Gian lậnthươngmại dưới góc
nhìn củatâm l ý học
Trong năm nay, nước Mỹ xảy ra liên tiếp những vụ xét xử nhiều chủ tịch, giám
đốc điều hành của các tập đoàn lớn trên thế giới với các tội danh tham nhũng, ăn cắp
tiền công, cố tình lừa đảo nhà đầu tư và cơ quan chức năng để trục lợi cá
nhân…Trong bài viết này, Brendan Hewson, biên tập viên trong lĩnh vực gianlậntài
chính của tờ báo điện tử Gtnews đã xem xét các vụ việc trên dướigóc độ tâmlý và
phân tích lý do dẫn đến những sự phạm tội này.
Đi liền với sự phát triển và lớn mạnh của một công ty hay tổ chức là những
chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định. Những chuẩn mực tưởng chừng như đơn
giản này chính là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh thành công, trung thực và
đáng được trân trọng. Điều này còn được thể hiện qua tư cách đạo đức của những
người làm việc trong công ty, đặc biệt những người nắm giữ những vị trí quản lý hoặc
có quyền lực cao. Điều gì sẽ xảy ra khi họ dính líu đến các hoạt động gianlậntài
chính? Và nguyên nhân nào dẫn đến hành động này?
Một trong những người như thế là cựu giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng
Enron của Mỹ - Jefrey Skilling. Ông Skilling đã bị tuyên phạt 24 năm 4 tháng tù trong
vụ lừa đảo dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn Enron. Theo các công tố viên tại phiên tòa
xét xử ở Houston, Texas vào ngày 24/11/2006 vừa qua, ông và cựu chủ tịch tập đoàn
này là Kenneth Lay bị kết tội lừa gạt ngân hàng và cố tình giấu nhẹm nợ nần của công
ty. (Tuy nhiên việc buộc tội cựu chủ tịch Kenneth Lay đã bị hủy bỏ sau cái chết của
ông ta vào tháng Bảy).
Hành vi lừa gạt này đã đẩy Enron, từng là tập đoàn lớn thứ bảy của Mỹ đến chỗ
sụp đổ hoàn toàn vào năm 2001 với khoản nợ lên đến hàng chục tỷ đô-la và khiến
hàng ngàn nhân viên mất việc. Bản án dành cho ông Skilling đã làm cho các nhân viên
của Enron bị mất tiền lương hưu hài lòng. Song Skilling vẫn tuyên bố là mình vô tội
và sẽ kháng án.
Vậy điều gì đã khiến tập đoàn chỉ mới thành lập năm 1986 đã nhanh chóng trở
thành một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới? Đáng tiếc, đây cũng
chính là phép màu đẩy Enron đến chỗ diệt vong. Đó là câu chuyện về công ty mẹ-con.
Một công ty có thể mở ra một hay nhiều công ty con “dưới bóng” của mình.
Công ty con dựa vào uy tín của công ty mẹ để được vay vốn, để thắng thầu, để xây
dựng thương hiệu. Công ty mẹ sử dụng công ty con để huy động vốn, để hứng chịu
những hợp đồng đầy rủi ro, để giấu bớt sự nợ nần của mình để làm cho các báo cáo tài
chính ‘đẹp đẽ” hơn… Ngay cả những hợp đồng mua đi bán lại giữa mẹ và con cũng
tạo ra doanh thu và lợi nhuận để báo cáo.
Nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở mức độ 2-3 công ty con, thì chắc sẽ chẳng có gì
xảy ra. Vấn đề là Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con, chủ yếu nằm ở những nước còn
dễ dãi nhất về luật kế toán. Xây dựng hệ thống nhằm che giấu lỗ lãi và rủi ro, trong khi
đó lại phóng đại lợi nhuận và tài sản. Hệ thống này được thiết kế bởi các chuyên gia
tài chính tài giỏi, được bảo đảm bởi một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới
- Arthur Andersen.
Cho đến khi câu chuyện vỡ lở, thì hóa ra lợi nhuận chẳng là bao và tài sản
chẳng nhiều như báo cáo. Và câu chuyện đằng sau những hành vi lừa gạt và gianlận
kiểu như thế này là gì?
Sự gianlận diễn ra hàng ngày trong kinh doanh
Chúng ta đang sống trên một thế giới toàn cầu hóa, và tất nhiên mọi người đều
quan tâm đến những tội ác và sự tàn phá ảnh hưởng đến xã hội chung của chúng ta. Ai
cũng mong đợi ở những nhà chính trị và các doanh nhân có thể đưa ra phương hướng
và thực thi những biện pháp nhằm hạn chế gianlận trong kinh doanh dẫn đến sự mất
ổn định xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta phát hiện ra rằng rất nhiều kẻ lừa đảo là những
người đứng đầu các tập đoàn hay các nhà chính trị do chính chúng ta bầu ra. Sự lừa
đảo và gianlận ngày nay được thừa nhận như là một phần trong hoạt động kinh doanh
và đời sống chính trị. Hàng ngày, trên các báo chí đều thấy những tít nổi bật về những
vụ việc như thế này.
Theo báo cáo gần đây của Control Risks Group, các công ty làm ăn chân chính
đang bị mất dần lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh không trung thực ngày càng phát
triển trên một diện rộng và ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Đặc biệt những vụ
tham nhũng hay xảy ra trong các ngành công nghiệp xây dựng, khai khoáng, khí đốt và
dầu mỏ. Vì đó là nơi có các dự án giá trị lớn. Bản nghiên cứu này cũng cho thấy hối lộ
đã trở thành một “vấn nạn lớn trên thế giới”.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên sự gian lận, song có thể nói phần lớn nó xuất
phát từ bản năng cơ bản của con người. Đó là lòng tham. Đối với nhiều người, để có
quyền lực, sự thăng tiến, giàu sang hay một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ phải trả bằng sự
cố gắng và làm việc chăm chỉ. Song có một số người khác lại không đi theo cách này,
khi nhu cầu không được đáp ứng và họ muốn phải được thỏa mãn ngay lập tức bằng
bất cứ giá nào.
Ông Sam Currin, một cựu luật sư Mỹ, thẩm phán và chủ tịch đảng Cộng hòa
Bắc Carolina, hiện nay đang đứng trước bản án bốn mươi ba năm tù sau khi thú nhận
phạm tội chuyển tiền trái phép, gianlận thuế và gây cản trở việc thi hành pháp luật. Tờ
báo
Người quan sát Charlotte đã tường thuật lại vụ việc này như sau: ông Currin đã
chiếm đoạt 1,45 triệu đô-la trong số tiền thu được từ hoạt động mà những người công
tố viên gọi là “một kế hoạch gianlận cổ phần/chứng khoán lớn”. Ông ta cũng bị buộc
tội cản trở quá trình điều tra của đoàn hội thẩm và bị vạch trần âm mưu chuyển tiền từ
một công ty nước ngoài tới cục thuế Nội địa (Internal Revenue Service).
Một trong những khách hàng của ông Currin đã “tạo ra” hàng chục triệu đô-la
bằng mánh khóe bán cổ phiếu qua hộp thư, fax công cộng và các phương tiện khác.
Currin đã giúp chuyển tiền kiếm được bằng cách bất chính qua tài khoản tin cậy của
hãng luật do ông ta đứng đầu và đút túi 240.000 đô-la. Sự việc bị phát hiện qua việc
hoàn thuế thu nhập năm 2004. Sau đó, ông Currin còn có âm mưu giấu giếm những tài
liệu và đưa ra những lời khai man trước tòa.
Bốn mươi ba năm tù là một khoảng thời gian dài trong đời bất cứ người nào,
đặc biệt là một người đã từng là một công tố viên, một vị quan tòa và là một nhà chính
trị cấp cao. Một cuộc đời bị giam giữ theo những quy định khắc nghiệt, không có tự
do. Có phải lòng tham vô độ đã làm mù mắt và đưa con người ta đến phạm tội gianlận
và lừa đảo hay không?
Suy nghĩ của kẻ gian lậnthương mại
Chúng ta hiểu gì về diễn biến tâmlý bên trong những hành vi của Currin hay
Skilling để nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi này?
David Wolfe, người sáng lập ra tập đoàn Glasgow Forensic Group và Dana
Hermanson, một nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Corporate Governance, giảng viên
trường đại học Tennessee đã xây dựng thuyết gọi là “Bốn yếu tố liên quan đến sự gian
lận”. Ông cho rằng chính yếu tố thứ tư – năng lực của cá nhân đóng vai trò chính, làm
xuất hiện hành động gianlận ở con người.
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi số tiền gianlận lên tới hàng tỷ đô-la, nếu
không phải là người có quyền lực hay năng lực thật sự thì khó lòng th
ực hiện được.
Chúng ta hãy xem xét bốn yếu tố dẫn đến hành động gianlận để có thể hiểu
được diễn biến suy nghĩ của những người có hành vi này:
1. Đông cơ: tôi muốn, tôi phải có thứ này – dẫn đến gian lận.
2. Cơ hội: Có một điểm yếu nào đó ở trong hệ thống mà người có quyền lực có
thể khai thác, từ đó sự gianlận có thể xảy ra.
3. Sự hợp lý hóa: tôi tin chắc rằng cái giá phải trả cho hành vi gianlận này chỉ
là sự rủi ro.
4. Năng lực: tôi có những điều kiện cần thiết, khả năng và quyền lực để thực
hiện điều này. Tôi nhận ra cơ hội để thực hiện hành vi gianlận này và biến nó thành
hiện thực.
Bốn nhân tố này đan xen nhau, nhưng tác nhân đầu tiên và cơ bản cho hành vi
gian lận là năng lực. Theo quan điểm này, việc xem xét hành động gianlận không chỉ
dựa vào yếu tố cơ hội do tình thế và môi trường đem đến – cách xem xét theo truyền
thống trước đây.
Bốn nhân tố này tập trung kích thích phản xạ của con người. Ví dụ, khởi đầu
của quá trình kích thích có thể là ý nghĩ đến lợi nhuận hoặc phớt lờ những yếu tố
phương hại đến sự kinh doanh chân chính. Hãy xem xét một kịch bản sau đây. Một
luật sư đến gặp một chủ ngân hàng chuyên về kinh doanh cổ phiếu và đầu tư ở một đất
nước rất xa nơi mình sống và yêu cầu mở một tài khoản khởi đầu cho một mối quan
hệ.
Câu hỏi đặt ra tại sao anh ta lại chọn đúng ngân hàng này? Anh ta tuyên bố rằng
cha mẹ anh ta trước đây đã từng sử dụng tài khoản ở đây. Câu trả lời cứ cho là chấp
nhận được đi. Ba ngày sau đó khách hàng gọi điện đến ngân hàng và nói rằng anh ta
vừa được trả một khoản tiền trong một vụ kiện tại một nước khác cách xa hàng nghìn
dặm. Giá trị của lượng tiền này không quá lớn. Chính vì số tiền không quá lớn nên
việc ai chuyển tiền vào tài khoản của vị luật sư không được để ý đến.
Trên thực tế, ngân hàng biết rất ít về vị khách hàng luật sư. Anh ta, sau tất cả
các cuộc gặp gỡ mang tính chất cá nhân, là một người có nghề nghiệp (ít ra là trong
các vi-dít của anh ta nói lên điều đó); gia đình anh ta có mối liên quan đến ngân hàng
và được nhìn nhận như là một khách hàng lớn trong tương lai. Tại sao vậy? Vì số
lượng tiền trong tài khoản tăng lên sẽ góp phần làm hoạt động kinh doanh của ngân
hàng phát triển, vậy mục tiêu chi phối tất cả các ma thuật này chính là lợi nhuận.
Bi kịch của câu chuyện nằm ở chỗ chủ ngân hàng đã không có ý định tìm hiểu
bản chất của các khoản tiền mờ ám khi thiết lập một mối quan hệ mới và phớt lờ đi
hoặc là không quan tâm đến các dấu hiệu nguy hiểm được báo trước.
Động lực là thu được càng nhiều lợi nhuận từ kinh doanh càng tốt, thậm chí kể
cả việc có thể hoạt động kinh doanh không tồn tại. Khi những ý nghĩ về đồng tiền xâm
chiếm trong đầu, thì những cảm giác thông thường bị ném ra ngoài cửa sổ.
Diễn biến tâmlý đằng sau hành vi gian lận
Các phản xạ có điều kiện thông thường được phát triển thông qua việc dạy đỗ,
đào tạo. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy sự sai lạc của các phản xạ có điều kiện này
có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Vậy điều gì khiến chúng ta bị rơi vào sự sai lạc này?
Các chuyên gia tâm l
ý cho rằng, trong mỗi chúng ta đều có một bộ phận cấu
thành tâm lý. Đó là khả năng phân biệt để lựa chọn. Chúng ta có khả năng quyết định
hành vi của bản thân mình thông qua việc phân biệt được trường hợp nào, dấu hiệu
nào, triệu chứng nào là nguy hiểm. Lựa chọn để tránh những các dấu hiệu nguy hiểm
mà chúng ta cảm nhận được. Lợi nhuận hay lợi ích mà chúng ta thu được một cách
không chính đáng qua con đường gianlận là lựa chọn sai lạc, không phù hợp với phản
xạ tự nhiên của con người, vì chúng ta đã lựa chọn sự nguy hiểm.
Quay trở lại với câu chuyện đã đưa ra, chúng ta thử xem lựa chọn sai lạc dẫn
đến hành vi gianlận ở đây là gì? Ông chủ ngân hàng khi tiếp xúc với khách hàng tiềm
năng, người có mục đích mờ ám được che đậy bằng các thuật ngữ hoặc những lời văn
cầu kỳ mà ông trước đây chưa từng biết đến hoặc không hiểu được. Song ông ta vẫn
tiếp tục thương thuyết vì sợ rằng mình bị chê là một người không có kinh nghiệm,
hoặc tồi tệ hơn nữa là không thông thạo trong lĩnh vực ngân hàng.
Sự sai lạc trong hành vi hay sự lựa chọn của ông ta ở đây là gì? Các phản xạ
hành vi thông thường đã bị lấn át bởi suy nghĩ sợ bị nhận ra là một người thiếu tự tin
hoặc sợ bị phát hiện là ngớ ngẩn hay không có kinh nghiệm. Đây chính là một sự sai
lạc của các phản xạ có điều kiện có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào và khi đó những
tiêu chuẩn hành vi thông thường không được xem xét đến.
Hành vi thông thường ở đây là gì? Thông thường các ông chủ ngân hàng để
phòng ngừa bất trắc sẽ kiểm tra thông tin qua các đồng nghiệp để đảm bảo chắc chắn
rằng quyết định của mình là đúng đắn. Và như vậy, rất có thể ông ta sẽ nhận được ở
các đồng nghiệp lời khuyên không nên tiếp tục thương thuyết và theo đuổi mối quan
hệ này.
Qua câu chuyện này, có thể rút ra một điều là hầu hết những hiện tượng khác
thường xảy ra khi xuất hiện sự đe dọa bị mất mát lợi nhuận, hoặc sợ bị cấp trên phát
hiện ra, dẫn đến sự thay đổi diễn ra bên trong ý nghĩ của ông chủ ngân hàng – “một sự
chuyển hướng niềm tin” mà có thể so sánh với “hội chứng Stockholm”.
Thuật ngữ này xuất hiện sau khi vụ cướp nhà băng Kredibanker xảy ra tại
Normalmstorg, Stockholm. Tại đó các tên cướp ngân hàng đã bắt giữ các nhân viên
làm con tin từ ngày 23 -28/08/1973. Trong vụ cướp này, các nạn nhân đã rất gắn bó
với những kẻ đã bắt giữ họ, thậm chí đã bào chữa cho những tên cướp ngân hàng khi
họ được giải thoát và trả lại tự do sau 6 ngày bị giam giữ. Thuật ngữ này được đưa ra
bởi một nhà tội phạm và tâmlýhọc - Nils Bejerot, người đã giúp đỡ lực lượng cảnh
sát trong suốt quá trình diễn ra vụ cướp.
Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người
bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ
bắt cóc mình. Theo các nhà tâm lý, đó là cơ chế tự vệ tự giác hoặc tự phát của người bị
bắt cóc – lựa theo và hòa nhập hẳn vào tâm l
ý của kẻ bắt cóc - nhằm thích nghi với
tình huống và tránh nguy hiểm.
Đem câu chuyện này so sánh với câu chuyện quản lýcủa ông chủ ngân hàng –
người đã “chuyển hướng niềm tin” từ các đồng nghiệp của mình sang kẻ lừa đảo. Lòng
tin đối với một kẻ lạ mặt, người sẽ tiến hành kinh doanh với mình trong một thời gian
dài, hoàn toàn không dựa trên một cơ sở thực tế nào cả. Ông chủ ngân hàng tin người
khách mập mờ kia có thể mang lại lợi ích cho mình được xem như là một phản xạ có
điều kiện sai lạc mà tác nhân của nó là lòng tham và sự kiêu ngạo.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn và những hành vi lừa dối trong kinh doanh vẫn tiếp tục
xảy ra, song việc nhìn ra bản chất và diễn biến tâmlý bên trong những suy nghĩ của kẻ
gian lận cũng là một cách để chúng ta ngăn chặn và kìm chế sự phát triển của chúng.
. Gian lận thương mại dưới góc
nhìn của tâm l ý học
Trong năm nay, nước Mỹ xảy ra liên tiếp những vụ xét xử nhiều chủ tịch, giám
đốc điều hành của. đến phạm tội gian lận
và lừa đảo hay không?
Suy nghĩ của kẻ gian lận thương mại
Chúng ta hiểu gì về diễn biến tâm lý bên trong những hành vi của Currin