D.LA150/08
¡ BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH hi HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BẢO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỂN
THÁI PHAM HỎNG TUẦN
T ĐINH CHẤT LU ace (Đà) bu mm JOC SONG SO”
` se 'VÊN HÌNH VIỆT NAM
LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG
II N eal
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYEN TRUYEN
Trang 3
MỞ ĐẦU n2222221000110111 n1 ereererrreoe 1
CHUONG 1: Chuyén muc “Cuée sống số” trong bức tranh phát triển chung của công nghệ thong tỉn .Q QQHH HH HH HH nh ngay ngracsey 6
1.1 Truyền thông về CNTT trên bình diện quốc ""
12, Truyén thong vé CNTT tai Vist Nam .cccccesscccssccesssesseesecsssssceesereaes 8
1.3 Chuyên mục “Cuộc sống số” trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam CHƯƠNG 2: Công tác quản lý - tổ chức xản xuất và các nguôn lực thực hiện chuyên mục “Cuộc sống 86” o cccccccccsccsssccseessesscsesssesseccessssesscssesssseeesen 23
2.1 Công tác quản lý và tô chức sản xuất chuyên mục “Cuộc sống số”23 2.2 Nhân lực tham gia thực hiện chuyên mục “Cuộc sống số" sesso 2Ô
_2.3 Cơ chế tài chính cccccccee mm 32
CHƯƠNG 3: Nội dung chuyên mục “Cuộc sống số” s.sc 35
3.1 Phương pháp lựa chọn đề tài, nhân vật và xử lý dữ liệu 35 3.2 Hình thức và phương pháp thể hiện cccttvvcsreerErrrrrersred 42
3.3 Kỹ thuật thể hiện 0-c S TTn TT HH nga 60
CHƯƠNG 4: Những đánh giá khái quát và kiến nghị nâng cao chất
lượng chuyên mục “Cuộc sống số” son nt TS 22H gnnhnenneeen 75
AT" on an 75
4.2 Khái quát đánh giá chất lượng chuyên mục 7 80
4.3 Một số kiến nghị nâng cao chất lượng chuyên mục 88
KẾT LUẬN c co 222222212 tEE.T 11eeerereee 96 TAI LIEU THAM KHẢO 2 55552222221222E11 1111111Excee 101
Trang 4CNTT CNTT - TT Dai THVN ĐHKHXH và NV ĐHQGHN HVBC va TT HVCTQGHCM TPHCM TVAd VN
: Công nghệ thông tin
: Công nghệ thông tin - truyền thông : Đài Truyền hình Việt Nam
: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn : Đại học Quốc gia Hà Nội
:_ Học viện Báo chí và Tuyên truyền
: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
: Thành phó Hồ Chí Minh
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển ở tốc độ vũ bão Nhờ có sự đột phá này mà các phương tiện thông tin đại chúng có điều kiện để phát huy khả năng truyền tải thông tin, và sức ảnh hưởng của thông tin đến công chúng Đài Truyền hình Việt Nam là một trong những cơ quan báo chí lớn của cả nước áp dụng kỹ thuật công nghệ mới về truyền hình, đã trở thành phương tiện truyền thông hấp dẫn nhất và có ảnh hưởng nhất
Chuyên mục “Cuộc sống số” - VTVI (trước đây là chuyên mục “Sự
lựa chọn cho tương lai” ra đời năm 1996) là chương trình chuyên về điện tử -
viễn thông - tin học hiện là chương trình phản-ánh moi động thái của nền CNTT thế giới và Việt Nam Chương trình có ảnh hưởng tốt và thu hút đông đảo người xem trong và ngoài giới công nghệ thông tin trên phạm vi toàn
quốc Trong suốt 3 năm 2004, 2005, và 2006 “Cuộc sống số” liên tục nhận
được giải thưởng cao quý: Giải Sao Khuê dành cho chương trình truyền
thông xuất sắc về CNTT tại Việt Nam Với thời lượng 30 phút và tần suất
phát sóng 1 tuần/số, chuyên mục đã đề cập tới rất nhiều các mảng nội dung: thời sự,CNTT quốc tế, hiện trạng CNTT trong nước và quốc tế, các xu thế phát triển và ứng dụng CNTT (Internet, thương mại điện tử, Nhà nước điện tử ), các vấn đề nổi cộm trong sự phát triển CNTT : Y2K, hacker, virus góp phần thúc đây và định hướng phát triển CNTT, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành công nghiệp mũi nhọn này tại nước ta
Những năm gần đây, cùng với sự bùng phát CNTT đã có thêm nhiều tờ báo đề cập đến mảng CNTT - Truyền thông như: “PC World”, “Tin học & Đời sống”, “E-chip” và những chuyên mục trên truyền hình như: “7 ngày công nghệ” (Ban Khoa Giáo - VTV2), “Hội tụ số” (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC - VTC5) ra đời tạo nên sự phong phú cho mảng tuyên truyền
Trang 6cho sự phát triển CNTT - TT nước nhà, chuyên mục “Cuộc sống số” cần phải “làm mới” trong cách thức tô chức chương trình, phong cách chuyến tải thông tin, giữ vững vai trò “lá cờ đầu" trong các chương trình truyền thông
về CNTT -TT
Việc khảo sát các yếu tổ quyết định chất lượng chuyên mục “Cuộc sống số” nhằm nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng chuơng trình “Cuộc sông số” là một vấn đề cần được xem xét cả trên phương điện lý luận và thực
tiễn Đề tài luận văn này được thực hiện mong muốn góp thêm tiếng nói
trong nghiên cứu khoa học ở chuyên ngành truyền hình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải tiến nâng cao hiệu quả chuyên mục “Cuộc sống số” của Đài THVN, góp phần tạo hiệu quả thực sự cho công tác truyền thông trong lĩnh vực CNTT - TT, thúc đây mạnh mẽ hơn nữa sự phát
triển CNTT - TT Việt Nam
Trong hoàn cảnh hiện nay, thực trạng của “Cuộc sống số” có nhiều vấn đề đáng được quan tâm, cần được tông kết và rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả tuyên truyền Đề tài Các yếu tố quyết định chất lượng chuyên mục “Cuộc sống số” được tác giả lựa chọn và thực hiện sẽ góp thêm một ý kiến đánh giá để đưa chất lượng chương trình này ngày càng ởi sát với hơi thở cuộc sống
2 Lịch sử nghiên cứu đềtài Tế
Truyền thông thúc đây ứng dụng và phát triển CNTT -TT là thành tố
hết sức quan trọng quyết định sự thành, bại trong ứng dụng và phát triển CNTT - TT tại mỗi quốc gia Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu về truyền
thông trong lĩnh vực này trên thế giới lại chưa nhiều Tài liệu về lĩnh vực liên
Trang 7phan đều cho kết quả là những bài viết bám sát xu thế phát triển của CNTT
— Tại Việt Nam, qua khảo sát các hoạt động nghiên cứu khoa học về tuyên truyền thúc đây ứng dụng và phát triển CNTT - TT, tác giả nhận thấy
chưa có công trình nào đáng kể được triển khai Vấn đề này mới chỉ đừng ở
những tài liệu tác nghiệp về truyền thông của Hội Tin học VN, một số ít bài viết có tính chất trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền ở lĩnh vực này được đề cập gián tiếp ở những tài liệu tuyên truyền về ứng dụng CNTT -TT
Nghiên cứu chuyên sâu về tính đặc thù của một chuyên mục truyền hình như chuyên mục “Cuộc sống số” để nâng cao hiệu quả của chuyên mục này, góp phần thúc đây ứng dụng và phát triển CNTT - TT tại Việt Nam thực
sự là đề tài mới cả về lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng để tìm ra mặt mạnh, mặt hạn chế của chuyên mục "Cuộc sống số", trên cơ sở đó xây dựng
chất lượng chuyên mục ngày một tốt hơn 3.2 Nhiệm vụ HgÌhHÊH Cứu
Đề đạt được mục đích, người nghiên cứu cần xác định những nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Phan tích làm rõ ý nghĩa của việc truyền thông nhằm thúc đây ứng
dụng và phát triển CNTT - TT trong bối cảnh bùng phát CNTT trên thế giới
và Việt Nam Đánh giá sơ lược vai trò của các chương trình truyền thông về CNTTT nói chung, chuyên mục “Cuộc sống số” nói riêng với những đóng góp cho sự phát triên CNTT - TT nước nhà
- Khảo sát chuyên mục “Cuộc sống số” từ góc độ của công tác quản lý;
quy trình sản xuất và các nguồn lực thực hiện chuyên mục để thấy được khâu
này có ảnh hưởng thế nào đến nội dung, hình thức thể hiện cũng như hiệu
Trang 8dung cũng như hình thức thê hiện để chỉ ra đúng những nguyên nhân, xây đựng những tiêu chí cụ thé sát thực và rút ra phương pháp xây dựng chương
trình, cách chọn đề tài, khai thác và xử lý tư liệu, hình thức thê hiện để nâng
cao hiệu quả phát sóng của chuyên mục
- Nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm, chỉ ra những nguyên nhân của những khuyết điểm, từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của chuyên mục “Cuộc sống số”, góp phần thúc đây quá trình phát triển và ứng dụng CNTT - TT tại Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Các yếu tố quyết định chất lượng chuyên mục Cuộc sống số” là nghiên cứu việc thực hiện tuyên truyền thúc đẩy phát triển và ứng đụng CNTT - TT tại Việt Nam ở chuyên mục “Cuộc sống số”
- Đối tượng khảo sát: Các tiêu mục trong chuyên mục "Cuộc sống số" (cụ thể gồm 9 tiểu mục); nhân lực thực hiện chương trình (người quản lý, đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, chủ nhiệm,
quay phim, nhân viên kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ); lực lượng cộng tác viên (các
chuyên gia về CNTT) và khán giả xem truyền hình
- Phạm vi nghiên cứu: chọn và khảo sát địa bàn điển hình: Hà Nội và
Thành phô Hồ Chí Minh
- Thời gian khảo sát: từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tính nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn là đựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về công tác tư tưởng và chiến lược phát triển kinh tế đất nước; Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNTT -
Trang 9pháp phân tich-téng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn trong đó phương pháp chủ đạo là phân tích - tổng hợp Bám sát quan điểm đổi mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam trên các lĩnh vực trong đó có báo chí, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát huy vai trò quần chúng trong sự nghiệp cách mạng Ngoài ra
luận văn còn sử dụng các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo và tạp
chí có liên quan tới vấn đề nghiên cứu công chúng báo chí để tham khảo Một số phương pháp cụ thể:
Phương pháp phỏng vẫn ankét: Sử dụng phương pháp này phỏng vấn một số nhóm đối tượng về chuyên mục “Cuộc sống số”
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này áp dụng với các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, cụ thê là lãnh đạo các đơn vị phát triển và ứng dụng CNTT, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này để nắm được các quan điểm đa chiều nhằm tìm ra phương thức truyền thông phù hợp, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuyên mục “Cuộc sống số”
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn |
Luan van nay khang dinh tinh dac thu cua chuyén muc “Cudc song
số”, đề xuất những tiêu chí mang bản sắc riêng của chuyên mục này Qua đó đóng góp vào việc đổi mới, cải tiến công tác tổ chức, phương thức sản xuất,
hình thức thể hiện để nâng cao hiệu quả chất lượng chuyên mục “Cuộc sống
số” nói riêng, cũng như một số chuyên mục trên sóng Đài THVN nói chung Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu đề tài: Các yêu tố quyết định chất lượng chuyên mục “Cuộc sống số”, tác giả hy vọng sẽ bỗ xung một tài
liệu nghiệp vụ có tính hệ thống về một trong những mảng tuyên truyền quan
trọng trong công cuộc đối mới đất nước 7 Kết cầu của luận văn
Trang 10_ CHUYÊN MỤC “CUỘC SÓNG SÓ” TRONG BỨC TRANH PHAT TRIEN CHUNG CUA CONG NGHE THONG TIN 1.1 Truyền thông về CNTT trên bình diện quốc tế
1.1.1 Phát triển CNTT - hướng đi tất yếu của lịch sử
Cách mạng CNTT — TT chính là động lực quan trọng nhất của sự phát
triển Đặc trưng và ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng CNTT - TT là khả năng xử lý thông tin dang phat triển mạnh theo hàm số mũ Từ năm 1970, quy luật số bán dẫn trên một bảng vi mạch tăng gấp đôi sau 18 tháng
hầu như không thay đổi Để đạt được 1 tỷ người sử dụng điện thoại, trước
đây cần 100 năm, nhưng ngày nay chỉ cần 20 năm thế giới đã có trên 2 tỷ người sử dụng Internet
Theo Liên minh Viễn thông Thế giới, 1⁄6 dân số thế giới sử dụng
Internet thường xuyên và có 2,7 tỉ thuê bao dịch vụ điện thoại di động Chỉ sau vài năm chúng ta bước vào thiên niên ký mới, số người sử dụng Internet và thuê bao di động đã tăng vọt Sự phát trién CNTT - TT cho phép moi
người khai thác kho tàng tri thức thế giới, chia sẻ và truyền bá những tri thức đó, đóng góp lớn cho sự phát triển văn hoá, kinh tế và xã hội
CNTT - TT đang tạo ra môi trường thuận lợi cho một xã hội mạng, trong đó mọi người có thể truy cập trao đổi, khai thác thông tin, tri thức mọi nơi, mọi lúc ứng dụng và phát triển CNTT - TT là động lực có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất lao động, sử dụng tốt hơn nguồn lực, thu hút vốn đầu tư, nâng cao năng lực và chất lượng sống cho
mọi người dân CNTT - TT, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên thế
giới ngày càng trở nên nhỏ bé Tri thức và thông tin không biên giới đưa hoạt động kinh tế, chia sẻ giao lưu văn hoá vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cau
Trang 11một số quốc gia trên thế giới
Ngay từ đầu những năm 70 của thé ky nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã xuất hiện “cơn sốt công nghệ thông tin” Tin học được phổ cập hoá trong trường học Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chiến địch truyền thông ô ạt và tạo nên những hình ảnh thành công đầy hấp dẫn bằng con đường phát minh và phát triên CNTT (Ví dụ: hình ảnh ông chủ của Microsoft - Bill Gates)
Sự phát triển mạnh mẽ và ý nghĩa ngày càng to lớn của CNTT tự nó trở thành một phương tiện quảng cáo hữu hiệu trong các nước trên thế giới Bằng các quan hệ trong thị trường CNTT, bằng sự giao lưu xã hội của các chuyên gia CNTT cộng với sự duy trì thông tin hỗ trợ trên các phương tiện
thông tin đại chúng và nhất là một chính sách đầu tư thích đáng, nhiều nước
nghèo trước đây như: Ai-len, Ấn Độ, Trung Quốc, Phillipines đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế đất nước
Tại Anh, Viện Đổi mới Truyền thông (Communications Innovation
Insitute - CI) thuộc Viện Cambridge, thậm chí, đã hợp tác với các đối tác của ngành công nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ dé đưa ra các giải pháp cải thiện ngành công nghiệp truyền thông nhằm đây tiến bộ của ngành công nghiệp thông tin - truyền thông, tạo ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước Các công nghệ mới, các mô hình
kinh doanh mới như công nghệ peer-to-peer, công nghệ quang không dây (wireless on optical technology) va cac công nghệ bảo mật riêng tư trên Internet, hay mô hình kinh doanh “Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp - B to B” được không chỉ các tờ báo chuyên mục chuyên về CNTT - TT nhu /T Week,
The World of Computers giéi thigu ma cdn duge dé cap mot cach dé hiéu
Trang 12gọi là “nfobahn”) đã được đề cập Thông qua chính sách quốc gia và sự hỗ trợ của nhiều tờ báo hay kênh truyền hình CNTT như: Internationnal Herald
Tribune (Diễn đàn người đưa tin quốc tế), kênh truyền hình CBS, ITN
quốc gia này đã thiết kế thành công xa lộ thông tin với hệ thống máy tính và
dịch vụ thương mại với những tính năng ưu việt nhất
Có thể nói, ngày nay, truyền thông về CNTT trên thế giới đã được phát triển cực kỳ mạnh mẽ thông qua rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, từ truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo mạng tạo ra một dong chảy thông tin hỗ trợ và giám sát mạnh mẽ và hiệu quả giúp quá trình phát triển và ứng dụng CNTT -TT tại rất nhiều quốc gia trên thế giới thành công
1.2 Truyền thông về CNTT tại Vi Nam
1.2.1 Phát triển CNTT - cơ hội cho những quốc gia nghèo
Sự phát triển CNTT thực sự tạo ra một cuộc cách mạng, đưa nhân loại tiến đần đến một thời đại văn minh mới - thời đại văn minh trí tuệ Thời đại
văn minh trí tuệ với nền tảng là nền kinh tế tri thức là thời đại mà khoa học đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là nguồn lực quyết định sự hưng thịnh của
mỗi quốc gia, lao động sẽ biến đổi về chất, trong đó lao động trí tuệ sẽ sản xuất ra phần lớn của cải vật chất và đem lại cho loài người cuộc sống mới về
chất lượng
Cuộc cách mạng CNTT vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho mỗi quốc
gia, đân tộc vươn lên giàu mạnh Tùy theo lợi thế và những điều kiện cụ thể
mà mỗi quốc gia lựa chọn cho mình những định hướng phát triển CNTT:
khác nhau Các nước phát triển có lợi thế về vốn, thị trường, kỹ thuật công nghệ, triệt để tận dụng ưu thế của minh để khai thác sức lao động, tài nguyên
Trang 13tắt giúp các nước nghèo đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế, vươn tới hưng thịnh
Patrick Butler thuộc Trung tâm Phóng viên Quốc tế đã viết: “Công
nghệ - ở cả những nước nghèo - không chỉ tạo ra một luông thông tin đa chiều hơn mò còn khuyến khích người dân, những người trước đây cảm thấy yếu thế, đóng vai trò trong việc tạo ra những thay đổi trong chính xã hội của
ho” [18, tr.27] |
Đối với Việt Nam, phát triển và ứng dụng CNTT - TT là một trong những cơ hội ít ỏi, chúng ta không thể bỏ qua mà phải cố gắng nhanh chóng năm bắt lấy, nếu không rất có thể cơ hội sẽ troi qua
1.2.2 Phát triển CNTT - hướng di thích hợp tại Việt Nam
Con người Việt Nam cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, có
đủ các tế chất để đào tạo thành các kỹ thuật viên, chuyên gia công nghệ phần
mềm đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực phát triển Trên thực tế trong suốt thời gian qua đã có rất nhiều chương trình ứng
dụng tin học hoá được thực hiện thành công tại nhiều cơ quan, đơn vị trên cả
nước Trên thực tế, một nền công nghiệp CNTT đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giỏi cùng khả năng thích ứng nhanh, năng động với một thị trường biến động
nhanh và sự đối mới công nghệ đến chóng mặt Đối với nước ta, tất cả những
điều kiện trên đều hạn chế, nhưng việc đi tắt, “đón đầu và ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực lại là hướng đi thích hợp
Nếu có hướng phát triển đúng đắn (khi nhận thức đúng) CNTT sẽ trở thành một động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
hình thành nền kinh tế có sức cạnh tranh cao Vì vậy, có thê khẳng định chắc
Trang 14may giúp chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thé ki 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thơng hồn toàn
analog và rất lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đi thắng vào kỹ thuật số thông
qua con đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngồi, tiếp thu cơng nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn
thông rộng khắp có công nghệ hiện đại Theo thống kê của Liên đồn Viễn
thơng Quốc tế (TU), trong giai đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam (20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của Việt Nam (123,4%/nam) cao nhất trong khu vực ASEAN+3
Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ
quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một sỐ địa phương, trong quốc phòng và an ninh Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có
trang Web, hàng chục tờ báo điện tử và trang tin điện tử đang góp phần đáng kế vào công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại
Trang 15Đào tạo nguồn nhân lực CNTT - TT đã có những chuyển biến tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động tri thức ngày
càng cao Tính đến năm 2004 đã có 62 cơ sở bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao
đẳng, 108 cơ sở bậc trung học chuyên nghiệp thực hiện đào tạo chính qui về CNTT - TT và 69 cơ sở đào tạo phi chính qui ở các trình độ khác nhau
Thị trường CNTT Việt Nam năm 2005 đạt doanh số 828 triệu USD, tăng 20,9%, gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng chung của khu vực châu á - Thái Bình Dương Tổng giá trị ngành công nghiệp CNTT đạt được lên tới 1,4 tỷ USD, tăng 49,6% so với năm 2004 Đáng chú ý là công nghiệp phần cứng tăng
mạnh do sự tăng trưởng nhanh của các Cty đa quốc gia đang hoạt động tại Viét Nam nhu Fujitsu, Canon
Năm 2005 - 2006, điểm nhấn lớn nhất của ngành CNTT vẫn là tốc độ
phát triển nhanh của Internet và viễn thông Cuối 2006 số thuê bao internet
đã lên tới con số 3,541 triệu Đến tháng 6/2006 tỷ lệ người dùng internet Việt
Nam đạt gần 16%, vượt ngưỡng 15,7% là mức trung bình của thế giới Kết nối băng thông rộng ADSL tăng trưởng cực nhanh cho thấy nền tảng CNTT
của Việt Nam đang dần tiếp cận trình độ khu vực và thế ĐIỚI
Đến thời điểm tính đến hết cuối năm 2007 đầu năm 2008, mật độ điện
thoại trung bình của cả nước đạt 67 máy/100 dân với tổng số 58 triệu thuê
bao trên toàn mạng Toàn quốc có gần 6 triệu thuê bao Internet quy đổi với
gần 19,5 triệu người sử dụng Internet, dat ty lé 23% dan số sử dụng Internet
Một con số tăng trưởng ấn tượng trong năm qua phải kể đến là thi
trường CNTT Việt Nam khi đạt con số 1 tỉ 15 triệu USD, tăng 22,6% - cao
hơn mức độ tăng trưởng GDP và vượt mức tăng trưởng bình quân của Châu Á cũng như thế giới - trong đó phần mềm và địch vụ tăng đến 43,9%,
Những kết quả ban đầu đạt được trong hoàn cảnh kinh tế của nước ta trong giai đoạn chuyên đôi và còn ở mức thấp đã được các chuyên gia quốc
Trang 16khỏi lo ngại về tốc độ và khoảng cách của đất nước so với các nước tiên tiến trong khu vực còn khá xa và có thể càng ngày càng xa; còn nhiều bất cập,
rào cản chưa được tháo gỡ; năng lực, tiềm năng vật chất và tinh thần của
chúng ta chưa thực sự được giải phóng; năng lực của chúng ta còn yếu,
nguồn lực thiếu và mơi trường chưa hồn thiện Nhận thức về CNTT vẫn là
điều đáng bàn nhất trong sự phát triển, và những con số đánh giá khô khan
(tuy đã có những cải thiện rất nhiều so với năm 2007) dưới đây rất đáng để
chúng ta suy ngẫm về bức tranh phát triển chung của CNTT - TT Việt Nam
hiện tại:
Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới (theo tổng hợp của Hội Tin học
TP.Hồ Chí Minh (HCA) từ kết quả xếp hạng mới nhất hàng năm về các tiêu
chí liên quan đến CNTT - viễn thông của các tô chức quốc tế):
- Chi sé tri thtre (KI): 95/132 quốc gia và vùng lãnh thỗ được đánh giá - Chỉ số nền kinh tế tri thức (KEI): 99/132 quốc gia và vùng lãnh thổ
được đánh giả
> Chi số xã hội thông tin ISI: Xếp hạng 53/53 quốc gia và vùng lãnh thô được đánh giá
- Chỉ số phát triển CNTT: 111/183 quốc gia và vùng lãnh thổ được
đánh giá
- Vi phạm ban quyền phần mềm: xếp hạng 98/102 quốc gia va vung lãnh thô được đánh gia
- Chỉ số sẵn sàng kết nối mạng NRI: xếp hạng 73/127 quốc gia và vùng lãnh thô được đánh giả
- Chỉ số sẵn sàng cho nên kinh tế điện tử: hạng 65/69 quốc gia và vùng
lãnh thô được đánh giá
Trang 171.2.3 Sự cần thiết phải hình thành các chương trình truyền thông
hỗ trợ phát triển CNTT tại Việt Nam
Phát triển và ứng dụng CNTT thực sự là một cuộc cách mạng Vì thế,
muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng này đòi hỏi phải bắt đầu từ nhận
thức Kinh nghiệm thực tế cho thấy, sự hạn chế về kết quả và hiệu quả xã hội
của một số chương trình kinh tế kỹ thuật trước đây đều bắt nguồn từ nguyên nhân trước tiên là chưa hình thành nhận thức đúng đắn với quy mô cần thiết về tính chất, nhu cầu, điều kiện, và khả năng thực hiện Nhận thức sai hoặc không hợp lý tất yếu dẫn đến việc sử dụng giải pháp, phương tiện và các thức tổ chức thực hiện sai lầm, không huy động đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ để ra Hiện nay, nhận thức xã hội của chúng ta về phát triển và ứng dụng CNTT vẫn chưa đầy đủ Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển và ứng đụng CNTT vẫn chưa tạo được sự tác động mạnh mẽ, chưa tạo được bude phat triển nhảy vọt và
quyết định (đề án cải cách và tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước - Đề
án 112 là một ví dụ) Đối với một bộ phận không nhỏ các nhà hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ở Trung ương và địa phương, CNTT và ứng dung CNTT vẫn bị xem nhẹ Chính vì thế, bộ phận xã hội
quan trọng này chưa có những tham gia đóng góp tích cực và việc động viên,
tổ chức, tạo ra các điều kiện khuyến khích về chủ trương, chính sách nhằm
phát triển và ứng dụng CN TT
| Muốn thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước không thê không thay đổi nhận thức của những đối tượng trên đây trong xã hội
Nói các khác, việc hình thành nhận thức đúng dan, hop ly về thực chất
khả năng điều kiện phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những nhân
tô đâu tiên, quyết định đảm bảo cho chính sách phát triển lĩnh vực này có thé
Trang 18ảnh hưởng ở quy mô xã hội này chỉ có thể thực hiện được bằng tuyên truyền,
vận động dài hơi, rộng rãi, có sức tác động đủ mạnh trong xã hội
1.2.4 Điểm qua các chương trình truyền thông về CNTT tại Việt
Nam a
Năm 1996, khi CNTT bắt đầu định hình sự phát triển tại Việt Nam, cả
nước mới chỉ có 2 tờ tạp chí chuyên về tin học là “PC World” và “Tin học và Đời sống” với những thông tin về các hoạt động trong và ngoài nước, những
vấn đề về kỹ thuật và cả những vấn đề liên quan đến phát triển và ứng dụng
CNTT, nhưng chưa đủ sâu, rộng để tạo nên ảnh hưởng xã hội, có sức thu hút
các đối tượng tham gia xây dựng và phát triển CNTT, chưa để lại ấn tượng trong cơng chúng Ngồi ra, nhiều tờ báo cũng đã có chuyên mục về CNTT
như Lao Động, Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp,
TTXVN, Sài Gòn tiếp thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động
nhưng chưa đủ tần suất, chưa đủ sâu rộng nên chưa lôi kéo được nhiều sự chú ý của xã hội
Chuyên mục “Cuộc sống số” cũng mới chỉ là chương trình truyền hình duy nhất về CNTT với rất nhiều những khó khăn bỡ ngỡ trong việc truyền
tải thông tin, thi cho tới nay, với sự bùng nỗ CNTT đã có rất nhiều tờ báo
trực tiếp đề cập đến những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này Có thê kể tới
Tạp chi tin học PC World, E-Chíp, Tạp chí Tin học và Đời sống Các
Trang 191.3 Chuyên mục “Cuộc sống số” trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển chuyên mục “Cuộc sống
số”
Chuyên mục “Cuộc sống số”- VTVI (trước đây là chuyên mục “Sự lựa chọn cho tương lai” ra đời năm 1996) là chương trình chuyên về điện tử -
viễn thông - tin học “Sự lựa chọn cho tương lai” phản ánh mọi động thái của
nền CNTT - TT thế giới và Việt Nam
Những ngày đầu thành lập, chuyên mục chỉ gồm 02 phóng viên thực hiện nội dung: Phóng viên Nguyên Hạnh (người đặt nền móng đầu tiên cho chương trình) và phóng viên Thành Lưu Chuyên mục không có quay phim
riêng, khi thực hiện các chương trình phải lấy quay phim từ tổ quay phim VTV3 - Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin Kinh tế Phóng viên thực hiện
nội đung chuyên mục cũng kiêm luôn công việc đạo diễn và biên tập (lên kịch bản lời và kịch bản hình), sau đó cũng là người tham gia dựng hậu ky
Sau khoảng thời gian khá vất vả vừa nghiên cứu về CNTT, vừa chập chững những bước đầu tiên thực hiện một chuyên mục truyền hình phản ánh về CNTT, chỉ trong khoảng thời gian ngắn 6 tháng chương trình đã tạo được một sức hút lớn với công chúng và thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là nhóm khán giả thuộc giới công nghệ thông tin trên phạm vi toàn quốc
Năm 1999, BTV Thái Tuấn về thay Phóng viên Nguyên Hạnh (chuyển
công tác), chuyên mục đã có thêm nhân lực (04 người) và bắt đầu phân mảng đạo diễn - biên tập riêng “Sự lựa chọn cho tương lai” đã có những thay đổi cơ bản về nội dung cũng như hình thức thể hiện với nhiều phóng sự chuyên sâu về CNTT - TT và đặc biệt thu hút sự chú ý của giới công nghệ
Từ năm 1996 đến 2000, “Sự lựa chọn cho tương lai” phát sóng vào 11h00 chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3 - Dai Truyền hình Việt Nam
Trang 20tương lai” chuyên phát sóng vào khung giờ 11h00 chủ nhật trên kênh VTVI - Đài Truyền hình Việt Nam với tần suất 2 tuần/số
Năm 2003 “Sự lựa chọn cho tương lai” phát sóng vào 11h00 chủ nhật
trên kênh VTVI - Đài Truyền hình Việt Nam, trở lại với tần suất 1 tuần/số
Nhằm mở rộng đối tượng và tăng cường ảnh hưởng tuyên truyền, kế thừa thành quả của "Sự lựa chọn cho tương lai", từ ngày 29/9/2005, phiên bản với tên mới "Cuộc sống số" đã chính thức ra mắt thay cho chuyên mục
"Sự lựa chọn cho tương lai" "Cuộc sống số" phát sóng vào 20h00 thứ năm
và phát lại vào 16h30 chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình
Việt Nam |
“Cuộc sống số” là tên gọi phù hợp với mong muốn của những người làm chương trình Chuyên mục đặt vấn đề công nghệ, giải pháp thông tin, giải pháp kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc sống và dưới góc độ tác động của công nghệ số đến cuộc sống, góp phần giảm thiểu mặt xấu, đồng thời là lựa chọn dễ dàng, tiện dụng cho khán giả khi tiếp cận chương trình Chuyên mục mở rộng đối tượng phục vụ hơn "Cuộc sống số" hướng tới đông đảo người tiêu dùng với thông tin ngày càng đa dạng về các sản phẩm công nghệ cao và cac ung dung CNTT - TT trong cuộc song
Nếu như trước kia “Sự lựa chọn cho tương lai” phù hợp với những người chuyên và yêu thích công nghệ, thì thời điểm hiện tại, Chuyên mục “Cuộc sống số” lại hướng tới đông đảo người tiêu dùng, bạn xem truyền hình với thông tin đa dạng về các sản phẩm công nghệ qua các tiêu mục hấp dẫn Tin nhanh ICT; Kết nối số; Thế giới Game; Hàng “hot”; Trong tầm ngắm và Góc may mắn cho khán giả Người làm chương trình lựa chọn hình thức thé
hiện hoàn toàn khác biệt với tính hiện đại, trẻ trung, tiết tấu nhanh kết hợp nhiều hình thức như điểm tin, phóng sự, bình luận, trao đổi với chuyên gia,
Trang 21Hiện chuyên mục “Cuộc sống số” phát sóng theo khung giờ 11h00 thứ
bảy và phát lại vào 16h30 chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV1 - Đài Truyền
hình Việt Nam
Đầu năm 2006, chuyên mục đã kết hợp cùng E- chip - tờ tạp chí uy tín
trong giới CNTT để cập nhật đầy đủ những thông tin đã đăng tải
Bắt đầu từ tháng 9/2007, khán giả quan tâm đến chương trình cũng đã / có thể truy cập website htip://cuocsongso.vfv.vn để có những thông tin đầy đủ và mới nhât Fig Ed Vea Favorites Took Help ge me 4% Ai Ế Ay oe \ | d „= C2 8k + x GÌ HỖ Ey po sewch ye Favortes SE fe a @ S Links xư? - gr |g Removable Disk (F) : v | Search web + ¿2 [3y Ge @ | lv đMyVahool + GAutos + "Games + Amuse + (answers « WPPersonals + [esignin + Ai N tv.vnj|ChanDưngTCT} Mộ Ge
DIT Group —ngei “sao fBIHE NÌ-7E ary h
Kine” sang Ngày 222067, tạ Nhà hết Tên Hà BIIỂM PHÍ tin l1 ` T Ệ
Nội đã dẫn 1a LỄ ao gidi San Khuê & FONe 2001, gii thưởng danh giá đành cho
cáo doanh nghiệp công nghệ thẳng tìn ‘ Ũ lậu ô thành tính j pon oo = i người đã lựa cho i 123 tua comam: Bước đặt phá trong giải pháp thanh wast
Thong khi phương thúơ thanh toán vấn là ruột vướng mắc Xến khủ thục hiện giao dich qua mạng tủ tạì công mua gấm, trực tuyển 123raual, vấn đề này đã được giãi quyết bằng những gặấi pháp lông in thể, Vävới hình thúc thanh trớn tiện lợi cũng lượng hàng hóa phong phú, 122
thua đã được trao giải huống Sao Khu dành cho giỗi pháp liệu b§ều trong nh,
Xem chỉ tiết
"5Ì giảm giao địch điện tữ ECVN - "Cánh tay nỗi đãi" gữa các Äyanh nghiệp
“Thương mại điện {ữ là một khái niệm côn tương đối mới
rể đối với các doanh nghiệp Uiệt Nam Thể nhưng với những rổ lực trong hai năm qua, sản gìan tịch điện từ ECVN đã phần nào giúp ————~-{ tác doanh nghiệp hiểu thêm về tằm quan trọng của hình thúc [hương mại này
1.3.2 Những đóng góp của chuyên mục “Cuộc sống số” cho sự phát
triển CNTT tại Việt Nam
Những năm gần đây, cùng với sự bùng phát CNTT đã có thêm nhiều
tờ báo đề cập đến máng CNTT - Truyền thông như: “PC World”, “Tin học &
Đời sống”, “E-chip” và những chuyên mục trên truyền hình như: “7 ngày
Trang 22Bưu chính Viễn thông, Đài Truyền Hình TP.HCM (HTV) và IDG Vietnam
phối hợp thực hiện, thậm chí là dành phần lớn thời lượng cho một kênh sóng:
“Kênh Khoa học giải trí và Công nghệ thông tin” VTC5 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC với các chuyện mục như: “Ngôi nhà số”; “Doanh nghiệp
số”; “Văn hóa mobile”; “Nhịp sống online”; “Hội tụ ICT”; “Xã hội thông
tin”.v v ra đời tạo nên sự phong phú cho mảng tuyên truyền về CNTT
nước nhà Nhưng chuyên mục “Cuộc sống số” vẫn khẳng định được vị thế,
đồng thời tạo ra những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển CNTT - TT nước nhà, giữ vững vai trò “lá cờ đầu" trong các chương trình truyền thông về CNTT -TT
Trong suốt 4 năm: 2004, 2005, 2006 và 2007 chuyên mục “Cuộc sống số” liên tục nhận được giải thưởng cao quý: Giải Sao Khuê dành cho chương trình truyền thông xuất sắc nhất về CNTT tại Việt Nam Với thời lượng 30 phút và tần suất phát sóng 1 tuần/số, chuyên mục đã đề cập tới rất nhiều các
mảng nội dung: thời sự CNTT quốc tế; Hiện trạng CNTTT trong nước và quốc
tế; Các xu thế phát triển và ứng dụng CNTT (Internet; Cải cách thủ tục hành chính; Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP; Thương mại điện tử;
Nhà nước điện tử ), các vấn đề nỗi cộm trong sự phát triển CNTT tại Việt
Nam: Y2K; Hacker; Virus; Xuất khẩu phần mềm góp phần thúc đây và định hướng phát triển CNTT, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành công nghiệp mỗi nhọn này tại nước ta
Chuyên mục cũng đã đóng góp tiếng nói không nhỏ trong việc định
hướng ứng dụng CNTT, thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội và văn hoá của đất
nước thông qua các phóng sự đề cập sâu đến thực trạng ứng dung CNTT trong giáo dục: Đổi mới phương pháp giảng đậy và học tập, các vấn đề về
nguồn nhân lực CNTT -TT, định vị và cổ suý cho việc phát triển các phần
mềm ứng dụng “Made in Vietnam” - tin học hoá trong rất nhiều ngành nghề,
Trang 231.3.2 Xác định các yếu tổ quyết định chất lượng chuyên trục “Cuộc sống số”
Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông đa đạng, trong đó con người được tiếp cận với tin tức và thông tin mà không bị giới hạn bởi những rào
cản truyền thống là thời gian và khoảng cách địa lý Sự đối mới này đã làm
xuất hiện các loại phương tiện truyền thông mới, với những hình thức phân phối, mua bán và sử dụng thông tin mới Những khoảng cách truyền thống giữa khán giả và các cơ quan truyền thông đã bị vượt qua khi người dân tiếp cận những diễn đàn mà từ đó họ có thể bày tỏ những ý tưởng và quan điểm của mình, không cần phải qua các tập đoàn truyền thông và Chính phủ - là những cơ quan “gác công” về thông tin từ xa xưa
Trong bối cảnh rất nhiều phương tiện truyền thông đa chiều đã được
thiết lập, báo chí và phát thanh, truyền hình - những loại hình truyền thông
truyền thống đã và đang cần cố gắng rất nhiều để thích Ứng với một môi
trường mới, thì các tờ báo, chuyên mục phát thanh - truyền hình phản ánh về
CNTT - TT càng cần phải đổi mới Để có thể nâng cao chất lượng chương
trình, không còn cách nào khác, cần phải định vị rõ những tiêu chí để có thể
đáp ứng và thu hút sự quan tâm của khán giả
Đề “Cuộc sống số” có thể thực sự “ấp cận” gan gũi với lượng khán giả đông đảo, tạo ra hiệu quả truyền thông nhất định, cần phải nghiên cứu và nắm bắt các yếu tố cơ bản hình thành chất lượng chuyên mục, đó là :
- Công tác quản lý - Tổ chức sản xuất và các nguồn lực thực hiện chuyên mục “Cuộc sống số”
- Nội dung chuyên mục “Cuộc sống số”
- Các yếu tố khác (có ảnh hưởng tới chất lượng chuyên mục “Cuộc
Trang 241.3.2.1 Công tác quản lý - tô chức sản xuất và các nguôn lực thực
hiện chuyên mục “Cuộc sống số”
Hiện tại chuyên mục "Cuộc sống số" đo Phòng Biên tập Web - Ban Thư ký Biên tập Chương trình chịu trách nhiệm sản xuất Trực tiếp phụ trách chuyên mục: Phóng viên Nguyễn Thành Lưu - Trưởng phòng Biên tập Web - Ban Thư ký Biên tập, cũng là người đã gắn bó với “Cuộc sống số” từ những ngày đầu thành lập
Nhóm sản xuất chương trình: 12 người (bao gồm: 2 đạo diễn, 10 phóng viên - biên tập viên, và l kỹ thuật dựng) Riêng nhân sự quay phím được điều động từ tổ quay phim cũng trực thuộc Ban Thư ký Biên tập Chương trình Nhân sự kỹ thuật tiền kỳ được điều động từ Trung tâm Kỹ thuật & Sản xuất Chương trình
Với tình hình nhân lực khép kín (tập trung chủ yếu tại Phòng Biên tập Web) việc sản xuất chương trình được tiến hành tương đối thuận lợi theo quy trình chung của Đài THVN
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan như: phân xe, phân máy _ quay, quay phim phải phụ thuộc vào lịch điều động của các đơn vị phối
hợp (Phòng Tổng hợp Ban Thư ký Biên tập, Văn phòng Đài THVN), dẫn tới
tiễn độ thực hiện chương trình nhiều khi không như ý muốn, lượng thông tin chuyến tải chưa thực sự đầy đủ Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tham gia thực hiện chuyên mục chưa có kiến thức sâu về CNTT (chưa có ai tốt nghiệp
chuyên ngành CNTT ở trình độ tương đương đại học) Trình độ kỹ thuật viên
chuyên dựng hậu kỳ cho chuyên mục chưa thực sự cao Những yếu tố đó khiến chất lượng chuyên mục “Cuộc sống số” chưa chuyển biến nhanh trong thời gian quả
Để nâng cao chất lượng chuyên mục, đáp ứng nhu cầu thông tin trong
thời điểm bùng nô CNTT - TT như hiện nay đòi hỏi phải có những thay đổi
tích cực và nhanh chóng trong công tác tô chức sản xuât, và hoàn thiện đội
Trang 25
ngũ nhân lực thực hiện chuyên mục Vấn đề này sẽ được đề cập kỹ tại những chương sau của luận văn
1.3.2.2 Nội dung chuyên mục “Cuộc sống số”
Chương trình truyền hình được hình thành từ các sản phẩm cụ thể
được phát sóng theo một khung lịch nhất định Chương trình truyền hình còn
là sản phẩm lao động của cả một tập thể các nhà báo và cán bộ kỹ thuật, dịch
vụ Đồng thời đó cũng chính là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi
Đề đến với đông đảo công chúng, thực sự tạo nên quá trình “giao tiếp”
hiệu quả, dẫn đến thay đổi nhận thức xã hội, góp phần định hướng phát triển
CNTT - TT nước nhà, nội dung chuyên mục “Cuộc sống số” 16 ràng, cần phải được tổ chức và kết cấu hết sức chặt chẽ, khoa học
Trang 26ˆ 1.3.2.3 Các yếu tổ khác
Ngoài các yếu tố như: công tác tổ chức sản xuất chương trình; Các nguồn lực; Nội dung chuyên mục, còn có khá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng chuyên mục như: định mức sản xuất chương trình, khung giờ phát sóng, tần suất phát sóng chuyên mục Tat cả sẽ được đề cập cụ thê trong các chương tiếp theo của luận văn
Trang 27CHƯƠNG 2
CONG TAC QUAN LÝ - TÔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
CÁC NGUỎN LỰC THỰC HIỆN CHUYÊN MỤC “CUỘC SONG SO”
2.1 Công tác quản lý và tổ chức sản xuất chuyên mục “Cuộc sống số” 2.1.1 Quy trình tổ chức sản xuất và phát sóng chuyên mục “Cuộc sống số”
Giai đoạn trước năm 2001 các công đoạn cơ bản đề thực hiện chuyên mục truyền hình nói chung, chuyên mục “Cuộc sống số” nói riêng đều được 02 phóng viên: Thành Lưu - Thái Tuấn thực hiện Là người lựa chọn và xử
lý đề tài, phóng viên Thành Lưu và Thái Tuấn cũng kiêm luôn công việc của đạo diễn truyền hình: lên khung chương trình và lên kế hoạch quay các phần
nội dung của chuyên mục Phần lời bình và biên tập chương trình sau đó
cũng được thực hiện bởi 2 phóng viên này Như vậy, ngoại trừ công đoạn
quay và dựng hình, xử lý âm thanh do các kỹ thuật viên và quay phim thực
hiện, mọi công việc cơ bản đề hoàn tất chuyên mục đều được thực hiện bởi
phóng viên Thành Lưu và Thái Tuấn
Cho tới năm 2001, sau khi Phòng Đạo diễn - Biên tập chương trình
VTV3 thuộc Ban Thẻ thao - Giải trí và Thông tin Kinh tế (VTV3) được điều
chuyển về Ban Thư ký Biên tập Chương trình, chuyên mục “Cuộc sống số” thuộc Phòng Đạo diễn - Biên tập Chương trình VTV3 đã chính thức trực thuộc Phòng Biên tập Web - Ban Thư ký Biên tập Chương trình Để nâng cao chất lượng chuyên mục, nhân lực thực hiện chuyên mục được bỗ xung dang ké, vai trò của đạo diễn, biên tập và phóng viên thực hiện chuyên mục “Cuộc sống số” đã hình thành rõ nét hơn Kết cấu chương trình trở nên khoa
học hơn Mỗi người được phân công trách nhiệm cụ thể, nội dung chuyên
mục vì thế đã trở nên sinh động hơn, khả năng chuyến tải thông tin từ
Trang 28chức danh thực hiện rõ ràng đã tạo điều kiện thúc đây sự đổi mới và khoa
học hơn trong quá trình sản xuất chương trình |
Tuy vậy, ở giai đoạn triển khai thực hiện, cũng như rất nhiều đơn vị
khác trong Đài THVN, chuyên mục “Cuộc sống số” cũng gặp phải những
khó khăn về phía chủ quan, ví dụ như việc thiếu máy móc thiết bị sẵn sàng để ghi hình, thiếu nhân lực quay phim, hay thậm chí là xe ô tô để tới các địa
điểm ghi hình cần thiết
Một trong những khâu quan trọng trong tổ chức, sản xuất chương trình là cơ chế áp dụng băng nghiệm thu chương trình + 2 Tức là băng nghiệm thu phải được nộp cho phòng Nội dung - Ban Thư ký Biên tập Chương trình
trước 2 ngày phát sóng (theo quy chế chung của Đài THVN) Như vậy, các
băng thành phẩm cần phải được hoàn thành trước đó ít nhất l ngày nữa, nên
phan tin công nghệ không thé cập nhật một cách nhanh nhất
Hiện tại, chuyên mục “Cuộc sống số” được tô chức sản xuất với quy trình cụ thể sau:
- Sau khi thu thập thông tin chung (nguồn từ tài liệu thông qua tin tức và các công ty tổ chức thông tin sự kiện CNTT như IDG, qua thư mời của các đơn vị CN TT trong và ngoài nước ), phụ trách chuyên mục sẽ phân công các phóng viên, biên tập và quay phim kết hợp thành nhóm đi thực hiện tin bài
- Phần tin sẽ được thực hiện ghi hình nhanh trong ngày, các chuyên mục có nội dung sâu hơn sẽ được ghi hình trên cơ sở kịch bản đề cương (do đạo điễn chương trình thực hiện) trong nhiều ngày quay
- Phần quay thô sẽ được xem lại (chủ yếu là công đoạn chọn hình, chọn và cắt phỏng vấn theo Time Code) để sau đó thực hiện phần dựng hậu kỳ
Biên tập lời bình sẽ do các biên tập viên của chuyên mục thực hiện Phụ
trách chuyên mục sẽ sắp xếp thứ tự các tiêu mục và lên khung cho chương
trình
Trang 29- Sau khi kịch bản lời bình được phụ trách chuyên mục duyệt, công
đoạn hậu kỳ dựng phim và lồng tiếng sẽ được thực hiện theo khung chương
trình cụ thể đó Băng chương trình hoàn tất sẽ được Hội đồng Nghiệm thu
kiểm đuyệt trước khi phát sóng Băng chương trình cần hoàn thành giao kiểm duyệt trước khi lên sóng trước 2 ngày
Khái quát các bước thực hiện quy trình tổ chức sản xuất và phát
sóng chuyên mục “Cuộc sống số”:
- Lấy thông tin đầu vào, xác định đề tài
- Phân công phóng viên thực hiện
- Lập đề cương chương trình và kế hoạch sản xuất tiền kỳ (trong đó có
xác định thê loại báo chí áp dụng)
- Thực hiện các khâu hậu kỳ, hoàn thành sản phẩm
- Duyệt lãnh đạo Phòng, Ban
- Tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định chung của Đài THVN
2.1.2 Về quản lý thiết bi va việc phối hợp công tác
Thiết bị đảm bảo cho thực hiện tiền kỳ và hậu kỳ, về cơ bản là đảm
bảo ở mức tương đối cho nhu cầu sản xuất chương trình Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, đâu đó vẫn còn tình trạng gây lãng phí thiết bị sắp xếp kế hoạch chưa hợp lý nên tình trạng bỏ máy (cả giờ dựng cũng như xăng xe) còn xảy ra nhiều Trường hợp này nếu áp dụng cơ chế khoán thiết bị vào thời lượng phát sóng thì chắc chắn cung cách bao cấp thiết bị này sẽ không thể đáp ứng nhu cầu chuyên môn, dẫn tới tình trạng thiếu mà vẫn thừa Để chuẩn bị thích ứng với phương thức sản xuất mới, việc thâm định lại và đưa ra quy trình phối hợp công tác tối ưu giữa các đơn vị nội dung, kỹ thuật, văn phòng để đảm bảo cho một quy trình sản xuất chương trình là vấn đề cần đặt ra
Thực tế, chuyên mục "Cuộc sống số" không phải là chuyên mục thời sự, nhưng để kịp thời đáp ứng những thông tin công nghệ trong tuần, vẫn cần
Trang 30nghiệp cơ động và đột xuất của phóng viên Hiện chuyên mục "Cuộc sống số" đã có được quy trình dựng hậu kỳ khép kín với 01 kỹ thuật viên đựng và
biên tập âm thanh, tuy nhiên khâu phối hợp thiết bị tiền kỳ vẫn còn khá phức
tạp Lực lượng quay phim mỏng, nhân lực quay phim do Phòng Quay phim - Ban Thư ký Biên tập Chương trình phân công nên đôi khi không thể đáp ứng các nhu cầu quay đột xuất Tương tự là việc phân xe ô tô từ đội xe của Văn
phòng Đài THVN, thiếu xe và không có cơ chế phân xe linh hoạt nhiều khi
dẫn tới gián đoạn trong khâu thực hiện sản xuất tiền kỳ đáp ứng việc đưa tin, phóng sự đột xuất
2.2 Nhân lực tham gia thực hiện chuyên mục "Cuộc sống số" 2.2.1 Người quan ly
Phóng viên Nguyễn Thành Lưu hiện là Trưởng Phòng Biên tập Web,
là người chịu trách nhiệm chính sản xuất chuyên mục và cũng là đạo diễn
chuyên mục “Cuộc sống số”
Tham gia chuyên mục từ những ngày đầu thành lập, phóng viên Nguyễn Thành Lưu nắm bắt đầy đủ đặc thù, tính chất của chuyên mục Người quản lý chuyên mục là phóng viên có trình độ, khả năng tác nghiệp rất tốt Là người yêu nghề, thực sự đam mê công việc, phóng viên Nguyễn
Thành Lưu đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các chương trình truyền hình về CNTT - TT
Với vai trò quản lý Phòng Biên tập Web, trực tiếp chỉ đạo và điều
hành công việc của phòng gồm lực lượng hầu hết là anh chị em phóng viên,
biên tập viên tham gia sản xuất chuyên mục “Cuộc sống số”, việc quản lý,
điều phối các công việc sản xuất chuyên mục của người quản lý diễn ra rất
thuận lợi
Quản lý chuyên mục sẽ cùng đạo điễn lựa chợn các mang dé tai co ban
cho từng số phát sóng, và là người cuối cùng duyệt kịch bản chuyên mục
Trang 31' 2.2.2 Đạo diễn
Ngoài phóng viên Nguyễn Thành Lưu, bắt đầu từ năm 2006, phóng viên Nguyễn Thị Minh Châm cũng đã được bố xung tham gia công tác đạo điễn chuyên mục “Cuộc sống số” Là phóng viên trẻ, sinh năm 1984, yêu nghề, phóng viên Minh Châm đã giúp giảm tải khối lượng công việc cho người quản lý và đạo diễn chính, đồng thời tạo thêm những nét chấm phá mới cho chuyên mục Việc phân mảng đạo điễn chương trình, định hướng
các số phát sóng cho chuyên mục, tạo thuận lợi khá nhiều cho các phóng
viên, biên tập viên tác nghiệp
Song, thực tế, cho đến nay công tác đạo điễn cho chuyên mục “Cuộc sống số” vẫn còn khá đơn giản, mới chỉ dừng lại ở mức lựa chọn “khung
sườn”, lựa chọn máng đề tài tổng thể cho từng số phát sóng, mà chưa đi sâu
vào mảng hình ảnh, kết cầu cụ thê nội dung |
2.2.3 Phóng viên, biên tập viên
1 Thái Phạm Hồng Tuấn - Phóng viên - Biên tập viên Ngày tháng năm sinh: 21/10/1973
Trình độ : Cử nhân Báo chí, HVBC và TT, HV CTQGHCM
2 Vũ Thanh Thuỷ - Biên tập viên Ngày tháng năm sinh: 30/09/1978
Trình độ : Cử nhân Luật, ĐH Luật HàNộ! -:
3 Nguyễn Thị Minh Châm - Phóng viên
Trang 32Vũ Thị Thược - Phóng viên
Ngày tháng năm sinh: 01/02/1984
Trình độ : Cử nhân Báo chí, ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN
Nguyễn Như Quỳnh - Phóng viên
Ngày tháng năm sinh: 15/10/1984
Trình độ : Cử nhân Báo chí, ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN
6 Nguyễn Minh Đức- Phóng viên Ngày tháng năm sinh: 09/11/1984
Trình độ : Củ nhân Văn học, ĐH KHXH và NV, ĐHỌGHN
7 Mai Quyết Thắng - Phóng viên Ngày tháng năm sinh: 10/11/1984
Trình độ : Cử nhân Văn học, ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN
8 Lương Thị Huệ - Phóng viên Ngày tháng năm sinh: 04/04/1980
Trình độ : Cử nhân Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Ngoài đội ngũ quay phim và nhân viên kỹ thuật, đây là danh sách các phóng viên, biên tập viên thường xuyên thực hiện chuyên mục Trong số I1 phóng viên, biên tập viên, chỉ có duy nhất biên tập viên Thái Tuấn đang công
tác tại Phòng Đạo diễn - Biên tập Chương trình VTV3, số còn lại đều tập
trung tại Phòng Biên tập Web - Ban Thư ký Biên tập Chương trình, nên việc phân công công việc và phối hợp tổ chức sản xuất chuyên mục được thực
hiện tương đối thuận lợi
Da phan phóng viên, biên tập viên tham gia sản xuất chuyên mục “Cuộc sống số” đều còn rất trẻ, năng động và yêu thích công nghệ Tham gia
chuyên mục từ năm 2003 - 2004, lực lượng phóng viên, biên tập viên trẻ này
Trang 33cho quản lý chuyên mục dễ dàng trong việc phân công các phóng viên chuyên trách từng mảng thông tin riêng (như: máng tin công nghệ, mảng định hướng nội dung công nghệ, hay games mới )
Tuy nhiên, do hầu hết đều rất trẻ về tuôi đời và tuổi nghề, nên ngoại trừ phóng viên Nguyễn Thành Lưu và Thái Tuấn, những phóng viên, biên tập viên còn lại, đa phần đều thiếu kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp, đặc
biệt, là nền tảng kiến thức chuyên sâu về CNTT- TT Một khó khăn khác:
chuyên mục hiện tại vẫn thiếu sự tham gia trực tiếp của một chuyên gia có kiến thức sâu về chuyên ngành CNTT - TT
2.2.4 Người dẫn chương trình
Người dẫn chương trình - biên tập viên Thái Tuấn (tác giả luận văn) là người đã gắn bó với chuyên mục “Cuộc sống số” ngay từ những ngày đầu thành lập Là người trực tiếp tham gia sản xuất, biên tập các tiểu mục trong chuyên mục, nên cách chuyên tải thông tin đến công chúng trong chuyên mục của người dẫn chương trình chính là sự chuyến tải của “người trong cuộc” Hình ảnh người dẫn chương trình đã gắn liền với “Cuộc sống số”
trong suốt hơn 10 năm qua |
Tuy nhiên, trong các chương trình về CNTT - TT người dẫn cũng cần lưu ý cách chuyển tải sao cho thật gần gũi, và thực sự tạo ấn tượng cho khán
giả, làm bớt đi sự “khô khan” vốn có của những chương trình công nghệ
2.2.5 Chủ nhiệm chương trình
Phóng viên Vũ Thanh Thuỷ kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm chuyên
mục Công tác chủ nhiệm chuyên mục “Cuộc sống số” không khác nhiều với
những chuyên mục khác tại Đài THVN: Lên khung thanh toán chung cho từng mục sản xuất và chi phí theo quy định của Ban Thu ký Biên tập Chương trình Tuy nhiên, với đặc thù của chuyên mục: cần có nhiều hình ảnh
kỹ xảo thực hiện tại các bộ phận ngoài Đài THYN, liên lạc cụ thể với cộng
tác viên chủ nhiệm chuyên mục phải cân đối rất kỹ từng phần công việc để
Trang 34có được nội dung và hình thức thê hiện đạt chất lượng Công việc này cũng
đã được biên tập viên Vũ Thanh Thuỷ thực hiện tốt
2.2.6 Chuyên gia về CNTT (Cộng tác viên thường xuyên)
Chuyên mục “Cuộc sống số” có được sự hợp tác của các chuyên gia
hàng đầu về CNTT tại Việt Nam Ngay từ những ngày đầu thành lập, chuyên
mục đã nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia CNTT như:
TS Nguyễn Quang A - Nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; TS Quách
Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS Lê
Trường Tùng - Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch
Hội Tín học VN
Không chỉ giúp chuyên mục “Cuộc sống số” định hướng thông tin tuyên truyền, ngay từ những ngày đầu thành lập, các cộng tác viên thường xuyên cũng đã giúp cho phóng viên, biên tập viên của chuyên mục phương thức tiếp cận CNTT, nắm bắt các thông tin thời sự thuộc mảng công nghệ một cách chính xác, kịp thời hiệu đính, điều chỉnh những thông tin sai sót - trong các tiêu mục (ví dụ như: các thuật ngữ công nghệ chưa chính xác, hoặc hướng dẫn về nội dung các mảng công nghệ chuyên sâu )
Ngoài ra, các cộng tác viên còn cung cấp cho chuyên mục khá nhiều bài viết và những cuộc phỏng vấn hết sức có giá trỊ xoay quanh tình hình
phát triển CNTT - TT trên thế giới và Việt Nam, các bài phân tích sâu sắc về
thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT - TT tại nước ta
2.2.7 Quay phím
Nhân lực quay phim thuộc tổ quay phim - Phòng Tổng hợp - Ban Thư ký Biên tập Chương trình quản lý Các quay phim được phân công thực hiện chuyên mục “Cuộc sống số” theo từng số phát sóng Vấn đề này, như đã để cập, sẽ khiến người quản lý chuyên mục trở nên bị động khi muốn có được
một quay phim nào đó cho một tiêu mục cấp thiết, có tính thời sự
Hiện chuyên mục “Cuộc sống số” đã đề nghị chính thức có cộng tác
Trang 35để đảm bảo chất lượng hình ảnh tiền kỳ cho chuyên mục Tuy vậy, số lượng 03 quay phim là tương đối mỏng, và việc phân lịch quay phim “cứng” cho chuyên mục “Cuộc sống số” vẫn chưa thể thực hiện chính xác bởi lịch quay đột xuất các chương trình khác trong Ban Thư ký Biên tập Chương trình vẫn còn khá chồng chéo
2.2.8 Nhân viên kỹ thuật
2.2.8.1 Nhân viên kỹ thuật tiền kỳ
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật được Trung tâm Kỹ thuật & Sản xuất
Chương trình - Đài THVN phân công thực hiện chuyên mục theo từng số phát sóng Như vậy, cũng tương tự như quay phim, các nhân viên kỹ thuật tham gia thực hiện chuyên mục là không chuyên (vì họ thay nhau đảm trách nhiều chuyên mục phát sóng khác nhau trên Đài THVN) Việc này cũng gây
ảnh hưởng (tuy không nhiều) tới sự đồng đều về chất lượng hình ảnh và âm
thanh của chuyên mục “Cuộc sống số” ở giai đoạn tiền kỳ 2.2.6.2 Kỹ thuật dựng hậu kỳ
Nguyễn Nhạc Phi
Ngày tháng năm sinh: 03/04/1983
Trình độ : Trung cấp Truyền hình Hà Tây
Kỹ thuật viên Nguyễn Nhạc Phi - người dựng hậu kỳ duy nhất cho chuyên mục được giao 01 bàn dựng phi tuyến và 03 ngày dựng, đồng thời chịu sự điều động trực tiếp của quản lý chuyên mục Điều này giúp cho
chuyên mục “Cuộc sống số” có được thành phẩm hậu kỳ với sự chau chuốt
cần thiết
Tuy trình độ tay nghề chưa thực sự cao, nhưng với sự cố gắng của
mình, trong suốt thời gian 02 năm kê lại đây (từ khi chính thức tham gia
Trang 362.3 Cơ chế tài chính
2.3.1 Khung thanh toán chung chuyên mục “Cuộc sống số”
Có thê nói về vấn đề tài chính: đây là yếu tố quan trọng và cần thiết để tạo đà cho việc sản xuất các chương trình phát sóng của Đài THVN nói chung và của chuyên mục “Cuộc sống số” nói riêng Từ năm 2001 trở về
trước, định mức thanh toán của chuyên mục “Cuộc sống số” chỉ được tính
theo khung của chương trình tổng hợp (một trong những khung định mức thấp), nên các vẫn đề cần được thông tin sâu, quay kỹ (ví dụ: các phóng sự
tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT tại các Bộ, Ngành, địa phương )
thường được phóng viên thực hiện không như ý muốn Công sức, thậm chí là tiền mặt phóng viên chi phí trong quá trình trong quá trình tác nghiệp không nằm trong diện được thanh toán, tạo nên cơ chế không bình đẳng trong sản xuất chương trình, ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng các thé loại báo chí có
hình thức tuyên truyền hiệu quả |
Vấn đề này đặt ra cho công tác định mức sản xuất chương trình phải
được thực hiện trên cơ sở đánh giá đúng đắn hơn với thực tiễn của chuyên mục “Cuộc sống số” Cũng do cơ chế tài chính, mà phóng viên đã bị y lai, không muốn đi tới các vùng sâu, vùng xa để thực hiện chương trình, việc tìm
hiểu thông tin sâu cũng bị gác lại, đẫn tới tính toàn diện của đối tượng tác
động còn hạn chế
Từ năm 2005, chuyên mục “Cuộc sống số” chính thức nhận được tài
trợ từ tập đoàn FPT và khung thanh toán đã được chuyển thành thể loại “Tạp
chí chuyên đề” Định mức dành cho công tác đi lại thực hiện các phóng sự đã
có những thay đối tương đối tích cực, tuy vậy về cơ bản, vẫn chưa thực sự
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của phóng viên, nhất là khi thực hiện các phóng sự chuyên đề
Trang 372.3.2 Kinh phí tài trợ chuyên mục “Cuộc sống số”
Việc tài trợ dài hạn hay ngắn cho một chương trình truyền hình gần
như hoàn toàn phụ thuộc vào các đối tác tài trợ (các đơn vị kinh doanh, các tập đoàn và công ty ) Thời điểm hiện tại, ngoài các chương trình đã được
xã hội hoá (các đối tác thực hiện khâu sản xuất, hoàn thiện băng thành phẩm,
Đài THVN nhận sản phẩm, trả phí sản xuất chương trình (bằng quảng cáo), và duyệt nội dung trước khi phát sóng như: ““Tam sao thất bản” - Công ty Cô phần Giải trí Truyền thông An sản xuất, “Phụ nữ thế kỷ 21” - Công ty BHD sản xuất, “Chìa khố thành cơng” - Tập đồn Truyền thơng Hoàng Gia sản xuất ) có tài trợ đài hạn, thì hầu hết các chương trình đo Đài THVN trực tiếp hoặc phối hợp sản xuất đều nhận tài trợ từ đối tác trong khoảng thời gian ngắn (6 tháng đến 1 năm)
Bắt đầu từ năm 2005, chuyên mục “Cuộc sống số” đã nhận được sự tài: trợ từ Tập đoàn FPT Nhưng cũng như hầu hết các chương trình khác của Đài THVN, mức tài trợ này “đóng gói” trong khoảng thời gian 1 năm
Năm 2008, chuyên mục “Cuộc sống số” nhận được sự tài trợ từ FPT
với kinh phí 2 tỷ đồng /1 năm (hợp đồng ký năm một) 100% tiền tài trợ
chuyên mục được chuyên tới Trung tâm Dịch vụ và Quảng cáo Truyền hình -
Đài THVN FPT đổi lại, được hưởng lôgô, các đoạn quảng cáo và chạy chữ
quảng cáo (tương đương 40 triệu đồng/ 1 số phát sóng) Ban Kế hoạch - Tài chính - Đài THVN duyệt định mức cho chuyên mục theo dự toán được đơn vị sản xuất lập với mức giá xấp xỉ 13 triệu đồng/1 chương trình (Xem Dự
Trang 38Qua khảo sát cho thấy: Chuyên mục “Cuộc sống số” được vận hành thông qua công tác quản lý và tổ chức sản xuất tương đối khoa học Các khâu cơ bản trong sản xuất một chương trình truyền hình đã và đang được áp dụng một cách tương đối đồng bộ và chuẩn xác trong chuyên mục
Chuyên mục “Cuộc sống số” được quản lý bởi một phóng viên khá am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT — TT Chuyên mục hiện có được sự tham gia của lượng nhân lực đông đảo và đồng đều về chuyên môn Các phóng viên, biên tập viên của chuyên mục đều rất yêu nghề và đam mê với công việc Trừ các quay phim và kỹ thuật viên tiền kỳ, nhân lực tham gia sản xuất chuyên mục đều tập trung tại một phòng nên quy trình phối hợp sản
xuất được thực hiện tương đối thuận lợi
Về tài chính, tuy chưa có được những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên,
chuyên mục “Cuộc sống số” vẫn là một trong những chuyên mục có khung
định mức tương đối cao so với khá nhiều các chuyên mục khác tại Đài
THVN Đây cũng là một thuận lợi đáng kể tạo nên chất lượng cho nội dung chuyên mục
| Tuy nhién, dé chuyên mục thực sự đạt được hiệu quả tuyên truyền
cũng còn những vấn đề phải đặt ra: đó là việc cải thiện khâu phối hợp sản xuất giữa các đơn vị trong Dai THVN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, hiệu quả Cũng nhằm theo kịp tốc độ phát triển hết sức mạnh mẽ của | công nghệ và đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của khán giả xem truyền hình, cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nhân lực tham gia sản xuất chuyên mục Phương ấn tài trợ đài hạn và việc tăng khung định mức sản xuất chuyên mục cũng là một yếu tố cần tính tới dé thúc đây động lực
Trang 39CHƯƠNG 3
NỘI DUNG CHUYÊN MỤC “CUỘC SONG SO”
3.1 Phương pháp lựa chọn đề tài, nhân vật và xử lý dữ liệu — 3.1.1 Lựa chọn đề tài - Kết cấu chương trình
Lua chon dé tài là yếu tố hết sức quan trọng quyết định nội dung cho một số phát sóng của chuyên mục Với riêng “Cuộc sống số”, nguồn đề tài có thể khai thác rất phong phú Lựa chọn đúng đề tài và kết cầu chuyên mục hợp lý là công việc hết sức quan trọng, quyết định chất lượng nội dung chuyên mục
3111 Lua chon dé tai
Do sức phát triển và lan toả của CNTT trong thời gian gần đây là cực kỳ mạnh mẽ, nên nguồn đề tài dành cho chuyên mục “Cuộc sống số” khá phong phú Tập hợp nguồn dé tài dành cho chuyên mục có thể tới từ :
Thứ nhất: Các thông tin sự kiện, thông tin “nóng” (do phóng viên tự
nắm bắt, hoặc qua thư mời tham dự của các công ty tô chức sự kiện, các đơn vị CNTT trong và ngoài nước) Về cơ bản, nếu đề tài được chọn lựa từ các
thông tin, thì đó phải là những thông tin được cả xã hội quan tâm Ví dụ: Sự kiện Intel lần đầu tiên xây dựng một nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam - nhà máy đầu tiên và lớn nhất trong hệ thông các cơ sở lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của tập đoàn Intel với tổng đầu tu 1 ty USD
Thứ hai: Khai thác đề tài đã có sẵn trên báo in, báo mạng, báo phát
thanh Những để tài này chủ yếu đề cập tới các tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp tiêu biểu trong ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam, hoặc các cá nhân xuất sắc đã có những đóng góp cho cộng đồng CNTT, làm lợi cho
cho xã hội
Thứ ba: Theo định hướng tuyên truyền của Chính phủ Ví dụ: các vấn đề phát triển phần mềm ứng dụng trong nước, gia công phần mềm (out
Trang 40Đề tài phong phú cũng sẽ khiến cho việc lựa chọn đề tài cho mỗi số phát sóng của chuyên mục trở nên khó khăn Ngoài những đề tài cần thiết, cô súy cho định hướng phát triển CNTT, chuyên mục “Cuộc sống số” có vẻ
đang khá thiếu những đề tài hay, mang tính phát hiện, có góc nhìn độc đáo
vừa có thể phục vụ được lợi ích của khán giả, vừa làm lợi cho công tác tuyên truyền
3.1.1.2 Kết cấu chương trình
Điều đễ nhận thấy trong chuyên mục “Cuộc sống số” là cách kết cấu chương trình linh hoạt Như đã đề cập tại chương 2, chuyên mục “Cuộc sống số” bao gồm 9 tiêu mục:
1 Tin nhanh ICT; 2.Trong tam ngam; 3.Hang “hot”; 4.Kết nối số;
5.Thế giới Games; 6.Chân dung ICT; 7.Doanh nghiệp số; 8.Các phóng sự chuyên đề và phỏng vấn ngắn; 9.Góc may mắn
Tuy nhiên không phải chương trình phát sóng nào cũng bắt buộc phải có đầy đủ cả 9 tiêu mục nêu trên Điều này căn cứ vào yêu cầu tuyên truyền từng thời điểm, nội dung tuyên truyền, hình thức thể hiện được lựa chọn, thời lượng chương trình, nhu cầu khán giả Mặc đù vậy việc lựa chọn các tiểu mục trong một chuyên mục bất kỳ cũng phải xem xét đến tính tổng thể của nó sao cho vừa đáp ứng yêu cầu chặt chẽ về mặt nội dung, nhưng cũng
phải đảm bảo sức hấp dẫn trong hình thức thể hiện
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, chuyên mục “Cuộc sống số” được kết cấu chặt chẽ hơn, gồm nhiều tiểu mục nhỏ, trong đó tiêu mục “Trong tầm ngắm” đóng vai trò then chốt
Kết cấu chương trình cũng được quan tâm định vị theo “vệt” Phóng
sự chính đề cập đến vấn đề nào thì các tiểu mục khác cũng được chọn lọc để hỗ trợ bố xung, làm đậm hơn cho chương trình đó Kết cấu có các tiểu mục - nhỏ, kết hợp hình cắt các tiểu muc tạo nên sự hấp dẫn và hoà trộn chung của