Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Từ đó liên hệ để xem xét vấn đề BREXIT(Anh tách khỏi liên minh Châu Âu.MỤC LỤC……………………………………………………………….1 MỞ ĐẦU…………………………………………………………………2 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………......2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….......2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………...3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………….3 NỘI DUNG………………………………………………………………..4 Phần 1: Lý luận…………………………………………………………...4 1. Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Máclênin……….4 2. Liên hệ vấn đề dân tộc trên thế giới hiện nay…………………………...6 3. Liên hệ vấn đề Brexit (nước Anh tách khỏi liên minh Châu Âu – EU)…7 Phần 2: Liên hệ thực tế và bản thân……………………………………..9 1. Nhận thức về chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay……………………………………………………....9 2. Nhận thức về Brexit…………………………………………………….10 3. Liên hệ bản thân………………………………………………………...11 KẾT LUẬN……………………………………………………………….12 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….13 2 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trong thế giới đương đại. Các quốc gia đều đang ra sức tìm tòi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc mình, giữ gìn nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại không tách rời với thế giới, dù quốc gia đó là đơn tộc hay đa tộc người. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (gồm 54 dân tộc) vì vậy, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa quan trọng và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong toàn bộ sự nghiệp các mạng Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm đặc biệt của giới lãnh đạo, cầm quyền của các quốc gia. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài này để hiểu rõ hơn về tính dân tộc, sự ảnh hưởng của dân tộc đến các vấn đề kinh tế văn hóa chính trị thế giới. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu về quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Cụ thể hoá vấn đề này là chính sách, quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam về dân tộc. Bằng việc tìm hiểu đó để hiểu và phân tích được tại sao lại xảy ra các vấn đề dân tộc, mâu thuẫn giữa các dân tộc trên các lãnh thổ thậm chí giữa các dân tộc ngay trên một lãnh thổ. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Phạm vi nghiên cứu: Trên thế giới và ở Việt Nam trong xã hội hiện nay. 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp 5.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lí luận: giải thích được sự hình thành và phát triển của dân tộc, nguyên nhân xuất hiện các vấn đề dân tộc. Cơ sở thực tiễn: giúp giải quyết các vấn đề về dân tộc. 4 NỘI DUNG Phần 1: Lí luận 1. Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Máclênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc. Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản là dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị xã hội hay dân tộc tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Ê Đê... ở Việt Nam hiện nay. Trong khi nghiên cứu thì Lenin đã phát hiện ra 2 xu thế khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc: Xu thế thứ nhất: cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Được thể hiện rõ ở các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa khỏi ách thống trị các nước thực dân đế quốc. Chính sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của cộng đồng dân cư đã tạo nên xu thế trên. Xu thế thứ hai: các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Đây là xu hướng xuất hiện trong giai đoạn mà trên thế giới xuất hiện nhu cầu xóa bỏ rào cản giữa các nước, các dân tộc với nhau. Ngày nay xu hướng này được biểu hiện qua các khối liên minh giữa các nước như: ASEAN, EU, NATO,… Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MácLênin đã nêu ra toàn bộ nội dung về vấn đề dân tộc hiện nay trên thế giới: Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Nghĩa là toàn bộ các dân tộc lớn hay nhỏ trên thế giới đều bình đẳng về mọi mặt, không phân biệt. Cho dù là khác biệt màu da, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, trình độ đều được hưởng 5 quyền lợi ngang nhau, không dân tộc nào được giữ đặc quyền và áp bức dân tộc khác. Đồng thời cũng có những trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau. Bình đẳng luôn là yếu tố được đạt đầu tiên làm cơ sở và là nền tảng cho những yếu tố tiếp theo. Vì vậy phải làm sao cho quyền bình đẳng được thực hiện khắp nơi trên toàn thế giới là một vấn đề đặt ra cho tất cả chúng ta. Trước tiên phải loại bỏ tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc; đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Khi có sự bất bình cần nhanh chóng giải quyết đề không hình thành một làn sóng trỗi dậy. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. Vấn đề thứ hai mà cương lĩnh dân tộc của MácLênin nêu ra là: Các dân tộc có quyền tự quyết. Các dân tộc đều có quyền tự quyết định những vấn đề nội tại, tương lai – số phận, thể chế chính trị, cách thức điều hành cho phù hợp với mình. Không ai hay bất kì thế lực ngoại lai nào có thể áp đặt lên một dân tộc về cách thức, bộ máy điều hành. Tuy nhiên, việc quyền dân tộc tự quyết vẫn phải xuất phát từ thực tiễn – cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Để nắm đạt được lợi ích tối ưu của quyền tự quyết cần phải giải quyết các vấn đề hợp lí như lấy lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động làm mục tiêu và động lực. Có như vậy, quyền tự quyết mới phát huy tác dụng. Đồng thời cũng không nên sử dụng nó một cách quá đà khiến dân tộc bị cô lập với thế giới bên ngoài, không theo kịp xu hướng, dẫn đến nguy cơ sụp đổ bộ máy chính trị. Và phải kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Vấn đề cuối cùng được nêu ra trong bản hợp xướng cương lĩnh của MácLênin là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Công nhân – giai cấp vô sản là đối tượng chủ nghĩa MácLênin bảo vệ, lực lượng công nhân là lực 6 lượng đông đảo nhất trong xã hội vì vậy họ có ảnh hưởng lớn đến dân tộc. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời là cơ sở và nền tảng quan trọng cho quyền bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc. 2. Liên hệ vấn đề dân tộc trên thế giới hiện nay. Hiện nay, tình hình dân tộc thế giới còn khá nhiều bất cập. Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu và Mỹ thường xuyên xảy ra phân biệt chủng tộc, sắc tộc. Trong thông điệp Ngày quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc (213), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thừa nhận, nước Mỹ đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa bài ngoại. Theo báo cáo của Stop Asian American Pacific Islander (AAPI), chưa đầy một năm kể từ đại dịch Covid19 bùng phát, AAPI đã tiếp nhận 3.795 vụ kỳ thị đối với người gốc Á và các đảo ở Thái Bình Dương, trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kì thị bao gồm: lăng nhục, tiến công, quấy rối, vi phạm quyền công dân….Điển hình là vụ xả sung làm chết 6 người phụ nữ gốc Á tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ đã làm dấy lên sự lo ngại cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Vụ xả súng dường như là kết quả của việc bạo lực liên quan đến giới tính, phân biệt đối xử với phái nữ và bài ngoại Bee Nguyen, dân biểu gốc Việt đầu tiên của bang Georgia (Mỹ), nhận định. Đối với quyền tự quyết sử dụng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sử dụng sai sẽ đem lại tác hại cho quốc gia, dân tộc. Triều Tiên một nước cô lập mình với thế giới, chính vì họ chỉ biết có họ, quyền tự quyết quá cao, thực hiện chính sách đóng cửa khiến cho đất nước lạc hậu và đi chậm so với thế giới rất nhiều. Bên cạnh góc khuất thì có rất nhiều nền kinh tế vận dụng được quyền tự quyết dân tộc để xây dựng đất nước giàu mạnh. Singapore là một ví dụ điển hình. Từng bị Anh độc chiếm làm cảng rồi bị Nhật chiếm đóng trong Thế 7 chiến thứ hai, sau đó lại quay lại tay Anh, cuối cùng khi dành được độc lập, cho đến ngày nay Singapore đã thành một trong bốn