1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Cuộc đua thanh toán điện tử doc

6 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 358,73 KB

Nội dung

Cuộc đua thanh toán điện tử Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba đang hướng đến thị trường người sử dụng Internet và điện thoại di động đang phát triển rất nhanh với tham vọng trở thành “cánh tay nối dài” của ngân hàng trong thanh toán điện tử. Có thể nói các dịch vụ thanh toán trung gian bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm 2006 nhưng chỉ với hình thức sơ khai. Những cái tên như mTopup, mr/msTopup, vnTopup, mPay, M-Service… nay đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, các nhà cung cấp trong giai đoạn đầu chủ yếu nhắm vào các dịch vụ mã cước trả trước thông qua đầu số hoặc các điểm POS. Trỗi dậy… Đến năm 2008 thì sự trỗi dậy của các cổng thanh toán điện tử như Payoo, VinaPay, Mobivi, PayNet, VnPay… mới thực sự sinh động. Đặc biệt, sau khi Công ty cổ phần Việt Phú (MobiVi) được thí điểm cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì cuộc đua của các nhà cung cấp trở nên quyết liệt. Các công ty đua nhau đẩy mạnh liên kết để thu hút cộng đồng người sử dụng về phía mình. Đằng sau những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đang là những đối tác công nghệ và tài chính vững mạnh, có thể làm “điểm tựa” vững chắc cho cuộc chạy đua dài hơi. Thoạt nhìn, người sử dụng dễ nhầm lẫn giữa cổng dịch vụ thanh toán điện tử với một trang web đơn thuần về mua bá n. Chẳng hạn, Payoo được Saigon Invest đầu tư, và “chung lưng đấu cật” với đối tác chiến lược bảo mật và chứng thực VeriSign; VinaPay được đầu bởi IDG Venture Vietnam, đối tác công nghệ Net và tập đoàn MK; M- Service ra đời từ sự kết hợp giữa Western Telecom, HiPT và tập đoàn Utiba (Úc)… Công nghệ được xem là yếu tố quyết định sự thành công của nhà cung cấp dịch vụ khi thị trường thanh toán trung gian đang còn rất non trẻ và vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Rõ ràng một điều là trong khi chạy đua cung cấp dịch vụ mở rộng mạng liên kết thanh toán, “làm bạn” với các ngân hàng và mạng viễn thông thì các nhà cung cấp cũng đồng thời phát triển dịch vụ trong cộng đồng sử dụng, tăng cường năng lực công nghệ để bảo toàn mạng. Mặt khác, thương mại điện tử còn bước đi rất chậm, mạng lưới kết nối của ngân hàng còn khép kín thì dịch vụ thanh toán trung gian cũng phải “xếp hàng chờ đợi”. Theo bà Trương Thị Tố Linh, Giám đốc tiếp thị và phát triển kinh doanh của VinaPay, các dịch vụ thanh toán điện tử ra đời gắn liền với sự phát triển của thương mại điện tử, chính vì vậy những khó khăn này quan hệ mật thiết với những khó khăn mà ngành thương mại điện tử Việt Nam đang gặp phải. Công cụ “ví điện tử” đang nhắm đến giai đoạn thương mại điện tử trưởng thành, giải quyết được rào cản về thanh toán giữa người tiêu dùng và các đơn vị bán hàng vốn đã tồn tại nhiều năm nay. Dịch vụ thanh toán điện tử phát triển là một điều tất yếu. Ở các nước có tỷ lệ kết nối mạng cao và phương thức thanh toán điện tử hiện đại thì việc phát triển dịch vụ là một quá trình tự nhiên. Mô hình thanh toán điện tử sẽ hoạt động phổ rộng và cùng phát triển với các dịch vụ thanh toán ngân hàng, các bên sẽ tiến vào lĩnh vực hoạt động của nhau và cùng phát triển. Mỗi ngân hàng đều đang chạy đua triển khai công nghệ lõi (corebank) để đa dạng hóa dịch vụ. Nhưng các công cụ trung gian được xem là không thể loại trừ vì chúng giúp mở rộng kênh bán lẻ nhanh chóng hơn. Theo đó, ngân hàng sẽ mở rộng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ thông qua các công cụ kết nối để phát triển mạng lưới phân phối rộng hơn, rút ngắn con đường kết nối của mình và giảm chi phí kinh doanh. Theo một chuyên gia trong ngành, hiện tại đã là quá muộn đối với các nhà thanh toán điện tử Việt Nam, khi mà cộng đồng sử dụng Internet và điện thoại di động đã khá phổ biến. Thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này hiện vẫn còn rất lớn. Điều kiện quan trọng nhất là chưa có tiền lệ về loại hình hoạt động để có thể đưa ra những quy chế hỗ trợ kịp thời. Dịch vụ này cần đầu vốn và công nghệ một cách nghiêm túc, dài hơi và phát triển song song với các mô hình thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng. Vì cũng giống như một mạng điện thoại di động, “ai giành được cộng đồng người đó sẽ thắng,” một nhà doanh nghiệp ví von. Rào cản cho “kẻ thứ ba” Tại cuộc tọa đàm của các nhà lãnh đạo các ngân hàng TPHCM trong khuôn khổ Banking&Securities 2008, các ngân hàng cho biết họ gặp khó khăn khi kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian. Theo ý kiến của đại diện Ngân hàng Á Châu, để thúc đẩy thương mại điện tử và ngân hàng điện tử, cần những hạ tầng cơ bản như chữ ký số, trong khi đó hiện nay ngân hàng chưa được cung cấp chữ ký số. Hiện các công ty cung cấp dịch vụ như thẻ cào, dịch vụ thông qua các đầu số di động, mô hình “ví điện tử” ra đời, cũng chưa có bất kỳ một quy định nào cho biết nếu ngân hàng kết hợp với các công ty này liệu có hợp pháp hay không. Theo ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước, hiện vẫn chưa có một cơ quan chức năng cấp giấy phép sử dụng chữ ký số cho các ngân hàng. Theo Luật Giao dịch điện tử và Nghị định về chữ ký số, có hai loại hình cung cấp chữ ký số: xác thực chữ ký số công cộng dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phổ biến; và chữ ký số chuyên dụng cho các cơ quan đặc thù trong đó có ngân hàng. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng trung tâm xác thực chữ ký số áp dụng trong hệ thống, các ngân hàng thương mại nếu chứng thực các hoạt động liên quan đến Ngân hàng Nhà nước chỉ cần đăng ký sử dụng hệ thống dùng chung. Nếu xây dựng chữ ký số để phục vụ các giao dịch độc lập thì phải qua Bộ Thông tin-Truyền thông, trong khi bộ này hiện đang xây dựng trung tâm chữ ký số công cộng nhưng ngân hàng lại là nơi có nhu cầu trước, khó có thể chờ được. Nghị định 64 trước đây quy định lĩnh vực hoạt động thanh toán bao gồm ngân hàng và các tổ chức thanh toán. Nhưng ngày nay phát sinh những dịch vụ trung gian tham gia vào quy trình thanh toán như BankNet, Payoo, VinaPay, Mobivi, VnPay , vì vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ có quy định để những công ty này tham gia vào. Những doanh nghiệp này dù hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng liên quan đến ngân hàng thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Toàn Thắng thừa nhận sự kết hợp giữa CNTT và dịch vụ ngân hàng đang tạo ra rất nhiều sản phẩm mới trên thị trường làm cho việc quản lý trở nên phức tạp hơn. Nghị định 64 dù có quy định về những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải tín dụng, nhưng vẫn chưa có quy chế, thông hướng dẫn cụ thể. Hiện tại những dịch vụ thanh toán trung gian còn mới và đa dạng nên chưa thể có quy định, chưa xác định được những rủi ro trong quá trình hoạt động, vì thế phải thận trọng và chờ đợi thời gian thử nghiệm. Theo ông Thắng, đây là những dịch vụ còn khá mới tại Việt Nam, cần thời gian theo dõi diễn biến thực tế với nhiều mô hình, nhiều sản phẩm để có quy chế hỗ trợ các công cụ thanh toán gián tiếp. Sau Mobivi được phép thử nghiệm hồi tháng Tám năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa cấp giấy phép cho “ví điện tử” Payoo của VietUnion. Dự kiến một số công ty khác cũng sẽ được phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian để cơ quan chức năng từ thực tế này đưa ra quy chế phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thẩm định năng lực của các doanh nghiệp ở cả hai mặt: năng lực thị trường và công nghệ, đặc biệt về yêu cầu bảo mật. Sự thận trọng sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro trong lĩnh vực vốn nhạy cảm như thanh toán điện tử trung gian, nhưng cũng có thể làm chậm đi quá trình đa dạng hóa dịch vụ thanh toán trên thị trường hiện đang rất cần. . Cuộc đua thanh toán điện tử Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba đang hướng đến thị trường người sử dụng Internet và điện thoại di. mại điện tử Việt Nam đang gặp phải. Công cụ “ví điện tử đang nhắm đến giai đoạn thương mại điện tử trưởng thành, giải quyết được rào cản về thanh toán

Ngày đăng: 20/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w