1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học xây dựng pháp luật, thực trạng và giải pháp xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

25 84 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Tiểu luận môn học Xã hội học Pháp luật.Đề tài: Xã hội học xây dựng pháp luật, thực trạng và giải pháp xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.1. Lý do chọn đề tài:Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Theo đó, sản phẩm của quá trình xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, tạo lập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nói đến chất lượng xây dựng pháp luật cần nói đến các tiêu chí đánh giá chất lượng xây dựng pháp luật được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định 342016NĐCP ngày 1452016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015. Đó là các tiêu chí về tính hợp pháp, hợp lý, tính khả thi, dân chủ, minh bạch và kỹ thuật xây dựng pháp luật.Do đó, bản thân chọn nghiên cứu đề tài “Xã hội học xây dựng pháp luật, thực trạng và giải pháp xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận kết thúc học phần nhằm đi sâu nghiên cứu phân tích dưới góc độ xã hội học về xây dựng pháp luật, tìm hiểu cơ chế xã hội trong xây dựng pháp luật cũng như những bảo đảm cơ sở xã hội học trong xây dựng pháp luật để từ đó nhìn nhận, đánh giá đúng về thực trạng xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay trên cơ sở phân tích những thành tựu, những mặt đã đạt được đồng thời chỉ rõ những mặt hạn chế cần khắc phục của công tác lập pháp, qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần vào các chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật trong tương lai.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:2.1 Mục đích nghiên cứu:Nghiên cứu cơ sở lý luận, nắm bắt được các vấn đề cốt lõi, tính xã hội của xây dựng pháp luật cũng như làm rõ được các yếu tố tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật, từ đó đối chiếu, tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác xây dựng pháp luật qua các giai đoạn, từ đó xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động lập pháp ở nước ta hiện nay. Trong khuôn khổ của tiểu luận này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái quát về thực trạng hoạt động lập pháp ở nước ta thời gian qua, góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện xây dựng pháp luật trong thời gian tới.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:Làm sáng tỏ bản chất xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, làm rõ các yếu tố tác động đến xây dựng pháp luật, cũng như tác động của xã hội trong xây dựng pháp luật, phải nêu bật cho được các bảo đảm cơ sở xã hội học trong xây dựng pháp luật; phân tích, làm rõ những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động lập pháp ở nước ta thời gian qua. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết các kết quả có được từ hai nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên. Tiểu luận đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, liệt kê, chỉ rõ những vấn đề cần tiếp tục đặt ra để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3.1 Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng thực hiện chiến lược đổi mới hoạt động lập pháp ở nước ta, việc tập trung đổi mới chính trị, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa thông qua xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như kế hoạch định hướng phát triển lâu dài cho hoạt động lập pháp của Việt Nam.3.2 Phạm vi nghiên cứu:Về không gian nghiên cứu: Công tác hoàn thiện lý luận, hoàn thiện thể chế, chính sách đối với hoạt động lập pháp ở Việt Nam;Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được đặt ra nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 cho đến nay.4. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào cơ sở lý luận để phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản của xã hội liên quan đến công tác lập pháp. Phương pháp so sánh: So sách hoạt động lập pháp ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau để làm rõ sự tiến bộ, tính ưu điểm của từng giai đoạn để đút rút những kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp. Phương pháp định lượng: thu thập thông tin định lượng trên diện rộng, sử dụng bảng câu hỏi (bảng hỏi) khảo sát, điều tra; trong đó, tổng hợp tất cả các câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi thuờng ở dạng ‘đóng’ với phương án trả lời cho sẵn vàhoặc có thêm lựa chọn mở để người trả lời chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.

Ngày đăng: 19/11/2021, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w