A. MỞ ĐẦUQuyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật mỗi quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 v.v… và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội của toàn nhân loại. Tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới căn bản, quan trọng cả về cơ cấu, bố cục, cách viết và nội dung. So sánh, đối chiếu với các bản Hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992, chúng ta càng thấy rõ đều đó.Chính vì điều đó, quyền con người, quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội và quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp. Chính vì lý do đó em lựa chọn chuyên đề: “Thực trạng lý luận về quyền con người và quyền công dân ở nước ta” làm bài thu hoạch cho môn học Lý luận và pháp luật về Quyền con người.