1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin cho báo điện tử việt nam hiện nay

140 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

76 Hình 3.5 Biểu đồ “Các hoạt động trực tuyến ít nhất mỗi tháng 1 lần của người dùng internet tại Việt Nam 77 Hình 3.6 Biểu đồ sự lựa chọn của công chúng đối với các loại hình báo ch

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI THỊ BÔNG

SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUẢNG BÁ THÔNG TIN CHO

BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát tại VnExpress.net, VietnamPlus.vn, nhandan.com.vn,

tháng 1-2013 đến tháng 6-2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI THỊ BÔNG

SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUẢNG BÁ THÔNG TIN CHO

BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát tại VnExpress.net, VietnamPlus.vn, nhandan.com.vn,

tháng 1-2013 đến tháng 6-2014)

Chuyên ngành: Quan hệ công chúng

Mã số: 60320108

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng

Trang 4

STT TÊN DANH MụC Trang Hình 1.1 Sơ đồ mô hình truyền thông theo Harold D Lasswell 10

Hình 1.3 Mô hình truyền thông tương tác của Charles Osgood và

Hình 2.3 Tin “Cù Trọng Xoay bảnh bao đi đón dâu” trên

ngoisao.net được chia sẻ thông qua tài khoản Facebook

của báo này, ngày 6-4-2013

thích, bình luận, chia sẻ đối với các tin bài này trên

fanpage VnExpress.net ngày 23-8-2014

50

Hình 2.7 Tin “Củ hành tây lớn nhất thế giới” được chia sẻ trên tài

khoản chính của VnExpress trên mạng xã hội Facebook

Trang 5

Hình 2.11 Hai tin “Người Bắc Kinh đổ xô đi mua vàng dịp cuối

năm” và tin “Mô hình cai nghiện cộng đồng đạt hiệu quả

bất ngờ”

57

Hình 2.12 Hai tin “Vĩnh biệt người dịch “Chiều Mastxơcơva” và Đôi

bờ” và tin “Google thử nghiệm “ghi âm cuộc gọi” trên

Hình 2.14 Sự khác biệt về lượt like, comment và chia sẻ lại đối với

link tin của VietnamPlus và một bài thơ về kinh nghiệm

cuộc sống được chia sẻ trên fanpage VietnamPlus

Hình 2.17 Sự khác biệt về số lượt thích, bình luận và chia sẻ lại đối

với đoạn thơ về kinh nghiệm cuộc sống và tin “Vụ sữa

Danlait: Công ty Mạnh Cầm có dấu hiệu lừa dối”,

66

Hình 2.18 Bảng “Tỷ lệ truy cập vào VietnamPlus, VnExpress và

Nhân Dân điện tử thông qua các nguồn gián tiếp và trực

tiếp vào trang chủ”

71

Hình 3.1 Bảng “Tỷ lệ truy cập vào VietnamPlus, VnExpress và

Nhân Dân điện tử thông qua các nguồn gián tiếp và trực

tiếp vào trang chủ

74

Trang 6

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ người dùng hoạt động trực tuyến theo nhóm

tuổi

75

Hình 3.4 Biểu đồ “Các hoạt động trực tuyến (ít nhất mỗi tháng 1 lần)

của người dùng internet tại Việt Nam

76

Hình 3.5 Biểu đồ “Các hoạt động trực tuyến (ít nhất mỗi tháng 1

lần) của người dùng internet tại Việt Nam

77

Hình 3.6 Biểu đồ sự lựa chọn của công chúng đối với các loại hình

báo chí

78

Hình 3.7 Biểu đồ “Người sử dụng đọc tin tức thông qua các kênh

truyền thông xã hội”

79

Hình 3.8 Biểu đồ “Người sử dụng chia sẻ link tin tức trên các kênh

truyền thông xã hội”

80

Hình 3.9 Biểu đồ “Người sử dụng chia sẻ link tin tức trên các kênh

truyền thông xã hội”

81

Hình 3.10 Hai tin “A look at the married couples who have won

Nobels” và “Turkey: NATO has plan to defend the

country” được tweet trên tài khoản @AP của Hãng thông

tấn AP, ngày 6-10-2014

87

Hình 3.11 Tin về tai nạn đường sắt được chia sẻ trên fanpage chính

trên mạng xã hội Facebook của VnExpress (bên trái) và

VietnamPlus

101

Hình 3.12 Một bài đăng với cách dẫn dắt link không hấp dẫn của

VietnamPlus trên fanpage Facebook

108

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO ĐIỆN TỬ, QUẢNG BÁ THÔNG TIN

BÁO ĐIỆN TỬ QUA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 9

1.1 Lý thuyết về truyền thông 9

1.2 Một số lý thuyết về truyền thông xã hội 13

1.3 Khái niệm quảng bá thông tin 20

1.4 Khái niệm và đặc trưng của báo điện tử 21

1.5 Vai trò của truyền thông xã hội trong hoạt động tác nghiệp của các cơ quan báo chí 24

1.6 Tổng quan về VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUẢNG BÁ THÔNG TIN TẠI VNEXPRESS, VIETNAMPLUS VÀ NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ 33

2.1 Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin của VnExpress 33

2.2 Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin của VietnamPlus 56

2.3 Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin tại Nhân Dân điện tử 66

2.4 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin của VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử 67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ THÔNG TIN QUA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CHO CÁC BÁO ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 72

3.1 Thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay 72

3.2 Kinh nghiệm của một số hãng thông tấn trên thế giới 80

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá thông tin qua truyền thông xã hội cho báo điện tử tại Việt Nam hiện nay 92

KẾT LUẬN 110

TÌA LIệU THAM KHảO 113

PHỤ LỤC 117

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ đã có tác động đáng kể đến cuộc sống của con người ở nhiều mặt Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói chung, sự phát triển của công nghệ đã và đang không ngừng tác động và làm thay đổi cách thức tiếp nhận, truyền tải, chia sẻ thông tin của các cá nhân và tổ chức Trong lĩnh vực báo chí nói riêng, về phía công chúng: Sự xuất hiện của các thiết bị di động và truyền thông xã hội, đã làm biến đổi thói quen tiếp nhận và chia sẻ thông tin của công chúng, thúc đẩy nhu cầu thông tin của công chúng ngày một cao, với việc công chúng kỳ vọng tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tức thì với khoảng cách thời gian từ khi xảy ra sự việc cho đến khi thông tin được lan truyền xuống mức bằng 0 Hiện nay, ngày càng nhiều người tìm đến các mạng xã hội để tiếp nhận và chia sẻ tin tức

Về phía các cơ quan báo chí, hãng thông tấn: Sự xuất hiện của các thiết

bị di động, truyền thông xã hội và nhu cầu tin tức của công chúng đã buộc các

cơ quan báo chí, hãng thông tấn trên thế giới phải thay đổi cách thức sản xuất

và đăng tải, lan truyền các tin tức của mình với mục đích cuối cùng là để cạnh tranh với các tờ báo khác, giành độc giả về phía mình Nhiều cơ quan báo chí, hãng thông tấn đã tận dụng những tiện ích của truyền thông xã hội để thu thập

và thẩm định các nguồn tin, kết nối với độc giả, quảng bá thông tin,… thông qua các hoạt động đó để quảng bá thương hiệu

Truyền thông xã hội được xem là một hình thức truyền thông ưu việt cho phép tiếp nhận và chia sẻ thông tin một cách tức thì, thông qua các kênh truyền thông dựa trên nền tảng web 2.0 như mạng xã hội, blog, tiểu blog, các trang chia sẻ video, hình ảnh, Hiện nay, rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng loại hình truyền thông này để tiếp nhận và chia sẻ thông tin cũng như

Trang 9

tương tác với các nhóm công chúng của mình, các cơ quan báo chí cũng không nằm ngoài cuộc Trên thế giới, hiện có rất nhiều hãng thông tấn sử dụng khá hiệu quả các mạng xã hội như facebook, Twitter, các blog hay youtube,… để chia sẻ thông tin của mình, thông qua đó thu hút thêm số lượng lớn công chúng quan tâm, phát triển mạng lưới công chúng rộng rãi

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, một số cơ quan báo chí cũng

đã bắt đầu tận dụng những ưu điểm của truyền thông xã hội để quảng bá thông tin của tờ báo mình Tuy nhiên, không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận thức và tận dụng được tính ưu việt và hiệu quả của loại hình truyền thông này trong tác nghiệp báo chí nói chung và việc chia sẻ, quảng bá thông tin, quảng bá thương hiệu nói riêng

Mặt khác, về tình hình nghiên cứu đề tài, mặc dù trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa truyền thông xã hội và báo chí, trong đó có việc sử dụng truyền thông xã hội của các cơ quan báo chí trong tác nghiệp nói chung cũng như quảng bá thông tin nói riêng Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về việc sử dụng truyền thông xã hội quảng bá cho báo điện tử

Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, tác giả muốn nghiên cứu việc “Sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin cho báo điện tử Việt Nam hiện nay” (khảo sát tại VnExpress.net, VietnamPlus.vn, nhandan.org.vn, tháng 1- 2013 đến tháng 6-2014) từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị để tăng cường hiệu quả hoạt động quảng bá thông tin thông qua truyền thông xã hội đối với ba cơ quan báo chí này nói riêng và các báo điện tử khác tại Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều cuốn sách và nghiên cứu đề cập đến công chúng báo chí, công chúng của truyền thông xã hội, truyền

Trang 10

thông xã hội, thói quen sử dụng truyền thông xã hội, các giải pháp nhằm

quảng bá thông tin thông qua truyền thông xã hội cuốn sách “Social Media: Usage and Impact” (Truyền thông xã hội: Cách sử dụng và Tầm ảnh hưởng),

của hai tác giả Hana S Noor Al-Deen và John Allen Hendricks, xuất bản tháng 11-2012, đưa ra phân tích toàn diện và mang tính học thuật về truyền thông xã hội Cuốn sách đã nghiên cứu vai trò nổi bật và sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội trong suốt quá trình của loại hình truyền thông này Các tác giả đã tiến hành khảo sát việc sử dụng và ảnh hưởng của truyền thông xã hội trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả giáo dục, truyền thông chiến lược, chính trị, pháp luật và các vấn đề đạo đức

Về mối quan hệ giữa báo chí và truyền thông xã hội, có thể kể đến cuốn sách Social Media for Journalists: Principles and Practice (Truyền thông xã hội với nhà báo: Nguyên tắc và thực hành), của hai tác giả Megan Knight & Clare Cook, xuất bản tháng 5-2013 Trong cuốn sách này, hai tác giả đã đưa

ra những chỉ dẫn cần thiết đối với việc hiểu và khai thác các công cụ của báo chí hiện nay Hai tác giả Meagan Knight và Clare Cook đã chỉ ra cho bạn đọc làm thế nào để nắm vững những nguyên tắc thực hành thuần thục và những

kỹ thuật mới của truyền thông xã hội Cuốn sách đưa ra hướng dẫn chi tiết về những nguyên tắc và thực hành, bao gồm các hoạt động: Làm thế nào để tìm kiếm, viết và chia sẻ thông tin với truyền thông xã hội; các tận dụng các nguồn tin từ cộng đồng để tìm ra và theo đuổi các vấn đề, sự kiện; xây dựng thương hiệu cho cá nhân nhà báo,…

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu được đưa ra tại Hội nghị quốc gia của Hiệp hội giáo dục về báo chí và truyền thông đại chúng tại Washington, D.C.,

ngày 10-8-2013, có tên “Social media and journalism: What works best and why it matters” của tác giả Sue Burzynski Bullard Tác giả đã làm rõ việc các

hãng thông tấn đang kế nối với công chúng của mình thông qua truyền thông

Trang 11

xã hội như thế nào, sự khác nhau trong việc sử dụng truyền thông xã hội giữa báo in và phát thanh, truyền hình, đồng thời đưa ra những khuyến nghị làm thế nào để sử dụng truyền thông xã hội hiệu quả nhất đối với báo in và phát thanh, truyền hình

Một nghiên cứu đáng chú ý khác về việc sử dụng truyền thông xã hội trong tác nghiệp báo chí nói chung và quảng bá thông tin nói riêng đó là

“News agencies and Social media: A relationship with a future?” của tác giả

Mag Christoph Griessner, năm 2012 Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khái niệm về truyền thông xã hội, sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với các tập đoàn báo chí, đồng thời, nghiên cứu hoạt động sử dụng truyền thông xã hội trong tác nghiệp của một số hãng thông tấn lớn như AP, AFP, hay một số hãng thông tấn ít tên tuổi khác tại châu Âu Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát và chỉ ra khá rõ hoạt động quảng bá thông tin của các hãng thông tấn

Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu, bài viết khác về mối quan hệ giữa báo chí và truyền thông xã hội, việc sử dụng truyền thông xã hội trong tác nghiệp báo chí nói chung và quảng bá thông tin báo chí nói riêng của

nhiều tác giả trên thế giới Có thể kể đến nghiên cứu “Who’s behind that tweet? Here’s how 7 news orgs manage their Twitter and Facebook accounts” (Ai là người đứng đằng sau các tweet? Đây là cách mà bảy hãng thông tấn quản lý các tài khoản Twitter và Facebook của mình), của tác giả

Joseph Lichterman Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát các biên tập viên phụ trách truyền thông xã hội của bảy hãng thông tấn lớn như: ABC News, the AP, CNN, NBC News, The New York Times, USA Today và The Wall Street Journal về việc họ quản lý, sử dụng các tài khoản trên Twitter và Facebook của mình như thế nào

Trang 12

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện các nghiên cứu về truyền thông xã hội và sự tác động của loại hình truyền thông này đối với báo chí Có thể kể đến một số nghiên cứu như:

ThS Lê Thu Hà, Sự gia tăng tính tương tác của công chúng – tương lai của báo chí, đăng trên nghebao.org, ngày 2-1-2014 Nghiên cứu bàn về sự

tương tác của công chúng với báo chí Tác giả nhận định, với ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ toàn cầu hóa báo chí, của công nghệ truyền thông cũng như từ khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng của các

cơ quan báo chí, cùng với sự nâng cao đời sống dân trí, khả năng tương tác báo chí với công chúng có thể ngày càng được cải thiện hơn so với hiện tại

Nhà báo Lê Quốc Minh (Tổng biên tập VietnamPlus), tham luận “Kinh nghiệm sử dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thu thập thông tin, xuất bản và quảng bá của VietnamPlus"; TS Huỳnh Văn Thông (Chủ nhiệm Khoa

Báo chí và Truyền thông, ĐHKHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh) với

tham luận "Nhận diện ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến báo chí Việt Nam", tại Hội thảo quốc tế “Truyền thông xã hội, Truyền thông cổ điển và dư

luận xã hội” do Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện KAS (Đức) tổ chức ngày 24-10-2013 TS Đỗ Chí Nghĩa với đề tài cấp cơ sở trọng điểm, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013, “Mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”

Mới đây, tháng 6-2014, TS Nguyễn Thành Lợi cho ra mắt cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” Trong chương I của

cuốn sách, tác giả đã đề cập đến quan niệm về truyền thông xã hội, lịch sử ra đời, phân loại và đặc điểm của truyền thông xã hội Tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại, vai trò của truyền thông

Trang 13

xã hội đối với báo chí hiện đại và sự dịch chuyển từ truyền thông in ấn sang truyền thông số Trong các nội dung trên, tác giả có đề cập đến việc quảng bá thông tin cho các cơ quan báo chí thông qua truyền thông xã hội

Một nghiên cứu khác cũng được công bố trong tháng 6-2014 là cuốn

sách do TS Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên), “Báo chí và mạng xã hội” Trong cuốn

sách này, tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm về mạng xã hội, đặc điểm mạng xã hội tạo Việt Nam hiện nay, sự tác động của mạng xã hội đến đời sống cũng như việc quản lý mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay Đáng chú ý, tác giả cũng phân tích khá kỹ lưỡng về mối quan hệ, tác động qua lại giữa mạng xã hội và báo chí, trong đó đề cập đến tác động của mạng xã hội trong việc quảng bá thông tin cho báo chí nói chung

Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu liên quan đến công chúng báo chí, hoạt động quảng bá thông tin báo chí trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về việc quảng bá thông tin cho báo điện tử thông qua truyền thông xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống khung lý thuyết truyền thông xã hội, công chúng báo chí và phương thức sử dụng truyền thông xã hội trong quảng bá thông tin báo chí, để đánh giá thực trạng sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin tại VnExpress, VietnamPlus, Nhân Dân điện tử, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quảng bá thông tin cho ba cơ quan báo chí này nói riêng, các báo điện tử khác cũng như các cơ quan báo chí nói chung tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu kể trên, luận văn phải giải quyết được một số nhiệm vụ sau:

Trang 14

- Hệ thống khung lý thuyết về truyền thông xã hội, quảng bá thông tin, báo điện tử, những phương thức sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin

- Làm rõ đặc điểm của công chúng báo chí, thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng

- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng truyền thông tại ba cơ quan báo chí VnExpress, VietnamPlus và Nhân dân điện tử

- Đề xuất giải pháp quảng bá thông tin thông qua truyền thông xã hội cho VnExpress, VietnamPlus và Nhân dân điện tử nói riêng cũng như các báo điện tử khác tại Việt Nam nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng truyền thông xã hội nhằm quảng bá thông tin cho báo điện tử tại Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này, tác giả lựa chọn

ba tờ báo điện tử để khảo sát theo tiêu chí: một tờ báo điện tử độc lập - VnExpress, một tờ báo điện từ ra đời sau so với các loại hình báo chí khác tại một cơ quan báo chí – VietnamPlus thuộc Thông tấn xã Việt Nam, và một tờ

báo là nơi tác giả đang công tác - Nhân Dân điện tử

Thời gian: từ ngày 1-1-2013 đến ngày 30-6-2014

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý thuyết

- Các lý thuyết về báo mạng điện tử, truyền thông xã hội, quảng bá

thông tin và công chúng báo chí

- Lý thuyết về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí, thói quen tiếp nhận

thông tin của công chúng

Trang 15

- Đường lối của Đảng và Nhà nước về việc sử dụng truyền thông xã

hội, hoạt động phát triển công chúng của báo chí

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Định tính: Phỏng vấn sâu lãnh đạo một số cơ quan báo chí

- Định lượng: Bảng hỏi (anket) đối với những đối tượng tiếp xúc với truyền thông xã hội

- Phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần bổ sung khung lý thuyết cơ bản về truyền thông, truyền thông xã hội, công chúng báo chí, các phương pháp quảng bá thông tin báo chí cho báo điện tử bằng truyền thông xã hội

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin tại VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử, luận văn đưa ra những giải pháp sát với thực tiễn, khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thông tin cho ba tờ báo này Đồng thời, những giải pháp được đề xuất có thể áp dụng cho các tờ báo điện tử khác tại Việt Nam

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn gồm có ba chương

Chương 1: Một số vấn về lý luận về truyền thông, truyền thông xã hội, báo điện tử, quảng bá thông tin báo điện tử qua truyền thông xã hội

Chương 2: Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin tại VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá thông tin qua truyền thông xã hội cho các báo điện tử tại Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, BÁO ĐIỆN TỬ, QUẢNG BÁ THÔNG TIN

BÁO ĐIỆN TỬ QUA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

1.1 Lý thuyết về truyền thông

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964): “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn”

Theo Giáo sư về truyền thông người Mỹ Frank Dance: “Truyền thông

là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người”

Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững và TS Đỗ Thị Thu Hằng trong giáo trình “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội [1, tr.13]

Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông là: nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi và nhiễu

Nguồn là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền

thông, mang nội dung thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác

Thông điệp chính là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát tới

đối tượng tiếp nhận

Kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải

thông điệp từ nguồn tới đối tượng tiếp nhận

Trang 17

Người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong

quá trình truyền thông

Phản hồi là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người

nhận trở về nguồn phát Đây là thước đo hiệu quả của quá trình truyền thông

Nhiễu là yếu tố gây sai lệch thông tin, thường không được dự tính trước

trong quá trình truyền thông, ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, sai sót kỹ thuật,…

Bên cạnh các yếu tố chính như trên, hiệu lực và hiệu quả của quá trình truyền thông cũng là những điểm quan trọng cần chú ý Hiệu lực có thể hiểu

là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho công chúng – nhóm đối tượng truyền thông Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội và nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.[1, tr.14]

1.1.2 Một số mô hình truyền thông

1.1.2.1 Mô hình truyền thông của Lasswell – Mô hình truyền thông một chiều

Hình 1.1: Sơ đồ mô hình truyền thông theo Harold D Lasswell

Nguồn phát người gửi hay nguồn gốc thông điệp

Thông điệp: ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ hay thái độ,…được truyền đi Kênh: phương tiện mà nhờ đó các thông điệp được chuyển đi từ nguồn

đến người nhận

Trang 18

Đây là mô hình truyền thông đơn giản song rất thuận lợi khi cần chuyển những thông điệp khẩn cấp Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ phía đối tượng tiếp nhận như là một yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động truyền thông, lại chưa được đề cập tới

1.1.2.2 Mô hình truyền thông của Roman Jakobson

Hình 1.2: Mô hình truyền thông theo Jakoboson

Giới hạn mô hình truyền thông của công thức này là tính chất tuyến tính một chiều từ người phát tin đến người nhận tin trong đó người nhận tin dễ được cảm nhận như là một đối tác thụ động Chính vì thế mà về sau này, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông liên cá nhân với một quy trình khép kín trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính Quan niệm này được nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh và mô hình này được Michel de Coster phác họa thành sơ đồ với trình tự bốn giai đoạn chính như sau: phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi

Trang 19

Thông điệp

Thông điệp

Người mã hóa Người giải thích

Người giải mã

Người giải mã Người giải thích Người mã hóa

1.1.2.3 Mô hình truyền thông của Charles Osgood và Wilbur Schramm – Mô hình truyền thông tương tác

Hình 1.3: Mô hình truyền thông tương tác của Charles Osgood

và Wilbur Schramm

Charles Osgood đưa ra mô hình truyền thông người-người vào giữa những năm 50 (1954) của thế kỷ trước Ông khẳng định rằng, cả người gửi và người nhận đều đóng vai trò truyền tin

Wilbur Schramm, người có nhiều ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông đại chúng, cho rằng, mô hình truyền thông cần phải có sự phù hợp với cả truyền thông cá nhân và truyền thông đại chúng

Mô hình truyền thông tương tác có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động báo chí Mô hình thể hiện ở trên bao hàm khái niệm chia sẻ thông tin, đưa ra giả thuyết là việc mã hóa và giải mã thông điệp phụ thuộc vào nguồn và người nhận, những công chúng đông đảo, với nền văn hóa và ngôn ngữ đặc thù Người gửi và người nhận tham gia vào quá trình truyền thông đều đóng vai trò truyền tin nên sự phản hồi – sự tương tác chắc chắn sẽ nhiều, phong phú, đa dạng hơn, cho thấy năng lực và hiệu quả truyền thông tốt hơn Thực tế cũng cho thấy, truyền thông tương tác cũng đang ngày càng phát triển, cùng với sự ra đời của internet và sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của báo mạng điện tử, các trang thông tin điện tử và truyền thông xã hội

Trang 20

1.2 Một số lý thuyết về truyền thông xã hội

1.2.1 Khái niệm truyền thông xã hội

Theo từ điển Oxford: [39]

- Mạng xã hội (social network): 1) Là một mạng lưới của các hoạt động tương tác xã hội và mối quan hệ cá nhân; 2) Một website hay ứng dụng khác được thiết kế chuyên dụng cho phép những người sử dụng giao tiếp với nhau bằng việc đăng tải thông tin, bình luận, tin nhắn, hình ảnh,…

- Truyền thông xã hội (social media): là các website hay các ứng dụng cho phép người sử dụng tạo và chia sẻ các nội dung hay tham gia vào hoạt động tương tác xã hội (social networking)

- Social networking: là việc sử dụng các website hay các ứng dụng được thiết kế chuyên dụng để tương tác với những người sử dụng khác hay tìm kiếm những người khác có cùng sở thích với mình

Theo nghiên cứu “Social Media: New Editing Tools or Weapons of Mass Distraction?” (Tạm dịch: “Truyền thông xã hội: Các công cụ biên tập mới hay các loại vũ khí gây xao nhãng công chúng?”) của TS Agata Mrva- Montoya, thuộc Trường đại học Sydney, “truyền thông xã hội có thể được miêu tả là “các thức con người chia sẻ những ý tưởng, nội dụng, suy nghĩ và các mối quan hệ trên không gian trực tuyến” Cụm từ “truyền thông xã hội”

được dùng ở đây là để diễn tả hiện tượng trong khi “các công cụ truyền thông

xã hội” liên quan đến các công nghệ.[23]

Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 15-7-2013

giải thích: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.[17]

Trang 21

Theo TS Nguyễn Thành Lợi trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”: Truyền thông xã hội được hiểu là

phương tiện truyền thông xã hội – một cách thức truyền thông kiểu mới dựa trên nền tảng các dịch vụ của web 2.0 Trong đó, web 2.0 được coi là thế hệ thứ hai của web, nó tạo ra nhiều sự tiện lợi hơn cho người dùng, các thông tin,

dữ liệu được cập nhật hằng ngày, hằng giờ, đặc biệt người sử dụng có thể tham gia đóng góp, chia sẻ và làm phong phú thêm cho trang web.[10, tr.11]

Từ những khái niệm kể trên, có định nghĩa “Truyền thông xã hội" là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến của công nghệ web 2.0 Với tính tương tác cao, khả năng truy cập ở khắp mọi nơi và các kỹ thuật truyền thông mở rộng, truyền thông xã hội đã thay đổi căn bản cách thức giao tiếp giữa các tổ chức, cộng đồng cũng như mỗi cá nhân Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông qua nhiều "kênh" khác nhau như các diễn đàn trên Internet, các mạng

xã hội, weblog, blog xã hội, các tiểu blog (microblogging), các website mở (wiki), podcast, ảnh, video,

1.2.2 Phân loại truyền thông xã hội

Theo TS Agata Mrva-Montoya, các trang mạng xã hội (như: Facebook, LinkedIn, Google+) là một trong sáu loại công cụ truyền thông xã hội được nhận dạng bởi Kaplan và Haenlein dựa trên mức độ tự thể hiện, tự bày tỏ bản thân, mức độ thân mật, tính tức thì của phương tiện truyền thông và cuối cùng

là lượng và loại thông tin có thể được truyền trong một khoảng thời gian xác định Năm loại còn lại gồm các trang có tính cộng tác (Wikipedia, Google Docs), các blog và tiểu blog (WordPress, Blogger, Twitter), các cộng đồng chia sẻ nội dung (YouTube), các thế giới game ảo (World of Warcraft) và các thế giới xã hội ảo (Second Life)

Trang 22

1.2.3 Đặc trưng của truyền thông xã hội

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách đánh giá về đặc trưng của truyền thông xã hội, có thể nhận dạng truyền thông xã hội thông qua các đặc trưng sau:

Dựa vào người dùng: Trước khi các mạng xã hội như Facebook hay

MySpace trở nên thông dụng, các website hoạt động dựa trên nội dung được cập nhật bởi một người sử dụng và được đọc bởi các khách viếng thăm trên Internet Dòng chảy thông tin theo một hướng đơn nhất và hướng cập nhật thông tin trong tương lai được quyết định bởi người quản lý website hay tác giả (người viết) Mặt khác, các mạng xã hội trực tuyến được xây dựng và được điều khiển bởi chính những người sử dụng Nếu không có người sử dụng, mạng xã hội xã trở thành một không gian trống với các diễn đàn, các ứng dụng và phòng chat trống không Những người sử dụng mang đến cho các mạng xã hội các cuộc trò chuyện và nội dung Hướng của nội dung đó được quyết định bởi bất cứ ai tham gia vào cuộc thảo luận Điều này giúp cho các mạng xã hội trở nên thú vị và sôi động hơn rất nhiều đối với những người

sử dụng Internet

Thông tin nhanh chóng, tức thì, không giới hạn: Truyền thông xã hội

có đặc trưng lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, tức thì Với các tính năng thích (like, favorite), chia sẻ (share, retweet) và bình luận (commnet, reply) và mạng lưới người sử dụng rộng rãi của các kênh truyền thông xã hội, một thông tin, bài đăng có nội dung hấp dẫn có thể được lan truyền một cách chóng mặt trong giây lát và tới khắp nơi trên trái đất

Tính tương tác cao: Một đặc trưng khác của truyền thông xã hội là có

tính tương tác rất cao, đặc biệt là đối với các mạng xã hội hiện đại Điều này

có nghĩa là một mạng xã hội không chỉ còn là một bộ sưu tập các phòng chat

và diễn đàn Các website như Facebook được lấp đầy với các ứng dụng giải

Trang 23

trí, nơi mọi người có thể chơi các trò chơi cùng nhau Những mạng xã hội này đang nhanh chóng trở thành trò giải trí mà nhiều người chọn hơn là truyền hình – bởi vì nó hơn cả chỉ là để giải trí đơn thuần, nó là cách kết nối và vui

vẻ, tương tác cùng bạn bè

Được thúc đẩy bởi cộng đồng: Các kênh truyền thông xã hội được xây

dựng và phát triển bởi các khái niệm cộng đồng điều này có nghĩa là nó chỉ giống như các cộng đồng hay nhóm xã hội trên toàn thế giới được thành lập dựa trên cơ sở là các thành viên có chung đức tin hay sở thích, các kênh truyền thông xã hội cũng được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên tắc tương tự Trên các mạng xã hội trực tuyến hiện đại nhất ngày hôm nay, những người sẻ dụng sẽ tìm thấy những cộng đồng nhỏ (sub-communities) có những điểm tương đồng như học sinh của một trường trung học, hay một nhóm bảo

vệ động vật Những người sử dụng không chỉ có thể khám phá ra những người bạn mới trong những cộng đồng có cùng sở thích mà họ còn có thể kết

nối trở lại với những người bạn cũ bị mất liên lạc trong nhiều năm về trước

Các mối quan hệ: Không giống như các website trong quá khứ, truyền

thông xã hội phát triển dựa trên các mối quan hệ Người sử dụng có càng nhiều mối quan hệ trong một mạng lưới, họ càng có khả năng hướng tới vị trí trung tâm của mạng lưới đó Khi người dùng chỉ có 20 mối liên hệ trong một mạng xã hội và chia sẻ một bài đăng lên tài khoản của mình, bài đăng đó sẽ được lan truyền trên toàn mạng lưới liên hệ của người dùng đó và sau đó là

những người dùng khác một cách nhanh chóng mà trên quy mô lớn

Nội dung mang yếu tố cảm xúc: Một đặc trưng duy nhất khác của

truyền thông xã hội là yếu tố cảm xúc Trong khi các website truyền thống được chú trọng chủ yếu vào việc cung cấp thông tin cho khách ghé thăm, mạng xã hội trên thực tế cung cấp cho người dùng sự an toàn về mặt cảm xúc

và sự cảm nhận rằng cho du bất kể chuyện gì xảy ra, những người bạn bè của

Trang 24

họ đều ở trong phạm vi mà họ có thể tiếp xúc một cách dễ dàng Khi có bất cứ vấn đề gì vui vẻ hay buồn phiền, người dùng có thể vào các mạng xã hội và giao tiếp trực tiếp với một mạng lưới bạn bè, nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, ủng hộ của họ trong một tình huống khó kiểm soát

1.2.4 Đặc điểm của người sử dụng truyền thông xã hội

Khi truyền thông xã hội mới xuất hiện, nhóm công chúng trẻ tuổi vốn

là những đối tượng dễ bắt nhịp với những cái mới, được cho là những người dùng chủ yếu của truyền thông xã hội Nhóm người này thường thuộc độ tuổi

từ 18 đến 29 tuổi Tuy nhiên, cùng với thời gian, những người trẻ tuổi đó già

đi cùng với sự phát triển và ngày càng trở nên phổ biến của truyền thông xã hội, đối tượng sử dụng truyền thông xã hội dần mở rộng ra, nhất là trong một vài năm trở lại đây Hiện nay, theo nhiều cuộc khảo sát, độ tuổi sử người sử dụng truyền thông xã hội đã trải dài chủ yếu từ khoảng 15 đến dưới 50 tuổi Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), cập nhật tới tháng 1-2014, về tỷ lệ những người sử dụng internet sử dụng các kênh truyền thông xã hội, có tới 74% người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại Mỹ sử dụng các kênh truyền thông xã hội Trong đó, chủ yếu tập trung vào các nhóm người thuộc độ tuổi từ 18-29 tuổi và 30-49 tuổi, với tỷ lệ người sử dụng internet trong hai nhóm tuổi này sử dụng truyền thông xã hội lần lượt là 89%

số người tham gia các hoạt trực tuyến là để lên mạng xã hội Khảo sát do tác

Trang 25

giả thực hiện vào tháng 6-2014 cũng cho thấy, có tới 80% số người sử dụng truyền thông xã hội là trong độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi, tiếp sau đó là số người

từ 31 đến 40 tuổi là 10%, từ 15 đến 20 tuổi là 7%

Bên cạnh đó, những người sử dụng truyền thông xã hội còn có đặc điểm khác đó là vừa đóng vai trò là nguồn phát thông tin vừa là đối tượng tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của thông tin trên truyền thông xã hội Đặc trưng của truyền thông xã hội là dựa vào người dùng, người dùng chủ động tạo ra và chia sẻ thông tin trên các kênh truyền thông xã hội Chính họ là những người quyết định nội dung thông tin trên các kênh truyền thông xã hội và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các kênh truyền thông xã hội đó

Những người sử dụng truyền thông xã hội cũng là những có điều kiện, khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ, có trình độ nhận thức văn hóa nhất định so với mặt bằng chung của xã hội

1.2.5 Về mạng xã hội Facebook và Twitter

sử dụng mới tham gia mỗi ngày

Mặc dù có vô số cách khác nhau để mô tả về mạng xã hội twitter là gì, nhưng theo các định nghĩa phổ biến nhất thì Twitter là một nền tảng blog vi

mô (Micro-blog platform) Nếu bạn còn băn khoăn không biết blog vi mô là

gì, câu trả lời thật đơn giản: Bạn đăng tải “các bài viết” theo thời gian thực (giống như một blog), nhưng mỗi bài viết chỉ có tối đa 140 ký tự Người sử

Trang 26

dụng Twitter đăng tải các mẩu thông tin cập nhật ngắn gọn này, còn được gọi

là “tweet” Bạn có thể đăng tải các tweet từ một Twitter Web, một thiết bị điện thoại (sử dụng tin nhắn văn bản SMS), hoặc bất cứ ứng dụng tùy biến nào được xây dựng bởi bên thứ ba Ai sẽ nhìn thấy các tweet này? Theo mặc định, chúng sẽ được đăng tải một cách công khai (mọi người đều có thể nhìn thấy) Nhưng trên thực tế, các bài viết thường được chú ý bởi nguời sử dụng đang theo dõi (following) người đã đăng tải tweet đó

Về cơ bản, những ứng dụng ban đầu của Twitter cũng giống như đặc tính cập nhật trạng thái (status) trên Facebook Người sử dụng Twitter đăng tải các cập nhật ngắn gọn trả lời cho các câu hỏi “Bạn đang làm gì/bạn đang thế nào?” Kết quả là một nguồn thông tin dường như bất tận gồm các cập nhật ngắn gọn về những gì mọi ngừi đang làm trong cuộc sống hàng ngày của họ:

Họ ăn trưa ở đâu, họ chuẩn bị xem bộ phim nào, và những thứ tương tự như vậy Khi việc sử dụng Twitter có tiến triển, các dạng thông điệp bắt đầu trở nên đa dạng, phong phú hơn Thay vì trả lời câu hỏi “Bạn đang làm gì”, ngày càng nhiều người đăng tải các thông tin, những đường dẫn, phản ứng trước các thông tin này cũng như những sự kiện trên thế giới đang diễn ra trong thực tế Những cuộc đói thoại bắt đầu thay thế dần các câu cập nhật thông tin ngắn gọn Ngày nay, Twitter được sử dụng theo vô số cách khác nhau bởi đủ mọi lứa tuổi và thành phần khác nhau

Thống kê của Twitter về tình hình sử dụng mạng xã hội hiện nay (tháng 10-2014):[46]

Trang 27

Sau khi đăng ký làm thành viên sử dụng, những người dùng có thể tạo một lý lịch của người sử dụng, kết bạn cùng những người sử dụng khác, trao đổi tin nhắn, đăng tải status và hình ảnh, chia sẻ video, nhận thông báo khi những người khác cập nhật lý lịch cá nhân của họ Thêm vào đó, những người

sử dụng có thể tham gia vào các nhóm có cùng sở thích, được tổ chức theo nơi làm việc, trường học, hay những đặc tích khác và phân loại bạn bè vào các danh sách, nhóm khác nhau, chẳng hạn như “bạn bè trong công việc” hay nhóm “bạn thân” Tính đến tháng 6-2014, Facebook có hơn 1,3 tỷ người dùng trên toàn thế giới

1.3 Khái niệm quảng bá thông tin

1.3.1 Khái niệm thông tin

Theo từ điển tiếng Việt: Thông tin được hiểu theo hai nghĩa: 1) làm cho biết tin bằng một phương tiện nào đó: Ví dụ: thông tin bằng điện thoại, có gì

Trang 28

thì thông tin ngay cho nhau; 2) Tin được truyền đi, nói chung Ví dụ: bài viết

có lượng thông tin cao

1.3.2 Khái niệm quảng bá

Theo từ điển tiếng Việt, quảng bá là giới thiệu rộng khắp cho nhiều người biết

Giải thích theo âm Hán Việt: “Quảng” mang nghĩa là rộng; “Bá”: nghĩa gốc là gieo hạt, nghĩa phái sinh là tuyên truyền

Như vậy, quảng bá thông tin có thể hiểu là thông báo, truyền đi những cái mới Sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin cho báo điện tử tức là làm lan truyền những tin tức của các báo điện tử thông qua các kênh truyền thông xã hội

1.4 Khái niệm và đặc trưng của báo điện tử

1.4.1 Khái niệm báo điện tử

Hiện nay, trên thế giới, trong tiếng Anh, một số thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất để chỉ báo điện tử là “Digital Journalism” (Báo chí kỹ thuật số) hay “Online Journalism” (Báo chí trực tuyến) Tuy nhiên, cách gọi online journalism được xem là phổ biến hơn Theo các cách gọi này, nhiều nhà nghiên cứu giải thích, báo chí trực tuyến là loại hình báo chí, phát hành thông tin thông qua mạng internet, dưới dạng tổng hợp gồm văn bản, video, audio và một số dạng thức tương tác và được phổ biến (lan truyền) trên các nền tảng truyền thông kĩ thuật số

Trong Điều 3, Chương 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12-6-1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này

Trang 29

Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn sách “Báo mạng điện

tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.[16, tr.11]

1.4.2 Đặc trưng của báo điện tử

Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của báo điện tử so với các

loại hình báo chí khác đó là khả năng đa phương tiện Đặc trưng này đã được

nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến Trong quá khứ, người ta thường nhắc đến đặc trưng này của báo điện tử thể hiện qua sự tích hợp giữa văn bản,

âm thanh và hình ảnh Tuy nhiên, theo thời gian cùng sự phát triển của báo điện tử, đặc trưng này được bổ sung thêm những yếu tố khác như các chương trình tương tác, đồ họa thông tin (infographic) và đặc biệt trong xu thế phát triển của báo điện tử hiện nay là khả trực quan hóa dữ liệu (data visualization) trên báo điện tử

Đồ họa thông tin là việc sử dụng nhiều hình minh họa được tạo ra để giải thích cho các dữ liệu Trong đồ họa thông tin thường xuất hiện những hình ảnh minh họa đẹp, được trau chuốt kỹ lưỡng để giải thích cho thông tin

Đồ họa thông tin thường được thiết kế với mục đích là kể hay giải thích một câu chuyện cụ thể và sẽ thường được dùng cho nhóm độc giả cụ thể Phương pháp đưa tin cho một đồ họa thông tin không thường được sử dụng cho một

đồ họa thông tin khác, các dữ liệu trong đồ họa thông tin thường là cố định Việc thiết kế đồ họa thông tin thường liên quan nhiều đến các hoạt động thủ công Có thể lấy ví dụ về đồ họa thông tin như hình ảnh về đường đi của một máy bay, tóm tắt tiểu sử của một nhân vật nào đó,…

Đặc trưng của trực quan hóa dữ liệu là có lượng dữ liệu và loại dữ liệu nhiều hơn, chú trọng nhiều hơn vào các con số so với đồ họa thông tin Dữ

Trang 30

liệu trong trực quan hóa dữ liệu thay đổi thường xuyên để thể hiện sự thay đổi

về tình trạng diễn biến sự kiện, sự việc, hiện tượng Bên cạnh đó, trực quan hóa dữ liệu bao gồm những con số có khả năng tương tác trong khi đó đồ họa thông tin thường ít bao gồm cả những con số có khả năng tương tác Trong một số trường hợp, một gói dữ liệu tổng thể được giới thiệu mà không qua biên tập, người đọc sẽ tự tìm hiểu và tự tiếp nhận thông tin mình cần Các sản phẩm trực quan hóa dữ liệu hiếm khi mất nhiều thời gian làm thủ công mà có thể được tạo ra bởi các chương trình máy tính sử dụng các thuật toán Có thể lấy ví dụ cho sản phẩm trực quan hóa dữ liệu về kết quả bầu cử Tổng thống

Mỹ năm 2012 của hãng thông tấn CNN Bản đồ này được thiết kế bao gồm tất

cả các bang của nước Mỹ, khi độc giả rê chuột vào bang nào thì kết quả bầu

cử của bang đó sẽ hiện ra với tỷ lệ số phiếu của từng ứng cử viên giành được, ứng cử viên nào đang chiếm ưu thế và những con số này được cập nhật liên tục từ khi bắt đầu kiểm phiếu cho đến khi 100% số phiếu được kiểm Cách làm này giúp độc giả dễ dàng theo dõi cập nhật trực tiếp, liên tục kết quả kiểm phiếu theo thời gian mà không nhất thiết phải chờ đến khi có kết quả kiểm phiếu cuối cùng

Có thể nói, đồ họa thông tin và trực quan hóa dữ liệu là những cách thể hiện nội dung thông tin khá hấp dẫn, ngắn gọn và dễ theo dõi, thay vì những tin bài nhiều chữ Những sản phẩm thông tin này dễ thu hút độc giả và dễ thúc đẩy họ chia sẻ trên các tài khoản cá nhân của mình trên các kênh xã hội

Ngoài đặc trưng đa phương tiện, báo điện tử còn có một số đặc trưng khác như: tính tức thời và phi định kỳ, tính tương tác, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin

Trang 31

1.5 Vai trò của truyền thông xã hội trong hoạt động tác nghiệp của các

cơ quan báo chí

1.5.1 Ứng dụng của truyền thông xã hội trong hoạt động của các cá nhân,

tổ chức nói chung

Hiện nay, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ hữu hiệu Truyền thông xã hội không chỉ được các cá nhân sử dụng để liên lạc với bạn bè và người thân của mình Ngày càng có nhiều công ty tạo lập các fanpage trên các kênh truyền thông xã hội và cố gắng sử dụng chúng để giao lưu liên lạc với các nhóm công chúng của mình Đặc biệt là trong lĩnh vực marketing và quan hệ công chúng, truyền thông xã hội đã mang đến sự kết nối ở mức độ hoàn toàn mới giữa các tổ chức, doanh nghiệp với các nhóm đối tượng đích

Truyền thông xã hội góp phần hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc kết nối với công chúng, lan truyền các thông tin về sản phẩm, những thông tin liên đến doanh nghiệp của mình Nếu như trước khi xuất hiện truyền thông xã hội, để chuyển tải những thông tin mới của mình như thông tin về sản phẩm, thay đổi nhân sự, doanh thu, sự kiện sắp diễn ra…các doanh nghiệp chủ yếu phải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động thông tin tới các nhóm công chúng đích của mình thông qua các kênh truyền thông xã hội

Không chỉ các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan công quyền cũng có thể sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin Các tổ chức có thể thông báo tới công chúng thông tin về những lĩnh vực mà tổ chức mình hoạt động, những nghiên cứu về mọi lĩnh vực,…Trong khi các cơ quan công quyền có thể thông báo về lịch trình làm việc, những thông báo mới, văn bản chính sách trực tiếp tới công chúng, có thể trực tiếp tương tác, giải đáp những thắc mắc cho các đối tượng công chúng của cơ quan, tổ chức mình

Trang 32

1.5.2 Vai trò của truyền thông xã hội trong hoạt động tác nghiệp của các

cơ quan báo chí

1.5.2.1 Giúp báo chí thu thập và thẩm định thông tin

Với sứ kết nối rộng rãi và lượng thành viên tham gia đông đảo, các kênh truyền thông xã hội luôn chứa nhiều nội dung phong phú, đa dạng, là nguồn tin dồi dào cho báo chí đồng thời hỗ trợ các nhà báo trong việc thẩm định thông tin

Các mạng xã hội và blog sẽ không thể thay thế được báo chí nhưng chúng sẽ bổ sung thêm một nền tảng thông tin khác để tiếp tục duy trì các nguồn tin Điều này đã giúp các phóng viên, nhà báo thu thập thêm nhiều tài liệu về các câu chuyện và cung cấp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau từ nhiều người hơn, những người có thể kể về những câu chuyện của chính họ và những quan điểm của họ về một vấn đề Truyền thông xã hội cũng hỗ trợ các nhà báo thẩm định các nhân chứng một cách nhanh chóng, do mọi người rất thích thú với việc tweet hay đăng tải về những điều thú vị mà họ đã chứng kiến để kể cho bạn bè của họ những gì họ đã nhìn thấy Điều này mang lại lợi ích quan trọng, giúp các nhà báo dễ dàng hơn trong việc lần theo dấu vết

những người có thể là người trực tiếp chứng kiến một sự kiện nào đó

Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là trong một vài trường hợp các nhà báo sẽ phải cạnh tranh với những người dân bình thường để đưa các tin nóng khi các trang web, chẳng hạn như Twitter, đang ngày càng được sử dụng như

là một nguồn tin tức và là phương thức lan truyền tin tức của giới trẻ Hơn nữa, các nhà báo vẫn cần phải kiểm tra, thẩm định và đánh giá những khẳng định về tin tức trên truyền thông xã hội trước khi họ đưa tin về những thông tin đó

1.5.2.2 Quảng bá thông tin

Truyền thông xã hội có thể lan truyền thông tin nhanh chóng giữa các nhóm người đông đảo Điều này có thể đồng nghĩa với việc tin tức địa

Trang 33

phương có thể biến đổi thành tin tức quốc tế tất nhanh chóng do truyền thông

xã hội có khả năng chuyển tải thông tin trên toàn thế giới một cách tức thì Sức mạnh của truyền thông xã hội đối trong việc quảng bá thông tin cho báo chí có thể được nhận thấy thông qua cách mà nó có thể hoạt động như một nền tảng nội dung để tái định hướng người xem đến các trang tin tức có thương hiệu Rất nhiều hãng thông tấn trên thế giới đã và đang sử dụng truyền thông xã hội như một cánh tay nối dài để chia sẻ thông tin cho tờ báo của mình Ví dụ, nhận thức của tờ Telegraph về tầm quan trọng của truyền thông

xã hội như một mô hình lan truyền đã tăng lên đáng kể sau khi tờ báo này phát hiện ra hơn 8% tổng số page view vào trang Telegraph hiện xuất phát từ các mạng xã hội như Digg, Facebook và Twitter

1.5.2.3 Kết nối với độc giả

Truyền thông xã hội được xem là một kênh kết nối hai chiều hữu hiệu giữa các cơ quan báo chí, bản thân các phóng viên, nhà báo với độc giả của mình Thông qua các kênh truyền thông xã hội, các cơ quan báo chí

và phóng viên, nhà báo có thể đối thoại và lắng nghe phản hồi từ phía độc giả của họ Trên các kênh truyền thông xã hội, các cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo có thể tạo ra các vấn đề, thu hút độc giả tham bình luận về các vấn đề này, từ đó phát triển các vấn đề nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của độc giả

1.5.2.4 Tác động đến phương thức tác nghiệp của phóng viên, nhà báo

Nhu cầu của độc giả đối với những tin tức tức thời cùng sự phát triển

nở rộng của truyền thông xã hội đã thay đổi cách thức tác nghiệp truyền thống của các phóng viên, nhà báo Truyền thông xã hội vừa hỗ trợ báo chí trong việc thu thập thông tin, sản xuất thông tin cũng như cung cấp thông tin tức thời tới độc giả, vừa tạo ra sự cạnh tranh thông tin với báo chí, buộc báo chí phải biến đổi để giành lấy công chúng về phía mình Ví dụ, khi các quả bom

Trang 34

phát nổ tại vạch về đích trong cuộc thi chạy marathon vào tháng 4-2013, tại Boston, Mỹ, nhiều thành viên trong nhóm tin tức địa phương – tờ Boston Globe – trên thực tế đang tham gia vào cuộc thi chạy marathon hay thậm chí đang đưa tin trực tiếp về sự kiến này Sự thay đổi quan niệm của độc giả về tin tức và mong muốn có những cập nhật thông tin nhanh chóng đã khuyến khích các nhà báo dễ dàng nhập cuộc thực hiện vai trò của họ trong những tình huống kiểu như thế này, tweet trực tiếp từ hiện trường và cập nhật cho độc giả thông tin quan trọng về các sự kiện

Một ví dụ khác cho thấy sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông xã hội trong tác nghiệp báo chí đó là việc báo điện tử VietnamPlus đã huy động cộng đồng mạng cùng góp sức tạo ra các phiên bản tiếng nước ngoài cho bản tin RapNews về Biển Đông của tờ báo này Chỉ trong một thời gian ngắn chia sẻ

ý tưởng trên mạng xã hội Facebook, cộng đồng mạng đã hưởng ứng nhiệt tình

và đóng góp phần dịch nội dung bản tin từ tiếng Việt ra nhiều thứ tiếng khác nhau, góp phần giúp VietnamPlus sản xuất được các bản tin RapNews về Biển Đông ra nhiều thứ tiếng khác nhau

1.5.2.5 Quảng bá thương hiệu

Truyền thông xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá thương hiệu cho các cơ quan báo chí cũng như bản thân các phóng viên, nhà báo Bản thân mỗi phóng viên, nhà báo cũng như là một đại sứ thương hiệu của cơ quan báo chí mình trên truyền thông xã hội Nếu làm tốt hoạt động quảng bá thông tin, kết nối với độc giả qua truyền thông xã hội thì truyền thông xã hội sẽ giúp các cơ quan báo chí quảng bá thương hiệu cho chính cơ quan, tờ báo của mình

Trang 35

1.6 Tổng quan về VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử

1.6.1 Báo điện tử VnExpress

VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002 Tòa soạn đóng tại Tầng 5 Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng đại diện phía Nam tại Tầng

2, tòa nhà FPT, Lô 29B-31B-33B đường Tân Thuận, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP HCM

Tổng Biên tập báo là ông Thang Đức Thắng

VnExpress là báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và cũng theo bảng xếp hạng này VnExpress hiện nằm trong top 500 website được truy cập nhiều nhất thế giới

Ngoài trang chủ VnExpress.net, VnExpress còn có các chuyên trang iOne (http://ione.vnexpress.net); Báo điện tử Ngôi sao (ngoisao.net), chuyên mục văn hóa, giải trí của VnExpress

Vnexpress có Tổng biên tập nắm quyền cao nhất, dưới là ba Phó Tổng biên tập Sáu thư ký tòa soạn: đây là những biên tập viên cao cấp điều hành và phân phối nội dung của cả tòa soạn

VnExpress có các ban khác nhau và người đứng đầu mỗi ban là trưởng ban, dưới có biên tập viên và các phóng viên

Hiện tại, tòa soạn VnExpress có 120 phóng viên, trong đó khoảng 2/3 phóng viên tốt nghiệp bằng báo chí

1.6.2 Báo điện tử VietnamPlus

Website chính thức: www.vietnamplus.vn

Trang 36

Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp

ngày 11/9/2008

Cơ quan chủ quản: Thông tấn xã Việt Nam

Tổng Biên tập: Ông Lê Quốc Minh

Đây là báo điện tử chính thống trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam, được thành lập từ tháng 11 năm 2008 và được dịch ra tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc Báo có nội dung chất lượng, phản ánh trung thực và minh bạch về tình hình kinh tế-chính trị, văn hoá-xã hội trong và

ngoài nước

Đây là một trong số ít những trang báo điện tử được hình thành từ nền tảng thông tấn vững chắc nhất - một trong những cơ quan ngôn luận có lịch sử lâu dài nhất (thành lập từ năm 1945) và đang phát triển mạnh mẽ cho đến

ngày nay

Với những kinh nghiệm cũng như đội ngũ nhân sự lớn mạnh khi phát triển rất nhiều các ấn phẩm khác trong suốt quá trình phát triển (bao gồm các bản tin hàng ngày, các bản tin chuyên đề cũng như nhiều tờ báo và tạp chí có

uy tín), Thông tấn xã Việt Nam mang lại cho VietnamPlus một nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy và nhanh nhất trong tất cả các tờ báo điện tử đang hiện hành - có thể coi là nguồn lực tiềm tàng vô giá Rất nhiều các nhà báo tên tuổi, rất nhiều các tin tức nóng hổi được phân tích chiều sâu ở tất cả

các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội

Về hình thức báo, VietnamPlus có 17 mục chính với 36 chuyên mục nhỏ Đặc biệt, các mục tin ảnh, tin video, tin infographic, timeline được đánh

giá là hình thức báo hiện đại, kết hợp đa phương tiện hiện nay

Về xếp hạng website, tham khảo Alexa rank trên trang Alexa.com - chuyên trang xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là

Trang 37

số trang web người dùng xem (page views) và số người truy cập website (traffic) Cụ thể, khảo sát ngày 8/1/2014, VietnamPlus đứng thứ 21.989 thế

giới và thứ 181 Việt Nam

Về cơ cấu toà soạn, báo điện tử VietnamPlus được tổ chức theo quy mô tương đối nhỏ gọn với gần 50 người duy trì thường xuyên các hoạt động của báo Cơ cấu toà soạn bao gồm: Ban lãnh đạo, Phòng Tổng hợp, Phòng Phóng viên, Phòng Biên tập Trong đó, Ban lãnh đạo gồm: 01 Tổng biên tập, 2 Phó Tổng biên tập Phòng Tổng hợp có 08 người gồm: 02 trợ lý Tổng biên tập, 02 Trưởng, Phó phòng, 02 nhân viên văn phòng, 02 nhân viên phụ trách quảng cáo Phòng phóng viên có 19 người, trong đó có 02 Trưởng, Phó phòng cùng

17 phóng viên Phòng Biên tập có 15 người, gồm 02 trưởng phó phòng cùng

13 Biên tập viên

1.6.3 Nhân Dân điện tử

Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-

1951 tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Nhân Dân điện tử là một trong năm ấn phẩm của Báo Nhân Dân, bao gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử và Thời nay

Nhân Dân điện tử chính thức phát hành trên mạng Internet vào ngày 21-6-1998, trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng ở địa chỉ www.nhandan.org.vn và hiện phát hành đồng thời cả ở hai địa chỉ

www.nhandan.org.vn và www.nhandan.com.vn

Trải qua 15 năm, Ban Nhân Dân điện tử đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức, hình thức và nội dung Từ chỗ chỉ có bản tiếng Việt 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tử đã phát triển thêm phiên bản tiếng Anh (21-6-1999) ở địa chỉ www.en.nhandan.org.vn và www.en.nhandan.com.vn; phiên bản tiếng Trung (30-8-2012), ở địa chỉ: www.cn.nhandan.org.vn và

www.cn.nhandan.com.vn; phiên bản tiếng Pháp (21-6-2014), ở địa chỉ:

Trang 38

www.fr.nhandan.org.vn và www.fr.nhandan.com.vn Trong tương lai Ban Biên tập báo Nhân Dân có chủ trương xây dựng phiên bản tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha

Ngoài các phòng chuyên môn phụ trách các phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, Nhân Dân điện tử còn có phòng Kỹ thuật, phụ trách các vấn đề kỹ thuật của Ban điện tử nói riêng và một số nhiệm vụ khác cho toàn Báo Nhân Dân nói chung

Về nhân sự, hiện nay, toàn Nhân Dân điện tử có 46 phóng viên và tám

kỹ thuật viên, trong đó có một trưởng ban phụ trách chung, hai phó ban phụ trách tiếng Việt, một phó ban phụ trách tiếng Anh, một phó ban phụ trách tiếng Trung và một trưởng phòng phụ trách tiếng Pháp

Trong hơn 15 năm qua, Nhân Dân điện tử đã hình thành bản sắc là một

tờ báo điện tử lớn với số lượng tin bài phong phú, cập nhật kịp thời, toàn diện thông tin về các hoạt động Chính trị - Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục; Quốc phòng – An ninh - Xã hội; Khoa học - Công nghệ trong nước, trong khu vực

và trên thế giới, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; phản ánh đời sống xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cùng với sự phát triển về nội dung, hạ tầng kỹ thuật của báo cũng được đầu tư, đổi mới cả về nguồn lực máy móc và con người, kiện toàn đội ngũ để bắt kịp xu thế phát triển với năng lực quản trị mạng và phát triển báo điện tử

Số lượng độc giả truy cập tại hai địa chỉ báo tiếng Việt: www.nhandan.com.vn và www.nhandan.org.vn., tiếng Anh: http://en.nhandan.org.vn/en/ và tiếng Trung: http://cn.nhandan.org.vn/ đang ngày một tăng lên, đặc biệt từ sau khi thay đổi giao diện mới vào đầu năm 2013

1.7 Tiểu kết

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm, cơ sở lý thuyết về truyền thông, truyền thông xã hội, khái niệm và các đặc trưng của công chúng nói chung và công chúng báo chí nói riêng, khái niệm và đặc

Trang 39

trưng của báo điện tử Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích vai trò của truyền thông xã hội trong hoạt động quảng bá thông tin của các cá nhân, cơ quan tổ chức nói chung cũng như của các cơ quan báo chí nói riêng Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của ba báo điện tử VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử Đây là những cơ

sở lý thuyết căn bản hỗ trợ cho tác giả khi nghiên cứu sâu và đánh giá hiệu quả hoạt sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá thông tin của ba báo điện tử VnExpress, VietnamPlus và Nhân Dân điện tử

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI QUẢNG BÁ THÔNG TIN TẠI VNEXPRESS, VIETNAMPLUS

VÀ NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ

2.1 Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin của VnExpress

2.1.1 Tổng quan về hoạt động quảng bá thông tin qua truyền thông xã hội của VnExpress

Hình 2.1: Fanpage chính của VnExpress trên mạng xã hội Facebook

VnExpress chủ yếu quảng bá thông tin thông qua các tài khoản trên mạng xã hội Facebook, Twitter và Vitalk Theo khảo sát đến hết ngày 30-6-

2014, VnExpress có các tài khoản chính gồm: Fanpage: VnExpress.net trên mạng xã hội Facebook, tài khoản VnExpress @VnEnews trên Twitter do các thành viên Ban thư ký phụ trách, trong khi đó mạng xã hội Vitalk do Ban Cộng đồng phụ trách Các tài khoản của hai chuyên trang ngoisao.net và

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w