1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bao cao so ket HK I NH 20172018

14 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 32,3 KB

Nội dung

Tuy có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhưng trong thực tế một số cơ sở GDMN thực hiện chưa tốt việc chỉ đạo giáo viên áp dụng đa dạng các hìn[r]

Trang 1

UBND HUYỆN HOÀ BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-PGDĐT Hoà Bình, ngày tháng 01 năm 2018

BÁO CÁO

SƠ KẾT HỌC KỲ I VÀ NHIỆM VỤ HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017-2018

Phần thứ nhất

BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018

Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; căn cứ Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018; căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu; căn cứ Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 01/9/2017 của 02/CT-UBND huyện Hòa Bình về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018; căn cứ Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoà

Bình báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018 như sau:

I Về quy mô trường, lớp, học sinh:

Toàn huyện có 35 trường: 09 trường mầm non, mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở với 550 lớp (MN: 105, TH: 313, THCS: 132), so với cùng kỳ năm học trước không tăng không giảm

Năm học 2017-2018, số học sinh đến trường là 17.600 học sinh (so với cùng kỳ năm học trước tăng 99 học sinh); trong đó, trẻ MN có 3.305 (ít hơn 90 cháu), học sinh TH 9.187 em (nhiều hơn 175 em), học sinh THCS 5.108 em (nhiều hơn 115 em)

Đến cuối học kỳ I năm học 2017-2018, tổng số học sinh còn lại 17.497

em so với đầu năm giảm 103 em; trong đó, học sinh bỏ học 10 em (tỷ lệ 0,06%); chuyển đi 148 em; học sinh chuyển đến 55 em, cụ thể: cấp học Mầm non 3.307 cháu, tăng 02 cháu; học sinh Tiểu học còn 9.164 em, giảm 23 em (bỏ học 01 em,

tỷ lệ 0,01 %; chuyển đi 60 em, chuyển đến 38 em); học sinh THCS còn 5.026

em, giảm 82 em (bỏ học 09 em, tỷ lệ 0,18%; chuyển đi 82 em; chuyển đến 09 em)

II Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

1 Giáo dục Mầm non – Mẫu giáo (MN-MG):

1.1 Thực hiện chương trình:

- Các trường MN-MG đều tổ chức thực hiện chương trình theo đúng quy định, chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; giáo dục hình thành và phát triển

DỰ THẢO

Trang 2

kỹ năng sống phù hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tài nguyên môi trường, biển hải đảo, giáo dục biến đổi khí hậu

- Đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập 03 tổ chuyên môn, hoạt động chuyên môn của các tổ thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn đem lại hiệu quả khá cao, góp phần nâng cao năng lực, tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Trong học kỳ I, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên tham quan mô hình “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong và ngoài lớp học, chỉ đạo các trường học bồi dưỡng thường xuyên đầy đủ

để nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non Ngoài ra, các trường MN-MG đã xây dựng khu vực chơi với cát, với nước cho trẻ hoạt động, làm thêm các đồ chơi ngoài trời, trang bị các đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài lớp nhằm giúp cho trẻ vui chơi phát triển về mọi mặt Môi trường trong lớp, ngoài lớp học được sắp xếp hợp lý, phù hợp với độ tuổi, hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động

1.2 Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, nuôi dưỡng trẻ:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn chỉ đạo việc chăm sóc sức khỏe trẻ và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non cũng như việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu

đồ tăng trưởng Chỉ đạo các trường kết hợp với trạm y tế xã (thị trấn) khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 44 trẻ tỷ lệ 1.32% (giảm 102 trẻ so với đầu năm, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 49 trẻ tỷ lệ 1.47% (giảm 81 trẻ)

- Toàn huyện có 09/09 trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú với 74 nhóm, lớp/2398 trẻ (so với năm học trước số trẻ được ăn bán trú không tăng) Có 09/09 bếp ăn bán trú được Trung tâm Y tế kiểm tra đạt tiêu chuẩn bếp bảo đảm vệ sinh

an toàn thực phẩm

1.3 Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

Năm học 2017-2018, toàn huyện huy động được 3.307 trẻ/105 nhóm, lớp

So với năm học 2016-2017 tăng 03 lớp Số lớp 5 tuổi là 60 lớp, số trẻ 5 tuổi huy động ra lớp đạt 100% (1.998/1.998 trẻ trong địa bàn); so với năm học trước tăng

06 lớp và tăng số lượng trẻ là 269 trẻ

1.4 Phát triển giáo dục Mầm non cho trẻ dân tộc, trẻ khuyết tật:

Toàn huyện có 364 trẻ dân tộc Khmer học ở các lớp Các trường chỉ đạo giáo viên mỗi ngày cung cấp cho trẻ 3 từ mới, rèn đặt câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ Một số trường phân công giáo viên người dân tộc dạy ở điểm

có nhiều trẻ dân tộc để giáo viên có thể vừa nói tiếng dân tộc vừa nói Tiếng Việt

Trang 3

Trong chăm sóc và giáo dục trẻ, tuyệt đối không có sự phân biệt, đối xử với trẻ em nghèo, dân tộc, khuyết tật; tất cả trẻ đều được yêu thương, tôn trọng

và được đối xử công bằng như nhau

1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin:

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu được quan tâm Toàn huyện các Trường MN-MG đều sử dụng phần mềm Kidsmart và Happykids trong hoạt động giảng dạy; 08 trường sử dụng phần mềm Nutrikids trong nuôi dưỡng Hầu hết, giáo viên đã thực hiện soạn giảng bằng vi tính và có trên 96% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Nhìn chung, giáo dục mầm non đã có những chuyến biến rất tích cực về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt, hoạt động chuyên môn các trường dần đi vào nề nếp Tuy có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhưng trong thực tế một số cơ sở GDMN thực hiện chưa tốt việc chỉ đạo giáo viên áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho chương trình GDMN vẫn chưa được trang bị tốt; một số giáo viên thực hiện việc đánh giá trẻ hàng ngày, cuối chủ đề vẫn còn mang tính đối phó, hình thức ;một số trường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn chưa tốt, một số trường có phát triển nhưng còn chậm, chưa theo kịp bước tiến chung của cấp học

2 Giáo dục Tiểu học:

2.1 Thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học:

Các trường đã tự chủ trong việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, bảo đảm tính vừa sức đối với từng đối tượng, phát huy tính chủ động dạy học cá thể hóa, cụ thể:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện việc dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, bài học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định được cụ thể hóa, tự chủ chương trình trong bài soạn và từng tiết dạy trên lớp bảo đảm phù hợp với trình độ của từng nhóm đối tượng học sinh Toàn huyện thực hiện việc dạy học phân hóa với 2 hình thức, bao gồm phân hóa lớp cùng trình độ với 93 lớp/2790 học sinh và phân hóa lớp nhiều trình

độ với 220 lớp/6369 học sinh Toàn huyện có 19/19 trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ ngày, với 7205 em/241 lớp (so năm học trước tăng 12 lớp)

- Năm học này, toàn huyện có 10 trường nhân rộng mô hình trường học mới toàn phần khối lớp 2,3,4,5 với 66 lớp/1996 em (tăng 02 lớp; tăng 52 em); các trường, khối lớp còn lại nhân rộng 100% việc trang trí lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam và khuyến khích áp dụng hình thức tổ chức, phương pháp dạy học

- Việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh, khmer, tin học Lịch sử, Địa lý địa phương, dạy Mỹ thuật phương pháp mới tiếp tục duy trì và phát triển:

Trang 4

Toàn huyện có 16 trường dạy học Tiếng Anh với tổng 152 lớp/ học sinh

4812 em; có 08 trường dạy tin học với 2254em/63 lớp; có 03 trường Tiểu học dạy tiếng Khmer (Hoà Bình A, Hòa Bình C và Vĩnh Hậu A) với 09 lớp với 240

em tham gia học; 100% các trường nghiên cứu tổ chức dạy các bài Lịch sử - Địa

lý địa phương; hầu hết giáo viên nắm vững nội dung, cơ sở và những phương pháp cơ bản để thực hiện dạy học môn Mỹ thuật một cách hợp lý nhằm phát huy tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo của học sinh

- Lớp chất lượng cao toàn huyện có 06 lớp chất lượng cao tại Trường Tiểu học Hòa Bình A Tổng số có: 174 học sinh Chất lượng giáo dục: (hoàn thành

môn Tiếng Việt: đạt 100%; Toán: đạt 100%), môn Toán: điểm 7 trở lên 173/174

(tỷ lệ 99,4%); môn Tiếng Việt điểm 7 trở lên 167/174 (96%)

- Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh (có biểu mẫu đính kèm)

2.2 Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo:

- Ngay từ đầu năm học, các trường đã củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,

bố trí nhân sự: thành lập Hội đồng trường, Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng; phân quyền mạnh mẽ cho Tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn cụm cấp huyện; cải tiến chất lượng sinh hoạt của Tổ chuyên môn theo hướng đi sâu vào giải quyết những vấn đề chuyên môn Tổ chức sinh hoạt nội dung phong phú, thiết thực nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm vận dụng vào thực tế giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

- Xây dựng kế hoạch hoá và văn bản hoá các mặt hoạt động; lấy hiệu quả hoạt động làm thước đo đánh giá công chức, viên chức; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công chức viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Đánh giá đúng thực trạng về những hoạt động và có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Tiếng Việt, Toán góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

2.3 Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ quản

lý, giáo viên trong toàn huyện quán triệt có hiệu quả về quan niệm, cách thức, hình thức đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Nhìn chung, cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo

- Nhiều trường đã tuyên truyền tinh thần Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT giúp cha mẹ học sinh biết và cùng tham gia với nhà trường trong việc theo dõi

và nhận xét, đánh giá học sinh

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh việc chấn chỉnh khâu hồ sơ, sổ sách theo quy định hiện hành nhằm tránh các trường gây áp lực cho giáo viên

Dù rằng giáo dục Tiểu học có bước phát triển khá đồng đều, đạt được các chỉ tiêu cơ bản, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Một vài trường còn biên chế lớp chưa đúng quy định Hoạt động chuyên môn của một số

Trang 5

trường hiệu quả không cao; lãnh đạo và các Tổ trưởng của một số trường còn

nể nang, ngại va chạm, chưa kiên quyết xử lý các vấn đề để xây dựng nề nếp, kỷ cương học đường ngày càng tốt hơn Một số trường có phát triển nhưng còn chậm, chưa theo kịp bước tiến chung của cấp học

3 Giáo dục trung học cơ sở:

3 Giáo dục trung học cơ sở:

3.1 Thực hiện nội dung chương trình; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh:

Các trường đã thực hiện dạy theo phân phối chương trình biên soạn theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu về việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, xây dựng phân phối chương trình giảm tải chi tiết

Việc đổi mới phương pháp dạy học được các trường quan tâm đúng mức Đổi mới phương pháp dạy học thông qua bồi dưỡng giáo viên, dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn

Tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra đánh giá học sinh từ khâu ra đề kiểm tra, hình thức ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm trả bài, vào điểm, tính điểm… đúng theo quy định; bảo đảm đúng thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh Thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo nội dung Thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12/12/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT

3.2 Đổi mới công tác quản lý và thực hiện công tác chuyên môn:

Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều được tập huấn bồi dưỡng các chuyên đề theo quy định chung của ngành Ngoài ra, các trường cũng đã hoàn thành việc bổ sung các thành viên Hội đồng trường; chấp hành nghiêm túc hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” vào đầu năm học Quản lý chặt chẽ quy định về chuyên môn, tài chính của đơn vị Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị

Các trường đã tiến hành sắp xếp lại các Tổ chuyên môn Các thành viên, các bộ phận có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định của ngành; thực hiện phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, chú trọng đến tính kế thừa; tham gia tổ chức và sinh hoạt tổ bộ môn cấp huyện nghiêm túc, có chất lượng; tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các lần sinh hoạt định kỳ như họp tổ, họp hội đồng,

dự giờ, thao giảng, báo cáo chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn cụm Việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên và hoạt động thư viện của từng trường được quan tâm đúng mức Các chuyên đề tốt được triển khai toàn huyện

Các trường tổ chức quản lý chặt chẽ các khâu ôn tập, kiểm tra và biên chế lớp học của học sinh, các quy định về nhiệm vụ của tổ chuyên môn; chú trọng chất lượng giờ lên lớp của giáo viên, hoàn thiện các quy trình trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường Tổ chức ra đề, kiểm tra nghiêm túc; đánh

Trang 6

giá khá chính xác chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh

3.3 Chất lượng học tập của các lớp chất lượng cao:

Tổng số lớp chất lượng cao hiện nay là 06 lớp (02 lớp 9, 01 lớp 8, 01 lớp

7 và 02 lớp 6) Kết quả xếp loại cuối học kỳ I của các lớp này đạt chất lượng khá tốt, cụ thể:

+ Hạnh kiểm: Tốt 196/197 (tỷ lệ 99,49%); Khá 01/197 (tỷ lệ 0,51%); + Học lực: Giỏi 143/197 (tỷ lệ 72,59%); Khá 49/197 (tỷ lệ 24,87%); Trung bình 05/197 (tỷ lệ 2,54%)

3.4 Chất lượng giáo dục diện đại trà:

- Hạnh kiểm:

Tốt: 4336/5.026 (tỷ lệ 86,27%); Khá: 659/5.026 (tỷ lệ 13,11%); Trung bình: 30/5.026 (tỷ lệ 0,60%); Yếu: 01/5.026 (tỷ lệ 0,02%)

- Học lực:

Giỏi: 967/5.026 (tỷ lệ 19,24%); Khá: 1.802/5.026 (tỷ lệ 35,85%); Trung bình: 1950/5.026 (tỷ lệ 38,80%); Yếu: 298/5.026 (tỷ lệ 5,93%); Kém: 09/5.026 (tỷ lệ 0,18%)

Nhìn chung, cấp Trung học cơ sở đã gặt hái được nhiều kết quả tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế như: một số cán bộ quản lý làm việc thiếu kế hoạch khả thi, chưa chủ động trong thực hiện kế hoạch và các hoạt động giáo dục, chưa năng động sáng tạo, còn nể nang trong đánh giá hoạt động dạy và học; một số trường chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới; một số trường có phát triển nhưng còn chậm, chưa theo kịp bước tiến chung của cấp học

4 Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ):

Toàn huyện có 8/8 xã (thị trấn) có trung tâm HTCĐ Các trung tâm HTCĐ phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn cho 100 lớp với 2.135 học viên; tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân 18 lượt với 12.000 người tham gia Các Trung tâm đã phát huy được vai trò của mình trong việc tuyên truyền, tư vấn, đưa tiến bộ KHKT vào đời sống

Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn những tồn tại như: một số thành viên của trung tâm HTCĐ chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của Trung tâm; sự phối hợp giữa một số trường với Trung tâm chưa thật chặt chẽ

5 Công tác phổ cập giáo dục:

Toàn huyện có 8/8 xã (thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2 (đạt tỷ lệ 100%), có 8/8 xã (thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo tiểu học mức độ 3 (đạt tỷ lệ 100%), có 8/8 xã (thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 (đạt tỷ lệ 100%)

Trang 7

Đối chiếu về các điều kiện bảo đảm, tiêu chuẩn tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì huyện Hòa Bình đủ điều kiện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 tại thời điểm tháng 10/2017

Trong năm 2017 toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, nhưng vẫn còn một số hạn chế như: các xã (thị trấn) chưa huy động được học sinh ra lớp phổ cập giáo dục; tiến độ cập nhật phần mềm phổ cập còn chậm so với quy định; tỷ

lệ xóa mù chữ mức độ 2 còn cao.

6 Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:

6.1 Công tác khảo thí:

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đầy đủ các văn bản về công tác khảo thí đến các trường; ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn tổ chức tham gia các kỳ thi trong năm học

Các kỳ thi, hội thi các cấp được chuẩn bị khá chu đáo, tổ chức đúng quy định và đã có tác động tích cực trong việc phát động phong trào thi đua dạy tốt-học tốt Trong tốt-học kỳ I, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các kỳ thi: kiểm tra tuyển sinh các lớp chất lượng cao (lớp 3, lớp 6); thi chọn học sinh giỏi lớp 9

6.2 Kiểm định chất lượng:

Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo đúng các văn bản hiện hành Các trường tiếp tục sắp xếp thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá từng cấp học, đồng thời bổ sung hoàn thiện dần báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục

Tính đến thời điểm cuối học kỳ I năm học 2017-2018, toàn huyện có 15 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (04 trường đạt cấp độ 3, 02 trường đạt cấp độ 2,

05 trường đạt cấp độ 1), trong đó:

- Mầm non: 05 trường (MG Hoa Sen, MG Sơn Ca 3, MG Hoa Mai đạt cấp

độ 1, MN Hoa Hồng đạt cấp độ 2, MG Hoạ Mi đạt cấp độ 3), đạt 62,5%

- Tiểu học: 06 trường (TH Vĩnh Mỹ B1, TH Vĩnh Bình B đạt cấp độ 1, TH Hòa Bình A, TH Vĩnh Bình A, TH Vĩnh Thịnh A, TH Yên Khánh đạt cấp độ 3), đạt 31,58%

- Trung học cơ sở: 04 trường (THCS Đông Hải, THCS Minh Diệu, THCS Vĩnh Hậu đạt cấp độ 1, THCS Hòa Bình đạt cấp độ 2), đạt 57,14%

Trong học kỳ I năm học 2017-2018, các trường có nhiều tiến bộ, nhưng việc lưu trữ hồ sơ chưa khoa học và chưa nắm chắc quy trình cho nên còn lúng túng trong việc làm hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục Còn một số trường chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục; chưa đầu

tư đúng mức về nhân lực và thời gian cho việc thực hiện công tác này Các

Trang 8

trường Tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ cao nhiều (cấp độ 3).Ttuy nhiên, số lượng trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục chưa cao

7 Công tác kiểm tra:

- Kiểm tra chuyên ngành: Kiểm tra chuyên đề 07 trường (03 MN, 03 TH,

01 THCS) với nội dung bao gồm việc thực hiện quy chế chuyên môn, ký duyệt

hồ sơ, quản lý tài sản, tài chính, dạy thêm, học thêm, đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó Hiệu trưởng, phòng chống tham nhũng, dạy học phân hóa, … Kiểm tra việc chuẩn bị khai giảng, việc thực hiện một số công tác trọng tâm đầu năm học 2017-2018 Nhìn chung, các trường thực hiện khá tốt tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo: trong học kỳ I do các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hòa giải nên Phòng GD-ĐT không có nhận đơn khiếu nại tố cáo

Công tác kiểm tra bảo đảm đúng quy định, qua kiểm tra giúp các đơn vị tạo ra sự nỗ lực trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ quản lý trường học còn chưa theo kịp với hoạt động chung của toàn ngành, lưu trữ hồ sơ chưa khoa học

8 Công tác tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và sách- thiết bị:

8.1 Công tác tài chính:

Ngân sách nhà nước năm 2017 đã cấp cho các trường đầy đủ, kịp thời Phòng và trường đã chủ động trong việc sử dụng các nguồn kinh phí Việc thu chi tài chính từng bước được công khai, minh bạch Công tác quản lý và sử dụng tài chính ở các đơn vị có thực hiện các biện pháp tiết kiệm Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ đã góp phần thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao Trong năm 2017, tổng kinh phí xây dựng cơ bản là 4.500.000.000 đồng

8.2 Cơ sở vật chất trường, lớp:

STT Cấp học

Phòng học

Phòng HT; PHT;

GV; VP; phòng họp; y tế; kho lưu trữ;

Bàn ghế học sinh và giáo viên

Chia ra

Chia ra

Bàn ghế học sinh

Bàn ghế giáo viên

2 Tiểu học 319 208 110 1 127 42 82 3 5.561 389

Trang 9

Cộng 513 356 156 1 256 122 128 6 9.935 523 8.3 Công tác thư viện và sách - thiết bị trường học:

Toàn huyện có 26 trường có phòng thư viện Trong đó, có 18 thư viện đạt chuẩn, hiện đang đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận thêm 01 trường Công tác mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học được chú trọng

Nhìn chung, công tác tài chính cơ sở vật chất, thư viện và sách - thiết bị

đã đi vào nề nếp, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc Tuy nhiên, toàn ngành vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định như: nguồn vốn xây dựng cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất của ngành Giáo dục và Đào tạo; thư viện đạt chuẩn còn ít, sách - thiết bị của thư viện chưa được bổ sung đầy đủ Một số trường chưa có biện pháp hay để thực hiện vận động xã hội hoá dẫn đến hiệu quả đạt được chưa như mong đợi.

9 Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

Hàng năm, các trường đều tự đánh giá về mức độ đạt chuẩn quốc gia Nhìn chung, các trường trong huyện đều đạt chuẩn về cán bộ quản lý; đội ngũ giáo viên, nhân viên; chất lượng giáo dục nhưng chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất (thiếu diện tích đất, thiếu rất nhiều phòng chức năng, phòng học, các công trình phụ…) Hiện nay, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện là

16 trường (tỷ lệ 47,06%), cụ thể: Mầm non – Mẫu giáo 05 trường, Tiểu học 07 trường, Trung học cơ sở 04 trường Tuy nhiên, trong công tác hoàn thiện các tiêu chí để đạt chuẩn quốc gia, một số trường còn ỷ lại, trông chờ cấp trên; việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu tầm nhìn chiến lược

10 Công tác xây dựng đội ngũ công chức, viên chức:

10.1 Số liệu đội ngũ công chức, viên chức:

Toàn huyện có 1.049 công chức, viên chức; trong đó:

- Biên chế: 983 người; hợp đồng 66 người

+ Biên chế cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo: 07 người

+ Các đơn vị trực thuộc: 976 người; chia ra:

Mầm non: 166 người (CBQL: 22; giáo viên: 129; nhân viên: 15)

Tiểu học: 513 người (CBQL: 45; giáo viên: 431; nhân viên: 37)

THCS: 297 người (CBQL: 16; giáo viên 257; nhân viên: 24)

- Hợp đồng trong biên chế: 66 người ( 44 giáo viên; 22 nhân viên)

- Tỷ lệ giáo viên/ lớp của các cấp học: Mầm non: 1,59 giáo viên /lớp, Tiểu học: 1,41 giáo viên /lớp, Trung học cơ sở: 2,02 giáo viên /lớp

10.2 Công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ:

- Cán bộ quản lý:

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Trang 10

Đại học 22 100 40 88,88 16 100

- Giáo viên:

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Tổng cộng 151 100.0 443 100.0 267 100.0

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác đổi mới quản lý giáo dục, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở các cấp học gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, củng cố, kiện toàn đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục theo các cấp học nhằm xây dựng, phát triển và củng cố đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên đáp ứng về số lượng lẫn chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

10.3 Tình hình phát triển Đảng viên:

Công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên rất tốt Số lượng đảng viên tăng nhanh và chất lượng đảng viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Tính đến tháng 12/2017, toàn ngành có 548 Đảng viên (tỷ lệ 52,24%)

10.4 Tư tưởng đội ngũ công chức, viên chức:

Toàn thể đội ngũ công chức, viên chức của ngành đều được học tập, quán triệt các văn bản của Đảng, của Nhà nước, của ngành theo quy định Đa phần cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên yên tâm, nhiệt huyết, gắn bó với nghề nghiệp

Nhìn chung, cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các cấp học trong huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy; tổ chức bộ máy ngày càng ổn định, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước được nâng cao Song, khoảng 10% đội ngũ giáo viên ở các cấp học chưa được trang bị kiến thức tin học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, số lượng giáo viên mầm non còn thiếu đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức bán trú

và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; một số ít trường có biểu hiện mất đoàn kết nhưng chậm được khắc phục Một số cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu chưa kỹ lưỡng các văn bản, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc chưa khoa học, phát ngôn thiếu chuẩn mực, chậm đổi mới…

11 Huy động các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo:

Đầu năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình và các trường trực thuộc đã vận động các lực lượng xã hội giúp đỡ học sinh nghèo, tu sửa, xây dựng trường lớp với số tiền là 1.011.791.000 đồng

Ngày đăng: 22/11/2021, 08:53

w