Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
2,02 MB
Nội dung
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
Tiểu luận
Đề tài:
TÌM HIỂUCÂY VẢI
MỤC LỤC
Tran
g
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂYVẢI 4
1. Cây vải: 4
2. Nguồn gốc và phân bố 4
3. Các giống vải chủ yếu ở Việt Nam và trên thế giới 5
3.1. Vải thiều Thanh Hà: 7
3.2. Vải Hùng Long: 7
3.3. Vải Lai Bình Khê : 7
3.4. Vải lai Yên Hưng : 7
4. Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của câyvải 8
4.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của câyvải 8
4.2. Đặc điểm hệ rễ của câyvải 9
4.3. Nhu cầu dinh dưỡng của câyvải 9
4.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng đạm 10
4.3.2. Nhu cầu về dinh dưỡng lân 10
4.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng kali 11
4.3.4. Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác 12
II. CÁC YÊU CẦU VỀ SINH THÁI CỦA CÂYVẢI 12
1. Yêu cầu về nhiệt độ 12
2. Yêu cầu về lượng mưa và độ ẩm 13
3. Yêu cầu về ánh sáng 14
4. Yêu cầu về đất đai 15
III. CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHO VẢI 16
1. Chọn và chuẩn bị đất trồng 16
1.1. Chọn đất : 16
1.2. Chuẩn bị đất trồng : 16
2. Chuẩn bị cây giống 16
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vải 16
3.1. Thời vụ trồng: 16
3.2. Khoảng cách trồng: 17
3.3. Cách trồng: 17
4. Bón phân cho câyvải 17
4.1. Tình hình sử dụng phân bón cho câyvải 17
4.2. Các loại phân bón truyền thống 18
4.3. Các loại phân bón mới 18
4.4. Các chế phẩm Fito tăng năng suất cây trồng và Phân phức hợp
HCVS Fitohoocmon 19
4.4.1. Chế phẩm Fito tăng năng suất cây trồng 19
4.4.2 Phân phức hợp HCVS Fitohoocmon 22
* Thành phần chủ yếu của phân phức hợp HCVS Fitohoocmon 22
- Phân mùn hữu cơ cao cấp: phân gia súc, gia cầm, than bùn và các phế
phụ phẩm nông nghiệp 22
- Phân đa lượng: đạm, lân và kali 22
- Phân trung lượng: Canxi, magie, lưu huỳnh, … 22
4.5. Phương pháp bón phân cho vải 23
4.6. Quy trình bón phân Hữu cơ vi sinh Fito - Việt Séc cho câyVải
Thiều - huyện Thanh Hà: cây có tuổi từ 10 - 14 24
4.6.1. Thúc lộc thu: 24
4.6.2. Thúc ra hoa: 24
4.6.3. Thúc quả non lần 1: 24
4.6.4. Thúc quả non lần 2: 24
4.7. lượng phân PHHCVS Fito - Việt Séc bón cho vải ở các lứa tuổi: 24
Bảng 5. Lượng phân bón cho vải theo các lứa tuổi cây 25
5. Cắt tỉa tạo tán: 25
6. Sâu bệnh chính và biện pháp phòng trừ 25
6.1. Bọ xít : 25
6.2. Sâu đục thân cành : 25
6.3. Rệp hại hoa, quả non : 26
IV. THU HOẠCH VẢI 27
CÂY VẢI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VẢI
1. Cây vải:
Cây vải có tên khoa học là Nephelium litchi, Litchi chinensis Sonn; Chi:
Vải Litchi; Họ: Bồ hòn Sapindaceae; Bộ: Bồ hòn Sapindales; Phân lớp: Hoa
hồng Rosidae; Lớp: Ngọc lan Dicotyledoneae (Magnoliosida); Ngành: Ngọc lan
Magnoliophyta (Angiospermae).
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), [Phân loại thực vật bậc cao,
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội], Menzen (2002)[Tr.8-13.
The Lychee crop in Asia and the Pacific, FAO.] và Hoàng Thị Sản (2003) thì họ
Bồ hòn có 150 chi với trên 2000 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới đặc biệt là ở Châu Á và Châu Mỹ. Ở Việt Nam họ Bồ hòn được biết
đến với 25 chi và trên 70 loài phân bố trên khắp đất nước, nhiều loài điển hình
cho rừng thứ sinh ẩm nhiệt đới trong đó có một số cây cho quả ăn ngon như vải,
nhãn, chôm chôm,…
Về đặc điểm phân loại câyvải là cây gỗ nhỡ, thường xanh. lá kép lông
chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có ngăn, vỏ quả mỏng màu đỏ hồng hay
đỏ nâu mặt ngoài sần sùi có hạt, ăn hơi chua hay ngọt.
2. Nguồn gốc và phân bố
Theo FAO (1989) theo tàiliệu này viết về câyvải đã ghi lại thời gian vào
năm 100 trước công nguyên Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền Nam
Trung Quốc và Bắc Inđônêxia. Cuối thế kỷ 17, cây từ trung Quốc đầu tiên được
đưa vào Mianma cuối thế kỷ 18 được đưa sang Ấn Độ (Singh và Singh, 1954),
năm 1775 đưa sang quần đảo Tây Ấn, năm 1854 đưa sang Austraylia (Queen và
Auco 1962) năm 1870 đưa sang Nam Phi (Marlen, 1957) năm 1872 đưa sang
Hawai (Gvove, 1952) năm 1886 đưa vào Florida của Mỹ (Barley, 1916)…
Theo Trần Thế Tục (2004) nguồn gốc câyvải có ở giữa miền Nam Trung
Quốc và Miền Bắc Việt Nam và bán đảo Malai. Hiện nay ở núi Tạ Hải Sơn tỉnh
Quảng Đông, núi Hồ Lĩnh, Kim Cổ Lĩnh (đảo Hải Nam) ở vùng phía Nam của
Xisuang Bana (Vân Nam) còn những cánh rừng có nhiều câyvải dại mọc. Theo
nhiều tàiliệu của Trung Quốc cho biết có rất nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc
có câyvải dại như các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam, đảo Hải Nam… và theo
điều tra của các nhà khoa học Trung Quốc, đã điều tra thực địa và từ góc độ lịch
sử hình thái và đặc trưng quần lạc sinh thái đã kết luận đảo Hải Nam có câyvải
dại, ngoài ra ở Hoa Châu, Liêm Giang, Dương Xuân và trên sáu ngọn núi lớn ở
huyện giáp ranh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có
cây vải dại chứng tỏ câyvải có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ở nước ta, câyvải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân bố
từ 18 - 19
0
Vĩ Bác trở ra nhưng chủ yếu vần là vùng đồng bằng Sông Hồng,
trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ. Theo các tàiliệu lịch sử thì
cách đây 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuốc vải là một trong những cống vật hằng
năm mà Đại Việt phải mang cống nộp cho Trung Hoa. Câyvải dại cũng đã được
tìm thấy ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và nhiều nơi khác. Từ đó, miền Bắc
Việt Nam cũng được coi là nguồn gốc của cây vải.
Ngày nay, câyvải được trồng ở trên 20 nước trên thế giới nhưng chủ yếu
phân bố ở vùng Đông Nam Á ở Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt
Nam, Mianma, Lào, Campuchia, Malaisia, Philippin, Inđônêxia, Srilanca, Nhật
Bản, Ixrael.
Ở Châu Phi: Nam Phi, Morithiuyt, Madagatca, Rênyniong, Gabông, Cônggô…
Ở Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Hondurat, Panama, Cuba, Trinidat, Pôctoorico, Brazil…
Ở Châu Đại Dương: Autraylia, Newzilan,…
Ở Việt Nam, đã hình thành một số vùng trồng câyvải tập trung như Lục
Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Đồng Hỷ
- Phú Lương (Thái Nguyên), Đình Lập - Hữu Lũng (Lạng Sơn), Chương Mỹ
(Hà Tây), Phù Yên - Bắc Yên (Sơn La), Phú Thọ. Ngoài ra còn một số địa
phương ở Tây Nguyên như Đăk Nông, Đăk Lắk, Kontum…
3. Các giống vải chủ yếu ở Việt Nam và trên thế giới
Ở Việt Nam sự phân chia các giống vải còn mang tính chất tương đối, xét
theo phẩm chất quả, có các nhóm: vải chua, vải nhỡ, vải thiều; xét theo thời gian
thu hoạch, có các nhóm vải: vải chín sơm, chính vụ và vải chín muộn.
- Nhóm vải chua: (hay còn gọi là tu hú) cây cao lớn, lá to, phiến lá mỏng.
Khi ra hoa, chùm hoa vải từ cuống đến nụ hoa đêu phủ một lớp lông đen. Quả
thường chín vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Khi chín vỏ quả màu đỏ tươi,
trọng lượng quả 30 - 50g, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất chua, tỷ lệ cùi chiếm
60 - 65% trọng lượng quả. Ở nước ta hiện còn ở các tỉnh trung du và miền núi
như Phú Thọ, Hà Tây, Tuyên Quang, Quảng Ninh…
- Nhóm vải nhỡ: cây to trung bình, tán cây thường to 5 - 7m, dạng trứng,
lá thường to, cây sinh trưởng khỏe, chùm hoa không có lông đen, nhưng hoa
mọc thưa hơn vải chua, quả chín muộn hơn nhóm vải chua nhưng sớm hơn
nhóm vải thiều. Quả có trọng lượng trung bình từ 28 - 34g.
- Nhóm vải thiều: cây có tán hình mâm xôi cao từ 10 - 15m, lá nhỏ, phiến
lá dày bóng, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất có độ pH 5 - 6, khi ra hoa
chùm hoa không phủ lớp lông đên mà có màu trắng vàng, chín chính vụ (tháng
6). Trọng lượng quả trung bình 18 - 25g, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ, dày cùi, tỷ lệ ăn
được 70 - 80% cùi thơm và ngọt hơn 2 nhóm vải trên.
Quả vải thiều gốc
- Quả tròn, hạt nhỏ cùi dày, gai nhỏ
- Ăn ngon, ngọt và thơm
Ngoài ra còn có một số giống có thể được biết đến với vài tên khác nhau
theo cách gọi của từng địa phương. Tuy nhiên, hiện nay theo Vũ Mạnh Hải và
Nguyễn Văn Dũng (2002) Viện Nghiên cứu Rau quả đã thu thập và mô tả 33
giống vải được trồng ở các vùng khác nhau trong đó có nhiều giống có triển
vọng đã và đang được phát triển ngoài sản xuất như giống Hùng Long, Yên
Hưng, Yên Phú,…
Có thể kể đến một số giống vải:
3.1. Vải thiều Thanh Hà:
Cây sinh trưởng tốt, lá mầu xanh đậm. Quả hình cầu,
khi chín mầu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung
bình 20,7g (45 - 55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 75%, độ Brix 18 -
21%. Ðây là giống chín chính vụ, thời gian cho thu hoạch 5/6 - 25/6.
3.2. Vải Hùng Long:
Cây sinh trưởng rất tốt, lá hình lòng máng phẳng, xanh đậm. Quả hình
tròn hơi dài, khi chín có màu đỏ sẫm, gai thưa, nổi. Trọng lượng quả trung bình
23,5g (40 - 45 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được 72,0% , độ Brix 17 - 20%. Ðây là
giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch 10/5 - 20/5.
3.3. Vải Lai Bình Khê :
Cây sinh trưởng rất tốt, lá mầu xanh tối. Quả hình trứng, khi chính có mầu
đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 33,5g (28 -
35quả/kg), tỷ lệ phần ăn được 71,5%, độ Brix 17 - 20%. Ðây là giống vải chín
sớm, thời gian cho thu hoạch 5/5 - 15/5.
3.4. Vải lai Yên Hưng :
Cây sinh trưởng khỏe, mầu xanh hơi vàng. Quả hình tim, khi chín mầu đỏ
vàng, gai thưa. Trọng lượng quả trung bình 30,1g (30- 35quả/kg), tỷ lệ phần ăn
được 73,2%, độ Brix 18 - 20%. Ðây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch
10/5 - 20/5.
Các giống vải trên thế giới thì hiện tại Trung Quốc là nước có số lượng
giống vải nhiều nhất. Tuy vậy trong số hơn 200 giống vải được trồng ở Trung
Quốc chỉ có khoảng 15 giống là có khả năng sản xuất theo hướng hàng hoá, ở
mỗi vùng sinh thái có một số giống chủ lực.
Ở Ấn Độ có khoảng 50 giống vải được trồng ở các bang khác nhau. Ở
Bang Bihat nơi có diện tích vải lớn nhất của Ấn Độ có những giống quan trọng
là Shahi, Kasba, China, Deshi, Purbi… Giống được trồng phổ biến ở Uttar
Pradesh là Dehra Dun. Những giống cho năng suất và phẩm chất tốt ở Ấn Độ là
West Bengal, Bombai, Elaichi, China, Bedana.
Ở Austraylia, những vùng trồng vải tập trung nằm theo dải bờ biển từ
Cairrus, Atherton Tablelands Ingham, Mackay, Bundaberg đến Coffs Harbuor
với các giống vải chính là Fay Zee Siu, Taiso, Bengal… (G.W Vallance, 1986),
S.K.Mitra. Ở bảng trên là các giống vải chính được trồng trên thế giới.
Bảng 1. Giống vải chính của một số nước trên thế giới
TT Tên nước Các giống vải chính
1 Ấn Độ Shahi, Rose Seented, calcuttia, bedana, longia, china
2 Úc Fay Zee Siu, taiso, bengal, waichee, kwaimay pink, salathiel
3 Đài Loan Haakyip, shakeng
4 Nam Phi Taiso, bengal
5 Mỹ Taiso, Kaimana
6 Thái Lan Taiso, waichee, baidum, chacapat, Kom
7 Trung Quốc Fay Zee Siu, bahlwp, no mai chee, Souey Tung, Taiso, Brewster
Nguồn: Menzel (1995,2002)
4. Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây vải
4.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây vải
Thời kỳ kiến thiết cơ bản bắt đầu từ sau khi trồng bằng cành chiết hay cây
ghép đến khi cây đạt 3 tuổi. Trong thời kỳ này câyvải phát triển hệ thống rễ,
thân, cành, hình thành tán cây. Thời gian đầu cây phát triển chậm. Trong thời kỳ
này đường kính thân, số cành và tán câyvải tăng dần hàng năm. Một năm cây
vải cho ra từ 4 đến 5 đợt lá non (lộc) mà sau đó có thể phát triển thành cành vào
các tháng: 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7, 8 - 9 và nếu thời tiết ấm cả vào các tháng 10 - 11.
Thời kỳ kinh doanh của câyvải được bắt đầu từ năm thứ 4 sau trồng. Ở
thời kỳ này một năm câyvải cho 2 - 3 đợt lộc, trong đó: đợt lộc xuân vào
khoảng tháng 2, đợt lộc sau thu hoạch quả vào khoảng tháng 6 - 7 và đợt lộc thu
vào khoảng tháng 9 - 10. Câyvải không ra hoa trên cành 1 năm, nên đợt lộc thu
sẽ tạo ra các cành thu cho hoa và quả vào năm sau rất có ý nghĩa cho năng suất
vải vào vụ tới.
Tháng 10 - 11 là giai đoạn ủ mầm hoa nên cần dinh dưỡng, nhưng cần lưu
ý giảm lượng đạm sử dụng. Từ tháng 2 - 6 là thời kỳ cây ra hoa kết quả, nếu quả
nhiều thì không ra lá cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng đặc biệt là đạm và
kali để nuôi quả.
Đọt lá trên đó chùm hoa đã nảy sinh gọi là đọt mẹ, đọt mẹ càng già (ra
vào tháng 6 - 7) càng có khả năng sinh ra nhiều chùm hoa khoẻ, thuần hoá cho
nhiều quả hơn. Khi câyvải thụ phấn xong, hạt phát triển trước, khoảng 3 - 4
tuần trước khi quả chín, hạt ngừng phát triển, cùi phát triển nhanh, giai đoạn này
cây cần nhiều nước và dinh dưỡng, đặc biệt là N, K, Ca.
Thời kỳ kinh doanh câyvải cho năng suất và nhu cầu dinh dưỡng tăng
dần trong khoảng 10 năm (từ năm thứ 4 đến năm thứ 14 sau trồng), từ năm thứ
15 sau trồng câyvải thường mới cho năng suất ổn định.
Ở thời kỳ già (cỗi), một năm cây chỉ ra 2 đợt lộc vào các tháng 2 và tháng
9, cây có năng suất quả giảm dần, cùng với hiện tượng chết cành. Nhu cầu dinh
dưỡng của cây cũng giảm so với thời kỳ kinh doanh.
4.2. Đặc điểm hệ rễ của cây vải
Cây vải có bộ rễ rất khoẻ bao gồm rễ phát triển theo chiều đứng và rễ phát
triển ngang.
Đại bộ phận hệ rễ của câyvải tập trung ở tầng đất 0 - 60cm, dù rễ có thể
lan xa gấp 1,5 - 2 lần so với hình chiếu của tán cây và có thể ăn sâu tới 1,6m.
Tuy nhiên phần lớn rễ tơ - là các rễ hút thức ăn tập trung ở độ sâu 0 - 40cm với
phạm vi chiều rộng trong và ngoài hình chiếu mép tán cây 10 - 50cm.
Bộ rễ câyvải hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ: thời kỳ 1 - từ sau ra hoa rộ
đến giữa tháng 6 - là thời kỳ bộ rễ hoạt động mạnh nhất với nhiều rễ nhất; thời
kỳ thứ 2 - từ sau thu hoạch quả (giữa tháng 8), lượng rễ ít; thời kỳ thứ 3 - trước
và sau phân hoá mầm hoa (vào trung tuần tháng 10), trong điều kiện mùa đông,
nhiệt độ đất giảm dần, lại khô hạn nên rễ hoạt động chậm dần hoặc ngừng hẳn.
4.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải
Nghiên cứu về dinh dưỡng của câyvải còn ít, thông qua các tàiliệu hiện
có thể thấy câyvải cần nhiều kali và đạm, rồi đến lân. Ở thời kỳ cây con cây cần
nhiều đạm và lân còn ở giai đoạn kinh doanh của câyvải cần nhiều kali nhất rồi
đến đạm và lân.
Bảng 2: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng câyvải hút vào trong lá và quả
Tỷ lệ cây hút các chất dinh
dưỡng
N P2O5 K2O CaO MgO
Trong lá 7,8 1,0 4,6 2,3 2,5
Trong quả 1,6 1,9 5,3 1,3 1,0
Nguồn: Trần Thế tục, 1997
4.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng đạm
Đạm có tác dụng rất lớn trong việc phát triển lá, thân, cành và tạo tán của
cây vải nên có vai trò quyết định đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Đạm còn có tác dụng lớn đến việc ra hoa, đậu quả, số lượng và trọng lượng quả
nên có tác dụng quyết định đối với năng suất quả vải. Đạm là yếu tố dinh dưỡng
rất quan trọng ở thời kỳ cây con - kiến thiết cơ bản của cây vải. Ở thời kỳ kinh
doanh của cây vải, đạm ngoài tác dụng lớn đến sự phát triển cành, lá và tạo tán
của cây còn có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và phẩm chất quả.
Trong một nhiệm kỳ kinh tế, nhu cầu đạm của câyvải tăng dần hàng năm,
tăng mạnh ở thời kỳ đầu kinh doanh và đạt cực đại ở thời kỳ cây có năng suất ổn
định, rồi giảm dần ở thời kỳ cây già cỗi. Trong một năm nhu cầu đạm của cây
vải cao sau khi thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu cho việc ra quả ở
năm sau (tháng 7 - 8) rồi giảm mạnh khi chuẩn bị phân hoá mầm hoa (tháng 12)
và lại tăng mạnh vào đầu xuân (tháng 2 - 3) khi cây phát triển cành xuân và ra
hoa đậu quả, rồi lại giảm dần cho đến trước thu hoạch quả.
4.3.2. Nhu cầu về dinh dưỡng lân
Lân có tác dụng lớn đối với sự phát triển của hệ rễ và khả năng hấp thu
dinh dưỡng của cây vải, vì vậy có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và phát triển
của cây. Lân thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa, hình thành quả, sự thành
thục của quả và hạt nên có tác dụng nâng cao năng suất và sớm cho thu hoạch
quả. Lân cũng ảnh hưởng rõ tới phẩm chất của quả vải. Lân còng làm tăng khả
năng chống hạn chống rét và chống chịu sâu bệnh hại cho cây vải.
Cây vải thiếu lân có lá tối màu, thiếu nhiều thì ở ngọn lá và mép lá có
màu vàng nâu cục bộ và lan dần ra đến gần gân chính. Thiếu lân không chỉ ảnh
hưởng xấu đến khả năng hút dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của câyvải
mà còn ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả.
[...]... của câyvải Nhu cầu kali theo nhiệm kỳ kinh tế của câyvải cũng tăng hàng năm tương tự như đối với đạm Nhu cầu kali hàng năm của câyvải tăng dần từ sau thu hoach quả và đạt cao nhất ở thời kỳ cây ra hoa rồi giảm dần từ khi đậu quả cho đến lúc thu hoạch Hàm lượng kali trong lá cao thời gian chín của câyvải có tương quan thuận với năng suất vải cao 4.3.4 Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác - Cây vải. .. cần thiết cho quá trình quang hợp thuận lợi ở cây, tạo khả năng chịu hạn tốt hơn cho cây vải, đồng thời có tác dụng làm tăng độ ngọt cho quả vải Ca có tác dụng lớn trong việc hấp thu dinh dưỡng của câyvải do có tác dụng tốt đến phát triển hệ thống rễ bên và lông hút của cây, nhất là trong điều kiện đất trồng vải trên đất chua Ca còn có tác dụng giúp câyvải có khả năng chịu úng tạm thời, có ảnh hưởng... đồng bằng song cây vẫn xanh tốt và cho năng suất cao - Đối với đất có mạch nước ngầm gần với mặt đất thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của câyvải muốn có năng suất ở vùng này thì trước khi trồng phải lên líp và vượt đất cao lên thì câyvải vẫn sinh trưởng và cho năng suất cao Độ pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của câyvải là 5,5 - 6,5 Mức độ thích nghi của câyvải thiều đối... tay xung quanh bầu Cắm cọc buộc dây giữ cây, tưới đẫm nước và tủ gốc giữ ẩm cho cây 4 Bón phân cho câyvải 4.1 Tình hình sử dụng phân bón cho câyvải *) Hiện trạng sử dụng phân bón cho vải - Phân bón hoá học được sử dụng với lượng lớn và liên tục trong nhiều năm - Việc sử dụng phân bón còn tuỳ tiện, mất cân đối - Lượng phân chuồng, phân xanh dùng để bón cho câyvải không nhiều hoặc không có Và chưa sử... phun sau mối lần hái búp m Fito - Bón gốc cho cây hoa cây cảnh: - Tác dụng: Cung cấp các nguồn dinh dưỡng phù hợp cho cây hoa cây cảnh, giữ màu sắc lá và sức sống cây bền lâu, ra hoa nhiều và tập trung - Cách dùng: Bón xung quanh gốc, xới trộn đều, tưới nhẹ vào gốc cây - Lượng bón: + Chậu cảnh: Bón 20 - 50g (tuỳ chậu to, bé) + Cây ở vườn: Bón 10 - 15g (tuỳ cây to, bé) n Chế phẩm giâm - chiết cành: -...Nhưng khi vải được cung cấp quá thừa lân làm cho hàm lượng N và K trong cây giảm có thể ảnh hưởng xấu tời cây Trong một nhiệm kỳ kinh tế, nhu cầu lân của câyvải tăng dần hàng năm, đặc biệt cần thiết ở thời kỳ kiến thiết cơ bản Trong một năm nhu cầu lân của câyvải cao vào thời kỳ từ sau khi thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu... sinh thực của câyvải Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của câyvải từ 21 - 26 0C thì có phản ứng tốt Giống chín sớm là ở 4 0C, giống chín muộng là ở 0 0C thì ngừng sinh trưởng sinh dưỡng Khi nhiệt độ từ 8 - 100C thì khôi phục sinh trưởng, nhiệt độ từ 10 - 120C cây sinh trưởng chậm, nhiệt độ trên 21 0C cây sinh trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 - 260C là thời kỳ cây sinh trưởng... nhiều 2 Yêu cầu về lượng mưa và độ ẩm Câyvải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 1.700mm, độ ẩm không khí là 75 - 85 % nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt Vải kém chịu úng hơn các cây ăn quả khác như nhãn, xoài,… nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn Tháng 11 - 12 câyvải cần có thời tiết khô và lạnh để... sa có lý hoá tính thích hợp với vải, độ ẩm tốt, nên ở đây câyvải sinhtrưởng phát triển tốt, sản lượng cao, chất lượng tốt vì vậy ở ven sông Hồng, sông Đáy, sông Lô có nhiều vườn vải - Đất đồi dốc, sa thạch hoặc phiến thạch ở các tỉnh trung du miền núi: Đặc điểm chung là đất nghèo dinh dương, nhưng thoát nước tốt, tầng canh tác thường bị thiếu nước, về mùa khô, câyvải trồng trên đất đồi không cao... 15lít nước, phun vào cây khi cây đã hình thành củ non hoặc trước khi thu hoạch 40 ngày (dùng cho các loại cây: tỏi, hành, cà rốt, su hào, khoai tây…) k Fito - Cây chè - Tác dụng: Cung cấp chất điều hoà sinh trưởng vi lượng và dinh dưỡng cho cây trồng Tăng năng suất từ 15 30%, nâng cao chất lượng búp chè - Cách dùng: Hoà tan 2 gói nhỏ trong bao với 15lít nước, phun ướt đẫm lên cây, phun sau mối lần .
Tiểu luận
Đề tài:
TÌM HIỂU CÂY VẢI
MỤC LỤC
Tran
g
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VẢI 4
1. Cây vải: 4
2. Nguồn gốc và phân bố 4
3. Các giống vải. THU HOẠCH VẢI 27
CÂY VẢI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VẢI
1. Cây vải:
Cây vải có tên khoa học là Nephelium litchi, Litchi chinensis Sonn; Chi:
Vải Litchi;