1. Trang chủ
  2. » Tất cả

pdfcoffee.com_dongduochocthietyeu-pdf-free

336 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 336
Dung lượng 10,47 MB

Nội dung

Trang 2

VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG Y

BỘ Y TẾ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

ĐÔNG DƯỢC HỌC

THIẾT YẾU

Người dịch

Luong y TRAN VAN QUANG

Tham gia hiệu đính:

Luong y V0 XUAN QUANG

Luong y TRAN VAN QUANG

t

NHA XUAT BAN MUI CA MAU

Trang 3

Lời tựa

Dich sách thuốc y học cổ truyền là một trong những uiệc không thể thiểu được của công tác thừa kế phát huy phát triển y học cổ truyền của nước ta, Nhất là một cuốn sách

nói nề các u{ thuốc là một uiệc nên làm dể có thêm tời liệu

cho những người thích nghiên cứu oề y học cổ truyền uà

những uị lương y tham khảo trong điều trị của minh Đặc

diém của y học cổ truyền là y uờ được luôn gắn bó chặt chế

uới nhau như hình uới bóng Vì y không thể thiếu dược uò

ngược lại

Việc địch cuốn "Đông dược học thiết yếu" của Viện nghiên cứu Trung V Bộ Y tế nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nhằm dạt mục dích nói trên

Cuốn sách còn là giáo trình biên soan công phu, có hệ

thống tương dối đầy đủ từ giảng dạy dến uận dụng thực

hành uề dược Sách chía ra từng chương, tiết Quyền thượng

giới thiệu tình hình khái quát phát triển của Đông dược đến tính năng bùo chế, chế tế, chế lượng, kiêng ky uờ cách

uống Quyển hạ giới thiệu từng nhóm thuốc chữa bệnh như

thuốc giải biểu, thuốc chống nôn, 0 đến chương cuối cùng

la thuốc dùng ngoài, Người đọc có thể dễ đàng tra cứu uờ

Trang 4

Quá trình dịch cuốn sách "Đông dược học thiết yếu"

lương y Trần Văn Quảng có nhiều cố gắng trong viée dich

thuật, đồng thời còn dịch bổ sung nuột số điểm uề phương

tế để người đọc có thêm tài liệu tham khảo v2 ed thuốc

bắc uà thuốc nam

Trong quá trình dịch thuột, có thể còn có chỗ thiếu, sót,

mong các bạn dọc chỉ bảo dể lần sau tái bản được day đủ hơn

Việc dịch cuốn sách "Đông dược học thiết yếu" là sự dong

góp tích cực uào 0iậc giao luu van hóa noi chung va nén y học cổ truyền nói riêng giữa nhân dân hai nước Việt Nam

va Trung Quốc

Xin tran trong gidi thiệu cùng bạn đọc

Trưởng ban chuyên môn TW

Hội Y học cổ truyền Việt Nam

Lương y VŨ XUÂN QUANG

Lời nói đầu

Ban Biên tập tài liệu giảng dạy Trung y của Viện

chúng tôi dã biên soạn chín bản thảo bạn đầu tài liệu giảng

dạy dùng thí nghiệm, trong đó có bản "Bản thảo khói yếu”,

Sau khi những bản thảo này dược gửi di các nơi, được các

don vj hitu quan va cdc ding chỉ: nhiệt tình uới học thuật Trung y đã đóng góp cho nhiều ý kiến qúy báu Căn cứ uùo

những ý kiến uề nhiều mặt, trên cơ sở bản "Bản thảo khái

yếu" ban đều, chúng tôi tiến hành sửa chữa va dồng thời dối tên là "Đông dược học thiết yếu",

Dưới sự lãnh dẹo của Đông ủy Viện chúng tôi, công tác sửa chữa cuốn sách này là do các học uiên lớp chuyên tu thủ hơi Têy y học tập Trung y Viện chúng tôi uờ tộp thể tổ

nghiên cứu giảng dạy bản thảo chấp bút biên soạn, đồng thời dược ban thư ký học thuật Viện chúng tôi uà lương y láo thành Dương Thụ Thiên hiệu dính

Cuốn sách này chia làm hai thiên Thượng uà Hạ (gợi là Phần Một va Phần Hai - ND) Thiên Thượng là tổng

ludn- ban chung, nói uề tình hình khai quối phát triển Dâng

được, trị thức nói chung uà phương pháp sử dụng oề Dông dược, là phần tý luận cơ bản của Đông được Thiên Hạ là các chuyên luận, ghỉ chép được ngót 400 uị thuốc Đông dược thường dùng, theo công dụng của uị thuốc, chia làm

Trang 5

18 chương: thuốc phát biểu (giải biểu), thuốc cho nôn, thuốc

chỉ thổ, thuốc tả hạ 0u Dưới mỗi uị thuốc, ghỉ rõ tên dùng

trong đơn, phần đùng làm thuốc, bào chế, tính uị quy kinh,

công dụng, chủ trị, ứng dụng uà phân biệt, tam khảo Mục

đích chủ yếu giúp bạn đọc lý giải được tính năng của uị

thuốc, dễ nêm uững vt ứng dụng

Phân loại uị thuốc, sóch bản thảo qua nhiều thời dại

đều không giống nhau Đó là uì một u‡ thuốc nào dó có thể

cô nhiều loại công dụng; nhiều uị thuốc lại có thể có day dù cùng một công dụng Cho nên phân loại của cuốn sách này có thể chưa được thỏa đáng, sau này chúng tôi sẽ nghiên

cứu sữa chữa +

Tóm lại, do trình dộ của chúng tôi bị hạn chế, cuốn

súch này khó tránh khỏi khuyết điểm hoặc sai lầm, rốt mong

bạn dọc sẵn sàng chỉ bảo

Viện nghiên cứu Trung y

Bộ Y tế nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Phần I

Trang 6

CHUONG I

TINH HINH KHAI QUAT CUA

NEN DONG DUOC

Dong dược là một công cụ quan trọng của nền Y học

Trung quốc dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh tật, có quan hệ khăng khít với Đông y Nội dung vô cùng rộng rai,

bao gồm động vật, thực vật và khoáng chất, trong đó nhiều nhất là được liệu bằng thảo mộc, cho nên nói chung gọi là các sách vở về Đông dược là "Bản thao”

Theo tư liệu chứng minh thực tế trong các văn bản, sự

phát triển được liệu của nước ta có một lịch sử lâu đời Phần bổ sung Tam hoàng bản kỷ trong tác phẩm sử ký có ghỉ

chép: "thần nông lấy đá son đập vào cỏ cây, thoạt đầu nếm

hang tram loại cổ rồi mới có y được”

Trong thiên Tu Vụ Huấn sách Hoài Nam-tử có chép:

"Thần nông nếm vị của trăm loài cỏ, vị ngọt đắng của nước suối, để người dân biết mà tránh tai họa, gặp điều lành, đến

nỗi một ngày bị ngộ độc 70 làn" Trong Thiên Tân ngữ đạo

cơ của Lục - Giả chép: "nếm hạt của trăm loài cây cổ, xem

xét vị chua đắng, đạy dân biết ăn ngũ cốc"

Trang 7

và phát triển nền y dược của tổ quốc có quan hệ mật thiết

với việc người xưa để tÌm thức ăn, nhận biết được tính chất độc hại của cây thuốc Khái niệm "Thần nông" nên hiểu là một thời kỳ lịch sử Nói chung theo truyền thuyết hiểu biết

về y dược của nước ta ở thời kỳ đó có sự phát triển rõ ret Vì thời kỳ đó, xã hội nước ta đã từ đánh cá, đi săn, chăn nuôi bước vào thời đại nông nghiệp Trong khi cây cấy và

chăn nuôi, người xưa càng tiếp xúc nhiều với động vật, thực

vật của thế giới tự nhiên, có thêm sự nhận thức đối với một số độc tính của thực vạt hoặc động vật (như triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy) và tác dụng chữa trị Trên thực tế, có bài người là có y được Sự hiểu biết về y dược là từ phát hiện ngấu nhiên đến lính hội có ý thức, thêm vào đó, sưu

tầm dược liệu một cách tự giác, qua miệng nơi tai nghe cùng

truyền cho nhau, thực tiễn lặp đi lặp lại nhiều lần, mới dần đần hÌnh thành nền khoa học y được cổ hệ thống,

Tình hình phát triển của Dông được có thể phân tích

từ sự phát triển biến đổi của bản thảo "Thần nông bản thảo

kinh" là một bộ bản thảo sớm nhất hiện nay còn giữ được

của nước ta Tương truyền là Đời nhà Hán đã tổng kết kinh

nghiệm y dược từ đời nhà Hán vồ trước, mượn danh nghĩa

Than nông thị để viết Thu thập ghỉ chép được 365 loại được

liệu, chia làm ba loại thượng, trung, hạ theo tính năng của được liệu Trong quá trình ghi chép, đã khái quát được lý

luận cơ bản về tính vị, phân loại, chế thuốc, cách dùng, phốt

ngũ, kiêng cấm của Đông dược, đặt được nền mớng phát triển sách bản thảo của nước ta

Trên cơ sé cuốn "Thần nông bản thảo kính", Dao Hoằng 12

Cảnh đời nhà Lương đã tiến hành sửa chữa đính chính có hệ thống, đồng thời bổ sung thêm 365 vị thuốc được ứng

dụng từ đời nhà Hán, nhà Tấn trở lại mà trong cuốn "Thần

nông bản thảo kinh" chưa ghi đủ, kể cả 36B vị đã có trong cuốn thần nông bản thảo kính, cộng lại là 730 vị, gọi là

"Ban thảo kinh tập chú" Sách chia các vị thuốc ra làm 6 loại như ngọc thạch, thảo mộc, trùng thú, rau quả, gạo ăn, và vị có tên nhưng chưa dùng, làm khuôn mẫu cho đời sau

phân loại theo tính chất dược liệu Dồng thời còn cung cấp

cho tài liệu qúy báu về phân biệt, thu hái, phương pháp bào

chế dược liệu `

Nam 659 cong nguyên, Đường Cao Tông sai nhớm Lý Tích, Tô kính gồm 22 người sửa lại cuốn bản thảo cũ, lại

trên cơ sở cuốn bản thảo kính tập chú thêm vào 114 vị, cộng thu thập ghỉ chép được 844 vị thuốc Bộ bản thảo này

có 20 quyển kèm theo 2ð tranh vẽ về thuốc và đường kinh, cộng tất cả 4ð quyển, gọi là "Tân tu bản thảo" (bản thảo mới sửa lại) Dây là một bộ được điển do chính phủ ban bố lần đầu tiên trên thế giới

Đời nhà Tống, trên cơ sở bộ "Tân tu bản thảo”, đã nhiều lần sửa lại và bổ sung như "Khai bảo tường định bản thảo", "Khai bảo trùng định bản thảo", "Gia hựu bổ chú bản tháo"

Chỉ trong ba lần tu chỉnh này, tổng số đã thu thập ghỉ chép

được 1082 vị thuốc, tăng hơn 238 vi so với "Tân tu bản thảo”

' Năm 1086-1093 công nguyên, Dường Thận Vy đã tổng hợp được chính văn bản thảo và bản thảo đồ kinh của nhiều

thời đại, sắp xếp thành bộ "Kinh sử chứng loại bị cấp bản thảo", tăng thêm được 476 vị thuốc, lại kèm theo phương

Trang 8

pháp chế thuốc và bài thuốc cổ kim, khiến cho sách bản thảo của các tác giả và các bài thuốc được lưu truyền

Nam 1108 công nguyên, Ngài Thanh lại sửa lại và cho

in, gọi là "Đại quan bản thảo"

Năm 1116 công nguyên, Tào Hiếu Trung lại sửa lại, gọi là "chính hòa tân tu kinh sử chứng loại bị dụng ban thảo" Đến đời nhà Minh, Lý Thời Trân nhà y dược học vÏ đại -

của nước ta, lấy sách "Chính hòa bản thảo" làm nguyên bản,

tham khảo 768 bộ sách cớ liên quan về y dược, qua 27 năm

gắng sức, đã viết nên bộ "Bản thảo cương mục” gdm 52 quyển,

ngót 2 triệu chữ, bổ sung vào 374 vị thuốc, cộng đã thu thập

ghi chép được 1892 vị thuốc Về tên gọi, nơi trồng thuốc, thu hái, hình trạng, phân biệt, tính vị, chủ trị, chế tễ, bào

chế, cách dùng, cách uống, liều lượng, phối ngũ, kiêng cấm của dược liệu, đều đưa vào không sót, đồng thời còn minh họa 1160 bức tranh vẽ mẫu cây thuốc (tiêu bản dược liệu)

kèm thêm hơn 11.000 bài thuốc kinh nghiệm Bộ sách này chẳng những đã thu thập ghi chép được cai tinh hoa của các tác giả trước đó mà còn dính chính và phê phán, trở thành tác phẩm nổi tiếng y dược học trên thế giới Bộ sách này đã

lần lượt được dịch ra các thứ tiếng La tỉnh, Nga, Anh, Đức,

Nhật, Pháp, chẳng những trở thành một văn bản y được học nổi tiếng trên thế giới, và cũng là tư liệu tham khảo để nghiên

cứu về động vật, thực vật và khoáng vật học

Năm 1765 công nguyên, Triệu Học Mẫn đời nhà Thanh, tren cơ sở bộ Bản thảo cương mục, đã sưu tập được 716 vị thuốc đùng trong đân gian và từ nước ngoài nhập vào, biên

soạn thành cuốn "Bản thảo cương mục thập di” để bổ sung 14

vào chỗ còn thiếu của bộ "Bản thảo cương mục", Cho nên dược liệu được đưa vào bộ bản thảo lúc bấy giờ đã lên tới

2608 vị (loại)

Những ví dụ giới thiệu trên đây chỉ là sách bản thảo

chủ yếu qua nhiều thời đại, còn rất nhiều quyển chưa kịp ghi chép đầy đủ Nhận xét về sự thay đổi của bản thảo, thì

các chủng loại dược liệu được thu thập ghi chép vào bản

thảo qua nhiều thời đại cứ tăng dần lên, chất lượng và nội

dung của sách bản thảo cũng không ngừng nâng cao Điều

này đã chứng minh trong thực tiễn xã hội, song song với

phát triển sản xuất, sự phát triển của Đông dược cũng dần

dan đi lên và phong phú,

Nhưng từ sau cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840,

ngót một trăm năm nay, nước ta bị bọn đế quốc xâm lược,

khiến cho nền y học của nước nhà bị hủy hoại nghiêm trọng Đặc biệt là năm 1929, chính phủ phản động Quốc dân đảng lại điên cuồng thông qua văn bản "phế bỏ va đình chỉ y học

cũ để quét sạch những chướng ngại của y tế y dược" do bọn Dư Vân Tụ đưa ra, càng làm cho sự phát triển của Dong y Đông dược bị trở ngại rất lớn

Sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo đúng đấn của

Đảng, quán triệt thực sự chính sách đối với Đông y, tích cực áp dụng các biện pháp, thành lập bộ máy chuyên môn

nghiên cứu về Đông y Dông dược, tăng cường sản xuất,

nghiên cứu và quản lý Dông dược VÌ vậy cơng tác này được

phát triển mạnh rẽ, đồng thời phát huy được sức mạnh to lớn vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ sức

khỏe nhân dân

Trang 9

CHUONG II

GIÓI THIỆU TÓM TẮT VỀ ĐÔNG DƯỢC Tiết I TÊN GỌI - ĐẶT TÊN

Tên gọi của Đông dược cớ lai lịch và ý nghĩa nhất định

của nó, chủ yếu có thể chia ra mấy mặt đưới đây:

1- Đặt tên theo công dụng: ví dụ như Phòng phong chữa

cảm phong; Ích mẫu thảo chữa bệnh thuộc khoa phụ, sân;

Đại phong chữa bệnh hủi (cùi); Quyết minh tử uống vào sáng TrẤt v.v -

2- Đặt tên theo mùi vị: Ví dụ như Xạ hương, Mộc hương,

Nhũ hương, Hoắc hương, Hồi hương v.v đều được đặt tên theo mùi thơm của chúng Còn như vị chua của Toan tảo nhân, vị đắng của Khổ sâm, vị ngọt của Cam thảo, vị cay

của Tế tân đều là nguồn gốc của việc đặt tên

3- Dặt tên theo hình thái- hình đáng:

Ví dụ như Nhân sâm, vì củ giống hình người nên mới

đặt tên như vậy; Vị Ngưu tất có đốt cong ở nhánh to bạnh

như xương đầu gối (bánh chè) con trâu, nên mới có tên gọi

như vậy; Củ Ơ đầu trơng giống như đầu con qua (thường 16

gọi là mỏ qua); vị Câu đằng, trên thân dây có những móc

uốn cong như lưỡi câu nên có tên gọi như vậy

4- Dặt tên theo màu sắc: VÍ đụ như các vị Hồng hoa,

Hoàng liên, Tharch hao, Bạch chỉ, Huyền sâm, Tử thảo, v.v đều đặt tên theo mầu sắc của vị thuốc đớ

ð- Đặt tên theo nơi trồng thuốc: Ví dụ như vị Dảng sâm,

vì trồng ở Thượng- đảng, nên gọi là đảng sâm Vị Xuyên

Hên, Xuyên mẫu, Xuyên khung đầu trồng ở Tứ Xuyên nên mới đặt tên có chữ Xuyên đứng đầu Vị Quảng trần bì, Quảng

uất kim, Quảng mộc hương vì trồng ở Quảng Đông hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào phía Quảng Đông nên đặt tên có chữ Quảng đứng đầu

6~ Đặt tên theo đặc tính sinh trưởng của vị thuốc: VÍ

dụ như Hạ khơ thảo, hàng năm cứ sau tiết Hạ chí, toàn

thân cây cô này khô héo Dây nhẫn đông (im ngân) cả mùa đông không tàn Cú Bán hạ giả chắc vào tiết Trọng hạ (tháng 5 Am lịch) Tang ký sinh Tầm gửi sống nhờ vào cây dâu

v.v cho nên đều đặt tên theo đặc tính sinh trưởng của chúng

7- Đặt tên theo bộ phận cho vào thuốc: Dõng dược phần

nhiều sử dụng một bộ phận nào đó của thực vật hoặc động

vật Cho nên Đông dược cũng cơ rất nhiều vị đặt tên theo bộ phận cho vào thuốc VÍ dụ như Cúc hoa (hoa cúc), Tang

điệp (lá dâu), quế chỉ (quế cành- cảnh quế), Qua lâu căn (củ

Trang 10

động vật như: Linh đương giác (sừng con Linh dương) Tê giác (sừng con Tê ngưu) Trư đảm chấp (nước mật lợn), Hổ cốt (xương hổ), Miết giáp) mai ba ba), Quy bản (ức rùa),

Thuyền y (xác ve sầu) v.v

8- Đặt tên theo người phát hiện hoặc người sử dụng vị

thuốc đó: VÍ dụ như Lưu ký nô, Hà Thủ ô, Đỗ trọng, Sử

quân tử v.v :

9- Tên địch: Ví dụ như Kha lê lạc (dịch từ tiếng nhà

Phật của Ấn Dộ ngày xưa VÌ xuất sứ của vị thuốc này từ Án Độ Qủa của nó là Kha tử), Mạn đà la (cà độc dược~ cũng dịch từ tiếng nhà Phật man ta na- mạn đạt nã)

10- Đặt tên theo vị thuốc có hiệu quả cao va quy Vi du như: Ủy linh tiêu, Thiên niên kiện, Mã bảo, Cẩu bảo v.v

(Mã bảo: sỏi kết trong bụng ngựa Vật này rất hiếm; chủ chữa về hóa đàm thanh tâm, điên cuồng, đờm mê kinh giật

Cấu bảo: sỏi trong dạ dày của chó có bệnh chữa nghẹn, -

giải độc, tiêu mử mụn nhọt Thứ này cũng rất hiếm.) Tóm lại, nguồn gốc đặt tên của Dông dược cớ rất nhiều loại, nhiều thử Nếu biết được ý nghĩa của nó, có thể giúp

chúng ta có sự nhận thức nhất định về vị thuốc đó, đồng

thời lại đế nhớ

Tiết II PHAN LOẠI

Phương pháp phân loại của Đông dược không ngừng cải tiến theo sự tiến lên của thời đại và phát triển của vị thuốc

18

Trong Thần nông bản thảo kinh cớ sớm nhất đã theo tính

năng của vị thuốc, chia ra làm ba loại: thượng, trung, hạ Loại thượng là những vị thuốc mà người xưa cho rằng không

độc, có tác dụng bổ dưỡng, có thể uống nhiều, uống lâu được Loại trung là phải xem sử dụng có thích hợp không mà quyết định có độc tính hay không, có thể dùng để bổ dưỡng, cũng có thể dùng để chữa bệnh Loại hạ phần nhiều là những vị thuốc có độc tính tương đối mạnh, không thể

uống nhiều hoặc uống kéo dài được, phần nhiều dùng chữa những bệnh hàn, nhiệt, trong bụng có tích trệ

Phương pháp phân loại này được định ra theo tác dụng

của vị thuốc đối với cơ thể người ta Song do sự hạn chế

của điều kiện lịch sử, trong đó cũng có sự phân loại của một

số vị thuốc chưa được thỏa đáng lám Ví dụ như Dơn sa là

hợp chất của Thủy ngân, Thạch đởm; Không thanh là hợp chất của đồng, đều là loại có độc, không được uống nhiều,

uống lâu Song trong Bản thảo kinh đều xếp chúng vào loại

Thượng :

Sách "Lôi công dược đối" do Từ Chỉ Tài đời Bác tề viết, căn cứ vào công dụng của vị thuốc để quy nạp thành 10

loại, gọi là thập tế: tuyên, thông, bổ, tiết, khinh, trọng, hoạt, sáp, táo, thấp Các thày thuốc đời sau bổ sung thêm hai loại

thuốc hàn, thuốc nhiệt, nên gọi là thập nhị tế Phượng pháp

phân loại này, trên nguyên tác cũng giống như Bản thảo

kinh, song so với Bản thảo kinh thì tiển bộ hơn ,

Sách "bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời nhà

Minh, lại theo thuộc tÍnh của vị thuốc chia làm 16 bộ: Thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất), kim thạch (vàng đá- kim loại)

Trang 11

thảo (eỏ), cốc (lúa- ngũ cốc) thái (rau), quả (quả än) mộc (cay) phục khí (đồ mặe- áo quần), trùng (sâu bọ cơn trùng), lân (ồi cớ vẩy) giới (loài cớ mai) cầm (chim) thú (muông),

nhân (người) Dưới mỗi bộ lại chia ra một số loại Gồm có 62 loại

Qua các sách bản thảo của nhiều thời đại phương pháp

phán loại của Đông được chủ yếu có hai loại theo tính năng hoặc theo thuộc tính Để tiện cho việc học tập và ứng dụng trong lâm sàng, căn cứ vào tỉnh thần của bát pháp (hân, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, bổ, tiêu) và thập nhị tễ, theo công dụng của vị thuốc, chia ra làm 18 loại: Giải biểu, dũng thổ,

chỉ thổ, tả hạ, nhuyễn kiên, tham thấp, trục thủy, khứ phong

thấp, khứ hàn, thanh nhiệt, chỉ khái hớa đàm, lý khí, lý huyết, bỗ đưỡng, phương hương khai khiếu, an thần trấn

kinh, cố sáp, tiêu đạo, khu trùng, dùng ngoài

Tiết II THU HÁI

Đông dược phần nhiều là thực vật, song song với Anh hưởng của tmùa và thời tiết cùng với bộ phận thu hái để dùng làm thuốc cớ khác nhau, cho nên hiệu lực cũng khác

nhau Nếu thu hái quá sớm hoặc quá muộn, cũng ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc Cho nên mùa,khu vực và phương pháp thư hái vô cùng quan trọng

Thu hái mỗi vị thuốc đều có thời gian và phương pháp nhất định Nơi chung cớ thể nêu khái quát mấy loại đưới

đây:

20

1- Phần gốc, rễ: nên thu hái vào lúc đầu mùa xuân hoặc

cuối thu khi cây chưa mọc mầm, nếu không thì hiệu lực giảm thấp, như Qua lâu căn, Ngưu tất

Ø~ Lá cành: nên thu hái vào lúc cây đang sinh trưởng

tốt tươi, như lá Tử tô (Tử tô diệp), lá Dại thanh (Đại thanh

điệp)

8~ Các loài hoa: nên hái ngắt vào lúc hoa còn là nụ hoặc

bắt đầu nở, như Mật mông hoa, Ngân hoa

4- Qua: nên thu hái vào lúc bát đầu chín hoặc chưa chín già như Đậu khấu, Thanh bì

5- Hat, nhân của hột: phải để quả sau khi chín muồi mới thu bái, như Sung úy tử, Hạnh nhân

6- Toàn cây cổ: nên thu hái vào thời kỳ ra hoa, như

Dại, Tiểu kế, Kinh giới

7~ Động vật: Việc thu gom thuốc thuộc động vật cũng cơ thời gian nhất định Ví dụ như da lừa dùng để chế A giao

thì nên lấy vào mùa đông; Lộc nhung thì nên lấy vào tháng hai sau tết Thanh minh, nếu để qua đi (quá lứa) sẽ bị sừng hóa; Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa cây dâu) phải thu lượm trong tháng ba, để quá sẽ nở trứng

Trên đây chỉ nói khái quát Nếu nói một cách chặt chế, có một số vị thuốc cũng khơng hồn toàn như vậy Ngoài

ra, khi thu hái càng phải chú ý đến những vấn đề khí hậu, thời gian và phương pháp Những vị thuốc như rế củ, phải thu hái khi trời mưa dầm, vì lúc này đất tơi xốp hon, dé

nhổ; hoa, lá, quả nới chung không được ngất hái khi nước

mưa hoặc nước sương còn chưa khô, nếu không thi dé bi

Trang 12

mốc thối nát; song có một số quả lại nên thu hái vào lúc

sáng sớm hoặc chiều tối, vì buổi trưa nắng to đễ làm cho vị

thuốc biến chất và giảm thấp hiệu quả điều trị

Tiết Iv CAT Gr BAO QUAN

Mục đích cất giữ bảo quản dược liệu là phòng ngừa mốc,

nẫu nát, sâu mọt, phai màu và biến chất để giữ được chất

lượng của thuốc VÌ vậy, chọn nơi cất giữ bảo quân thích hợp là rất quan trọng, Trong nhà chủ yếu phải thơng khí,

cao ráo thống mát, đồng thời phải làm tốt công tác phòng

ẩm ướt, phòng sâu mọt

1- Khô ráo: Nơi chưng sau khi thu hái dược liệu là thảo mộc, phải loại bỏ đất cát đồng thời rửa sạch Nếu không cần

đùng tươi thì phải phơi khô rồi đựng vào trong hòm, thùng hoặc hộp, để ở chỗ cao hơn, thông không khí để giữ cho

thuốc không bị mốc mọt Còn những vị thuốc lấy từ tạng phủ của động vật, sau khi đựng cẩn thận, nên để vào trong dụng cụ như bình, lọ có chứa vôi sống để hút ẩm là tốt Tớm lại những dược liệu dễ bị ẩm ướt phải được thường

, xuyên phơi khô

2- Diệt trùng: VÌ phải giữ được mùi vị vốn có của dược

liệu, nới chung, trong kho không thể phun rắc thuốc sát

trùng cớ mùi Song trước khí để thuốc, hãy rắc một số bột chống ẩm cũng cần thiết, mà thứ hay dùng phần nhiều là vôi Nếu phát hiện có sâu mọt, thì pphải diệt ngay để tránh lay

lan, nói chung có thể dùng lưu huỳnh (diêm sinh) để sấy hoặc sấy than lửa, hiệu quả đề phòng và diệt trùng rất tốt

2

3- Giữ kín: Những vị thuốc qúy có hương thơm, nên

đựng vào trong bình nút kín, như lọ sành, gốm, hoặc hộp

thiếc, để tránh bay mùi làm giảm thấp hiệu quả của thuốc

Nên kiểm tra thường xuyên để tránh ẩm ướt sâu mọt

4~ Ngoài ra những thứ khác: Có một số vị thuốc phải giữ lấy thủy phần ban đầu cho nên phải vùi vào trong cát

ẩm ướt Có một số vị thuốc, không được phơi ngoài nắng

mà chỉ nên phơi khô ở nơi thông gió, khô ráo

Trên đây là tỉnh hình chung về cất giữ bảo quân dược liệu Việc cất giữ bảo quản dược liệu có thích đáng hay không,

sẽ ảnh hưởng đến tính năng và hiệu quả chữa bệnh của

thuốc Cho nên phải làm tốt công tác này

Trang 13

CHUONG III

TINH NANG CUA DONG DUOC

Tiet 1 TU KBE NGU VI

Tứ khí ngõ vị là một căn cứ chủ yếu để nhận thức và

vận dụng dược liệu, là một nội dung quan trọng học tập bản

tháo: ,

Tứ khí, tức là nói dược liệu có tính chất khác nhau như

hàn, nhiệt, ôn, lương Bệnh có chứng hàn, chứng nhiệt Nới chung, những vị thuốc có thể chữa trị được chứng nhiệt thì

được coi là có đầy đủ tính chất hàn lương; những vị thuốc có thể chữa trị được chứng bàn thì được coi là có đầy đủ

tính chất ôn nhiệt Hàn và lương, ôn và nhiệt chỉ là sự khác

nhau trên mức độ Cho nên có sách bản thảo đã không dùng

lương (mát) mà dùng hơi hàn (hơi lạnh), không dùng nhiệt

(néng) mà dừng đại ôn (ôn nhiều) để viết về được tính (tính chất của vị thuốc) Cũng có những vị thuốc vốn cơ tính ôn hơi yếu, thì khái quát tính chất của chúng bảng hơi ơn Ngồi

hàn nhiệt ôn lương ra, còn có một loại thuốc hình, đã không ôn nhiệt cũng không hàn lương, có thể nơi là một loại tính

chất chung gian Nhưng trên thực tế, cố một số vị thuốc

24

tính bình vẫn hơi thiên về õn hoặc thiên về lương

“Người bị chứng hàn thi ding thuốc nhiệt, người bị chứng nhiệt thi dùng thuốc hàn đã ghí chép trong Nội kinh, có thể

nói là một nguyên tắc cơ bản chữa bệnh Cho nên trước hết

phải nắm vững hàn, nhiệt, ôn, lương, bình của được liệu mới có thể vận dụng đúng đắn dược liệu để phòng ngừa và điều trị bệnh tật VÍ dụ như bệnh thuộc kinh Dương minh xuất

hiện các triệu chứng nóng nhiều, mồ hôi ra nhiều, khát nước,

mạch hồng là chứng thực nhiệt, thì chỉ có thể dùng thuốc

hàn lương như Thạch cao, Tri mẫu để thanh nhiệt tà hỏa

Nếu không nhận rõ hàn nhiệt của dược tính, mà cho uống

nhằm thuốc ôn nhiệt, thì không khác nào lửa cháy đổ đầu thêm, làm cho hỏa tà càng bốc lên, tổn thương chân khí và

hao kiệt tân dịch Nếu gặp bệnh, thuộc kinh Thiếu âm phát sinh chứng âm hàn như chân tay quyết nghịch, sắc mặt nhợt

nhạt, mạch ví tế, sơng chỉ muốn ngủ, chỉ có thể dùng thuốc

ôn nhiệt như phụ tử, can khương, để khử hàn trợ dương,

nếu dùng nhầm thuốc hàn lương, thì chắc chắn sẽ làm cho bệnh tỉnh sấu đi nhanh chóng, thậm chí gây ra tử vong

Ngũ vị, là nói được liệu cá đầy đủ năm vị chưa, mặn, ngọt, đắng, cay, ngoài ra còn có vị đạm (nhạt) (trên thực tế có 6 vị) Vị của dược liệu có thể dựa vào vị giác (nếm) để ˆ

phân biệt Trong thực tiễn lâu dài, người xưa đã phát hiện

giữa vị và tác dụng của vị thuốc có sự liên hệ nhất định,

Trang 14

Thanh đã quy nạp vị và tác dụng của thuốc là:

"Những vị thuốc chua thì hay sáp bay thu, vị dang thi hay tả hay táo hay kiên, vị ngọt thì hay bổ bay hòa, hay

` hoãn, vị cay thì hay tán hay nhuận hay đi bừa, vị mặn hay

đi xuống hay lãm mềm vật rấn (nhuyễn kiên), vị nhạt hay

lợi khiếu hay thấm hay tiết"

Ngũ vị cũng là một cán cứ quan trọng, chỉ đạo vận dụng dược liệu Như cay thì hay tán, cho nên thuốc vị cay dùng

thích hợp với thời kỳ đầu ngoại cảm để phát tán phong hàn hoặc phong nhiệt; đắng thì hay ta, cho nên thuốc khổ hàn,

thích hợp với chứng thực nhiệt để tả hỏa thanh nhiệt, chua thì hay thu liễm thích hợp điều trị các chứng mồ hôi trộm,

di tỉnh, la chây kéo dai; man thi hay nhuyễn kiên, thích hợp

điều trị các chứng đại tiện táo bón, đờm đặc, tràng nhạc;

vị ngọt thì hay hoãn hay bổ, thích hợp với bệnh hư nhược; vị nhạt hay thấm hay tiết, thích hợp với chứng thủy thấp

Cơ nhiều vị thuốc đều có kiêm vị, ví dụ như Nhục quế

tân cam, Huyền sâm khổ hàm, Hương phụ tân hơi khổ cam

Trong tình hình chung, vị thuốc có kiêm vi thi tac dung

cũng tương đối phức tạp

Giữa ngũ vị với tạng phủ cũng có quan hệ mật thiết

Sách Nội kinh có ghỉ: "Toan vào can, tân vào phế, khổ vào

tâm, hàm vào thận, cam vào tỳ" Quy luật này chỉ rõ: thuốc

có vị toan hay chữa bệnh can, thuốc có vị tân hay chữa bệnh phế, thuốc có vị đắng hay chữa bệnh tâm, thuốc cổ vị hàm hay chữa bệnh thận, thuốc có vị cam hay chữa bệnh tỳ vị

Ngoài ra, bào chế thuốc cũng có quan hệ với tác dụng điều

trị, như vị thuốc đi vào can dùng dấm sao, xị thuốc đi vào 26

thận dùng nước muối sao, điều trị bệnh mạn tính, hư nhượ

luyện mật làm viên

Sách Nội kinh chia ngũ vị làm hai loại lớn là âm dương

cho rằng "tân cam phát tán là đương, toan khổ cho thổ ch: tả là âm, vị hàm cho thổ cho tả là âm, vị đạm hay thấn hay tiết là dương"

Căn cứ vào thực tiễn lâu dài, người xưa đã tổng kết

được mối liên hệ tương hỗ giữa được liệu với sinh lý và bệnL

lý, dùng tứ khí ngũ vị để quy nạp và giải thích thêm Ngày nay chúng ta có thể lợi dụng kinh nghiệm của người xưe để nhận thức dược liệu, đồng thời vận đụng vào thực tiễn lâm sàng Cho nên nhận thức phân biệt và lý giải được tính vị của được liệu chẳng những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tế quan trọng là điều kiện tất yếu học

tập vận dụng dược liệu để tiến hành trị chữa bệnh tật :

_ Khi học tập trước hết phải biết được tính vị edSÏ thuốc,

rồi sau đó mới đễ suy xét vị thuốc này rốt cuộc thích hợp

với chứng hàn hay chứng nhiệt, chứng biểu hay chứng lý, chứng hư bay chứng thực, chứng Am hay chứng dương cùng với bệnh chứng ở tạng phủ nào Nói mặt khác, sau khi biện

chứng theo bát cương, cần phải căn cứ vào tính vị của thuốc

để lựa chọn thuốc thích hợp Do đơ cơ thể thấy, tính quan

ế cúi gu vi 6 ¥

trọn, a tứ khí nị trong sách Bản thảo và trong y học

Tiết II THĂNG GIÁNG PHÙ TRẦM

VÌ sự khác nhau về khí vị hậu bạc chất thuốc nhẹ nặng

và những bộ phận dùng vào thuốc mà dược liệu cớ công

Trang 15

năng thăng phù hoặc trầm giáng Thăng với phù là chỉ được

tính đi ra ngoài, đi lên trên, thuộc dương, kể cả tính năng

phat han, dũng thổ (cho nôn), chỉ tả, thăng dương Trầm

"giáng là chỈ được tính đi vào trong, đi xuống dưới, thuộc âm, kể cả tính năng bình suyễn, chỉ thổ, iễm hãn, thông

đại tiểu tiện,

Tính chất thăng giáng phù trầm chủ yếu quyết định về

cái hậu bạc (dày đậm, mỏng manh) của khí vị dược liệu Ly

Đông Viên đã nói:

~ VÌ bạc hà là thăng, những thuốc cam bình, tân bình, tân mà

hơi ôn khớ bình thuộc về vị bạc Khí bạc là giáng, những thuốc 'cam hàn, cam lương, cam đạm, hàn lương, toan ôn, toan

bình, hàm bình thuộc về khi bạc Khí hậu là phù, những thuốc cam nhiệt, tân nhiệt thuộc về khí hậu Vị hậu là trầm,

¡ng thuốc khổ hàn hàm hàn thuộc về vị hậu

Lý Thời Trân đã nói:

~ Toan hàm không thăng, cam tan không giáng, hàn

không phù, nhiệt không trầm, tính chất của thuốc là như

vậy

+ Ý kiến và giải thích của Lý Đông Viên và Lý Thời Trân

nêu ở trên có thể quy nạp rằng: Thuốc tân cam ôn nhiệt

chủ về thăng phù, thuốc toan hàm khổ hàn chủ về trầm

giáng

Sy nhẹ nặng của chất thuốc và bộ phận cho vào thuốc của “dược liệu cũng là căn cứ quyết định tháng giáng phù

trầm Nếu vị thuốc là hoa lá và chất nhẹ khác, phần nhiều 28

có đầy đủ tính chất thăng phù, ví dụ Khoản đông hoa, lá Bạc hà, Cát cánh, Thăng ma, Tang diệp (á dâu) Nếu thuốc là quả, hạt và chất nặng khác phần nhiều có đầy đủ tính chất trầm giáng, như Chỉ thực, Từ thạch, Xa tiền tử, Tô tử

Quy luật trên đây không phải là tuyệt đối Như Toàn phúc hoa tủy là hoa song tính lại thuộc về trầm giáng Thương nhỉ tử tuy là quả (quả ké) song tính lại thuộc về thăng phù Thuốc trầm giẩng cùng dùng với thuốc thăng

phù tương đối nhiều hoặc tương đối mạnh thì cũng có thể

theo thuốc thăng phù mà đi lên Thuốc thăng phù cùng dùng với thuốc trầm giáng tương đối nhiều hoặc tưởng

đối mạnh thì cũng có thể theo thuốc trầm giáng mà đi

xuống Trong một bài thuốc, nếu thuốc dẫn vào đường kinh thì các vị thuốc khác có thể vÌ tính chất thăng giảng phù trầm của thuốc đẫn vào đường kinh mà thay đổi tính chất thăng giáng phù trầm của bản thân những vị thuốc đó Ngoài ra, phương pháp bào chế cũng có thể làm thay

đổi tính chất thăng giáng phù trầm của thuốc, như có một

số vị thuốc tẩm rượu sao thì đi lên, tẩm nước muối sao thì

đi xuống

Thang giáng phù trầm của thuốc có ý nghĩa chỉ đạo

thực tiễn của nơ Bệnh ở trên, ở biểu nên chọn đùng thuốc

thăng phù, chẳng những có thể làm cho thuốc đi tới chỗ đau mà còn có thể làm cho bệnh tà phát tán lên trên hoặc ra ngoài Bệnh ở dưới, ở lý nên chón dùng thuốc trầm giáng

để đạt tới chỗ đau hoặc dẫn bệnh tà đi ra ngoài theo đường

bài tiết ở dưới

Trang 16

Tiết II BỐ TẢ

Đo khí huyết âm dương bất túc dẫn đến bệnh chứng suy nhược thì gọi là chứng hư Do tà khí vượng, thịnh dẫn đến cơ năng thiên thắng thì gọi là chứng thực Sách Nội kinh nơi "tính khí bị đoạt là hư, tà khí thịnh là thực", chính là

cái ý này Sách Nội kinh còn đề ra nguyên tắc chữa bệnh

hư thì bổ, thực thì tả" Căn cứ vào nguyên tắc này có thể

chia tác dụng của thuốc ra thành hai mặt bổ và tả: Nếu

thuốc hay ¡ch khí trợ huyết, tăng cường thể chất thì gọi là bổ Có thể khu trừ bệnh tà, điều chỉnh lại sự thiên thắng của cơ năng thì gọi là tả Như Đương quy, Bạch thược có tác dụng bổ huyết, thường dùng chữa chứng huyết hư Hoàng

liên, Hoàng cầm cớ tác dụng thanh nhiệt, thường dùng chữa chứng thực nhiệt

VÌ bộ phận và vị trí của tật bệnh khác nhau, nên có các loại chứng hư khác nhau, như khí hư, huyết hư, tỳ hư, thận

hư Do tính chất của bệnh tà khác nhau, nên cũng có những

chứng thực không giống nhau, như thủy ẩm (, ứ huyết, vị

gia thực (?, Phải căn cứ vào bộ phận và vị trí của tật bệnh

(1)- Thủy ẩm là nước địch thẩm gây ra chướng ngại trong quá trình biển

hóa bệnh lý ở trang phil Sự khác nhau, giữa thủy và Ẩm là loãng mà trong

gọi là thủy, loãng mà dính gọi là 4m Thủy ẩm còn là một trong những chứng

của đàm ẩm Người ta giải thích theo nghĩa rộng của đàm ẩm là tên gọi chung

của các bệnh thủy ẩm, và nghĩa hẹp của đàm ẩm là một trong những loại bệnh

của thủy Ẩm

(2)- Vị gia thực: Vị gia là tên gọi tất của vị với đại tràng tiểu tràng Nhiệt tà kết ở kinh Dương minh, làm tổn thương tân địch Triệu chúng chủ yếu là nóng đũ, phiền khát, mồ hôi ra nhiều, mạch hồng đại, có thể xuất hiện triệu

chứng triều nhiệt đại tiên bí kết

30

và tính chất của bệnh tà để chon ding thuốc bổ hoặc thuốc

tả thích đáng Như khí hư dùng thuốc bổ khí, thận hư dùng thuốc bổ thận, thủy ẩm dùng thuốc thấm thấp trục thủy, vị gia thực dùng thuốc công hạ

Y học của tổ quốc cho rằng tỉnh khí cửa tiên thiên bẩm

sinh chứa ở thận, sự bồi dưỡng của hậu thiên là nhờ có tinh

khí của thủy cốc (cơm nước ăn uống hàng ngày), mà tính

khí của thủy cốc lại nhờ vào sự vận hóa của tỳ vy Cho nên

thận khí của tiên thiên và khí tỳ vy của hậu thiên, có quan

hệ rất mật thiết đến sức khỏe của con người VÌ vậy, thuốc

kiện tỳ và thuốc bổ thận chiếm vị trí tương đối quan trọng,

Khi vận đụng thực tế thuốc bổ và thuốc tả, thường áp dụng

phương pháp bổ tạng đó và tả tạng đó Nhưng cũng có khi

cùng tiến hành bổ tả một lúc, đối với tạng hoặc bộ vị khác hoặc tạng đó và tạng cùng bệ vị khác

Đưới đây xin chia ra 4 ý để nói rõ thêm:

1- Cơ khi chỉ đơn thuần bổ tạng nay thì không thu được

hiệu quả điều trị, trên lâm sàng thường có phương pháp can

tỳ cùng trị, phế thận cùng trị

2- Bổ tả theo quy luật hoặc tương sinh của ngũ hành Sách Nội kinh cớ nêu nguyên tác trị chữa "Hư thì bổ me, thực thì tả con" VÍ dự tỳ thuộc thé, phế thuộc kim, thổ hay sinh kim, cho nên phế khí hư thường phải bổ tỳ vị Dây gọi là bồi thổ sinh kim

3- Bổ tả theo quy luật tương khắc của ngũ hành Ví dụ

như người bị phế khí hư nhược, thường có triệu chứng choáng

váng Đó là kim (phế) suy không ức chế được mộc (can)

Trang 17

Cho nên dùng phương pháp bồi thổ sinh kim, khiến cho phế khí được tuyên thông, can mộc liền bình ổn Dây là căn cứ vào quy luật kim khác mộc để định ra phương pháp điều trị

4- Tạng với phủ co quan hệ biểu lý, một tạng nào đó hoặc một phủ nào đó có bệnh, khi điều trị có thể tiến hành

bổ hoặc tả đối với tạng phủ cố quan hệ biểu lý Ví đụ như tâm với tiểu tràng cing co quan hệ biểu lý Khi tâm bốc hỏa thì tả tiểu tràng, tâm hôa bị tiêu trừ ngay Cũng như phế với đại tràng cố quan hệ biểu lý, điều trị đại tiện táo bón có khi dùng thuốc công hạ với thuốc tuyên phế (sơ thông

phế khi), thì hiệu quả thường tốt bơn so với chỉ dùng một

loại thuốc công hạ

Công năng và tính vị của thuốc bổ và thuốc tả cũng có quan hệ nhất định Quy luật chung là: được tính bổ khí và

trợ dương phần nhiều ôn hoặc nhiệt, vị thì phần nhiều thuộc

cam hoặc tân Dược tính bổ huyết và dưỡng âm phần nhiều lương hoặc bình, vị thì phần nhiều thuộc toan hoặc khổ:

Thuốc tả thực hỏa phần nhiều là đại khổ hoặc khổ hàn Thuốc thanh hư nhiệt phần nhiều là hơi khổ hoặc cam hàn Thuốc công hạ cổ phân biệt hàn hạ, ôn hạ, Thuốc hàn hạ

hoặc khổ hoặc hàn Thuốc ôn hạ hoặc tân hoặc nhiệt Thủốc thấm thấp hớa thấp, về tính thì phần nhiều hàn hoặc cd mùi thơm, về vị thì lấy cam, đạm, bàm là chủ yếu Những quy luật này chỉ là cơ bản, trân lâm sàng thực tế có thể

vận dụng một cách linh hoạt

Vận dụng đúng đán phép tác hư thực bổ tả là một khâu quan trọng của y học lâm sàng, cho nên khi học tập bản

thảo cần phải coi trọng đầy đủ đối với vấn đề này 3

Tiết IV QUY KINH

Căn cứ tác dụng của thuốc đối với các bộ vị (bộ phận va vi tri của bệnh), quy thuộc chúng về tạng phủ hoặc kinh lạc nhất định thì gọi là quykinh Ví dụ như Cát cánh có tác

dụng tuyên thông phế khí, trừ đờm, cho nên quy vào kinh thủ

Thái âm phế Hổ cốt chuyên trị gân cốt đau nhức, can chủ về

gân, thận chủ về cốt, cho nên quy Hổ cốt vào kinh túc Quyết

âm can và kinh túc Thiếu âm thận Điều này đã nơi rõ quan

“hệ giữa thuốc với tạng phủ kinh lạc là rất mật thiết

Căn cử vào ngũ sắc, ngũ vị của dược liệu, thông qua

những cái thuộc về ngũ hành, xin giới thiệu theo biểu dưới đây:

Dược liệu Tạng phù kinh lạc

Xanh Mộc 'Túc quyết âm can

chua 'Túc thiếu dương đởm

Đỏ Hỏa Tướng hỏa Thủ thiếu dương tam tiêu

Thủ quyết âm tâm bao lạc

Dáng Quân hỏa Thủ thiếu âm tâm

Thủ thái dương tiểu tràng

Vàng Thổ Túc thái âm tỳ

Ngọt Tuc dugng minh vy

Tring Kim Thu thái âm phế

Cay Thủ dương minh đại tràng

Đen Thủy Túc thiếu âm thận

Trang 18

Có một số vị thuốc chẳng những có thể đi thẳng vào một kinh nòa đó, mà còn dẫn được các vị thuốc khác cùng vào kinh ấy, những loại thuốc này gọi là thuốc dẫn kinh Như Cát cánh, Thăng ma là thuốc dẫn kinh của kinh Thủ

thái Am phế, Sài hồ là thuốc dân kinh của kinh Túc quyết

âm can và kinh Túc thiếu dương đớm; Cát căn là thuốc dẫn kinh của kinh Túc dương minh vy v.v

Tiết V PHỐI NGÚ

Căn cứ vào tình hình bệnh tật, theo nguyên tắc dùng thuốc, dùng phối hợp từ hai vị thuốc trở lên thì gọi là phối

ngũ Phối ngũ các vị thuốc cớ điều nên kiêng cấm nhất định của né Thần nông ban thảo kinh đã tổng kết đơ là thất tình phối hợp điều hòa Thất tình tức là đơn hành (hoặc gọi độc hành), tương tu, tương sử, tương úy, tương ố, tương sát,

tương phân Chỉ có một vị thuốc tự phát huy tác dụng gọi

là đơn hành; sau khi phối hợp dùng hai vị thuốc có cùng công dụng trở lên, tăng cường tác dụng vốn có sẵn, gọi là

tương tu (cùng nên, cùng hợp); sau khi phối hợp dùng hai vị thuốc có công dụng khác nhau trở lên, tang thêm tấc dụng của mối vị thuốc, gọi là tương sử (có sách cũng giải

thích: Cùng dùng hai vị thuốc trở lên, một vị là chủ, vị kia

là phụ trợ để nâng cao hiệu quả của thuốc, gọi là tương sử

Như Khoản đông hoa dùng Hạnh nhân để phụ trợ ND)

Sau khi phối hợp dùng hai vị thuốc, trong đó cơ vị này bị

vị kia ức chế làm giảm bớt độc tính, gọi là tương úy (cùng sợ nhau Ví dụ Bán hạ có độc mà sợ Sinh khương- gừng

34

sống Bán hạ cùng dùng với Sinh khương, thì ức chế được

đc tính của Bán hạ ND); Phối hợp dùng hai vị thuốc trong đó vị này hạn chế tác dụng của vị kia, khiến sức thuốc giảm

yếu, gọi là tương ố (cùng ghét nhau Như Binh khương ghét Hoàng cầm, vì Hoàng cầm hay làm giảm tính ôn của Sinh khương ND) Một vị thuốc này có thể loại trừ được phan

ứng độc tính của vị thuốc kia, gọi là tương sát (cùng giết nhau, như đậu xanh- lục đậu- giết được độc của Ba đậu

ND) Phối hợp dùng hai vị thuốc có thể tạo ra phản ứng phụ dữ đội, gọi là tương phản (cùng chống lại nhau, như Ô đầu phản Bán hạ ND)

Tom lại, những vị thuốc tương tu, tương sử có đầy đủ tác dụng hiệp đồng, khi phối ngũ nên chú ý dùng nhiều Những vị thuốc tương ố, tương úy, tương sát có đầy để tác

dụng đối kháng với mức độ khác nhau, trừ phi phải dùng để làm giảm bớt phản ứng phụ nào đó hoặc nguy hiểm trúng

độc ra, còn nơi chung khi phối ngũ không nên dùng

Bây giờ xin ghi lại "Thập bát phân" (mười tám vị thuốc

chống nhau), "Thập cửu úy" (Mười chín - vị thuốc sợ nhau} mà Đông y tương đối coi trọng, dưới đây:

THAP BAT PHAN CA

Bản thảo mình ngôn thập bát phản Bán, Lâu, Bối, Liễm, Cập công ô

Tảo, Kích, Toại, Ngoan câu chiến Thảo,

Chư Sâm, Tên, Thược phần Lé 16

Trang 19

BAI CA VE 18 VI PHAN NHAU

(Theo ban dich trong "Trung y hoc khéi tuận" của Viện

nghiên cứu Đông + Trung ương do Bệnh Diện Đông y Thanh

Hóa tái bản ngày 18-7-1976)

Bản thảo nói rất rõ mười tám vị phán nhau Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu Năm vị này tuy khác, đều phản Thảo Xuyên Ô Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại

và Nguyên hoa đầu phân lại Cam thảo, khi dùng phải tránh

xa Tất cả các thứ Sam, Xích, Bạch thược, Tế tân gặp Lê lô thì chống, dùng chung là sát nhan ˆ

Xin dich "Bai ca v8 18 vị phân nhau" theo thể lục bát

để các bạn tham khảo

Sách Bản thảo nói rõ rồng,

Mười tám vi phan phải tường trước sau, Đán hạ, Hối mẫu, Qua lâu,

Bạch cập, Bạch liễm phản Ô đầu xua nay,

Hải tảo, Đại bích ở đây,

Ngoan hoa, Cam togi vj nay dé ghi, Đều phản Cam thảo một khí

Những uị phản dy ta thi tun tam

Tế tân va cde thit Sam

Cùng Xích, Bạch thược chống ngầm 1e lõ

36

Thập cửu úy ca

Lưu hoàng nguyên thị hỏa Trung tỉnh

Phác tiêu nhất kiến tiện tương tranh Thủy ngân mạc dữ Phê sương kiến, Lang độc tối bạ Mật đà tăng Ba dậu tính liệt tối 0ì thượng

Thiên dữ khiên ngưu bất thuận tình Đính hương mạc dữ Uất kùm kiến Nha tiêu nan hợp Kính tam lãng

Xuyên ö, Thảo ö bất thuận Tê,

Nhân sâm tối bạ Ngũ lính chỉ

Quan qué thiện năng diều lãnh khí Nhược phùng Thạch chỉ tiện tương khỉ

Đại phầm tu hop khan thuén nghịch

Bao, lam, chich, bae mae tuong y

(Cũng theo bản dịch trong "Trung y học khái luận như trên đã nói.)

BÀI CA VỀ 19 VỊ SÓ NHAU

Luu hoàng là héa Trung tinh,

Phác tiêu gặp phải cùng tranh nhau thường,

Thủy ngân thì sợ Phê sương

Trang 20

Bá dậu tính mạnh phí thường

Gặp Khiên ngưu nọ có nhường nhau dâu, Thdo 6 va Xuyén 6 dau,

Gặp 1 giác cũng sợ nhau ai bằng

Lang độc thì sợ Đà tăng

Nha tiêu thì sợ Tam lũng lạ kỳ

Nhân sâm sợ Ngũ linh chỉ

Quan quế lại sợ Thạch chỉ lạ thường Xem chừng thuận nghịch cho tường

Nướng, sao, bào chế phải thường xa nhau,

Căn cứ vào tác dụng mạnh yếu và liều lượng sử dụng nhiều it của vị thuốc trong bài thuốc, có thể chia ra thành

thất phương (bảy loại phương thuốc): Đại phương, tiểu phương, hoãn phương, cấp phương, kỳ phương, ngẫu phương, phức phương

Chúng tôi xin giới thiệu thêm ý nghĩa của từng phương

dưới đây theo cuốn Danh từ thuật ngữ Trung y: (ND) 1- Đại phương: Tà khí cường thịnh, bệnh có kiêm chứng

thì sử dụng đại phương Đại phương có ð ý nghĩa: 1 Sức thuốc mạnh

2 Vị thuốc nhiều, 3 Lượng thuốc nhiều

4 Lượng thuốc nhiều mà chỉ uống hết trong một lần 38

5 Cơ thể chữa bệnh nặng vùng hạ tiêu

Như bài "Đại thừa khí thang" trong phép hạ (Dại hoàng, Hiệu phác, Chỉ thực, Mang tiêu) chính là Đại phương

2 Tiểu phương: Đối với tà khí còn nhẹ, còn nông, bệnh không kiêm chứng thì sử dụng tiểu phương Tiểu

phương có ba ý nghĩa:

1 Tình thế bệnh nhẹ, nông, không cần phải dùng thuốc

mạnh

3 Cơ thể trị bệnh vùng thượng tiêu, phân lượng nên nhẹ thôi, uống làm nhiều lần

3 Bệnh không có kiêm chứng, vị thuốc nên dùng it

Như bài "Thông xị thang" trong phép phát hãn (Thông bạch, Đạm đậu xị) chính là Tiểu phương

3- Hoán phương: Sử dụng thích hợp với bệnh chứng

mạn tính hư nhược Có sáu ý nghĩa:

1 Vị thuốc nhiều, cùng chế ước nhau, không có sức mạnh đi thẳng tới chỗ bị bệnh một cách đơn độc

9 Diều trị bệnh bằng dược liệu không độc hại, khiến bệnh tà từ từ tiêu trừ, tránh tổn thương chính khi

8 Khí vị của được liệu mỏng yếu, không đòi hỏi thu được hiệu quả nhanh chóng

4 Dùng kèm Cam thảo, lợi dụng tính thuốc ngọt, hoãn, làm giảm yếu tác dụng của những vị thuốc mạnh

ð Dùng thuốc hoàn (viên) từ từ tiêu trừ tà khí

6 Dùng thuốc hòa hoãn để trị gốc (bản), làm tang thêm

sức đề kháng của cơ thể, tật bệnh tự nhiên bị tiêu trừ Như

Trang 21

bài "Tứ quân tử thang" trong phép bổ (Nhân sâm, Bạch truật,

Phục linh, Cam thảo) chính là hoãn ph'rơng

4- Cấp phương: là phương tễ điều trị bệnh cấp, bệnh nặng Có bốn ý nghĩa:

1 Tình thế bệnh nguy cáp, phải cứu chữa nhanh chóng

2 Dùng tác dụng tẩy rửa của thang tễ tương đối nhanh

3 Tính thuốc dữ đội, khí vị cũng rất hùng hậu

4~ Phương thuốc cấp thì trị tiêu (ngọn)

Như bài "Tứ nghịch thang" hồi dương cứu nghịch trong phép Ôn (Phụ tử, Can khương, Cam thảo) chính là cấp

phương,

ð- Kỳ phương: Vị thuốc của phương tễ hợp với số lẻ thì gọi là kỳ phương Cơ hai ý nghĩa:

1 Phương tễ chỉ dùng một vị thuốc

2 Vị thuốc trong phương thuốc từ một vị trở lên, Nơi chung cho rằng nguyên nhân bệnh đơn thuần để điều trị

thì gọi là Kỳ phương Như bài "Cam thảo thang" (một vị

sinh Cam thảo chữa đau họng thuộc bệnh của kinh Thiếu

âm)

6- Ngấu phương: Vị thuốc của phương té hợp với số chẵn gọi là ngẫu phương Có hai ý nghĩa:

1, Phương tế chỉ dùng phối hợp hai vị thuốc

2 VỊ thuốc trong phương thuốc là số chẫn vượt từ hai

vị trở lên Nói chung cho rằng nguyên nhân bệnh tương đối

phức tạp, phải dùng hai vị thuốc chủ yếu trở lên để điều trị

thÌ gọi là ngẫu phương Ngẫu phương như bài "Kim qũy thận

40

khí hoàn" (Can địa hoàng, sơn thù, sơn được, Trạch tả, Phục linh, Mẫu đơn bì, Quế chỉ, Phụ tử Quế chỉ- đời sau ding Nhục quế Nhục quế, Phụ tử là thuốc chủ yếu ôn thận

dương)

7- Phức phương kết hợp sử dụng bằng hai phương hoặc

mấy phương, thì gọi là phức phương Ngoài ra còn có hai ý

nghĩa:

1 Ngoài phương thuốc chính ra, lại cho thêm những vị thuốc khác

2 Liều lượng sử dụng các vị thuốc trong phương tế đều

như nhau Thích hợp với bệnh tình phức tạp hoặc bệnh mạn

tính chữa mãi không khỏi Như bài "Sài hồ tứ vật thang", tức "Tiểu sài hồ thang" hợp với "Tứ vật thang" (sài hồ, Nhân

sâm, Hoàng cầm, Cam thảo, Bán hạ, Xuyên khung, Dương quy, Thược dược, Thục địa, Sinh khương, Đại tảo Chữa hư lao lâu ngày, gai gai sốt, mạnh trầm sác)

Căn cứ tác dụng khác nhau của dược liệu, có chia làm

Thập tễ (mười loại phương tễ: Tuyên tế, Thông tế, Bổ tế,

Tả tễ, Khinh tễ, Trọng tê, Hoạt tế, Sáp tế, Táo tế, Thấp tễ

sau đó lại phát triển đến thập nhi tễ (mười hai phương tế: gia thêm hàn tễ, nhiệt tế), cho đến hơn hai mươi tễ (như sách Y phương tập giải chia phương tễ làm hai mươi mốt tế) Trong mỗi phương tễ, theo tác dụng của thuốc tạo nên đối với chứng trạng thì có sự khác nhau về chủ yếu và thứ

yếu, lại có thể chia thành quân thần, tá, sứ

Chúng tôi xin giới thiệu thập tễ, thập nhị tế theo cuốn danh từ thuật ngữ Trung y (ND):

Trang 22

1- Tuyên tế: Tuyên có thể thông được ủng tác Như Sinh khương, Quất bì Tuyên có nghĩa là tán ủng là bệnh uất kết ủng tác, Như các chứng vùng ngực đầy ách, nôn ọe,

lợm giọng, có thể dùng bài "Nhị trần thang" (Trần bì, Bán

bạ, Phục linh, Cam thảo), lợi khí tán uất Nếu trong vị có đàm ẩm, vẫn có thể dùng phép thổ bằng bài "Qua đế tán"

Đó cũng ' ‹ phương thức khác của Tuyên tế

2- Thông tế: Thông có thể tiêu trừ được đình trệ, như

"Thông thảo, Phòng kỷ Thông là thông lợi, trệ là chứng đình trệ ứ đọng Như sau khi đẻ, khi huyết đầy tác, sữa không xuống, nên dùng Thông thảo, Lậu lô để thông khiếu chảy sữa Nếu như chứng thấp tý (tê thấp) do thấp tả lưu trệ, chân tay mệt mỏi, bì phu tê dại, khi trời mưa ẩm mình mẩy

nặng nề đau ê ẩm, nên dùng Phòng kỷ, Uy linh tiên để tiêu trừ thấp tà lưu trệ

3- Bổ tế: Bổ có thể loại trừ hư nhược, như Nhân sâm,

Hoàng kỳ Nhược là chứng bệnh hư nhược, phải điều trị

bằng thuốc bổ Dùng phối hợp Nhân sâm, Hoàng kỳ nấu cao, gọi là "Cao sâm kỳ" có thể chữa tỳ phế khí hư Như tỳ

vị suy nhược, sức tiêu hóa yếu, không muốn ăn uống, cơ thể dùng bài "Tứ quân tử thang" (Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo)

4- Ta tễế- Tiết tễ: Tiết có thể thông được bế tác, như

Đình lịch, Dại boàng Tiết tức là tả, bế tắc là bệnh tà hình

thành chứng thực Phần lý (trong) thực nên dùng phép tâ,

nhưng chứng phế thực mà ho, thở gấp dờm nhiều, dùng bài

*Dình lich dai tac tA phé thang” (Dinh lịch, đại tảo) để trừ đờm Nếu do khí uất gây nên đại tiện bí kết, người bệnh 42

thường hay ợ hơi, ngực sườn đầy trướng, muốn đi đại tiện nhưng khó đặn ra, thậm chí bụng đầy trướng đau, rêu lưỡi

vàng nhớt, mạch huyền, dùng bài "Lục ma thang" (Trầm

hương, Mộc hương, Binh lang, Ô dược, Chỉ thực, Đại hoàng) ð- Khinh tế: Khinh cớ thể trừ khử được thực, như Ma

hoàng, Cát căn Nơi về phong tà ở biểu, hình thành chứng thực, phải dùng thuốc khai thông nhẹ phần cơ biểu để trù khử phong tà VÍ dụ như sốt nóng sợ lạnh, nhức đầu đau mình, đau ngang lưng, đau các khớp xương, không khát nước, không có mồ hôi, suyễn thở mạnh, mạch phù khẩn, dùng bài "Ma hoàng thang" (Ma hoàng, Quế chỉ, Hạnh nhân, Cam thảo) Nếu mình nóng, không sợ lạnh, nhưng lại sợ nóng,

hơi ra mồ hôi, nhức đầu, khát nước, mạch phù sác, dùng bài "Gia giảm Cát căn thông bạch thang" (Cát căn, Thông

bạch, Liên kiều, Kim ngân hoa, Xuyên khung)

6- Trọng tễ: Trọng có thể trừ bỏ khiếp sợ, như Từ

thạch, Chu sa Trọng là thuốc chất nặng có thể kéo xuống, trấn tĩnh Khiếp là tỉnh thần rối loạn, sợ hãi hay quên Như bệnh điên giản điều trị bằng bài "Từ chu hoàn" (Từ thạch,

Chu sa, Thần khúc)

7- Hoạt tế: Hoạt có thể đẩy đi được, như Đông qùy tử,

Du bạch bì Hoạt là hoạt lợi, nới về tà hữu hình ngưng kết

ở trong cơ thể, nên dùng thuốc có tính chất hoạt lợi để vứt

bỏ nơ đi Ví dụ như thạch lâm (đi đái buốt), trong nước tiểu cơ lúc lẫn sạn sỏi, đi đái rất khó khăn, hoặc bỗng nhiên tác lại, bị gián đoạn, hoặc khi đi đái đau buốt không chịu nổi,

Trang 23

vàng nhớt, mạch sác, dùng bài "Qùy tử tán" (Dông qùy tử, Thạch nam, Du bạch bì, Thạch vi, Mộc thông) gia Kim tiền thảo, Hải kim sa, nước đái có máu gia Đại tiểu kế

8 Sáp tế: Sáp có thể loại bỏ được thoát, như Mẫu lệ,

Long cốt Sáp có nghĩa là thu liễm, thoát là hoạt thoát (trơn

tuột) không bền vững, nên điều trị bằng thuốc thu liễm Ví

dụ như sau khi ốm khỏi, mồ hôi cứ tự ra đó là vệ khí không vững, dùng bài "mẫu lệ tán" (Ma hoàng căn, Hoàng kỳ, Mẫu lệ) Thận hư di tỉnh, hoặc trong lúc ngử tỉnh ra mà không biết, dùng bài "Kim tỏa cố tỉnh hoàn" (Sa uyển tật lê, Khiếm

thực, Liên tu, Long cốt, Mẫu lệ)

8- Táo tế: Táo có thể khử được thấp, như Tang bạch

bì, XÍch tiểu đậu Ví dụ như bệnh thủy thing, thủy thấp

tích lại ở vùng bì phu, mặt mắt, chân tay đều phù, bụng

đầy trướng, suyễn thở, tiểu tiện không lợi, có thể dùng bài "Ngũ bì ẩm" (Tang bạch bì, Trần bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Phục lính bì) Bài "Xích tiểu đậu tang bạnh

bì thang" (tức 14 hai vị trở lên) cũng có thé trị bệnh thủy

thũng mà thủy thấp tích lại ở vùng bì phu Táo thấp nơi

chung phần nhiều nói về khử thấp tà ở trung tiêu Hàn

thấp thì dùng "Khổ ôn táo thấp", như Thương truật, hậu phác; thấp nhiệt dùng "Khổ hàn táo thấp", như Hoàng liên, Hoàng bá

10- Thấp tế: Thấp có thể khử được khé Nhu Mach

mơn đơng, Địa hồng Thấp là mềm nhuận, khô là tân dịch và huyết khô táo Ví dụ như khí hậu mùa thu nóng nực khô ráo, phế bị táo nhiệt, ho không có đờm sườn đau, miệng,

44

lưỡi khô ráo, lưỡi đô không có rêu, có thé dùng bai “Thaah

táo cứu phế thang" (Mạch môn đông, Cam thao, Tang diép, Thạch cao, Hac chi ma (ving den), Dang sm, Hạnh nhân,

A giao, Ty ba diép, néu huyét hu thi gia thêm Dia hoang)

11- Hàn tế: Hàn có thể khử được nhiệt, như Hoàng

liên, Hoàng cầm Tức là thuốc hàn trị chứng nhiệt Ví dụ như hỏa nhiệt ở biểu lý đều thịnh, nóng nhiều phiền táo bứt

đứt, thậm chí phát cuồng, nôn khan, đi đái đỏ, thể huyết

đổ máu cam, phát ban và các chứng thực nhiệt mụn nhọi

đỉnh độc (nhọt đầu đinh), dùng bài "Hoàng liên giải độc

thang" (Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chỉ tử)

12 Nhiệt tễ: Nhiệt có thể khử được hàn như Can

khương, Phụ tử Tức là thuốc nhiệt trị chứng hàn VÍ dụ như chân tay lạnh giá, sợ lạnh, nằm co người lại mà ngủ, ià chảy, đi ra thức an còn nguyên không tiêu, không khát nước mạch trầm tế vô lực, có thể dùng bài "Tứ nghịch thang”

(Phụ tử, Can khương, cam thảo)

Hàn tễ, nhiệt tế trên đây cộng với thập tễ gọi là thập nhị tễ

Nói chung phương tế (bất luận trong phương tế - bài

thuốc có mấy vị thuốc) đều tồn tại quan hệ quân, thần, tá, sứ Nhưng cận đại có một số phương tễ, vị thuốc tương đối

nhiều, phối ngũ tương đối phức tạp, ngoài việc nên hiểu rõ

những vị thuốc chủ yếu trong phương tễ và chứng trạng chủ

yếu điều trị ra, có phương tế không nhất thiết phương nào

cũng phải sắp xếp theo quân, thần, tá, sứ

Trang 24

Phối ngũ của dược liệu, trừ vận dụng quy luật thất tình,

thất phương, thập tễ, quân, thần, tá, sứ cần phải chứ ý đã

nêu ở trên ra, điều quan trọng hon là biện chứng để điều

trị theo biến hóa của bệnh tỉnh, như nghịch giá chính trị,

tòng giả phản trị Quy luật chính trị là bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, bệnh cứng rắn phải gọt dần đi, tà khí xâm nhập thì phải trừ đi, người bị hư lao thì

phải ôn bổ, bị kết tu thi phải tiêu tán, bị hư tổn thì phải bổ ich " Phân trị tức là "nhân bệnh nhiệt thì dùng thuốc nhiệt,

nhân bệnh hàn thì dùng thuốc hàn Nhân cớ thông thì dùng thuốc thông Tớm lại, phối ngũ của phương dược nên lấy biện chứng làm căn cứ 46 CHƯÓNG IV

BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

Tiết I MỤC DÍCH CUA BAO CHE

Bào chế đời xưa gọi là bào chích, hoặc gọi là tu trị, là một ngành kỹ thuật chế thuốc theo yêu cầu trị bệnh dùng thuốc của thày thuốc để tiến hành sử lý đặc thù đối với được liệu Bào chế Đông dược có lịch sử lâu đời, bài "Truật mễ bán hạ thang" ghi trong Hoàng đế nội kinh, trong đó Bán hạ được dùng gọi là Trị bán hạ (Bán hạ đã được bào chế)

Đến thời Nam bác triều, Lôi Hiệu đã tổng kết được kinh

nghiệm chế thuốc của người xưa và đương đại; viết thành

sách "Lôi công bào chích luận", ghỉ chép ti mi phwong phap

bào chế Đông dược, có thể nói là sáng lập ra quy phạm thao tác bào chế Đông dược cho đời sau Trên cơ sở chỉnh lý sách Lôi công bào chích luận, Mậu Hy Ung dai nhà Minh đã sửa

thêm kinh nghiệm thao tác thực tế lưu truyền trong dân gian từ đời nhà Tống trở lại, viết thành sách "bào chích đại

pháp", ghỉ chép phương pháp bào chế 439 vị thuốc Phương pháp bào chế không ngừng phát triển, nội dung bào chế hiện nay càng phong phú nhiều vẻ

Trang 25

Mục đích bào chế là làm cho thuốc nâng cao được hiệu quả điều trị trên lâm sàng, sử dụng thuận tiện Co thể phân tích mấy điểm như sau:

1- Thay đổi tính năng và tác dụng của vị thuốc: sau khí

được bào chế, tác dụng của vị thuốc có thể hoãn hòa hoặc

mạnh thêm Ví dụ Huyền hồ sách sau khi chế bằng đấm thì độc tính giảm yếu đi mà tác dụng chỉ thống lại tăng thêm

Có một số vị thuốc sau khí được bào chế, tác dụng cớ thay đổi, ví dụ như Dịa hoàng dùng sống (Sinh địa) thì lương

huyết, dùng chín (Thục địa) thì bổ thận âm Trắc bách diép

dùng sống thì lương huyết, sau khi sao đen thành than thì cầm máu Có vị thuốc sau khi bào chế, tính năng có thay

đổi:

a- Thay đổi tính vị, như Sinh địa hoàng tính hàn, Thục địa hoàng tính hơi ôn Trần Gia Mô danh y đời xưa chỉ ra

rằng thuốc đã được mật chích (tẩm mật sao) thì ngọt hoãn bổ ich nguyên khí

b- Thay đổi về tháng giáng phù trầm, như tẩm rượu sao thÌ đi lên, tẩm nước gừng sao thì tán, tẩm dấm sao thi thu liễm, tẩm nước muối sao thì đi xuống

e- Về bổ tả, như Cam thảo tẩm sao (trích cam thao) ed tác dụng lớn bổ ty vị, nếu dùng cam thảo sống (sinh Cam thảo) thì có sức thanh nhiệt lớn

d- Về Quy kinh, ví dụ chế với dấm có thể đưa thuốc vào can, chế với nước muối có thể đưa thuốc vào thận Ngoài ra, sau khi thuốc đã bào chế rồi, có thể đạt được tác dụng

phối ngũ Ví đụ Bán hạ và Sinh khương đều có tác dụng chỉ

48

du (chống nôn), nhưng nếu dùng nước gừng để bào chế Bán hạ, có thể làm cho công hiệu chống nôn của Bán hạ càng tốt hơn

2- Loại trừ hoặc giảm bớt độc tính của thuốc: pham những vị thuốc có độc tính mạnh hoặc kích thích mạnh sau khi đã bào chế rồi, có thể giảm bớt phần lớn hoặc một phần

độc tính, Ví dụ Bán hạ dùng sống thì ngứa móc họng, phải chế bằng gừng Ba đậu tẩy (tả) mạnh, tính thuốc rất mạnh,

cần phải bỏ dầu (gói vào giấy bản, giấy moi giã nát, đầu thấm ra giấy) Phụ tử sau khi đã bào chế, độc tính giảm thấp

8- Dễ chế thành thang, thuốc và cất giữ: Đông dược đã

thái thành phiến dễ sắc với nước để uống, sau khi vị thuốc

đã sấy, sao, chích (nướng), thì đễ cất giữ bảo quản

4- Loại sạch tạp chất và bộ phận không cho vào thuốc: Nơi chung được liệu đều phải kinh qua chọn, sàng, rửa ngâm

đãi để loại trừ tạp chất Như Tỳ bà diệp đá Tỳ bà), Cẩu

tích trước hết phải bỏ sạch lơng Ơ mai, Sơn thù du, Son

tra trước hết phải bỏ hột Nhân sâm, Đảng sâm, Huyền sâm trước hết phải bỏ cuống trên đầu củ (khứ lô) Những thứ bỏ đi đều không phải là bộ phận cho vào thuốc, hoặc công dụng cùng phản nhau, không được cùng dùng với bộ phận cho vào thuốc

5- Lam dịu mùi vị: những vị thuốc sau khi đã được sấy, chích, có thể làm thay đổi mùi vị tanh hôi, để uống, như Kê nội kim, Quy bản

Trang 26

Tiết II PHƯƠNG PHAP BAO CHE

Có nhiều phương pháp bào chế, chủ yếu có thể c làm

ba loại, tức là hỏa chế, thủy chế và thủy hoa hợp cÌ , He

1- Phép hỏa chế: là phương pháp xử lý tăng ue uve

tiếp hoặc gián tiếp được liệu bằng các phương n hk

nhau nhiệt độ, thời gian và vò sát như: nung, ›

lùi, hơ và sấy

a- Nung: Trực tiếp hoặc gián on dat — > a

hoặc đặt lên hòn nị i, nun; » PE

Oe Ne với các vị thuốc khoáng chất SN x

mai cứng, như Long cốt, Mẫu lệ, Từ thạch, Đại đi b

hến

7 b- Bào: Giống như cách lòi, dùng giấy ướt hoặc m vi

trên lên bọc lấy thuốc vùi vào tro than hồng, máng thông

thứ bọc ngoài vàng xém nút ra là được Cách này

ường dùng

» - Sao: Bỏ thuốc vào trong nồi rang, chảo mà a ;

một phương pháp bào chế thường dùng ves _

dụng khác nhau đối với vị thuốc, nên mức lu eee

hau Như Vương bất lưu hành, Mạch nha, Da ; b

5 én sao vàng Sơn tra, Bạch thược, Sơn chỉ nên sao

thay xém Tong lu, Dia du nén sao thanh ead nay

Bạch thược chỉ sao hơi vàng Can tham khảo : :

d- Chích: tẩm tnước mật hoặc phụ liệu khác ve ie

làm nhỏ lửa để phụ liệu thấm vào thuốc, làm a“ m we wee

mà không cháy, như mat chích Cam thảo, chích Tỳ

50

e~ Liti: lấy giấy ướt hoặc bột mỳ trộn nước bọc thuốc lại, cho vào lửa nhỏ nướng sấy, khí giấy ướt hoặc mặt ngoài bật bọc cháy đen là được, để nguội rồi bóc vứt đi Muc dich

của lùi là làm giảm bớt tinh kích thích của thuốc Ví dụ như

Cam toại, Nhục đậu khấu, Mộc hương sau khi đã lùi rồi, có thể làm cho tính kích thích giảm bớt, hiệu lực của thuốc

hòa hoãn

g- Sấy và hơ: Dều là phương pháp dùng lửa nhỏ để sấy

khô thuốc Nhưng sấy thì lửa mạnh hơn, làm cho ngoài mặt vị thuốc hơi vàng, dòa như Thủy điệt, Manh trùng v.v Còn

hơ thì lửa nhỏ hơn, chỉ cần thuốc khô ráo, như Cúc hoa,

Kim ngAn hoa v.v

2- Phép thuy chế: là phương pháp làm cho thuốc sạch

sẽ và mềm mại, tiện cho việc gia công thái phiến hoặc qua

đó làm giảm bớt độc tính và tính mãnh liệt của thuốc Gồm

có những cách như rửa, đãi, ngâm, đấp, thủy phi

a~ Rửa: rửa sạch đất cát và tạp chất bám vào thuốc, khi

rửa chớ ngâm quá lâu, để tránh giảm bớt hiệu lực của thuốc b- Đãi: ngâm thuốc vào nước thường xuyên gạn di, thay

nước trong Ngoài việc rửa sạch tạp chất bám vào bề ngoài

vị thuốc ra, còn phải giải bớt đi những chất không cần thiết

trong việc chữa bệnh

c- Ngâm: ngâm thuốc vào nước lã hoặc phụ liệu, nước

ngấm thấu vào thuốc, làm cho thuốc mềm mại để dễ thái phiến, bào chế hoặc loại bỏ độc tính Như Tam lăng, Sơn

dược, Tân (binh) lang sau khi được ngâm mềm, đễ cho việc

Trang 27

ba ba) sau khi đã ngâm rồi, dễ lấy chất xương tỉnh khiết

cho vào thuốc Cũng như Bán hạ ngâm nước với thời gian hơi lâu, có thể làm giảm bớt độc tính của thuốc

đ- Dấp nước: đấp nước gần giống như ngâm nước, nhưng

chỉ dùng nước làm cho thuốc ngấm từ từ và mềm mại, dễ gia công bào và thái phiến, lượng nước dùng Ít, sau khi dấp

nước, nước không mất đi, hoàn toàn ngấm vào thuốc Một

số vị thuốc nào đơ sau khi ngâm nước đễ mất hiệu lực, vì vậy nên đùng phương pháp này

e- Thủy phi: là một phương pháp khi chế thuốc bột ( bột

thuốc rất mịn) cho nước vào cùng nghiền Mục đích là làm

cho khi nghiền, mài, bột thuốc không bị bay, lại mịn và sạch hơn, như Hoạt thạch, Chu sa tần nhỏ phải qua thủy chế

3- Phương pháp thủy hỏa hợp chế: bao gồm ba cách:

chưng (hấp), nấu, tôi

a- Chưng: cho rượu hoặc phụ liệu khác vào thuốc chưng cách thủy cho chín, như thục Dại hoàng, thục Dịa hoàng

b- Nấu: cho thuốc vào nước lã hoặc nước thuốc đã sắc

để nấu lên, như Ngoan hoa nấu với dấm thanh

e- Tôi: Sau khi cho thuốc vào lửa đốt đỏ lên, lấy nhanh ra nhúng vào nước hoặc đấm, để tôi cho dòn, như Từ thạch,

Dai gid thạch thường bào chế bằng cách này 4 - Những phương pháp bào chế khác:

Có những cách chế như: chế rượu, chế muối, chế mật,

chế dòn, chế gừng, chế dấm, chế nước gạo, tạo men, phơi

nắng, phơi khô trong râm

52

a) Chế rượu: như ngâm rượu, đun với rượu

b) Chế muối: như đấp nước muối, đun nước muối c) Chế mật: như dùng mật ong loãng trộn với thuốc rồi sao trên lửa nhỏ Sau khí thuốc được sao (chích) mật, cố

thể tăng thêm cơng năng cam hỗn bổ Ích nguyên khí,

đ) Chế đòn: như bộ phận xương động vật cho vào thuốc,

được bôi phết bơ hoặc sữa bò để nướng (chích sao)

e) Chế gừng: như tẩm (ngâm) bằng nước gừng sao bằng

nước gừng

ø) Chế đấm: như tẩm bằng dấm, sao bằng dấm

h) Chế nước gạo: như rửa tẩm (ngâm) bằng nước gạo

Ngày nay cách chế này thường dùng nhất là Thương truật sau khi được ngâm nước gạo, có thể loại bỏ được dầu mà

còn ức chế được tính táo

i) Tao men: dùng cách gây men để chế tạo thành thuốc,

như Thần khúc, Đạm đậu xị

k) Phơi nắng: phơi khơ thuốc ngồi nắng to

Phương pháp bào chế tương đối rườm rà phức tạp, kỹ

thuật thao tác như mức độ tăng nhiệt, thời gian ngâm dap đều có mức độ nhất định, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến

hiệu quá điều trị của thuốc Bào chế thuốc qua các phương pháp khác nhau, công dụng và độc tính của nó có thể thay

đổi, cho nên khi chúng ta phải đùng đến Đông dược, cần chú ý đến phương pháp bào chế

Trang 28

CHƯÓNG V

CHẾ TẾ VÀ TẾ LƯỢNG

Tiết I: CHẾ TẾ

Chế tễế của Dông được chủ yếu theo được tính và nhu

cầu điều trị mà có những loại hình tễ khác nhau "Thần

nông bản thảo kinh" nói: "Dược tính có thứ nên hoàn, nên

tán, nên sắc nước, nên ngâm rượu, nên nấu cao, cũng có một vị kiêm dùng cho nhiều loại hình phương té, cing có thứ không thể đưa vào thang, rượu, tùy theo dược tính, không

được vi phạm vượt qua" Như thế có nghĩa là theo các loại

tính chất khác nhau của thuốc, nên chế thành các loại hình

phương tế khác nhau

Xét từ nhu cầu điều trị trên lâm sàng, sách "Thánh tế

tổng lục" đời nhà Tống nói: "Chữa bên trong thì từ trong

thấu đạt ra ngoài, Các loại thường uống là thuốc thang thuốc rượu hoàn tán đan" Có nghĩa là loại hình phương té uống

trong lấy thuốc thang, thuốc rượu, hoàn tán là chủ yếu Cũng

do tính chất của tật bệnh, nên loại hình phương tễ thuốc uống trong có khác nhau Như bệnh ngoại cảm phần nhiều dùng thuốc thang trước, bệnh tật thuộc loại phong tý phần

54

nhiều nên dùng thuốc rượu, chứng mạn tinh cố thể dùng thuốc hoàn, thuốc dùng bên ngoài phần nhiều dùng thuốc

cao hoặc thuốc rửa Các loại hình phương tễ thường dùng hiện nay chủ yếu cớ thuốc thang, sắc, tán, hoàn, cao, đan,

rượu, keo (cao), khúc (bánh men) Nay chia ra như sau:

1 - Thuốc thang (thang tễ): đổ thuốc vào siêu thuốc,

cho lượng nước thích hợp (có khi cho thêm một chút rượu hoặc dấm) sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt thuốc gọi là thuốc thang, là một loại hình phương tế thường dùng nhất Thuốc thang dé hap thu hon, hiệu quả tương đối nhanh Nơi chung ốm đau đều có thể dũng được, đối với bệnh mới mắc phải và bệnh cấp tính lại càng thích hợp Cách sác thuốc thang có quy củ nhất định, như đồ sắc nên dùng siêu, ấm đất, nước phải sạch, thời gian sác thuốc và ngọn lửa to nhỏ cớ

khác nhau tùy theo các vị thuốc khác nhau Nơi chung, thuốc

thang sác nên đun nhỏ lửa từ từ, làm cho chất có hiệu quả của thuốc hòa tan (ngấm) nhiều hơn mà lại không bị cháy khô Nếu sắc không đúng quy cách, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của thuốc Nước dùng để sắc thuốc đại khái

gấp sáu bẩy lần trọng lượng của thuốc Khí dùng vào mục

đích giải biểu, công hạ, nước sắc thuốc thang nên dùng Ít, thời gian sắc nên ngắn để sức thuốc phát huy nhanh chóng Nước sắc thuốc bổ nên dùng nhiều, thời gian sắc cũng nên dài hơn làm cho sức thuốc giữ được lâu

Khi sắc thuốc, có một số vị thuốc phải xử lý đặc biệt theo đặc tính của chính vị thuốc đó Như các vị thuốc thuộc

khoáng chất và mai vỏ, nên giã nát trước rồi sau mới cho

Trang 29

manh như Bạc hà, Mộc hương, sác lâu thì khí vị bay bốc hết, cho nên phải cho vào sau, tức là gần được thì cho vào Thuốc thang nên uống dạng pha hãm hoặc chia làm nhiều lần uống, phần nhiều gợi là ẩm tế ~ thuốc uống, như bài Ngũ chấp ẩm, Phổ tế tiêu độc ẩm Dùng phương pháp

chưng cất chế thành thuốc nước gọi là lộ như Kim ngân hoa lộ Thuốc sắc nước để dùng xông rửa bên ngoài gọi là thuốc

rửa như Kim quỹ bách hợp tẩy phương

2 ~ Thuốc sắc: về cd bản cách chế thuốc sắc giống như

thuốc thang Có điều khác là thuốc sắc sau khi bỏ bã đi,

tiếp tục cô đạc bằng lửa nhỏ, phần nhiều dùng chữa bệnh mạn tỉnh

8 _ Thuốc tôn: tán thuốc thành bột nhỏ gọi là thuốc tán Những vị thuốc không nên sấy lửa hoặc quá đắng đều có

thể chế thành thuốc tán Uống thuốc tán tiện lợi, hấp thu

nhanh, hiệu.lực thuốc nhanh, thích hợp với bệnh mới mắc và bệnh cấp tỉnh, như bài Thất tiếu tán, Lục nhất tán Thuốc

tán cũng có thể dùng ở ngoài da,

4 Thuốc hoàn: Căn cứ vào phương thuốc nhất định, tán thuốc thành bột nhỏ, luyện với mật, hoặc nước, chất hồ dính,

chế thành những viên thuốc tròn xoe, gọi là thuốc hoàn

Người xưa phần nhiều chế thuốc hoàn to nhỏ như hạt cải,

hạt đậu xanh, hạt ngô hoặc lòng đỏ trứng gà Để làm cho

lượng thuốc tỉnh xác hơn, sau này người ta chế mỗi viên thuốc hoàn là một đồng cân hoặc năm phân (1 đồng cân = 3,125 gam lấy số tròn là 3 gam), cũng có khi một lạng thuốc chế thành 100 - 200 viên

56

Nơi chung thuốc hoàn hòa tan và hấp thu chậm hơn, vì vậy hiệu lực của thuốc cũng phát sinh chậm hơn, nhưng lại đuy trì được lâu hơn, thích hợp với bệnh mạn tính Có một số thuốc hoàn cũng cơ thể dùng cho bệnh cấp tính

Thuốc hoàn luyện bằng mật gọi là mật hoàn, ngoài tác

dụng cố mùi vị thơm dịu, mật ong còn có công hiệu bổ Ích,

phần nhiều dùng chữa bệnh hư nhược mạn tính Thuốc hoàn luyện bằng nước hồ, gọi là hồ hoàn, sau khi hồ hồn sấy, phơi khơ, chất cứng rấn tan chậm hơn Một số vị thuốc cớ tính chất tương đối mạnh, nếu chế thành hồ hoàn cớ thể

giảm bớt sự kích thích đối với tỳ vị Viên hoàn luyện bằng

nước gọi là thủy hoàn Nơi chung thủy hoàn nhỏ hơn, dễ

uống, nuốt, lại tan nhanh hơn, sức thuốc tạo nên hiệu quả

cũng nhanh Thuốc hoàn chế bàng sáp ong gọi là lạp hoàn

Lạp hồn khơng để tan Nơi chung, những vị thuốc có độc

tính hoặc thuốc quý, nên chế thành lạp hoàn

ð ~ Thuốc cao: Thuốc cao chia làm hai loại uống trong

và dùng ngoài Thuốc cao uống trong là nấu thuốc thành

một chất dính đặc Trên thực tế từ thuốc thang được cô đặc lại, như cao Nhân sâm chang han Co khi thuốc cao còn phải cho thêm mat để làm cho thuốc đặc lại đồng thời cơ

tác dụng phòng mốc, như cao Ích mẫu Thuốc cao uống trong

phần nhiều dùng chữa bệnh man tinh hodc lam thuốc bổ Thuốc cao dùng ngoài lại có hai loại: cao thuốc và thuốc tao Cao thuốc là điều chế hàng thuốc bột cho thêm sắp ong

và dầu vừng Thuốc cao là dùng thuốc nấu với đầu vừng,

phết lên giấy vải hoac da thú rồi dán vào chỗ đau:

Trang 30

ngoài Uống trong không có loại hình phương tễ oo

: đơn là hoàn (viên), Tử tuy n

như Hoạt lạc đơn, Chí bảo ` Se cae

iếng Dùng ngoài thi cl

là tán, Ty ôn đơn theo dạng mỉ 1 On at cong

i h bột rất mịn, hoặc hợp

loại thuốc hỗn hợp thàni °

nt là đơn, như Hồng thanh đơn, Bạch giáng đơn thuộc về

í khoa

nh ~ Thuốc rượu: Thường gọi là rượu thuốc tức là Lời

được ngâm vào rượu tráng hoặc rượu vàng one vel

rượu nấu bằng gạo nếp, lúa ngơ, Hồng tửu on ene

rieng của rượu Thiệu hưng, TH ioe mm mene

cúc Nay gọi chung là rượu ng 1 nà

hông cho nên tác dựng của thuốc rượu ed

en xa thông huyết mạch phần nhiều oo ác vn

bệnh phong thấp tê đau, như rượu Hồ cốt, rượu Ngũ gi A

8 - Thuốc cơo (nguyên văn Giao tế - thuốc ng

thuốc thuộc động vật như da, xương, sừng, oe tong

nấu thật lâu để cô lại thành thể rắn trong su ặ

ốc cao, như cao Hổ cốt, cao Quy bản Thuốc

nh cao loại này phần nhiều dùng làm thuốc Hy nh bổ để điều trị bệnh

hư nhược

9 _ Thuốc bánh men (khúc tế): Trộn thuốc bột với ae a

đóng thành miếng rồi để lên men, gọi là thuốc bánh men

nhiều làm thuốc tiêu đạo, như Lục thần khúc, Bán hạ khúc

Tiết II TẾ LƯỢNG điều lượng thuốc)

Liều lượng của vị thuốc trực tiếp quan hệ đến " a

điều trị của một bài thuốc Liều lượng khơng đủ tÌ ệộ

58

quả không hay, để lại sai sót cho người bệnh Liều lượng

quá lớn, nếu nhẹ thi gay ra phân ứng phụ, nang thi cd thé

sây ra nguy hiểm Cho nên khi kê đơn dùng thuốc, tuyệt đối không thể sơ suất đối với liều lượng của vị thuốc,

Liều lượng sử dụng vị thuốc cuối cùng phải dùng bao nhiêu trong phạm vi quy định chung, còn phải quyết định theo nguyên tắc nhất định Sử dụng những vị thuốc quá

mạnh hoặc có độc, càng phải nấm vững một cách nghiêm

ngặt liều lượng Nói chung bắt đầu hãy dùng từ lượng nhỏ, rồi căn cứ vào phản ứng của người bệnh sau khi uống thuốc để điều chỉnh Sách "Thần nông bản thảo kinh" đã nêu "Nếu

dùng thuốc độc chữa bệnh, lúc đầu dùng bằng hạt lúa nếp,

bệnh khỏi thì thôi, chưa khói thì dùng gấp đôi, vẫn chưa khỏi thì dùng gấp mười, đến khỏi thì thơi" Ngồi ra, bệnh nhẹ nặng hoãn cấp và thể chất người bệnh khỏe yếu cũng

là điều kiện quyết định liều lượng của thuốc Bệnh nhẹ thì

liều lượng ít, bệnh nặng thì thường phải dùng liều lượng

nhiều hơn, bệnh lâu ngày hoặc thể chất người bệnh hư nhược nên giảm bớt thích hợp liều lượng dùng thuốc

Liều lượng dùng thuốc bao hàm hai ÿ nghĩa: Một là liều lượng tương đối của cá biệt vị thuốc trong đơn thuốc tức là tỷ lệ trọng lượng của một vị thuốc nào đở với những vị thuốc khác trong một đơn thuốc Hai là lượng dùng uống thực tế của đơn thuốc Liều lượng thuốc của nghĩa thứ nhất, tính quan trọng của vị thuốc nào đó ảnh hưởng nhiều Ít đến tồn bài thuốc, từ đó, ở mức độ khác nhau đã thay đổi tác dụng

của cả bài thuốc Như bài “Quế chỉ thang" tân ôn giải biểu,

nhưng bài "Quế chỉ gia thược được thang" dùng bội Thược

Trang 31

được thì ngồi tân ơn giải biểu ra lại có tác dụng chữa

đau bụng Do đó, ta có thể thấy tính quan trọng của việc

nắm vững chỉnh xác liều lượng thuốc Liều lượng thuốc của

nghĩa thứ hai, ảnh hưởng trực tiếp đến biệu quả điều trị

của cả bài thuốc Cho nên ngoài việc phải chú ý đến liều

lượng các vị thuốc trong bài thuốc còn phải chú ý lượng

dùng uống thực tế của người bệnh sau khi đã tạo thành một

bài thuốc Cả hai ý nghĩa trên đều không thể sơ suất Chế

độ cân dong do đời xưa khác với đời nay, nói chung chế độ

cân đong ngày xưa nhỏ hơn (Ít hơn) ngày nay, cho nên liều

lượng thuốc của bài thuốc đời xưa nhiều hơn ngày nay Vì

vậy khi kê đơn không nên theo liều lượng thuốc của cổ

phương, mà chỉ nên tham khảo xem tỷ lệ liều lượng thuốc

đã dùng trong cổ phương thôi

Đã có rất nhiều người tham khảo và chứng minh chế

độ cân đong đã dùng của đời xưa, song kết quả chưa thể

nhất trí được Như Lý Thời Trân đời nhà Minh cho rằng

"Một lạng của ngày xưa thÌ ngày nay có thể dùng một đồng

cân cũng được" Trái lại Trương Cảnh Nhạc đời nhà Minh

thi cho rang: "Sau đồng cân ngày nay là một lạng của ngày

xưa" Theo sự tham khảo chứng minh về chế độ cân đong

của Vương Mang Gia doi Han; mot lạng đời Hán khoảng

chừng bốn đồng cân tám phân cứng của cân chợ ngay này

(theo cân tàu 16 lạng), tính ra chimng 15,30 gam Mot thang

đời Hán chừng hai hợp ngày nay, chừng 200 mililit Đời xưa

cân đong thuốc tán (thuốc bột) thường dùng "phương thốn

chủy" "Phương thốn chủy" là cái thỉa xúc thuốc bằng một

thốn vuông theo thước của người xưa Một "phương thốn

60

chủy" bằng khoảng 2,74 mililt ngày nay Một "phương thốn

chuy” thuốc kim thạch nặng chừng 6 phân cân chợ, bằng khoảng 2 gam Một "phương thốn chủy" thuốc thảo mộc nặng

chừng 8 phân cân chợ bằng khoáng 1 gam Ngoài ra dùng

đồng tiền ð thù để đong thuốc bột, gọi là "nhất tiền chủy"

phân lượng ít hơn một "phương thốn chủy", chừng 6 - 7 phan

mười của một "phương thốn chủy"

Thuốc hoàn thường dùng viên to bằng hột ngô đồng, thuốc hoàn to hơn thì bằng viên đạn hoặc cái lòng đỏ quả

trứng gà

Tom lại chế độ cân đong ngày xưa và ngày nay không giống nhau, các liều lượng dùng nêu trên đây chỉ có thể đùng để tham khảo Khi ứng dụng trên lâm sàng phải nắm vững linh hoạt, khơng thể tính tốn chỉ li máy mớc

Trang 32

CHUONG VI ; < KIÊNG KY VÀ PHƯỚNG PHÁP UỐNG THUỐC Tiét I KIENG KY

Ngoài những điều tương phân của phối ngũ là kiêng ky

chủ yếu như trên đã nót về kiêng ky dùng thuốc, còn có hai

mặt, kiêng ky khi đàn bà có thai dùng thuốc và kiêng ky

uống thuốc nói chung

1 - Kiéng ky khi đàn bề có thai dùng thuốc:

Trong khi có thai dùng thuốc phải chú ý, nếu không sẽ

dẫn đến khả năng sẩy thai hoặc đẻ non Do tác dụng khác nhau của các vị thuốc đối với đàn bà cớ thai lại có thể chia

ra làm hai loại Cấm dùng và dùng phải thận trọng: Thuốc

cấm dùng phần nhiều có độc tính rất mạnh, như Ba đậu, Khiên ngưu, Dại kích, Ban miêu, Thương lạc, Cam toại, Ngoan hoa, Tam lang, Nga truật, Thủy điệt (dia), Manh

trung, Xạ hương Thuốc dùng phải thận trọng phần nhiều

có tác dụng phá huyết thông, kinh, như đào nhân, Hồng hoa,

Phụ tử, Nhục quế, Chỉ thực, 5ơn tra, Ngưu tất, Xa tiền,

Bán hạ, Dông quỳ tở Những vị thuốc cấm dùng tuy tỉnh

62

hình bệnh phải cần dùng cũng không nên dùng Những vị

thuốc dùng phải cẩn thận, thì trong tỉnh hình không thể

không dùng, có thể châm chước sử dụng Thuốc kiêng ky đối với đàn bà có mang đã nơi ở trên chỉ là ví dụ, trong đó

vị Bán hạ tuy là một trong những vị thuốc dùng phải cẩn thận, song lại thường dùng để chữa đàn bà có mang nôn oe

mà không bị sẩy thai Sách nội kinh đã nói: "Cơ bệnh thì

không hại, cũng không hại được" nói một cách khác "có bệnh

thì không hại gì đến mẹ, cũng không hại gì đến con" Chính là ý nghĩa đó

2 - Kiêng hy uống thuốc nói chưng:

Có một số tật bệnh phải nghiêm cấm ãn uống Khi uống

một số vị thuốc nao dd, không thể cùng một lúc ăn uống một số thức ăn khác, nếu không sẽ tạo nên hiệu quả không tốt Phải căn cứ vào tình hình bệnh mà quyết định việc kiêng

ăn VÍ dụ như khi bị bệnh thương hàn, thấp ôn mà tà nhiệt

đang bốc lên không thể ăn các thứ mỡ béo khó tiêu Người

bị đàm thấp trở trệ, tiêu hớa không tốt, đau bụng ỉa chảy, thì không được ăn hoa quả sống lạnh Bệnh nhiệt tính kiêng

ăn những đồ cay nóng, thơm, ráo, rán mỡ Người yếu tràng

vị, phải kiêng an những thứ dính trơn và chất ngọt Nếu bị

ung nhọt đỏ tấy nóng đau, phải kiêng án những thứ dễ bốc

và quá nhậy cảm (dị ứng) Người hay bị váng đầu, mất ngủ,

tinh tinh ndng nấy, thÌ khơng án hồ tiêu, ớt, rượu

Hai loại kiêng ky trên đây là bài học kinh nghiệm của đời xưa đã rút ra được trong thực tiễn, ta nên coi trọng đồng thời nghiên cứu thêm

Trang 33

Tiết II PHƯƠNG PHÁP UỐNG THUỐC

Phương pháp uống thuốc có quan hệ rất lớn đối với hiệu quả điều trị, cho nên cũng cần phải chú ý, chủ yếu có thể quy nạp thành mấy điểm như sau:

1 - Thời gian uống thuốc: Sách "Thần nông bản thảo kinh" có quy định thế này: "Bệnh ở vùng ngực trở lên, ăn

trước uống thuốc sau Bệnh ở vùng bụng trở xuống, uống thuốc trước rồi mới ăn Bệnh ở huyết mạch tứ chỉ, nên uống thuốc vào lúc lòng không dạ đới (buổi sáng sớm) Bệnh ở

cốt tủy (bệnh tỉnh đã nhiễm sâu và lâu) nên ăn no mà uống vào ban đêm" Nhưng cũng không nhất thiết phải câu nệ Noi chung thuốc bổ dưỡng phần nhiều uống trước bữa ăn,

thuốc sát trùng và thuốc tả hạ phần nhiều uống vào lúc doi,

còn các thuốc khác đều uống vào sau bữa ản Đương nhiên còn phải căn cứ vào bệnh tình hoãn cấp mà thay đổi thời

gian uống thuốc, như bệnh cấp nên uống thuốc ngay, chứng

sốt rét (ngược tật) nên uống thuốc trước khi lên cơn

3- Phương pháp uống thuốc: Nói chung mỗi ngày uống

hai hoặc ba lần Thuốc thang phần nhiều bó bã uống âm

ấm Cũng có khi cố nhu cầu đặc thù để thuốc nguội lạnh

mới uống Như thuốc thanh nhiệt trị bệnh nhiệt có thể uống

nguội lạnh Song có chứng nhiệt lại xuất hiện chứng quyết

nghịch chân nhiệt giả hàn, thì thuốc hàn cũng cho uống nóng Chứng hàn lại xuất hiện chứng táo nhiệt chân hàn giả nhiệt thì thuốc nhiệt cũng cho uống nguội Người bệnh hay nõn, uống thuốc rất khớ khăn thì nên uống Ít một nhưng uống làm nhiều lần Người bị thần trí hôn mê hoặc hàm

64

răng cần chặt, trước hết nên lấy thuốc bột "khai quan tán"

› thổi vào lỗ mũi hoặc sát quả ô mai vào chân rang, lam cho há miệng được rồi mới đổ thuốc vào

8 - NghÌ ngơi sau khi uống thuốc: phương pháp uống bài Quế chỉ thang trong sách "Thương hàn luận" đã nêu:

"Uống thuốc vào một lát, ăn hơn một thăng cháo nóng để hỗ trợ sức thuốc, đấp chăn nằm chừng một giờ, kháp người

râm rấp như ra mồ hôi là tốt" Ngoài ra, sau khi uổng thuốc còn phải chú ý tỉnh hình người bệnh để quyết định cách xử

lý (giải quyết) của bước sau Như cách uống bài Quế chỉ thang: "Nếu vừa uống xong, mồ hôi ra, bệnh khỏi, thì đừng lại sau sẽ uống, không cần thiết phải uống hết cá thang

thuốc Nếu không ra mồ hôi, lại uống như cách ban đầu

Nếu lại không ra mồ hôi, lần sau uống khoảng cách gần

hơn" Đó là một ví dụ rất tốt

4- Những phương pháp cho thuốc khác: Dòng dược phần nhiều dùng để uống Cũng có khi dùng nước mật lợn và

dấm rót vào hậu môn, hoặc dùng phương pháp đun mật, cô

lại, vẽ thành thoi nhét vào hậu môn để kích thích cho đi

đại tiện, còn có các phương pháp dùng "Tọa dược" cho vào ãm đạo, và thuốc dây ngâm thuốc để chữa các chứng tri cd

lỗ rồ, lại có cách đùng ngoài ở từng vùng, như tra mắt, thổi

vào tai, thổi vào họng, súc miệng, rửa ngâm, xông, rắc bột, đắp ngoài, thuốc chườm, cao dán, ống giác Mặc dù phương pháp khác nhau song đều cơ thể lợi dựng được tác dụng của

tế thuốc, dẫn độc tà từ trong đi ra ngoài tạo nên hiệu quả

Trang 35

—rmentsrrmmrcmrrrrey

CHUONG I

THUOC GIAI BIEU

Thuốc giải biểu là thuốc phát tán tà ở biểu, giải trừ chứng ở biểu (phần ngoài)

Tà từ bên ngoài xâm nhập cơ thể người ta thường vào cơ biểu trước Khi tà ở phần biểu thường phát sinh các biểu

chứng như sốt nóng, sợ lạnh, nhức dầu Lúc này có thể dùng

thuốc giải biểu

Do khí hậu thời tiết khác nhau, nên Ngoại tà mà cơ

thể người ta bị cảm nhiễm cũng có sự khác nhau về phong

hàn với phong nhiệt Vì vậy thuốc giải biểu chia làm hai

loại lớn,

1 - Dược tính phát tán phong han phần nhiều ôn nhiệt, cũng gọi là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với chứng ở biểu của cái gọi là thương hàn như sốt nóng nhẹ, sợ lạnh - nhiều, nhức đầu, đau mình, miệng không khô

2 - Dược tính phát tán phong nhiệt phần nhiều hàn lương, cũng gọi là thuốc tân lương giải biểu, thích hợp với

chứng ở biểu của cái gọi là ôn bệnh như sốt nóng nặng, sợ lạnh ít, nhức đầu, mắt đỏ, khát nước

Trang 36

Tiết I THUỐC PHÁT TẤN PHONG HÀN

MA HOÀNG

Tên dùng trong đơn thuốc: Ma hoàng, Tịnh ma

hoàng, khử tiết ma hoàng, bất khử tiết ma hoàng, ma hoàng

-hung, chích mật ma hoàng

Phần cho vào thuốc: Toàn bộ thảo

Bào chế: Chích mật - tẩm mật sao Trước hết cho một

Ít nước vào mật, quấy đều đun sôi, trộn đều ma hoàng sạch

thái đoạn với nước mật, rồi sao nhỏ lửa đến khi không dính

tay là được

Tính vị quy kinh: VỊ cay, hơi đắng, tính ôn Vào hai

kinh phế, bằng quang và kiêm vào cả hai kinh tâm, đại

tràng

Công dung: Phat han (làm ra mồ hội), bình suyễn thở, ,

lợi tiểu tiện, tiêu tan kết tụ

Chủ trị:

1 - Ma hoàng cùng dùng với Quế chỉ có tác dụng phát

hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương

hàn chứng thực ở biểu không ra mồ hôi, bệnh thuộc kính

Thái dương

2 - Ma hoàng cùng dùng với Hanh nhân, có tác dụng

chỉ suyễn Nếu kết hợp với Quế chỉ thi chữa suyến thở thuộc

phong hàn, kết hợp với Thạch cao thì chữa suyễn thở thuộc phế nhiệt 3 - Ma hoàng cùng dùng với Cam thảo, uống nguội có 70 pe eee

thể chữa thủy thing bế tac ở phế

4 -Ma hoàng cùng giã với Thục địa để dùng, tan được hàn kết ở âm phận (thuộc âm), có thể chữa các chứng âm

thư (nhọt bọc), trưng hà (giả)(báng hòn cục)

Ứng dụng và phân biệt

1 - Ma hoàng phát hãn nhiều hay ít là bằng sự đổi tha liều lượng phối hợp với Quế chi Lượng Ma hoàng dùng nhiều

hơn Quế chị thì sức phát hãn mạnh hơn Nếu khi cần Ma hoàng phát hãn song lại không phát hãn nhiều, có thể thay

đổi thích hợp tỷ lệ giữa hai vị, dùng lượng Ma hoàng và Quế

chỉ bằng nhau, hoặc Ma hồng Ít hơn Quế chị, cần nhắc mà

quyết định

2 - Phát hãn thì dùng cọng Ma hồng, chỉ hãn (cầm mồ hơi) dùng Ma hoàng căn (rễ) Ma hoàng bỏ đốt di, gọi là

tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh Ma hồng khơng bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu Ma hoàng chích mật,

dược tính tương đối hòa hỗn Ma hồng nhung là giã nhỏ

Ma hoàng như dạng nhung, sức phát hãn cảng hòa hoãn

Kiêng ky: Người bị biểu hư mồ hôi ra nhiều và phế hư ho suyễn, kiêng dùng

Liều lượng: Từ 5 phân đến 3 đồng cân (từ l,ð gam

đến 9 gam)

Bài thuốc ví dụ: Ma hoàng thang (Bài thuốc trong

Thuong hàn luận) Chữa thương hàn sợ lạnh, sốt nóng, nhức

đầu, đau mình, không ra mồ hôi song lại suyễn thở

Trang 37

ma hoàng trước, gạt lớp bọt ở trên đi, cho những vị còn lại vào sắc, uống ấm, mồ hôi ra hoi dam dap 1a dugc

QUE CHI

Tên dùng trong dơn thuốc:

Quế chỉ, nộn Quế chỉ, tế Quế chỉ, Quế chỉ tiêm

Phần cho vào thuốc: Cành nhỏ non của cây quế

Bào chế: Sau khi nhúng ướt đều quế chí, lấy bao cối quấn chặt lại rồi dội nước, khi nào nước ngấm thấu vào giữa

cành là được, thái phiến phơi khô trong ram dé ding

Tinh vj quy kinh: Vi cay, ngot, tinh hoi 6n Vao hai

kinh phé, bang quang

Công dụng: Giải phong tà ở cơ biểu, ôn thông kinh

lạc, tráng dương, tiêu hóa nước uống đình trệ, kiến lập trung khí (khí tỳ vị trung tiêu - có khi chỉ nơi riêng tỳ khí), bành thủy hoạt huyết

Chủ trị:

1 - Qué chi lA thuốc dẫn kinh Thái dương, dùng phối hợp với Thược được có thể chữa trúng phong thuộc kinh Thái dương như: các chứng sợ gió, sốt nóng, có mồ hôi, nhức đầu 2 - Quế chỉ có thể đi tới tứ chỉ, có thể chữa các khớp tứ chỉ trúng phong đau ê ẩm 3 - Quế cùi có thể tráng tâm dương, có thể chữa thủy ẩm vùng dưới tâm 72 a roe an gn ea

4 - Bài quế chỉ thang phối hợp với Thược dược gia thêm

kẹo mạch nha, có thể dùng chữa Trung khí hư, vị thống

5 - Quế chi phối hợp với phục linh, chữa bàng quang

tích nước; quế chỉ phối hợp với Dào nhân, chữa tử cung (bào

thất) tích huyết

Ung dung va phan biét

1 - Qué chi phéi hgp véi Ma hoàng (thuốc giải biểu) có

thé phát hãn Quế chỉ phối hợp với Thược dược (thuốc thu

liếm) có thể cầm được mồ hôi (chỉ hãn)

2 - Quế chỉ là cành nhỏ non mới khô của cây quế, quế bì là vỏ dày mặt ngoài của cây quế, Nhục quế là vỏ gốc của cây quế, quế tâm là Nhục quế bỏ vỏ thơ lớp ngồi và vỏ

mông của lớp vỏ trong, lấy dùng phần ở giữa

Kiêng ky: chứng âm hư hỏa vượng, các chứng về họng, các chứng huyết

Liều lượng: Từ 5 phân đến ở đồng can (1,5 gam - 9

gam)

Bài thuốc ví dụ: Bài Quế chi thang (bài thuốc trong Thương hàn luận), chữa trúng phong, nhức đầu, sốt nóng,

mồ hôi ra sợ giớ)

Quế chỉ, Thược được, chích Cam thảo, Sinh khương, Dại

táo (bổ ra), sắc nhỏ lửa bỏ bã, uống ấm, sau một lát, ăn một chén (bát) con cháo loãng nóng để hỗ trợ sức thuốc, đấp chăn nằm chừng một tiếng đồng hồ, khAp minh dam dap

như ra mồ hôi càng tốt

Trang 38

TU TO

Tên dùng trong đơn thuốc:

Tử tô, Tô diệp, Tử tô điệp, Déi diep tô ngạnh, Tô tử

Phần cho vào thưốc: Lá hoặc toàn cây

Bào chế: Lấy Tô diệp cả cành non bỏ tạp chất, thái ra mà dùng, Tô ngạnh loại bỏ vỏ ngoài và cành nhánh non,

ngâm vào nước ủ mềm thái phiến vát, phơi khô để dùng

Tính vị quy kinh: Vị cay tính ôn Vào hai kinh phế,

ty

Công dụng: Phát tán phong hàn, lý khí (chữa khí trệ,

khí nghịch), sơ thông, giải được độc của cá cua

Chủ trị:

1 - Các chứng thương phong cảm mạo, sợ lạnh, sốt nóng, ngạt mũi, ho

2 - Trọc khí hàn tà xâm phạm vào vị, ngực bứt rứt khí trương, hay ợ hơi

3 ~ Trúng độc cá cua đến nỗi ngực đầy bứt rút, nôn ọe,

có thể chỉ dùng một vị thuốc này Ứng dụng và phân biệt

1 - Tử tô điệp chủ trị phát tán phong hàn, thiên đi về phối, đồng thời thường phối hợp sử dụng với thuốc giải biểu khác Tô ngạnh nặng về lý khí kiêm an thai Tô tử hay về giáng khí, là thuốc tiêu đàm chữa ho

2 - Từ tô điệp (lá tía tô) mặt trái đều màu tía, tạp Tô

74

diệp (14 tla t6 tap) mau xanh xám

Kiéng ky: Néu ngudi âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn, kiêng dùng

Liều lượng: từ 1 đồng đến 3 đồng cân (3 gam ~9 gam)

Bài thuốc ví dụ: Bài Hương tô ẩm (Bài thuốc trong

Thái Bình Huệ đân hòa tễ cục phương) Chữa tứ thời cắm

mạo, nhức đầu, sốt nóng, hoặc kiêm nội thương, vùng ngực đầy ách, ợ hơi, sợ ăn uống

Hương phụ, Tử tô, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương, Tiồng tảo Nhưng vị thuốc trên dùng nước sôi ngâm để uống,

chia làm hai lần

KINH GIÓI

Tên dùng trong đơn thuốc:

Kinh giới, Kinh giới huệ (hoa, bông Kinh giới), sao Kinh giới, Sao hắc kinh giới (Kinh giới sao đen), Kinh giới thán

(kinh giới sao thành than)

Phần cho vào thuốc: Hoa, bông, cọng, lá

Bào chế: Bỏ tạp chất rửa sạch, thái từng đoạn, phơi

khô dùng, hoặc sao để dùng, hoặc cho Kinh giới vào nồi,

chảo sao đen, phơi khô để dùng

Tính vị quy kinh: Vy cay, tính hơi ôn Vào hai kinh phế, can

Công dụng: Giải biểu khử hàn, tán nhiệt chỉ huyết

Trang 39

Chủ trị:

1 - Người bị chứng phong hàn ở biểu sợ lạnh sốt nóng, hoặc thời kỳ đầu của chứng sởi kiêm cảm mạo sợ lạnh

2 - Người bị ngoại cảm mắt đỏ, họng đau, mụn nhọt sốt nóng sợ lạnh, cùng thổ huyết, chây máu cam (sao đen sử

dụng cầm máu)

Ứng dụng và phân biệt:

1 -Sức phát hãn của Kinh giới huệ mạnh hơn Kính giới Không có mồ hôi dùng Kinh giới huệ, có mồ hôi dùng Kinh giới sao, vào huyết phận dùng Kinh giới sao thành than

2 ~ Kinh giới có tác dụng phát tán khử hàn như Ma hoàng, song ma hoàng lại mạnh mẽ, nhanh chớng, Kinh giới

thì tương đối hòa hoãn Và lại Ma hoàng thiên về khứ hàn

tà ở lưng thuộc kinh Thái dương, còn Kinh giới thì khứ hàn tà ở toàn thân

3 - Kinh giới có tên riêng là Giả tô, vì tính vị cay ôn, giống như Tử tô Song Kinh giới cay mà không gất, ôn mà không táo, đúng là thuốc hơi cay hơi ôn, Cho nên người bị thương hàn, ôn bệnh thuộc cảm mạo, thi bất luận phong

hàn, phong nhiệt đều có thể dùng được

Kiêng ky: Phàm người biểu hư hay ra mồ hôi, huyết

hư hàn nhiệt không do phong hàn gây nên, cùng chứng nhức đầu do âm hư hỏa vượng họng đau không phải ngoại cảm, đều phải kiêng ky

Liều lượng: Từ 1 đồng cân đến 3 đồng cân (3 gam - 9 gam) 76 cv xen ate aterm ene

Bai thuée vi du: Bai Kinh phong bai déc tán (bài thuốc

trong Chứng Trị chuẩn thằng), chữa phong nhiệt cùng giao

tranh, tà khí ở biểu, mụn nhọt sốt nóng sốt rét và chứng ôn nhiệt do thời khi lưu hành

Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ,

Tiền hồ, Chỉ sác, Cát cánh, Phục linh, Xuyên khung, Bạc

hà, chích Cam thảo, Sinh khương SINH KHƯÔNG Tên dùng trong đơn thuốc:

Sinh khương (gừng sống), Tiên sinh khương (gừng sống

tươi), Sinh khương chấp (nước cốt gừng) Sinh khương bì (vỏ

gừng sống)

Phần cho vào thuốc: Củ gừng

Bào chế: Rửa sạch, thái miếng (phiến) hoặc giả lấy nước

cốt, hoặc nướng để dùng (lấy giấy gói kín củ gừng lại, nhúng nước cho ướt đều rồi cho vào lò nướng hơi vàng là được)

Tính vị quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn Vào ba kinh

phế, tỳ, vy

Công dụng: Phát biểu (giải biểu), tán hàn, ôn trung, chỉ nôn làm khỏe dạ dày, tăng ăn, hóa đàm thông thủy

Chủ trị:

1 -Sinh khương cùng dùng với Hồng tảo, có thể điều

hòa vinh vệ bên ngoài, mà trị phong tà ở kinh Thái dương,

ở trong điều hòa tỳ vy, giúp cho chính khí ở trưng tiêu, 2 - Sinh khương giã lấy nước cốt có thể chữa các chứng

Trang 40

vị nghịch, nôn ọe ra nước trong

3 - Sinh khươi.g cay tán, có thể điều hòa ngũ vị, dùng

thêm làm gia vị nấu nướng, giải được độc trong ăn uống,

kích thích ăn ngon miệng

4 ~ Sinh khương cay ôn, ôn hóa được đàm ẩm, (uống

nước tích lại sinh đờm ột trong các chứng thủy ẩm ), chữa

ho suyễn, và lại tính nay đi ngang, nên có thể chữa được

chứag thủy thũng bụng trướng

Ứng dụng và phân biệt:

Sinh khương bì tính cay mát, chữa bì phu phù thũng,

thông nước ở da

Sinh khương chấp cay ôn, sức €a;

vị, phần nhiều dùng chữa nôn ge

Can khương (gìng khô) cay ôn, ôn trung, khư hàn, bồi

dương thông mạch, sức làm ôn hàn tà ở tỷ rất mạnh

Bào khương vị cay đắng chỉ chữa phần lý, không đi ra

phần biển, làm ôn hàn tà ở hạ tiêu Bào khương đốt thành

than, tính ôn, thiên về làm ôn hàn tà ở huyết phân

thiên về làm ôn hàn y tán mạnh hàn tà Ở

Ối khương (gừng nướng) đáng ôn,

tà ở tràng VY-

Kiéng ky: Người bị âm hư có nhiệt kiêng dùng

Liêu tượng: Từ õ phân đến 3 đồng cân hoặc một lát

đếu ba lát

Bài thuốc ví dụ: Bài Sinh khương tả tam thang (bài

thuốc trong Thương hàn luận) Chữa vị khí không điều hòa

78

vùng dưới tâm bí kết rắn cứng, ợ khan mùi hôi thức án

phía dưới sườn có thủy khí, sôi bụng đi ly :

Ph Sinh khương, chích Cam thảo, Nhân sâm, Can khươ: lục linh, Bán hạ, Hoàng liên, Đại tảo, cho nước vào sáo

bỏ bã, rồi đun lại, uống ấm ”

twee ae Sinh khuong thai phién (lt) ding vao

ắc, ương giã lấy nước cốt, hòa với thuốc để

lùng, Sinh khương dùng vào ngoại khoa để đấp, châm cứu

cũng thường dùng phối hợp Sinh khương trong khi cứu

THÔNG BẠCH (Hành củ)

Tên dùng trong đơn thuốc:

Thong bach, Thông bạch đầu, Thông bạch hành Phần cho vào thuốc: Củ, lá (dọc hành) Bào chế: Rửa sạch, thái lát

Tính vị quy kinh: Vị

can, vi j quy kinh: Vị cay, tính bình Vào ba kinh phš,

Công dụng: Phát hãn giải biểu, thông đương lợi thủy,

giải độc, làm gia vị, tuyên thông mạch lạc i

Chủ trị:

1 - Thường làm thuốc

; phụ trợ trong thuốc phá

phối hợp dùng với Dau xi pin

2 - Khi âm thịnh cách dư

- Í ldng thuộc bệnh Thiết 3

dùng để thông dương khí _—

Ngày đăng: 16/11/2021, 14:38