Trong thời hiện đại của nền khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại cho con người nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực trong đời sống như công nghiệp, nông nghiệp, y học,… Việc tìm ra và phát triển năng lượng hạt nhân là một bước tiến lớn của nhân loại, giúp ích rất lớn cho sự phát triển của con người. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển này là sự tác động không nhỏ đến môi trường sống của các sinh vật trên thế giới. Trong đó, nguy hiểm nhất là rò rỉ phóng xạ ra môi trường sống. Bảo đảm an toàn bức xạ được cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo về an toàn và kiểm soát bức xạ là sự cần thiết khi tiến hành công việc bức xạ; đưa ra giải pháp tối ưu về việc bảo đảm an toàn bức xạ; xác định các điều kiện bảo đảm an toàn cho nhân viên bức xạ, dân cư khu vực có cơ sở bức xạ và môi trường trong mức giới hạn cho phép về an toàn bức xạ. Thủ tục xây dựng phải bảo đảm an toàn bức xạ và các mức giới hạn cho phép về an toàn bức xạ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trong quá trỉnh vận hành, làm việc thì không thể nào hoàn toàn tránh được những vấn đề gặp sự cố, tai nạn và ngay cả khi thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn tới những hậu quả khó lường sau này. Nhưng xảy ra những vấn đề nguồn phóng xạ thì hậu quả càng nguy hiểm hơn không chỉ vấn đề tổn thất tài sản mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Nên qua những sự cố về hạt nhân cụ thể tại Việt Nam, chúng ta cần phải nhìn nhận, rút ra bài học kinh nghiệm một cách nghiêm túc để làm sao có thể giảm tối đa tổn thất về người và của. Là một sinh viên khoa Vật lý học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nay em xin chọn và thực hiện đề tài: “Trình bày về các sự cố tai nạn hạt nhân ở Việt Nam. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác an toàn bức xạ tại nước ta” để từ đó có thể đưa ra được ý kiến của cá nhân mình trong việc đảm bảo an toàn bức xạ qua những sự cố hạt nhân tại Việt Nam.