1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Thời gian Bác Hồ ở ngôi nhà người thợ điện và một số thông tin về ngôi nhà này ? pptx

7 994 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Thời gian Bác Hồ ngôi nhà người thợ điện một số thông tin về ngôi nhà này ? Trả lời: Tháng 12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Khu Phủ Chủ tịch. Người không toà nhà Toàn quyền Đông Dương cũ mà ngôi nhà mà trước đây người thợ điện phục vụ Toàn quyền ở, gọi là nhà 54. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 19/12/1954 đến ngày 17/5/1958 thì chuyển sang ngôi nhà sàn, nhưng hàng ngày Bác vẫn về nhà 54 tắm rửa, ăn cơm, tiếp khách… Trong ngôi nhà 54: Tại phòng ngủ có chiếc tủ Bác đựng tư trang. Trong phòng tắm còn lưu lại một kỷ vật là chiếc hộp nhựa có miềng xà phòng Bác Hồ dùng dở được đặt trên những viên sỏi nhỏ để không bị ướt, dùng được lâu. Bác tiết kiệm xà phòng - vì như Bác nói : "Để các cháu gái rẻo cao có xà phòng dùng". Trong phòng ăn, trên bàn hiện còn một bộ đồ ăn mà Bác dùng khi còn sống. Ngôi nhà 54 là một hiện vật trong tổng thể Khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo Tiến sĩ Trần Viết Hoà Cổ nhân coi việc trồng cây trước thềm nhà vô cùng quan trọng. Mỗi cây đều mang một nội dung ý nghĩa hoặc một biểu tượng sinh động, thể hiện phẩm chất, tư cách, phong độ hoài bão của chủ nhân. Người ta quan niệm cây cũng có linh hồn, biết cảm xúc. Cây trước nhà mà chết khô là điềm bất thường. Trong gia đình có người qui hoá, cây cũng buồn rầu ủ rũ. Bởi thế, người ta đeo khăn tang cho cây. Khi ta về thăm Lăng Bác, hai mé trước lăng có cây phượng vĩ, cây đại hàng cây vạn tuế, mấy ai nghĩ nhưng cây ấy hàm nghĩa: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” chữ ghi trên trán lăng đọc tiếp: “Vĩ Đại Vạn Tuế” Khóm tre đằng Ngà mang một nội dung phong phú, trên ngay lối đi vào lăng Bác. Tre của Thánh Gióng đã từng đập tan quân giặc ân, thể hiện lòng yêu nước, ý chí chống xâm lăng của dân tộc ta, ngay từ buổi đầu vua Hùng dựng nước. - “Tre ấm bới” tượng trưng sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta. Tre thể hiện khí tiết người quân tử, vươn thẳng từng đốt một, mặc dù cả cây tre có lúc bị gió lay nghiêng ngả. - “Tre già măng mọc” hứa hẹn sẽ kế tiếp bước đi của Bác. Sọc xanh nổi rõ trên cật tre vàng, biểu trưng của sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, muôn người như một. - Tre là cuốn sử xanh, ghi lại việc quá khứ, chép rõ việc hiện tại, lưu lại việc mai sau. Xưa, nhà giầu cũng như nhà nghèo, đều trồng những dãy cau trước thềm. Thân cau mọc thẳng tắp, mỗi đốt như đếm tháng năm, lá xoè ra như cái ô, cái tán, cái lọng Tiến sĩ. Cau có tên chữ rất đẹp: “Tân Lang”, có nghĩa “chàng rể mới” thẳng thắn như thân cau, thành danh như tán cau, đông con như quả cau. Tân là Mới, là khách, là rực rỡ, là hưng thịnh. Quả cau dùng trong ứng xử “miếng trầu là đầu câu chuyện”; dùng trong nghi lễ dù lớn hay nhỏ. Hoa cau thoang thoảng hương quế. Nhà Nho trồng trước thềm loại cây tứ quý “mai, lan, cúc, trúc”. Mai tượng trưng sự trong sạch; Lan tượng trưng sự rộng rãi; Cúc tượng trưng lòng mến khách; Trúc tượng trưng sự ngay thẳng. Đôi khi nhà Nho thay lan bằng thông, gọi là “Tùng, cúc, trúc, mai”. Tùng tượng trưng cho ý chí kiên cường bất khuất, hưởng thọ vô cương. Người ta trồng sen trong ao trước nhà. Không ai trồng cây súng, vì “súng” là chiến tranh “đen như củ súng”. Cây sen đã được trọn vẹn cả một bài ca dao ngợi khen về sắc đẹp, về hương thơm, về phẩm chất cao quý. Bên bờ ao, người ta trồng cây sung. Bởi “sung túc” là đầy đủ, hơn nữa “lòng vả cũng như lòng sung”, hiểu được tâm sự của nhau, thông cảm với nhau. Hàng loạt cây có tên hay đều được trồng trước thềm như Hải đường có nghĩa “nhà rộng mênh mông”; Tường vi có nghĩa “chung quanh đều là sự tốt lành”; lộc vừng có nghĩa “tài lộc nhiều vô kể”; quế hoè có nghĩa “con cháu đều hiển vinh, có ích”. Cổ nhân không trồng cây Si trước nhà, mà trồng Sanh. “Si” là mê muội, còn “Sanh” là nẩy nở, phát triển. Cổ nhân không trồng Ngâu trước thềm nhà, mà trồng cây Nguyệt Quế. Ngâu là biểu tượng của sự chia ly, còn Nguyệt Quế là “cung Quảng ả Hằng”, nhà có con gái trinh bạch. Cây đa được trồng vào chậu cảnh, dồn nghìn năm cổ thụ lại trăm năm trước thềm nhà, tượng trưng cho “đa phúc, đa lộc, đa thọ”. Nếu để cây đa phát triển tự do, thì người ta trồng ngoài đền, ngoài đình, bên chùa, bên miếu, cạnh giếng nước, bến đò. Không ai trồng cây đề trong nhà, vì “thần cây đa, ma cây đề”, cũng không ai trồng cây vông tư gia, tư thất. Cây vông tượng trưng cho kẻ tiểu nhân. “Tuổi tác càng già, càng xốp xáp Ruột gan không có, có gai chông” (Nguyễn Công Trứ) Vông chuyên dùng làm vật liệu trong tang lễ, làm gậy chống cho các hiếu tử “Cha trúc, mẹ vông Cha đến hông, mẹ đến rốn”. Không có vông thì dùng cành Xoan thay thế. Cây xoan “được phép” mọc trước nhà. Vì Xoan là Xuân “trẻ mãi không già”, loại cây cho gỗ thông dụng ở nông thôn, cứ mùa xuân là đơm lộc nẩy chồi tươi tốt. Các loại xương rồng đều có tên chữ rất đẹp: “Xương Long”, nghĩa là thịnh vượng, phát đạt. Mặc dầu xương rồng có nhiều gai, người ta vẫn trồng làm cảnh trước nhà. Gai góc của xương rồng có tác dụng xua đuổi ma quỷ, giữ yên lành cuộc sống. Cây dâu cho lá tằm ăn, tên chữ là “Tang”, cây dâu rừng cho gỗ, xẻ làm đồ dùng, gọi là cây “Tử”. Hai cái tên “chết chóc” như thế, sao dám trồng trước nhà? Lại có cây tên là “Mít” nghĩa là ngu dốt, “ổi” nghĩa là ương bướng, “Tiêu” hoặc “Chuối” nghĩa là mất tăm, ngã trượt, “đu đủ” nghĩa là chưa đủ, còn túng thiếu, người ta chỉ trồng chúng sau nhà hoặc ngoài vườn. Cây bỏng có thể chữa chỗ bị thương phỏng vì lửa hoặc nước sôi trên da, lại bị đổi tên là “sống đời” để được đứng trước tiền sảnh. Những loại cây mang tên đẹp như Hồng là vận đỏ, là to lớn, như đào là xuân sắc, trẻ trung, như Liễu là thướt tha, yêu kiều, như Trà Mi là thanh khiết, cao quý, đều có thể trồng trước hiên nhà. Mỗi tháng, trước hiên nhà, đều có một loại hoa báo thời tiết: - Tháng Giêng Hoa Mai lạnh lẽo nở, tháng hai Hoa Mận rộ đầy cành. - Tháng ba Hoa Đào long lanh nước, tháng tư Tường Vi kín giậu thưa. - Tháng năm Hoa Lựu đỏ như lửa, tháng sáu Hoa Sen khắp hồ ao - Tháng bẩy Móng Nước hoa lạ kỳ, tháng tám Quế hoa loang mặt đất - Tháng chín Hoa Cúc lại rộ ra, tháng mười Phù Dung đem xuân tới. - Tháng mười một Thuỷ Tiên phá lạnh nở, mười hai Mai Vàng báo xuân về. - Việt Nam, hoa mai nở tháng giêng. Nhưng vì hoa mai sắc trắng, người ta ngại dùng cắm lọ đón xuân, mà bắt Đào thay thế, không để đợi tháng ba. Đào Non càng đẹp, kinh thi đã ca ngợi: “Đào chi yêu yêu Diệp kỳ trăn trăn”. ít lâu nay, một số người chuộng hình thức, chuộng thu lợi, không chú ý đến tên cây. - Quất hoặc Quật là dùng roi hoặc võ lực để đánh người. - Nhót là Nhẩy, cuốn xéo cho nhanh, Táo là đường tiêu hoá có vấn đề. - Quéo, Muỗm được dùng trong thành ngữ “văng quéo văng muỗm” là lời nói tục tĩu khi cáu giận, là hình tượng của một bộ phận cơ thể. Trồng những cây này trước nhà, có thể vì tên gọi, chúng khiến tâm hồn tình cảm ta không thoải mái. Các loại cây như nhãn, vải đến mùa hoa thì đầy ruồi nhặng “điều ong tiếng ve”, đến mùa quả chín thì “dơi chuột” kéo đến, cho nên không trồng chúng trước cửa nhà. Cây bưởi tầm vóc trung bình, lá hình chữ “Tâm”, hoa trắng tinh khiết, quả tròn “viên mãn”, hoàn chỉnh, dùng bày trong mâm ngũ quả, như hạt ngọc trong bàn tay phật, tượng trưng bằng nải chuối xanh. Hương hoa bưởi dịu dàng, được cài hoặc gội trên mái tóc thiếu nữ, được ướp trong bột sắn dây, cốc thạch giải khát, quyến rũ ấn tượng vô cùng. Vậy khi trồng cây trước nhà, bạn hãy xem tên tuổi của chúng, đừng nên thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau mà không có chủ kiến. c Hồ: Bài học về sự giản dị, tiết kiệm Cách đây 50 năm (Tháng 5/1958), thể theo nguyện vọng của Bác Hồ, cán bộ, chiến sĩ phục vụ đã dựng ngôi nhà sàn hai gian bên bờ hồ dưới tán cây trong vườn Phủ Chủ tịch để làm nơi Bácở. Ngôi nhà sàn giản dị, xinh xắn được khánh thành nhân kỷ niệm sinh nhật Bác. Anh em trong đội phục vụ ai cũng hết sức vui mừng, phấn khởi vì đây là món quà vô giá, với ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm mừng ngày sinh của Người. Sau chuyến đi thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn bên kia ao để làm việc cho thoáng. Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, anh em trong đội phục vụ bắt tay thi công ngôi nhà này. Công việc thiết kế, tính toán cụ thể được giao cho ông Nguyễn Văn Ninh, kiến trúc sư, Cục trưởng Cục thiết kế dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty Tư vấn xây dựng thuộc Bộ Xây dựng). Ông Ninh là một trong tám người của nước ta học kiến trúc khoá đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông đã từng thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Trung ương Đảng, Chính phủ trở về Thủ đô Hà Nội tháng 1-1955. Trước lúc bắt tay vào việc, Bác đã căn dặn ông Ninh rất cụ thể, tỷ mỷ. Người nói: Ngôi nhà sàn này cũng làm giống như những ngôi nhà sàn Bác đã chiến khu Việt Bắc. Tầng trên có hai phòng nhỏ, xung quanh cần có hành lang để các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác tiện cho các đồng chí phục vụ đi lại. Tận dụng vách ngăn hai phòng làm giá sách nhỏ vừa tiết kiệm vừa tiện sử dụng. Bác dặn đi, dặn lại: Nhà làm bằng gỗ bình thường, loại gỗ làm tà vẹt đường sắt trường học. Bên dưới xây bệ xi măng thấp, trên có lát ván tạo thành những hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi thăm Bác có đủ chỗ ngồi. Sau khi được Bác tham gia góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành tổ chức thi công. Sợ việc làm nhà gây ồn áo, bụi bặm ảnh hưởng tới sức khoẻ công việc của Bác, nên các đồng chí đã chọn đúng đợt Bác đi công tác mới tổ chức khởi công. Đội thi công gồm ba mươi cán bộ, chiến sĩ công binh khẩn trương được triệu tập. Ai nấy đều thấy rõ vinh dự, tự hào được làm nhà cho Bác Hồ nên đều cố gắng hết sức mình, sao cho nhà Bác vừa đẹp, vừa chắc chắn phải xong trước ngày Bác đi công tác về. Một đợt thi đua rất tự giác, không cần tổ chức phát động. Chỉ trong thời gian ngắn ngôi nhà sàn của Bác Hồ đã hoàn thành, mọi việc tất thảy đâu vào đấy. Ngôi nhà được thiết kế hai tầng theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc dài 10,5 m, rộng 6,2 m. Tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng làm việc, còn một phòng để nghỉ. Tầng dưới là nơi Bác dùng để làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị, nơi tiếp khách thân mật…. Hôm Bác đi công tác về nhìn ngôi nhà sàn hai gian thoáng đãng, tầng dưới để thoáng rộng, tầng trên có hai gian, xung quanh là hành lang rộng có mành che. Mọi người ai cũng mừng nhưng rất hồi hộp, không biết ngôi nhà có hợp với ý Bác không? Ai cũng mong được nghe ý kiến trực tiếp của Bác. Như đoán được ý nghĩ của mọi người, Bác tổ chức một buổi gặp mặt tất cả số anh em tham gia công việc ngay tại tầng dưới của ngôi nhà sàn vừa mới dựng, có đủ cả chè nước, bánh kẹo. Anh em khi ấy gọi vui đây là bữa tiệc “tân gia” mừng nhà mới của Bác. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh kể rằng: Không khí của buổi liên hoan bữa ấy đầm ấm lạ thường, Bác giục mọi người ăn kẹo, uống nước, Bác khen: - Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian. Nhưng còn một khuyết điểm, các chú có biết khuyết điểm gì không? Mọi người nhìn nhau lo lắng, ông Nguyễn Văn Ninh vội đứng dậy đáp: - Thưa Bác, so với ý Bác dặn thì có tốn kém hơn đôi chút ạ. - Chú nói đúng, Bác cười rồi nói với mọi người: - Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác thế này là quá tốt rồi, các chú không phải lo cho Bác. Bài học về sự giản dị, tiết kiệm của Bác hôm ấy làm cho mọi người ai cũng xúc động với tấm lòng kính yêu vô hạn tới Bác kính yêu. Ngày 18-5-1958, một ngày trước sinh nhật của Người, Bác đã dọn về làm việc tại ngôi nhà sàn này. Nhà sàn Bác Hồ đã trở thành món quà sinh nhật vô giá, ý nghĩa thật giản dị, nhưng lớn lao. Ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa Thủ đô là nơi Bác kính yêu của chúng ta sống làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nhà sàn Bác Hồ không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mạng đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Nhà sàn Bác Hồmột di tích đặc biệt, quan trọng trong quần thể di tích Phủ Chủ tịch. Từ khi Bác qua đời, nơi đây đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong ngoài nước tới tham quan, trong số đó có nhiều đoàn khách cấp cao, là nguyên thủ quốc gia cùng hàng trăm nước các tổ chức quốc tế. Lăng Bác là chốn rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam. Trong quần thể kiến trúc ấy, đường xoài là một góc ảnh khá thú vị. Qua khu nhà ăn của Bác chúng ta sẽ đi tới nhà sàn Bác Hồ. Trước khi vào nhà sàn ta sẽ đi qua khu đường xoài. Sở dĩ gọi là đường xoài vì hai bên đường trồng hai hàng cây xoài xanh bóng. Đường xoài là nơi Bác đón tiếp đàm đạo với các vị khách quốc tế cũng là nơi Bác đi bộ buổi sáng tập Thái Cực Quyền. Đường xoài đã từng đi vào thơ Tố Hữu “Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”, gợi trong lòng người đọc cảm giác thật mát dịu yên lành. Nhưng khi chứng kiến tận mắt khung cảnh con đường này, mới thấy nó không hoàn hảo như trong tưởng tượng. Giá như thay đổi được thực sự một số chi tiết trong khung cảnh này thì thật đáng yêu gây được cảm tình với người vào thăm lăng. . Thời gian Bác Hồ ở ngôi nhà người thợ điện và một số thông tin về ngôi nhà này ? Trả lời: Tháng 12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Khu Phủ Chủ tịch. Người. hạn tới Bác kính yêu. Ngày 18-5-1958, một ngày trước sinh nhật của Người, Bác đã dọn về ở và làm việc tại ngôi nhà sàn này. Nhà sàn Bác Hồ đã trở thành

Ngày đăng: 20/01/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w