Tài liệu Giáo án sinh học 11 (nâng cao) doc

8 3.9K 43
Tài liệu Giáo án sinh học 11 (nâng cao) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN SINH HỌC 11(nâng cao) Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG Người dạy: Phan Trường An 3060457 Nguyễn Thị Kim Hoa 3060476 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng. 1. Kiến thức: • Trình bài được khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. • Giải thích được cơ chế hình thành 2 loại điện thế trên. • Trình bài được vai trò và chức năng của bơm Na + /K + . • Mô tả và giải thích thích được cơ chế hình thành điện thế hoạt động trên sợi thần kinh. • So sánh và giải thích sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin. 2. Kỹ năng: • Rèn luyện kỹ năng quan sát và suy luận. • Kỹ năng mô tả, giải thích hình và biểu đồ. 3. Thái độ: • Làm học sinh có hứng thú với môn sinh học, khi nhận ra mọi tế bào trong cơ thể đều có tích điện,và cơ chế liên hệ của hệ thần kinh. Giúp chống lại những quan điểm duy tâm, mê tín dị đoan. Kiến thức trọng tâm của bài: cơ chế hình thành điện thế hoạt động và sự dẫn truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi trục có bao và không bao miêlin. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy: • Sử dụng chương trình powerpoint để hỏi đáp,trình chiếu hình - film cho học sinh quan sát và thảo luận nhóm. Dẫn dắt học sinh tự nhận thức được nội dung bài học. 2. phương tiện dạy học. • Máy tính và máy chiếu dùng để trình chiếu. Kết hợp với một số hình ảnh và các đoạn film từ nhiều nguồn khác nhau. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: • Kiểm tra bài cũ. • Vào bài: (3 phút) Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta khá quen với khái niệm điện, điện giúp các các thiết bị điện hoạt động, như bóng đèn, quạt máy… và chúng ta thường chỉ nghĩ chỉ có các vật vô tri, vô giác mới có điện. Vậy ở sinh vật có điện không? ở sinh vật cũng có mang điện, đó là điện sinh học. Vậy điện sinh học là gì? Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động là gì? Để trả lời các câu hỏi trên. Hôm nay chúng ta sẽ học bài 28 ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG. 2. Nội dung tài liệu mới: 1 TG Nội dung bài dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh 5 phút 10 phút 10 phút I. ĐIỆN THẾ NGHỈ 1. Khái niệm Là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng của nơron, mặt trong tích điện âm (-) và mặt ngoài tích điện dương (+), khi tế bào nghỉ. 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ Nồng độ K + trong dịch bào lớn hơn ngoài dịch mô và Na + thì ngược lại. Kênh K + mở và kênh Na + đóng, vì màng có tính thấm chọn lọc. K + từ dịch bào đi ra dịch mô, làm mặt dịch mô tích điện dương và dịch bào tích điện âm. Do lực hút tĩnh điện nên K + bị giữ lại ở gần màng. Bơm Na + /K + thường xuyên hoạt động nhầm duy trì sự chênh lệch này. Đặt câu hỏi gợi mở và dẫn dắt học sinh trả lời. Quan sát hình 28.3 và mô tả cách đo điện thế nghỉ trên nơron mực ống? Cho biết bên trong và bên ngoài màng tích điện gì? Và đưa ra khái niệm điện thế nghỉ. Nhận xét và ghi bảng. Quan sát hình 28.4 và thảo luận nhóm 2 HS ngồi cạnh nhau, trả lời các câu hỏi sau. Quan sát hình 28.4 và cho biết sự phân bố của Na + và K + trong dịch bào và dịch mô? Hãy cho biết chiều di chuyển của các Iôn trên? Quan sát hình 28.5 và cho biết trên màng có các loại kênh nào, kênh nào đóng, kênh nào mở? và tại sao? Nhận xét gì về sự di chuyển của các Iôn trên? Ý nghĩa của sự di chuyển đó? Nhận xét và lưu bảng Tại sao K + khi đi ra ngoài màng lại tập chung gần màng mà không đi xa hơn? Nếu K + ra ngoài màng mãi thì sẽ như thế nào? Thảo luận nhóm và trả lời. o Đặt một điện cực ở mặt ngoài, và cái còn lại xuyên qua màng vào mặt trong, và nối với một điện kế cực nhạy. o Mặt trong tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương. o Quan sát hình 28.4 và trả lời. o K + đi ra ngoài và Na + đi vào dịch bào. o Thảo luận và trả lời. o Thảo luận và trả lời. o Thảo luận và trả lời. o Sẽ gây mất cân bằng nồng độ Iôn K + . 2 ? ? ? ? ? ? ? ? 5 phút 5 phút 3 phút II. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG 1. Khái niệm Mất phân cực(khử cực) – đảo cực – tái phân cực. Điện thế hoạt động (hay xung thần kinh) là sự biến đổi từ điện thế nghỉ qua các giai đoạn mất phân cực(khử cực) => đảo cực => tái phân cực để trở lại trạng thái ban đầu. Lúc này trong dịch bào chứa nhiều Na + hơn ngoài Lưu ý: điện thế nghỉ của mực ống là -70 mV. Quan sát hình 28.7 và thảo luận, trả lời các câu hỏi các câu hỏi sau. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ chúng ta có điện thế nghỉ vậy điện thế nghỉ chuyển sang điện thế hoạt động khi nào? Khi điện thế động phát sinh sẽ trải qua các giai đoạn nào? Nhận xét và lưu bảng Quan sát đoạn film 28.8 thảo luận nhóm 2 HS ngồi cạnh nhau, trong thời gian 2 phút. Hãy cho biết trong từng giai đoạn trên thì loại kênh iôn nào mở, loại Iôn nào di chuyển, và ý nghĩa của sự di chuyển đó? Dẫn dắt học sinh trả lời, nhận xét, hoàn chỉnh, và lưu bảng Từ cơ chế hình thành điện thế động, hãy rút ra khái niệm điện thế động Nhận xét và lưu bảng Sau giai đoạn tái phân cực o Khi màng tế bào nhận được một kích thích đủ ngưỡng. o Thảo luận và trả lời o Quan sát film, thảo luận và trả lời. o Vận dụng kiến thức và trả lời. o Thảo luận và trả lời. o Vận dụng kiến thức và trả lời. 3 ? ? ? ? ? Kênh Na + mở, Na + tràn vào trong dịch bào. Mất phân cực và đảo cực. Bên trong màng tích điện dương và ngoài tích điện âm. Tái phân cực Kênh Na + đóng lại và kênh K + mở ra, K + tràn ra Ngoài màng lại tích điện dương và trong màng tích điện âm dịch mô và ngược lại với K + . Bơm Na + /K + giúp lập lại trật tự nồng độ các Iôn như ban đầu. 2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin Xung thần kinh không chạy dọc trên sợi thần kinh. Nó kích thích làm xuất hiện xung thần kinh ở vùng kế tiếp và cứ như thế xung thần kinh truyền đi. Vùng kế tiếp bị kích thích nhưng vùng nó vừa đi qua thì không vì vùng này đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối. Xung thần kinh truyền đi theo 2 chiều kể từ điểm xuất phát. 3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin Bao miêlin có tích chất cách điện. Giữa 2 bao miêlin là eo ranvie có khả năng dẫn điện. Xung thần kinh được truyền đi theo lối nhảy cóc qua các eo ranvie. thì sự phân bố các Iôn trong dịch bào và dịch mô như thế nào? Nhận xét và lưu bảng Bằng cách nào mà màng tế bào phân bố lại các Iôn? Khi điện thế động phát sinh tại một điểm nó sẽ được truyền trên sợi thần kinh. Có phải nó được truyền đi bằng cách chạy dọc trên sợi thần kinh không? Nhận xét và lưu bảng. Quan sát hình 28.10 và giải thích tạ sao xung thần kinh tại điểm B không truyền trở lại điểm A? Nếu ta kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh sẽ truyền đi như thế nào? Quan sát hình 28.11 và cho biết cấu tạo của sợi thần kinh có bao miêlin? Hãy dự đoán cơ chế dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin? o Thảo luận và trả lời. o Quan sát hình, thảo luận và trả lời. o Vận dụng kiến thức và trả lời. o Là sợi thần kinh bị bao bởi bao miêlin có tính chất cách điện, tuy nhiên vẫn còn các eo gọi là eo ranvie có khả năng dẫn điện. o Vận dụng kiến thức và trả lời. Tham gia trò chơi, nhận thấy là dãi 2 truyền kẹo nhanh hơn vì cục kẹo không phải qua tay từng người, và bỏ được một số khoảng. Từ đó liên hệ với sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục 4 ? ? ? ? ? ? Sợi thần kinh có bao miêlin dẫn truyền nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. So sánh và giải thích sự truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi trên? Tổ chức trò chơi truyền kẹo. chia 2 dãi mỗi dãi 1 cục kẹo. dãi 1 truyền cục kẹo bằng cách lần lượt đưa cho từng bạn. dãi 2 truyền bằng cách cứ 1 bạn lại bỏ một bạn theo lối nhảy cóc. Cho các em tự nhận xét là dãi nào sẽ truyền nhanh hơn. Nhận xét và lưu bảng Trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn là do xung thần kinh được truyền đi theo lối nhảy cóc, bỏ qua được một số đoạn, còn ở sợi trục không có bao miêlin xung thần kinh phải chạy dọc suốt chiều dài của sợi trục. Tiết kiệm năng lượng hơn là do ở sợi thần kinh có bao miêlin thì bơm Na + /K + chỉ cần hoạt động để phân bố lại Iôn ở các eo ranvie, còn sợi trục không có bao miêlin, bơm Na + /K + phải hoạt động suốt dọc sợi nên tốn nhiều năng lượng hơn. không có và có bao miêlin, thì sợi có bao truyền nhanh hơn. Ghi chú: Thầy đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. Thầy giảng bài. o Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. 3. Củng cố và tổng kết: (4 phút) Đưa ra sơ đồ tổng kết kiến thức của bài 28 và yêu cầu học sinh bổ sung để hoàn chỉnh. ? ? ? ? ? ? 5 ? Trải qua các giai đoạn nào. Diễn biến của các giai đoạn đó. Sợi trục không có bao miêlin Điện thế hoạt động Kích thích đủ ngưỡng Kích thích các vùng lân cận, và truyền đi. Sợi trục có bao miêlin So sánh và giải thích sự dẫn truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi trên Điện thế nghỉ ? 4. Dặn dò: • Yêu cầu học sinh về nhà lập lại sơ đồ kiến thức của bài. • Trả lời các câu hỏi và bài tập của bài 28/ trang 112, SGK lớp 11(nc). • Xem trước bài mới, bài 29/ trang 113, SGK lớp 11(nc). Trả lời câu hỏi: Tại sao trong sợi thần kinh, xung thần kinh được truyền đi theo cả hai chiều, còn trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ được dẫn truyền theo một chiều nhất định? Tự nhận xét: Hoa: Sau khi dạy xong phần I. Điện thế nghỉ, em cảm thấy:  Tâm đắc  Tâm đắc nhất là phần vào bài, sử dụng hình động giải thích cho cơ chế hình thành điện thế nghỉ.  Làm nổi bật được phần trọng tâm là cơ chế hình thành điện thế nghỉ  Chưa làm được  Phương pháp sử dụng chủ yếu là diễn giảng, hỏi đáp nếu được làm lại em sẽ cho học sinh thảo luận nhóm nhiều hơn.  Đặt câu hỏi chỉ ở mức độ biết được làm lại em sẽ cho học sinh quan sát hình và đặt những câu hỏi mang tính tư duy để học sinh tự khám phá  Chưa tự tin lắm khi đứng giảng trước lớp, chưa bao quát hết lớp.  Trình bài bảng: lưu bảng chưa đầy đủ những phần trọng tâm của bài học.  Powerpoint: màu chữ và màu nền chưa hợp lý nên khó quan sát, nội dung hơi nhiều trên slide sạch. An: Sau khi dạy xong phần II. Điện thế hoạt động, em tự nhận thấy:  Tâm đắc:  Làm rõ được cơ chế truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao mielin.  Có một số đoạn flash minh họa sự lan truyền xung thần kinh.  Chưa làm được:  Các hình của Powerpoint chưa đánh số, màu nền và màu chữ chưa thống nhất.  Cần thêm một số đoạn flash minh họa cơ chế hình thành điện thế động.  Chưa đưa ra được các câu hỏi hiểu, phát triển tư duy cho học sinh.  Chưa biết cách lưu bảng.  Còn cho học sinh xem nội dung trang sạch.  Khi giải thích câu hỏi cho học sinh, chỉ giải thích được xung thần kinh sẽ không truyền theo chiều ngược lại, mà chưa làm rõ, xung thần kinh sẽ truyền đi 2 chiều trên sợi trục khi nhận kích thích. Nhận xét của các bạn: Thu Ý: - Tâm đắc phần vào bài, hình ảnh và đoạn flash - Phong cách tự tin - Góp ý các bạn về file Powerpoint, chưa đồng nhất. 6 Xuân Nhựt: - Tâm đắc phần vào bài - Phương pháp diễn giảng chủ yếu - Tác phong: Hoa chưa tự tin An phần phát âm chưa tốt - Powerpoint : không hợp lý về phối màu ThanhTâm: - Tâm đắc chuẩn bị tốt, tìm được những đoạn flash phù hợp học sinh dễ hiểu - Khuyết điểm chưa lưu bảng Xuân Thùy: - Tâm đắc phần dẫn truyền xung thần kinh có đoạn flash, so sánh, nhấn mạnh những nội dung quan trọng - Chưa lưu bảng - Powerpoint màu nền và màu chữ chưa hợp lý - Tác phong sư phạm chưa bao quát hết lớp Khanh Hưng - Tâm đắc phần dẫn truyền xung thần kinh trên sợi không có bao mielin - Chưa giải thích rõ sự dẫn truyền trên sợi trục của sợi có bao myelin - Nên đưa thêm phim vào - Tác phong chưa tiếp xúc với học sinh, chưa thoải mái. Nhận xét của cô: (Hoa ) Phần vào bài tốt: - Khi cho học sinh quan sát hình nên hỏi: những thiết bị này muốn hoạt động được phải cần gì? - Liên hệ ở sinh vật có mang điện không? - Cần dừng lại định nghĩa cho học sinh biết thế nào là điện sinh học? dòng điện phải có cực âm, cực dương. Điện thế là gì? Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ - Hình 28.1 nên xóa những chữ tiếng Anh học sinh sẽ không biết. - Yêu cầu học sinh lên bảng mô tả cách đo điện thế nghỉ trên nơron của mực ống. - Từ thí nghiệm rút ra khái niệm Cơ chế hình thành điện thế nghỉ - Cần có đoạn flash cho thấy chiều di chuyển ion để học sinh biết được Na+ bên ngoài nhiều hơn và K+ bên trong nhiều hơn - Đặt những câu hỏi hiểu thay vì những câu hỏi biết. - Sự phân bố ion, sự di chuyển của các ion, có mấy loại kênh? Đều gì xảy ra khi các ion di chuyển? - Ghi phần trả lời câu hỏi lệnh lên bảng (An) Điện thế hoạt động - Nội dung chưa lưu bảng nên kết hợp ghi bảng khi học sinh trả lời. - Phần truyền xung thần kinh trên sợi không có bao mielin và có bao mielin nên thiết kế trò chơi truyền kẹo để tạo hứng thú cho học sinh, học sinh có thể so sánh được sự khác biệt về sự truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi có bao và không có bao myelin. Phương pháp 7 - Cả 2 đều dùng phương pháp diễn giảng và hỏi đáp - Chỉ tập trung vào vài học sinh chưa bao quát hết lớp - Yêu cầu học sinh học thuộc bài sẽ nhớ rõ đó không phải là mục tiêu của bài Powerpoint - Sử dụng những đoạn flash để minh họa thay vì những hình tĩnh trong sách giáo khoa học sinh không thấy được những cơ chế thầy giảng - Hình nhỏ khó quan sát - Màu nền màu chử câu hỏi không nổi bật. - Tạo hiệu ứng cho sơ đồ. Những kinh nghiệm rút ra để những lần sao làm tốt hơn.  Phương pháp:  Chuẩn bị bài kỹ hơn nữa. Cần hiểu rõ nội dung kiến thức cần giảng dạy.  Đứng trước một nội dung trong SGK sẽ suy nghĩ theo nhiều hướng, bằng phương pháp, phương tiện nào sẽ giúp học sinh hiểu bài tốt nhất.  Lưu bảng nội dung chính, khi học sinh trả lời, thầy sẽ lưu bảng luôn. Đứng ghi bảng phải lệch một bên, thuận lợi cho học sinh quan sát.  Bao quát lớp, gần với học sinh hơn.  Chú ý đưa ra các câu hỏi hiểu hơn là biết. dẩn dắt học sinh tự hiểu bài.  Tác phong sư phạm:  Tự tin hơn.  Bình tĩnh hơn.  Rèn luyện phát âm cho đúng.  Rèn luyện chữ.  Giáo án Powerpoint:  Cần thống nhất.  Màu nền và màu chữ cần hợp lý, rõ ràng, phải thể hiện rõ ràng nội dung cần diễn đạt.  Hình trong file Powerpoint cần đánh số.  Trong file Powerpoint cần có nhiều đoạn film, flash minh họa. 8 . GIÁO ÁN SINH HỌC 11( nâng cao) Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG Người dạy: Phan. tri, vô giác mới có điện. Vậy ở sinh vật có điện không? ở sinh vật cũng có mang điện, đó là điện sinh học. Vậy điện sinh học là gì? Điện thế nghỉ và điện

Ngày đăng: 19/01/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan