er Oe sO) TẠO HỌC VIÊN EEL IST li QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 2
HÔ CHÍ MINH
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN
HOANG THI MAI HONG
| 3 Loop |
Chuyén nganh: Bao chi hoc Mã số: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 3MUC LUC
A PHAN MỞ ĐẦU
Trang
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình cứu liên quan tới dé tài 2:
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3 4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu 4 5 Đóng góp mới về khoa học 5 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
7 Kết cấu luận văn 5
B NỘI DUNG
Chương I: Quan điểm định hướng phát triển Thể dục Thể thao
1.1 Quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước 6
1.2 Vai trò của báo chí thể thao trong tiến trình phát triển của ngành 18
Chương II: Thực trạng Hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hiện nay
Trang 4
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, Báo chí cách mạng Việt Nam đã phát triển vượt bậc trên
mọi phương diện, số lượng, chất lượng, công nghệ làm báo, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội
ngũ nhà báo đã phát triển về nghề nghiệp, trình độ _
Báo chí trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và đổi
mới của đất nước, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm thực tế chỉ đạo, điều hành và tạo điều kiện cho báo chí phát triển, không những thế còn giành một nguồn vốn bao cấp
không nhỏ cho hệ thống báo chí vận hành Đó là một thuận lợi và thể hiện sự quan tâm
không nhỏ của Đảng, Nhà nước đối với báo chí Vì vậy, nền báo chí cách mạng Việt
Nam đã có những thành tựu đáng kể
Tuy nhiên, hiện nay Báo chí Việt Nam đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, đòi hỏi phải có một cái nhìn tổng thể, xem xét nghiên cứu theo các hệ thống lĩnh vực như báo chí kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và thể thao Bởi rõ ràng, dù đã phát
triển và có nhiều thành tựu, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng nên báo chí của ta
không phải không có vấn đề
Đó là việc quy hoạch báo chí thường đi chậm so với thực tế phát triển của báo chí Vai trò điều chỉnh của Nhà nước chưa rõ ràng Dẫn đến tình hình báo chí ở các lĩnh vực có biểu hiện mất cân đối: giữa số lượng với chất lượng, số lượng với khả năng đáp ứng thông tin cho độc giả, tôn chỉ mục đích với thực tiễn hoạt động, năng lực phản ánh và phạm vi tác động và còn rất nhiều những vấn đề khác cần phải nghiên cứu
Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm Sự phát
triển của thể thao Việt Nam trong nhừng năm gần đây là một điều đáng mừng Thể
thao đã đem về cho đất nước ta niềm vinh quang và tự hào dân tộc bởi những chiến
thắng giòn giã trên các đấu trường thể thao thế giới Thể thao đã giúp Việt nam nhanh
Trang 5Đi cùng sự phát triển của ngành, hệ thống báo chí chuyên ngành về thể thao của
Việt Nam cũng đã rất lớn mạnh Hiện nay trên thị trường có các báo: Thể thao Việt
Nam (hàng ngày), báo Thể thao (của Thành phố Hồ Chí Minh), Báo Bóng đá, Tạp chí Thể thao, Tạp chí 4-4-2 (chuyên san về bóng đá quốc tế), Tạp chí Phụ nữ Thể thao,
Báo Thể thao Sài gòn giải phóng, Báo Thể thao ngày nay (của Hà Nội) và rất nhiều
những chuyên trang thể thao trên hầu hết các báo khác phản ánh toàn cảnh những thành tựu của ngành thể thao quốc gia, những vấn đề chưa làm được, những chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về thể thao
Trong tình hình hiện nay, báo chí thể thao phát triển nhanh với tốc độ lớn Nhu
cầu vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo năng lực phát triển đòi hỏi TDTT những yêu cầu mới, đáp ứng xã hội Từ đó đặt ra nhiều vấn để cho hệ thống báo chí
thể thao Báo chí thể thao không chỉ để giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, tuyển
truyền vấn đề xã hội hoá TDTT, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và thể trạng người Việt
Trước tình hình đó, báo chí thể thao Việt Nam đã làm được những gì?
Ngoài những thành tựu đã đạt được, báo chí thể thao còn tồn tại những biểu hiện
đi lệch tôn chỉ, lệch hướng thông tin, giành giật công chúng Làm thế nào để quy
hoạch sự phát triển của hệ thống báo chí thể thao để đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính
trị, xã hội Thiết nghĩ đây là vấn đề cần quan tâm bức xúc hiện nay
Nhân dip lam luận văn này, tôi đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học được để
góp phần tham gia, giải quyết một số vấn đề nhằm tiếp tục tìm kiếm giải pháp thúc
đẩy sự phát triển hiệu quả của hệ thống báo chí thể thao Việt Nam
Tất nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn về các hệ thống báo chí chuyên ngành để tìm ra những thế mạnh, những bất cập trong mỗi hệ thống để đem lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất đối với xã hội
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tính đến thời điểm nảy, theo sự tìm hiểu của tôi, để tài nghiên cứu về lĩnh vực thể thao trên báo chí đã có
Những Khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên chuyên ngành Báo chí như: “ SEA Games 22 được phản ánh trên báo chỉ? của tác giả Nguyễn Lan Hương năm
Trang 62005, hay “Bình luận Bóng đá trên báo Thể thao & Văn hoá” của tác giả Nguyễn Đức Anh năm 2001 và tác phẩm “Sở khảo lịch sử Thể thao Việt Nam” là những công trình nghiên cứu khởi đầu về vấn đề thể thao trên báo chí Tuy nhiên đề tài nghiên cứu
một cách có hệ thống về Hệ thống báo chí Thể thao Việt Nam hiện nay vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào thực sự đề cập tới
Chính vì vậy, chúng tôi đã gặp một số khó khăn và thuận lợi nhất định
Khó khăn là bởi không có nhiều nghiên cứu đi trước để kế thừa, tham khảo và dẫn dắt Tài liệu tham khảo chủ yếu là những đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước về phát triển báo chí và thể thao, chiến lược phát triển thể thao quốc gia của
ngành THYƑT và một phần là bản Quy hoạch Báo chí Việt Nam của Bộ Văn hố —
Thơng tin đang xây dựng
Thuận lợi là bởi đây là một mảng đề tài mới, có nhiều vấn đề để khai phá,
nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, mô tả thực trạng hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hiện nay, luận văn này tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống báo chí này ngày càng hiệu quả hơn
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
- Hệ thống hoá lại các quan điểm lớn của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát
triển thể thao Việt Nam
- Thống nhất định nghĩa báo chí thể thao
- Mô tả thực trạng báo chí thể thao hiện nay và so sánh trên các bình diện: tôn
chỉ, mục đích, đối tượng phản ánh, phạm vi phát hành Bởi do thời gian hạn hẹp, tôi
chỉ khảo sát các tờ báo thể thao chuyên sâu (báo ïn)
- Bắt đầu đưa ra những nhận xét, phân tích ưu điểm và hạn chế của hệ thống báo
chí về thể thao
- Tìm kiếm giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hợp lý, có hiệu quả của hệ thống
Trang 7Thiết nghĩ, luận văn này nếu giải quyết được thấu đáo những nhiệm vụ nghiên
cứu trên thì sẽ là một tài liệu cần thiết và có ý nghĩa đối với ngành Thể dục Thể thao, Bộ Văn hố — Thơng tin |
Đối tượng nghiên cứu là các tờ báo, tạp chí thể thao (báo in) Chúng tôi không
nghiên cứu các tờ báo, tạp chí có trang thể thao
Phạm vi nghiên cứu là báo chí thể thao cả nước trong thời gian 2005 — 2006, dựa trên việc khảo sát: Tạp chí Thể thao, Tạp chí Người Chơi cờ, báo Thể thao Ngày nay,
Thể thao TP Hồ Chí Minh, Thể thao Sài Gòn giải phóng, Thể thao Việt Nam, Tin nhanh Thể thao Việt Nam, Bóng đá, Thể thao & Văn hoá trong thời gian 1/ 2005 -1/
2006
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn này là đường lối, quan điểm của Đảng: chính sách
của Nhà nước cũng như Quy hoạch phát triển của ngành TDTT giai đoạn 2000- 2010
Cụ thể là các văn kiện:
- Chỉ thị 36 CTI/TW ngày 24/ 3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Công
tác phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới
- Chương trình quốc gia về thể thao được Chính phủ phê duyệt năm 1998 Nghị
quyết số 05/ 2005/ NQ- CP vẻ đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động TDTT Quy hoạch
phát triển sự nghiệp TDTT của Việt Nam từ 2005 — 2010
- Các đề án về TDTT lớn được Chính phủ phê duyệt: Quy hoạch phát triển xã
hội hoá thể thao; chương trình đưa thể thao về cơ sở; Chương trình phát triển thể lực và
tầm vóc người Việt Nam; Quy hoạch và kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao của
từng môn thể thao
Trang 8Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội cũng là cơ sở lý luận của luận văn này Bởi, cho dù phản ánh mảng đề tài nào trong cuộc sống, tất cả các báo đều phải
tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp Hệ thống hoá: Hệ thống lại các quan điểm lớn của Đảng về TDTT,
Quy hoạch của ngành TDTT trong thời gian tới trong các văn kiện chính như trên đã
đề cập đến
Phương pháp Phân tích kinh nghiệm: Phân tích các hoạt động của một số tờ báo Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số nhà quản lý lãnh đạo, phóng
viên chuyên trách thể thao, đại điện công chúng để tìm hiểu những đánh giá, nhận xét, góp ý của họ về báo chí thể thao hiện nay
5 Đóng góp mới về khoa học
Đây là công trình nghiên cứu về hệ thống báo chí ngành thể thao của Việt Nam Dù thời gian thực hiện công trình này có phân hạn hẹp và trình độ của người nghiên cứu có hạn, song cơng trình được hồn thành sẽ thực sự đóng góp tích cực về mặt khoa học, lý luận: tổng kết kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong thực tế phát
triển của báo chí ngành thể thao
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Tạo thành một tiền lệ, một nghiên cứu đi trước để các công trình nghiên cứu tiếp theo tiếp tục khai phá mảng vấn đề hệ thống báo chí này
Thực tiễn, công trình này là tài liệu tham khảo có ý nghĩa và lý thú đối với các nhà quản lý, lãnh đạo báo chí, cơ quan báo chí và những ai quan tâm đến đề tài này
nói chung Đối với ngành TDTT, nghiên cứu về hệ thống báo chí thể thể thao sẽ là cơ
sở giúp cho ngành có cơ sở khoa học để quy hoạch báo chí của mình hiệu quả hơn, hệ thống hơn
7 Kết cấu luận văn
Trang 9CHUONG I
QUAN DIEM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
1.1.Quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thể dục thể thao
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng dân tộc, lãnh tụ thiên tài và là người thây vĩ đại của cách mạnh Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh - một tài sản tinh thần vô giá của dân tộc fa, đã và đang ngọn đuốc soi đường cho nhân dân ta vượt qua những chặng đường mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc Đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
— Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá của nhân loại Người đã giành nhiều
quan tâm đối với lĩnh vực công tác thể dục thể thao Tư tưởng của Người về thể dục thể
thao vô cùng sâu sắc Những quan điểm nhất quán, có hệ thống của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về vị trí, vai trò của thể dục thể thao được coi là một bộ phận quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người khai sinh ra nên thể thao cách mạng Việt Nam cho rằng: “Sức khoẻ là vốn quí nhất của con người và con người là vốn quí nhất của xã hội” Nói về sức khoẻ, Bác đưa ra định nghĩa hết sức ngắn gọn, súc tích và rõ ràng “Khí huyết lưu thông, tỉnh thân đây đủ Như vậy là khoẻ” [27, Tr 212] Khí huyết lưu thông là cơ thể lành mạnh, không bệnh tật, không ốm đau Tinh thần day đủ tức là khí chat sung mãn, năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực Sức khoẻ thể chất là cơ sở và động lực phát huy sức khoẻ tỉnh thần và ngược lại, sức khoẻ thể chất yếu sẽ làm giảm sút sức khoẻ tinh thần, tỉnh thần yếu sẽ làm nảy sinh đau yếu về thể chất Hai yếu tố
Trang 10tinh than va thé chất hợp lại tạo nên sức khoẻ toàn diện của con người Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không tạo nên sức khoẻ toàn diện của con người
Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chế độ mới
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IH, thể hiện tư tưởng của Người, chỉ rõ “Con người là vốn quí nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ con người là mục tiêu cao quí của chế độ mới”
Coi trọng sức khoẻ nhân dân, đặt nó lên hàng đầu, bởi Bác nghĩ vai trò sức khoẻ của nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn Yếu tố sức khoẻ con người, sức
khoẻ nhân dân được Bác coi như là một sức mạnh Sức mạnh này không chỉ là sức
mạnh của cơ bắp mà cả sức mạnh tỉnh thần để làm tốt mọi công việc Nhân dân có sức khoẻ thì mọi việc đều làm thành công Bác chỉ rõ “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công” [27, Tr 212]
Như vậy, quan điểm của Người rất rõ, để giữ nước, xây dựng đất nước, phát triển đời
sống xã hội bất kể làm việc gì cũng cần phải có sức khoẻ của nhân dân, có sức khoẻ
làm việc mới tốt Vì vậy, ngay trong kháng chiến, Người vô cùng quan tâm và coi trọng sức khoẻ của nhân dân: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh
thần càng hăng hái Tĩnh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công” Tới khi cả hai miền Nam, Bắc bước vào Cuộc kháng chiến ác liệt với đế quốc Mỹ, Bác đã nhấn mạnh tới yếu tố sức khoẻ của nhân dân: “Phải làm cho dân tộc Việt Nam có sức khoẻ tốt, tinh thần tốt để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược” Với tinh thần và sự quan tâm đó, quân và dân ta đã coi trọng việc bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ, kiên cường chiến đấu giành chiến thắng vẻ vang, vĩ đại
Người cho rằng: “Dân cường thì Nước thịnh” Điều đó thể hiện mục tiêu cao quí
của cách mạng, của chế độ mới là mang lại sức khoẻ cho nhân dân “Dân cường” chính là sức khoẻ của nhân dân cả về thể chất và tinh thần Còn “Nước thịnh” tức là
đất nước giàu mạnh cả về cơ sở vật chất và con người, ổn định cả về hệ thống chính trị
và xã hội “Dân cường” và “Nước thịnh” có quan hệ mật thiết, “Dân cường” là cơ sở
Trang 11để làm nên “Nước thịnh” đồng thời có sự tác động trở lại “Nước thịnh” là điều kiện để đảm bảo “Dân cường” Đất nước không thể thịnh nếu nhân dân yếu ớt Người nói “Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả
nước mạnh khoẻ” Điều đó đủ thấy Bác vô cùng coi trọng và để cao sức khoẻ của nhân
dân Đó không chỉ là sức khoẻ của một nhóm người, của mỗi một người dân cụ thể,
mà là sức khoẻ của nhân dân, của toàn dân tộc
Người cho rằng: “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân Cái gì trái
với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý.” [29, Tr 301] Người
cho rang: “thể dục thể thao trước hết phải vì sức khoẻ và hạnh phúc của nhân đân, vi
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, vì danh dự của Tổ quốc” [29, Tr 304] Năm 1946, Người nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sự khoẻ mới làm thành công.”
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam năm 1956, Bác Hồ đã căn đặn thế hệ trẻ: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh Khoẻ mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc
ích nước, lợi dân”
Ngày 31/ 3/ 1960, Bác đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ thể dục thể thao toàn
miền Bắc, nguyên văn như sau: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt
thì cần có sức khoẻ Muốn gìn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao Vi vay, chúng fa nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp Cán bộ thể
dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác Vì đó cũng là một công tác trong những công tác cách mạng khác.”
Với Người, thành tích thể thao của các VĐV trên đấu trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng, đó là “Làm cho các nước hiểu biết và đoàn kết với nước ta nhiều hơn Nhân dân các nước ủng hộ mạnh hơn cuộc chống Mỹ cứu nước của Việt Nam” chứ
Trang 12Tư tưởng của Người về thể dục thể thao còn bộc lộ qua những hành động thức
tiễn Người chính là tấm gương tập luyện thường xuyên để giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ Chính điều này đã trở thành sức mạng lôi cuối nhân dân tham gia phong trào thể
dục thể thao
Tư tưởng của Hồ chủ tịch về thể dục thể thao rất rộng lớn, song chính Người đã cô đọng tất cả lại qua Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục|{3, Tr 7]
Bác viết:
“ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho các nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe Vậy, nên luyện tập thể
dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước Việc đó không tốn
kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể đục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tỉnh thần đầy đủ Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể đục
Tự tôi ngày nào cũng tập.”
1.1.2 Những quan điểm chủ đạo đối với ngành Thể dục thể thao
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, thé duc thể thao là một hoạt động
thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần của xã hội — một bộ phận không thể thiếu trong nên
văn hoá của cộng đồng dân tộc Nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của nên thể dục thể thao
cách mạng là góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, chuẩn bị cho mỗi
con người về thể chất, ý chí và những đức tính cần thiết để phục vụ đắc lực công cuộc
tái tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia
Tiếp thu tĩnh hoa quan điểm của chit nghia Mac — Lénin, Hé Chi Minh da van dụng quan điểm này phù hợp với bối cảnh đất nước Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2- 9- 1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới
Trang 13Tư tưởng của Người về thể dục thể thao còn bộc lộ qua những hành động thức
tiễn Người chính là tấm gương tập luyện thường xuyên để giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ Chính điều này đã trở thành sức mạng lôi cuối nhân dân tham gia phong trào thể
dục thể thao
Tư tưởng của Hồ chủ tịch về thể dục thể thao rất rộng lớn, song chính Người đã cô đọng tất cả lại qua Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục[3, Tr 7]
Bác viết:
“ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ
mới thành công
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho các nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe Vậy, nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước Việc đó không tốn
kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được Mỗi người lúc
ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tĩnh thần đầy
đủ Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục
Tự tôi ngày nào cũng tập.”
1.2 Những quan điểm chủ đạo đối với ngành Thể dục thể thao
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, thể dục thể thao là một hoạt động
thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần của xã hội — một bộ phận không thể thiếu trong nền
văn hoá của cộng đồng dân tộc Nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của nên thể dục thể thao
cách mạng là góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, chuẩn bị cho mỗi
con người về thể chất, ý chí và những đức tính cần thiết để phục vụ đắc lực công cuộc
tai tao và phát triển kinh tế, văn hoá, tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia
Tiếp thu tinh hoa quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểm này phù hợp với bối cảnh đất nước Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2- 9- 1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế gidi
9
Trang 14rằng Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Một kỷ nguyên mới của dân tộc ta bắt đầu Nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng bộ máy Nhà nước và hệ thống chính quyền, đoàn thể nhân dân, đi đôi với chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời đã huy động sức mạnh của toàn dân vừa kiến quốc, vừa cứu quốc Thể dục thể thao là một lĩnh vực hoạt động được Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề ra và đã sớm được chính quyền cách mạng quan tâm xây dựng
Ngay ở những ngày đầu của Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 thành lập
Nha Thể dục trung ương thuộc Bộ Thanh niên Đây là cơ quan lãnh đạo thể dục thể
thao đầu tiên của chế độ mới và cũng là dấu mốc khai sinh nền thể dục thể thao của
nước Việt Nam mới
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, kết thúc cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân chủ bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7- 5- 1954) lẫy lừng, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng: nhân dân ta vừa ra sức khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc vừa tiếp tục đấu tranh để giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà Nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội đòi hỏi phải thiết lập tổ chức bộ máy của các ngành để đáp ứng yêu cầu
của cuộc sống và xây dựng chế độ mới Công tác thể dục thể thao nhằm góp phần phục hồi và tăng cường sức khỏe của nhân dân sau 9 năm kháng chiến gian khổ và anh ding trở nên hết sức cần thiết
Tháng 6-1956, Chính phủ thành lập Ban Thể dục thể thao Trung ương Đến
ngày 6-3-1957, căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Nghị định số 068-TTg về việc chính thức thành lập Ban Thể dục thể thao Trung
ương trực thuộc Thủ tướng phủ, có nhiệm vụ giúp Chính phủ lãnh đạo phong trào thể
dục thể thao trong toàn miền Bắc, kể cả phong trào thể dục thể thao trong quân đội
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14(1958) đã xác định:
“Cần ra sức phát triển thể dục thể thao, mở rộng phong trào thể đục quốc phòng, nâng
Trang 15Một dấu mốc quan trọng của ngành TDTT, đó là ngày 2/10/ 1958, lần đầu tiên
Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 106 — CT/TW về công tác TDTT, nêu rõ:
“Trong thời kỳ kháng chiến, vì phải tập trung sức người, sức của để đánh giặc, chúng ta không có điều kiện để hoạt động nhiều về thể dục thể thao Ngày nay, trong điều kiện hoà bình và miền Bắc đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta có đủ điều kiện thuật lợi để đẩy mạnh phong trào TDTT tiến lên, góp phần vào việc bổi đưỡng sức khoẻ của nhân dân ta, chuẩn bị cho mỗi người về thể chất, về nghị lực và những đức tính cần thiết để đảm bảo nhiệm vụ xây dựng nước nhà, bảo vệ Tổ quốc.” [3, Tr
10]
Tiếp theo, Trung ương Đảng đã có nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo công tác TH TT qua các giai đoạn khác nhau
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 227-CL/TW vào ngày 18/11/1975 về công tác TDTT trong tình hình mới, trong đó nêu nhiệm vụ: “Xây dựng một nền thể thao xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học Công tác y tế và công tác TDTT phải tích cực góp phần nâng cao sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân, nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, những di hại của chế độ thực dân về mặt xã hội”
Tính lịch sử của Chỉ thị 227/CT/TW là mục tiêu và tính chất của nền TDTT
nước ta không chỉ là để thực hiện trong một khoảng thời gian mà là quan điểm định
hướng chung cho ngành TDTT trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, năm
1980, trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã dành hẳn một
điều 48 chương III quy định: “Nền thể dục thể thao Việt nam có tính dân tộc, khoa học
và nhân dân, được phát triển cân đối, mạnh mẽ, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi
dưỡng thể lực của nhân đân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.” [28, Tr
92]
Đến năm 1992, điều 48 trong Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung thành Điều
41, Chương HI thì ghi rõ:
Trang 16“Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, quy định chế độ giáo dục thể chất bất buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức tổ chức thể dục thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngường mở rộng các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng hoạt
động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.” [28, Tr 150]
Đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới kể từ năm 1986 theo đường lối lãnh đạo mà Đại hội Đảng lần thứ 6 đã xác định, Hội đồng Bộ trường (nay là Chính phủ) đã
quan tâm chỉ đạo ngành TDTT xây dựng quy hoạch phát triển TDTT giai đoạn 1986-
2000 và ban hành Chỉ thị 112CT/TW ngày 9/5/1989 “Về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt” xác định những nhiệm vụ đổi mới ngành TDTT Gồm
những nhiệm vụ sau:
“Nang cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh các trường học, duy trì và phát
triển phong trào TDTT trong các lực lượng vũ trang, công nhân viên chức và nhân dân;
mở rộng cơ sở đào tạo VĐV, tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao;
cần liên kết các trung tâm đào tạo VĐV quốc gia và các trường đại học, viện khoa học
TDTT; tổ chức ĐH TDTT các cấp, cải tiến việc chỉ đạo hoạt động thể thao ”
Sau hơn 5 năm thực hiện chỉ thị 112, Ban Bí thư đã có chỉ thị 36-CT/TW ban
hành vào ngày 24/3/ 1994 vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định sự thành công
của ngành TDTT hiện nay Trong Chỉ thị, Ban Bí thư đánh giá thể dục thể thao nước ta
còn ở một trình độ thấp, số người tập TDTT thường xuyên ít, hiệu quả giáo dục thể chất ở học sinh, các lực lượng vũ trang còn thấp, thành tích thể thao các môn thua xa so với các nước trong khu vực, lực lượng VĐÐV trẻ kế cận mỏng, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu nhiều mặt, các tổ chức xã hội về TDTT còn yếu kém
Chi thị đã yêu cầu phát triển TDTT đúng hướng theo 4 quan điểm, 3 mục tiêu [3, Tr 60] 4 quan điểm đó là : Phát triển thể thao là để phát huy nhân tố con người, nâng cao sức khoẻ, giáo dục nhân cách, Xây dựng nền thể dục thể thao có tính chất dân dọc,
Trang 17tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện dai, phát triển thể thao quần chúng với khẩu hiệu “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, xây dựng lực lượng thể thao chuyên
nghiệp đỉnh cao; Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn xã hội, xã hội hoá tổ chức hoạt động TDTT dưới sự
quản lý của nhà nước; Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế 3 mục tiêu đó là: Thực hiện giáo dục thể chất và tập luyện TDTT thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh
viên, lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân ; Hình thành hệ thống đào tạo tài năng
thể thao quốc gia, giành kết quả cao trong các cuộc thi đấu ở khu vực, châu Á và thế
giới; Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ, kiện toàn tổ chức ngành TDTT ở các cấp
Ngay sau chỉ thị 36, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị quan trọng nhằm tăng cường quản lý và phát triển TDTT theo hướng mà Ban Bí thư đã vạch ra Năm 1995, 1996 Chính phủ ra nhiều Chỉ thị về quy hoạch phát triển ngành TDTT: Chỉ thị 133TTg
va 274 TTg vé “Quy hoach va sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể
thao”; Chỉ thị số 314 TTg về “Chương trình quốc gia về thể thao” Đó là những chủ trương rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành TDTT và chưa từng có đối với
cong tac TDTT trong những năm trước đây
Vậy là 20 năm sau chiến tranh, Đảng đã thấy được sự phát triển của thể thao
nước nhà và liên tục yêu cầu ngành TDTT đổi mới, đổi mới hơn nữa, đặt ra những mục
tiêu lớn cho ngành cả về thể thao cho mọi người lẫn thể thao thành tích cao Chính vì vậy mà những năm cuối thế kỷ 20, sự nghiệp TDTT đã ngày càng tiến bộ, đóng góp
nhiều mặt tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ đổi mới
Đến năm 2003, Đại hội TDTT Đông Nam Á lần thứ 22 (SEA Games 22) đã
được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của nhân dân cả nước, được sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế Đó là một thành công to lớn, là thành
quả của nhiều năm thực hiện Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về thể thao Sau 8 năm
thực hiện Chỉ thị 36- CT/ TW, sự nghiệp thể thao của quốc gia đã có những bước phát
triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chưng của công cuộc đổi mới
Trang 18Ngày 23/ 10/ 2002, Chỉ thị s6 17- CI/TW chi dao vé Phat triển thể dục thể thao đến năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương ra đời Với quan điểm thể dục thể thao
là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; góp phân nâng cao thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, phục vụ đắc lực cho Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội 10 năm 2001- 2010, Chỉ thị 17 đã nêu rõ: “Trong giai đoạn mới, sự
nghiệp thể dục thể thao cần được tiếp tục phát triển theo Chỉ thị 36 CT/TW và phương
hướng, nhiệm vụ đã được Đại hội IX của Đảng xác định Tức là tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khấp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình
độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vi tri cao trong nhiều bộ môn Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức, tham gia thiết thực, có hiệu quả các
hoạt động văn hoá thể thao
Những chỉ số phải đạt được chứng tỏ việc thực hiện những chỉ đạo trên đó là: “
Phấn đấu 2010 toàn quốc đạt tỷ lệ 18 — 20% dân số tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên; 80- 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thao quy định;
giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông Nam Á, một số
môn có thứ hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới.” [3, Tr 71]
Đạt được chỉ tiêu này không dễ, song đến nay, ngành TDTT đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chính trị của mình Chiếm ngôi vị số 1 tại Đại hội TDTT Đông Nam Á
(SEA Games) lần thứ 22 và Đại hội thể thao người Khuyết tật (Para Games 2) tổ chức
tại sân nhà vào tháng 12/ 2003; Có hơn 10 VĐV vượt qua vòng loại châu Á tham dự
Thế vận hội Olympic tại Athens năm 2004; duy trì vị trí nằm trong 3 nước đứng đầu tại SEA Games 23 (2005); có hàng chục VĐV giành huy chương tại các giải vô địch
Trang 19thế giới, vô địch châu Á, tỷ lệ người dân tập luyện thể thao thường xuyên tăng mạnh
Đó là những gì ngành TDTT đã được được trước năm 2010 mà Chỉ thị 17 đặt ra
Giành được một tấm huy chương vàng tại Thế vận hội đã không còn là một ước mơ của người Việt Nam nữa
1.1.3 Những quan điểm chủ đạo với Báo chí Thể thao
Để có những thành công như hiện nay, ngành thể dục thể thao đã phát huy tối đa
sức mạnh của vũ khí tuyên truyền — Báo chí
Thông qua những chỉ thị, nghị quyết, nghị định của Đảng và Nhà nước với
ngành thể thao, có thể thấy vị trí của báo chí thể thao trong từng thời kỳ lao động và
chiến đấu của đất nước, sự phát triển của ngành là rất quan trọng
Ngày 30/ 1/ 1946, để thi hành Sắc lệnh số 14 của Chính phủ liên hiệp lâm thời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, về việc thành lập Nha Thể dục trung ương thuộc Bộ
Thanh niên, Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền đã ký Nghị định số 13- TN về
nhiệm vụ, hoạt động, tổ chức của Nha Thể dục trung ương Trong đó Nghị định ghi rõ
tại Điều I và Điều 2 là: “Nhiệm vụ của Nha Thể dục là: Gây trong nước một phong trào ham thích thể dục.” và “Muốn đi tới mục đích ấy, Nha Thể dục Trung ương phải:
Tuyên truyền và cổ động để gây một phong trào thể dục bình dân sâu và rong.” [34, Tr
6] Nghị định số 13 rất ngắn gọn này đã cho thấy tầm quan trọng của việc thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn — công việc của một tờ báo ngành đối với sự tồn tại, phát triển của một ngành mới ra đời, non trẻ và đầy thử thách
Sau khi Hồ Chủ tịch viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” vào ngay 27/ 3/
1946, báo Việt Nam Khỏe đã ấn hành số đầu tiên, ngày 30/ 3/1946, với tiêu đề đưới
tên báo: "Cơ quan vận động phố thông thể dục thể thao của Nha Thể dục trung ương
Việt Nam" là tờ báo thể thao đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đánh một dấu son vào lịch sử báo chí thể thao nước nhà trong thời đại mới Từ số báo đầu tiên ra ngày 30/ 3/ 1946, đến số cuối cùng ngày 28/ 9/ 1946,
Trang 20khi Hà Nội và cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến anh đững chống thực dân
Pháp xâm lược
Khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, chính quyền nhân dân các cấp được xây dựng và củng số Ban Thể thao Trung ương được thành lập Một trong những công
việc đầu tiên Ban thể thao Trung ương thực hiện là xúc tiến chuẩn bị xuất bản một tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành với tên gọi đầy dủ của ngành: Báo Thể dục thể
thao Số đầu ra vào ngày 16/ 6/ 1957 Đây là tờ báo chuyên đề đầu tiên về thể dục thể thao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đồng chí Hoàng Anh, Bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ban Thể dục thể thao Trung ương đã hết sức quan tâm chỉ đạo ấn
phẩm đầu tiên của ngành
Trong Chỉ thị đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị số 106 về Công tác thể dục thể thao ngày 2/ 10/ 1958, đã chỉ ra nhiệm vụ của báo chí thể thao, khẳng định nhiệm vụ số 1 của ngành trong thời điểm đó
“ Cong tác thể dục thể thao và thể dục quốc phòng là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, cần phải có kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ nhằm
đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, cụ thể là phải thi hành những biện pháp dưới
đây:
1 Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong cán bộ và nhân dân về ý nghĩa quan trọng của
thể dục thể thao và thể dục quốc phòng; vận động quần chúng tham gia ngày càng
nhiều vào phong trào thể dục thể thao, nhất là các trường học, nhà máy, bộ đội, cơ
quan Động viên cán bộ phải tập thể dục thường xuyên, các đoàn viên thanh niên làm
nòng cốt cho phong trào Phải gắn liên việc động viên tập thể dục và hoạt động thể thao với việc lãnh đạo sản xuất, phải đề phòng khuynh hướng chỉ nhìn thấy sản xuất mà
không chú ý tới thể dục thể thao, hoặc ngược lại chỉ chú trọng thể dục thể thao mà lơ là
nhiệm vụ lao động sản xuất ” [3, Tr 11]
Dưới chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa, đất nước độc lập, tự do, cần có những con người mới, có đủ sức khoẻ và trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Con người Việt Nam
Trang 21mới thực sự tiếp nhận một khái niệm thể thao chân chính: Thể thao cho mọi ngwoi,
thể thao vì con người, vì Tổ quốc
Chỉ thị 106 thực sự là ngọn cờ tư tưởng, kim chỉ nam cho báo chí thể thao thời kỳ đầu và cả sau này
Trong Nghị định 139/ CP, ngày 29/ 9/ 1961, của Hội đồng Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban TDTT, nhiệm vụ của báo chí thể thao cũng được đề cập, chứng tỏ vị trí thiết yếu của báo chí thể thao đối với ngành và
xã hội: “Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa trong nhân
dân; phối hợp với các đoàn thể có liên quan tổ chức và vận động các tâng lớp nhân dân
tham gia tập luyện thể thao; hướng dẫn xây dựng các hội thể dục thể thao quần chúng: phổ biến khoa học, kỹ thuật về thể dục thể thao” [3, Tr 283]
Thời kỳ từ năm 1965- 1975, cả nước đồng tâm hiệp lực chống Mỹ, báo chí thể
thao với 1 đại diện duy nhất của mình trong thời kỳ này là Báo Thể dục thể thao đã
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình
Năm 1966, trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và phá hoại miền Bắc, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chuyển hướng mọi
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó có ngành thể thao Thời kỳ này,
nội dung báo chí thể thao bám chắc Chỉ thị số 05 TTG/VG ngày 7/ 1/ 1966 của Thủ
tướng Chính phủ về: “Phát động một phong trào thể dục thể thao yêu nước, chống Mỹ khắp các trường học, xí nghiệp, hợp tác xã, ở thành thị cũng như nông thôn, đồng bằng
cũng như miền núi, nhằm vào đối tượng chính là dân quân, tự vệ, thanh niên và học
sinh” với “nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công tác thể thao quốc phòng, lấy nội dung chủ yếu là 5 môn chạy- nhảy- bơi- bắn — võ” phải “làm cho đội ngũ cán bộ thể
dục thể thao quán triệt sâu sắc tình hình và nhiệm vụ mới, thấy rõ yêu cầu và nội dung
cách mạng trong công tác thể dục thể thao, nâng cao tinh thần chiến đấu, tinh thân
dũng cảm, tĩnh thần khắc phục mọi khó khăn ” [3, Tr 186]
Trang 22Nam 1972, khi cuộc chiến đang trong giai đoạn cam go nhất, miền Bắc trực tiếp có chiến tranh, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 187 TTg ngày 28/ 6/ 1972, về
việc chuyển hướng công tác thể dục thể thao trong tình hình mới Trong đó ghi rõ :
“Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho các cấp, các ngành và đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ công tác thể dục thể thao chẳng những phục vụ yêu cầu của thời bình mà còn rất cần thiết trong thời chiến, đo đó cổ vũ mọi người hăng hái tham gia luyện tập để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong thời chiến Tăng cường công tác chính trị và tư tưởng, làm cho anh chị em cán bộ thấu suốt yêu cầu và nhiệm vụ của công tác thể dục thể thao trong thời chiến, nang cao tinh
thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn gian khổ, quyết góp phần đẩy mạnh phong trào
thể thao, phục vụ tốt sản xuất và chiến đấu.”†3, Tr 190]
Năm 1975, Đại thắng mùa Xuân đã kết thúc 30 năm chiến đấu, giải phóng đất nước, mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ tổ quốc thông nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội Ngày 18/ 11/ 1975, Chỉ thị số 227 CT/ TW về Công tác thể dục thể thao trong tình hình mới được ban hành Theo đó, báo chí thể thao tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về
quan điểm thể dục thể thao cách mạng của Đảng và Bác Hồ, góp phần “đẩy mạnh
phong trào vệ sinh và thể dục yêu nước trong nhân dân, gây thành ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh và tập luyện thân thể một cách thường xuyên, giáo dục chặt chẽ đạo đức
thể thao xã hội chủ nghĩa ” [3, Tr 37]
1.2 Vai trò của Báo chí thể thao trong tiến trình phát triển của ngành
1.2.1 Khái niệm và phân loại
Trước khi có một định nghĩa khái quát Báo chí thể thao là gì, hệ thống báo chí
thể thao là gì cần xem xét lại các khái niệm: Báo chí, Thể thao và Hệ thống
Báo chí là một hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội Thông thường, hiện
tượng xã hội nào liên quan đến nhiều người, tác động trên phạm vi rộng thì hiện tượng
đó càng nhiều định nghĩa và khái niệm Mặt khác, trong khoa học xã hội, các khái
Trang 23cứu Báo chí là một trong những đối tượng có nhiều các định nghĩa, khái niệm khác
nhau như thế,
Đã từ lâu, Báo chí luôn là hiện tượng có nhiều ý kiến, quan điểm đưa ra những
khái niệm, định nghĩa khác nhau, thậm chí đối lập nhau Các lãnh tụ của giai cấp vô
sản từ lâu đã khẳng định rằng báo chí là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của
công cuộc cách mạng Báo chí là một mặt trận, là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và xây dựng cuộc sống mới
Theo tài liệu Cơ sở lý luận báo chí, có định nghĩa khái niệm Báo chí như sau:
“Báo chí là một trong nhưng hệ thống xã hội có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố kiến trúc thượng tâng, là loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội với tính chất nghề nghiệp sáng tạo; sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí không có mục đích tự thân mà luôn gắn bó chặt chế với đời sống con người.”
Ngoài khái niệm cơ bản trên, có rất nhiều nhà nghiên cứu khác nhau có những
quan niệm, định nghĩa về báo chí khác nhau Dù vậy, tơi hồn tồn tán thành khái niệm về Báo chí mà trong bài báo khoa học “Khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ
thống”, PGS - TS Nguyễn Văn Dững đã nêu ra Bởi đây là một khái niệm về báo chí
theo quan điểm hệ thống:
“ Báo chí là thiết chế xã hội đặc thù, là tiểu hệ thống gồm các loại hình đa dang,
phong phú (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu )
Báo chí gồm chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo nên hiệu quả của sự vận
hành Đó là hoạt động chính sách thông tin, quan hệ với các tổ chức xã hội, nghiên
cứu khoa học, đào tạo; là hoạt động thu nhập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn
lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh
Báo chí bao gồm hệ thống tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú, linh hoạt Việc sáng tạo hệ thống tác phẩm này đòi hỏi đội ngũ nhà báo nắm vững thành thạo hệ thống tri thức chung, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
Trang 24Báo chí bao gồm tổ hợp các kênh chuyền tải thông tin, tao cho công chúng khả năng
lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi mọi lúc, tác động vào các giác quan
có thể Cơ chế tác động và tiếp nhận cũng rất linh hoạt.” [34, Tr 19]
Khái niệm: Thể thao
Thể thao cũng là một hiện tượng có nhiều cách định nghĩa, nhiều khái niệm
Khoa học nghiên cứu thể thao, khoa học sinh lý, khoa học xã hội đều có cách nhìn
hiện tượng này khác nhau, mỗi học giả lại có một góc nhìn khác nhâu về hiện tượng
này Vì vậy, trong Luận văn này, tôi tán thành và sử dụng một khái niệm mang tính
thống nhất cao, được thể hiện trong Dự luật Thể thao (bản trình Quốc hội sửa chữa, phê duyệt)
Tại Điều 3, trang 1, Dự luật Thể thao có định nghĩa như sau:
“1 Thé duc thể thao là hoạt động thông qua các bài tập thể lực và thi đấu thể thao
nhằm nâng cao sức khoẻ, rèn luyện thể lực con người; nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giáo dục con người phát triển toàn điện Thể dục thể thao bao gồm thể dục và thể thao
2 Thể dục là hoạt động tập luyện nhằm nâng cao sức khoẻ, năng lực vận động, hoàn
thiện thể chất con người
3 Thể thao là hoạt động chủ yếu bằng sự vận động thể lực nhằm phát huy năng lực
chuyên biệt để đạt thành tích cao nhất trong điều kiện thi đấu trực tiếp và công bằng 4 Thể thao cho mọi người là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu thể thao tự nguyện của đông đảo nhân dân
5 Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện, thi đấu thể thao nhằm nâng cao
thành tích, kỷ lục thể thao
6 Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình, nhằm mục đích kinh doanh.”
Khái niệm: Hệ thống
Trang 25Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “Hệ thống”, có thể được hiểu là “tập hợp
nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau
chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.”
Quan điểm hệ thống là cách thức nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự cấu
thành bởi nhiều yếu tố, những yếu tố hoặc đơn vị ấy được liên kết với nhau thông qua
các quan hệ chặt chẽ, quy định lẫn nhau và cùng hướng vào những mục đích của hệ
thống
Với cách tiếp cận hệ thống, nhìn nhận hệ thống báo chí thể thao Việt Nam,
chúng tôi thấy hệ thống này vừa có yếu tố, tính chất của hệ thống vừa có yếu tố, tính chất gắn kết lỏng lẻo, chưa thật sự hướng vào mục đích cuả sự phát triển hệ thống thể
thao nước nhà Điều đó thể hiện qua thực tế khảo sát các báo, tạp chí thể thao
Trong hệ thống báo chí Việt Nam, báo chí Thể thao là một bộ phận của hệ
thống báo chí đang tồn tại và phát triển
Báo chí Thể thao được hình thành và vận hành bắt đầu từ mục đích chính tri, nd
gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngành thể dục thể thao Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí thể thao đã phát triển thành một hệ thống dù sự liên kết
trong các yếu tố vẫn còn chưa chặt chẽ
Vì vậy, kế thừa và vận dụng những khái niệm trên, tôi xin đưa ra một định nghĩa về Báo chí Thể thao của riêng mình và nó có ý nghĩa xuyên suốt trong Luận văn này, dựa trên 3 khái niệm cơ bản trên đây
“Báo chí Thể thao là thiết chế xã hội đặc thù, là tiểu hệ thống gồm các loại hình
đa dạng, phong phú truyền tải thông tin hoạt động thi đấu thể thao, thong tin khoa hoc
và dịch vụ thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, rèn luyện thể lực con người, góp phần làm phong phú đời sống tỉnh thần, giáo dục con người phát triển toàn điện.”
Báo chí Thể thao bao gồm hệ thống tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú,
linh hoạt Việc sáng tạo hệ thống tác phẩm này đồi hỏi đội ngũ nhà báo nắm vững
thành thạo hệ thống tri thức thể thao, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
21
Trang 26“Hệ thống Báo chí Thể thao bao gồm tổ hợp các kênh truyền tải thong tin, tao
cho công chúng khả năng lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi mọi lúc, tác động vào các giác quan có thể Cơ chế tác động và tiếp nhận cũng rất linh hoạt.”
Phân loại
Hệ thống báo chí thể thao hiện nay, chúng tôi thấy hệ thống này vừa có yếu tố, tính chất của hệ thống vừa có yếu tố, tính chất gắn kết lỏng lẻo, chưa thật sự hướng
vào mục đích cuả sự phát triển hệ thống thể thao nước nhà Điều đó thể hiện qua thực
tế khảo sát các báo, tạp chí thể thao
Cùng với sự phát triển của thể thao cách mạng Việt Nam, hệ thống báo chí thể
thao cũng lớn mạnh không ngừng với số lượng đầu báo, tạp chí thể thao không nhỏ:
trên dưới 30 ấn phẩm, 10 website chuyên thể thao, chưa kể phần lớn các báo, tạp chí
khác trong cả nước đều có chuyên trang thể thao
Tuy nhiên, có thể phân loại các thành phần trong Hệ thống báo chí Thể thao như
sau:
- Báo, tạp chí chuyên ngành thể thao Riêng trong loại này đã có 2 đối tương phản ánh Một loại tổng hợp mọi tin tức về thể thao, một loại chỉ đăng tải thông tin về một môn thể thao riêng biệt
- Trang tin điện tử (website) chuyên về thể thao - Báo và tạp chí có yếu tố thể thao
- Chuyên trang, chuyên mục thể thao trên các tờ báo in và các loại hình báo chí khác như phát thanh, truyền hình
Trong đó, thành phần chủ đạo, chính là các báo, tạp chí chuyên ngành thể thao
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Báo chí thể thao
Ngay từ tờ báo chuyên về thể dục thể thao đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, đồng chí Hoàng Anh, Bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ban Thể dục thể
thao Trung ương đã chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của báo chí thể thao, khẳng định
Trang 27nhiệm vụ số 1 của ngành trong thời điểm đó trong Chỉ thi số 106 về Công tác thể duc thể thao Và đến nay, nó vẫn còn ý nghĩa
“ Công tác thể dục thể thao và thể dục quốc phòng là một nhiệm vụ quan trọng của
Nhà nước, cần phải có kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ nhằm
đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, cụ thể là phải thi hành những biện pháp dưới
đây:
1 Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong cán bộ và nhân dân về ý nghĩa quan trọng của
thể dục thể thao và thể dục quốc phòng; vận động quần chúng tham gia ngày càng
nhiều vào phong trào thể dục thể thao, nhất là các trường học, nhà máy, bộ đội, cơ quan Động viên cán bộ phải tập thể dục thường xuyên, các đoàn viên thanh niên làm
nòng cốt cho phong trào Phải gắn liền việc động viên tập thể dục và hoạt động thể
thao với việc lãnh đạo sản xuất, phải để phòng khuynh hướng chỉ nhìn thấy sản xuất mà không chú ý tới thể dục thể thao, hoặc ngược lại chỉ chú trọng thể dục thể thao mà lơ là nhiệm vụ lao động sản xuất ” [3, Tr 11]
Dưới chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa, đất nước độc lập, tự do, cần có những
con người mới, có đủ sức khoẻ và trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Con người Việt Nam
mới thực sự tiếp nhận một khái niệm thể thao chân chính: Thể £hao cho HHỌI Hgười,
thể thao vì con người, vì Tổ quốc
Trong công cuộc Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá đất nước, Việt Nam mở cửa hoà nhập với cộng đồng quốc tế về mọi mặt, thì thể thao chính là một trong những con đường
ngắn nhất để bạn bè thế giới biết đến đất nước — con người Việt Nam, bản sắc dân tỘC
Việt
Vì vậy, hơn bao giờ hết, chức năng, nhiệm vụ của báo chí thể thao chính là:
1 Thong tin trung thực về mọi mặt của tình hình thể thao đất nước và thế giới Để không chỉ nhân dân cả nước biết tình hình phát triển của thể thao nước nhà, diện mạo của thể thao thế giới, các giải đấu thể thao đỉnh cao mà còn để bạn bè thế giới thấy được thể thao Việt
Trang 282 Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách thể thao của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thành tựu khoa học, kỹ thuật thể thao trong nước và thế giới theo
tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu
thông tin thể thao lành mạnh của nhân dân; bảo vệ các loại hình thể thao truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng và phát triển nền thể thao xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết tồn dân; thơng qua thể thao, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc
3 Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội về thể thao; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân
4 Phát hiện, biểu đương tấm gương VĐV giỏi, HLV tối, nhân tố mới; đấu tranh chống
các hành vi vị phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực thể thao
5 Xây dựng và phát huy tinh thần tự cường dân tộc, đoàn kết tỉnh thần đồng dội và ý
chí quyết thắng cho cộng đồng, đặc biệt cho thế hệ trẻ
6 Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gla vào sự nghiệp
của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
1.2.3 Vài nét về báo chí thể thao ở Việt Nam
Ở Việt Nam, báo chí tiếng Việt ra đời sớm nhất là tờ Gia Định báo xuất bản hàng tuần ở tại Sài Gòn, số 1 ra ngày 15/ 4/ 1865 Tuy nhiên, báo chí Thể thao xuất hiện muộn hơn nhiều
Cho đến những thập kỷ đầu thế kỷ 20, một số môn thể thao hiện đại mới có điều
kiện du nhập Việt Nam theo đội quân viễn chinh Pháp vào Đông Dương Những hoạt
động thể thao này, trước hết là bóng tròn (bóng đá) được tổ chức trên địa bàn Sài Gòn
Do vậy, báo chí ở Sài Gòn đã sớm thông tin, phản ánh các hoạt động thể thao, sớm
nhất là bóng tròn Từ năm 1907, một vài tờ báo ở đây đã đưa tin về đội bóng tròn của
các thuỷ thủ xứ Hồng mao (Anh quốc) tranh đua với đội banh cảu nhà binh Pháp, khi
tau cua ho cập bến Sài Gòn
Trang 29Nam 1224, báo Công Luận (Sài Gòn) bên cạnh các mục quan lại thuyên chuyển, tin tàu đến, tầu đi , có mục tin về các trận đá banh, tranh tài bợi lội, quần vợt nghị luận về thể dục thể thao Năm 1925, ở Hà Nội, báo Nam Phong — một tờ báo chính trỊ-
xã hội- đã đăng bài ca ngợi Trường Thể dục (EDE-Ecole đéducation physique) và
người sáng lập là ông Nguyễn Quý Toản, khuyến khích mọi người tập thể dục Tờ nhật
báo Đông Pháp (1925-19543, sau đổi tên thành tờ Đông Pháp) cũng thường dang tin,
bài về thể duc thé thao, chủ yếu là các hoạt động ở Bắc Kỳ
Hai tờ báo chuyên đề về thể thao bằng tiếng Việt cùng xuất bản trước sau trong năm 1930 Tờ báo đầu tiên ra đời tại Sài Gòn mang tên Nam Kỳ thể thao, số 1 ấn hành
ngày 8- 5- 1930 Sau đó, ngày 4/ 11/ 1930, tại Hà Nội, tờ Bắc Kỳ thể thao do ông
Nghiêm Xuân Huyến làm chủ nhiệm ra mắt độc giả và xuất bản liên tục trong các năm 1930-1231 và một tờ tuần báo tiếng Pháp Sport Jeunesse d’Indochine do Cao uy Dong
Duong tai trợ và giám sát Từ đó, các tờ báo chuyên đề về thể thao bằng tiếng Pháp
(hoặc cả tiếng Pháp và tiếng Việt) đã liên tục ra đời như tờ Sport đ'Indochine (Thể
thao Đông Duong), Sportinh d’Indochine (1933-1936), Sport de Cochichine (Thé thao
Nam Kỳ - 1936-1941) ra hàng tuần hoặc nửa tháng một kỳ Một số tờ báo khác có
phần đề cập đến nội dung thể dục thể thao xuất bản tiếng Việt Nam 1933-1934 như tờ
Rạng Đông ở Hà Nội, tờ Vận động báo ở Sài Gòn
Đặc biệt ở Sài Gòn trong những năm từ 1936 đến 1942, thị trường báo chí thể thao còn xuất hiện thêm một số tờ báo về đua ngựa, đánh cá ngựa Các báo Đua ngựa (Chợ Lớn từ 1939), Le Jockey (Nài ngựa) có khá đông độc giả Riêng tờ Đông
Dương đua ngựa ấn hành liên tục từ 1939 đến 1942, lôi cuốn rất đông người mê đánh
cá ngựa tìm đọc Còn có cả tờ tuần báo chuyên về ngựa đua, mang tên Tin ngựa (Sài
Gòn)
Thời kỳ viên toàn quyền Decoux cử đại tá hải quân Ducoroy vận động phong
trào thể thao Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp bảo trợ xuất bản các báo thể thao
bằng tiếng Pháp, tờ Sport d’Indochine (Thé thao Dong Duong) ra đều kỳ từ 1941 đến
Trang 301944; còn ở Sài Gòn, cũng tờ báo mang tên nay xuất bản từ 1942 đến 1945 mới đình bản
Đáng chú ý là từ năm 1940, tờ báo tiếng Việt xuất bản ở Hà Nội có ảnh hưởng tương đối rộng là tờ Tin Mới Thể thao, chủ bút là ông Mai Văn Hâm, giám đốc là nhà báo Nguyễn Văn Luyện Tờ này lúc đầu chỉ là phụ bản của tờ báo Tin Mới, sau này ấn
hành như một tờ báo độc lập chuyên đề về thể dục thể thao cho tới năm 1942-1943
Ngoài báo chí thể thao, còn có các bản tin (Bulletin) của các Hội đoàn thể thao
Loại tin này hàng tháng hoặc nửa tháng một kỳ, như Bản tin Bóng đá Nam Kỳ (Football de Cochinchine), cơ quan của Tổng cuộc túc cầu Nam Kỳ (1938-1939), hay
bản tin hàng tháng của giới bơi lội Sài Gòn mang tên Neptuna (Bullentin mensuel des
nageur de Saigon) năm 1939
Nói chung, các báo thể thao tiếng Việt và tiếng Pháp nội dung chủ yếu là thông
tin, tường thuật, bình luận về bóng đá, xen kế với các môn quần vợt, bơi lội, bóng bàn,
điền kinh, quyền Anh ở từng miền hoặc toàn Việt Nam và quan hệ với các nước
trong xứ Đông Dương Qua các tờ báo thể thao do nhà cầm quyền Pháp chỉ phối hoặc
chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp, có thể thấy rõ xu hướng chính là lợi dụng thể dục thể
thao như một công cụ để để cao nền văn minh khai hoá của thực dân Pháp, làm lạc hướng đấu tranh của quần chúng, nhất là thanh niên, tiếp tục duy trì ách thống trị và sau này là tranh giành ảnh hưởng với phát xít Nhật ở Đông Dương, thực hiện âm mưu
nô dịch, bóc lột lâu dài nhân dân ta Tuy nhiên, các tờ báo thể thao tiếng Việt đều có
những bài viết khéo léo khêu gợi, dé cao tinh thần yêu nước, truyền thống thượng võ
của dân tộc, khuyến khích tổ chức và phát triển các Hội đoàn thể thao của người Việt, kêu gọi thanh niên, học sinh luyện tập thể dục thể thao vì vận mệnh và tương lai đất
nước
Cùng với sự tồn tại và phát triển báo chí thể thao trong khoảng 20 năm, đã dân
dần hình thành đội ngũ các nhà báo chuyên viết về thể thao Những người tiêu biểu như Trúc Quỳnh, Trọng Lang, Thiệu Võ, Quang Trung, Trần Văn Quý ở trong Nam,
Trang 31ngoài Bắc, là những tên tuổi rất quen thuộc với giới thể thao và bạn đọc hâm mộ thể
thao trước Cách mạng tháng Tám 1945
Tờ báo Thể thao đầu tiên, thuộc Hệ thống báo chí cách mạng, là tờ Việt Nam
khoẻ, ấn hành số đầu tiên ngày 30/ 3/1946, với măngsét dưới tên báo là: "Cơ quan vận
động phổ thông thể dục thể thao của Nha Thể dục Trung ương Việt Nam" Đây là tờ
báo Thể thao đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, đánh một dấu son vào lịch sử báo chí thể thao nước nhà trong thời đại mới
Từ số báo đầu tiên ra ngày 30-3-1946, đến số cuối cùng ngày 28-9-1946, khi Hà
Nội và cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp tái xâm lược, báo Việt Nam Khỏe đã để lại những trang biên niên sử, những tư liệu quý
giá, phản ánh chân thật sự chỉ đạo và thực tiễn hoạt động của nhân dân ta trong những tháng năm hào hùng xây đắp nên độc lập của đất nước và mở đầu sự nghiệp thể dục
thể thao thực sự của dân, vì dân
Đất nước lại trải qua một thời gian dài chiến đấu với thực dân Pháp, bảo vệ quyền độc lập tự do của Tổ quốc Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/ 5/ 1954), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải
phóng; nhân dân ta vừa ra sức khôi phục và phát triển kinh tế ở miễn Bắc vừa tiếp tục đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhà
Công tác thể dục thể thao nhằm góp phần phục hồi và tăng cường sức khỏe của
nhân dân sau 9 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng trở nên hết sức cần thiết Tháng
6/ 1956, Chính phủ thành lập Ban Thể dục thể thao trung ương Ngày 6/ 3/ 1957, căn
cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
068-TTg về việc chính thức thành lập Ban Thể dục thể thao trung ương trực thuộc Thủ
tướng phủ, có nhiệm vụ giúp Chính phủ lãnh đạo phong trào thể dục thể thao trong
toàn miền Bắc, kể cả phong trào thể dục thể thao trong quân đội
Sau khi Ban Thể dục thể thao trung ương được thành lập, lãnh đạo Ban đã xúc
Trang 32vụ sự chỉ đạo các hoạt động thể dục thể thao và với tên gọi đầy đủ của ngành là báo
Thể dục thể thao (nay là báo Thể thao Việt Nam) Báo ra số 1 vào ngày 16/ 6/ 1957
Do tình hình kinh tế, chính trị đất nước còn nhiều khó khăn Hai miền Nam —
Bắc vẫn còn chia cắt, nên trong suốt một thời gian đài, ngoài miền Bắc chỉ có tờ báo thể thao duy nhất này (không tính những bản tin thể thao lưu hành nội bộ hay chỉ là
một chuyên mục trong các tờ báo khác) (*không có sự khảo sát báo chí thể thao thời
kỳ này trong miền Nam)
Hoạt động thể thao ngày càng nhiều và chất lượng, nhân dân dù khó khăn về
kinh tế, song vẫn thiếu thốn món ăn tinh thần là thông tin thể thao cả nước và quốc tế,
nhất là khi Đài truyền hình Việt Nam đã thu và phát từ đài truyền hình Liên Xô (cũ) về
World’ Cup 1982 Dap ting long mong mdi của nhân dân cả nước, Thông tấn xã Việt Nam đã lập ra một nhóm phóng viên chuyên trách mảng thể thao quốc tế, thực hiện Bản tin World’ Cup 1982, mở đầu cho sự ra đời tuần báo Thể thao & Văn hoá với
lượng thông tin thể thao chiếm 50% nội dung, chủ yếu thông tin về thể thao quốc tế,
Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về giải trí của nhân dân tăng Các tờ báo chuyên về thể thao đã xuất hiện dần dân với chất lượng cao, thăm dò và đáp
ứng được nhu cầu của bạn đọc, thoả mãn bạn đọc với những thông tin chất lượng
Tháng 3/ 1984, tờ Thể thao (trực thuộc Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh) ra mắt bạn đọc
Năm 1996, tờ Thể thao Văn hoá Hà Nội (trực thuộc Sở TDTT Hà Nộ)) xuất hiện
và đến tháng 2/ 1002 đổi tên thành Thể thao Ngày nay
Kinh tế, xã hội phát triển, đời sống người dân được cải thiện Hàng loạt nhiều tờ
báo chuyên thể thao đã ra đời, tạo thành một Hệ thống báo chí thể thao, phản ánh đậm nét thể thao quốc gia và quốc tế Đó là những tờ tổng hợp thông tin thể thao như: báo Thể thao Việt Nam, Tin nhanh Thể thao Việt Nam, báo Thể thao, Thể thao NÑ gay nay, Thể thao Sài Gòn giải phóng, Tạp chí Thể thao; hay chuyên sâu một môn thể thao như:
28
Trang 33báo Bóng đá, Tạp chí 442, Tạp chí Tổng lực (của Thể thao Ngày nay), Tạp chí Golf,
Tạp chí Người chơi cờ
1.2.4 Vai trò của báo chí thể thao trong tiến trình phát triển ngành
Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục trung Ương
thuộc Bộ Thanh niên Đây là cơ quan lãnh đạo thể dục thể thao đầu tiên của chế độ mới và cũng là dấu mốc khai sinh nền thể dục thể thao của nước Việt Nam mới
Trong các công việc mở đầu, lãnh đạo Bộ Thanh niên và Nha Thể dục trung
ương đã chủ trương xuất bản một tờ báo làm cơ quan ngôn luận chính thức của ngành
Thể dục thể thao nước ta, nhanh chóng tiến hành các thủ tục xin phép ra báo và đặt tên
là "Thanh niên khỏe" Dé thể hiện rõ tính toàn quốc, tồn dân, khơng chỉ riêng trong giới thanh niên, ban lãnh đạo quyết định đổi tên báo thành "Việt Nam Khỏe" Vào
ngày 30/ 3/1946, báo Việt Nam Khỏe ấn hành số đầu tiên, với tiêu đề đưới tên báo:
"Cơ quan vận động phổ thông thể dục thể thao của Nha Thể dục trung ương Việt
Nam" Báo in 4 trang (khổ 27x39cm), giá mỗi số 6 hào, ra thứ bảy hàng tuần Tòa soạn và trị sự ở số 6 đường Hoàng Diệu, Hà Nội
Ay!
Trong Lời nói đầu” đăng ở số 1, tờ báo nêu rõ tôn chỉ, mục đích của báo Việt
Nam khỏe là góp phần "gây phong trào ham chuộng thể dục và thể thao trong nước,
ngõ hầu làm tăng tiến sức khỏe và cải tạo nồi giống Việt Nam Khỏe để gây đời sống
mới, mạnh và hùng cho một dân tộc đang tranh đấu cho nền Độc lập nước nhà "
Đó không chỉ là tôn chỉ, mục đích của duy nhất tờ Việt nam Khoẻ mà chính là mục đích tôn chỉ của cả Hệ thống báo chí thể thao Việt nam
Từ năm 1946, đến nay đã tròn 60 năm, báo chí thể thao đã phát triển vững
mạnh, đồng đều và đã luôn kên định với mục tiêu khởi thuỷ
Các tờ báo thể thao đã luôn kiên trì giữ vững định hướng phấn đấu không mệt
mỏi cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao nước nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị được giao cho
29
Trang 34
Là kênh thông tin về thể dục thể thao, đồng hành cùng với bạn đọc cả nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành Báo chí thể thao đã thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về thể dục thể thao trong chiến lược phát triển đất nước cũng như bồi
dưỡng nguồn nhân lực, động lực chủ yếu của sự nghiệp cách mạng
Các phóng viên thể thao Việt Nam đã có mặt ở khắp nơi để viết bài, chụp ảnh,
đưa tin về các hoạt động thể dục thể thao các địa phương, các lực lượng vũ trang, của các tầng lớp nhân dân, kịp thời biểu đương các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong phong trào “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đồng thời, đội ngũ phóng
viên thể thao quốc tế cũng liên tục cập nhật, theo dõi, phản ánh những giải đấu quốc tế, những kỳ Thế vận hội, Đại hội thể thao châu Á, Đông Nam Á, nhất là khi có đội
tuyển Việt Nam tham gia thi đấu, những giải quần vợt và bóng đá nổi tiếng thế giới
làm phong phú món ăn tinh thần cho đông đảo người yêu thể thao cả nước
Không chỉ phản ánh các hoạt động thể thao một chiều, báo chí thể thao cồn
hướng dẫn dư luận xã hội về ý nghĩa của hoạt động thể thao đó, vạch ra mặt mạnh và
yếu của hoạt động đó dưới con mắt của nhà chuyên môn, trở thành diễn đàn của các vận động viên, huấn luyện viên, người dân hưởng thụ thành quả thể thao tiên tiến Cùng với việc phát hiện, biểu dương tấm gương VĐV giỏi, HLV tốt, nhân tố mới, báo
chí thể thao còn đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu
cực thể thao Những trận cá độ bóng đá, móc ngoặc trọng tài, khai man tuổi, dan xếp
tỷ số, chia chác huy chương đều bị vạch trần, nêu trước công luận và đặt vấn đề để
giải quyết những tệ nận thể thao đó
Ngoài ra, các thành tựu khoa học, kỹ thuật thể thao trong nước và thế ĐIỚI cũng
được báo chí thể thao quan tâm và phổ biến, góp phân nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân Có thể nói, thông qua báo chí thể thao, rất nhiều kiến thức về thể thao quần chúng, thể thao để bảo vệ sức khoẻ và tuổi thanh
xuân đã thu hút sự quân tâm của độc giả cả nước, còn những thông tin về khoa học thể thao được cập nhật qua kênh thơng tin của nước ngồi cũng là những tài liệu quý đối
30
Trang 35
với người làm khoa học thể thao của Việt Nam Những kỹ thuật mới trong công tác
huấn luyện, những bài báo hay tham luận về khoa học thể thao của các chuyên gia nước ngào! lược dịch cũng là bí quyết, cẩm nang của người làm nghề, những huấn
luyện viên, người quản lý thể thao
Báo chí thể thao còn góp phần bảo vệ các loại hình thể thao truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, xây dựng và phát triển nên thể thao xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối
đồn kết tồn dân thơng qua thể thao, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Những môn thể thao dân tộc tràn đầy tinh thần thượng võ của dân tộc như bắn nỏ, bắn cung, tung còn, đua trâu, đua bò, đua thuyền rồng đã tồn tại và phát triển nhờ có sự
cổ vũ, khích lệ của báo chí thể thao Những câu truyện hào hùng xung quanh chiếc nỏ,
sự lãng mạn và ý nghĩa tình yêu trong trò tung còn, tuyên truyền thu hút mọi người
quan tâm tới những Lễ hội văn hoá — thể thao của người dân tộc đã duy trì được sức
sống cho những môn thể thao truyền thống như vậy
Trên từng tờ báo thể thao, trên từng trang báo, chúng ta có thể thấy rõ các dấu ấn lịch sử của sự phát triển đất nước nói chung và sự phát triển của ngành Thể dục thể
thao nói riêng
Có thể phản ánh ở nhiều góc cạnh khác nhau Có tờ chuyên đi sâu vào những mặt trái của hoạt động thể thao, có tờ thì đi sâu vào vấn đề lý luận của ngành, có tờ lại có tầm nhìn bao quát thể thao cả nước Song mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chỉ thị
của Chính phủ, thông tư liên tịch của ngành đối với công tác thể dục thể thao đều được
đăng tải, không chỉ các văn bản, mà phân tích, làm rõ các quan điểm trong các văn bản mà địa phương đã thực hiện tốt, hiệu quả hay ngược lại là sai phạm, để tuyên truyền,
phổ biến cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, công nhân viên chức trong ngành và cho bạn đọc rộng rãi trong toàn xã hội
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống được phản ánh đầy đủ thông qua tin, bài, ảnh của phóng viên thâm nhập thực tế cơ sở phản hồi trên mặt báo Không chỉ góp phần làm rõ đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với công tác thể dục thể thao, mà tất cả các hoạt động của
Trang 36nganh, cua Uy ban Olympic Việt Nam, của các Liên đoàn thể thao từ trung ương tới địa phương đều được phản ánh trên mặt báo, như là những nhân chứng quan trọng
trong lịch sử phát triển của ngành
Điều đáng nói hơn cả, là trong suốt thời gian qua, hầu như không năm nào báo chí thể thao không có các nội dung tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp thể dục thể thao qua "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" và các ý kiến, các bài viết của Người đối với ngành Thể dục thể thao, giáo dục thể hệ trẻ bằng tấm gương
tinh thần thể thao của Bác dưới nhiều góc độ, hình thức Việc tuyên truyền tư tưởng
của Bác Hồ đối với sự nghiệp thể dục thể thao không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự nỗ lực
của toàn ngành làm theo lời Bác, nỗ lực xây dung ngành phát triển, mà còn có tác
dụng to lớn cổ vũ toàn đân tham gia luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ,
tham gia lao động, học tập, chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao và đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng đối với thể dục thể thao là sợi chỉ đỏ xuyên suốt định hướng cho sự phát
triển thể dục thể thao và trong thực tế, đó cũng là một chủ đề nhất quán, xuyên suốt trong hệ thống báo chí Thể thao Việt nam
Một phần quan trọng không thể thiếu, đó là báo chí thể thao đã phản ánh trung thực tất cả các hoạt động thi đấu phong trào đỉnh cao, trong cả nước hay ở một địa phương, trong nước hay quốc tế rất kịp thời, dưới nhiều góc nhìn Chính qua cái nhìn
của báo chí thể thao, đã thấy được điểm mạnh, yếu của thể thao nước nhà Những bất
cập trong thí đấu, nhưng tiêu cực trong các giải đấu, nỗi buồn của các VĐV, nhiệt huyết của họ hay nỗi lòng của các huấn luyện viên, các nhà cầm quân đều được phản ánh đầy đủ, rõ nét và mang tính xây dựng
Sự lớn mạnh của các phóng viên thể thao sau 60 năm phát triển, trưởng thành là
vô cùng mạnh mẽ Thế hệ trẻ với kỹ năng báo chí, với sự hỗ trợ của mọi thiết bị kỹ thuật, có trình độ nghiệp vụ đã khiến cho đời sống thể thao cả nước được phản ánh sôi động hơn bao giờ hết
Trang 37Những năm đất nước đổi mới, mở cửa, cơ chế thị trường có tác động toàn diện
và mạnh mẽ đối với đời sống xã hội, báo chí cũng bất nhịp và chuyển động mạnh mẽ Từ chỗ được Nhà nước bao cấp đến thời kỳ đổi mới xoá bao cấp, nhiều tờ báo phải tự cân đối kinh phí, nên trên thị trường đã xuất hiện xu hướng thương mại hoá báo chí,
xuất hiện yếu tố cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh gay gắt Song đa số các báo thể thao đều giữ vững tôn chỉ, mục đích và định hướng Trên các báo thể thao luôn có một tỷ lệ thích hợp cho trang báo phản ánh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao
đỉnh cao, các cuộc đấu của thể thao Việt Nam trên các đấu trường quốc tế
Hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về sự trưởng thành
của mình với một cơ cấu ấn phẩm phong phú, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương trung ương tới các địa phương, cơ sở trong cả nước, các thông tin thể thao trong nước quốc tế, những giải đấu chất lượng cao, những vinh quang mà các VĐV Việt Nam đã
giành được tại đấu trường quốc tế, những tiêu cực thể thao, phổ biến cách chơi các môn thể thao, bình luận thể thao quốc tế, chuyện vui thể thao
Liệu SEA Games 22 có thể thành công được đến vậy chăng nếu không có sự
tuyên truyền, cổ vũ, thu hút sự tham gia của mọi lực lượng xã hội của báo chí thể thao? Lần đầu tiên tổ chức một đại hội thể thao tầm cỡ, chúng ta thấy được sức mạnh của báo chí thể thao Chính báo chí thể thao đã làm mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa
các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân đân thế giới vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội Báo chí thể thao đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về một khu vực Đơng Nam Á đồn kết, hoà bình, hữu nghị Các quốc gia khác nhau về văn hoá, về thể chế chính trị, về lối sống song cùng chung một mục đích là thi đua và chiến thắng một cách minh bạch, vinh quang trong thể thao
Bên cạnh việc hệ thống báo chí thể thao liên tục đổi mới công tác xuất bản,
ngành báo chí này cũng tích cực tổ chức các hoạt động xã hội-nghề nghiệp để mở rộng
ảnh hưởng của báo chí thể thao trong đông đảo bạn đọc, phục vụ cho nhiệm vụ của ngành Cách hoạt động nghiệp vụ như trao Giải phong cách trong bóng đá, tổ chức
33
Trang 38Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc, Bầu chọn 10 vận động viên tiêu biểu, tổ chức Giải bóng đá nữ quốc tế Than Việt Nam mở rộng, tổ chức các cuộc thi Kiến thức thể thao,
thi Dự đoán kết quả các giải thể thao lớn, nhất là bóng đá đã thực sự đem lại hiệu
quả trong công tác tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể đúng với chức năng của báo chí, hơn thế nữa, còn đóng góp hữu ích cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao và
góp phần tạo ra những sân chơi lý thú cho bạn đọc
Từ các hoạt động xã hội tổ chức thành công, báo chí thể thao cũng thu hút được
nguồn lực từ phía các nhà tài trợ bổ sung cho hoạt động của mình, và mở rộng ảnh hưởng đối với xã hội, đối với người đọc
Báo chí thể thao đã thực sự đáp ứng được yêu cầu chính trị của ngành, trở thành
người bạn đường tin cậy của người yêu thể thao cả nước
Với sự phát triển mạnh mẽ của nên thể dục thể thao nước nhà và yêu cầu ngày
càng cao của bạn đọc cả nước, báo chí thể thao đang đứng trước nhiều thời cơ để phát
triển, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới
Trang 3935
CHUONG II
THỤC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CHÍ THE THAO
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Toàn cảnh Thể thao Việt Nam
Lịch sử 4000 năm liên tiếp có những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước đã
hun đúc nên một dân tộc Việt Nam thượng võ Truyền thống thượng võ này thể hiện
khá rõ ở những hoạt động thể thao tìm thấy trong những sinh hoạt tập thể từ xa xưa
của cộng đồng người Việt
Nếu về phương diện văn hoá, lễ hội truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng nổi tiếng với những câu ca quan họ và những làn điệu chèo thì dưới con mắt nhà thể thao, nó cũng sôi nổi với những cuộc đấu vật, đấu võ, đánh đu, đánh cờ Hội đua thuyền, thi bơi, thi lặn hàng năm thường là những cuộc đọ sức quyết liệt của trai tráng
vùng duyên hải và ven những con sông lớn Ngược lên miền núi, những cuộc đua
ngựa, đua voi, bắn cung, bắn ná, những trò chơi giầu tính thể thao như ném còn vẫn
được duy trì đều đặn đến ngày nay
Thời thuộc Pháp và dưới chính quyền Nam Việt Nam cũ, các tuyển thủ Việt
Nam, mặc dù hoạt động lẻ tẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi đấu quốc tế trong khu vực, và
đã nhiều lần giành chức vô địch hoặc thứ hạng cao ở các môn: bóng đá, quyền Anh, xe
dap, tennis
Từ năm 1975, thể dục thể thao Việt Nam thực sự được thúc đẩy trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với khẩu hiệu "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc" Hai cuộc chiến tranh Pháp và Mỹ sau đó là những cản trở lớn cho sự phát triển của thể
thao Việt Nam, nhưng tại những khoảng trống về không gian và thời gian trong hai cuộc chiến tranh đó, Việt Nam cũng đã tranh thủ xây dựng được những cơ sở vật chất
đầu tiên cho thể thao Những sân vận động, trung tâm huấn luyện, và quan trọng hơn
Trang 40là những huấn luyện viên và cán bộ quản lý đầu tiên của ngành TDTT đã được đào tạo cơ bản ở cả trong và ngoài nước
Từ khi đất nước thống nhất (1976) và nhất là từ khi có chính sách đổi mới
(1986), những chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội đã thúc đẩy ngành TDTT đã thực
sự khởi sắc
Phong trào cơ sở ngày càng thu hút đông đảo quần chúng tham gia, hàng triệu người thuộc đủ mọi lứa tuổi đang thường xuyên tham gia tập luyện Phố xá buổi sớm của Việt Nam thường gây ấn tượng cho khách nước ngoài bởi những đoàn người tập thái cực quyền, tập thở khí công, những sân cầu lông và cả những sân bóng đá mini
hoạt động sôi nổi Nếu những câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, thể dục dưỡng sinh ngày càng phát triển thu hút tầng lớp trung niên và người cao tuổi thì ngược lại các lớp Judo,
Karate, Taekwondo lai dang 14 niém say mê của thanh thiếu niên Hoạt động thi đấu TDTT diễn ra tấp nập quanh năm, khắp các địa phương với các giải lớn của từng bộ môn, các đại hội thể thao cơ sở, địa phương và toàn quốc
Đặc biệt qua 20 năm Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất
nước, TDTT Việt Nam đã tạo nên những chuyển biến mới về lượng và chất Những chuyển biến mới đó đã tạo nên “hình hài” , vóc dáng và dấu ấn của TTVN bằng số
lượng người tập luyện thường xuyên ngày càng tăng, số CLB TDTT từng môn và nhiều
môn thể thao ngày càng nhiều, các công trình thể thao liên thôn, liên xã, liên huyện,
các trung tâm TDTT cấp quận được đầu tư xây dựng Các công trình thể thao mang
tầm cỡ quốc gia, mang dáng vóc quốc tế đang được khai thác, được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, công tác đào tạo VĐV được hệ thống hoá, được xây dựng khoa học hơn bằng các chương trình mang tầm cỡ quốc gia như chương trình mục tiêu, chương trình
dao tao VDV tre ., công tác huấn luyện VĐV từng bước chuyển đổi theo hướng
chuyên nghiệp hoá, việc áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học huấn luyện cấp cao,
việc đưa tiến độ khoa học ứng dụng vào công tác huấn luyện, đào tạo, việc thành lập Trung tâm y học, hồi phục sức khoẻ, việc thuê các chuyên gia nước ngoài trực tiếp