Một số lượng khá lớn sinh viên hiện nay đã có xe máy để phục vụ cho yêu cầu của việc học tập. Tuy nhiên, yêu cầu của sinh viên về sản phẩm xe máy này là rất đa dạng và phong phú, nên cần biết được một số yêu cầu cần thiết để nhà sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm có giá cả phù hợp với sinh viên nhưng chất lượng cũng phải đảm bảo chất lượng tốt thỏa mãn nhu cầu của họ. Chính vì những yêu cầu đa dạng như vậy nên nhóm chúng em đã chọn đề tài “KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG XE MÁY CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Khảo sát nhu cầu của sinh viên trường Đại học Kinh tế về việc sử dụng xe máy. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy của sinh viên. Những ý kiến, nhận định của sinh viên đã có xe máy và chưa có xe máy. 1.3. Quy trình nghiên cứu: - Bước 1: Lựa chọn đề tài. - Bước 2: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu. - Bước 3: Xây dựng giả thuyết, thiết kế bảng hỏi. - Bước 4: Thu thập thông tin, phân tích và xử lý kết quả - Bước 5: Thực hiện báo cáo kết quả nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Kích thước mẫu: 100 sinh viên, bao gồm 18 biến (? biến định lượng, ? biến định tính). 1.5. Ý nghĩa của đề tài: • Có thể là nguồn tài liệu cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xe máy biết được nhiều hơn nhu cầu của sinh viên Đại học kinh tế về xe máy để có thể cung ứng tốt hơn. • Bên cạnh đó, cũng có thể giúp cho nhà sản xuất sản xuất tốt hơn phù hợp với sinh viên nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. • Cũng có thể có nhiều lựa chọn tốt hơn khi mua xe máy phù hợp nhất với thu nhập, yêu cầu của học tập, làm việc và giải trí. PHẦN 2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 2.1. Giả thuyết nghiên cứu: - Vấn đề nhu cầu sử dụng xe máy hiện nay được hầu hết tất cả các bạn sinh viên đều quan tâm. - Sinh viên có nhiều nhu cầu quan trọng liên quan đến việc sử dụng xe máy như đi học, đi làm… 2.2. Phương pháp thu nhập dữ liệu: - Nghiên cứu chính thức với phương pháp định lượng thông qua bằng câu hỏi với mẫu là 100 sinh viên. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích kết quả thu được. - Dùng google forms thiết kế một bảng hỏi online, đăng tải link bảng hỏi vào các trang mạng của sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN trên facebook và thu thập câu trả lời của sinh viên. 2.3. Xây dựng bảng hỏi a. Hoạch định sơ lược dữ liệu cần thu thập: - Xác định các khía cạnh cần nghiên cứu của đề tài - Đặc điểm cá nhân: sử dụng các tiêu thức: sinh viên năm, giới tính, ...Mối quan tâm của sinh viên đối với xe máy: loại xe nào phù hợp, sử dụng xe như thế nào, tìm hiểu thông tin từ đâu, yêu cầu về xe như thế nào... b. Các dạng câu hỏi: - Sử dụng đồng thời nhiều dạng câu hỏi như câu hỏi đóng, câu hỏi mở,… c. Cách đặt câu hỏi: - Từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh diễn đạt dài dòng, rõ ràng, chính xác.... - Trách đạt câu hỏi có tính gợi ý, có tính định kiến, hạn chế câu hỏi mà thông tin trả lời đòi hỏi sự tổng hợp phức tạp, ...