1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

HOÁ HỌC 8 ÔN TẬP CHƯƠNG I HK1

12 41 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 50,54 KB

Nội dung

Bài 1: Hãy chỉ ra những từ hoặc cụm từ nào chỉ vật thể, từ hoặc cụm từ nào chỉ chất: a) Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa. b) Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic… c) Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác. d) Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, axit amin. e) Với những bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng, hoặc thậm chí là bạch kim. f) Khi ăn một trái cam, cơ thể được bổ sung nước với các chất bổ dưỡng như vitamin C, đường glucozo cùng với chất xơ. g) Rất nhiều thiết bị điện như tivi, máy tính, thảm điện, thường chứa Bromine (chất chống cháy). h) Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường. i) Ly làm bằng thủy tinh dễ vỡ hơn ly nhựa. Bài 2: Hãy phân loại các vật thể dưới đây thuộc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo? Con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giày dép, sông hồ, cày, cuốc, cơ thể người, các con vật, ôtô.

Trang 1

~ ÔN TẬP CHƯƠNG I ~Bài 2: CHẤT

Dạng 1 : Phân biệt chất – vật thể* Định nghĩa:

- Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung quanh ta và trong không gian.- Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể.

Chẳng hạn nói: cửa sắt thì cửa là vật thể, sắt là chất.Ví dụ:

Dây điện được làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo Bàn được làm bằng gỗ

(thành phần chính là xenlulozơ) Bình đựng nước được làm bằng thủy tinh Lốp xe được làm bằng cao su.

- Những từ chỉ vật thể gồm: Dây điện, bàn, bình, lốp xe.

- Những từ chỉ chất gồm: đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nước, thủy tinh, cao su.

Bài 1: Hãy chỉ ra những từ hoặc cụm từ nào chỉ vật thể, từ hoặc cụm từ nào chỉ chất:

a) Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.b) Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic…

c) Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác.

d) Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, axit amin.e) Với những bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng, hoặc thậm chí là bạch kim.

f) Khi ăn một trái cam, cơ thể được bổ sung nước với các chất bổ dưỡng như vitamin C,

đường glucozo cùng với chất xơ.

g) Rất nhiều thiết bị điện như tivi, máy tính, thảm điện, thường chứa Bromine (chất chống

h) Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường.i) Ly làm bằng thủy tinh dễ vỡ hơn ly nhựa.

Bài 2: Hãy phân loại các vật thể dưới đây thuộc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo?

Con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giày dép, sông hồ, cày, cuốc, cơ thể người, các con vật, ôtô.

Trang 2

Bài 3: Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Động vật, cây cỏ, sông, hồ là những ……… Cây viết, bàn học,

vở, máy bay, xe tăng, xe honda, xe đạp là những ………

b) Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quả chanh, quặng apatit, khí quyển, đại dương là những ……….; còn tinh bột, glucozo, axit xitric, nước, đường, xenlulozo, chất dẻo, protein được gọi là ………

Dạng 2 : Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp* Định nghĩa:- Hỗn hợp gồm nhiều chất, tính chất thay đổi.- Chất tinh khiết chỉ có 1 chất, tinh chất nhất định.* Ví dụ:Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn hợp.Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường.Dạng 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp* Các PP tách chất thông dụng dựa vào tính chất vật lý:- PP gạn, lắng, lọc: tách chất rắn không tan trong chất lỏng.- PP bay hơi: chất lỏng kết tinh (t0 sôi của các chất khác nhau).- PP chưng cất: các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.- PP chiết: các chất lỏng không tan vào nhau.Bài 1: Trình bày phương pháp:a) Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.b) Tách dầu ăn có lẫn nước.……….

Bài 2: Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:

a) Dầu hoả, nước.

b) Rượu, nước (biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C).c) Muối, cát, nước.

d) Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng.

Trang 3

e) Tách riêng đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột.

g) Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic Biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong.

Trang 4

BÀI 4: NGUYÊN TỬ

Dạng: Tính số hạt của nguyên tử* Cấu tạo nguyên tử:

- Hạt nhân: hạt proton (p) và hạt nơtron (n).- Vỏ: hạt electron.

Trong 1 nguyên tử, số p = số e  Nguyên tử trung hoà về điện

* Cách giải:

- Nguyên tử có điện tích hạt nhân là X+: p = e = X

- Nguyên tử có tổng số hạt mang điện là X: p + e + n = X  2p + n = X- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là X: p + e – n = X  2p – n = X

- Số khối: A = p + n

Bài 1: Nguyên tử Z có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không

mang điện là 16 Tính số hạt từng loại.ĐS: p = e = 17; n = 18

Bài 2: Nguyên tử A có tổng số hạt là 28 Số hạt không mang điện chiếm 35,7% Hãy tính

số p, n , e.

ĐS: p = e = 9; n = 10

Bài 3: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+ Trong nguyên tử, số hạt mang điện

nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.ĐS: A = 56

Bài 4: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn

số hạt không mang điện là 10 Xác định cấu tạo nguyên tử Dò sgk/42, M là nguyên tố nào?ĐS: p = e =11; n = 12; M là Na.

BÀI 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Dạng 1 : Xác định tên nguyên tố dựa vào nguyên tử khối

Ví dụ: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi Xác định

tên và KHHH của nguyên tố X.Giải:

Trang 5

Bài 2: Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B.

Bài 3: Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần Xác định tên và KHHH của X

Bài 4: Một nguyên tử Y nhẹ và có khối lượng chỉ bằng 0,3 lần khối lượng nguyên tử

canxi Xác định tên và KHHH của Y.

Bài 5: Một nguyên tử D nhẹ hơn nguyên tử sắt 4 lần Xác định tên và KHHH của D.

Bài 6: Biết rằng 2 nguyên tử X nặng bằng 1 nguyên tử silic Xác định tên và KHHH của X

Dạng 2 : Tính khối lượng thực của các nguyên tử

1 đơn vị cacbon (đvC) = 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.1 đvC = 121 x 1,9926.10-23 = 1,6605.10-24 (g)

Ví dụ: Tính khối lượng thực của nguyên tử: magie, natri, photpho.

Dạng 3 : So sánh sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử

* Ví dụ : So sánh khối lượng nguyên tử A nặng hay nhẹ hơn nguyên tử B bao nhiêu lần.* Phương pháp:

- Lập tỉ lệ AB = x.

- So sánh kết quả của x với 1.

+ x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần + x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần + x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B.

Trang 6

Bài 1: So sánh khối lượng nguyên tử canxi nặng hay nhẹ hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần?

BÀI 6: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT, PHÂN TỬ

Dạng 1: Phân biệt đơn chất và hợp chất – hỗn hợp

* Nhớ lại kiến thức:

- Đơn chất tạo nên từ 1 nguyên tố.

- Hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.

- Hỗn hợp gồm từ hai chất trở lên (2 chất này có thể là đơn chất hoặc hợp chất).

* Ví dụ:

- Đồng (Cu): là đơn chất vì tạo nên từ 1 nguyên tố Cu.

- Đường saccarozơ (C12H22O11): là hợp chất vì tạo nên từ 3 nguyên tố C, H, O.- Nước muối là hỗn hợp gồm 2 chất: nước, muối.

+ Nước (H2O): là hợp chất vì tạo nên từ 2 nguyên tố H và O + Muối ăn (NaCl): là hợp chất vì tạo nên từ 2 nguyên tố Na và Cl.

Bài 1: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hidro, oxi tạo nên.c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.h) Than chì tạo nên từ C.

i) Vàng trắng tạo nên từ Pt.

j) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

Trang 7

Bài 2: Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp:

Than chì (C), muối ăn, khí ozon (O3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO3)

Bài 3: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: Silic, than, vôi sống,

vôi tôi, kali, khí nitơ, muối ăn, nước.

Dạng 2: Tính phân tử khốiVí dụ:

- Tính PTK của natri sunfat gồm (2Na, 1S, 4O) PTK = 23 x 2 + 32 + 4 x 16 = 142

Trang 8

Dạng 3: Tìm tên nguyên tố X, KHHH khi biết PTK

Ví dụ: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử

Vậy, X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.

Bài 1: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi

và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần a/ Tính phân tử khối hợp chất.

b/ Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và KHHH

………

Trang 9

BÀI 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC

Dạng 1: Viết công thức hóa học (CTHH)Ví dụ:

- CTHH của lưu huỳnh: S- CTHH của kẽm: Zn

(Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho).

Bài 1: Viết CTHH của:

a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O)b) Khí gas (gồm 3C; 8H)

c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)

Bài 2: Viết CTHH của các chất sau Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.

a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.c) Kali.

d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H).e) Khí clo.

f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O).g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O).

h) Silic.

i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O).j) Khí nitơ.

k) Than (chứa cacbon).

Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:

a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O)

……… b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O)

……… c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N)

……… d) Cát (1Si, 2O)

Dạng 2: Ý nghĩa công thức hóa học (CTHH)* Phương pháp:

CTHH cho ta biết 3 ý:

Trang 10

- Nguyên tố tạo nên chất.

- Số nguyên tử thuộc mỗi nguyên tố tạo nên chất.- PTK của chất.

* Ví dụ: CTHH của nhôm sunfat Al2(SO4)3 cho biết:- Nhôm sunfat tạo nên từ 3 nguyên tố Al, S, O.

- Có 2 nguyên tử Al, 3 nguyên tử S, 12 nguyên tử O trong 1 phân tử nhôm sunfat.- PTK = 2 27 + 3 32 + 12 16 = 342.

*Bài tập: Cho biết ý nghĩa của các CTHH sau: Al2O3, N2, KClO3, Zn(NO3)2

- 3H2O: 3 phân tử H2O.- Năm nguyên tử đồng: 5Cu- Bốn phân tử khí hidro: 4 H2

- Năm phân tử Kali sunfat (2K, 1S, 4O): 5 K2SO4

Bài 1: Diễn đạt các cách viết sau:

a) 4Al

b) 2Al(OH)3

c) 3O2

d) 12C6H12O6

Trang 11

Bài 2: Dùng chữ số và CTHH diễn đạt những ý sau:

a) Ba phân tử Nitơ.b) Năm nguyên tử sắt.

c) Hai phân tử khí cacbonic (1C, 2O).d) Bảy phân tử Natri nitrat (1Na, 1N, 3O).e) Chín phân tử axetilen (2C, 2H).

f) Ba phân tử axit sunfuric (2H, 1S, 4O).

Bài 3: Phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng:

a) Đơn chất: O2, cl2, Cu2, P2, FE, CA, pb, N.b) Hợp chất: NACl, hgO, CUSO4, H2O.

Bài 4: Phân biệt cách viết sau:

- Dạng 1:Tính hoá trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tố) chưa biết

Bài 1: Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau, biết O (II) và H (I).

a) Na2O g) P2O5

b) SO2 h) Al2O3

c) SO3 i) Cu2Od) N2O5 j) Fe2O3

e) H2S k) SiO2

f) PH3 l) FeO

Bài 2: Tính hoá trị của sắt trong các hợp chất sau: FeO ; Fe2O3 ; Fe(OH)3 ; FeCl2

Bài 3: Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau với oxi, biết O có hoá trị II.

CaO SO3 Fe2O3 CuO Cr2O3

MnO2 Na2O HgO NO2 FeOPbO2 MgO NO ZnO PbOBaO Al2O3 N2O CO K2OLi2O N2O3 Hg2O P2O3 Mn2O7 SnO2 Cl2O7 SiO2 K2O MgO

Trang 12

- Dạng 2: Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị

Bài 1: Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây:

a) N (III) b) C (IV) c) S (II) d) ClChú ý: câu a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C.

câu c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl.

Bài 2: Lập CTHH cho các hợp chất:

a Cu và Cl b Al và NO3 c Al và PO4

d NH4 (I) và SO4 e Mg và OH (I) g Fe (III) và SO4

Bài 3: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi:

Al và PO4 Na và SO4 Fe (II) và Cl K và SO3 Na và Cl Na và PO4 Mg và CO3 Hg (II) và NO3 Zn và Br Ba và HCO3(I) K và H2PO4 (I) Na và HSO4 (I)

Bài 4:

3) Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH Cho biết ý nghĩa CTHH trên.

Bài 5: Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây:

a) K (I) b) Hg (II) c) Al (III) d) Fe (II)

Bài 6: Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

Bài 2: Hãy cho biết trong số các công thức sau, công thức nào viết sai? Sửa lại cho đúng:

MgO; NaO; Ca3PO4; H2SO4; Ba2(PO4)3.

Bài 3: Theo hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 Hãy chọn CTHH đúng trong số các công thức hóa học sau: Fe(OH)2; Fe(NO3)3; Fe2(SO4)3; FePO4

Ngày đăng: 22/11/2021, 02:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w