A. Tre là cánh tay của người nông dân. Bồ các là bác chim ri. Danh từ là từ chỉ người, chỉ vật... Câu 8: Dòng nào dưới đây có sử dụng phép tu từ hoán dụ?. A. Thương người như thể thương [r]
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 -2017
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3,0đ ) - Thời gian làm bài 15 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Văn bản Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) thuộc thể loại gì?
A Truyện dài B Kí C Bút kí D Truyện ngắn
Câu 2: Văn bản nào dưới đây là lời bình cho một bộ phim của nhà điện ảnh Ba Lan?
A Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
B Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
C Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
D Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Báo người Hà Nội)
Câu 3: Dòng thơ nào trích từ bài Lượm của Tố Hữu được viết chưa chính xác ?
A Cháu đi đường cháu
B Chú lên đường ga
C Đến nay tháng sáu
D Chợt nghe tin nhà
Câu 4: Truyện ngắn Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) được kể theo lời của nhân vật nào, ngôi thứ
mấy ?
A Nhân vật thầy Ha-men, ngôi thứ nhất B Nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất
C Nhân vật cụ Hô-de, ngôi thứ nhất D Nhân vật giấu mình, ngôi thứ 3
Câu 5: Nhóm từ nào dưới đây là những phó từ chỉ mức độ?
A cũng, rất, quá, lắm B thật, lắm, quá, rất
C vẫn, rất, thật, quá D hơi, lắm, cũng, thật
Câu 6: Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu văn sau:
Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn, hình như không có chuyện gì xảy ra.
A nhân hóa B ẩn dụ C hoán dụ D so sánh
Câu 7: Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là ?
A Tôi xem bạn là người bạn tốt B Tre là cánh tay của người nông dân
C Bồ các là bác chim ri D Danh từ là từ chỉ người, chỉ vật
Câu 8: Dòng nào dưới đây có sử dụng phép tu từ hoán dụ?
A Thương người như thể thương thân B Không thầy đố mầy làm nên
C Một mặt người bằng mười mặt của D Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 9: Câu trần thuật đơn nào dưới đây có vị ngữ do tổ hợp "từ là kết hợp với động từ" ?
A Ăn mặc như vậy là đẹp B Và dại khờ là những lũ người câm
C Nhiệm vụ cơ bản của học sinh là học tập D Dế Mèn trêu chị Cốc là dại
Câu 10: Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu vị ngữ?
A Lát sau, hổ đẻ được
B Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể
C Từ hôm đó bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa
D Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết
Câu 11: Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
A Con gì? B Như thế nào? C.Ai? D Cái gì?
Câu 12: Trong văn miêu tả, thao tác nào có thể giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết?
A.Quan sát B Tưởng tượng C So sánh D Nhận xét
Hết
Trang 2-PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 -2017
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Điểm
bằng số
Điểm bằng chữ
II - PHẦN TỰ LUẬN : (7,0đ) - Thời gian làm bài 75 phút
Câu 1: (1,0 đ)
a) Nêu những đặc điểm của thành phần vị ngữ
b) Xác định vị ngữ của câu văn sau :
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
Câu 2: ( 1,0 đ)
a) Chép lại khổ thơ đầu của bài Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ ).
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên
Câu 3: (5,0 đ)
Em hãy viết bài văn tả lại thầy (hoặc cô) hiệu trưởng của trường em
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :
Kết quả
II - PHẦN TỰ LUẬN:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2016-2017 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 6 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0đ)
Trang 3II - PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 đ)
Câu 1: (1,0 đ)
a) Những đặc điểm của vị ngữ:( 0,75 đ - mỗi ý đúng 0,25đ)
- Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ
b) Vị ngữ là phần in đậm trong câu: (0,25đ)
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
Câu 2: (1,0 đ)
a) Chép đúng khổ thơ 0,5đ, sai 1 câu trừ 0,25đ, sai 2 câu không cho điểm, sai 1 chữ coi như sai cả câu b) Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên : tự sự (0,5đ)
Câu 3: (5,0 đ)
1 Yêu cầu:
- Hình thức: Học sinh viết một văn bản có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc
lỗi dùng từ đặt câu, chính tả…
- Nội dung: Tả lại thầy (cô) hiệu trưởng của trường em.
2 Sau đây là gợi ý về một cách làm bài và biểu điểm :
A- Mở bài:(0,5 đ)
Giới thiệu thầy (cô) hiệu trưởng của trường em
B- Thân bài:(4,0 đ)
- Tả ngoại hình (1,5đ ): Tuổi tác, vóc dáng, khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, làn da ,…
- Tả hoạt động, cử chỉ, lời nói gắn với công việc (1,5đ)
- Thái độ của thầy (cô) hiệu trưởng đối với học sinh, giáo viên và mọi người xung quanh.(1,0đ)
C- Kết bài: (0,5 đ)
Nhận xét và tình cảm của em đối với thầy (cô) Hiệu trưởng
Ghi chú: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần linh động khi chấm bài của học sinh; trân
trọng những bài làm có tính sáng tạo
Hết