1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Nhân cách, nhân phẩm, kinh tế, kinh doanh docx

5 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 177,89 KB

Nội dung

Nhân cách, nhân phẩm, kinh tế, kinh doanh Cách vận hành kinh tế và kinh doanh ở ta có vẻ tụt hậu khá nhiều so với các trào lưu tiên tiến hiện đại trên thế giới lẫn so với chí nguyện ngàn xưa của tổ tiên. Lý do cơ bản là tố chất nhân luân ngày càng mờ nhạt, chỉ còn lại những toan tính lạnh lùng vô cảm, vừa ngắn hạn vừa cục bộ… Nếu không quan tâm đến môi trường sống, công luận và các định chế cộng đồng, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển trường tồn Kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, với các tiêu chí “doanh nghiệp nào biết chăm sóc con người và môi sinh thì doanh nghiệp ấy thắng” (trọn ý từ “Who Cares Win”) và “muốn được tiếng hay thì hãy làm điều tốt việc thiện” (đúng ý từ “Do Well By Doing Good”) đề cao trong chiều hướng thuộc “Tư bản tận tâm” (Compassionate Capitalism) và “Tư bản chu đáo” (Caring Capitalism), nhiều trường phái mới trong ngành chiêu thị - tiếp thị - nghiên cứu thị trường đã ra đời: từ “Marketing liên quan đến chính nghĩa” (Cause Related Marketing) đến “Marketing vì chính nghĩa xã hội” (Social Cause Marketing) và “Marketing trên nền tảng sứ mệnh” (Mission-Based Marketing), tất cả đều được triển khai với mục đích mong muốn được thị trường và xã hội nhìn nhận doanh nghiệp như một “thực thể có nhân tính”, nghĩa là không chỉ hoạt động duy nhất vì lợi nhuận mà cơ bản còn vì động lực “thế thái nhân tình” (“Bosom Company/Noble Hearted Company”). Sự phổ quát các sự kiện trên ở các thị trường Âu Mỹ đã minh chứng rất rõ là “4P cổ điển” (gồm Product-sản phẩm dịch vụ; Price-giá; Place-hệ thống cung ứng, Promotion-xúc tiến thương mại) của ngành “marketing truyền thống” cần phải được bổ sung thêm bởi chí ít là “3P”: People-con người, Public Opinion-công luận và Politics-chính trị; hiểu một cách cô đọng là nếu không quan tâm đến môi trường sống, công luận và các định chế cộng đồng thì doanh nghiệp cùng lắm là chỉ bán được hàng trong những thời điểm nhất định nhưng hoàn toàn không có khả năng phát triển bền vững để trường tồn. Trong bối cảnh ấy, giới chuyên gia quốc tế về xây dựng thương hiệu đã nhìn nhận ra một vấn đề trọng yếu: thương hiệu không chỉ cần thể hiện tính cách và cá tính, mà cơ bản còn phải có nhân cách và nhân phẩm! Thuật ngữ chuyên môn cũng đã được hiệu chỉnh để làm lộ rõ điều trên: nhân cách thương hiệu (Brand Personality) không thể chỉ được thể hiện thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu (“Brand Profiling”, bao gồm tính cách thương hiệu “Brand Traits” và cá tính thương hiệu “Brand Characters”) mà phải chứa đựng thật sự nhân phẩm thương hiệu (“Brand Dignity”). Đơn giản: với thương hiệu, người tiêu dùng không chỉ nhận dạng ra các sản phẩm và dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp mà còn nhận diện ra chính họ. Do vậy, có người tiêu dùng nào muốn liên quan với một thương hiệu không có nhân cách và nhân phẩm khi chính doanh nghiệp mang thương hiệu ấy đã vi phạm những giá trị tối thiểu của cộng đồng nhân sinh (chẳng hạn là đã gây tàn hại cho môi trường hay bóc lột tàn tệ nhân công và gian dối triền miên trong sản xuất)?! Giới chuyên ngành gọi đấy là “hiệu ứng phản chiếu gương” (“Mirror’s Reflection Effect”): nhân cách và nhân phẩm của thương hiệu - được tạo tác từ chính những hành xử của doanh nghiệp - là “tấm gương phản chiếu” mà qua đấy người tiêu dùng nhận ra nhân cách và nhân phẩm của chính họ. Nói cách khác, tiếp tục dung thứ hay giữ quan hệ với các tổ chức và doanh nghiệp không có nhân cách và nhân phẩm chính là đã làm hiển lộ sự thiếu tôn trọng hay thậm chí là cả sự thiếu vắng về nhân cách và nhân phẩm của chính bản thân! Tuy nhiên, nói cho cùng, đường hướng phát triển nói trên của tư bản thế giới không xa lạ gì lắm với quan niệm nguyên khởi của cha ông ta trong triết lý phương Đông. Hãy cứ tầm nguyên ngữ nghĩa thì rõ: kinh tế, trước khi trở thành một ý niệm phổ cập chuyên về việc tính toán, tổ chức cho hiệu suất, hiệu năng, hiệu quả của việc sinh lợi và thậm chí hết sức thông tục là “tiền sinh tiền”, vốn thuộc phạm trù “kinh bang tế thế” và “kinh thế tế dân”, được hiểu theo nghĩa cao quý là “trị nước giúp đời” và “sửa đời giúp dân”! Kinh doanh, cũng vậy, nào có phải đơn thuần chỉ là chuyện “làm ăn buôn bán” mà thoạt kỳ thủy đã chứa trong nội hàm một chí hướng cao cả: kinh, vốn có nghĩa là “đo từ hướng Nam lên hướng Bắc”; doanh, nguyên là “đo từ hướng Đông sang hướng Tây”, do vậy, kinh doanh tiên khởi có nghĩa “đo đạc bốn phương tám hướng để thiết kế gia cư”, là một “phương thức để giúp con người an cư lạc nghiệp”, sau đấy lại mang ý nghĩa “tung hoành ngang dọc” và cuối cùng sang đến gần giữa thế kỷ 19, lại có thêm nội dung “trù hoạch, suy tính để mở mang môi trường sống cho đất nước”! Từ những khái quát trên, trong thời buổi ngày nay, cách vận hành kinh tế và kinh doanh ở ta có vẻ tụt hậu khá nhiều so với các trào lưu tiên tiến hiện đại trên thế giới lẫn so với chí nguyện ngàn xưa của tổ tiên. Lý do cơ bản là tố chất nhân luân càng ngày càng mờ nhạt để chỉ còn lại những toan tính lạnh lùng vô cảm và vừa ngắn hạn vừa cục bộ. Sang đến đầu thập niên của thế kỷ 21, mong là con người tìm lại được con người! Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp Việt Nam có lẽ không chỉ phải góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn có sứ mệnh cơ bản là nâng cao chất lượng cuộc sống cho đất nước thêm mười phần đàng hoàng, tử tế hơn, vốn vẫn là lo toan đau đáu của tiền nhân để lại cho con cháu ngày nay! . Nhân cách, nhân phẩm, kinh tế, kinh doanh Cách vận hành kinh tế và kinh doanh ở ta có vẻ tụt hậu khá nhiều so với. thương hiệu không có nhân cách và nhân phẩm khi chính doanh nghiệp mang thương hiệu ấy đã vi phạm những giá trị tối thiểu của cộng đồng nhân sinh (chẳng hạn

Ngày đăng: 20/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w