm Phụ chính, hết lòng lo việc nước Triều đình quan tâm đến đào tạo, mở khoa thi tuyển nhân tài, lập Quốc tử giám (1076), Hàn lâm viện (1086), Nho học bắt đầu phát triển từ đấy Dưới thời Lý Nhân Tông, tướng quân Lý Thường Kiệt đã lập chiến công hiển hách trong phá Tống, bình Chiêm Đời Lý Anh Tông có quan Thái uý Tô Hiến Thành văn
võ song toàn, tận tuy giúp vua đẹp giặc, an dân, coi giữ việc binh, phát triển
' Ngô Sĩ Liên và các tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư, T !, Nxb KHXH, 1993, tr 204
Trang 31giáo dục Năm 1164, vua Tống gọi tên nước ta là An Nam quốc và phong Lý Anh Tông làm An Nam Quốc vương Nước ta "chính thức" mang tên nước An Nam từ đó
Từ khi Lý Cao Tông lên ngôi (1175), triều Lý bắt đầu suy yếu Đến đời Lý Huệ Tông (từ 1210), mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Điện tiền
Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ Năm 1224, Lý Huệ Tông đi tu, truyền ngôi cho con gái mới 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng Vua Lý Chiêu Hoàng lấy cháu Trần Thủ Độ là Trần Cảnh, sau hơn | nam thì truyền ngôi cho chồng (1226) Sự nghiệp nhà
Lý chấm dứt, sự nghiệp nhà Trần bắt đầu
2 Tư tưởng chính trị chủ yếu
Tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc, coi nhân dân như lực lượng
quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là tư tưởng chính trị
nổi bật thời Lý Nhà Lý lấy Phật giáo làm quốc giáo, vì vậy tư tưởng từ bị,
thương người của nhà chùa có ảnh hưởng không nhỏ đến đường lối trị nước Thời kỳ này, tư tưởng chính trị tiêu biểu được phản ánh thông qua hai đại biểu kiệt xuất: vua đầu triều Lý Công Uẩn và vị tướng tài Lý Thường Kiệt
Khi quyết định đời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long, Lý Công Uốn đã ban bố bài Chiếu đời đô để giải thích lý do, tầm quan trọng của quyết định này Làm công tác tư tưởng trong tướng sỹ, nhân dân, thể hiện nhãn quan chính trị sâu sắc, tâm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn Muốn xây dựng đất nước giàu
mạnh, vương triều vững bền, một nhà nước phong kiến tập quyền mạnh mẽ,
phải chọn thủ đô ở nơi trung tâm, rộng rãi, thuận tiện cho việc quản lý các địa phương Chính Thăng Long đã có đủ những yêu cầu ấy Chính nơi đây là "trung tâm của đất trời”, “hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước", là nơi "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" Đặc biệt, Lý Công Uẩn đã sớm nhận thức được vai trò của nhân dân, trong công cuộc xây dựng đất nước khi ông viết "trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân" Chiếu đời đô đánh dấu một bước tiến quan trọng, sự trưởng thành về tư duy chính trị không chỉ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà cả trong thời bình xây dựng đất nước
Tư tưởng chính trị của Lý Thường Kiệt thể hiện qua bài thơ nổi tiếng- bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta- Nam quốc sơn hà Bài thơ thể hiện
tinh thần bất khuất, kiên cường của một dân tộc nhỏ yêu nước, sắn sàng chống trả và đánh thắng mọi thế lực thù địch hung bạo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước Đồng thời, tác giả cũng khẳng định sức mạnh chính nghĩa, ý chí
31
Trang 32quyết tâm chiến đấu và khả năng, thực lực của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc
3 T hể chế chính trị
„suốt hơn 2 thế kỷ, nhà Lý đã thành lập và củng cố được một thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền, đất nước được xây dựng và phát triển trên
quy mô lớn về mọi mặt Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng
Long Biên giới ngày càng mở rộng về phía nam (đến Quảng Trị) Cả nước chia thành 24 lộ Các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là !2, phủ; lộ, phủ
chia thành huyện, dưới huyện là hương (xã), giáp Riêng miền núi chia thành từng châu, trại
Nhà Lý xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình quân chủ tập quyền như nhà Tống Khác với triều Ngô, Đinh, Tiền Lê- chế độ cai trị nặng về quân sư;
triều Lý, do ảnh hưởng của Phật giáo, xây dựng hệ thống chính trị dân sự Đứng đầu nhà nước là vua Nhà vua có quyền lực tuyệt đối, nắm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp Vua đặt ra các chức quan, đặt ra pháp luật bắt mọi người phải
thực hiện Khi các cơ quan chuyên trách chưa được kiện toàn, vua còn trực tiếp
xử kiện Vua còn là Tổng chỉ huy quân đội, trực tiếp cầm quân khi có chiến tranh Vua có quyền sở hữu tối cao đối với toàn bộ ruộng đất và tài nguyên đất
nước Vua nắm cả quyền thế tục và thân quyền, quyết định cả về chức sắc tôn giáo
Tuy nhiên các nhà vua đều có lòng nhân từ, thương dân, quan tâm đến dân, đối xử với dân như cha đối với con Khi lên ngôi, ngày tết lễ, hoặc khi dân mất
mùa, vua thường ra lệnh đại xá thuế khoá, tô ruộng, tha tội, phát chẩn; lập đàn
tế Trời cầu cho dân ấm no, hạnh phúc Đối với những việc trọng đại, vua thường tham khảo ý kiến rộng rãi của quần thần xung quanh Trọng dân, vua thường tự răn mình, lo so ợ bản thân để xây ra + hành động ˆ Ke) trên dân” khiến lòng trời không thuận
ng phân biệt giai cấp
cầu lời nói thẳng, cầu người hiền lương Vua thường đi đến miền quê quan sát cuộc
sống lao động, sinh hoạt của dân, thực hành lễ “tịch điền” hằng năm Các vua đều có lòng nhân đạo, chăm lo làm việc thiện, bao dung kẻ làm phản, nhưng kẻ phạm tội
phải xét xử xông minh, định tội rõ ràng; đồng thời tôn trọng quyền khiếu nại của
dân Vua tạo cho dân được tự do ngôn luận (đặt hòm ngoài sân trước triều đình để ai
có việc gì thì viết thư bỏ vào đó)
Hoàng tộc gồm nhiều Hoàng hậu Mẹ của vua là Thái hậu, các con gái vua là Công chúa, có chồng là Phò mấ; con trai vua là Hoàng tứ, người nối ngôi
Trang 33vua là Thái rứ Các Hoàng tử thường được giao cầm quân đánh giặc và xử kiện
thay vua Thái tử phải sống ở ngoài thành một thời gian để gần dân, hiểu dân
Các vua lên ngôi còn nhỏ thì các Thái hậu cầm quyền Nhiếp chính và có các đại thần làm Phụ chính
Quan chức triều đình chia ra hai ban văn, võ, có quy định kiểu áo, mũ khác
- nhau Các cấp quan văn võ đều có 9 phẩm Đại thần có Tưm thái (Thái sư, Thái pho, Thai bao), Tam rhiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Thái uý, Thiếu ý Dưới bậc đại thần, bên văn có Thượng thư (đứng đầu một bộ), Tả, Hữu tham trì, Tả, Hữu gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang, Phủ sĩ sư,
Điện học sĩ, Hàn lâm học sĩ ; bên võ có Đơ thống, Ngun sối, Tổng quản,
Khu mật sứ, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chỉ huy sứ Hành khiển là chức quan dành cho các hoạn quan giữ vai trò quan trọng về chính sự Ngoài ra
còn có các chức quan lo việc đạo, đồng thời là cố vấn cho nhà vua: Quốc sư, Tăng thống, Tăng lục, Tăng chính ở địa phương: các châu có Châu mực, quan
văn có Trị phú, Phán phú, Tr¡ châu Các lộ, trấn, trại đều có các chức quan võ! Hệ thống quan lại („4z là các viên chức giữ chức vụ điều khiển, chỉ huy cơ
quan hành chính; !4¡ là các nhân viên thừa hành) được lựa chọn theo các tiêu
chuẩn: thân - có quan hệ họ hàng; huân- có công đặc biệt; tuyển cử- chọn lựa người có khả năng, đạo đức nhưng không nhất thiết phải có trình độ văn hoá cao Chế độ tuyển chọn thông qua khoa cử được coi trọng, phát huy tính dân
chủ, lựa chọn hiển tài vào bộ máy nhà nước Các quan không có lương bổng,
nhưng được giao cho một vùng để thu thuế
Tổ chức quân đội cũng khá chặt chẽ Quân đội được phân ra Quán thân vệ
(cấm vệ) đóng ở trung ương bảo vệ kinh đô và nhà vua; quân đóng ở các địa
phương gọi là Sương quân (lộ quân) Thanh niên 18 tuổi phải có nghĩa vụ đi lính Quân lính được chia thành những bộ phận luân phiên nhau tại ngũ và về
é ja san xuat Khi nao c6 giac, can dong vién, thi dan dinh duoc goi nhập ngũ Đó là chính sách "ngụ binh ư nông"
Về pháp luật, năm 1042, Lý Thái Tông ban hành bộ Hình ¿bư, gồm 3 quyển Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên ở nước ta Ngoài ra, các vua Lý cũng ban hành nhiều văn bản, luật lệ khác về hình sự, hành chính, thuế khoá, dân sự, hôn nhân gia đình Ví dụ: Chiếu về việc vua trực tiếp giải quyết khiếu kiện của
Phan Đăng Thanh- Trương Thị Hoà sđd, tr 108
33
Trang 34dân, Quy định về các sắc thuế và thu thuế, Chiếu về y phục, Chiếu về xử tội
quân sĩ đảo ngũ, Chiếu về tội thông dâm, Chiếu về tội tham nhũng, Chiếu
khuyến nông, Chiếu cầu lời nói thẳng, Định về việc tôn giáo, Định về các chức
quan
4 Chính sách đối ngoại
Những năm đầu triều Lý, quan hệ giữa nước ta với nhà Tống điễn ra bình thường
Trong khoảng 63 năm, nước ta đã cử 23 sứ bộ sang Trung Quốc, đều được đón tiếp trọng hậu Tuy nhiên, nhà Tống chưa từ bỏ ý đồ nhòm ngó nước ta, thường xuyên cho hoạt động khiêu khích ở biên giới, dò xét ta Nhà Lý đã kiên quyết chống trả, thậm chí cho quân đóng sát biên giới uy hiếp, buộc nhà Tống phải nhượng bộ Khi nhà Tống chủ trương "hoà Bắc, đánh Nam" chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt quyết định ra quân trước, tiến sang Tống phá tan các căn cứ xuất phát của chúng, làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của chúng, giành lại thế chủ động Trên đường đi, ông cho truyền những bản hịch "lộ bố”, giải thích mục đích chính nghĩa của ta, kể tội nhà Tống, tranh thủ sự đồng tình của nhân dan địa phương Đây là thắng lợi của cuộc tấn công quân sự kết hợp với hoạt động chính trị và ngoại giao
Năm 1076, quân Tống tấn công nước ta theo hai hướng thuỷ bộ Lý Thường Kiệt chỉ
đạo xây phòng tuyến sông Như Nguyệt, chặn đứng quân giặc, làm cho chúng khốn đốn, tiến thoái lưỡng nan Lúc đó, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà để bảo toàn lực lượng, đỡ tốn xương máu Tướng địch là Quạch Quỳ mừng quá, vội vã rút quân về nước Lần đầu tiên trong lịch sử chống xâm lược, ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng hoà đàm Sau đó, ta đấu tranh ngoại giao buộc nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên giàu có Nhà Lý đã biết đựa và địa thế đất nước, vận dụng sáng tạo đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đánh giặc và bản vệ độc lập dân tộc Là quốc gia
có chủ quyền, nhà Lý mở rộng quan hệ bang giao với các nước láng giềng, nâng cao
vị thế dân tộc
Tóm lại, thể chế chính trị thời Lý được thiết lập đưới ảnh hưởng của Trung Quốc _ và ngày càng hoàn thiện hơn Vua có quyền lực tối cao, nhưng vua tự xem đân như con mình, thấy có bổn phận thương yêu, chăm sóc dân Vua thay trời trị dân, đồng thời thay mặt dân trước trời Tuy nhiên, thời kỳ này, các hình phạt dã man, khắc nghiệt cũng được thi hành Pháp luật nhà Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền và của tâng lớp quí tộc quan liêu củng cố chế độ đẳng cấp Nhưng để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, pháp luật nhà Lý đã hạn chế
phần nào thế lực của các bọn quan lại quí tộc và có những biện pháp tốt để phát triển sản xuất Nhìn chung, thời Lý nước ta là quốc gia cường thịnh với một nền văn minh Đại Việt tiêu biểu bản sắc dân tộc và một thể chế chính trị quân chủ trung ương tập
Trang 35quyền khá hoàn chỉnh Nhà Lý biết kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, uy hiếp bằng quân sự trong khi tiến hành hoà đàm
thương lượng Thắng địch, nhưng mở cho địch lối thoát, gỡ thể điện cho "thiên triều"
đỡ bị nhục, tránh cho dân tộc những cuộc chiến tranh liên tiếp
V.`TRIỀU ĐẠI TRẦN, HỒ
1 Khái quát diễn biến chính trị
Cuối thế kỷ XII, nhà Lý bước vào thời kỳ suy yếu, nông dân bị bóc lột áp bức nặng nề, hạn hán mất mùa thường xuyên, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra Nhân cơ hội ấy các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy âm mưu cát cứ, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc nội chiến đẫm máu Trong cuộc chiến tranh ấy, thế lực họ Trần dần dân phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất Cuối cùng họ Trần khống chế được chính quyền trung ương đang hấp hối và chiến thắng các thế lực cát cứ
khác Với sự kiện ngày 10-1-1226, nhà Lý rời bỏ vũ đài chính trị để nhường chỗ cho
vương triều mới: Triều Trần (1226-1400)
Khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông mới có 8 tuổi, mọi việc đều do Thái sư Trần Thủ Độ quyết định Năm 1257, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, chiếm thành Thăng Long Nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến và đánh đuổi quân giặc ra khỏi bời cõi đất nước Năm 1258, Thái
Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoàng, tức Trần Thánh Tông Thánh Tông là ông vua nhân từ, trung hậu, hết lòng lo việc nước, việc đân, coi trọng giáo
dục, tập hợp được nhiều người tài giúp nước, như Mạc Đĩnh Chi, Lê Văn Hưu
Năm 1279, Thánh Tông nhường ngôi cho Thái tử Khâm- Trần Nhân Tông Vua
Nhân Tông thông minh, cương trực, được nhiều người tài trí giúp sức (Trần
Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn
Thuyên ) Dưới triều Nhân Tông, nhân dân ta hai lần đại phá quân Nguyên
(năm 1285 và 1288) Tuy đại thắng quân Nguyên nhiều lân, nhưng do sức piặc mạnh, nên ta vẫn phải xin lệ cống nhà Nguyên như cũ Năm 1293, Nhân Tông
truyền ngôi cho Thái tử Thuyên- Trần Anh Tông Anh Tông là ông vua hiếu thảo và thông minh, quy tụ được nhiều người tài: Trương Hán Siêu, Nguyễn
Trung Ngạn Thời này vua hiện, tôi trung, đất nước có kỷ cương, phép tắc, thưởng phạt phân minh, chính trị ổn định Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý làm quà cưới em gái vua, lãnh thổ đất nước mở rộng xuống phía nam Năm 1314, Anh Tông truyền ngôi cho Thái tử Mạnh- Trần Minh Tông Vua Minh Tông nhân hậu, thương yêu dân, được nhiều người tài giúp sức: Đoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An
35
Trang 36Năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Thái tử Vượng (mới 10 tuổi)- Trần
Hiến Tông Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của nhà Trần, đất nước hùng
mạnh, vua tôi hoà thuận, đồng lòng nên ba lần đánh tan quân Nguyên, giữ vững | độc lập, chủ quyền quốc gia, mở mang bờ cõi xuống phía nam ~
Năm 1341, vua Hiến Tông mất, người em mới 6 tuổi lên thay- Trần Dụ
Tông Mọi việc triều chính đều do Thái Thượng hồng Minh Tơng quyết định
Nam 1357, khi Minh Tông mất, việc triều đình bất đầu bị bỏ bê, trễ nải, gian
thần lộng quyền Vua Dụ Tông chỉ mải chơi bời, rượu chè, cờ bạc bê tha Bên ngoài, quân Chiêm Thành hùng mạnh, mấy lần đem quân đánh phá, vào đến tận Thăng Long Cơ nghiệp nhà Trần bất đầu suy vong Các đời vua Nghệ Tông (từ 1370), Duệ Tông (từ 1372), Phế Đế (từ 1377), Thuận Tông (từ 1389), Thiếu Đế (1398-1400), lợi dụng Đại Việt suy yếu, Chiêm Thành nhiều lần cho quân đến quấy nhiễu, vua Trần phải bỏ thành Thong Long mà chạy, quân giặc đốt sạch
cung điện, cướp bóc báu vật rồi rút quân về Phía bắc, nhà Minh từ lâu đã có âm mưu thôn tính nước ta, bắt nhà Trần phải cống nộp ngày càng nhiêu lương
thực, binh lính, voi chiến Trong triều, những kẻ bất tài, xu nịnh thì được thăng quan tiến chức, còn người trung nghĩa thì trao ấn từ quan Triều thần chia
bè kéo cánh, giết hại lẫn nhau Đất nước loạn lạc, nhân dân đói khổ vì thuế má
tăng, vì phải đi phu, đi lính, lại thêm lũ lụt, hạn hán diễn ra liên miên, nạn đói hoành hành Giặc giã, trộm cướp nổi dậy khắp nơi Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân thời kỳ này: Ngô Bệ ở Hải Hưng, Nguyễn Bồ ở Bắc Giang, Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, Ngưu Hống ở Đà Giang Nhà sử học Ngô Sĩ Liên bình luận: "Không có nước đối địch làm mối lo ở ngoài thì nước thường mất, xưa nay vẫn
răn về điều ấy Chỉ vì lòng người yên rồi sinh càn, pháp độ xếp bỏ, năm tháng
đã lâu, việc giữ gìn bờ cõi mất đi cho nên thế"! Trong hoàn cảnh đó, Hồ Quý Ly bành trướng thế lực, o ép ngôi vua Từ năm 1387, quyền hành rơi vào tay
nhà Hồ Quý Lý chuyên quyền, lập phe nhóm nắm giữ các chức vụ chủ chốt, ép các vua nhường ngôi, hoặc phải tự tử và cuối cùng năm 1400, đã lạt đổ nhà
Trần, lập triều Hồ Ngay trong năm ấy, Quý Ly trao quyền làm vua cho con là
Thái tử Hán Thương, còn mình làm Thái Thượng hoàng, nhưng vẫn thâu tóm mọi việc triều chính Trong những năm cầm quyển, Hồ Quý Ly đã thực hiện
một số cải cách táo bạo về kinh tế và chính trị như chính sách “hạn điền” (năm
1327) và “hạn nô” (năm 1401) nhằm hạn chế thế lực của quí tộc nhà Trần; chính sách di dân, khai khẩn vùng đất mới, mở mang hệ thống giao thông, thuỷ lợi;
' Ngô Sỹ Liên và các tác giả: Đại việt sử ký toàn thư, T 2, Nxb KHXH, H 1972, tr 22,
Trang 37tăng cường quản lý thị trường; chính sách phát hành tiền giấy nhằm tăng thêm
ngân quỹ của chính quyền, thu hồi đồng để làm vật tư và đúc vũ khí; cải cách giáo dục (mở rộng học hành ra các địa phương), cải cách thi cử (3 năm thi một lần, đưa
toán pháp vào thi tuyển), hạn chế số sư tăng -
Trong thời gian tồn tại tuy ngắn ngủi nhưng triều Hồ đã tiến hành hàng loạt
biện pháp nhằm tăng cường quyền lực của nhà nước và đối phó với nạn ngoại xâm
Nhung mặt khác, những cải cách và chính sách của triều Hồ vẻ khách quan làm cho vương triều này mất khả năng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Minh Năm 1406, lấy cớ "đánh Hồ, phù Trần", quân Minh sang xâm lược nước ta Nhà Hồ có quân đội
mạnh, thành cao hào sâu, đốc toàn lực kháng chiến, nhưng vì "đánh giặc một mình”,
không được nhân dân ủng hộ nên thất bại
2 Tư tưởng chính trị chủ yếu
Sự kiện lịch sử nổi bật thời Trần là nhân dân ta phải đương đầu với ba CuỘC xâm lược của quân Nguyên Mông Đứng trước nguy cơ mất nước, nhà Trần đã phát huy truyền thống yêu nước, huy động tất cả các tầng lớp nhân dân vào cuộc kháng chiến cứu nước Chính vì vậy, tư tưởng chính trị nổi bật thời kỳ này là tư tưởng đấu tranh chống ngoại xâm vì độc lập, tự do của Tổ quốc Đồng thời tư tưởng thân dân, khoan dân cũng được đề cao thông qua vị tướng kiệt suất, anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn- Hưng Đạo Vương
Tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn được thể hiện thông qua một số tác phẩm của ông, tiêu biểu nhất là Hịch tướng sỹ, đồng thời thông qua thực tiễn 3 lần lãnh đạo cuộc kháng chiến và những câu nói bất hủ của ông được các nhà sử học ghi
lại
Thông qua Hịch tướng sỹ, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhà Trần Đứng trước quân Nguyên thiện chiến, tàn bạo và hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, ông đánh ta tư tưởng sợ giặc, phát huy tư tưởng quyết chiến, quyết thắng trong binh sĩ và nhân dân Phê phán tư tưpửng tự mãn, lối sống hưởng lạc, ông khích lệ tướng sỹ bảo vệ danh dự của dân tộc và của cá nhân, không thờ ơ với vận nước đang lâm nguy, kêu gọi nêu cao tinh thần thượng võ, chuẩn bị giết giặc
Ông chủ trương /hân dân, dựa vào đân để đánh giặc giữ nước Triều đình phải khoan thư sức dân", quan tâm đến đời sống của dân, vì chính họ có sức mạnh vô địch Ông nêu bật chân lý của chiến tranh giữ nước là phải đoàn kết toàn dân tộc Chỉ
37
Trang 38khi "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức" thì mới thắng được giặc to Bản thân ông nêu gương về đồn kết, xố bỏ hiểm khích với gia đình vua, đặt lợi
ích của dân tộc lên trên Sự nhất trí cao trong bộ máy lãnh đạo đã tạo niềm tin tuyệt
đối của nhân dân vào triều đình, đã tạo thành sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ
thủ Khoan dân là làm cho đân “an, lạc, lợi", ai cũng vui vẻ, hạnh phúc và đời sống
được nâng cao; là biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, là biết kết hợp hài hoà quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân Tóm lại, khoan dân, dựa vào dân là "kế sâu gốc bền rễ, là thượng sách để giữ nước"
Nhà Hồ tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc Về tư tưởng chính trị, nổi bật nhất là tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly Khi đất nước đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, trước xu hướng phân tán và ly tâm đang phát triển và lan rộng, kẻ thù đang rình rập cả ở phía bắc lẫn phía nam, nhà Trần suy yếu, bất lực, đòi hỏi phải có một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, Hồ Quý Ly xuất hiện như một nhà cải cách Khi nấm được quyền lực nhà nước, ông chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ của giới quý tộc nhà Trần, thi hành những chính sách hết sức tiến bộ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Nổi bật nhất là tư tưởng cải cách chính trị và quân sự Ông đặt lại quy chế về hệ thống quan lại, thống nhất việc quản lý từ trung ương đến địa phương; loại bỏ dân
tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần khỏi bộ máy chính quyền, thay thế bằng tầng lớp
nho sỹ có tư tưởng cải cách; đào tạo, thi tuyển, sử dụng người tài Chế độ quân chủ
quý tộc chuyển dần sang chế độ quân chủ quan liêu Hồ Quý Ly tổ chức lại quân đội
chặt chẽ hơn, kỷ luật cao hơn, tăng cường sản xuất, cải tiến vũ khí và trang bị quân đội, nhằm tăng cường sức chiến đấu của tướng sỹ Về kinh tế, ông cho phát hành tiền
giấy thay cho tiền đồng; ban hành chính sách hạn điển, mỗi người không được có
quá 10 mẫu ruộng, số thừa phải nộp nhà nước; ban hành chính sách hạn nô, số lượng gia nô tuỳ theo phẩm tước, cấp bậc, số thừa phải sung cơng Về văn hố- giáo dục, trong sách Minh đạo, ông hạ thấp vai trò của Khổng tử, đề cao Chu Công, phê phán
Nho gia là những người “học rộng nhưng tài kém, không quan thiết đến sự tình, chỉ chuyên việc lấy cắp văn chương của ngươi xưa" Tóm lại, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục tiêu củng cố và tăng cường chế độ quân chủ tập quyền, đồng thời giải quyết các mâu thuẫn kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử Tư tưởng đó
là hết sức tiến bộ, đúng hướng, là bước tiến lớn, không chỉ ở hệ thống chính trị, mô
hình nhà nước, mà còn ở lĩnh vực kinh tế- xã hội, xoá bỏ loại hình kinh tế điền trang đã trở nên lạc hậu, cản trở sự phát triển sức sản xuất và yêu cầu củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền Tuy nhiên, tư tưởng đó bộc lộ những hạn chế: hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy đã hạn chế sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, không
Trang 39phù hợp với xu thé phat triển của lịch sử đương thời, cần thiết lập một chế độ trung
ương tập quyền, vì vậy không được đông đảo nhân dân ủng hộ
3 Thể chế chính trị
a Triéu dai Tran
Kế thừa nhà Lý, nhà Trần đã giữ vững được nên độc lập đất nước, mở rộng cương vực về phía nam, củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền Nước ta có quốc hiệu là Đại Việt, nhưng các triều đại phương Bắc vẫn gọi fa là An
Nam và phong vua Trần là An Nam quốc vương Thủ đô Đại Việt vẫn là Thăng
Long, nhưng từ năm 1397, nhà Hồ chuyển về An Tơn (Thanh Hố), gọi là Tây Đô
Thời Trần, chế độ quân chủ mang ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của Nho giáo Vua là người đứng đầu cả nước, thay trời trị dân Các vua có quyền lực tuyệt đối, toàn diện Đặc biệt nhà vua thích đích thân cầm quân đánh giặc Nhà Trần mở ra một
tổ chức triều đình mới, trong đó quyền lực thực tế trên vua còn có Thái Thượng hoàng Đây là hệ thống chính trị lưỡng đầu chế Dưới vua là các vương hầu, quan lại
rồi đến thứ dân Vương hầu, quý tộc nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong triều Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là nô tỳ và hoành
Về tổ chức bộ máy trung ương, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về mọi mặt, nhà Trần đặt thêm nhiều chức quan và các cơ quan chuyên trách mới Triều
đình cho biên soạn bộ Quốc triểu thông chế (1230) nhằm quy định bộ máy tổ chức nhà nước và xác định các quy chế hành chính Theo đó, bộ máy chính quyền được xây dựng thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và chặt chẽ từ trung ương đến địa phương Ngoài các quan chức dưới triều Lý (am thái, tam thiếu), nhà Trần có đặt thêm các chức quan mới: 7 đồ, (phụ trách ngoại giao, văn hoá, lễ nghị), Tư má (phụ trách quốc phòng, an ninh, tư pháp), Tw không (phụ trách các việc
khác) Chức Tướng quán tương đương với Tể tướng; ngoài ra có Đại hành
khiển, Tham tri Triều đình có những chức quan mới là "lục bộ” do các quan Thượng thư đứng đầu Các cơ quan mới được đặt ra thành những hệ thống riêng gọi là: quán, các, sảnh, cục, đài, viện Những cơ quan chuyên trách về văn hoá, giáo dục, y tế như: Quốc tử giám, Quốc học viện (chuyên đào tạo sĩ tử và quan lại), lập nhà học ở Thiên Trường, mở Giảng vố đường (chuyên đào tạo quan võ), Quốc sử viện (phụ trách việc viết sử) Các cơ quan tư pháp có Thẩm hình viện (cơ quan xét xử cao nhất), Tam ty viện (cơ quan giám sát thi hành pháp luật, nghiên cứu đề nghị nhà vua sửa
đổi, bổ sung luat), Binh bac ty (coi viéc hình án, kiện tụng ở kinh thành Ngự sử đài
là cơ quan có nhiệm vụ chỉ trích tội lỗi các quan Hàn lâm viện là cơ quan gồm các Tiến sỹ khởi thảo các văn kiện cho vua
39
Trang 40Ngoài ra, các quan văn trong triéu con có: Thị lang, Lang trung, Viên
ngoại, Ngự sử Các quan võ có: Tiết chế (Tổng tư lệnh), Phiêu ky tướng quân, Cấm vệ tướng quán, Kim ngô tướng quân, Phó đô tướng quán Các quan phụ trách tôn giáo có: Quốc sư, Tăng thống, Tăng lực, Tăng chính )
~
Các vương hầu họ Trần ngoài việc nắm giữ các chức vụ trọng yếu ở triều đình còn được phong đi trấn nhậm các nơi Họ còn được phong thái ấp và có phủ đệ và tổ chức lực lượng vũ trang riêng Khi có việc, vương hầu lên kinh yết kiến nhà vua, khi xong việc lại trở về phủ của mình Vì vậy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương rất chặt chế, vua quan rất thân mật với nhau
Ở địa phương, mỗi lộ có An phủ sứ và An phủ phó sứ đo triều đình cử đến cai trị, và các chức Đô hộ, Đô thống, Thái thú Phù có chức Trấn phủ sứ và Trân phủ phó sứ Ở châu có chức Thông phán, Thiêm phán O huyện có quan tri
huyện Cấp xã có Đại tw xã hoặc Tiểu rư xã là quan ngũ phẩm, lục phẩm trở
lên, kiêm một số xã Mỗi xã có quan cai trị là XZ chính, Xã giám Ngoài ra, tuỳ
địa phương mà đặt ra các quan chức thực hiện các chức năng trông coi kinh tế
như trông coi đê điều (Hà đê chánh, phó sứ), các quan coi việc quản lý đồn điển (Chánh, Phó sứ về đồn điển), các quan lo việc văn hoá, giáo dục (Giáo thụ, Giám thư khố )
Việc tuyển dụng quan lại bằng khoa cử thời Trần đã phát triển hơn thời Lý
Những người thi đỗ gọi là Thái học sinh, Hoàng giáp, Tiến sỹ Để phục vụ cho việc cai trị, các kỳ thi tuyển dụng quan lại đã căn cứ vào kiến thức pháp luật, thi soạn thảo các văn bản pháp quy, hành chính; thi về nội dung và cách thức vận dụng pháp luật Tuy nhiên, vẫn có chế độ ban chức tước cho người có công không qua thi cử, các nho sinh có tài Trong dùng người, tác phong đạo đức thường được coi trọng hơn tài Việc thăng chức cho quan lại tính theo niên hạn, cứ 15 năm xét duyệt một lần, 10 năm thì cho thăng tước một cấp Chỉ con cháu người có quan tước mới được làm quan, dân thường thì sung vào quân đội, đời này qua đời khác cứ phải làm lính
Năm 1236, nhà Trần qui định lương bổng cho các quan văn võ ở Trung
ương và địa phương Quỹ tiền lương lấy từ tiền thuế
Quân đội thời Trần cũng như thời Lý vẫn gồm có Cấm quân bảo vệ an ninh
cho kinh thành và quân địa phương Ngoài lục quân, đã có thuỷ quân Các quí tộc tôn
' Phan Đăng Thanh- Trương Thị Hoà sđd, tr 188