I. PHẦN MỞ ĐẦU. Hiện nay Bộ Giáo dục đó chuyển quản lý viên chức từ mã ngạch sang hạng ngạch chức danh nghề nghiệp nhằm giúp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo dức nghề nghiệp của viên chức ngành giáo dục. Bộ giáo dục biên soạn chương trình, ra Quyết định 2516QĐBGDĐT năm 2016. Giáo viên trung học cơ sở hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên biệt công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có cấp trung học cơ sở (THCS), có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, có một trong các điều kiện sau: 1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II; 2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên Căn cứ vào đó Giáo viên trung học cơ sở hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục phổ thông phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II. Ngoài những yêu cầu trên, việc tham gia lớp bồi dưỡng này còn góp phần cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng vào thực tiễn công tác giáo dục; Cập nhật được các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; Cập nhật được quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo các xu hướng và bài kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục và chủ động phát triển các năng lực cốt lõi của người giáo viên; Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quán xuyến, thành thạo và chuẩn mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục THCS; Vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II theo quy định tại Thông tư liên tịch số 222015TTLTBGDĐTBNV ngày 169 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập (viết tắt là Thông tư liên tịch số 222015TTLTBGDĐTBNV). Với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mà Hội nghị trung ương 8 khóa XI, Nghị quyết số 29 đề ra: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp”; “đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục mỗi giáo viên và các bộ phận quản lí trong nhà trường phổ thông phải tích cực học hỏi, tự học và tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân. Phần II. Khái quát nội dung chuyên đề Qua khóa bồi dưỡng được sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, tôi được nghiên cứu và học tập chuyên đề 2 “Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo” nội dung cơ bản của chuyên đề là: Cùng với sự phát triển chung của các lĩnh vực trong toàn xã hội trước tác động của toàn cầu hóa, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động quá trình trên, do đó nền giáo dục của thế giới đang phát triển theo định hướng: Thứ nhất giáo dục chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra năng lực học tập suốt đời. Thứ hai giáo dục quan tâm đúng mức đến dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng học sinh, quán triệt quan điểm tích hợp cao ở cấp tiểu học và thấp dần ở trung học và phân hoá sâu dần từ tiểu học lên trung học gắn bó chặt chẽ với định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thứ ba xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển năng lực người học đã tạo ra sự chuyển biến thực sự trong cách dạy và cách học. Thứ tư xu thế đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập phù hợp yêu cầu phát triển năng lực người học, cho phép xác địnhgiám sát được việc đạt được năng lực dựa vào hệ thống tiêu chí của chuẩn đánh giá. Thứ năm Quan niệm đa dạng hóa theo hướng mở về nguồn tài liệu dạy học cung cấp thông tin cho việc dạy của giáo viên và học của học sinh. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Trong Văn kiện Nghị quyết 29 NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với các điểm cụ thể sau: Một là giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hai là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Ba là phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bốn là phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tếxã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Năm là đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Sáu là chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Bảy là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Phần III. Nội dung chính Trong chuyên đề này đã cung cấp cho tôi những hiểu biết về xu thế phát triển giáo dục đào tạo trong bối cảnh toàn câu hóa; đường lối và các quan điểm chỉ đạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: chính sách và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông. Tôi nhận thấy việc cần tìm hiểu tác động của “ Xu thế phát triển GD trong bối cảnh toàn cầu hóa” tới giáo dục phổ thông Việt Nam, rất cần thiết đối với mỗi giáo viên THCS. 1. Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa a) Bối cảnh tác động GD Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp. dưới tác động mạnh mẽ của “các xu thế thế giới là: sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu, lối sống toàn cầu và tinh thần quốc gia về văn hóa, thời đại sinh học, phụ nữ nắm quyền lãnh đạo, tư nhân hóa phúc lợi nhà nước, sự hưng thịnh của khu vực bờ rìa Thái bình Dương (APEC), sự phục hưng tôn giáo, sự phục hưng nghệ thuật, chủ nghĩa xã hội theo thị trường tự do, chiến thắng của cá nhân” (Jonh Naisbit và Patricia Aburdene) hay của quá trình tin học hóa, toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức (Thomas L. Friedman) Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về GD đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trức tiếp đến sự phát triển của các nền GD trên thế giới. Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lời để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức giáo dịc, đổi mới quản lí giáo duc, tiến tới một đền GD điện tử đáp ứng nhu cầu cảu từng cá nhân người học. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về GD đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển GD