a) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ tương phản, so sánh. b) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ đối chiếu so sánh. c) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan[r]
Trang 1Tên : Nguyễn Thị Bích Vân
Lớp: ĐHTHB – K4.
Câu 1:
Bài tập gốc: Điền các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ thích hợp:
… nó ốm … nó vẫn đi học
a) Vì - nên
b) Không những – mà còn
c) Mặc dù – nhưng
d) Do – nên
Bài tập mới: Từ những chỗ trống trong câu dưới đây hãy tìm các từ hoặc quan hệ từ thích hợp để điền vào và chỉ ra tác dụng của cặp quan hệ từ trong câu dưới đây:
… nó ốm … nó vẫn đi học
Câu 2:
Bài tập gốc: Chỉ ra tác dụng của cặp quan hệ từ trong câu dưới đây:
Nếu Mai giỏi Toán thì Vân giỏi Văn
a) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ tương phản, so sánh
b) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ đối chiếu so sánh
c) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ đối chiếu tăng tiến
d) Cặp quan hệ từ “nếu – thì” dùng để chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả
Bài tập mới: Dựa vào tác dụng được cho sẵn dưới đây hãy đặt câu có chứa các cặp quan hệ từ thích hợp với tác dụng của nó
a) Đặt câu có cặp quan hệ từ dùng để chỉ quan hệ tương phản
b) Đặt câu có cặp quan hệ từ dùng để chỉ quan hệ tăng tiến
c) Đặt câu có cặp quan hệ từ dùng để chỉ quan hệ đối chiếu so sánh
d) Đặt câu có cặp quan hệ từ dùng để chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả
Câu 3:
Bài tập gốc: Điền dấu thích hợp trong đoạn văn sau:
Cô giáo lên bảng viết câu ghép (:)
Trang 2“Mặc dù tên cướp rất hung hãn (,) nhưng cuối cùng hắn phải đưa tay vào còng số 8”.
- Rồi cô hỏi (:)
- Em nào cho cô biết chủ ngữ trong câu trên ở đâu (?)
- Hùng nhanh nhảu (:)
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ (!).
Bài tập mới: Điền dấu câu thích hợp vào bài ca dao sau:
- Cái cò … cái vạc … cái nông…
Sao mày giẫm lúa nhà ông … hỡi cò…
- Không không … tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi …
Chẳng tin … ông đến mà coi …
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia …