Nhânlựcphầnmềm:Cònnhiềutháchthức
Nắm bắt cơ hội
Theo thống kê, từ nay đến năm 2010, chỉ riêng ngành phần mềm Việt Nam sẽ cần
8.000 kỹ sư. Bên cạnh đó, hàng loạt các tập đoàn, công ty chuyên về CNTT cũng
đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. Tất yếu, họ sẽ cần nguồn nhânlực với số
lượng lớn để triển khai các giải pháp, các sản phẩm phần mềm. Chẳng hạn như tập
đoàn Intel đang tuyển cả nghìn kỹ sư. Hay năm 2008, IBM cần 2.000 kỹ sư, trong
đó nhânlựctại Việt Nam cũng được lựa chọn.
Mặt khác, nhiều công ty chuyên về lĩnh vực gia công phần mềm có 100% vốn Việt
Nam cũng đang trên đà phát triển. Có thể kể đến Cty Kobekara với số lượng 650
nhân viên song có đến 600 kỹ sư. Cty sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động
để phục vụ cho các dự án tới đây. Về phía TMA Solution, ông Trần Phúc Hồng (
PGĐ) cho biết: " 10% sinh viên tốt nghiệp dễ tìm việc trong các công ty phần
mềm. Riêng TMA hiện đang cần từ 300 - 400 kỹ sư".
Song song với cơ hội được làm việc tại các công ty phần mềm nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam có làm ăn quốc tế hay tham gia vào lực lượng làm dịch vụ
thì "dân" CNTT Việt Nam còn có sẵn thị trường hấp dẫn để kinh doanh ý tưởng,
sản phẩm do chính họ làm ra. Không những thế, tiếp cận với thế giới thông qua
việc thực hiện các dự án hay học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp có đẳng cấp
cũng là lợi thế lớn dành cho các kỹ sư CNTT VN.
Về thu nhập, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng ở con số
ngưỡng mộ đối với một số ngành nghề khác. "1.000, 1.500 hay 2.000 USD mỗi
tháng không quá khó. Với những người ở vị trí giám sát thì 3.000 USD hay 4.000
USD cho mỗi tháng làm việc cũng không hiếm" - Ông Phí Anh Tuấn (PGĐ tập
đoàn CNTT - TT CMC phía Nam) cho biết. Ngoài ra, với bộ phận những kỹ sư
viết chương trình phần mềm đơn giản (theo họ) thì thu nhập mỗi tháng từ 800 -
900 USD hay 1.200 USD là hoàn toàn có khả năng.
Thiếu vì yếu
Mỗi năm Việt Nam cho "ra lò" được khoảng 130.000 sinh viên, học viên chuyên
ngành CNTT. Do đó, nếu chỉ tính đến số lượng thì nguồn nhânlực cung ứng cho
ngành không thiếu. Thế nhưng, phần lớn các "sản phẩm" sau khi xuất lò đó chỉ ở
mức thấp về chất lượng. Theo nhận xét của ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch TMA
Solution thì: " Việt Nam hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng nhân viên có
thể làm việc tại các vị trí quản lý".
Có lẽ vì vậy, trong các dự án phần mềm hiếm thấy kỹ sư người Việt nào giữ vai
trò then chốt. Hay từ trước đến nay, về lĩnh vực phần mềm, Việt Nam chưa có sản
phẩm nào đạt mức cạnh tranh. Nguồn nhânlực chưa đạt yêu cầu nên để đáp ứng
nhu cầu công việc, các ông chủ phải thuê lao động là người nước ngoài, kêu gọi
các kỹ sư Việt kiều về hợp tác. Nếu không có sự thay đổi kịp thời thì " không chỉ
thiếu bây giờ mà sau này sẽ còn thiếu nhiều hơn nữa" - Ông Trần Phúc Hồng nhận
định.
Chất lượng kém, chuyên môn yếu nên sự thiếu hụt về nguồn nhânlực là điều
không tránh khỏi. Vậy nên, khi bàn về vấn đền yếu kém của số lượng lớn nhânlực
CNTT Việt Nam, ông Phí Anh Tuấn chỉ rõ rằng do "thiếu kỹ năng thích ứng với
sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đào tạo chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế hay nhân viên chưa thích nghi được với áp lực kỹ năng chuyên
nghiệp và nhất là áp lực về năng suất lao động".
Với kinh nghiệm trong nghề, ông còn chia sẻ rất thẳng thắng: " các bạn trẻ gặp
phải không ít khó khăn khi tham gia làm việc trong môi trường quốc tế bởi chưa ý
thức về mặt thị trường, chưa đánh giá đúng vai trò của nhà đầu tư tài chính - kênh
giúp sản phẩm ra mắt thị trường nhanh nhất." Không những thế, đó còn là vấn đề
về ý thức, tư tưởng " nhiều người làm theo thị hiếu trước mắt, có người khi có ý
tưởng mới sợ bị lộ nên tự làm một mình dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành".
Rồi thì " phối hợp làm việc nhóm chưa tốt - thích làm một mình, trách nhiệm trong
công việc thấp cũng như sớm tự mãn " cũng là nguyên nhân góp phần tạo nên
mặt hạn chế dẫn đến sự yếu kém về chuyên môn. Về phía các nhà tuyển dụng Việt
Nam, họ có ý kiến " trong quá trình làm việc nhiềunhân viên chưa gì đã nản bỏ
việc sớm vì cho rằng công việc thực hiện không đúng với tầm của mình".
Qua đó, để cải thiện được chất lượng nhân viên phần mềm nói riêng và nhân viên
CNTT nói chung, ông Phí Anh Tuấn cho rằng không còn cách nào khác là chính
tự thân mỗi người theo ngành cần có phong cách nhìn nhận quốc tế, mạnh dạn có
những suy nghĩ "vượt biên", rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nghề nghiệp và trau dồi
hơn nữa vốn ngoại ngữ.
. Nhân lực phần mềm: Còn nhiều thách thức
Nắm bắt cơ hội
Theo thống kê, từ nay đến năm 2010, chỉ riêng ngành phần mềm Việt Nam sẽ.
đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. Tất yếu, họ sẽ cần nguồn nhân lực với số
lượng lớn để triển khai các giải pháp, các sản phẩm phần mềm. Chẳng hạn