ĐẶCĐIỂMCHUKỲKIẾNTẠOINĐOSINIỞMIỀNNAMVIỆT NAM
NGUYỄN VĂN BÌNH
Viện Khoa học Vật liệu, Viện KH&CN VN, 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tóm tắt: ChukỳInđosini rất đặc sắc không chỉ ởViệt Nam, Đông Nam Á mà còn trên thế
giới. Chukỳ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khung kiếntạo lãnh
thổ ViệtNam và vùng Đông Nam Á. Vào giai đoạn này, trên lãnh thổ miềnNamViệtNam đã
phân định các đới cấu trúc: An Khê (Mang Yang), Đăk Lin - Bản Đôn, Phú Quốc, Hà Tiên,
trũng molas lục nguyên chứa than Nông Sơn - An Điềm (Sông Bung). Chúng tạo nên bức
tranh phối khảm của các khối nhô, cung núi lửa rìa lục địa tích cực và các trũng chồng gối
Mesozoi hình thành trong các pha kiếntạo kiểu mạch đập.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chu kỳkiếntạo Inđosini đã được đề cập đến trong nhiều công trình [1, 7, 14, 16, 20, 23,
26, 27, 29, 39, 40]. Trong công trình này, chukỳ này được mô tả không chỉ tập trung vào
các pha uốn nếp, tạo núi của chukỳ mà được hiểu rộng hơn theo cách hiểu của Wilson D.T.,
bao gồm các giai đoạn: nứt tách vỏ lục địa (rift hậu lục địa) → hình thành bồn đại dương trẻ
→ tách giãn, bồn đại dương trẻ mở rộng và phát triển thành đại dương trưởng thành → hút
chìm, hình thành hệ cung đảo và rìa lục địa → thu hẹp đại dương dẫn đến xô đụng, đóng kín
và mất hẳn đại dương (hệ xô đụng, bồi kết) → hình thành và mở rộng tạo núi lục địa [10,
11]. Một chukỳ đầy đủ các giai đoạn như vậy không phải có ở mọi nơi, mọi lúc mà chukỳ
này có thể dừng lại ở bất cứ khâu nào hoặc có các chukỳ địa phương không đầy đủ, ví dụ,
chu kỳ Wilson có các phân nhánh sau: a) sự nứt tách vỏ lục địa có thể dừng lại, không đạt
đến vỏ đại dương thực thụ, lúc này cấu trúc biến thành một rift cổ (paleorift), b) chukỳ có
thể dừng lại sau giai doạn đại dương trẻ (không hình thành đại dương trưởng thành và hút
chìm), lúc này ta có một trục tách giãn địa phương… H. Stille (1945) lần đầu tiên lưu ý đến
sự phát triển không đầy đủ của kiến sinh Kimmeri ở Đông Dương. Hoàng Cấp Thanh (1952,
1961) cũng có nhận xét về sự phát triển không đầy đủ của Hercynit ở duyên hải Đông Nam
Trung Quốc. Trong [20], chukỳInđosiniởmiền Bắc ViệtNam được xem là một chukỳ
không đầy đủ theo khái niệm chukỳkiếntạo của Wilson (chu kỳ phát triển vỏ lục địa cổ
thay thế chỗ cho vỏ đại dương). Chukỳ uốn nếp Inđosini (Neotrias) theo J. Fromaget bắt
đầu từ Antracolit giữa và kết thúc vào Creta (bao gồm bốn giai đoạn: Antracolit-Permi, cuối
Permi - Carni, cuối Carni - Ret: trầm tích màu đỏ, nén ép, uốn nếp, tạo núi cực đại, cuối Ret
- Creta: địa di, hình thành võng Sông Đà [7]). Trong chukỳInđosiniởmiền Bắc ViệtNam
đã hình thành các đới cấu trúc tuyến tính (Sông Đà, An Châu, Sông Hiến, Sầm Nưa - Hoành
Sơn), trũng molas lục nguyên chứa than Quảng Ninh (bao gồm các địa hào Hòn Gai và Bảo
Đài - Yên Tử) và hàng loạt các trũng, chậu nhỏ chứa than khác. Trong khi ởmiền Bắc Việt
Nam trong chukỳInđosini đã sản sinh hàng loạt các cấu trúc đặc sắc với bức tranh phối
khảm xen kẽ của các trũng chồng gối và các khối nhô (cấu trúc dương) thì ởmiềnNamViệt
Nam chu kỳkiếntạo Inđosini có các biểu hiện khác nhiều so với các biểu hiện của chukỳ
này ởmiền Bắc. Các đặcđiểm lý thú của chu kỳkiếntạo Inđosini ởmiềnNamViệtNam là
đối tượng nghiên cứu của công trình này.
II. BỐI CẢNH ĐỊA ĐỘNG LỰC MIỀNNAMVIỆTNAM TRONG PALEOZOI MUỘN - MESOZOI
Diện nghiên cứu trong công trình này là phần phía đông của địa khối trung tâm Inđosinia và
phần Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ - sau đây gọi tắt là miềnNamViệtNam
(H. 1). Fromaget [7] xác định địa khối Inđosinia (địa khối trung tâm Đông Dương) vào các
năm 1927, 1941, 1952 và cho rằng nó quyết định như một khung kiếntạo cứng rắn trong
bình đồ "Neotrias" ở Đông Nam Á. Địa khối trung tâm Inđosinia đã hình thành theo phương
thức bồi kết (tăng trưởng) vỏ lục địa quanh nhân cổ Kan Nack (nhân vỏ lục địa cổ Sông Ba)
được giả định hình thành trong Arkei muộn [23]. Trong suốt thời gian từ khi hình thành đến
Paleozoi giữa-muộn đã ghi nhận được các phức hệ vật chất - kiến trúc: nhân vi lục địa khởi
thủy (NA), móng vỏ lục địa nguyên thuỷ Ngọc Linh - Chu Lai (PP - MP), móng kiểu vỏ lục địa
thứ sinh (NP - ε1).
Bình đồ cấu trúc Paleozoi miềnNamViệtNam đã cố kết vào Paleozoi giữa-muộn tạo nên bộ
khung kiến trúc cơ bản của khu vực. Đến đây, về cơ bản đã hoàn thành vỏ lục địa thứ sinh
với sự có mặt của phức hệ vật chất - kiến trúc sinh núi với các biểu hiện của granitoiđ đồng
va chạm: phức hệ Đại Lộc. Vào cuối Paleozoi, tại khu vực này tồn tại một mặt chế độ kiến
tạo kiểu nền - san bằng kiến tạo. Kiến sinh Inđosini phát triển chính trên móng phá huỷ của
các cấu trúc Paleozoiđ này.
Ở miềnNamViệtNam trong chukỳInđosini đã ghi nhận sự có mặt của các thành tạo địa
chất sau:
1. Trầm tích lục nguyên silic - carbonat - phun trào trung tính (anđesitobazan, anđesit,
anđesito-đacit, đacit ); hệ tầng Đăk Lin (C3-P1 dl) và một số đảo ở Tây Nam Bộ thuộc loạt
tholeiit cao sắt (ΣFe: 5,41 - 10,47 %), thấp kiềm (Na2O: 4,1 %; K2O/Na2O = 0,17 - 0,63),
thấp kali (K2O = 1,96 %) [15, 31], pha phun trào đầu tiên.
Thành tạo này mang tính chất của bồn cung núi lửa thuộc ven rìa lục địa và có thể là di chỉ
của PaleoTethys (rìa đông). Pha sụt lún, tách giãn không thấy rõ ở đây, chúng có thể biểu
hiện ở bên ngoài miềnNamViệt Nam.
2. Granitoiđ, phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn loạt vôi, vôi-kiềm (tổ hợp điorit-granođiorit-
granit) [5].
3. Trầm tích đá vôi: các hệ tầng Hà Tiên (P1-2 ht), Hớn Quản (P3 hq), Minh Hoà (T2a mh)
[31].
4. Trầm tích lục nguyên, lục nguyên - phun trào trung tính - axit, các hệ tầng Tà Nốt
(P3 tn), Đất Đỏ (P3 dt), Hòn Đước (T1 hd) Chư Prông (P3-T1 cp), Sông Sài Gòn (T1 sg),
Mang Yang (Măng Giang – T2a mg), Châu Thới (T2 act), Hòn Ngang (T2a hn) [21, 22, 31,
42].
5. Tổ hợp granit, granosyenit, granit granophyr, phức hệ Vân Canh.
6. Tổ hợp gabbro-pyroxenit, periđotit, đunit phức hệ Chà Vằn (Chà Val: các khối Phú Lộc,
Khe Dung, Chơ Rông, Bạch Mã ) [5].
7. Granit, granit cao nhôm: các phức hệ Hải Vân, Bà Nà (245-249 Tr.n. [17, 18]).
8. Các đá lamprophyr (mafic siêu kiềm - minet) có mặt ởĐắc Ripen, Đắc Long, Kon Fam
(Kon Tum) dọc đứt gãy Pô Cô (246-228 Tr.n. [38]. Ngoài ra các đá lamprophyr còn được mô
tả ở Măng Xim?, NamĐắc Tô, Ba Bích, Ba Trang (Quảng Ngãi), An Quang (Bình Định).
Hình 1. Sơ đồ kiếntạomiềnNamViệt Nam.
Chú giải:
1. Đới Kareli - Kan Nack
2. Đới Baikali - Ngọc Linh
3. Đới Đà Nẵng
4. Đới Sê Kông
5. Đới Đaklin
6. Đới Bản Đôn - Srêpôk
7. Đới An Khê (trũng chồng gối MZ)
8. Đới Hà Tiên
9. Đới Nông Sơn - An Điềm (trũng graben)
10. Đới Đà Lạt
11. Đới Phú Quốc
12. Trũng Cửu Long (trũng chồng gối KZ)
13. Trũng Sông Ba (trũng chồng gối KZ)
Quá trình uốn nếp - nghịch đảo khép kín các đới cấu trúc sinh vào giai đoạn này đã xảy ra
một cách mạnh mẽ vào Trias giữa được minh chứng bằng sự xuất hiện các thành tạo
gabbro-pyroxenit, periđotit, đunit thuộc phức hệ Chà Vằn, granitoiđ tạo núi, các phức hệ Hải
Vân, Bà Nà. Ở đây có thể thấy sự vắng mặt của hệ bồi kết, không có tãch giãn, hút chìm mà
chuyển ngay sang xô đụng, đóng kín đới cấu trúc. Các quá trình này xảy ra trên bối cảnh
hút chìm của PaleoTethys cắm dưới địa khối Đông Dương (Inđosinia) và tiếp theo là va
chạm gắn kết các khối Shan-Thái (Sibumasu) - Việt Trung - Đông Dương.
9. Trầm tích lục địa vụn thô màu đỏ chứa than, loạt Nông Sơn (các hệ tầng An Điềm -
T3n ad, Sườn Giữa - T3r sg) [31, 42].
10. Trầm tích vụn thô màu đỏ (molas lục địa): các hệ tầng: Hữu Chánh (J2 hc), A Ngo (J1-
2 ng), Bình Sơn (J1-2 bs), Tà Pa (J1-2tp), Ea Súp (J2 sp) [31, 42].
Trong Nori-Ret và Jura sớm-giữa ởNamViệtNam nói riêng, và trên toàn lãnh thổ ViệtNam
nói chung, đã hình thành các cấu trúc dạng địa hào hẹp, trũng giữa núi, bồn nội lục, chậu
nhỏ chứa các trầm tích chủ yếu là lục nguyên phân nhịp chứa than (các hệ tầng Hòn Gai,
Văn Lãng, Suối Bàng, Đồng Đỏ ởmiền Bắc ViệtNam và loạt Nông Sơn ởmiền Nam). Các
trầm tích này có tướng biển và lục địa xen kẽ (bao gồm các tướng biển nông, á lục địa, biển
ven, vũng vịnh, đầm hồ …). Các thành tạo kể trên có nguồn gốc vỏ và được hình thành
trong bối cảnh tạo núi và chuyển động dạng vòm khối tảng. Các trầm tích molas chứa than
Nori-Ret và Jura sớm-giữa phủ bất chỉnh hợp lên toàn bộ các cấu trúc Paleozoi muộn -
Mesozoi sớm (Sông Đà, Sông Hiến, An Châu, Sầm Nưa - Hoành Sơn, An Khê (Mang Yang),
Đà Lạt, Đăk Lin - Bản Đôn) và móng Peleozoiđ lân cận. Đây cũng chính là một trong những
pha kiếntạo kịch phát - pha nghịch đảo kiếntạo quan trọng của Việt Nam, Đông Nam Á và
cả châu Á. Giai đoạn T3n-r - J2 thể hiện tính đồng nhất gần như trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, bắt đầu bằng trầm tích lục nguyên chứa than rồi chuyển lên trầm tích vụn thô lục địa
màu đỏ. Giai đoạn này là giai đoạn có gián đoạn trầm tích cục bộ và là giai đoạn phi magma
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chuyển động tạo núi Inđosini diễn ra mãnh liệt từ Permi muộn
dẫn đến việc triệt tiêu PaleoTethys, hình thành các địa khu liên hợp Việt-Trung, Đông
Dương, Shan-Thái [39, 41]. Có thể nói rằng chuyển động Inđosini đóng vai trò quyết định
trong viếc hình thành các cấu trúc Paleozoiđ muộn - Mesozoiđ sớm ởViệtNam
Vào cuối Jura - đầu Creta, ở phần đông nam của ViệtNam phát triển các thành tạo (các
phức hệ vật chất - kiến trúc) liên quan với hút chìm [3, 4, 15, 41, 44]) dưới đây:
1. Trầm tích lục nguyên, lục nguyên - phun trào trung tính - axit (anđesitobazan, anđesit,
anđesitođacit, đacit, ryolit, felsit và tuf của chúng) hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đl, phun trào
kiềm vôi, cao kali) [21, 22, 31, 42].
2. Thành tạo xâm nhập gabbro, gabbro-pyroxenit, gabbro-norit phức hệ Tây Ninh [22].
3. Thành tạo magma xâm nhập điorit-granodiorit-tonalit-granit phức hệ Định Quán (loạt
vôi-kiềm, cao kali) [5, 6, 8].
Các thành tạo này đặc trưng cho bối cảnh rìa lục địa tích cực phát triển trong quá trình hút
chìm của Tây Thái Bình Dương vào Đông Á [3, 4, 15, 41, 44]. Theo một quan điểm khác [2]
thì các thành tạo phân dị dài điorit-granođiorit-granit (từ gabbro-điorit tới granit) thuộc loạt
vôi-kiềm với K > Na (kiểu Định Quán) và granit-leucogranit đặc trưng cho chế độ tạo núi
(cứng rắn hóa đầy đủ vỏ lục địa). Giai đoạn từ Creta giữa-muộn trở về sau được xem là giai
đoạn hoạt hóa nội lục.
III. MỘT SỐ ĐẶCĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA CHUKỲINĐOSINIỞMIỀNNAMVIỆT NAM
Chu kỳInđosini diễn ra vào giai đoạn mà ở quy mô toàn cầu là giai đoạn có nhiều biến cố
địa chất lớn: dập vỡ đại lục Pangea II, đóng kín đại dương Paleozoi (PaleoTethys), mở ra các
đại dương mới (MesoTethys), sự thay đổi đột ngột tiến trình phát triển thế giới cổ sinh vật
vào ranh giới Permi-Trias
Một số đặcđiểm biểu hiện của chukỳInđosiniởmiềnNamViệtNam như sau:
- ChukỳInđosini không bắt đầu xảy ra cùng một lúc trên các khu vực khác nhau của miền
Nam ViệtNam nói riêng, và toàn lãnh thổ ViệtNam nói chung, song có những biểu hiện của
các quá trình tạo núi, hoạt động magma và biến chất diễn ra mạnh mẽ nhất trong khoảng
Permi muộn - Trias giữa và đặc trưng bằng các hoạt động biến dạng, trượt cắt ngang, uốn
nếp, nghịch đảo mạnh mẽ vào cuối Carni (điều này thể hiện rõ hơn ởmiền Bắc Việt Nam).
Chu kỳInđosini trên toàn bộ diện tích lãnh thổ ViệtNam được xem là một chukỳ không đầy
đủ theo khái niệm chu kỳkiếntạo của Wilson (chu kỳ phát triển vỏ lục địa cổ thay thế chỗ
cho vỏ đại dương).
- Bối cảnh kiếntạo cung đảo núi lửa kiểu rìa lục địa tích cực Paleozoi muộn hình thành do sự
hút chìm của PaleoTethys ở rìa tây nam Inđosinia mà hiện tại còn lộ ra một số tổ hợp
anđesitobazan loạt vôi-kiềm, flysh, turbiđit ở Đăk Lin, Tây Nam Bộ [21, 22, 41].
- ỞmiềnNamViệt Nam, trong chukỳInđosini có hoạt động tái nóng chảy (các khối magma
Đại Lộc… ), các hoạt động biến chất nhiệt độ cao đến siêu cao, biến chất áp suất cao xảy ra
trên nền khối nhô Kon Tum đã cứng rắn hóa đi kèm với các pha nhiệt kiếntạo [11-13, 24,
25, 28, 32-34, 45-47], chúng có thể là kết quả của các biến cố va chạm lục địa vào Permi -
Trias (Shan-Thái - Inđosinia - Việt -Trung) với các biểu hiện:
a) Granulit mafic trong đá gneis mylonit hóa loạt Ngọc Linh vùng Đắc Tô Kan (T = 820-
10500 C, P = 28 kbar, tuổi: 250-260 Tr.n.).
b) Granulit pelit loạt Kan Nack vùng Sông Ba (T = 900-10500C, tuổi: 240-250 Tr.n.).
c) Gneis hệ tầng Khâm Đức (T = 7400C; P = 8 kbar; T = 6400C; P = 12 kbar).
d) Charnockit loạt Kan Nack (T = 700 -11500C; P = 3,4 - 5,7 kbar, tuổi: 240-260 Tr.n.).
e) Gneis pelit Pô Kô phức hệ Ngọc Linh (tuổi 229 Tr.n.).
g) Granulit eclogit basic Sông Ba (245-250 Tr.n.).
Các biểu hiện biến chất tương tự cũng xảy ra tại Sông Mã (243 Tr.n.), Đại Lộc - Khe Sanh
(244 Tr.n.) [12, 13]. Các hoạt động magma và biến chất này xảy ra trong cùng khoảng thời
gian 260-210 Tr.n
- Trong khi ở các đới cấu trúc Inđôsiniđ miền Bắc ViệtNamở bậc cao hơn phổ biến các cấu
trúc dạng tuyến hẹp, không liên tục, nhiều gián đoạn cục bộ, các cấu tạo vảy phủ chờm, các
đới tách giãn dạng cánh gà, các uốn nếp ngắn, cụt, đoản, đôi khi dốc đứng, thì ởNamViệt
Nam các biểu hiện dạng này yếu hơn nhiều.
+ Trong chukỳInđosiniởmiềnNamViệtNam tồn tại các đới trượt bằng, các đới biến dạng
dẻo (tuổi 217-255 Tr.n., ghi nhận được ở Kan Nack, Quảng Ngãi, Kon Tum, M’Đrắc, Đại Lộc
[22]), các đới trượt cắt (do kết quả của quá trình xô đụng: Thà Khẹt - Đà Nẵng, Đà Nẵng -
Khe Sanh, Tam Kỳ - Hiệp Đức, Trà Bồng - Hưng Nhượng, Pô Cô…) [11, 28, 35, 47].
+ Trong Trias ởmiền Bắc ViệtNam phổ biến các thành tạo carbonat tướng biển nông đến
trung bình (các hệ tầng Hồng Ngài, Điềm He, Đồng Giao, Pác Ma, Hoàng Mai), cũng vào thời
gian này ởmiềnNamViệtNam hoàn toàn vắng mặt các thành tạo carbonat (ngoại trừ một
diện tích nhỏ ở bờ bắc đảo Hòn Nghệ).
+ Các biểu hiện của hoạt động magma granitoiđ khá phổ biến và phong phú vào chukỳ
Inđôsini với sự biểu hiện của các phức hệ Điện Biên, Núi Điệng, Sông Mã, Móng Cái, Kim
Bôi, Phia Bióc, Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Bà Nà, Vân Canh.
- ChukỳInđôsiniởmiềnNamViệtNam có thể được phân định 3 pha chính: C3-P2, P3-T3c,
T3n-r - J2 thể hiện rõ các phức hệ vật chất - kiến trúc nêu trên. Tiếp theo là hoạt động của
rìa lục địa tích cực trong môi trường hút chìm của mảng Thái Bình Dương ở phía đông hiện
tại xuống dưới mảng Châu Á diễn ra muộn hơn (đặc biệt rõ ở đới cấu trúc Đà Lạt). Một số
tác giả còn tính đến tác động của quá trình hút chìm mảng Ấn Độ Dương dưới lục địa Âu - Á
[4], theo chúng tôi có lẽ ảnh hưởng này xảy ra vào thời gian muộn hơn.
- Các đới cấu trúc chính hình thành trong chukỳInđosiniở lãnh thổ ViệtNam là: Sông Đà,
Sông Hiến, An Châu, Sầm Nưa - Hoành Sơn, An Khê (Mang Yang), Đăk Lin - Bản Đôn, Phú
Quốc, Hà Tiên, Nông Sơn - An Điềm (Sông Bung).
- Các khoáng sản chính của chukỳInđosiniởmiềnNamViệtNam [3, 15, 19, 29, 36, 37]:
+ Chì-kẽm: Gia Bạc, Núi Dinh;
+ Vàng (thạch anh - vàng, thạch anh - sulfur - vàng, có nơi liên quan với phức hệ Bến
Giằng - Quế Sơn… ): Khe Rin, Đắc Ri Pen, Đắc Krông, Bãi Đất, Ngọc Tụ, Bãi Gió, Sa Bình,
Tiên Thuận, Phước Hiệp, Tiên Hà, Hiệp Thuận, Thăng Phước, Đắc Sa, Suối Ty, Suối Nho,
Suối Linh, Trà Năng…;
+ Fluorit (liên quan với granit phức hệ Vân Canh): Xuân Lãnh;
+ Molybđen - đồng: Sa Thầy?, Núi Đất?.
IV. KẾT LUẬN
Giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi là một trong những giai đoạn đặc biệt trong tiến trình
lịch sử địa chất của Việt Nam, đặc biệt phong phú và đa dạng về mặt kiếntạo và khoáng
sản. ChukỳInđosini có đặcđiểmkiếntạođặc sắc không chỉ ởViệt Nam, Đông Nam Á mà
còn trên thế giới. Trên nền cấu trúc tương phản bình ổn vào cuối Paleozoi của miềnNam
Việt Nam, chukỳInđosini khởi đầu bằng nứt tách, sụt lún, sau đó nhanh chóng chuyển sang
nén ép, nâng nghịch đảo mạnh, khép kín các đới cấu trúc. Sau sụt lún cục bộ tạo các địa
hào, trũng giữa núi, chậu chứa than, toàn miền bước vào giai đoạn tạo núi muộn, hoàn
chỉnh vỏ lục địa với sự có mặt của các thành tạo nguồn gốc vỏ. Kết quả của các hoạt động
biến cải phân dị mạnh mẽ đã tạo ra các trũng chồng gối điển hình – trũng kiểu nguồn rift
nội lục trên nền các móng cấu trúc không đồng nhất (đa kỳ, đa nguồn gốc…). Chúng tạo
nên bức tranh phối khảm của các khối nhô, đai núi lửa rìa lục địa tích cực của Paleozoi muộn
và các trũng chồng gối Mesozoi hình thành trong các pha kiếntạo kiểu mạch đập (có sự
luân phiên giữa các chế độ nén ép và tách giãn, sự luân phiên các cấu trúc âm và các cấu
trúc dương). Một số tác giả xem đây là giai đoạn hoạt hóa magma - kiếntạo của lãnh thổ
Việt Nam, đặc biệt phong phú và đa dạng về mặt khoáng sản.
Công trình này có sự hỗ trợ đề tài NCCB mã số 7.177.06 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
VĂN LIỆU
1. Belov A.A., Yu.G. Gatinsky, A.A. Mosakovsky, 1985. Các Inđosiniđ Âu-
Á. Geotektoniks, 6 : 21-42 (tiếng Nga).
2. Bogatikov O.A., A.M. Borsuk, V.A. Kononova, V.A. Pavlov, A.K. Simon, 1987. Các
thành hệ magma: Chỉ thị cho sự tiến hóa của thạch quyển. Tin tức Viện HLKH Liên Xô, Loạt
ĐC, 8 : 3-13 (tiếng Nga).
3. Bùi Minh Tâm, Đặng Văn Can, Trương Minh Toản, Trịnh Xuân Hoà, 2005. Hoạt
động magma Meso-Cenozoi và khoáng sản liên quan ở đới Đà Lạt. Địa chất và Khoáng sản,
9 : 140-148. Viện NC Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.
4. Bùi Minh Tâm, Lê Duy Bách, Trịnh Xuân Hòa, 2006. Nguồn gốc các thành tạo
granitoid đới Đà Lạt theo đặcđiểm địa hóa đồng vị. TC Các KH về TĐ, 2 : 233-240. Hà Nội.
5. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung (Đồng chủ biên), 1995. Địa chất Việt Nam. Tập 2: Các
thành tạo magma. Cục Địa chất VN, Hà Nội, 359 tr.
6. Đỗ Đình Toát, Lê Thanh Mẽ, 2002. Đặcđiểm các hoạt động magma Mesozoi-Kainozoi
khu vực Trung Trung Bộ và mối liên quan của chúng với kiếntạo mảng. TC Địa chất,
A/272 : 11-19. Hà Nội.
7. Fromaget J., 1941. L’Indochine française, sa structure géologique, ses roches, ses
mines et leurs relations possibles avec la tectonique. Bull. SGI, XXVI/2, Hanoi, 140 p
8. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1991. Magma xâm nhập đới Đà Lạt. Địa chất và
nguyên liệu khoáng, 1 : 15-41. Liên đoàn ĐC 6, TP HCM.
9. Khain V.E., 1992. Các chukỳ Wilson và Bertrand. Báo cáo Viện HLKH Liên Xô, 325/3 :
557-559 (tiếng Nga).
10. Khain V.E., 2000. Tính chukỳ quy mô lớn trong lịch sử kiếntạo Trái đất và các nguyên
nhân có thể của nó. Geotektoniks, 6 : 3-14 (tiếng Nga).
11. C. Lepvier, Nguyen Van Vuong, H. Maluski, Phan Truong Thi, Vu Van Tich,
2008. Indosinian tectonics in Vietnam. C.R. Geoscience, 340 : 94-111.
12. Maluski H., C. Lepvrier, Phan Trường Thị, Nguyễn Văn Vượng, 1999. Early
Mesozoic to Cenozoic evolution of orogeny in Viet Nam: An Ar-Ar dating synthesis. J. of
Geology, B/13 : 81-86. Hà Nội.
13. Miyamoto T., Y. Osanai, N. Nakano, M. Owada, Nguyễn Thị Minh, Dương Đức
Kiêm, Trần Ngọc Nam, 2006. Kết quả bước đầu về tuổi Rb-Sr, Sm-Nd và thành phần
đồng vị của pelit vùng Pô Kô và eclogit vùng Điện Biên. TC Địa chất, A/5-6 : 38-45. Hà Nội.
14. Nguyễn Đình Uy, Trần Văn Trị, Hoàng Hữu Quý, Lâm Thanh, Lê Văn Đệ, Đàm
Ngọc, Nguyễn Văn Tâm, 1985. Một số nét cơ bản về kiếntạomiềnNamViệt Nam. Địa
chất và Khoáng sản, 2 : 60-68. Viện ĐC&KS, Hà Nội.
15. Nguyễn Kinh Quốc, 1990. Các thành tạo núi lửa Paleozoi muộn - Mesozoi và khoáng
sản liên quan ở rìa nam khối nâng Kon Tum. Địa chất và khoáng sản, 3 : 123-135. Viện
ĐC&KS, Hà Nội.
16. Nguyễn Nghiêm Minh, Phan Văn Quýnh, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Huy Sính,
1985. Kiến sinh vỏ lục địa và sinh khoáng lãnh thổ Viêt Nam. Địa chất và khoáng sản. 2 :
116-127. Viện ĐC&KS, Hà Nội.
17. Nguyễn Trung Minh, 2005. Xác định tuổi thành tạo khối Bà Nà tương ứng với pha
kiến tạoInđosini bằng phương pháp đồng vị U-Pb. TC Địa chất, A/287 : 20-25. Hà Nội.
18. Nguyễn Trung Minh, 2005. Một số kết quả mới về địa hoá đồng vị của khối granit Bà
Nà và luận giải. Tt báo cáo HNKH 60 năm Địa chất VN, tr. 126-132. Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Bình, Vũ Minh Quân, Phạm Văn Trường, 2000. Một số nét đặc trưng
sinh khoáng khối nhố Kon Tum. HNKH Trường ĐH MĐC lần thứ 14, : 189-194. Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Bình, 2005. Về chu kỳkiếntạo Inđosini ởmiền Bắc Việt Nam. TC Địa
chất, A/291 : 21-26. Hà Nội.
21. Nguyễn Xuân Bao, Vũ Như Hùng, Trịnh Long, 2000. Hiệu chỉnh tuổi một số phân vị
địa tầng Mesozoi ởNamViệt Nam. Địa chất, tài nguyên và môi trường NVN, tr. 16-19. Liên
đoàn BĐ ĐC Miền Nam, Tp Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Xuân Bao (Chủ biên), 2001. Kiếntạo và sinh khoáng miềnNamViệt
Nam. Lưu trữ Cục ĐC&KS VN, Hà Nội.
23. Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị (Đồng chủ biên), 1992. Thành hệ địa chất và địa
động lực Việt Nam. Nxb. KH&KT, Hà Nội, 274 tr.
24. OsanaiY., N. Nakano, M. Owada, Phạm Bình, Trần Ngọc Nam, Dương Đức Kiêm,
Trần Văn Trị, 2005. Một số phát hiện gần đây về quá trình biến chất của địa khối Kon
Tum, Trung Bộ Việt Nam. Địa chất và Khoáng sản, 9 : 171-186. Viện NC ĐC&KS. Hà Nội.
25. Osanai Y., N. Nakano, M. Owada, Trần Ngọc Nam, Phạm Bình, T. Miyamoto, S.
Baba, T. Kawkami, T. Toyoshima, Nguyễn Trung Minh, Trần Văn Trị, 2007. Lower
crustal processes of Trans-Vietnam orogenic belt and its northern extension: Evidences for
Permo-Triassic collision metarmorphism in Eastern Asia.4th Intern. Symp. on Gondwana to
Asia and 2007 IAGR annual convention. Abstract volume.
26. Phạm Văn Quang, 1985. Khối trung tâm Inđosini. TC Địa chất, 169 : 1-8. Hà Nội.
27. Phan Trường Thị, 1995. Địa khối Inđosini trong chuyển động Inđosiniở Đông Dương
và biển Đông trong đại Tân sinh. BC HNKH ĐCVN lần thứ III, tr. 121-131. Hà Nội.
28. Phan Trường Thị, 1997. Hoạt động biến chất và quá trình tạo núi Trường Sơn. TC Các
KH về TĐ, 3 :169-178. Hà Nội.
29. Phan Văn Quýnh, Vũ Ngọc Hải, Nguyến Nghiêm Minh, Võ Năng Lạc, Văn Đức
Chương, 1986. Tiến hoá vỏ lục địa ViệtNam và sinh khoáng. TC Các KH về TĐ, 6 : 97-
103. Hà Nội.
30. Roger F., H. Maluski, A. Leloup, C. Lepvier, Phan Truong Thi, 2007. U-Pb dating
of high temperature metamormorphic episodes in the Kon Tum Massif (Vietnam). J. of Asian
Earth Sci., 30 : 565-572.
31. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2005. Các phân vị địa tầng Việt
Nam. Nxb ĐHQG, Hà Nội, 504 tr
32. Trần Ngọc Nam, 2001. Tuổi granulit phức hệ Kan Nack kết quả từ SHRIMP U-Pb
zircon. TC Các KH về TĐ, 1 : 16-21. Hà Nội.
33. Trần Ngọc Nam, Y. Osanai, N. Nakano, Hoàng Hoa Thám, 2004. Biến chất nhiệt
độ siêu cao Permi-Trias va chạm lục địa ở địa khối Kon Tum. TC Địa chất, A/285 : 1-8. Hà
Nội.
34. Trần Ngọc Nam, Y. Osanai, N. Nakano, 2005. Hoạt động biến chất áp suất cao ở địa
khối KonTum và ý nghĩa địa động lực. Tt báo cáo HNKH 60 năm Địa chất VN, tr. 133-139.
Hà Nội.
35. Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thủy, Trần Ngọc Nam, 2006. Bước đầu định lượng
độ biến dạng và biên độ dịch chuyển của đới cắt trượt Đà Nẵng - An Điềm bằng phương
pháp bề dày các lớp mylonit. TC Địa chất, A/296 : 46-53. Hà Nội.
36. Trần Trọng Hoà, Trần Tuấn Anh, Ngô Thị Phượng, Phạm Thị Dung, Trần Việt
Anh, 2005. Hoạt động magma Permi-Trias lãnh thổ ViệtNam và triển vọng kim loại quý
hiếm (Pt, Au) liên quan. Tt báo cáo HNKH 60 năm ĐCVN, tr. 63-79. Hà Nội.
37. Trần Trọng Hoà, A.S. Borisenko, Ngô Thị Phượng, A.E. Izokh, Vũ Văn Vấn, Bùi
Ái Niên, Trần Tuấn Anh, Phạm Thị Dung, 2006. Đặcđiểm địa hóa đồng vị của quặng
hóa vàng Mesozoi sớm và Mesozoi muộn trong mối liên quan với hoạt động magma khu vực
rìa ĐN địa khối Đông Dương. TC Địa chất, A/295 : 15-24. Hà Nội.
38. Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hòa, A.E. Izokh, A.S. Borisenko, A.V. Travin,
2006. Age constraints on the petrogenesis of lamprophyr from South Central Việt Nam. J.
of Geology, B/27 : 23-29. Hà Nội.
39. Trần Văn Trị, 1987. Tectonic evolution of the Inđosinian epoch of Vietnam and
neighbouring regions. Pre-Jurassic evol. of E Asia. IGCP Proj. 224, 2 : 67-74. Osaka.
40. Trần Văn Trị (Chủ biên), 2000. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Cục ĐC và KS VN,
Hà Nội, 214 tr
41. Trần Văn Trị, Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2005. Các bồn trầm tích trong tiến hoá địa
chất ởViệt Nam. Trong Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2005: Các phân vị địa tầng Việt Nam, tr.
1-22. Nxb ĐHQG Hà Nội.
42. Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (Đồng chủ biên), 1988. Địa chất Việt Nam. Tập 1: Địa
tầng. TCục MĐC, Hà Nội, 379 tr
43. Vũ Khúc, Đặng Trần Huyên, Nguyễn Đình Hữu, 2005. Các thành tựu và tồn tại
trong nghiên cứu địa tầng Mesozoi trong những năm gần đây (1998-2005). Tt báo cáo
HNKH 60 năm ĐCVN, tr. 101-111. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội.
44. Vũ Như Hùng, Trịnh Văn Long, Huỳnh Thị Minh Hằng, 2000. Đặcđiểm các thành
tạo magma cung rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn đới Đà Lạt. Địa chất, tài nguyên và môi
trường NVN, tr. 31-43. Liên đoàn BĐĐC Miền Nam, Tp. HCM.
45. Vũ Văn Tích, 2006. Tiến hóa biến chất của granulit phức hệ Kan Nack và quá trình tạo
núi Inđosini. TC Các KH về TĐ, 28/2 : 241-252. Hà Nội.
46. Vũ Văn Tích, Nguyễn Thị Thủy, 2006. Charnockit nhiệt độ siêu cao ở địa khối Kon
Tum và ý nghĩa địa động lực trong quá trình tạo núi Inđosini. TC Địa chất, A/296 : 8-15. Hà
Nội.
47. Vũ Văn Tích, Hoàng Thị Thụy, 2007. Tuổi đồng vị Ar-Ar của granitoiđ và pegmatit
trong đới trượt cắt Trà Bồng - Hưng Nhượng và ý nghĩa của nó trong luận giải nhiệt kiếntạo
khu vực. TC Địa chất, A/300 : 57-63. Hà Nội.
a) Granulit mafic trong đá gneis mylonit hóa loạt Ngọc Linh vùng Đắc Tô Kan (T = 820-
10500 C, P = 28 kbar, tuổi: 250-260 Tr.n.).
b) Granulit pelit loạt Kan Nack vùng Sông Ba (T = 900-10500C, tuổi: 240-250 Tr.n.).
c) Gneis hệ tầng Khâm Đức (T = 7400C; P = 8 kbar; T = 6400C; P = 12 kbar).
d) Charnockit loạt Kan Nack (T = 700 -11500C; P = 3,4 - 5,7 kbar, tuổi: 240-260 Tr.n.).
e) Gneis pelit Pô Kô phức hệ Ngọc Linh (tuổi 229 Tr.n.).
g) Granulit eclogit basic Sông Ba (245-250 Tr.n.).
Các biểu hiện biến chất tương tự cũng xảy ra tại Sông Mã (243 Tr.n.), Đại Lộc - Khe Sanh
(244 Tr.n.) [12, 13]. Các hoạt động magma và biến chất này xảy ra trong cùng khoảng thời
gian 260-210 Tr.n
- Trong khi ở các đới cấu trúc Inđôsiniđ miền Bắc ViệtNamở bậc cao hơn phổ biến các cấu
trúc dạng tuyến hẹp, không liên tục, nhiều gián đoạn cục bộ, các cấu tạo vảy phủ chờm, các
đới tách giãn dạng cánh gà, các uốn nếp ngắn, cụt, đoản, đôi khi dốc đứng, thì ởNamViệt
Nam các biểu hiện dạng này yếu hơn nhiều.
+ Trong chukỳInđosiniởmiềnNamViệtNam tồn tại các đới trượt bằng, các đới biến dạng
dẻo (tuổi 217-255 Tr.n., ghi nhận được ở Kan Nack, Quảng Ngãi, Kon Tum, M’Đrắc, Đại Lộc
[22]), các đới trượt cắt (do kết quả của quá trình xô đụng: Thà Khẹt - Đà Nẵng, Đà Nẵng -
Khe Sanh, Tam Kỳ - Hiệp Đức, Trà Bồng - Hưng Nhượng, Pô Cô…) [11, 28, 35, 47].
+ Trong Trias ởmiền Bắc ViệtNam phổ biến các thành tạo carbonat tướng biển nông đến
trung bình (các hệ tầng Hồng Ngài, Điềm He, Đồng Giao, Pác Ma, Hoàng Mai), cũng vào thời
gian này ởmiềnNamViệtNam hoàn toàn vắng mặt các thành tạo carbonat (ngoại trừ một
diện tích nhỏ ở bờ bắc đảo Hòn Nghệ).
+ Các biểu hiện của hoạt động magma granitoiđ khá phổ biến và phong phú vào chukỳ
Inđôsini với sự biểu hiện của các phức hệ Điện Biên, Núi Điệng, Sông Mã, Móng Cái, Kim
Bôi, Phia Bióc, Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Bà Nà, Vân Canh.
- ChukỳInđôsiniởmiềnNamViệtNam có thể được phân định 3 pha chính: C3-P2, P3-T3c,
T3n-r - J2 thể hiện rõ các phức hệ vật chất - kiến trúc nêu trên. Tiếp theo là hoạt động của
rìa lục địa tích cực trong môi trường hút chìm của mảng Thái Bình Dương ở phía đông hiện
tại xuống dưới mảng Châu Á diễn ra muộn hơn (đặc biệt rõ ở đới cấu trúc Đà Lạt). Một số
tác giả còn tính đến tác động của quá trình hút chìm mảng Ấn Độ Dương dưới lục địa Âu - Á
[4], theo chúng tôi có lẽ ảnh hưởng này xảy ra vào thời gian muộn hơn.
- Các đới cấu trúc chính hình thành trong chukỳInđosiniở lãnh thổ ViệtNam là: Sông Đà,
Sông Hiến, An Châu, Sầm Nưa - Hoành Sơn, An Khê (Mang Yang), Đăk Lin - Bản Đôn, Phú
Quốc, Hà Tiên, Nông Sơn - An Điềm (Sông Bung).
- Các khoáng sản chính của chukỳInđosiniởmiềnNamViệtNam [3, 15, 19, 29, 36, 37]:
+ Chì-kẽm: Gia Bạc, Núi Dinh;
+ Vàng (thạch anh - vàng, thạch anh - sulfur - vàng, có nơi liên quan với phức hệ Bến
Giằng - Quế Sơn… ): Khe Rin, Đắc Ri Pen, Đắc Krông, Bãi Đất, Ngọc Tụ, Bãi Gió, Sa Bình,
Tiên Thuận, Phước Hiệp, Tiên Hà, Hiệp Thuận, Thăng Phước, Đắc Sa, Suối Ty, Suối Nho,
Suối Linh, Trà Năng…;
+ Fluorit (liên quan với granit phức hệ Vân Canh): Xuân Lãnh;
+ Molybđen - đồng: Sa Thầy?, Núi Đất?.
IV. KẾT LUẬN
Giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi là một trong những giai đoạn đặc biệt trong tiến trình
lịch sử địa chất của Việt Nam, đặc biệt phong phú và đa dạng về mặt kiếntạo và khoáng
sản. ChukỳInđosini có đặcđiểmkiếntạođặc sắc không chỉ ởViệt Nam, Đông Nam Á mà
còn trên thế giới. Trên nền cấu trúc tương phản bình ổn vào cuối Paleozoi của miềnNam
Việt Nam, chukỳInđosini khởi đầu bằng nứt tách, sụt lún, sau đó nhanh chóng chuyển sang
nén ép, nâng nghịch đảo mạnh, khép kín các đới cấu trúc. Sau sụt lún cục bộ tạo các địa
hào, trũng giữa núi, chậu chứa than, toàn miền bước vào giai đoạn tạo núi muộn, hoàn
chỉnh vỏ lục địa với sự có mặt của các thành tạo nguồn gốc vỏ. Kết quả của các hoạt động
biến cải phân dị mạnh mẽ đã tạo ra các trũng chồng gối điển hình – trũng kiểu nguồn rift
nội lục trên nền các móng cấu trúc không đồng nhất (đa kỳ, đa nguồn gốc…). Chúng tạo
nên bức tranh phối khảm của các khối nhô, đai núi lửa rìa lục địa tích cực của Paleozoi muộn
và các trũng chồng gối Mesozoi hình thành trong các pha kiếntạo kiểu mạch đập (có sự
luân phiên giữa các chế độ nén ép và tách giãn, sự luân phiên các cấu trúc âm và các cấu
trúc dương). Một số tác giả xem đây là giai đoạn hoạt hóa magma - kiếntạo của lãnh thổ
Việt Nam, đặc biệt phong phú và đa dạng về mặt khoáng sản.
. thì ở miền Nam Việt
Nam chu kỳ kiến tạo Inđosini có các biểu hiện khác nhiều so với các biểu hiện của chu kỳ
này ở miền Bắc. Các đặc điểm lý thú của chu. Quốc. Trong [20], chu kỳ Inđosini ở miền Bắc Việt Nam được xem là một chu kỳ
không đầy đủ theo khái niệm chu kỳ kiến tạo của Wilson (chu kỳ phát triển vỏ