1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của báo pasaxôn lào trong sự nghiệp xây dựng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

93 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Trang 1

PHIÂN VIỆN ĐÁO GHIÍ- UUYÊÊN UIRUYÊN

Trang 2

60 GIAO DUG - DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

PHAN VIEN BAO CHi - TUYEN TRUYEN

¬ œ8 &

DAO VON PHOM MY SiT

VAI TRO CUA BAO PASAXON LAO TRONG SU NGHIEP XAY DUNG

LUAN VAN THAC SY BAO CHI

Trang 3

MO DAU w.ccccecscessssccssescssssssssssssecsssssssssssesetssssstesueesuscerscseseestsccceeccces 1

NỘI DUỤNG HH HH HH TH HE TH ng ng 8 Chương 1: BẢO PASAXÔN TRONG BỐI CẢNH SỰ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỀN CỦA BÁO CHÍ Ở NƯỚC CHDCND LÀO

1.1 Một cái nhìn khái quát về đất nước Lầo tre 8

1⁄2 Sự hình thành và phát triển của báo chí cách mạng trên đất nước Lào 11 1.3 Báo Pasaxôn qua các chặng đường đấu tranh của cách mạng Lào 17

Chuong 2: BAO PASAXON TRONG THOI DIEM HIỆN NAY

2.1 Khảo sát báo Pasaxôn những năm đầu thế kỷ XXI 29

2.2 Những đóng gốp chủ YẾU .- L cac SH HH net 37

Chương 3: BÁO PASAXÔN TRONG BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI

3.1 Nước CHDCND Lào trước những thử thách và nhiệm vụ mới 61

3.2 Những tôn tại chủ yếu của báo PasaxơƠn -ccccnctersececccccs 66

3.3 Một số để xuất giải pháp cà c ĐH ng reerrxee 70

KET LUAN cccsssccssesssessssessssccscusssusesecseuseseesessescsarssssezeccnseseesseensases 83 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO .cssceesssesssscetessecesssecsssssccrsseses 86

PHU LUGC ccecssssssstsssssesssesscsesessessssersssecsesssesssusssscssscsecenssssessesessees 89

1 Măng sét tờ báo Pasaxôn

Trang 4

Ngày nay truyền thông báo chí đã trở thành phương tiện thông tin

đại chúng đóng vai trò rất quan trọng Sức mạnh tác động của nó đến với

xã hội là rất to lớn Và đóng góp của nó đối với sự tiến bộ xã hội là rất

đáng kể Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng như sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, truyền thông báo chí đã thực sự trở thành một lực lượng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay Truyền thông báo chí sẽ tham gia làm biến đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, lối sống của từng con người, tác động đến tất cả các khía cạnh,

bình điện của xã hội và kể cả tự nhiên nếu xét theo nghĩa rộng

Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân đân (CHDCND) Lào là một thành

viên của cộng đồng thế giới, đang ngày càng phát triển Cuộc bùng nổ về

cách mạng thông tin mang tâm vóc toàn cầu không thể không tác động đến nước CHDCND Lào Trong thời đại hiện nay, không dân tộc nào sống

tách mình ra khỏi được đời sống chung của nhân loại Cho nên, trong quá

trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, Nhà nước CHDCND Lào luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí và luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển Truyền thông báo

chí ở nước Lào đã và đang ở những bước phát triển ban đầu Nhưng trong

chặng đường phát triển của một nước Lào hiện đại, tờ báo Pasaxôn có

một vị trí và vai trò đặc biệt Là tiếng nói của một chính đẳng mác xít,

liên tục trong nhiều thập kỷ qua, báo Pasaxôn luôn đương cao ngọn cờ

Trang 5

trong tiến trình phát triển của cách mạng Lào Trong bước đường lãnh đạo cách mạng của Đảng, nhất là thời kỳ thực hiện những nhiệm vụ của

thời kỳ Đổi mới, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn không những của cả một nền báo chí mà ngay cả một số báo Pasaxôn đang đặt ra nhiều vấn

đề bức xúc Việc đánh giá những thành tựu đóng góp của tờ Paxaxôn,

đúc rút những kinh nghiệm, thành tích, chỉ ra những bạn chế của nó, rồi để xuất những giải pháp khả thi, đó là những vấn đề rất cần thiết để

nhanh chóng, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo nền truyền thông báo chí ở Lào tiếp tục đi lên trong tình hình mới Đó là lý do thôi thúc chúng tôi sau những năm học tập, nghiên cứu ở Đại học và Cao học tại Phân viện Báo

chí và Tuyên truyền đi đến việc lấy để tài nghiên cứu cho Luận văn tốt

nghiệp của mình là: “Vai trò của Báo Pasaxôn Lòo trong sự nghiệp xây dựng nước CHĐCND Lào hiện nay”,

2 Tình hình nghiên cứu

Tình hình báo chí ở nước CHDCND Lào cho đến nay chưa thật

phát triển Ở Lào chưa hình thành bộ phận các nhà nghiên cứu báo chí

Hơn nữa, ở Lào chưa có một cơ sở ở bậc đại học đào tạo ngành báo chí

Cho nên lý luận báo chí chưa trở thành một bộ phận nghiên cứu Đó là: khó khăn cho việc thực hiện đề tài này Điểm xuất phát cho hoạt động nghiên cứu đề tài này là những lời phát biểu liên quan đến truyền thông

báo chí của một số các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước

Trang 6

bằng ảnh trên báo Pasaxôn thời kỳ 1986 - 1995 Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành báo chí tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

2 Xy Van Hom Xay Nha Dét - Tìm hiểu sự phát triển của báo chí

cách mạng Lào Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành báo chí tại Phân viện

Báo chí và Tuyên truyền - 1996

3 Bun Chom Vông Phết - Thông tin đại chúng góp phần củng cố

và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay Luận án Tiến sĩ Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - năm 2001

- Văn Phêng Phay Nha MátSự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân Cách

mạng Lào đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay - Luận văn Thạc sĩ Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - năm 2002

Rõ ràng, các công trình nghiên cứu trên chưa ai đề cập tới tờ báo Pasaxôn với tư cách đối tượng nghiên cứu toàn điện Diện mạo tờ báo

chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo Hơn nữa, việc lấy một tờ báo cụ thể

để khảo sát nghiên cứu ở nước CHDCND Lào là chưa có bao giờ 3 Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu

œ Mục đích : Luận văn tạo dựng một cái nhìn khái quát về tờ báo Pasaxôn dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM và Nhà nước CHDCND Lào Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp cũng như thấy được những

hạn chế của nó để đi đến để xuất những giải pháp khắc phục

Trang 7

4 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở thấy được lịch sử hình thành phát triển qua các chặng đường cách mạng của tờ báo Pasaxôn, luận văn khảo sát thực trạng của

tờ báo 6 tháng đầu năm 2004 trên một số bình điện để đi đến tổng kết,

khái quát những đóng góp của nó trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước CHDCND Lào Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tờ báo Pasaxôn

nhưng có sự mở rộng liên hệ để đi đến khẳng định sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với lĩnh vực truyền thông báo chí- Về thời gian khảo sát

là cả chặng đường hình thành và phát triển của tờ báo Pasaxôn trong bối cảnh của cách mạng ở nước Lào Tuy nhiên, đối tượng khảo sát trực tiếp

là 6 tháng đầu năm 2004 để thấy được diện mạo cụ thể chặng đường phát

triển hiện nay, có như vậy mới rút ra được những dỡ liệu khoa học cần thiết cho việc xây dựng những giải pháp khắc phục cho chặng đường tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

a Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài là

những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, là những quan điểm, chủ trương, đường lối chỉ đạo về truyền thông báo chí của Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam

b Phương pháp cụ thể: Nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí,

khảo sát thực tiễn tờ báo Pasaxôn, kết hợp phân tích, so sánh, để đi đến

Trang 8

của nó trong sự nghiệp cách mạng của nước CHDCND Lào Mặt khác

thấy được những hạn chế để có giải pháp khả thi khắc phục

—b Về lý luận: Nội dung luận văn có thể là những luận chứng, gợi

mở cho các nhà nghiên cứu báo chí, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào trong việc điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình Nó cũng

có thể trở thành tài liệu tham khảo trong việc đào tạo, bồi đưỡng cán bộ báo chí ở nước CHDCND Lào

7 Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có 3 chương

Chuong 1: Báo Pasaxôn trong bối cảnh sự hình thành và phát

triển của báo chí ở nước CHDCND Lào

- Chương 2: Báo Pasaxôn trong thời điểm hiện nay

Trang 9

BAO PASAXON TRONG BOI CANH SU HiNH THANH VA PHAT TRIEN CUA BAO CHi G6 NƯỚC CHDCND LÀO

1.1 MOT CAI NHIN KHAI QUAT VE DAT NUGC LAO

Trên bán đảo Đông Dương có ba nước anh em là: Cộng hoà XHCN

Việt Nam, nước Cămpuchia dân chủ và nước CHDCND Lào Khác với

hai nước anh em là Việt Nam và Cămpuchia, nước Lào nằm sâu trong lục địa có biên giới chung dài 4.825 km với 5 nước: Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma và Trung Quốc Riêng đối với Việt Nam, Lào có đường

biên giới đài tới 1.957 km Nước Lào thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió

mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km? Theo số liệu thống kê năm 2000, dan s6 nước Lào có 5.218.000 người (trong đó nữ chiếm 50,6% và

nam 49,4%)

Lào là một nước đất rộng người thưa, mật độ dân số chỉ 22 người/km?

Mặc dầu đất rộng nhưng 4/5 diện tích lãnh thể là núi và cao nguyên; đồng bằng chỉ chiếm 1/5 điện tích nhưng tập trung tới 3/4 dân số cả nước Lào là một nước nông nghiệp lạc hậu Nông dân chiếm 80% dân số, chủ yếu sống bằng nương rẫy Nông nghiệp đóng góp trên 70% thu nhập quốc dân Do địa hình đốc về phía Tây, các hướng sông suối đều theo hướng này đổ vào sông Mê Kông Đây là nơi tập trung cư đân lâu đời cũng là vùng kinh tế phát triển

nhất của Lào, nhưng cũng chỉ là một vùng nông nghiệp lúa nước Các thành

phố lớn, ngoại trừ Luông Phra Băng, đều tập trung ở vùng này

Trang 10

quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) Từ đó, nước Lào bước sang một bước phát

triển mới của lịch sử Dẫu trải qua nhiều giai đoạn, thịnh suy có khác

nhau, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào với truyền thống cần cù lao động,

với tỉnh thần đoàn kết yêu nước, đấu tranh bất khuất đã ghi đậm dấu ấn

của mình vào lịch sử đất nước

Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược, đặt nền móng thống trị và bốc lột lên đất nước Triệu Voi Bọn tham quan ô lại, hèn nhát quỳ

gốc đầu hàng quân xâm lược nhưng nhân đân các bộ tộc Lào, hết thế hệ

này đến thế hệ khác, không ngừng đứng dậy đấu tranh Lịch sử còn ghi đậm các sự kiện đấu tranh bảo vệ đất nước như: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Lào đưới sự lãnh đạo của Phò Ca Đuột (1901-1902);

Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Nam Lào đưới sự lãnh đạo của Ông Kẹo và Ông Kôm Ma Dam kéo dài 36 năm (1901-1937); Cuộc đấu tranh của bộ tộc H°Mông ở các tỉnh Bắc Lào dưới sự lãnh đạo của Chậu Pạ Pắt Chay

(918-1922); Phong trào đấu tranh của bộ tộc Lào Lự ở Mương Sinh (1914- 1918); Rồi phong trào đấu tranh của bộ tộc Thái ở Sầm Nưa (1916) Các cuộc đấu tranh kiên cường và liên tục, bất khuất đó dần dân đều có chung kết cục là thất bại Nhưng kết quả là đã đem lại biết bao nhiêu tổn thất cho bọn xâm lược và bán nước - Nó khẳng định truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân đân các bộ tộc Lào anh em

Một thời kỳ mới mở ra cho nhân dân các bộ tộc Lào khi mà ánh

Trang 11

ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười năm 1917, tư tưởng Mác-Lênin đã

được truyền bá vào Đông Dương Cùng với phong trào đấu tranh yêu nước và phong trào công nhân ở ba nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia,

ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập Từ đây cuộc

cách mạng của Nhân dân Lào bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của một chính đảng mác xit Lêninnít Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 9/1934, Xứ uỷ Lào được thành lập để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Lào Đây là tổ chức tiên thân của Đảng NDCM Lào Dưới

sự lãnh đạo của Xứ uỷ Ai Lao và “Mặt trận Ai Lao đồng mình”, kết hợp

với Việt Nam, cách mạng Lào đã từng bước thắng lợi vẻ vang và cuối

cùng đánh đuổi thắng lợi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp Và

đến.ngày 22/3/1955, Đảng Nhân đân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) được thành lập tại khu căn cứ Sầm Nưa đứng đầu là đồng chí

Cay Son Phém Vi Han Trong cuốn “Về cuộc cách mạng dân tộc đân chủ ở Lào”, đồng chí Cay Sỏn Phôm Vi Hân có viết: “Đảng là đại biểu trung

thành nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động kiên quyết bênh

vực quyền lợi chính đáng cho tất cả các tầng lớp nhân dân và các bộ tộc

trong nước Đảng lấy việc phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc làm phương châm cho mỗi hành động” ƒ1 - trang 8) Lịch sử đã ghi nhận một sự thật hiển nhiên là chỉ có Đảng Nhân Dân Lào mới có thể tập hợp, đoàn kết những người yêu nước và lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến tới xây dựng một nước Lào hoà bình, độc

lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng

Trang 12

diện cho bọn thực dân kiểu mới lại can thiệp trực tiếp vào các nước Đông Dương Kế thừa cương lĩnh chính trị từ năm 1930 của Đảng Cộng sản

Đông Dương, vận dụng đúng đắn nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin

về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, Đảng Nhân đân Lào mà người đứng đầu là đồng chí Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã liên tiếp đưa cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng Nhân Dân

Lào đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tế cách mạng Lào, một nước thuộc địa, mang nặng tính chất phong kiến, ý thức dân tộc chưa cao, kinh tế chậm phát triển, lạc hậu Đảng Nhân Dân Lào xác định: Cách mạng Lào là một bộ phận khăng

khít với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới Vì thế Đảng chỉ

rõ là cách mạng Lào phải kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại mới đánh đuổi được bè lũ xâm lược và tay sai bán nước, giải phóng thống nhất đất nước

_ 12 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA BAO CHÍ CÁCH

MẠNG TRÊN ĐẤT NƯỚC LÀO

Các phương tiện truyền thông báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận đấu tranh tư tưởng - văn hoá, là một bộ phận của cuộc cách

mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào Nhận thức được tác động

sâu rộng của truyền thông báo chí trong các chặng đường lãnh đạo cách mạng, từ thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước, những người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào luôn đặc biệt coi trọng lĩnh vực hoạt động này

Vào thời kỳ những năm đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp,

Trang 13

công cụ thô sơ Nội dung các ấn phẩm này nhằm đả kích, tố cáo tội ác

của bọn thực dân, lũ bán nước, đồng thời tuyên truyền cho những mục

đích cách mạng, kêu gọi, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu chống ách xâm lược của bọn thực dân

Đưới sự chỉ đạo của đồng chí Nu Hắc Phum Xa Vẫn, từ năm 1946 -

1949, một bản tin bí mật dần đần được hoàn thiện để hình thành tờ báo cách mạng đầu tiên của Lào, tờ “Xa Ma Khi Thăm” (iức là: “Tình đoàn kết”) Nó xuất hiện ở miền Đông của nước Lào Mặc dầu số lượng in và phát hành không nhiều, nhưng tờ tin này đã được đông đảo nhân dan đón đọc Thời kỳ này, việc in ấn và phát hành cũng gặp rất nhiều thiếu thốn, khó khăn Một số người đã dùng củi cây thốt nốt hoặc đá (người nước ngoài gọi là in theo kiểu Ly tô), đa súc vật làm truyền đơn Tờ báo hoạt động trong cơ chế gọn nhẹ là từ tổng biên tập, đến những người làm công đoạn in ấn đều phải đi viết tin kiêm cả phát hành Các cơ quan báo chí phải đặt trụ sở trong rừng núi sâu, cơ sở in ấn không ổn đinh, luôn phải

đi chuyển, sơ tán Mặt khác cơ quan báo chí ngồi làm cơng tác nghiệp

vụ còn phải kèm theo vũ trang để khi cần chiến đấu bảo vệ Báo được

phái hành thời kỳ này bằng nhiều phương tiện, kể cả ngựa thô và đi bộ để

đem báo đến những căn cứ kháng chiến Còn tại khu kháng chiến phía

Nam, đồng chí Khăm tay Sỉ Phăn Đon đã xây dựng một số tờ tin để tuyên

truyền động viên quần chúng nhân đân tham gia kháng chiến chống thực

đân Pháp Dần đần, tờ tín này trở thành tờ báo mang tên: “Lào Kủ Xat”

(Xây dựng đất nước Lào), rồi tiếp tục sau đó đổi thành tờ báo Lào Itxala,

tiền thân tờ báo Pasaxôn (Nhân Dân) ngày nay Đến ngày 13/8/1950,

Trang 14

chức, tuyên truyền giáo dục nhân dân về lòng yêu nước, lòng căm thù kẻ

xâm lược và lũ bán nước, kêu gọi đoàn kết chiến đấu đưới ngọn cờ của

Mặt trận và Chính phủ Báo “Lào Itxala” đã trở thành công cụ sắc bén về lý luận và trở thành tiếng nói đáng tin cậy của Đảng và nhân dân Lào yêu nước Sự ra đời và sự trưởng thành của báo Lào Itxala đánh dấu sự phát

triển lớn mạnh của cách mạng Lào dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản

Đông Dương trước đây và Đảng NDCM Lào ngày nay

Trước bước phát triển mới của tình hình cách mạng Lào, ngày 06/01/1956, Đại hội Mặt trận Lào Itxala tổ chức tại tỉnh Hủa Phăn quyết định thành lập Neo Lào Hắc Xạt và báo Itxala cũng được đổi thành báo “Lào Hắc Xạt” (Lào yêu nước) Tờ báo này xuất bản hàng tuần, với số lượng là 3000 bản/số Đến thời kỳ 1956 - 1959 báo “Lào Hắc Xạt” chuyển sang in ấn và phát hành tại Thủ đô Viêng Chăn với trọng trách và vinh du

là tiếng nói của Mặt trận yêu nước Lào đấu tranh vì hoà hợp dân tộc

Bước sang năm 1959, một số vị lãnh đạo cách mạng tham gia hoà hợp bị

bất, bị giam cầm cho nên cơ quan báo chí cách mạng cũng bị đóng cửa -

Đến 1960, báo Lào Hắc Xạt lại tiếp tục phát hành bình thường tại khu

căn cứ cách mạng ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn Cũng từ năm 1960

này, để đáp ứng cho yêu cầu tuyên truyền vận động nhân dân tham gia chống nội chiến, các phương tiện truyền thông báo chí phát triển rất

nhanh Tại khu căn cứ cách mạng huyện Viêng Xay tỉnh Hủa Phăn và huyện Khăng Kháy tỉnh Xiêng Khoảng, Đài phát thanh Pathệt Lào (và

cũng là đài phát thanh Quốc gia Lào ngày nay) được thành lập vào ngày

13/8/1960 Đài phát thanh này đặt dưới sự quản lý của Ban Tuyên huấn và Văn hoá Trung ương, đồng thời chỉ đạo trực tiếp của Trung ương

Trang 15

thành lập vào ngày 20/1/1965 dưới sự chỉ đạo và quản lý của Tổng cục Chính trị Quân đội Pa Thệt Lào

Để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tập hợp các

sáng kiến, kinh nghiệm nhằm điểu chỉnh, hoạch định đường lối, chủ trương cho phù hợp với tình hình mới, tháng 8 năm 1966, Trung ương Dang đã cho thành lập tờ báo: “Xẻng Xa Vàng” (Bình Minh) Đây là ấn

phẩm quan trọng của Đảng, là tiếng nói của Trung ương Đảng, được coi như là “Số tay của Đảng” Báo này xuất bản hàng tháng, mỗi kỳ chỉ từ

250 đến 300 bản Nhưng nó đã đóng góp đáng kể vào việc tuyên truyền nâng cao trình độ nhận thức chính trị, lập trường quan điểm cho đẳng

viên và bộ phận quần chúng tập hợp xung quanh Đảng

Hoạt động báo chí ngày một trưởng thành và lớn mạnh Nhu cầu thông tin ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm Đội ngũ những người làm báo cách mạng ngày một lớn mạnh Cho nên đến ngày 6/1/1968, Thông tấn xã Lào (K.P.L) được thành lập Đây là hãng thông tấn quốc gia cung cấp thường xuyên nguồn thông tin trong nước và quốc tế cho các cơ quan truyền thông báo chí ở nước Lào Thông tấn xã Lào

phát hành chủ yếu bằng tiếng Lào, ngoài ra còn phát đi các bản tin bằng

tiếng Anh và tiếng Pháp

Như vậy cùng với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, báo chí cách mạng đã ra đời và phát triển Nó nhanh chóng và kịp thời chiếm

linh trận địa tư tưởng, văn hoá để trở thành một mặt trận trong cuộc đấu

tranh chung Từ những tờ truyền đơn, báo chí cách mạng đã phát triển thành một nền báo chí có báo in, báo thông tấn, báo phát thanh Chúng

Trang 16

lạc hậu Và điều đáng nói hơn hết là báo chí cách mạng đã trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào

Đài phát thanh đã ra đời trong kháng chiến chống Pháp, sau khi nước Lào thống nhất 1975, Đài Phát thanh Pa Thệt Lào đã được đổi tên thành “Đài phát thanh Quốc gia Lào” - Đài này phát thanh mỗi ngày với

thời lượng là 11 giờ Trong bước phát triển của truyền thông báo chí,

ngày 1/12/1983 Đài Truyền hình quốc gia Lào được thành lập Vốn đầu tư của nó là của Nhà nước Lào cùng với sự trợ giúp của một số nước XHCN (cñ) như: Liên Xô, Hunggari, CHDC Đức và Việt Nam Do nhận

thức loại hình báo chí truyền hình là một công cụ tuyên truyền nhanh chóng và có hiệu quả nên Đảng, Nhà nước không ngừng đầu tư về mọi mặt Thời lượng phát sóng ban đầu chỉ 2 giờ/ngày nay lên tới 22 giờ/ngày

Nhìn tổng quát nền báo chí ở nước CHDCND Lào ta thấy: Nền báo

chí ấy tuy còn non trẻ, nhưng nó được ra đời và lớn lên trưởng thành gắn liền với phong trào cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào Nên báo chí cách mạng không những là món ăn tỉnh thần

cho-nhân dân mà còn là công cụ tuyên truyền, giáo dục đường lối chủ

trương của Đảng và Nhà nước Qua các thời kỳ, nó được Đảng và Nhà

nước không ngừng quan tâm, chăm sóc và không ngừng lớn mạnh Theo thống kê của Cục Thông tin đại chúng thuộc Bộ Thông tin và Văn hoá đến ngày 30/7/2002, truyền thông báo chí ở nước CHDCND Lào được phân bố như sau

Ra đời sớm nhất của báo chí cách mạng Lào là tờ Pasaxôn ngày 13/8/1950 qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng đến 2002, nó có số lượng

xuất bản là 5000 bản/ ngày Đây là tờ báo in có số lượng lớn nhất ở Lào

Trang 17

báo chí ra đời và hoạt động trong thời kỳ sau khi đất nước giải phóng, thống nhất độc lập 1975 (tức là chiếm đến 84% số tờ báo) Nếu tính từ thời điểm thời kỳ đổi mới 1986 đến nay thì có đến 35/50 cơ quan báo in được thành lập (chiếm 70%)

Nước CHDCND Lào có 28 đài phát thanh và 38 đài truyền hình

làm thành một hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh thành So với báo ¡n thì phát thanh và truyền hình ra đời muộn hơn Đài Phát thanh Trung

ương được thành lập 13/8/1960; các Đài truyền hình thủ đô Viêng Chăn ra đời ngày 1/12/1983 Tuy ra đời muộn nhưng phát thanh đã phủ sóng

hầu như khắp đất nước; Các Đài truyền hình phủ sóng đến 80% diện tích

lãnh thể Lào

Tóm lại: Nền báo chí cách mạng Lào ra đời muộn nhựng đã nhanh

chóng phát triển thành một hệ thống truyền thông gồm đủ các loại hình: Báo in, báo phát thanh và báo truyền hình Hệ thống truyền thông báo chí

này đã trở thành một mạng lưới đan đệt trên khắp đất nước Lào Mặc đù

địa hình rừng núi hiểm trở nhưng nền báo chí cách mạng đã thực sự trở thành chiếc cầu nối không thể thiếu giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ với quảng đại quần chúng nhân đân Trong bối cảnh một cuộc cách mạng thông tin như ngày nay đang diễn ra trên thế giới, truyền thông báo chí Lào đã có những thành tựu rất đáng được trân trọng Đó là kết quả sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng NDCM Lào, là cả quá trình lao động sáng

tạo của đội ngũ hoạt động trong ngành thông tin đại chúng Trong những

thành quả cách mạng thì thành quả về truyền thông báo chí cách mang

Trang 18

1.3 BAO PASAXON QUA CAC CHANG ĐƯỜNG ĐẤU TRANH

CUA CACH MANG LAO

1.3.1 Sự hình thành báo Pasaxôn trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp:

Các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó truyền thông báo

chí đóng vai trò quan trọng Sự thật lịch sử các nước trên thế giới cũng như ở nước Lào, qua quá trình đấu tranh cách mạng, các giai tầng chính

trị luôn luôn lấy báo chí làm công cụ để tuyên truyền, để giác ngộ, để tổ

chức quần chúng tập hợp dưới ngọn cờ chính trị của mình Nhận thức sâu sắc vũ khí tư tưởng lợi hại của báo chí, ngay từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng theo quan điểm mác xít và những người lãnh đạo của Đảng luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện để hình thành dòng báo chí yêu nước và cách mạng

Trong giai đoạn 1946-1949, trong điều kiện hết sức gian khổ khó khăn, một bản tin bí mật dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nu Hắc Phum Xa Vẫn ra đời và như ngọn lửa nhen nhóm ý chí cách mạng cho những người yêu nước và cách mạng Lào Và chẳng bao lâu, chính tờ tin ấy dần được

hoàn thiện để trở thành một ấn phẩm mang tính chất báo chí Đó là tờ

“Xa Ma Khi Thăm” Nó ra đời như đánh đấu một sự bắt đầu xuất hiện

của nền báo chí cách mạng Lào Rồi tại khu kháng chiến phía Nam Lào, một chiến sĩ cách mạng khác, đồng chí Kham Tày Sỉ Phăn Đon cũng đã xây-dựng một tờ tin nhằm phục vụ công tác tuyên truyền cổ vũ cho công

cuộc kháng chiến chống Pháp Chính tờ tin này đã phát triển thành tờ báo mang tên là: “Lào Kủ Xạt” (Xây dựng đất nước Lào)

Trang 19

Lao Itsara” (Mat tran Ty do) được thành lập Mặt trận Neo Lào Ïtsara đảm nhiệm công việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc, các bộ tộc Lào dưới ngọn cờ của Chính phủ Lào kháng chiến Song song với việc thành lập Mặt trận Neo Lào Itsara, cùng thời điểm này tờ báo Lào Ïtsara cũng được thành lập Đây là tiếng nói của Mặt trận Lào Iisara và Chính

phủ Lào kháng chiến, đồng thời nó là tiền thân của báo Pasaxôn sau

này) Vì vậy ở nước Lào, những người cách mạng lấy ngày 13/8/1950 làm ngày kỉ niệm của tờ báo Pasaxôn ra đời

Tờ báo Lào Ïtsara, tiếng nói của Mặt trận Lào Itsara và Chính phủ Lào kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân Lào Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy lòng yêu nước cho nhân dân, lòng căm thù giặc Pháp xâm lược, kêu gọi đoàn kết toàn dân kháng chiến để giành lấy độc lập cho dân tộc Báo Lào Itsara không những tuyên truyền,

tổ chức về đường lối chính trị mà còn vận động nhân dân xây dựng đời

sống văn hoá mới, nâng cao kiến thức, đặc biệt vận động nhân dan học

chữ, để phát triển ngôn ngữ Lào Trong bài báo “Truyền thống báo chí

cách mạng Lào”, ông Xìxarasusan có viết: “Báo Lào Itsara đã trở thành

công cụ sắc bén về lý luận và trở thành tiếng nói đáng tin cậy của Đảng

và nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, tập hợp lý luận to lớn trong đấu tranh cách mạng”

[24]

Cho nên có thể nói rằng sự ra đời và trưởng thành của báo Lào ltsara là một dấu son trong lịch sử đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và Đảng NDCM Lào sau này Đồng thời

nó cũng đặt một dấu son lịch sử cho sự ra đời của báo chí cách mạng ở

Trang 20

những giai đoạn lịch sử đấu tranh nhất định thì báo chí có những thay đổi

để phù hợp

1.3.2 Giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1955-1975

Đế quốc Pháp thất bại rút khỏi Đông Dương trong đó có nước Lào

Nước Lào được giải phóng hoàn toàn sau Hiệp định Giơnevơ 1954 Nhưng đế quốc Mỹ lại nhảy vào can thiệp Đông Dương, lại đánh chiếm nước Lào Nhân dân các bộ tộc Lầo lại phải tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Lào đã đoàn kết đứng lên làm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đánh bại bè lñ cướp nước là đế quốc Mỹ và bọn bù nhìn tay sai Bằng máu xương của mình và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trong đó có Việt Nam, nhân dân Lào đã thực hiện được ước mơ là xây dựng một nước Lào hoà bình, trung lập, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng Đảng Nhân dân Lào đã giương cao ngọn cờ hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc và quyết định mở rộng mặt trận chống Mỹ cứu nước Vì vậy ngày 6/1/1956, “Mặt trận Lào yêu nước” đã được thành lập Nó có nhiệm vụ tập hợp mọi lực lượng, mọi xu hướng yêu nước và :iến bộ xung quanh Đảng Nhân Dân Lào Đó cũng là một bước xây dựng và tăng cường lực lượng vũ

trang, lãnh đạo quân đội hai tỉnh Sầm Nua va Phong Sa Ly kién quyét

chiến đấu đánh bại các cuộc tấn công quân sự với quy mô lớn của địch Đồng thời kết hợp phát động phong trào đấu tranh chính trị rộng rãi trong nhân đân các bộ tộc Lào Phong trào này diễn ra sôi nổi trong 10

tỉnh khác của Lào và ngay cả ở Thủ đô Viêng Chăn

Trang 21

Ïtsara thành báo “Lào Hắc Xạt (Lào yêu nước) Đây là tiếng nói của Mặt trận Neo Lào Hắc Xạt, là vũ khí sắc bén của Đảng đấu tranh với kẻ thù

một cách kiên quyết và mạnh mẽ, được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân các bệ tộc Lào, có tiếng vang ở nước ngoài Báo Lào Hắc Xạt tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị chống bọn đế quốc và

bọn tay sai đồng thời chuyển tải kịp thời đường lối chủ trương, chính

sách của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới Báo Lào Hắc Xạt xuất bản hàng tuần, mỗi số 3000 bản Sang giai đoạn 1956-1959 báo Lào Hắc Xạt chuyển sang in ấn và phát hành ở Thủ đô Viêng Chăn Nó mang

trọng trách là tiếng nói của Mặt trận yêu nước đấu tranh vì hoà hợp dân tộc Nhưng đến năm 1959, một số đồng chí lãnh đạo cách mạng tham gia hoà hợp dân tộc bị bắt, cơ quan báo chí này phải đóng cửa, ngừng hoạt động Đến năm 1960, tờ báo Lào Hắc Xat lại tiếp tục phát hành tại khu căn cứ cách mạng ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn

Những thập kỷ sấu mươi của thế kỷ XX, các phương tiện thông tin

đại chúng Lào đã trưởng thành và phát triển mạnh Không những báo in mà cả báo phát thanh và Thông tấn xã Lào đã đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin góp phần trong cuộc đấu tranh

chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi

Vai trò của báo Lào Hắc Xạt trong chặng đường cách mạng này

thật to lớn Nó là tiếng nói chính thức của Đảng, là vũ khí tư tưởng sắc

bén trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Trước đã tâm và thủ đoạn của bọn xâm lược và bọn tay sai muốn biến nước Lào thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, phá

hoại thành quả lao động của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

Trang 22

tích, bày tỏ thái độ lập trường của nhân dân yêu nước, của Đảng mà còn định hướng con đường đúng đắn cho cách mạng Lào Đây là thời điểm mà bọn xâm lược Mỹ và tay sai vô cùng thâm độc tàn bạo Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng nói chung, tờ Lào Hắc Xạt nói riêng đã

làm cho cán bộ chiến sĩ đồng bào hiểu rõ đường lối chuyển đối hướng

đấu tranh từ chính trị sang vũ trang, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước bước sang một giai đoạn mới Trong sự thành công chiến thắng quân xâm lược Mỹ của dân tộc Lào năm 1975, lịch sử mãi mãi còn ghi nhận công

lao đóng góp đáng kể của báo chí Sự ghi công này đã được đồng chí Kham Tay Xi Phan Don - Chủ tịch Đảng,Thủ tướng nước CHDCND Lào

khẳng định như sau:

“Ngành thông tin và văn học của chúng ta luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng và gắn chặt với lịch sử đất nước ta Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta rất tự hào với quá trình hình thành và phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức văn hoá cách mạng cũng như

đóng góp của các nhà bao” [8, tr.71]

1.3.3 Giai đoạn đất nước Lào 10 năm sau ngày giải phóng 1975 - 1985 Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã hoàn toàn thắng lợi Đất nước của

các bộ tộc Lao được giải phóng, thống nhất độc lập Nước CHDCND Lào đã được thành lập ngày 2/12/1975 Đảng NDCM Lào đã trở thành chính

đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn đân tiếp tục sự nghiệp cách mạng trong

tình hình mới Đây là lúc mà nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi Nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân đành lại nền độc lập cho dân tộc đã hoàn thành, nay chuyển sang nhiệm vụ mới nặng nề hơn là xây dựng đất nước

Trang 23

Trong bối cảnh đất nước được giải phóng, nhu cầu thông tin ngày một nâng cao Trong thời điểm này, nước Lào có 8 tờ báo, tạp chí (trong đó có 3 tờ là nhật báo, 1 tờ tuần báo và I tờ bán nguyệt san) Toàn nước có một đài phát thanh truyền hình quốc gia và 6 đài phát thanh thuộc các

tỉnh Các phương tiện thông tin này lần lượt chuyển về Thủ đô Viêng

Chăn và các tỉnh thành phố để hoạt động Như vậy có thể nói, dù còn

khiêm tốn, nhưng báo chí cách mạng buổi đầu đất nước thống nhất độc

lập đã nhanh chóng chiếm lĩnh được trận địa thông tin, kịp thời đưa

đường lối, chủ trương mà Đảng và Nhà nước về khắp các vùng miễn của đất nước Lào giải phóng

Trước ngày nước CHDCND Lào được thành lập ít lâu, ngày 11/8/1975, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành được hoàn

toàn thắng lợi, báo Lào Hắc Xạt (Lào yêu nước) được chuyển về in ấn và

phát hành ở Viéng Chan Nhân dip này báo đổi tên thành Xiểng Pasaxôn (Tiếng nói nhân dân)

Trong bước ngoặt lịch sử từ cuộc sống của thời chiến tranh, chuyển

sang cuộc sống thời bình, đời sống xã hội nẩy sinh rất nhiều vấn để đặt

ra Chuyển đổi cơ chế, hoại động từ thời chiến sang thời bình ở một đất

nước Lào còn lạc hậu, quả là một bước ngoặt có tính lịch sử Điều ma

báo chí có thể làm lúc này là bằng hoạt động nghiệp vụ của mình, báo chí tác động làm chuyển biến nhanh nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, đồng

bào Đó là nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Trang 24

nền kinh tế còn mang nặng tính quan liêu bao cấp Nó chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng về phương thức quản lý thời chiến tranh Trong bối cảnh đó,

Đại hội HI Đáng NDCM Lào khai mạc ngày 22/4/1982 đề ra những quyết

sách mới Một quyết định quan trọng trong giới truyền thông báo chí là việc đổi tên tờ báo “Xiểng Pasaxôn” thành báo Pasaxôn (Báo Nhân Dân)

Đại hội quyết định báo Pasaxôn là tiếng nói chính thức của Đảng NDCM

Lào đặt dưới sự quản lý của Bộ Thông tin - Văn hoá Lào Tờ báo này có nhiệm vụ là phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các tầng lớp nhân dân trong toàn nước Lào, đồng thời là tiếng nói đối ngoại của nhà nước CHDCND Lào

1.3.4, Giai đoạn thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay

Trong 10 năm xây dựng đất nước từ 1975-1985, Đảng và Nhà nước

Lào đã có nhiều cố gắng và gặt hái được một số thành tích đáng kể Nhưng tồn tại và khó khăn gặp phải trong buổi đầu kiến tạo lại đất nước cũng rất lớn Đời sống nhân dân chưa được cải thiện mấy, sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên; sản xuất hàng hoá yếu kém; kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông, công, nông, lâm nghiệp còn ở trình

độ lạc hậu Những thế lực chống đối bên ngoài và bên trong lợi dụng những khó khăn ấy để mưu toan thực hiện sách lược điễn biến hoà bình trên đất nước Triệu Voi xinh đẹp và giàu truyền thống này

Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào đã đề

ra đường lối đổi mới nhằm tạo ra một bước ngoặt trong xây dựng và bảo vệ đất nước Sự kiện quan trọng và nổi bật nhất trong giai đoạn này chính

Trang 25

đường lối đổi mới của Đảng Đại hội Đảng lần thứ IV này có một ý nghĩa đặc biệt là lần đầu tiên thông qua cương lĩnh đổi mới không những của

Đảng mà còn là chương trình hành động của Chính phủ nước CHDCND Lào Trong đường lối đổi mới, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh tính chất cách mạng và toàn diện của sự nghiệp đổi mới đất nước Nhưng Đảng lấy việc đổi mới kinh tế làm trọng tâm Đây được coi như là nhiệm vụ trọng

tâm trong thời kỳ đổi mới Đảng đồng thời quan tâm rất lớn đến đổi mới về vấn đề đội ngũ cán bộ, vấn đề tổ chức và phong cách làm việc van động quần chúng rộng rãi biến sự nghiệp đổi mới thành phong trào cách mạng thiết thực Đại hội đồng thời thông qua Báo cáo chính trị về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội của Lào trong những năm 1986 đến 1990

Báo Pasaxôn đặc biệt trân trọng chuyển tải bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào, người khởi xướng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới ở Lào Đồng chí Cay Sỏn Phôm Vi Hản nói:

“Lich sử đã đề ra nhiệm vụ nặng nề cho chúng ta là: đưa đất nước

thoát khỏi tình trạng lạc hậu, xây dựng một xã hội mới, xã hội văn minh, làm cho nhân dân có ấm no và hạnh phúc Con đường đi tới mục tiêu đó

đã được chỉ rõ: Đó là đường lối, chính sách, phương hướng và nhiệm vụ mà Đảng ta đề ra trong Đại hội này Điều quan trọng là chúng ta phải

biết rõ con đường của chúng ta, nắm vững phương hướng, mục tiêu Trước tiên phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên quán triệt đường lối,

Trang 26

đường lối của chính họ, mục tiêu của Đảng cũng là yêu cầu, nguyện vọng

của nhân dân ”

Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định:

“ Chúng ta nhấn mạnh vấn đề cải tạo cơ chế quản lý kinh tế Đây là một vấn đề lớn, vấn để mới mà gồm nhiều khâu đòi hỏi chúng ta phải

nắm vững những quan điểm cơ bản và phải tiến hành đồng bộ và liên tục Đại hội IV của Đảng Cách mạng Lào thể hiện tình đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, thể hiện tỉnh thần, ý chí cách mạng của toàn

Đảng trong việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước

Kể từ Đại hội IV năm 1986 thực hiện đường lối đổi mới cho đến

nay, Đảng NDCM Lào đã trải qua 3 kỳ đại hội Đó là Đại hội Vụ VI và

VII Những Đại hội này tiếp tục khẳng định sự nghiệp đổi mới, tiếp tục con đường đã được vạch ra từ Đại hội IV để dân dân đưa nước Lào thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu Đại hội VH là đại hội gần đây nhất (3/2001) Đại hội Đảng của đầu thế kỷ XXI

Chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ VII, báo Pasaxôn có

bài xã luận nhan đề: “Nâng cao tinh thần đoàn kết thống nhất, phấn đấu

thực hiện nghị quyết Đại hội VII thành công tốt đẹp” Bài báo thể hiện

quan điểm của Đảng trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghị quyết VII với tỉnh thần: Đảng NDCM Lào tiếp tục kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin làm cho nước CHDCND Lào vững vàng về chính trị, ổn định về mặt kinh

tế, văn hoá xã hội, tiếp tục phát triển, xoá bỏ đói nghèo Từ năm 2010 đến 2020 làm cho đất nước Lào thành một nước phát triển, công nghiệp và nông nghiệp hiện đại

Một vấn đề quan trọng trong nội dung nghị quyết là “phải tập trung

Trang 27

chính, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính ở Trung ương, địa phương và cơ sở với những cơ chế và chức năng của các tổ chức đó” Việc này cũng nhằm làm trong sáng bộ máy nhà nước phù hợp với cơ chế kinh tế

thị trường có sự kiểm tra của nhà nước

Tổng kết thành tựu của công cuộc đổi mới qua 16 năm, tháng 3/2001, Đại hội VI của Đảng NDCM Lào đánh giá :

“ Chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên

liên tục ở mức trung bình 6,2%/năm Nổi bật nhất là chúng ta đã có khả năng sản xuất gạo đáp ứng được nhu cẩu trong cả nước và có phần dự trữ, đồng thời chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và đã xây

dựng được nhiều công trình thuỷ lợi và hệ thống đảm bảo cho diện tích lúa chiêm tăng lên gấp 3 lần so với năm 1995 Những thành tựu về mặt kinh tế đã đạt được là do đã phát huy tinh thần làm chủ đất nước, tự chủ,

tự lực, tự cường, dựa vào tài nguyên của đất nước và sức lực của bản thân

mình, khuyến khích sản xuất trong nước là chủ yếu, đồng thời là do sự đầu tư của Nhà nước vào các dự án ưu tiên và chúng ta tích cực thực hiện

chính sách mở rộng hợp tác quốc tế”

Gần đây, từ tháng 3 năm 2003, báo Pasaxôn tập trung triển khai

tuyên truyền tỉnh thần nghị quyết lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VHI Đó là nghị quyết về đường lối công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết này làm rõ hơn, cụ thể hơn con đường cơng nghiệp hố và hiện đại hoá ở nước Lào trên tỉnh thần của sự nghiệp đổi mới mà Đảng NDCM Lào đã vạch ra từ các đại hội trước Nhiều bài viết đăng tải trên tờ Pasaxôn đã phân tích, nêu bật được tầm quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trên con đường đưa nước

Trang 28

Rõ ràng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước mà Đảng NDCM

Lào khởi xướng, báo Pasaxôn đã nhanh chóng tiếp cận, kịp thời tuyên truyền, tổ chức quần chúng, góp phần tạo nên một phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn bộ đời sống nhân đân Tờ báo trở thành chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân các bộ tộc Lào

Bài Xã luận sau đây của ông Tổng Biên tập báo Pasaxôn Bau La Phan Than Pi Lom đăng ngày 22/3/2004 sẽ làm rõ thêm điều này Bài xã luận nhan đề: “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với việc tổ chức lãnh đạo

mọi thắng lợi của cách mạng Lào gần nửa thế kỷ qua” Nội dung bài xã

luận như sau:

“ Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã cùng nhau kỷ niệm

ngày thành lập Đảng với bầu không khí vui vẻ và sôi nổi, với tình đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, lao động thi đua vươn lên lập nhiều thành tích để thực hiện được mục đích phấn đấu mà Đại hội Đảng lần thứ VH

đã để ra, nhằm dẫn đất nước của chúng ta thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển ”

“ Suốt thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân đân Cách mạng Lào, nhân dân các bệ tộc Lào đã vượt qua mọi khó khăn, mọi thử thách, giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng cứu nước, giành độc lập, giành được nhiều thành công lớn lao trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước Những thành công mà chúng ta đã giành được đó là do Đảng ta có chủ trương chiến lược và chiến thuật đúng đắn, thông minh; Đặc biệt là suốt trong thời gian gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới

toàn điện và có nguyên tắc, Đảng còn chỉ đạo tổ chức thi hành trực tiếp, dẫn đắt đất nước của chúng ta vượt qua được mọi khó khăn vất vả và

Trang 29

vững, đảm bảo được sự ổn định vẻ chính trị, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân ngày càng được cải tiến từng bước, kinh tế của đất nước

có thể giữ vững tốc độ phát triển liên tục và không ngừng ”

“ Đáp ứng theo sự mong muốn cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mà lúc nào cũng cống hiến mình vì lợi ích của Tổ quốc và của nhan dan, đứng trước những điễn biến ngày càng căng thẳng của tình

hình thế giới ngày nay, Đảng yêu cầu những cán bộ, đảng viên cũng như

nhân dân Lào trong toàn quốc cần phải quyết tâm thực hiện và hy sinh tất cả để bảo vệ những thành tích của cuộc cách mạng, giữ gìn chế độ mới,

quyền dân chủ nhân dân, cùng nhau ra sức tiết kiệm để góp phần trong việc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng tiến bộ ” [22]

Diện mạo của một nước Lào mới, đầu thế kỷ được tờ báo Pasaxôn

Trang 30

Chuong 2

BAO PASAXON TRONG THOI DIEM HIEN NAY

Báo Pasaxôn đã kỷ niệm 50 năm thành lập của mình vào ngày 13/8/2000 Trong các chặng đường lịch sử, mang trọng trách là tiếng nói của Đảng NDCM Lào, đồng thời cũng là tiếng nói của nhân dân các bộ tộc Lào yêu chuộng hoà bình, tiến bộ, báo Pasaxôn đã có nhiều đóng góp

cho sự nghiệp cách mạng Bước sang thế kỷ XXI, ở cái tuổi 50, báo Pasaxôn cần được nhìn lại một cách toàn điện hơn để chuẩn bị cho những

bước tiến mới, đáp ứng yêu cầu thông tin của nước Lào trong thời đại mới

2.1 KHẢO SÁT BÁO PASAXÔN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1.1 VỊ trí vai trò và nhiệm vụ

Qua một số tài liệu báo cáo và nghiên cứu về báo Pasaxôn, chúng

ta có thể hiểu một cách khái quát về chức năng, vị trí, nhiệm vụ của tờ

báo lớn nhất nước Lào hiện nay

Báo Pasaxôn (Báo Nhân Dân) viết tắt: J & là một trong

những cơ quan tổ chức chuyên môn trong cơ cấu bộ máy tổ chức của Bộ

Thông tin và Văn hoá Vai trò của nó là đại diện chính thức cho tiếng nói của Trung ương Đảng NDCM Lào; Nó có chức năng là triển khai những

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

thông tin kịp thời những sự kiện trong và ngoài nước, tiếp nhận ý kiến

đóng góp của quần chúng nhân dân, nó là chiếc cầu nối gắn liền giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước

Báo Pasaxôn có những nhiệm vụ chính sau:

1 Tuyên truyền, triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp

Trang 31

2 Giáo dục lý tưởng cách mạng, tinh than yêu nước yêu chế độ mới, chống tư tưởng và hành động phi cách mạng, đi ngược lại quan điểm

của Đảng, Nhà nước

3 Phản ánh những sự thật, định hướng dư luận xã hội trước những

sự kiện trong và ngoài nước để đi đến nhận thức và hành động đúng đắn 4 Tiếp nhận ý kiến của quần chúng về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đề xuất cho lãnh đạo những phương hướng tổ chức thực

hiện đường lối chính sách, góp phần quản lý Nhà nước, quản lý xã hội 5 Chủ động phân tích rõ các vấn đề mới nẩy sinh, chống lại sự

xuyên tạc của các lực lượng phản động, chống diễn biến hoà bình và

những hiện tượng tiêu cực trong xã hội

6 Quản lý sử dụng ngân sách, công cụ và phương tiện để phục vụ cho công tác của mình

Để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên, báo Pasaxôn có những

quyền hạn cơ bản sau:

1 Quyết định về nội dung của các tin báo đăng tải trên tờ báo của

mình

2 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Báo Pasaxôn phải có sự phối hợp, kết hợp với các tổ chức thuộc Bộ Thơng tin và Văn hố, các cơ quan các Bộ hoặc tương đương ở Trung ương - Chính phủ và các địa phương

3 Lựa chọn bố trí, sắp xếp cần bộ công chức dưới quyền quản lý

của mình đồng thời có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh

4 Dé nghị và kiện toàn hợp lý cơ cấu và quy chế làm việc của cơ

quan báo cho phù hợp từng giai đoạn

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu bộ máy của báo Pasaxôn

a Cơ cấu tổ chức

Báo Pasaxôn gồm có 6 phòng ban:

- Văn phòng tổng hợp và tổ chức: Làm tham mưu trực tiếp cho cơ

quan, quản lý tài sản, phương tiện, quản lý các ấn phẩm của báo, quản lý

tài chính, quỹ lương, quản lý đội ngũ cán bộ Tổ chức này do Tổng biên

tập trực tiếp lãnh đạo

- Ban Kỹ thuật, maket: Đánh máy, biên tập bảo đảm nội dung của tờ báo; Tổ chức ¡n ấn, quản lý tài sản để phục vụ cho ban chuyên môn

- Ban Thời sự trong nước có nhiệm vụ theo dõi thông tin thời sự về sự kiện diễn biến trong nước, biên soạn thông tin và hình ảnh trước khi in, sau đó chuyển giao cho ban kỹ thuật, makét biên tập

_ ~- Ban Bài báo: Có nhiệm vụ nghiên cứu, viết bài mang tính chất giáo dục, triển khai các tài liệu quan trọng của Đảng và Nhà nước, chịu

trách nhiệm các bài viết về thời sự trong nước

- Ban Thời sự quốc tế: Có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ

trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thông tin các sự kiện diễn ra trên thế giới, kiểm tra, biên soạn tin, bài, ảnh trước khi đưa in

- Ban Báo Pasaxôn Chủ nhật: Triển khai kế hoạch của Ban Biên tập

trong một tuần phải ra một tờ báo phát hành vào ngày chủ nhật hàng tuần Chịu trách nhiệm nội dung của tờ báo chủ nhật hàng tuần này

b Tổ chức bộ máy:

Lãnh đạo sáu phòng ban này là Ban biên tập Ban Biên tập báo

Pasaxôn có: 1 Tổng Biên tập và 3 phó Tổng biên tập Phân công trách

Trang 35

e Tổng cộng: 56 người

Trong số đó: Đội ngũ cán bộ quản lý từ phòng ban trở lên Ban Biên tập là: 24 người (chiếm gần 43% biên chế bộ máy) Nếu tính cán bộ gián tiếp thì có: 40 người (chiếm 71,6%) Còn phóng viên trực tiếp của cả toà

báo chỉ có 16 người (chiếm 28,4%)

2.1.3 Đội ngũ cán bộ của báo Pasaxôn

e Trong 56 người có 46 người thuộc điện biên chế chính thức còn lại là dạng hợp đồng

e Trong 46 người biên chế chính thức được phân tích như sau:

ø Về độ tuổi: |

- Độ tuổi từ 20 đến 29 có 8 người (trong đó có 6 nữ) - Độ tuổi từ 30 đến 34 có 7 người (trong đó có 1 nữ)

- Độ tuổi từ 35 đến 39 có 13 người (trong đó có 7 nữ) - Độ tuổi từ 40 đến 50 có 12 người (trong đó có 1 nữ)

- Độ tuổi trên 50 trở lên có 6 người (trong đó có 1 nữ) b Về trình độ văn hoá:

- Sau đại học: l người - (nam)

- Đại học: 16 người (trong đó nam; 12 người, nữ : 4 người) - Cao đẳng: 10 người (trong đó nam: 5 người, nữ : 5 người) - Trung học chuyên nghiệp: 10 người (trong đó nam: 6 người,

nữ : 4 người)

Trang 36

cố Phản bố các ngành nghề đào tạo: SDH DH TH Sơ cấp - Báo chí 1 7 0 3 - KHXH 0 9 2 0 - Ngành khác 0 5 19 0 đ Trình độ ngoại ngữ: A B C Tiếng Anh 16 0 0 Tiếng Pháp 2 0 3 Tiếng Việt Nam 0 0 20 Tiếng khác (Trung, Nga) 0 7 0 Tiếng Thái 0 46 0

Không biết ngoại ngữ nào 0 0 0

ä Cơ sở đào tạo

Bậc đào tạo | Việt Nam Nga |Trung Quốc | Trong nước|_ Pháp Cao học 1 0 0 0 0 Đại học 9 3 1 2 0 Cao đẳng 3 0 0 7 1 Trung học 0 0 0 10 0 2.1.4 Thiết bị: e Số máy vi tính: 8 cái

® Nhà in: 0 (Thuê ¡in bên ngoài: Nhà in Quốc gia Lào)

2.1.5 Phân bố trang báo:

Trang 37

e Trang 11, 12: Tin bài thuộc lĩnh vực đối ngoại

se Trang 3 và 4: Gồm các bài và chuyên mục sau: - Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Kinh tế và xã hội - Nhà nước và pháp luật - Đời sống văn hoá - Người tốt việc tốt - Bảo vệ môi trường

- Phát triển nông thôn

- Xoá đói giảm nghèo

- Hợp tác quốc tế

- Trao đổi ý kiến

- Sức khoẻ

- Các vấn đề khác

e Trang 5, 6, 7, 8, 9: Dành cho quảng cáo

2.1.6 Khuôn khổ hoạt động của tờ báo:

- Khổ báo: (53x 37) cm

- Định kỳ: Thuộc nhật báo

Trang 38

2.1.7 Số lượng các loại thể xuất hiện trên báo Pasaxôn 6 tháng đầu năm 2004 Khảo sát 6 tháng báo đầu năm 2004 của báo Pasaxôn Tháng Thể loại 1/2004 ; 2/2004 | 3/2004 | 4/2004 | 5/2004 | 6/2004 Tin Trong nước | 481 425 493 374 455 381 Quốc tế 326 340 264 265 391 294 Phỏng vấn 5 3 5 4 6 7 Bài báo 135 120 115 125 120 130 Phóng sự 3 2 1 1 3 2 Xã luận 14 10 5 10 11 9 Bình luận 3 2 1 3 2 1 Quảng cáo 80 68 71 66 99 93 Nhận xét:

1 Báo Pasaxôn theo khảo sát 6 tháng đầu năm 2004 có nội dung

thông tin khá phong phú Báo tập trung các thể loại thông tấn (gồm tin,

phỏng vấn, phóng sự, bài báo

2 Số lượng tác phẩm thuộc loại thể chính luận báo chí xuất hiện ít hơn (xã luận, bình luận) Chuyên luận hầu như chưa được chú ý Trong loại thể chính luận, số lượng bài bình luận xuất hiện còn quá ít, chưa

tương xứng với số lượng bài viết tác phẩm thông tấn

3 Quảng cáo đã xuất hiện và nhìn chung có số lượng vừa phải

2.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU

Pasaxôn là tiếng nói của Đảng NDCM Lào, là phát ngôn chính thức

Trang 39

nên đây là tờ báo chính trị lớn nhất ở đất nước Triệu Voi này Xuất phát từ chức năng, vị trí và vai trò lớn lao như vậy cho nên đóng góp của tờ báo Pasaxôn trong quá trình cách mạng ở nước CHDCND Lào là rất to lớn, tác động của nó là rất đáng kể Người đọc, thông qua tờ báo, có thể thấy được toàn cảnh đời sống của nước Lào qua từng giai đoạn Báo Pasaxôn phản ảnh được những diễn biến chính trị, xã hội, tư tưởng và văn hoá của cả cộng đồng các bộ tộc Lào ở những thời điểm, những giai đoạn lịch sử nhất định Báo chí không những phản ánh hiện thực đời sống xã hội mà ở nó còn chứa đựng cả tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Và đặc biệt, đối với một tờ báo chính trị lớn như Pasaxôn, nó chứa đựng được lập trường, quan điểm trong việc chỉ đạo, định hướng các chủ

trương, đường lối phát triển đất nước của Đảng cầm quyền, Đảng lãnh

đạo, Đảng NDCM Lào Những đóng góp, những thành tựu của báo

Pasaxôn trong những năm đất nước Lào ở vào thời kỳ đổi mới có thể nhìn nhận ở những khía cạnh chủ yếu sau

2.2.1 Góp phần định hướng đường lối chính trị:

Đất nước Lào đã trải qua 18 năm dưới ánh sáng tư tưởng đổi mới

của Dang NDCM Lao (1986-2004) đã trải qua nhiều thử thách, gay go nhưng vẫn đứng vững phát triển như ngày nay, phải nói đó là thắng lợi của một định hướng chính trị đúng đắn Đó chính là việc xác lập và đuy trì vị

trí chủ đạo đối với toàn xã hội Lào hệ tư tưởng Mác-Lênin Báo Pasaxôn

đã nhiều lần đăng tải, ngay từ khi mới thành lập, Đảng NDCM Lào đã khẳng định trong cương lĩnh: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền

tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình”

Vì vậy trong Văn kiện Đại hội V (tháng 3/1991) có đoạn nhấn

Trang 40

luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với một số lý luận có liên quan tới

nhiệm vụ chính trị phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước như: Lý

luận về chế độ dân chủ nhân đân, nhà nước và pháp luật, về kinh tế hàng

hoá, v.v cũng như tính đặc thù của xã hội Lào và người Lào để trên cơ

sở đó xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn phục vụ sự nghiệp đổi mới

của đất nước Coi cơ sở lý luận có tính chất nhất thể hoá của chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở tư tưởng lý luận của Đảng” [25; 47-48]

Các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó báo Pasaxôn là ngọn cờ đầu đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận

và trở thành diễn đàn phản ánh thường xuyên thực tiễn của đất nước Tờ

báo đã thực hiện có hiệu quả chức năng tư tưởng, giáo dục định hướng với việc thường xuyên đưa tin bài viết chỉ đạo và có tính chất tổng kết kinh

nghiệm và lý luận sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

đồng thời kết hợp với các chuyên mục cùng trao đổi, phát động sâu rộng trog quần chúng phong trào thi đua tìm hiểu và viết về Đảng, về cách mạng cũng như các lĩnh vực tư tưởng khác Chẳng hạn nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng NDCM Lào, báo Pasaxôn đã mở chuyên mục: “Quá khứ và tương lai” - Đây chính là điễn đàn ôn lại những truyền thống đấu tranh vẻ vang của nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Báo ra ngày 10/2/2000 có bài: “Tăng cường giáo dục tư tưởng lý luận là một công việc cấp thiết”, ông Bunmy Phonlasy đã lý giải làm sáng tổ những luận điểm cơ bản và quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận

và sự cần thiết của việc tăng cường công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng cho bạn đọc, nhất là tầng lớp cán bộ, đảng viên

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w