1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

chuong 2 ly 11

13 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 86,61 KB

Nội dung

Đặt một điện áp không đổi U vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là 10 W, nếu các điện trở này mắc song song với nhau và mắ[r]

Trang 1

ÔN TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO CÁC LOẠI ĐOẠN MẠCH

GHÉP NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

Bài 1 Tính điện trở tương đương của mạch sau Cho hiệu điện thế giữa hai

điểm AB là UAB = 60V Tìm hiệu điện thế và dòng điện và công suất tiêu thụ

trên các điện trở

Trang 2

Bài 1’: Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết E=6V, R1=6Ω,R2=3Ω.Tính:

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính

b) Tính UAB ở hai đầu mạch ngoài

c) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.Cho điện trở trong của nguồn điện

là không đáng kể

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết E = 6V,r = 0,5Ω, R1=2Ω,R2=1Ω.Tính:

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính

b) Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 1h

Bài 2’: Cho mạch điện kín như hình

R1 = 100 Ω, R2 = 50 Ω, R3 = 200 Ω, nguồn điện E = 40V, r = 10 Ω

a) Tính điện trở mạch ngoài

b) Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế của từng điện trở

Bài 3: Một nguồn điện có suất điện động là 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch

ngoài có điện trở R

a) Tính R để công suất tiêu thụ mạch ngoài là 4 Ω Đ s: 4 Ω (1 Ω)

b) Với giá trị nào của R để công suất mạch ngoài có giá trị cực đại? Tính giá trị đó? ĐS : R = 2 Ω, P = 4,5W

Trang 3

Bài 4: Mắc một bóng đèn nhỏvới bộ pin có suất điện động 4,5 v thì vôn-kế cho

biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 4 V và ampe kế chỉ 0,25 A Tính điện trở trong của bộ pin Đ s: 2 Ω

Bài 5: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω, được mắc với một điện trở 4,8

Ω Khi đó hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là 12 V Tính cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn

Bài 6: Một bóng đèn dây tóc có ghi 20V – 5W và một điện trở R = 20 Ω mắc

nối tiếp với nhau vào hai cực của một acquy Suất điện động của acquy là 24 V

và điện trở trong không đáng kể

a) Tính điện trở của mạch ngoài và cường độ dòng điện qua bóng đèn (0,24 A) b) Tính công suất tiêu thụ của đèn (4,608 W)

c) Tìm R để đèn sáng bình thường (16 Ω)

Bài 7 Giữa hai đầu A và B của một mạch điện có mắc song song ba dây dẫn có

điện trở R1=4Ω ; R2= 5Ω và R3=20Ω

a) Tìm điện trở tương đương của ba điện trở đó

b) Tính điện áp giữa hai đầu A, B và cường độ dòng trong mỗi nhánh nếu cường

độ dòng điện trong mạch chính là 5A ĐS : a) 2Ω ; b) 10V ; 2,5A ; 2A ; 0,5A Bài 8 Hai điện trở R1 và R2 khi mắc nối tiếp thì điện trở tương đương là 90Ω

Khi mắc song song thì điện trở tương đương là 20Ω Tìm R1 và R2

II TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

B Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng

điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian

C Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích

dương

D Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích

âm

Câu 2 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Dòng điện có tác dụng từ Ví dụ: nam châm điện.

B Dòng điện có tác dụng nhiệt Ví dụ: bàn là điện.

C Dòng điện có tác dụng hoá học Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

D Dòng điện có tác dụng sinh lý Ví dụ: hiện tượng điện giật.

Câu 3 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì điện áp nhằm duy trì dòng điện trong mạch Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

Trang 4

B Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

C Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực

âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

D Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

Câu 4 Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19(C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30(s) là 15 (C) Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A 3,125.1018 B 9,375.1019 C 7,895.1019 D 2,632.1018

Câu 5 Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 6 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 =

300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A RTM = 200 (Ω) B RTM = 300 (Ω).

C RTM = 400 (Ω) D.RTM = 500 (Ω).

Câu 7.Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 =

200 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V) Điện áp giữa hai đầu điện trở R1 là

A U1 = 1 (V) B U1 = 4 (V) C U1 = 6 (V) D U1 = 8 (V) Câu 8 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 =

300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A RTM = 75 (Ω) B RTM = 100 (Ω).

C RTM = 150 (Ω) D RTM = 400 (Ω).

Câu 9 Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2

= 200 (Ω) đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V) Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A U = 12 (V) B U = 6 (V) C U = 18 (V) D U = 24 (V).

Câu 10 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường

làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của điện áp giữa

Trang 5

hai đầu đoạn mạch với cờng độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

B Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của điện áp giữa hai

đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

C Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường

độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật

D Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ

toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian

Câu 11 Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn

B tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

C tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu 13 Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện Dây tóc bóng đèn

nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:

A Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cờng độ dòng

điện chạy qua dây dẫn

B Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cờng độ dòng

điện chạy qua dây dẫn

C Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

D Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn Câu 12 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật.

B Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua

vật

C Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cạy

qua vật

D Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với điện áp giữa hai đầu vật dẫn Câu 14 Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình

thường thì

A cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện

qua bóng đèn Đ2

B cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện

qua bóng đèn Đ1

C cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng

đèn Đ2

D Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.

Câu 15 Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, điện áp định mức của

chúng lần lượt là U1=110(V) và U2=220 (V) Tỉ số điện trở của chúng là:

A R1/R2 = 1/2 B R1/R2 = 2 C R1/R2 = 1/4 D R1/R2 = 4

Trang 6

Câu 16 Để bóng đèn loại 120V–60W sáng bình thường ở mạng điện có điện áp

là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

A R = 100 (Ω) B R = 150 (Ω).

C R = 200 (Ω) D R = 250 (Ω).

Câu 17 Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì điện áp mạch ngoài

A.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch

B tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

C giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng

D tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 18 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với điện áp U

giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R

B Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn

điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch

C Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của điện áp giữa hai

đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

D Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường

độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật

Câu 19 Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) đợc mắc với điện trở 4,8 (Ω)

thành mạch kín Khi đó điện áp giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V) Cường

độ dòng điện trong mạch là

A I = 120 (A) B I = 12 (A) C I = 2,5 (A) D I = 25 (A) Câu 20 Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω)

thành mạch kín Khi đó điện áp giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V) Suất điện động của nguồn điện là:

A E = 12,00 (V) B E = 12,25 (V).

C E = 14,50 (V) D E = 11,75 (V).

Câu 21

Câu 22 Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω),

mạch ngoài có điện trở R Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3 (Ω) D R = 6 (Ω).

Câu 23 Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1

= 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau Điện trở trong của nguồn điện là:

A r = 2 (Ω) B r = 3 (Ω) C r = 4 (Ω) D r = 6 (Ω) Câu 24 Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω),

mạch ngoài có điện trở R Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

Trang 7

A R = 3 (Ω) B R = 4 (Ω) C R = 5 (Ω) D R = 6

(Ω)

Câu 25 Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω),

mạch ngoài có điện trở R Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3 (Ω) D R = 4

(Ω)

Câu 26

Câu 27 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E=12(V),

điện trở trong r = 2,5(Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1=0,5(Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải

có giá trị :

A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3 (Ω) D R = 4 (Ω).

Câu 28 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V),

điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị:

A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3 (Ω) D R = 4 (Ω).

Câu 29 Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở

ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I Nếu thay nguồn điện đó bằng

3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A I’ = 3I B I’ = 2I C I’ = 2,5I D I’ = 1,5I Câu 30 Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở

ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I Nếu thay nguồn điện đó bằng

3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A I’ = 3I B I’ = 2I C I’ = 2,5I D I’ = 1,5I Câu 31 Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc

vào một điện áp không đổi Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A độ sụt thế trên R2 giảm B dòng điện qua R1 không thay đổi.

C dòng điện qua R1 tăng lên D công suất tiêu thụ trên R2 giảm.

Câu 32 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E=12(V),

điện trở trong r=2(Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1=6(Ω) mắc song song với một điện trở R Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải

có giá trị A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3(Ω).

D R=4(Ω).

Câu 33 Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một điện áp U không đổi

thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W) Nếu mắc chúng song song rồi mắc vào điện áp nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:

A 5 (W) B 10 (W) C 40 (W) D 80 (W).

Trang 8

Câu 34 Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một điện áp U không đổi thì

công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W) Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào điện áp nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:

A 5 (W) B 10 (W) C 40 (W) D 80 (W).

Câu 35 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E=12(V),

điện trở trong r = 3(Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị A R = 1 (Ω) B R = 2 (Ω) C R = 3

(Ω) D R = 4 (Ω).

Câu 36 Có hai điện trở ghi 2-1W và 5-2W Khi mắc nối tiếp thành bộ thì

công suất tỏa nhiệt lớn nhất của bộ điện trở là A 3,5 W B 3 W.

C 2,5 W D 2,8 W.

Câu 37 Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, điện áp định mức đèn

1 bằng 1/2 điện áp định mức đèn 2 Tỉ số điện trở của chúng R1/R2 bằng A 2

Câu 38 Một nguồn điện có suất điện động 6V, điện trở trong 0,5 Công suất

mạch ngoài lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp là A 9W.

Câu 39 Một nguồn điện có điện trở trong r, suất điện động , điện trở mạch

ngoài là R thay đổi được Chọn R bằng bao nhiêu thì công suất trên mạch cực

đại? A R=r B R=r/2 C R=2r D R=(R=r)/2.

Câu 40 Hai dây dẫn cùng chiều dài và cùng tiết diện, một dây bằng đồng và

một dây bằng thép được mắc song song với nhau Khi hai dây này được mắc vào nguồn điện thì dây dẫn nào tỏa nhiệt nhiều hơn?( Giải: điện trở suất của đồng nhỏ nên công suất lớn)

A Dây đồng B Dây thép.

C Như nhau D Không so sánh được.

Câu 41 Cho mạch điện kín, nguồn điện có =60 V, r=5 , điện trở mạch ngoài

R=15  Hiệu suất của nguồn điện là

Câu 42 Hai ắcquy có suất điện động 1=2=0 Ắcquy thứ nhất có thể cung cấp

công suất cực đại cho mạch ngoài là 20 W Ắcquy thứ hai có thể cung cấp công suất cực đại cho mạch ngoài là 10W Hai ắcquy ghép nối tiếp thì sẽ có thể cung cấp công suất cực đại cho mạch ngoài là A 80/3 W.B 30 W C 10 W.

D 25 W.

Câu 43 Đặt một điện áp không đổi U vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai

điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là 10 W, nếu các điện trở này mắc song song với nhau và mắc vào điện áp trên thì công suất tiêu thụ của mạch là (sd công thức tính công suất trong 2 TH mắc nối tiếp và song song chú ý là R như nhau)

Trang 9

Câu 44 Có các pin giống nhau (1,5 V; 0,02 ) Muốn có một bộ nguồn có suất

điện động 3 V và điện trở trong 0,03  thì cần tối thiểu là(HD: có hai nguồn song song rồi nối tiếp với nguồn thứ 3)

A 6 pin B 3 pin C 4 pin D 2 pin.

Câu 45 Một nguồn điện được mắc vào một biến trở Khi điều chỉnh biến trở

đến 14  thì điện áp giữa hai cực của nguồn điện là 10,5 V và khi điện trở của biến trở là 18  thì điện áp giữa hai cực của nguồn là 10,8 V Nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là

A 0,08 V; 1  B 12 V; 2 .

C 11,25 V; 1  D 8 V; 0,51 .

Câu 46 Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn

mạch:

A tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn B tỉ lệ nghịch với điện trở

trong của nguồn

C tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của mạch D tỉ lệ nghịch với tổng điện

trở trong của nguồn và điện trở ngoài

Câu 47: Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi Khi điện trở ngoài tăng hai lần thì c/đ dòng điện trong mạch chính: A giảm hai lần B tăng hai lần C không đổi D Chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 48: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch:

A tăng rất lớn B giảm về 0 C tăng giảm liên tục D không đổi so với

trước

Câu 49 Một nguồn điện có điện trở trong 0,2Ω được mắc với một điện trở

2,4Ω thành mạch kín thì điện áp mạch ngoài bằng 12V Tìm suất điện động của nguồn điện này?( HD: Tính I, sau đó tính E)

Câu 50 Một nguồn điện có điện trở trong 1Ω được mắc với mạch ngoài điện

trở 15Ω Điện áp hai cực của nguồn điện là 7,5V; hãy tìm công suất của nguồn điện?( HD: Tính I, E, P)

Câu 51 Một acquy, nếu phát điện với cường độ dòng điện phát là 15A thì công

suất điện ở mạch ngoài là 136W còn nếu phát điện với cường độ dòng điện phát

là 6A thì công suất điện ở mạch ngoài là 64,8W Suất điện động và điện trở trong của acquy A 90 V ; 2 Ω B 12 V ; 0,2 Ω C 100 V ; 0,2 Ω

D 12V; 1Ω

Câu 52 Một điện trở R = 4Ω mác vào nguồn điện có ξ = 1,5V tạo nên mạch

kín có công suất tỏa nhiệt trên điện trở là 0,36W Điện trở trong của nguồn và điện áp giữa hai đầu R là:(HD:viết công thức tính công suất trên R suy ra cường

độ d đ I, rồi tính r và U)

A 1,2V;1Ω B 1,5V;2Ω C 1,75V;1 D 2V;2Ω

Trang 10

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu : 53-58

Cho mạch điện như hình vẽ, E = 7,8 V; r = 0,4 Ω; R1 = R2 = R3 = 3 Ω; R4 = 6Ω

Câu 53 Điện trở tương đương của mạch ngoài là:

A 0,28 Ω B 2,17 Ω C 3,6 Ω D 4 Ω

Câu 54 Cường độ dòng điện qua mạch chính là:

A 27,86 AB 2,17 A C 3,59 A D 1,95 A

Câu 55 Chọn câu đúng:

A I1 = I3 = 1,17 A B I2 = I4 = 0,87 A C I2 = I4 = 9,36 A D I1 = I3 =

1,3 A

Ngày đăng: 15/11/2021, 02:15

w