1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tại chi cục thuế khu vực tây sơn vĩnh thạnh

106 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, công tác kiểm soát thu thuế, phí đối với hoạtđộng khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn –Vĩnh Thạnh đã đạt được

Trang 1

LÊ THỊ HIỀN

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THUẾ TÀI NGUYÊN

VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂY SƠN – VĨNH THẠNH

Chuyên ngành:

Mã số:

KẾ TOÁN 8.34.03.01

Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Kế toán “Tăng cường kiểm soát thuế

tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tại Chi cục Thuế khu vực Tây Vĩnh Thạnh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi với sự hướng dẫn khoa

Sơn-học của thầy giáo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh Tất cả các nguồn tài liệutham khảo được công bố đầy đủ trong luận văn Nội dung luận văn là trungthực./

Tác giả

Lê Thị Hiền

Trang 3

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS ĐoànNgọc Phi Anh, đã tận tình hướng dẫn và góp ý chỉnh sửa bản thảo luận văncủa tôi trong suốt quá trình thực hiện.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Chi cục Thuế khu vựcTây Sơn-Vĩnh Thạnh cùng các anh chị cán bộ nhân viên trong Chi cục đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin số liệu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô khoa Sau đại học TrườngĐại học Quy Nhơn, đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho chúng tôi, hoànthành chương trình học trong suốt thời gian tôi theo học tại trường

Tôi cảm ơn các Thầy Cô giảng dạy tại Trường Đại học Quy Nhơn, đãtruyền dạy những kinh nghiệm quý báu, làm nền tảng cho tôi hoàn thành tốtluận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, công tác kiểm soát thu thuế, phí đối với hoạtđộng khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn –Vĩnh Thạnh đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào việc hoànthành dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) được giao hàng năm Tuynhiên các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản chưa thực sự tựgiác trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế, tình trạng không kê khai hoặc kêkhai thuế không đúng với sản lượng khai thác thực tế, không phù hợp với quy

mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, thiết bị đầu tư; sản lượng tàinguyên kê khai tính thuế thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép vẫncòn xảy ra Ngoài ra, công tác phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy địnhcủa pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản chưa được chútrọng, thiếu thường xuyên, quyết liệt Do đó việc tìm kiếm giải pháp nhằmtăng cường kiểm soát thuế TN và phí BVMT tại Chi cục Thuế khu vực TâySơn – Vĩnh Thạnh là vấn đề mang tính thời sự và cấp bách hiện nay

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nhằm góp phần khai thác nguồn thu vàchống thất thu NSNN từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn

do Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh quản lý nên tôi đã chọn đề tài

“Tăng cường kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn – Vĩnh Thạnh” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu thựctrạng việc kiểm soát thuế TN và phí BVMT do Chi cục Thuế khu vực TâySơn - Vĩnh Thạnh quản lý từ năm 2018-2020, từ đó đề ra một số giải phápgóp phần nâng cao chất lượng kiểm soát đối với công tác thu thuế TN và phí

Trang 5

BVMT, trên cơ sở đó tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước đối vớithuế TN và phí BVMT.

3 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan

Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy có khá nhiều nhà khoa học đã lựa chọn

đề tài liên quan đến kiểm soát thuế Cụ thể như:

Nguyễn Việt Tường (2013) với nghiên cứu“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát

nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại Chi cục thuế Quận Tân Bình” đề

cập đến thực trạng hệ thống KSNB tại chi cục thuế Quận Tân Bình, từ đó đưa ranhiều giải pháp chống thất thu thuế tại chi cục thuế Quận Tân Bình

Trần Văn Khương (2014) với nghiên cứu“Hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác quản lý thu thuế thu nhập DN tại Cục thuế Tỉnh Bình Định” đã

đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Cục thuế Tỉnh Bình Định, tìm hiểu cácnguyên nhân tồn tại trong quản lý thuế TNDN tại cục thuế, từ đó đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hiệu quả hơn

Nguyễn Hoàng Hà (2014) thực hiện nghiên cứu“Hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác thu thuế TNCN tại chi cục thuế thành phố Biên Hoà” đã

đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế TP.Biên Hoà.Luận văn làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường kiểm soát nguồn thuthuế TNCN trên địa bàn, qua đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội

bộ để đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hệ thống kiểm soát nội

bộ tại Chi cục thuế thành phố Biên Hoà

Dương Thị Yến (2017) với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát các khoản thu

từ đất trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh – Tỉnh Bình Định” đã đánh giá thực

trạng hệ thống kiểm soát tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh, tìm hiểu cácnguyên nhân tồn tại trong quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục thuế, từ đóđưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát hiệu quả hơn

Nguyễn Thúy Quỳnh (2017) với nghiên cứu“Hoàn thiện kiểm soát thu

Trang 6

thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế Tỉnh Bình Định” đã hệ thống hóa

và làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm soát thu thuế TNDN, khảo sát, đánhgiá thực trạng kiểm soát thu thuế TNDN tại Cục Thuế Tỉnh Bình Định; kếthợp hệ thống hóa những quan điểm mới về kiểm soát phù hợp với vai trò quản

lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện kiểm soát thu thuế TNDN tại Cục Thuế Tỉnh Bình Định

Trần Quan Hiếu (2018) thực hiện nghiên cứu“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh” đã đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế

huyện Vĩnh Thạnh, tìm hiểu các nguyên nhân tồn tại trong quản lý thuế Giá trịgia tăng tại Chi cục Thuế, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thốngkiểm soát nội bộ hiệu quả hơn

Võ Thị Lệ Ngân (2019) với đề tài“Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập

DN tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Thạnh” đã đánh giá thực trạng kiểm soát thu

thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh để từ đó đề xuất các giảipháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát thu thuế TNDN tạiChi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh

Qua những nghiên cứu trên cho thấy, kiểm soát theo từng loại thuế gắnvới yêu cầu đặc điểm của từng đơn vị cụ thể Ở Chi cục Thuế khu vực TâySơn-Vĩnh Thạnh chưa có nghiên cứu nào về kiểm soát thuế TN và phíBVMT Vì thế nghiên cứu này ở Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

có ý nghĩa trong việc tìm ra một số giải pháp để phát hiện và kiểm soát thuế

TN và phí BVMT, ngăn chặn các hình thức làm thất thu cho NSNN đối vớicác khoản thu từ thuế TN và phí BVMT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn kiểm soát thuế TN và phí BVMTđối với các DN khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn do Chi cục Thuế

Trang 7

khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh thực hiện trong cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp”của NNT Trong đó đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm soát thuế TN và phíBVMT của từng khâu trong quy trình QLT, từ đăng ký thuế, khai thuế, nộpthuế đến công tác kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế và xử lý vi phạm hành chính

về thuế giai đoạn 2018-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-VĩnhThạnh, ngoài ra tác giả còn khảo cứu tài liệu, phỏng vấn những đối tượng cóliên quan để tìm hiểu về công tác kiểm soát thuế Luận văn sử dụng cácphương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp để đưa ra các nhận định

và các đề xuất cho Chi cục

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Về mặt lý luận: Về cơ bản, bài luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở

lý luận về kiểm soát thuế TN và phí BVMT

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn có kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệmôi trường tại cơ quan thuế

Chương 2: Thực trạng kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi

Trang 8

trường tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn - Vĩnh Thạnh.

Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo

vệ môi trường tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn - Vĩnh Thạnh

Trang 9

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ QUAN THUẾ

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi

trường

1.1.1 Khái quát về thuế tài nguyên

* Khái niệm thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách Nhà nước nhằm điều tiếtmột phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khaithác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế củaViệt Nam tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quản lý, sử dụnghiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nước

Thuế tài nguyên đánh trên sản lượng tài nguyên thực tế khai thác, khôngphụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên, và được cấuthành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩmtạo ra từ tài nguyên phải trả tiền thuế Tài nguyên [19]

* Đặc điểm của thuế tài nguyên

– Là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý

– Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.– Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà ngườitiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiênphải trả tiền thuế tài nguyên

– Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyênthiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng

Trang 10

* Vai trò của thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên có những vai trò sau đây:

– Tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước

– Góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia

* Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định cácđối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm viđất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, baogồm:

– Khoáng sản kim loại

– Khoáng sản không kim loại

– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảoquả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanhnuôi, bảo vệ

– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật

– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nướcthiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp vànước biển để làm mát máy

– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụngcác nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên

* Người nộp thuế tài nguyên

Tại Khoản 1, Điều 3, Luật thuế tài nguyên quy định:

Trang 11

“1 Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên”.

Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụthể như sau:

- Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản:

Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là

tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phépkhai thác khoáng sản

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấyphép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai tháctài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tàinguyên được xác định theo văn bản đó

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấyphép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộcthực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tàinguyên

- Đối với DN khai thác là DN liên doanh:

DN khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì DNliên doanh là người nộp thuế

Trường hợp bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiệnhợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuếcủa các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có tráchnhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khainộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên củahợp đồng hợp tác kinh doanh

- Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công

Trang 12

có phát sinh sản lượng tài nguyên:

Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công

có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhànước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyênkhi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tàinguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác

- Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi:

Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện làngười nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trìnhthủy lợi Trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước cho

tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mụcđích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lýcông trình thủy lợi là người nộp thuế

- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép

bị bắt giữ:

Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bịbắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì

tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh

* Công thức tính thuế tài nguyên: Được quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tàinguyên phảinộp trong kỳ

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Trang 13

Thuế tài nguyênphải nộp trong

kỳTrong đó:

- Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổchức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng khôngđược thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định

Từ ngày 02/10/2017: Giá tính thuế TN tại Bình Định được quy định tạiQuyết định số 55/2017/QĐ-UBND ngày 21/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnhBình Định

Từ ngày 17/5/2019: Giá tính thuế TN tại Bình Định được quy định tạiQuyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnhBình Định

Từ ngày 27/4/2020: Giá tính thuế TN tại Bình Định được quy định tạiQuyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 16/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnhBình Định

- Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từngloại tài nguyên khai thác hiện nay được quy định tại Biểu mức thuế suất thuếtài nguyên Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày

10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1.1.2 Khái quát về phí bảo vệ môi

trường * Khái niệm

Phí Bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách địa phương hưởng100% nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên

để xây dựng, bảo dưỡng môi trường và tổ chức quản lý hành chính của Nhànước đối với hoạt động của người nộp phí

Người nộp phí là tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản.Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản đăng ký nộp thay người khai

Trang 14

thác thì người nộp phí là tổ chức thu mua gom.

* Căn cứ tính phí BVMT: Được quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ

Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được tính theo công thức:

- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;

- Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);

- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);

- f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;

- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);

- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai tháctitan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;

+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô,

khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn

tỉnh Bình Định hiện nay được thực hiện theo Quyết định số UBND ngày 30/8/2016, có hiệu lực thi hành ngày 09/9/2016

48/2016/QĐ-* Vai trò của phí BVMT

Ở nước ta, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được đưa vào quản

lý thu từ năm 2006 gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại Sốthu từ phí BVMT được dùng cho mục đích hỗ trợ công tác bảo vệ và đầu tưcho môi trường, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trườngtại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, khắc phục suy thoái, ô

Trang 15

nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, giữ gìn vệ sinh,bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khaithác khoáng sản.

Việc thu phí BVMT góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trongđầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụngnăng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất,tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường.Hơn nữa, phí bảo vệ môi trường mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách

để đầu tư cải tạo môi trường Thay đổi nhận thức của người dân về vai tròcủa môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới

1.2 Khái quát về kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi

trường

1.2.1 Khái niệm về kiểm soát thuế và vai trò của kiểm soát thuế

1.2.1.1 Khái niệm về kiểm soát thuế

* Kiểm soát:

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, tùy theo cách tiếp cận:

- Xem kiểm soát như một quá trình: Theo Anthony và Govindarajan(2004) thì kiểm soát là một quá trình các nhà quản lý tác động tới các thànhviên khác trong tổ chức để thực hiện mục tiêu của tổ chức Hay theo NguyễnThị Phương Hoa (2011), kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tácđộng lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu của tổ chức được thựchiện một cách có hiệu quả

- Trên quan điểm nhấn mạnh đến cách thức hoạt động: Nguyễn QuangQuynh (2008) cho rằng kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách đểhiểu và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý nhằm đạt được cácmục tiêu của tổ chức đề ra

- Theo quan điểm nhấn mạnh đến vai trò của kiểm soát: Theo Merchant(1985) thì kiểm soát được coi như là một chức năng của quản lý, ảnh hưởng

Trang 16

đến hành vi của con người, bởi vì con người tạo ra mọi thứ trong tổ chức.Hay nói cách khác, kiểm soát liên quan đến các nhà quản lý thực hiện mộtloạt các bước để đảm bảo rằng những người trong tổ chức sẽ làm những việctốt nhất cho tổ chức.

Như vậy có thể thấy kiểm soát được xem là một chức năng quan trọngcủa nhà quản lý Kiểm soát được định nghĩa như là một quá trình “giữ chomọi thứ đi đúng hướng” và được nhận biết như là một chức năng cuối cùngcủa quá trình quản lý, giúp cho các mục tiêu của tổ chức được thực hiện mộtcách có hiệu quả nhất [11]

*Kiểm soát thuế:

Kiểm soát thuế là một chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vựcthuế Đó là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế và các quy trìnhQLT do TCT ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vàoNSNN; đồng thời qua đó đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật

về thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế.Trên cơ sở đó, có biện pháp hoàn thiện quy trình QLT, phân công phân nhiệm rõràng, chuẩn hóa công tác QLT nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của

bộ máy QLT cũng như chất lượng làm việc của công chức thuế

1.2.1.2 Vai trò kiểm soát thuế TN và phí BVMT

Nguồn thu NSNN là nguồn tài chính để duy trì sự hoạt động của bộ máyNhà nước Hơn nữa nguồn thu NSNN còn quyết định mức chi NSNN, do đó

ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Từ đó có thể thấy

rằng việc quản lý Nhà nước phải đặt việc quản lý nguồn thu NSNN, trong đó

có nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT là một trong những mục tiêu quantrọng nhất Mà như chúng ta đã biết, việc quản lý luôn luôn tồn tại cùng vớiviệc kiểm tra, kiểm soát Do vậy, kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí

BVMT đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về kinh tế

Có thể thấy vai trò của kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT trên

những khía cạnh sau:

Trang 17

Thứ nhất: Kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT có vai trò

quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN

vì nguồn thu từ thuế đối với thuế TN và phí BVMT tuy chiếm tỷ trọng khôngcao trong tổng nguồn thu NSNN nhưng nó mang tính chất ổn định Do vậy,kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT là quan trọng Nó giúp cho Nhànước nhận diện đầy đủ các NNT và các hoạt động của các NNT có liên quanđến tài nguyên, khoáng sản, đồng thời đem lại những thông tin về thuế suấtcũng như mức đóng góp có phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, xã hội,mức phát triển của xã hội hiện tại, để từ đó Nhà nước có những điều chỉnhkịp thời nhằm động viên một cách đầy đủ các nguồn thu vào NSNN

Thứ hai: Kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT có vai trò quan

trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, giúp Nhànước can thiệp có hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước Có thểthấy tác dụng điều tiết kinh tế vĩ mô được thể hiện rõ nét nhất qua chính sáchthuế đối với thuế TN và phí BVMT Thông qua thuế suất và đối tượng đánhthuế, NNT, Nhà nước có thể tác động một cách mạnh mẽ vào tình hình đờisống, kinh tế, xã hội của NNT Tuy vậy sự can thiệp của Nhà nước chỉ thực sự

có hiệu quả khi thực hiện tốt kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT.Bởi ở góc độ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các mục tiêu của Nhà nước và lợiích của NNT không phải bao giờ cũng thống nhất Trong khi đó, Nhà nướcvới tư cách đại diện cho ý chí toàn bộ xã hội luôn phải được đặt lên vị tríhàng đầu

Thứ ba: Kiểm soát nguồn thu từ thuế TN và phí BVMT tạo điều kiện

hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của NNT trong hoạt động kinh tế - xãhội Đối với NNT, chính sách thuế TN và phí BVMT của Nhà nước luôn làmối quan tâm sâu sắc nhất Nền kinh tế thị trường có thể phát huy mọi tiềmnăng, giải phóng sức sản xuất nhưng cũng tạo ra những tiêu cực như trốn, lậu

Trang 18

thuế, Kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT nếu được thực hiện tốt sẽbuộc NNT tuân thủ Luật thuế, từ đó tạo ra thói quen tự giác chấp hành phápluật của nhà nước trong hoạt động có liên quan đến thuế.

Thứ tư: Kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT góp phần tạo ra

một môi trường ổn định, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt độngkinh tế Trên góc độ quản lý Nhà nước, tất cả NNT phải bình đẳng và có tráchnhiệm tuân thủ đầy đủ việc nộp thuế và các nguồn thu khác cho NSNN Tuynhiên thực tế NNT có thể thực hiện rất khác nhau về nghĩa vụ đóng góp, cóNNT thực hiện nghiêm chỉnh, song cũng có NNT không thực hiện, hoặc thựchiện không đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế Điều đó dẫn tới sự mất công bằngcho NNT với nhau Trên nguyên tắc, Nhà nước có vai trò là người trọng tài,không được thiên vị Do vậy, kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT khiđược thực hiện đầy đủ tới mọi NNT sẽ tạo ra sự công bằng bảo đảm tính côngbằng, bình đẳng cho NNT, tạo niềm tin của NNT vào chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước

Tóm lại, kiểm soát thuế TN và phí BVMT là sự cần thiết khách quantrong quản lý Nhà nước Thực hiện kiểm soát được các nguồn thu thuế TN vàphí BVMT vào NSNN đồng nghĩa với việc góp phần thực hiện thành côngchính sách tài chính, đồng thời Nhà nước nâng cao tính pháp chế, tính quyềnlực của mình trong các hoạt động kinh tế Mặc dù vậy, kiểm soát thuế TN vàphí BVMT khi không được thực hiện tốt có thể đưa đến những tác hại khônlường, gây thiệt hại về kinh tế và tạo ra thói quen bỏ qua Luật pháp, lách Luậtcủa các chủ thể trong nền kinh tế

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

Thứ nhất: Kiểm soát thuế TN và phí BVMT tạo nguồn thu cho NSNN.

Kiểm soát phải tập trung, huy động đầy đủ số thu cho NSNN Đây là mục tiêuchủ yếu vì với mục tiêu này, kiểm soát thuế TN và phí BVMT mới thể hiện

Trang 19

đầy đủ vai trò của nó trong việc quản lý nguồn thu NSNN đối với các hoạtđộng liên quan đến việc khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Thứ hai: Tăng cường ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật thuế và nâng

cao ý thức pháp luật nói chung, cho những đối tượng có liên quan khi phátsinh các hoạt động về khai thác tài nguyên, khoáng sản có thể gọi chung làngười nộp thuế (NNT) Mục tiêu này có tính chất thường xuyên, lâu dài vàtác động tới ý thức, tư tưởng của NNT Để thực hiện được mục tiêu này thìkiểm soát thuế TN và phí BVMT phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh cácquy định của quá trình kiểm soát

Thứ ba: Kiểm soát thuế TN và phí BVMT từ NNT phải phát huy tốt

nhất vai trò của thuế TN và phí BVMT trong nền kinh tế Đây không chỉ làmục tiêu chung của chính sách thuế mà còn là mục tiêu cụ thể của kiểm soátthuế TN và phí BVMT từ NNT Bởi vì chất lượng của kiểm soát thuế TN vàphí BVMT tốt thì vai trò thực sự của thuế đối với thuế TN và phí BVMT mớiđược phát huy có hiệu quả trong nền kinh tế

Để đạt được các mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra với kiểm soát nguồn thuthuế TN và phí BVMT từ NNT là:

- Phải chấp hành và thực hiện đúng Luật Thuế tài nguyên, phí và phápluật có liên quan Trong việc kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT từcác NNT, hệ thống Luật pháp vừa là căn cứ để thực hiện kiểm tra, đối chiếu,vừa là công cụ trong việc điều chỉnh, xử lý vi phạm của NNT Do vậy, kiểmsoát thuế TN và phí BVMT phải bám sát vào các quy định pháp luật và phảithực hiện đúng theo các quy định đó

- Phải tuân thủ quy trình quản lý thu thuế Việc quản lý nguồn thu thuế

TN và phí BVMT từ NNT luôn được thực hiện theo quy trình cụ thể Kiểmsoát là một chức năng của quản lý và tham gia vào tất cả các giai đoạn củaquản lý Do đó kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT từ NNT phải tuân

Trang 20

thủ theo quy trình quản lý thu thuế.

- Kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT phải bao quát hết tất cảcác nghiệp vụ phát sinh từ NNT Cụ thể là bao quát về từng loại hoạt động củaNNT liên quan đến tài nguyên, khoáng sản trong diện điều tiết của thuế

- Kiểm soát nguồn thu thuế TN và phí BVMT phải bảo đảm tính công bằngcho NNT Chúng ta đều hiểu rằng việc kiểm soát về thuế và các nguồn thu đốivới NNT là yêu cầu bắt buộc của pháp luật Tuy vậy, kiểm soát nguồn thu thuế

TN và phí BVMT không phải vì vậy mà kiểm soát chặt chẽ NNT này, buông lỏng với NNT khác làm mất tính công bằng của môi trường pháp luật

1.2.3 Đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát thuế thuế tài nguyên

và phí bảo vệ môi trường

* Đặc điểm kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường:

Kiểm soát thuế TN và phí BVMT mang tính chất ngoại kiểm Chủ thểthực hiện kiểm soát thuế TN và phí BVMT bao gồm CQT các cấp, bên cạnh

đó còn có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước khác như: Kiểmtoán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an, cơ quan Tài nguyên và Môitrường, cơ quan Hải quan…

* Yêu cầu kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường:

- Kiểm soát thuế TN và phí BVMT phải kiểm soát toàn diện từ kiểm soátcác chỉ tiêu tính thuế/phí đến chính sách miễn giảm

- Kiểm soát thuế TN và phí BVMT ngoài tuân thủ theo Luật QLT, Luậtthuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn phải kiểm soát tuân thủ các Luậtkhác như: Luật DN, Các chính sách ưu đãi của Chính phủ

* Nguyên tắc kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường:

Nguyên tắc trong kiểm soát thì tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm

Trang 21

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn

1.3 Nội dung kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

Thực hiện kiểm soát thuế theo quy trình QLT bao gồm đăng ký thuế, cấp

mã số thuế, kê khai thuế; kiểm tra giám sát hồ sơ khai thuế; quản lý nợ vàcưỡng chế thuế; xử lý vi phạm hành chính Việc kiểm soát thuế TN và phíBVMT phải dựa vào quy trình QLT được thể hiện qua Hình 1.1

Hình 1.1 Mối quan hệ công việc của Quy trình QLT

Trình tự quy trình QLT như sau:

(1) NNT đăng ký thuế, nhận thông báo về cấp MST từ cơ quan cấp giấyphép

(2) CQT phối hợp với cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch và đầu tư hoặc UBND) cấp MST cho NNT

(3) NNT nộp hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế cho CQT để kiểm tra, kiểm soát theo quy định

(4) NNT nộp thuế theo kê khai hoặc theo thông báo của CQT

(5) Kho bạc chuyển chứng từ nộp thuế của NNT về CQT để kiểm tra, đốichiếu (hiện nay các DN đã thực hiện nộp tiền thuế điện tử)

(6) CQT kiểm tra đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế hoàn thuế, miễn

Trang 22

giảm thuế, quản lý nợ thuế theo quy trình.

Bên cạnh đó, trong kiểm soát thuế TN và phí BVMT có cơ chế phối hợp giữa CQT với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Hải quan như sau:+ Căn cứ kê khai của NNT về sản lượng tài nguyên thực tế khai tháctrong năm theo từng mỏ tại Bảng kê được nộp cùng với Tờ khai quyết toánthuế tài nguyên khi kết thúc năm tài chính, trong vòng 05 ngày làm việc, CQT

có trách nhiệm chuyển cơ quan Tài nguyên và Môi trường thông tin chi tiết

về sản lượng khai thác tài nguyên trong năm theo từng mỏ của các đơn vịtrong địa bàn

+ Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu sảnlượng tài nguyên đã khai thác tại từng mỏ do đơn vị khai thác khai, nộp thuếvới dữ liệu đã có tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Trường hợp sảnlượng khai thuế không phù hợp sản lượng được phép khai thác ghi trên giấyphép khai thác hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan Tài nguyên vàMôi trường sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khaithác thực tế của đơn vị

+ Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do CQTchuyển đến, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thôngtin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật QLT

Giữa CQT và cơ quan Hải quan: Trường hợp trên địa bàn có DN khai thác,

xuất khẩu sản phẩm tài nguyên, CQT thực hiện xác định sản lượng sản phẩm tàinguyên thực tế xuất khẩu trên Tờ khai Hải quan theo cơ chế trao đổi thông tin tạiQuyết định số 574 QĐ/BTC ngày 30/3/2015 của Bộ Tài chính để quy đổi ra sảnlượng sản phẩm tài nguyên sản xuất và thực hiện đối chiếu với sản lượng tàinguyên trên Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của DN Trường hợp phát sinhchênh lệch sản lượng tài nguyên tính thuế mà DN đã kê khai, nộp thuế có dấuhiệu vi phạm pháp luật thì CQT áp dụng các biện pháp kiểm

Trang 23

tra, thanh tra phù hợp theo quy định của Luật QLT để tính, thu đủ thuế tàinguyên và xử lý vi phạm theo quy định.

Nội dung kiểm soát thuế TN và phí BVMT đối với DN khai thác khoángsản bao gồm:

1.3.1 Kiểm soát đăng ký thuế, cấp mã số thuế và khai

thuế a Kiểm soát đăng ký thuế, cấp mã số thuế

Dựa trên thông tin đăng ký kinh doanh của các DN, Sở Kế hoạch và Đầu

tư và CQT tiến hành cấp mã số thuế cho các DN Mỗi NNT chỉ được cấp một

mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng kýthuế cho đến khi chấm dứt hoạt động Mã số thuế được dùng để khai thuế,nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà NNT phải nộp, kể cả trường hợp ngườinộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuấtkinh doanh tại các địa bàn khác nhau

Việc quản lý DN được thực hiện dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu tậptrung trên cả nước mà cụ thể thông qua mã số thuế đã được cấp, CQT kiểmsoát được các thông tin của NNT bao gồm:

+ Và các thông tin liên quan khác

Việc quản lý DN thông qua MST là phương thức hiện đại được áp dụng

ở nhiều nước trên thế giới Nó cho phép CQT tiết kiệm được thời gian, côngsức mà vẫn đảm bảo tính chính xác ngay cả trong trường hợp tra cứu NNTvới số lượng lớn

Trang 24

b Kiểm soát kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

Công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong QLT,

nó được xem như căn cứ để CQT kiểm soát việc thi hành chính sách thuế của

DN Với cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp” nghĩa là việc kê khai thuế là doNNT tự thực hiện, có sự hướng dẫn, kiểm tra của CQT Căn cứ vào quy địnhcủa Luật QLT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật QLT, NNT tự xác định

và kê khai đầy đủ số thuế phải nộp, lập tờ khai thuế theo biểu mẫu thống nhất

và nộp thuế đúng thời gian quy định

Việc thực hiện kê khai đối với thuế TN và phí BVMT là kê khai theotháng và quyết toán theo năm Cụ thể, một số quy định liên quan đến việc kêkhai, quyết toán thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản cần lưu ý khithực hiện kiểm soát thuế TN và phí BVMT như sau:

+ NNT khai thác tài nguyên có trách nhiệm thông báo với CQT vềphương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác,kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên có khai thác Trườnghợp thay đổi phương pháp xác định giá tính thuế thì thông báo lại với CQTtrực tiếp quản lý trong tháng có thay đổi

+ Hàng tháng, NNT thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tàinguyên khai thác trong tháng (không phân biệt tồn kho hay đang trong quátrình chế biến) Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế TN và phíBVMT đối với khai thác khoáng sản, NNT vẫn phải kê khai và nộp tờ khaivới CQT Khai quyết toán thuế TN và phí BVMT đối với khai thác khoángsản bao gồm khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm chấm dứthoạt động khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứthợp đồng chuyển đổi hình thức sở hữu DN hoặc tổ chức lại DN

+ Khi quyết toán thuế TN, NNT phải lập Bảng kê kèm theo Tờ khaiquyết toán thuế năm trong đó kê khai chi tiết sản lượng khai thác trong nămtheo từng mỏ tương ứng với Giấy phép được cấp Số thuế TN được xác định

Trang 25

căn cứ thuế suất của loại tài nguyên khai thác tương ứng với sản lượng và giátính thuế như sau:

Sản lượng tài nguyên tính thuế là tổng sản lượng tài nguyên khai tháctrong năm, không phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến hoặcvận chuyển Trường hợp trong sản lượng bán ra vừa có sản lượng sản phẩmtài nguyên vừa có sản lượng sản phẩm công nghiệp thì phải quy đổi từ tàinguyên có trong sản lượng sản phẩm tài nguyên và sản phẩm công nghiệp rasản lượng tài nguyên khai thác theo định mức sử dụng tài nguyên do NNT tựxác định

Giá tính thuế là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm tài nguyên đượcxác định bằng cách lấy tổng doanh thu bán tài nguyên chia cho tổng sảnlượng tài nguyên bán ra tương ứng trong năm

Hiện nay, với việc kê khai thuế đã được thực hiện qua mạng, CQT sẽkiểm soát việc DN thực hiện kê khai các tờ khai thuế có đúng quy định vàđúng hạn hay không Trong thời hạn xử lý tờ khai, thông qua công tác kiểmsoát, nếu phát hiện sai sót thì CQT thông báo yêu cầu NNT điều chỉnh, nếu tờkhai hợp lệ sẽ được công chức thuế chấp nhận vào hệ thống QLT tập trung(TMS) Trong quá trình kiểm soát việc xử lý tờ khai, CQT phân tích các dữliệu kê khai của NNT để phát hiện những trường hợp có dấu hiệu bất thườnghoặc dấu hiệu vi phạm, thông qua đó có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.Trường hợp NNT nộp tờ khai quá hạn hoặc không nộp tờ khai hoặc khôngđiều chỉnh theo yêu cầu của CQT thì sẽ bị xử lý phạt hành chính hoặc bị ấnđịnh thuế của kỳ tính thuế hoặc có thể bị kiểm tra tại trụ sở của NNT

c Kiểm soát xử lý miễn, giảm thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia và ngày càng có nguy cơ cạnkiệt cần phải khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Vì vậy Nhà nước không khuyến khích khai thác sử dụng tài nguyên bằng chính sách miễn giảm

Trang 26

thuế.Việc miễn giảm thuế tài nguyên chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặcbiệt, bất khả kháng Riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản thì cónhững quy định về miễn, giảm được quy định tại Điều 10, Thông tư số152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tàinguyên:

+ Miễn thuế TN đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuêkhai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê, đất khaithác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều (Đất khai thác

và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫntrong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ởdạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác

để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế TN theo quy định)

+ Miễn, giảm thuế TN phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất đối vớiNNT gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kêkhai, nộp thuế

Căn cứ các điều kiện được miễn giảm, CQT kiểm tra các thủ tục đượcmiễn giảm theo quy định tại Khoản 3, Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và các hồ sơ tài liệu liên quan chứng minh nhằm xácđịnh đúng đối tượng được miễn giảm theo đúng quy định

1.3.2 Kiểm soát thông qua kiểm tra, thanh tra hồ sơ khai thuế

Kiểm tra là một trong những khâu quan trọng, góp phần kiểm soát nguồnthu thuế Kiểm tra, thanh tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờicác hành vi vi phạm pháp luật về thuế như khai sai, gian lận thuế, trốn thuế,chiếm dụng tiền thuế; Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của ngườinộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế; Phát hiệnnhững kẽ hở trong chính sách thuế mà NNT lợi dụng để gian lận thuế, trốnthuế Đồng thời qua đó phát hiện những quy định không phù hợp của các Luật

Trang 27

Thuế với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, những bất hợp lý của công tác tổchức hệ thống bộ máy kiểm tra, từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyềnsửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát thuế một cáchchặt chẽ, đảm bảo thực hiện công bằng trong việc thực hiện các Luật Thuế,đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Công tác kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: kiểm tra tại

trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở của NNT NNT thuộc diện kiểm tra theo kếhoạch được lựa chọn trên số DN đang được CQT quản lý từ phần mềm lập kếhoạch kiểm tra thuế theo rủi ro

- Kiểm tra tại trụ sở CQT: Dựa trên danh sách NNT có rủi ro từ phần

mềm, công chức thuế quản lý DN thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kêkhai trong hồ sơ khai thuế với các văn bản pháp luật về thuế, cơ sở dữ liệu củaNNT và tài liệu có liên quan về NNT để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặcphát hiện các trường hợp khai chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn tới việc khaithiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế

Đối với các hồ sơ khai thuế qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện khai chưađúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liênquan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế đượcgiảm, số tiền thuế được hoàn thì cần ra thông báo bằng văn bản đề nghịngười nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu

- Kiểm tra tại trụ sở NNT: CQT sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT

trong các trường hợp: kiểm tra từ hồ sơ khai thuế (qua kiểm tra NNT tại trụ

sở CQT mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai

bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng khôngchứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc CQT không đủ căn cứ để ấnđịnh số thuế phải nộp); kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế;kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; và kiểm tra khác

Trang 28

Công tác thanh tra thuế được thực hiện tại trụ sở NNT trong các

trường hợp: Thanh tra theo kế hoạch hàng năm dưới sự chỉ đạo của TCT; DN

có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theoyêu cầu của thủ trưởng CQT các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính; Cáctrường hợp thanh tra đột xuất thực hiện theo sự phân công của Lãnh đạoCQT DN thuộc diện thanh tra thuế theo kế hoạch cũng được lựa chọn từphần mềm lập kế hoạch kiểm tra thuế theo rủi ro

Công tác kiểm tra thuế đối với DN nói chung tập trung vào những vấn đề

cơ bản sau:

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế

- Kiểm tra việc chấp hành sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của các Luật Thuế

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

Việc kiểm soát thuế TN và phí BVMT thông qua thanh/kiểm tra đượctuân thủ theo quy trình thanh tra ban hành kèm Quyết định 1404/QĐ-TCTngày 28/7/2015 và quy trình kiểm tra ban hành kèm Quyết định 746/QĐ-TCTngày 20/4/2015 của TCT

1.3.3 Kiểm soát nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Hiện nay, áp dụng cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp” nhưng trên thực tếnhiều NNT không tự giác, cố tình chiếm dụng tiền thuế, có trường hợp chiếmđoạt tiền thuế bằng cách bỏ trốn, giải thể, phá sản Kiểm soát nợ thuế là chứcnăng đảm bảo tiền thuế đã kê khai được nộp vào NSNN đầy đủ và đúng thờihạn, qua đó đánh giá tính tuân thủ pháp luật của NNT

Trước tình hình số nợ thuế ngày càng tăng và nợ đọng thuế kéo dài thìquản lý thu nợ được xem là công tác trọng tâm trong việc kiểm soát nguồnthu đối với DN Theo quy định của Luật QLT hiện nay, NNT nộp chậm tiềnthuế vào NSNN thì bị tính tiền chậm nộp với tỷ lệ 0,03%/ ngày nộp chậm (ápdụng từ ngày 01/7/2016, trước thời điểm đó là tỷ lệ 0,05%/ngày)

Trang 29

Nội dung của công tác kiểm soát thu nợ thuế bao gồm:

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT, có biện pháp kịp thời để đôn đốc, xử phạt việc chậm nộp thuế theo quy định

- Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ,tuổi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc phân tíchthông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN để xâydựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế

nợ thuế phù hợp

Cưỡng chế nợ thuế

Các trường hợp bị cưỡng chế nợ bao gồm: (i) NNT nợ tiền thuế, tiềnphạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thờihạn (ii) NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thờihạn gia hạn nộp tiền thuế (iii) NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi pháttán tài sản, bỏ trốn

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:(1) Trích tiền từ TK của đối tượng bịcưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;yêu cầu phong toả TK; (2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

(3) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật đểthu đủ tiền thuế, tiền phạt; (4) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡngchế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắmgiữ; (5) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; (6) Thu hồi

mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; (7) Thu hồi giấy chứng nhận kinhdoanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

1.3.4 Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

Mọi hành vi vi phạm về thuế, phí đều phải được phát hiện và xử lý kịpthời Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà NNT phải chịu hìnhthức phạt khác nhau Kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về thuế được xem

Trang 30

nhƣ một công cụ nhằm răn đe đối với các hành vi không chấp hành các quy định về thuế, đồng thời giúp ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tái phạm về sau.

Xử lý vi phạm về thuế tài nguyên

- Vi phạm thủ tục về thuế: gồm các vi phạm về kê khai, đăng ký thuế,nộp hồ sơ khai thuế; NNT vi phạm các thủ tục về thuế có thể bị phạt cảnh cáohoặc phạt tiền theo từng mức độ quy định

- Chậm nộp tiền thuế: NNT bị tính tiền chậm nộp tiền thuế khi nộp tiềnthuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn ghi trong Quyết định xử lý viphạm pháp luật về thuế của CQT, nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phảinộp Đây đƣợc xem nhƣ hành vi chiếm dụng tiền thuế của NNT đối vớiNSNN

- Kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp: Khai sai thuế là việcNNT đã ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinhlàm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ khi lậpBCTC nhƣng xác định số thuế phải nộp thấp hơn so với quy định, làm tăng

số thuế đƣợc hoàn hoặc đƣợc miễn giảm Đối với hành vi này, ngoài việcphải nộp đầy đủ số tiền thuế kê khai thiếu, NNT còn bị tính tiền chậm nộp vàtheo quy định hiện hành bị phạt hành chính theo tỷ lệ 20% trên số tiền thuế kêkhai thiếu

- Trốn thuế, gian lận thuế: Trốn thuế, gian lận thuế là việc NNT khôngghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinhlàm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ khi lậpBCTC, từ đó xác định số thuế phải nộp thấp hơn số thuế theo quy định, làmtăng số thuế đƣợc hoàn hoặc đƣợc miễn giảm NNT có hành vi trốn thuế,gian lận về thuế ngoài việc phải nộp số tiền thuế trốn, gian lận còn bị xử phạt

từ một lần đến ba lần số thuế trốn

Xử lý vi phạm phí bảo vệ môi trường

- Vi phạm quy định đăng ký, kê khai phí: NNT vi phạm có thể bị phạt

Trang 31

cảnh cáo hoặc phạt tiền theo từng mức độ quy định.

- Vi phạm quy định về nộp phí: Phạt cảnh cáo đối với hành vi khôngthực hiện đúng thông báo nộp tiền phí của cơ quan thuế, thời hạn nộp tiền phí.Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận,trốn nộp phí theo quy định

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu một số lý luận cơ bản về kiểm soát thu, ta có thể thấyrằng hoạt động kiểm soát thuế TN và phí BVMT luôn đóng vai trò đặc biệttrong công tác quản lý, giám sát, điều hành hoạt động thu của CQT TrongChương 1, luận văn đã nêu tổng quát những vấn đề cơ bản của kiểm soát và

lý luận chung về thuế TN và phí BVMT trong quản lý, các nguyên tắc, hoạtđộng kiểm soát của CQT Đồng thời hệ thống hóa quy trình kê khai thuế, nộpthuế, QLN thuế TN và phí BVMT, trên cơ sở đó sẽ quản lý và sử dụng có hiệuquả nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xãhội, tạo môi trường bình đẳng cho NNT, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN

Những cơ sở lý luận về kiểm soát trong Chương 1 này là cơ sở cho việcnghiên cứu thực trạng kiểm soát thuế TN và phí BVMT và tăng cường kiểmsoát thuế TN và phí BVMT tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn - Vĩnh Thạnh

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CHI CỤC

THUẾ KHU VỰC TÂY SƠN – VĨNH THẠNH

2.1 Khái quát về Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn - Vĩnh Thạnh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh và Chi cục Thuế huyện Tây Sơn đượcthành lập theo Quyết định 315-TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 về việc thànhlập Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Định và bắt đầu đi vào hoạt động

kể từ ngày 21/8/1990 Ngày 28/8/2019 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hànhQuyết định số 1676/QĐ-BTC về việc hợp nhất các Chi cục Thuế trực thuộcCục Thuế tỉnh Bình Định theo đó hợp nhất Chi cục Thuế huyện Tây Sơn vớiChi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh thành Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn - VĩnhThạnh, đi vào hoạt động từ ngày 07/10/2019

Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh có mã số thuế 4100293999-008 được cấp vào ngày 08/11/2005, CQT đang quản lý là Cục Thuế tỉnh Bình Định.

Địa chỉ trụ sở Chi cục đặt tại 163 Trần Quang Diệu, thị trấn Phú Phong,huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Qua hơn 20 năm thực hiện nhiệm vụ QLT trên địa bàn Tây Sơn và VĩnhThạnh, CCT khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh đã liên tục hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao và được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quý

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cụcThuế thực hiện theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 của Tổngcục trưởng Tổng cục Thuế Theo đó Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-

Trang 34

Vĩnh Thạnh có một Chi cục trưởng, ba Phó Chi cục trưởng, có 3 đội chứcnăng thuộc Văn phòng Chi cục Thuế và 4 đội thuế liên phường xã như trìnhbày trong Hình 2.1, với nhiệm vụ và chức năng như sau:

Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm chung toàn cơ quan và chỉ đạo trựctiếp các đội: Đội Hành chính- Nhân sự- Quản trị-Tài vụ-Ấn chỉ, Đội Nghiệp

vụ Quản lý thuế;

Phó Chi cục trưởng 1 phụ trách chỉ đạo trực tiếp Đội Kiểm tra thuế Phó Chi cục trưởng 2 phụ trách chỉ đạo trực tiếp Đội Liên xã thị trấn 1, 2, 3 Phó Chi cục trưởng 3 phụ trách chỉ đạo trực tiếp bộ phận 1 cửa tại địabàn huyện Vĩnh Thạnh, Đội QLT liên xã thị trấn 4

* Các đội thuộc Chi cục gồm:

1- Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (Bao gồm cả bộ phận tiếp nhận và giảiquyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại huyện Vĩnh Thạnh có các

bộ phận sau: tuyên truyền-hỗ trợ người nộp thuế, kê khai-kế toán thuế và tinhọc, trước bạ và thu khác, kiểm tra nội bộ, với chức năng và nhiệm vụ: GiúpChi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sáchpháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý,xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao củaChi cục Thuế; thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toánthuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trangthiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứngdụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; giải quyết tố cáo liên quan đếnngười nộp thuế, kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế; quản lý thu lệ phí trước bạ,thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá

về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khácphát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý

2- Đội kiểm tra thuế gồm 2 bộ phận: Kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng

Trang 35

chế nợ thuế Có chức năng và nhiệm vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuếthực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện

dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: thực hiện công tác quản

lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộcphạm vi quản lý của Chi cục Thuế

3- Đội Hành chính-Nhân sự- Tài vụ -Quản trị-Ấn chỉ có chức năng vànhiệm vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính,văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý

ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý

* Các đội quản lý thuế liên xã thị trấn có chức năng và nhiệm vụ: GiúpChi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế cá nhân nộp thuế trên địa bàn

xã, thị trấn được phân công Đội quản lý thuế liên xã thị trấn gồm:

4- Đội QLT số 1: Quản lý thuế trên địa bàn thị trấn Phú Phong

5- Đội QLT liên xã số 2: Quản lý thuế trên địa bàn các xã: Tây Thuận,Tây Giang, Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân và Bình Nghi;

6- Đội QLT liên xã số 3: Quản lý thuế trên địa bàn các xã: Bình Thành,Bình Hòa, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Bình và Tây Vinh

7- Đội QLT liên xã thị trấn số 4: Quản lý thuế các xã, thị trấn trên địa bànVĩnh Thạnh

Nhân sự của Chi cục bao gồm 52 biên chế và 08 hợp đồng trong địnhbiên theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh như Hình 2.1

Trang 36

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

ĐỘI QLT LIÊN

XÃ, THỊ TRẤN

1,2,3

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

ĐỘI QLT LIÊN XÃ,

THỊ TRẤN 4

BỘ PHẬN MỘT CỬA TẠI VĨNH THẠNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn – Vĩnh Thạnh

(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh)

Ghi chú: : Chỉ đạo trực tiếp

: Trao đổi thông tin

Trang 37

2.1.3 Vị trí và chức năng của Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

Chi cục Thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Định, có chứcnăng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế (QLT), phí, lệ phí, các khoản thukhác của ngân sách nhà nước (NSNN) (sau đây gọi chung là thuế) thuộcphạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoảntại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì Chi cục Thuế thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế (QLT), cácluật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan, có chức năng tổ chức thựchiện công tác QLT, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm

vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện

2.1.4 Nguồn nhân lực trực tiếp kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo

vệ môi trường

So với tốc độ gia tăng và phát triển của các DN trên địa bàn huyện TâySơn và huyện Vĩnh Thạnh trong những năm qua, nguồn nhân lực tập trungcho công tác kiểm soát thuế nói chung cũng như công tác kiểm soát thuế TN

và phí BVMT ngày càng được chú trọng, tuy nhiên kế hoạch thu NSNN đượcgiao năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng số lượng công chức đến nayvẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu của công tác tổ chức thực hiện quản lýthu theo mô hình chức năng và theo yêu cầu của thực tiễn QLT ở Chi cụcThuế khu vực Tây Sơn –Vĩnh Thạnh Đến cuối năm 2020, Chi cục Thuế có 52cán bộ, công chức trong biên chế được bố trí trong các phòng theo chức năngQLT như Bảng 2.1

Trang 38

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực trực tiếp kiểm soát thuế TN và phí BVMT

Bộ phận

Bộ phận kê khai kế toán thuế

Bộ phận kiểm tra thuế

- Bộ phận Kê khai và kế toán thuế: có nhiệm vụ tiếp nhận tờ khai thuế

qua hệ thống QLT tập trung (TMS), nếu phát hiện NNT kê khai không đúngtheo quy định, yêu cầu điều chỉnh kịp thời; theo dõi đôn đốc việc nộp hồ sơkhai thuế trễ thời hạn quy định; thực hiện việc cập nhật các số liệu về nghĩa

vụ thuế của NNT: số thuế phát sinh, số thuế đã nộp; lập biên bản vi phạmhành chính và tham mưu ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chínhđối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế: đăng ký thuế, kê khai thuế (chỉ xử lýđối với trường hợp nộp chậm tờ khai dưới 90 ngày làm việc);

- Bộ phận Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: có nhiệm vụ tổ chức

thực hiện công tác quản lý nợ thuế: xây dựng chỉ tiêu quản lý thu nợ, phânloại nợ (thực hiện thu nợ thuế đối với nhóm nợ thông thường, quản lý thu nợđối với nhóm nợ chờ xử lý và nhóm nợ khó thu); đôn đốc thu tiền thuế nợ vàcưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý; tổng hợp, báocáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng năm

- Bộ phận Kiểm tra thuế: có nhiệm vụ kiểm tra giám sát NNT trên cơ

sở khai thác thông tin từ hồ sơ khai thuế đã được cập nhật vào hệ thống: kiểmtra, phân tích hồ sơ khai thuế; đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đồng

Trang 39

thời thu thập thêm thông tin bên ngoài CQT để đối chiếu, phân tích, so sánh

với các dữ liệu thông tin của CQT nhằm phát hiện những nghi vấn, bất

thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời

Thực hiện kiểm tra NNT đối với những trường hợp có rủi ro cao về thuế để

ngăn chặn và xử lý những hành vi NNT cố tình gian lận về thuế

2.1.5 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại Chi cục Thuế khu vực

Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

Thời gian qua, Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh đã có nhiều

cố gắng trong công tác quản lý thu và khai thác nguồn thu, số thu năm sau

luôn cao hơn năm trước Tuy nhiên do tình hình kinh tế trong những năm gần

đây mặc dù có sự phục hồi nhưng vẫn còn chậm, DN gặp nhiều khó khăn

trong kinh doanh nên tốc độ tăng trưởng về thu ngân sách của Chi cục Thuế

khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh qua các năm không có sự đồng đều

Bảng 2.2 Kết quả thu NSNN tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh giai đoạn

Tỷ trọng thuế TN và

thu nội địa

(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh)

Qua Bảng 2.2 cho thấy số thu từ thuế TN và phí BVMT của các DN khai

thác khoáng sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu ngân sách và giữa các năm

không có sự biến động lớn và có xu hướng giảm qua các năm Qua đó, cho

thấy mức đóng góp từ thuế TN và phí BVMT của DN khai thác khoáng

Trang 40

sản chưa cao mặc dù việc khai thác tài nguyên trong thời gian qua luôn trong

tình trạng báo động Do vậy, vấn đề chống thất thu đối với DN khai thác

khoáng sản đang trở thành trọng tâm của ngành thuế trong thời gian đến

2.2 Thực trạng kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn – Vĩnh Thạnh

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo

vệ môi trường tại Chi cục Thuế khu vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh

2.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh của DN khai thác khoáng sản

Hiện nay, các DN có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện

Tây Sơn và Vĩnh Thạnh phần lớn là các DN xây dựng, sản xuất gạch ngói, tập

trung chủ yếu ở các xã miền núi dẫn đến công tác kiểm soát gặp nhiều khó

khăn, đặc biệt là ở khâu giám sát và nắm bắt tình hình kinh doanh của từng

đơn vị để có cơ sở phân tích, đối chiếu và so sánh nhằm phát hiện các trường

hợp khai thuế không phù hợp với quy mô, đặc biệt khi số lượng DN được cấp

phép hoạt động khai thác khoáng sản có sự tăng trưởng qua các năm Thống

kê số lượng DN khai thác khoáng sản thuộc quản lý của Chi cục Thuế khu

vực Tây Sơn-Vĩnh Thạnh qua các năm như trình bày ở Bảng 2.3

Bảng 2.3 Số DN khai thác khoáng sản giai đoạn 2018-2020

Việc sửa đổi, bổ sung thường xuyên các chính sách về thuế TN và phí

BVMT, như thay đổi thuế suất, giá tính thuế TN và mức phí BVMT trong

từng thời kỳ, cách tính quy đổi sản lượng thành phẩm sang sản lượng nguyên

khai phức tạp dẫn đến việc nắm bắt và cập nhật những nội dung mới của cả

NNT và công chức thuế chưa kịp thời, gây khó khăn trong quá trình triển khai

Ngày đăng: 14/11/2021, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w