BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ ĐỀ TÀI: VAI TRÒ VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGƯỜI KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn Lớp học phần: 420300215503 Nhóm thực hiện: Nhóm 10 TP. HCM, tháng 6 năm 2020 MỤC LỤC Lời mở đầu 2 I. KHÁI NIỆM 1. Thực phẩm là gì ? 3 2. Công nghệ thực phẩm là gì ? 3 3. Thế nào là kỹ sư CNTP ? 4 II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỸ SƯ CNTP 1. Vị trí công tác: 6 2. Tính chất công việc: 6 3. Vai trò của kỹ sư CNTP: 7 III. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KỸ SƯ CNTP 1. Về chuyên môn: 11 2. Về kinh nghiệm làm việc: 13 3. Về kỹ năng: 15 IV. KIẾN NGHỊ 1. Đối với ngành CNTP: 17 2. Đối với người kỹ sư CNTP: 18 a) Vấn đề b) Nguyên nhân c) Giải pháp V. KẾT LUẬN 21 LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói, với số dân trên 90 triệu người hiện nay của nước ta, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm chế biến ngày càng nhiều và đa dạng với nhiều hình thức sản phẩm khác nhau, đặc biệt là nhu cầu với các sản phẩm sạch được chế biến an toàn. Chính vì vậy, ngành công nghệ thực phẩm có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Đạt trên 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2020, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài việc phải ngày càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, nông sản, thủy sản,… nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Chính vì vậy ngoài nhu cầu về số lượng thì yêu cầu về nhân lực trình độ cao vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm, nhu cầu đào tạo tạo cho ngành này ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu cấp thiết. Đó là khó khăn của nền kinh tế, nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư công nghệ thực phẩm chớp lấy và thành công. Bài tiểu luận này nhằm trình bày và đem lại thông tin về vai trò cũng như những yêu cầu cơ bản của người kỹ sư công nghệ thực phẩm để định hướng cho sinh viên theo ngành. Giúp sinh viên đáp ứng những yêu cầu để phát triển bản thân, thăng tiến nghề nghiệp trong ngành Công nghệ thực phẩm.