Nhận biếtbệnhcúmgia cầm
Thứ 3 ngày 17/02/2009 - 13 giờ:13 phút
Trong những ngày qua, trong lúc dịch cúmgiacầm (CGC) tái bùng phát ở một số tỉnh
ĐBSCL. Chuyên mục Bạn nhà chăn nuôi liên tiếp nhận và giải đáp nhiều thư từ,
những thắc mắc của nông dân chung quanh việc nhận biết, phát hiện và biện pháp
phòng chống dịch hiệu quả.
Nhận biếtbệnhcúmgia cầm:
Tuỳ theo loài nhiễm bệnh mà triệu chứng bệnh cúmgiacầm thể hiện khác nhau.
- Ở gà: Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, gà nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp và
xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ tỉ
lệ chết có thể lên đến 90% và trong 3 - 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết hết toàn đàn. Các
đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi chết
gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm bại liệt và xoăn vặn cổ. Bệnh tích
có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất
huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím.
Bệnh tích xuất huyết niêm mạc dạ dày cơ và dạ dày tuyến rất dễ nhầm với bệnh Newcastle ở
gà; gan xung huyết, phù nề có các điểm hoại tử rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng ở gia
cầm.
- Ở vịt: Triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà, đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và
chết thể cấp tính với biểu hiện triệu chứng thần kinh, co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt và
xuất huyết nội quan của vịt, bệnh cũng rất giống với bệnh dịch tả vịt.
Triệu chứng ở các loài giacầm khác như chim, cút, ngan, ngỗng chỉ thể hiện ủ rũ và chết đột
ngột với tỉ lệ cao.
Phòng bệnhcúm ở gia cầm:
- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, trang trại, cách xa khu dân cư theo qui
trình chăn nuôi khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Tuy nhiên, việc nuôi gia cầm
thả vườn, nuôi vịt chạy đồng là tập quán chăn nuôi lâu đời của người nông dân, không thể xoá
ngay được, trước mắt cần tổ chức mạng lưới cung ứng vacxin đầy đủ và kịp thời cho người dân
chủ động tiêm phòng cho đàn giacầm của mình với tỉ lệ 100%, sau đó có kế hoạch giảm dần
theo một lộ trình thích hợp.
- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ giacầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và
tình hình dịch bệnh của giacầm giết mổ, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản
phẩm khi đưa ra tiêu thụ.
- Không buôn bán giacầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
- Tiêm phòng bằng vacxin H5N1 cho gà và vịt. Gà 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,3ml/con, trên 5 tuần
tiêm 0,5ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con, sau 28
ngày tiêm nhắc 1ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của giacầm đầy đủ dưỡng chất có
thể giúp giacầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiêu độc sát trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông dụng như
nhóm aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa Iodine, các loại hóa chất
gây oxy hóa (sodium dodecyl sulfate) đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi
trường, từ áo quần, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển.
- Giám sát chặt chẽ sức khoẻ đàn giacầm hàng ngày, phát hiện nhanh những biểu hiện bất
thường như giảm ăn, giảm đẻ, giacầm chết đột ngột đều phải được lấy mẫu xét nghiệm.
- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của giacầm nuôi, chim và giacầm
hoang dã, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung
gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan
- Khi có kết quả xác định bệnhcúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
. quả.
Nhận biết bệnh cúm gia cầm:
Tuỳ theo loài nhiễm bệnh mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm thể hiện khác nhau.
- Ở gà: Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3. Nhận biết bệnh cúm gia cầm
Thứ 3 ngày 17/02/2009 - 13 giờ:13 phút
Trong những ngày qua, trong lúc dịch cúm gia cầm (CGC) tái bùng phát