1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phóng sự báo chí và những xu hướng phát triển hiện nay

103 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 6,84 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA | HO CHI MINH PHÂN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN | 4 PHAM VAN HOANH aR

VA NHỮNE XU HƯỚNG PHÁT TRIÊN HIỆN NAY

Trang 2

go

BỘ BIÁO DUC VA DAO TAO — HỌ0VIỆN CHÍNHTRỊ QUỐP GIA HO CHI MINH

PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

PHAM VAN HOANH

PHONG SU BAO CHi

VA NHUNG XU HUONG PHAT TRIEN HIEN NAY

(KHAO SAT TREN CAC BAO NHAN DAN CHU NHAT, LAO DONG, SAI GON

Trang 3

MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC MỞ ĐẦU , 3

Chuong 1: PHONG SU- MOT THE LOAI XUNG KiCH

1.1.Vài nét về sự ra đời và phát triển của phóng sự 9 1.2.Một số quan niệm về phóng sự 16

Chương 2: PHÓNG SỰ TRÊN CÁC BÁO NHÂN DÂN CUỐI TUẦN, LAO

ĐỘNG, SÀI GÒN GIẢI PHÓNG VÀ HAI QUAN

2.1.Tình hình sử dụng phóng sự trên các báo Nhân Dân cuối tuân,

Lao Động, Sài Gòn giải phóng và Hải quan 29

2.2 Những đặc điểm về nội dung 34

2.3 Những đặc điểm về hình thức 56 Chương 3: NHỮNG XU HƯỚNG CỦA PHÓNG SỰ BÁO CHÍ HIỆN NAY

3.1.Những xu hướng về nội dung 69

3.2.Những xu hướng về hình thức tác phẩm 77

3.3 Những biểu hiện tiêu cực trong phóng sự báo chí hiện nay 89

3.4 Một số kiến nghị 93

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 4

3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các thể loại báo chí hiện nay, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, và là một thể loại có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng nói chung Thật khó cố thể hình dung một nền báo chí hiện đại mà lại

không có những tác phẩm phóng sự

Ngay từ năm 1935, trong hội nghị các nhà văn bảo vệ văn hóa họp tại Paris, nhà văn, nhà báo Ê-gôn éc-vin Kít - một tác giả nổi tiếng với những bài

phóng sự viết về nước Trung Hoa từ đâu thế kỷ XX đã nhấn mạnh: “Người ta

còn khinh rẻ người phóng viên, người ta còn coi anh nhà báo ở bậc thấp nhất của xã hội chừng nào những tác phẩm của Gôn Rít và của La-rit-xa Rai-xno chưa chứng tỏ việc thông tin vẻ hiện thực có thể trình bày một cách độc lập và

có nghệ thuật” [19; tr.209]

Ở Việt Nam, sự xuất hiện của nên báo chí chữ quốc ngữ và những biến

động xã hội đặc biệt ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tạo ra cơ SỞ

cho nhiều thể loại hình thành và phát triển, trong đó có phóng sự Tuy nhiên,

phải đến những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, phóng sự mới thực sự khẳng định tầm quan trọng của nó trong đời sống văn học và báo chí Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì các tác giả phóng sự của nước ta đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền báo chí nước Pháp Ông còn nêu nhận xét: “Chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam có nguồn gốc rất đặc biệt, nó xuất phát từ phóng sự” [21; tr.2] Từ sau nam 1945, gan liền với sức sống của báo chí cách mạng Việt Nam, phóng

sự vẫn tiếp tục phát triển và ngầy càng tỏ ra là một trong những thể loại xung

Kích trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc và đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội Ngày nay phóng sự vẫn đang là một trong những thể loại quan trọng nhất của nền văn học và báo chí đổi mới ở nước ta, xứng đáng

với sự tin cậy của đông đảo công chúng

Trang 5

4

Xung quanh thể loại phóng sự, đã có nhiều ý kiến bàn luận trong giới

nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí Nhìn chung các nhà nghiên cứu

đều thống nhất khẳng định phóng sự là một trong những thể loại có năng lực

phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp cụ thể, vừa có tâm khái quát nhất định Trải qua quá trình phát triển, phóng sự hiện nay đã có nhiều biến đổi quan trọng không chỉ trong nội dung mà còn trong những yếu tố thuộc về hình thức thể hiện như ngôn ngữ, bút pháp kết cấu, giọng điệu và vai trò của nhân vật trần thuật

Cùng với sự phát triển của phóng sự, lý luận văn học và lý luận báo chí cũng đã có nhiều thành tựu khi nghiên cứu về thể loại Tuy nhiên, cho đến nay

vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến những đặc điểm và các

xu hướng vận động phát triển của riêng thể loại phóng sự báo chí trong bối

cảnh của đời sống báo chí hiện đại ở nước ta :

Chọn vấn đề "Phóng sự báo chí và những xu hướng phát triển hiện

nay" là đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học báo chí, chúng tôi muốn góp

phần nhỏ của mình vào việc làm rõ những đặc điểm và xu hướng phát triển

của phóng sự trong đời sống báo chí hiện nay và hy vọng góp một tiếng nói thúc đẩy việc hoàn thiện phương pháp sáng tạo, khai thác, sử dụng có hiệu quả

thể loại phóng sự trong đời sống báo chí hiện đại

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo khoa học ở nước ta và trên thế giới đã từng bước góp phần làm

sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại phóng sự, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt động sáng tạo các tác phẩm của nhà báo

Trang 6

bản, 1992); Lý luận văn học (Nhà xuất bản Giáo dục, 1993), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí (Nhà xuất bản Văn bố - Thơng tin, 1999), Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí (Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 2000); Viết báo như thế nào ? (Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, 2000); Làm báo - Lý thuyết và thực hành (Nhà xuất bân Đại học Quốc gia 2001); Sáng tạo tác phẩm báo chí (Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, 2002); Ký vấn học và ký báo chí (Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, 2003); Mghề làm báo (Nhà xuất bản Thông tấn 2003); Hướng dẫn cách viết báo (Nhà xuất bản Thông tấn 2003) v.v

Trong tất cả những công trình nghiên cứu kể trên, nhìn chung các tác

giả đã khảo sát một cách toàn điện về những đặc điểm, đặc trưng thể loại của

phóng sự - kể cả phóng sự văn học và phóng sự báo chí Một số công trình chuyên ngành khác như : Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh (tài

liệu tham khảo của Đài Tiếng nói Việt Nam); Sển xuất chương trình truyền

hình (Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, 2002), Lý luận báo phát thanh (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tín, 2003) còn đề cập sâu hơn đến các dạng

phóng sự phát thanh và truyền hình Như vậy, có thể nói phóng sự là thể loại

được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua Đây cũng là thể loại được nghiên cứu nhiều nhất, kỹ lưỡng nhất, có nhiều công trình khảo cứu về nó đã được xuất bản so với các

thể loại báo chí ở nước ta

Hiện nay, chúng ta đang sống trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của báo chí Việt Nam từ trước đến nay Báo chí đã tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, chính trị và ngày

càng trở thành một lực đẩy sôi động, một vũ khí sắc bén trong công cuộc đổi

Trang 7

thanh tới một số nước trong khu vực và trên thế giới, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ đường lối đối ngoại và chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước ta Bối cảnh đó đã tạo điều kiện cho phóng sự trở thành thể loại

có vị trí quan trọng trên tất cả các loại hình báo chí Tuy nhiên - như đã trình

vẫn chữa có một công trình nghiên cứu nào tập trung

Ss ầy ở trên, cho đến nay -

khảo sát về những xu hướng của phóng sự trong đời sống báo chí hiện đại ở

Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chung của dé tài là trên cơ sở nhận đạng những đặc điểm về

nội dung, hình thức của phóng sự báo chí để đánh giá được xu hướng vận động của nó trong điều kiện hiện nay, góp thêm một tiếng nói vào việc hoàn thiện phương pháp sáng tạo, khai thác, sử dụng có hiệu quả thể loại phóng sự

báo chí hiện đại

Để đạt được mục đích, luận văn phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

- Xác định những đặc điểm của thể loại phóng sự trong hệ thống báo

chí và đời sống báo chí hiện nay với tư cách là một thể loại xung kích

- Khảo sát những yếu tế về nội dung và hình thức trong các tác phẩm phóng sự trên các báo Nhân dân cuối tuần, Lao động, Sài Gòn giải phóng và bdo Hai quan trong 2 năm (2002-2003)

- Xác định những xu hướng phát triển của phóng sự báo chí hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, lại đo đề tài có phạm vi rộng nên chúng tôi tự giới hạn việc nghiên cứu của mình trong thể loại phóng sự rên báo in Với các đạng biểu hiện của phóng sự trên các loại hình

báo chí khác như phát thanh, truyền hình, báo mạng-lnternet do có nhiều biến đổi sâu sắc gắn với đặc trưng của các loại hình khác nhau nên cần phải có

Trang 8

Dân cuối tuần), Lao Động, Sài Gòn giải phóng và báo Hải quan (là cơ quan báo nơi chúng tôi đang cơng tác) Ngồi ra, chúng tôi còn sử đụng một số tác phẩm phóng sự tiêu biểu đã đoạt giải trong cuộc thi của Hội nhà văn, Hội nhà

báo ở Trung ương và một số địa phương trong những năm đổi mới vừa qua để

làm cứ liệu cho quá trình đánh giá, phân tích

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về báo chí Trên cơ sở kế thừa những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp như: £hống ké, khảo sát, phân loại, đối chiến, so sánh, phân tích, tổng hợp

Các phương pháp thống kê, khảo sát, phân loại được sử dụng trong việc

lựa chọn các tác phẩm phóng sự hoặc có tính chất phóng sự đã được đăng tải trên các báo Nhân Dân cuối tuần, Lao Động, Sài Gòn giải phóng và báo Hải guan trong hai năm 2002,2003

Các phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng trong quá trình nhận

xét, đánh giá nhằm rút ra được những đặc điểm, ưu thế và hạn chế riêng của thể loại phóng sự báo chí trên các báo đã được khảo sát

Các phương pháp phán tích, tổng họp được sử dụng để rút ra những kết luận có tính khái quát vẻ thể loại phóng sự báo chí, đặc biệt là về những xu hướng vận động, phát triển của nó trong bối cảnh hiện nay ở nước ta

Những phương pháp được sử dụng nhìn chung đều có tác dụng tích cực vào kết quả của luận văn Trong đó, các phương pháp bao trùm là so sónh, phân tích, tổng hợp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài của luận văn này nằm trong khu vực những vấn đề của lý thuyết

Trang 9

Những kết quả của đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí,

hoặc cũng có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho các nhà báo đang trực

tiếp sáng tạo tác phẩm phóng sự báo chí hiện nay Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu để tài này có ý nghĩa như một sự tổng kết có thể góp phần

vào việc bổ sung hoàn thiện lý luận về thể loại phóng sự

Riêng với bản thân tôi, q trình hồn thành cơng trình nghiên cứu này là sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu trong cả khoá học để nghiên cứu một hiện tượng cụ thể Đó cũng đồng thời là quá trình tự hoàn thiện thêm về phương diện lý thuyết thể loại báo chí, tạo cơ sở cho công việc sáng tạo tác

phẩm báo chí của bản thân

7, Cấu trúc của luận văn

Luận văn này gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương nội dung là:

Chương 1: Phóng sự - một thể loại xung kích

Chương 2: Phóng sự trên các báo Nhân Dân cuối tuần, Lao Động,

Sài gòn giải phóng và Hỏi quan hai năm 2002, 2003

Trang 10

Chương 1

PHÓNG SỰ - MỘT THỂ LOẠI XUNG KÍCH

1.1 VAINET VE SU RA BOI VA PHAT TRIEN CUA PHONG SU

1.1.1 Về sự ra đời của phóng sự

Từ trước đến nay, trong giới nghiên cứu, lý luận phê bình văn học và báo chí đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm xác định thời điểm và nơi ra đời của

phóng sự Tuy nhiên, những ý kiến ấy vẫn còn có nhiều điểm chưa thống nhất

Theo giáo sư Ca-ren Xto-rơ-can (khoa Báo chí, trường Đại học Sác-lơ, Tiệp Khắc trước đây), thuật ngữ phóng sự (Reportage) lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh và khi ấy được hiểu là sự mô tả một kỳ họp quốc hội, những trận

lụt, những đám cháy hay những cuộc chiến tranh Mặc dù người Anh là

những người đầu tiên sử dụng phóng sự trên báo chí, nhưng phóng sự lại được đón nhận và gặt hái nhiều thành tựu và có tiếng vang rộng lớn trước hết ở nước Pháp “Một nhà báo Pháp có nhiều tham vọng đã được cảnh sát trưởng Pa-ri cho phép đi thăm các nhà tù của Pháp Việc miêu tả dựa trên sự kể lại của một nhân chứng mắt thấy tai nghe, cũng như những tác phẩm “Quán rượu” của Ê- min Dô-la hoặc “Rừng” của Áp-tơn Xin-cle vài chục năm sau đã gây ấn tượng mạnh trong người đọc Phóng sự xuất hiện từ đó” [38: tr.209] Nhà nghiên cứu người Pháp Nô-en Duy-fơ-re cũng có một ý kiến tương tự như vậy khi cho rằng “những người đi tiên phong” trong việc viết phóng sự có thể là Giác-lân- đân và Áp-tơn Xin-cle ở Mỹ với những tác phẩm như “Dân dưới vực thẳm”

hoặc “Rừng” [II]

Tất nhiên, cũng có những ý kiến khác hơn khi nói đến vấn để này

Chẳng hạn có ý kiến đã khẳng định phóng sự ra đời ở nước Nga trước đây, gắn

Trang 11

Trung Quốc, có mầm mống từ tác phẩm Sử ký vĩ đại của Tư Mã Thiên Tuy

nhiên những ý kiến này không có được những luận cứ thật chắc chắn nên ít

được chú ý

Về thời điểm ra đời của phóng sự, ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra phóng sự đã xuất hiện ngay từ cuối thế kỷ XIX Ma-tê Duê-rơ-dơ - nhà báo Hung-ga-ri đã từng nổi tiếng với những phóng sự viết về cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam từ những năm 60 cho rằng phóng sự đã

xuất hiện gắn liên với một tai nạn đường biển từ đầu thế kỷ XX mặc dù ông

khong nói rõ đó là con tàu và người phóng viên viết tác phẩm đó là người nước nào

Ở nước ta, phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo chí Ngay từ thập kỷ 30 của thế kỷ XX, một loạt phóng sự đã xuất hiện, tạo ra hiện trợng bùng nổ trên báo chí "Thời kỳ đầu phóng sự trong báo chí nước ta cũng đơn

giản là mô tả các sự kiện như trận đấu thể thao, lễ hội, triển lãm Dần dần các nhà văn, nhà báo sử dụng phóng sự để chuyển tải lượng thông tin phong phú

hon, đưa vào phóng sự các yếu tố của văn học để nâng cao khả năng thông tin, tác động của tác phẩm" [39, tr.186] Lịch sử báo chí nước ta đã ghi nhận nhiều

tác giả và tác phẩm phóng sự xuất sắc ở thời kỳ này Những tác phẩm đó ngoài

việc đánh đấu sự phát triển mới của nền báo chí Việt Nam giai đoạn đầu thế

kỷ, còn được coi là những tác phẩm văn học có giá trị trong việc phản ánh

hiện thực lịch sử

Trong Hội nghị các nhà văn bảo vệ văn hóa họp tại Pa-ri năm 1935, Ê-

gôn Éc-vin Kit - một người viết phóng sự nổi tiếng đã tuyên bố: “Người ta còn khinh rẻ người phóng viên, người ta còn coi anh nhà báo ở bậc thấp nhất của xã hội chừng nào những tác phẩm của Giôn-Rít và cua La-rit-xa Rai-xno

chưa chứng tỏ rằng việc thông tin vẻ hiện thực có thể trình bày một cách độc

Trang 12

“Thật vậy, chúng ta thấy phóng sự là một thể loại văn học và nó có thể trở thành một trong những thể loại văn học quan trọng nhất” [11]

1.1.2 Quá trình phát triển của phóng sự ở Việt Nam

Sự bùng nổ của báo chí chữ quốc ngữ và những biến động xã hội đặc biệt thời kỳ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã tạo ra cơ sở cho nhiều thể loại hình thành và phát triển - trong đó có phóng sự Đó là cái thời mà hầu như không nhà văn nào lại “không thử bút trên địa hạt phóng sự” Theo tập hợp của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Hữu Cừ, Nguyễn Sơn ở Viện Văn học

trong ba tập sách Phóng sự Việt Nam 1932 — 1945 thi thời kỳ này đã có “sự

góp mặt của 63 tác giả với 120 tác phẩm” [43, tr.234] Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà hầu hết các tác giả phóng sự có quan niệm lệch lạc về nghề báo -

một cái nghề rất mới mẻ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 Sau này nhìn lại, nhà báo Vũ Bằng đã viết trong tác phẩm Bốn mươi năm nói láo: “Tất cả

chúng tôi đều quan niệm một cách đễ dàng: làm báo là trò chơi, ai muốn viết gì thì viết Quăng bài vào toà soạn rồi in ra thế là xong Người làm báo có khi cực đoan Có người cố tạo ra cái vẻ cho tân thời hình thúc thì đánh phấn bôi môi, và làm cách mạng văn chương với một giọng văn cụt lủn không suy-dê, không véc-bờ và nổi tiếng làm tiền của gái và có ông rất “hủ mớ đời” làm báo mà chỉ lo trau chuốt một chữ trong thơ, cả ngày say rượu và không biết một tí

gì về tình hình quốc nội và quốc tế như cụ chủ bút An nam Nguyễn Khác Hiếu

Tan Da” [4; tr 147]

Do đặc điểm của tình hình xã hội và tình hình báo chí thời bấy giờ,

Trang 13

viết về cuộc sống của những con người bẩn cùng, đề cập đến những bất công trong xã hội nhưng lại không đề ra được biện pháp giải quyết hoặc chỉ đề ra được biện pháp cải lường đo hạn chế về thế giới quan của tác giả như: 7i kéo xe (của Tam Lang), Việc làng, Tập án cái đình (của Ngô Tất Tố), Ngõ hiểm,

Ngoại ô (của Nguyễn Đình Lap), Cam bảy người, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây

(của Vũ Trọng Phụng), Làm dan, Lam tién (của Trọng Lang) Ngoài ra, còn có một số phóng sự khác viết theo lối giật gân hoặc tỏ thái do bi quan trước

hiện thực như 7i buôn lậu, Hà Nội lầm than v.V

Từ sau năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta, trên các báo cách mạng xuất bản bí mật và công khai đã xuất hiện một số tác phẩm phóng sự tràn đầy tỉnh thần chiến đấu, góp phần đắc lực vào công tác tư tưởng, tuyên truyền và cổ vũ cho phong trào cách mạng, thúc đẩy quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập Trên các tờ báo như: Lao Động, Tìm túc, Việt Nam

độc lập, Cờ giải phóng, Cứu Quốc đã xuất hiện nhiều phóng sự mang tính

chỉ đạo thiết thực cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp

Cách mạng tháng Tám thành công, báo chí Việt Nam đã bước sang chặng đường lịch sử mới, cùng cả dân tộc bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp Báo chí là cơ quan truyền đạt những mệnh lệnh và chỉ thị trong chiến đấu, là tiếng nói động viên, cổ vũ quân chúng tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc Mặc dù phải hoạt động trong những điều kiện khó khan của cuộc kháng chiến trường kỳ, phải liên tục di chuyển, máy in cũ kỹ, thiếu giấy mực, ấn loát và phát hành hạn chế nhưng báo chí cách mạng Việt Nam vẫn là công cụ thông tin, tuyên truyền đắc lực cho cách mạng trong những năm chiến tranh

Trang 14

chiến tranh anh đũng của quân ta với nhiều tấm gương anh hùng quên mình vì đồng đội, vì độc lập tự do của Tổ quốc Tuy nhiên, do bối cảnh chiến tranh nên các phóng sự xuất hiện không thường xuyên và đề tài cũng chưa rộng mà chỉ miêu tả rõ hoàn cảnh và sự việc trong thời kỳ này Giáp mặt với kẻ thù, đối diện với sự sống và cái chết, các tác giả đã tìm tòi, khai thác, chọn lọc những

chỉ tiết đất nhất, tiêu biểu nhất để phản ánh trong các tác phẩm phóng sự của

mình Chính vì thế mà đọc các phóng sự thời kỳ chống Pháp, độc giả thấy ngay được cái khí thế hào hùng của cả một đất nước sẵn sàng hướng về tiền tuyến, quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm, giành lại đất nước, giành lại hoà bình

So với phóng sự trong những năm kháng chiến chống Pháp thì các phóng sự trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã có thêm một mảng đề tài mới

rất quan trọng bên cạnh đề tài đấu tranh thống nhất đất nước là để tài về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Tuy nhiên, cũng vẫn do hoàn cảnh của một

nền báo chí ở một đất nước có chiến tranh nên các phóng sự thời kỳ này tuy cũng đã có những đột phá so với thời kỳ chống Pháp nhưng nhìn chung vẫn còn đơn điệu Trên mặt báo khi ấy chưa thể có những phóng sự phản ánh các mặt trái của xã hội, nạn quan liêu, tham những vốn là những căn bệnh phổ

biến của thời kỳ bao cấp Nội dung mà các phóng sự đề cập thường là về cuộc

sống ở làng quê, hình ảnh các chiến sĩ ngoài mặt trận, hay những chuyện

chống bão lụt, cứu đê, cứu lúa, phục hồi sản xuất Hình thức biểu hiện chủ

yếu của các phóng sự thời kỳ này nhìn chung cũng mới chỉ dùng lại ở việc phản ánh, ghi chép, liệt kê các chí tiết, sự kiện nhằm ca ngợi, cổ động phong trào là chủ yếu Hầu hết các tác phẩm đều có dung lượng ngắn, đăng gọn

trong một kỳ trên báo

Trang 15

phóng sự còn nặng về truyền đạt, thông tin những ý kiến của các cơ quan lãnh đạo, phổ biến, bình luận, giải thích đường lối, chính sách thì bây giờ tất cả những vấn đề nảy sinh trong đời sống đều được thể hiện một cách xác thực và

sinh động Phóng sự đã thẳng thắn nêu những vấn đề, cảnh tỉnh người trong cuộc để những cấp có thẩm quyền phải lên tiếng và có những giải pháp kịp thời

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ thể loại phóng sự lại

có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng như những năm đổi mới

vừa qua Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã có hàng loạt phóng sự trên báo Vấn nghệ đã thu hút sự được quan tâm của công luận cả nước Đó là

các tác phẩm: Câu chuyện về một ông "vua lốp, Cơn sốt vàng ở Hiệp Đức,

Báo động về loại sách "bung ra", Làng giáo có gì vui ?, Lời khai của bị can, Người dan ba quy vv

Sự bùng nổ đã làm cho phóng sự trở thành thể loại được sự quan tâm đặc

biệt không chỉ của các cơ quan báo, các nhà báo mà còn của đông đảo công

chúng báo chí Với tính thần nhìn thẳng vào sự thật, các phóng sự hiện nay đã

nêu những vấn đề cấp thiết để những cấp có thẩm quyền phải lên tiếng Trong

cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham những do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phóng sự là một trong những thể loại hàng đầu, đã đem lại những ấn tượng

sâu sắc cho công chúng, tạo lòng tin về bản chất tốt đẹp của chế độ ta, vào sự tất thắng của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng

Có thể khẳng định rằng: bước vào thời kỳ đổi mới, phóng sự báo chí đã

góp phần làm sống dậy một không khí dân chủ trong báo chí Việt Nam Thật khó có thể hình dung được diện mạo của nền báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu sự đóng góp đầy hiệu quả của phóng sự

Có thể khẳng định rằng: trong những năm đầu của đổi mới, trong khi các

thể loại đang còn tìm đường đi thì phóng sự đã có vai trò đột phá Về phương

Trang 16

các tác phẩm phóng sự báo chí nhưng thể hiện sinh động đời sống hiện thực cả

mặt tối, mặt sáng với nhiều cung bậc khác nhau Điều này có nguyên nhân trước

hết chính từ những đặc điểm của thể loại Tác phẩm phóng sự thường xuất hiện trong những hoàn cảnh hiện thực điển hình, ở những thời điểm cuộc sống đang

có những chuyển biến mạnh mẽ với sự xuất hiện những sự kiện, những nhân vật thu hút sự quan tâm của xã hội hoặc có ý nghĩa đối với đời sống Với khả năng phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp, tác phẩm phóng sự có khả năng khám phá,

phơi bày, điều trân về những sự thật của đời sống Sự xuất hiện mạnh mế của

phóng sự với một cách nhìn mạnh dạn, thẳng thắn trước những vấn đề nóng bỏng của thực tế đã tạo ra những tác động tích cực sang các thể loại khác Tác phẩm phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời còn có khả năng tác động vào nỗi xúc cảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt

Đến nay trong làng báo nước ta đã hình thành một đội ngũ những tác

giả phóng sự khá hùng hậu với bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng và có tính

chuyên môn cao Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc đã xuất hiện một lớp tác

giả phóng sự xông xáo và năng động với những tác phẩm đã thực sự phát huy được sức mạnh, tạo ra dư luận xã hội: Đỗ Quảng, Xuân Ba, Minh Chuyên,

Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền, Quốc Việt, Phan Xi Păng, Binh Nguyên,

Trường Kiên, Thuỷ Cúc, Bá Phùng, Triệu Hải, Nguyễn Như Phong, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Dỗn Hồng Ngồi ra còn có hàng trăm tác giả xuất hiện trên trên các báo, các đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương Một số tác giả đã có những tập phóng sự được dư luận chú ý như

Xuân Ba với Mọi linh hôn déu duoc đưa tiễn, Vẫn phải tin vào những giọt

nước mắt, Huỳnh Dũng Nhân với Ăn tết trong rừng chó sói, Ký sự xuyên Việt, Tôi đi bán tôi, Đỗ Dỗn Hồng với Lạc lối dưới chân Bù chồng cha v.v

Có thể lấy ví dụ trong tập phóng sự Mọi linh hôn đều được đưa tiên

Trang 17

hết là sự hấp đẫn của những sự thật tiêu biểu mà tác giả đã dày công khám phá và phơi bày nó với một tinh thần dũng cảm: 7g Đình Đề - huyền thoại và sự thật; Ơng già ơm bảy ki-lô-gam đơn từ; Rượu ta ở bên Táy; Hoá lò - lò mò

ký; Gặp lại Nguyễn Huy Thiệp Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nêu lên

cảm giác của mình khi đọc tập sách này: “Những bài viết đã lần lượt in báo, vậy mà gom lại thành sách vẫn không hề giảm sức cuốn hút và những vấn dé nêu ra vẫn nóng hồi tính thời sự Bập vào đọc không đứt ra được và lúc ấy cũng không hề nhớ là văn hay là báo, cứ hồi hộp theo dõi những số phận có thật 100% được tác giả viết với tất cả nhiệt tình, cảm thông, sắc sảo và hóm hỉnh nữa” (Mọi linh hôn đều được đưa tiễn, Báo Văn nghệ 17-1-1993)

Nhận xét về cây bút phóng sự Huỳnh Dũng Nhân, TS Huỳnh Như Phương cho rằng: “Coi trọng sự kiện khách quan nhưng Huỳnh Dũng Nhân

không phải là người khách quan chủ nghĩa Anh còn là một nhà phân tích xã

hội có tính khuynh hướng Từ mớ bồng bong của những sự kiện, anh cố gắng tìm ra một cách lý giải thoả đáng nhất, dù câu trả lời của anh có thể chưa làm

vừa lòng tất cả mọi người” [29; tr 6,7]

Hiện nay, một số tờ báo như Lưo Động, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới,

Thanh Niên, Tuổi trẻ, An ninh thế giới và nhiều báo của các ngành - trong đó có

báo Hải quan, đã coi phóng sự là một trong những thể loại quan trọng và cố

gắng duy trì đều đặn để thu hút độc giả Hàng năm, Hội nhà báo Việt Nam và nhiều hội nhà báo các địa phương cũng tổ chức nhiều cuộc thi viết phóng sự, một

phần để khuyến khích các cây bút viết phóng sự giỏi và một phần cũng nhằm động viên những cây bút trẻ tham gia rèn luyện kỹ năng viết thể loại này

1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ PHÓNG SỰ

1.2.1 Những quan niệm khác nhau

1.2.1.1 Về những đặc điểm và đặc trưng của phóng sự

Trang 18

GS TSKH Phuong Luu nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự:

“Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, đổi dao và nóng hổi ( ) Nội

dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết Phóng sự, do đó, mặc đù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc

thật, nhưng có màu sắc chính luận [37; tr.299]

Lấy những tiêu chí như tính xác thực, tính thời sự, giọng điệu, văn bản đa nghĩa hay văn bản đơn nghĩa, hư cấu hay không hư cấu để phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Có lẽ

phóng sự là tiểu loại ký “báo chf” hơn cả” [18; tr.135]

Tác giả Nguyễn Xuân Nam cho rằng: "So với tùy bút, bút ký, phóng sự

có mục đích cụ thể trực tiếp, phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt

chẽ Đó là thể văn gần với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu tố trữ tình Giá trị của một phóng sự trước hết là ở vấn đề nó nêu ra

là cấp thiết, có bằng chứng cụ thể, xác thực và kết luận gợi lên là đúng đắn

Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm,

miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc” [23; tr.220]

Cũng nói về phóng sự, 7 điển thuật ngữ văn học khẳng định: mục đích

của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ,

chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang

quan tâm theo dõi ( ) Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giầu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật Khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học [16; tr 172]

Trang 19

phẩm chất tỉnh thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định” [20; tr.196]

Trong cuốn sách 7# lý luận đến thực tiễn báo chí, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn xếp phóng sự vào “loại tác phẩm thông tin” (trong một hệ thống thể loại

báo chí bao gồm ba loại: Loại tác phẩẩm thông tin - Loại tắc phẩm chính luận - Loại tác phẩm chính luận nghệ thuật) Riéng trong loại tác phẩm thông tin có

các thể loại: tin, tường thuật, phỏng vấn, bài báo, ghi nhanh, điều tra, phóng sự với những đặc trưng chung nhất là:

- Đối tượng phản ánh của loại tác phẩm thông tin là các sự kiện, hiện tượng, vấn để thời sự nóng hồi, có ý nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu nhanh, khách quan mà dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi Chất lượng thông tin trong loại tác phẩm thông tín chủ yếu là những phán đoán nhanh về quy mô, tính chất, ý nghĩa và các mối quan hệ của sự kiện, hiện tượng, vấn đề trên cơ sở của sự quan sắt trực tiếp của nhà báo

- Ngôn ngữ trong loại tác phẩm thông tin mang tính chất sự kiện — phản ánh khách quan trực tiếp sự kiện, hiện tượng, ngắn gọn và mạch lạc, dễ hiểu Kết cấu của các tác phẩm thuộc loại này thường là năng động, nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất những nhận thức đầu tiên về sự kiện khách quan

- Mục đích của loại tác phẩm này là cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các sự kiện, hiện tượng, vấn để phong phú đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới Nó giúp các thành viên trong xã hội hình đung được diện mạo của thế giới quanh mình, làm cơ sở cho việc lựa chọn, xác định kịp thời tính chất , phương hướng, cách thức cho các hành vi xã hội” [39; tr.183,184]

Giáo sư Hà Minh Đức trong phần viết về Các thể ký văn học cũng có ý

kiến xác định đặc điểm của phóng sự Ông cho rằng: về cơ bản phóng sự cũng

Trang 20

tiếp “Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn để nào đó mà xã hội đang quan tâm Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình, hoặc từ đó để xuất ra những vấn để xã hội nhất định Phóng sự rất xác thực

trong sự việc và chỉ tiết nhưng có khuynh hướng rõ rệt Đúng như một nhà văn

đã nói: "Phóng sự là một thể văn xung kích” [13]

T§ Đức Dũng cho rằng: thực tế đời sống báo chí và kể cả đời sống văn học đã chứng tỏ rằng phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực “Phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình

bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và

ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học” [10; tr.239]

Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, theo chúng tôi có thể xác định

được những đặc điểm của thể loại phóng sự ở một số điểm sau đây:

- Phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng trình bày diễn tả các sự

Kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi, những tình huống điển hình có ý

nghĩa xã hội một cách năng động nhất với ngôn ngữ ngắn gọn, mạch lạc, dễ

hiểu và giàu cảm xúc

- Phóng sự là thể loại báo chí có dung lượng lớn, có kết cấu tương đối linh hoạt Điều này có căn nguyên chính từ khả năng phản ánh hiện thực một cách năng động, linh hoạt của thể loại Trong thực tế, chúng ta đã từng biết đến những phóng sự có dung lượng lớn như truyện ngắn, thậm chí như tiểu

thuyết Các tác phẩm như: Nước Trung Hoa bí mật, Vượt qua núi An-Pd,

Mười ngày rung chuyển thế giới, Việc làng, Tập án cái đình, Kỹ nghệ lấy

táy đêu có đung lượng rất lớn Chỉ riêng tác phẩm Mười ngày rung chuyển

thế giới của Giôn-Rít đã dày tới 367 trang, khổ 13 x 19 cm (in lan thit hai, do

Trang 21

- Phóng sự là thể loại báo chí phản ánh hiện thực trực tiếp cụ thể Đặc

điểm này được coi như một trong những nguyên nhân tạo ra sức mạnh của

phóng sự Do phản ánh trực tiếp hiện thực nên nó giúp cho các nhà báo có thể

vươn tới, đón nhận toàn bộ những nét phong phú, phức tạp và liên tục vận

động phát triển của hiện thực với tốc độ chóng mặt như hiện nay

- Phóng sự là thể loại báo chí bao giờ cũng mang tính khuynh hướng rõ

rệt Tác giả của phóng sự không bao giờ chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua những con số, sự kiện như trong các thể loại báo chí khác Thông qua sự thật được trình bày trong tác phẩm, tác giả

bao giờ cũng muốn vươn tới để khái quát, để thẩm định sự thật đó theo một

quan điểm nhất định Trong nhiều trường hợp tính khuynh hướng trong tác phẩm phóng sự mang đậm màu sắc chính luận Tác giả công khai bày tỏ chứng kiến, quan niệm của mình trước sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội

- Phóng sự là một thể loại báo chí có thể sử dụng các phương tiện biểu

đạt của văn học để phản ánh hiện thực Điều này được thể hiện rõ nhất qua năng lực phản ánh, qua bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu

- Trong phóng sự, ngoài việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như tả, thuật,

bình, xen kẽ với những đoạn nghị luận, phóng sự còn tạo điều kiện để cho tác

giả xuất hiện ở ngôi thứ nhất tới tư cách là người trần thuật Điều này có thể

coi là một trong những đặc điểm cơ bản của phóng sự khi so sánh nó với các

thể loại báo chí khác

1.2.1.2 Về năng lực phần ánh hiện thực của phóng sự

Như đã trình bày ở trên, không phải ngay từ khi mới ra đời thể loại

phóng sự đã thể hiện rõ những đặc điểm và năng lực phản ánh hiện thực của

nó Có thể thấy rõ điều này qua cách định nghĩa về phóng sự trong một cuốn

từ điển cũ của Đức, trong đó người ta đã coi thể loại này không khác lắm so

Trang 22

Trước đây, GS Ân-ni Grích-man (Học viện thông tin đại chúng, Ấn Độ) cũng xếp phóng sự vào dạng tin tức Trong cuốn Sổ tay nghiệp vụ phóng

viên (xuất bản năm 1980), ông cho rằng “hạn chế duy nhất đối với hình thức

ười phóng viên không thể chờ đợi

gg

an

các báo hoặc những người sử dụng tim khác cùng thực hiện Về bản chất thì phóng sự mang tính phát giác Nó đuy trì hoặc làm mất uy tín của báo chí

Trong lần đến thăm và nói chuyện tại Việt Nam từ năm 1982, phó giáo sư Pơ-rô-nn (khoa Báo chí, trường đại học Lô-mô-nô-xốp thuộc Liên Xô trước đây) khẳng định: phóng sự thuộc nhóm "những thể loại thông tin" (gồm: tin, tường thuật, phóng sự, phóng vấn) và trong đó “người ta thông báo tin tức về một sự việc nhất định diễn ra trong cuộc sống”

Theo ý kiến của GS Ca-ren Xto-rơ-can - nhà nghiên cứu người Tiệp Khắc trước đây, khái niệm “phóng sự” lần đầu tiên đã được người Anh sử dụng với nghĩa để chỉ “sự mô tả những kỳ họp quốc hội, những trận lụt, những

đám cháy và những cuộc chiến tranh” [19; tr.209] Với sự khởi đầu như vậy,

sự ra đời của thể loại này gắn liền với báo chí Ông còn cho rằng “kinh

nghiệm của báo chí Mỹ hoặc Pháp không phải là không đáng chú ý cho việc xem xét những tiêu chuẩn cơ bản của phóng sự và những mối quan hệ giữa văn học và phóng sự với tư cách là một thể loại độc lập” [19; tr.2I1] Tuy nhiên, phóng sự bắt đầu khẳng định vị trí của nó trên báo chí từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất bởi sự tham gia của các nhà văn Ở thời điểm đó đã xuất hiện những cây bút phóng sự nổi tiếng như Halibơctơn, Larítxa Raixnơ, Guiliat Phuxích, Ilia Êrenbua, Bôrít Pôlêvôi, Egon Ecvin Kit, Bécsét v.v

Trang 23

công việc của sáng tác tiểu thuyết hay truyện ngắn đều được sử dụng- trừ hư cấu, nó sẽ làm biến đổi tính chân thật của phóng sự”

Trong bài viết về phóng sự (đã dẫn ở trên), giáo sư Ca-ren Xto-ro-can cho rằng: Phóng sự hiện đại không phải là một sự ghi lại giản đơn và máy móc mà còn là sự trả lời hàng loạt câu hỏi phức tạp liên quan đến cuộc sống của chúng ta “Phóng sự không còn tự giới hạn trong việc mô tả hiện thực trên bề mặt mà đã đạt tới những dạng thức chân xác của hiện thực trong những biến đổi của nó cả về mặt sự kiện cũng như về mặt cảm xúc”[19; tr.213] Ca-ren Xto-rơ-can còn đặc biệt nhấn mạnh đến việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ, việc xây dựng cấu trúc tác phẩm và trình độ văn hóa, vai trò của người viết phóng sự và coi đó là những yếu tố quan trọng hàng đầu

Ở nước ta, ngay từ đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã

cho rằng: “Viết được một thiên phóng sự cho hay không những cần phải có tài đặc biệt về nghề báo mà còn cần phải có nhiều “chất văn sỹ” mới được ( )

Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bênh

vực sự công bình” [31; tr.505] Các nhà nghiên cứu nước ta hiện nay đều

thống nhất khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự Đây là thể loại báo chí “có khả năng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng

bỏng hơi thở của đời sống Bức tranh ấy vừa có sức khái quát, vừa chỉ tiết sống

động với những con người và sự việc xác thực” [10; tr.240]

Ngày 9/3/2000, Hội nhà báo thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trao đổi về thể loại phóng sự để các nhà báo chia sẻ những kinh nghiệm và nỗi trăn trở

của mình Cuộc trao đổi này đã xới lên những vấn để khá thú vị và bổ ích Lý

giải câu hỏi: vì sao không có nhiều phóng sự hay, nhiều ý kiến cho rằng điều

này xuất phát từ một số nguyên nhân như: năng lực của người viết - sự lăn lộn từm tòi - nhuận bút không tương xứng Bên cạnh đó, còn có những nguyên

nhân khác như: sự thiếu hiểu biết về thể loại dẫn đến việc lần lộn tính chất

Trang 24

một số phóng viên có thói quen chỉ khai thác các báo cáo để viết; một số nhà báo có tâm huyết nhưng lại chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm cần thiết Trên

cơ sở coi “phóng sự là thể loại mà trong cách thể hiện được coi là “đường

biên” giữa văn học và báo chí”, nhà báo Định Phong cho rằng “một nhà báo

muốn thành công trong thể loại phóng sự cần phải có ba tiêu chuẩn: thứ nhất,

phải có tầm tư tưởng; thứ hai, phải có vốn sống và cuối cùng nhưng then chốt

nhất - phải có năng khiếu đồng thời phải chịu dấn thân” Nhà báo Hồng Phương khẳng định: “Phóng sự là một thể loại báo chí gây ấn tượng sâu, xúc

cảm mạnh, rất gần với văn học, có vận dụng bút pháp văn học ( ) Do phải sống giữa trung tâm sự kiện, nhà báo viết phóng sự phải tích lũy tài liệu tu duy, vốn sống cả đời Họ luôn phải đối phó với những khó khăn, thử thách cả về tỉnh thần và vật chất lẫn sự nguy hiểm về tính mạng khi bám rất sâu vào cuộc sống, sự kiện”

1.2.2 Những yếu tố cơ bản của tác phẩm phóng sự

1.2.2.1 Tính xung kích và khuynh hướng chính luận

Với tư cách là một thể loại báo chí, có thể thấy rằng tính xung kích luôn

được coi là một đặc điểm nổi bật của phóng sự Trong thực tiễn của đời sống

báo chí, phóng sự là một trong những thể loại rất thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực Với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó đem đến cho công chúng một bức tranh xác thực, vừa chi tiết cụ thể, vừa có tầm bao quát nhất định Những vấn đề mà tác giả phóng sự rút ra - dù trên cơ sở của tư đuy lôgíc hay cảm xúc thẩm mỹ (hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó) phải là những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống xung quanh chúng ta

Trang 25

những thể loại hàng đầu, đã đem lại những ấn tượng sâu sắc cho công chúng

Trong lich sử báo chí Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ thể loại phóng sự lại có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng như những năm đổi mới vừa

qua Có thể nói phóng sự hiện đại ở nước ta đã và đang phát huy triệt để sức

mạnh tiềm tàng của nó Điều đó gắn Hiển với một hiện thực sôi động với nhiều

biến cố sâu sắc xảy ra trong việc chuyển đổi cơ chế - đặc biệt là cơ chế kinh tế

từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường

Là một thể loại xung kích, phóng sự luôn luôn năng động và thường

xuyên có sự phát triển, biến đổi một cách rất linh hoạt Cùng với tính xung

kích, với mục đích rõ ràng và khuynh hướng thiên về chính luận, phóng sự báo

chí có thể trình bày hiện thực như một bức tranh toàn cảnh, vừa có tầm khái quát

nhất định, đồng thời có chiều sâu, có những chỉ tiết điển hình, sống động, trong

đó con người thường được tái hiện như những nhân vật tiêu biểu và có cá tính Với tính khuynh hướng, các tác giả phóng sự không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua những con số, sự kiện như

trong các thể loại báo chí khác Thông qua sự thật được trình bày trong tác

phẩm, tác giả bao giờ cũng muốn vươn tới để khái quát, để thẩm định sự thật

đó theo một quan điểm nhất định nào đó Trong một số trường hợp, tính khuynh hướng trong tác phẩm phóng sự đã phát triển và mang đậm mầu sắc chính luận Ở đó, tác giả bày tỏ chính kiến, quan niệm của mình trước sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội

1.2.2.2 Vai trò của nhân vát trần thuật và sự tham gia của các nhân chứng

Trong các đặc điểm của phóng sự báo chí, chúng ta thấy nổi lên vai trò

của nhân vật trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan trước hiện thực Tất nhiên, tác giả phóng sự không hề có mục đích nhằm tự biểu hiện mình như

cái tôi trữ tình trong văn học Cái tôi trong phóng sự là cái tôi trần thuật Nó

đóng vai trò như chất men làm cho các dữ kiện của sự thực được hòa quyện

Trang 26

Sự xuất hiện của “cái tôi trần thuật” là một đặc điểm nổi bật của phóng sự báo chí Đó là cái tôi vừa lôgic, lý trí, giàu lý lẽ và trong một mức độ nào đó còn có thể sử dụng sức mạnh của cảm xúc Với tư cách là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện, người trực tiếp thẩm định và là người nhập cuộc, tác giả phóng sự phải luôn khách quan để

có thể đưa ra một quan điểm chính thống, một cách nhìn đúng đắn, hướng cho

công chúng tiếp nhận đúng sự thật Cái tôi trần thuật không chỉ giúp cho việc phản ánh sự kiện một cách sinh động, nhiều chiều mà còn bộc lộ trực tiếp vốn

văn hoá, ứng xử của người viết

Trong phóng sự báo chí, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và

gián tiếp có thể tạo ra bản sắc riêng của từng tác phẩm cụ thể Trong đó tác

giả là nhân chứng có vai trò quan trọng nhất So với nhân chứng trong các thể

loại báo chí khác, nhân chứng trong phóng sự có bản sắc hơn, sinh động và cụ

thể hơn rất nhiều Với tư cách là người đã trực tiếp chúng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện, có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ nội dung của tác phẩm, tác giả phải ghi nhận sự xuất hiện của các nhân chứng này thông qua diện mạo, hành vi, suy nghĩ của họ Tất nhiên, điều quan trọng nhất mà các nhân chứng dóng góp cho tác phẩm trước hết phải là chất lượng thông tin trong ý kiến của họ

phát biểu trực tiếp trong tác phẩm

Chúng ta đã biết về phương diện nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của

phóng sự báo chí là nó có khả năng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống Bức tranh ấy vừa có sức khái quất, vừa chỉ tiết sống động với những con người và sự việc xác thực Những con số, sự

kiện, tình huống, con người ấy được coi là nguyên liệu để xây dựng tác phẩm

Trang 27

họ đang được trực tiếp chứng kiến Việc tái hiện những chi tiết một cách sinh động chính là một trong những thế mạnh của phóng sự so với các thể loại báo chí khác Trong đó, các nhân chứng có vai trò như là những thành phần không

thể thiếu được để làm nên bản sắc của tác phẩm

1.2.2.3 Ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu

Phóng sự gây ấn tượng với công chúng trước hết là ở khả năng phản ánh sự thật của nó Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tìm thấy sự thật qua các thể loại báo chí khác như tin tức, điều tra, tường thuật Vậy là buộc phải có yếu tố thứ hai - đó là việc trình bày sự thật với một bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và nhất là sự thẩm định của tác giả trước sự thật Điều này vô cùng quan trọng Lối thông tin khách quan, khô khan hay thông tin định

hướng bang ly lẽ như các thể luận đều có những hạn chế riêng Phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng cách thông tin thời sự nhưng có

hình ảnh hơn, sinh động hơn, cảm xúc hơn và có thể tác động không chỉ vào lý trí của người đọc mà còn có thể đến với họ qua tiếng nói đồng cảm của trái tim và ngôn ngữ, giọng điệu

Theo giáo sư Ca-ren Xto-rơ-can, “việc người đọc sau chiến tranh chán ngấy sự hư cấu và khao khát muốn biết những điều chân thực đã gợi ý cho các nhà văn cũng như những người xuất bản báo Ban biên tập tờ báo Tin văn học (Pháp) đã mời những nhà văn có tiếng (như Giăng Cốc-tô, Gióoc-giơ Gi-ra,

Ăng-đrẽ Mô-roe) tham gia đều đặn vào mục phóng sự mới mở” [19; tr.210] Chính sự tham gia của các nhà văn vào thể loại này đã là một trong những

nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi không chỉ chất lượng mà còn về các

phương tiện khác như đặc điểm, kết cấu và kể cả ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của thể loại này

Trang 28

với tác phẩm báo chí Tuy nhiên, tác giả vẫn có thể sử dụng kết hợp một lối

thể hiện vừa là thông tin thời sự, vừa giàu chất văn học để nhằm tạo ra giọng

điệu phong phú, linh hoạt Vẫn là trên cơ sở thông tin sự kiện (có thật, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu thời sự), nhưng việc trình bày sự thật của phóng sự báo báo chí nào khác

Trong phóng sự, tác giả vẫn thẳng thấn bày tỏ những quan niệm của mình trước sự thật - trong nhiều trường hợp tác giả sử dụng những lập luận có tính lôgíc (giống như trong các thể luận) nhưng lập luận đó nhìn chung vẫn mềm mại hơn, có sức thuyết phục hơn do được thể hiện thông qua ngôn ngữ

giàu hình ảnh và cảm xúc “Trong tác phẩm phóng sự, tác giả có thể sử dụng

toàn bộ những cách thức cần thiết để tạo ra những giọng điệu phong phú, linh hoạt nhằm phản ánh hiện thực một cách sinh động” [8; tr.174] Ngoài việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như tả, thuật, bình xen kẽ với những đoạn nghị luận, phóng sự còn tạo điều kiện để cho người trần thuật xuất hiện với giọng diệu riêng

Như vậy, để viết được tác phẩm phóng sự có chất lượng, người làm báo hiện đại không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa

chọn sự kiện, vấn để để biết cách mổ xẻ sự thật hợp lý mà còn phải có khả

năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả như tả, thuật, bình,

so sánh, liên tưởng, hồi tưởng, đặc tâ v.v Điều này còn tạo ra được tính cách

riêng của người viết trong tác phẩm phóng sự báo chí

1.2.2.4 Năng khiếu và cá tính sáng tạo của tác giả

Trang 29

phân tích, tổng hợp để có thể rút ra được kết luận đúng đắn trước một hiện

thực bể bộn với hàng trăm mối quan hệ phức tạp dan xen vào nhau Năng

khiếu còn được bộc lộ trong việc sử đụng bút pháp, ngôn ngữ, trong việc tìm

những hình thức thích hợp nhất cho từng vấn đề cụ thể, ở mỗi hoàn cảnh cụ thể Trong cùng một hoàn cảnh như nhau, cùng có những điều kiện tương tự như nhau, người có năng khiếu bao giờ cũng là người đầu tiên phát hiện ra vấn để trong mớ bòng bong những con số, đữ kiện và chỉ tiết mang đây tính ngẫu

nhiên, Điều này là vô cùng cần thiết đối với một nhà báo và là điều không thể

thiếu được đối với một tác giả phóng sự báo chí

*

Tóm lại, phóng sự báo chí có mục đích tối thượng là thông tín thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh, phát triển Sự thật mà phóng sự để cập tới phải được đặt trong một bối cảnh xã hội cụ thể, đang cần một thái độ đánh giá Không phải sự thật nào cũng có thể trở thành đối tượng phản ánh của tác phẩm phóng sự báo chí Lĩnh vực phóng sự phải là “sự phản ánh các khuynh bướng xã hội và tỉnh thần của thời đại” [L7; tr.86 |]

Là thể loại có nhiệm vụ phản ánh những sự kiện, hiện tượng, những

người thật, việc thật theo lôgíc phát triển của nó, phóng sự không dừng lại ở

việc thông báo về sự thật mà còn có nhiệm vụ thẩm định sự thật ấy dưới

một góc độ gắn liền với cá tính sáng tạo của người viết để trả lời những câu hỏi của công chúng Tuy nhiên, không phải tác phẩm phóng sự nào cũng

thể hiện điều này vì vẫn có rất nhiều tác phẩm tuy cũng có thể hiện tính

chất thể loại phóng sự nhưng không đẩy đủ, không triệt để và ngược lại cũng có không ít tác phẩm tuy được ghi tên thể loại là “phóng sự”nhưng

Trang 30

Chương 2

PHÓNG SỰ TRÊN CÁC BÁO NHÂN DÂN CUỐI TUẦN, LAO DONG, SAI GON GIAI PHONG VA HAI QUAN

HAI NAM 2002, 2003

2.1 TINH HINH SU DUNG PHONG SU TREN CAC BAO NHAN DAN CUỐI

TUAN, LAO DONG, SAI GON GIAI PHONG VA HAI QUAN 2.1.1 Phóng sự trên báo Nhân Dân cuối tuần

Nhân Dân cuối tuần là một tờ báo nằm trong hệ thống các ấn phẩm của báo Nhân Dân, được phát hành vào ngày thứ bảy hàng tuần Là tờ báo được phát hành vào ngày cuối tuần, tờ báo này có những sắc thái riêng so với các ấn

phẩm khác của báo Nhân Dân Trong đó, điểm khác biệt nổi bật là tờ báo này

tăng cường các chuyên mục văn học, nghệ thuật và các hình thức thư giãn giải

trí phong phú Bằng việc thay đổi khuôn khổ nhỏ bằng một nửa so với hán

Dân hàng ngày nhưng tăng gấp đôi số trang (16 trang), báo Nhân Dân cuối

tuần có thể chia thành nhiều chuyên trang để chuyển tải một khối lượng thông tin sinh động, phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống trên khắp

mọi miền đất nước như: Kinh té (trang 3), Anh ninh - Xã hội (trang 7), Khoa học - Giáo dục (trang 6), Thể thao - văn hóa (trang L1), Văn nghệ (trang 12)

Về phương điện thể loại, trên báo Nhân Dân cuối tuần sử dụng nhiều thể loại một cách khá phong phú, đa đạng Riêng về phóng sự, trên báo này tuy không thấy có chuyên mục “Phóng sự” được đặt cố định ở một trang nào như các báo Lao Động hay Sài Gòn giải phóng nhưng các tác phẩm phóng sự được đăng rải rác trên nhiều trang khác nhau như các trang: Kinh !ế, Anh mình - Xã hội, Khoa học - Giáo dục, Văn nghệ Cùng với phóng sự, trên các trang này còn có

các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như bút ký, tùy bút, ghi chép

Nếu xét về mặt số lượng, tuy các tấc phẩm thuộc thể loại phóng sự

Trang 31

thể khẳng định rằng đây là một trong những thể loại có vai trò quan trọng

trong việc góp phần tạo ra bản sắc của tờ báo này trong quá trình thông tin, phản ánh về đời sống

Hiện nay, báo Nhân Dân cuối tuần có một đội ngũ tác giả phóng sự,

bút ký khá đông đảo, trong đó có những tên tuổi của một số nhà văn nổi tiếng

Chi tinh riêng các tác giả phóng sự xuất hiện trong hai năm 2002, 2003 có thể

thấy nổi lên một số tên tuổi như: Hải Đường, Định Như Hoan, Lê Mạnh Tuấn,

Trọng Đạt, Mai Trung, Sương Nguyệt Minh, Lưu Quốc Thắng v.v

Chúng tôi đã khảo sát và lựa chọn được 96 tác phẩm trên gần 100 số báo Nhán Dân cuối tuần từ tháng 1-2002 đến hết tháng 12-2003 Nhìn trên tổng thể, có thể thấy phóng sự trên báo Nhân đân cuối tuần hai năm 2002, 2003 thể hiện những đặc điểm lớn là: dung lượng tác phẩm lớn và cách thể

hiện rất giàu chất văn học với âm hưởng chủ yếu là tinh thần ngợi ca, khẳng định những xu hướng phát triển tích cực của cuộc sống mới trên khắp mọi

miền Tổ quốc Điều này có nguyên nhân gắn liền với đặc điểm của báo Nhân

Dân nói chung và Nhân Dân cuối tuần nói riêng với tư cách là một tờ báo chính trị lớn nhất nước ta

2.1.2 Phóng sự trên báo Lao Động

Với lịch sử 75 năm phát triển, báo Lao Động ở nước ta đã có bể dày về

nhiều mặt, trong đó có những thành công đáng ghi nhận về phóng sự Đặc biệt

từ những năm 90 đến nay, khi Lưo Động chủ nhật (số In màu) đầu tiên xuất hiện trên cả nước, báo Lao Động đã có sự quan tâm đặc biệt đến phóng sự Từ

chỗ chỉ có 2 kỳ/tuần, đến nay ngày nào trên báo này cũng có phóng sự

Trén tinh than coi phóng sự là thể loại lớn, là “khẩu đại bác” trong báo

Trang 32

thi viết phóng sự báo chí Cuộc thi này đã kết thúc bằng một lễ trao giải thưởng cho các tác giả vào ngày 8-9-2003 Đồng thời, Ban biên tập báo đã phát động tiếp cuộc thi phóng sự của năm 2003 — 2004 nay

Theo quan niệm của Ban biên tập báo Lao Động, tác phẩm phóng sự

được ví như một bức tranh “có cảnh, có người, có những điều ta chưa biết tới,

có những số phận sau những góc khuất của cuộc sống, để mà hiểu biết, căm giận, cảm thông và yêu thương cuộc sống, yêu thương con người hơn Bức

tranh đó có thể rực rỡ sắc màu, rộn rã tiếng đời, tuỳ thuộc vào bút pháp, văn

phong của người viết phóng sự” Để viết được phóng sự, ngoài việc phải đến

tận nơi điều tra, quan sát, gặp gỡ, thu thập tài liệu, tác giả còn phải đi sâu phát hiện bản chất sự việc, lý giải các mối quan hệ, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các hành vi nhân vật và gây ra hậu quả xấu - tốt Phóng sự phải phản ánh trung thành những nỗ lực của cá nhân, của cộng đồng và chính quyền các cấp trong việc giải quyết những khó khăn trong cuộc sống theo một định hướng tích cực, hợp lý, hợp tình, hợp pháp Người viết phải có cái nhìn nhân đạo với hiện thực cuộc sống và chỉ có như vậy, phóng sự mới tìm được sự đồng cảm của người đọc

Với một quan niệm nghiêm túc và đúng đắn về phóng sự như vậy, trong những năm qua báo ⁄o Động là một trong những tờ báo hàng đầu ở nước ta

trong việc gặt hái được nhiều thành công với thể loại này Nhiều tác phẩm in ra

trên báo này đã được coi như những tác phẩm mẫu mực cho thể loại phóng sự

trên báo in, báo mạng Internet Nhiều cây bút đã khẳng định mình trên chuyên mục “Phóng sự” của báo Bên cạnh những cây bút đàn anh như: Trần Đức Chính, Vĩnh Quyền, Huỳnh Dũng Nhân vẫn đang sung sức, trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm những cây bút trẻ có cá tính như Lê Quang Vinh, Bao Chan, Trần Đăng, Xuân Quang, Quảng Hà, Lê Thanh Nguyên v.v

Trang 33

này, đồng thời cho thấy đây là một trong những tờ báo hàng đầu ở nước ta trong việc khai thác, sử dụng các tác phẩm phóng sự Chính thể loại quan trọng này đã trở thành một thế mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tao ra bản sắc riêng cho tờ báo của giai cấp công nhân Việt Nam

2.1.3 Phóng sự trên báo Sài Gòn giải phóng

Trong số các báo Dang địa phương, Sài gôn giải phóng là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên mục “Phóng sự” ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm phóng sự Nếu nếu so sánh với toàn bộ làng báo

nước ta hiện nay, xét trên cả trên phương điện nội dung và hình thức thì có lẽ

phóng sự trên bdo Sai Gon giải phóng chỉ đứng sau báo Lao Động về số lượng

Điều đó cho thấy Ban biên tập của tờ báo này đã rất có ý thức chăm chút cho

chuyên mục và thể loại phóng sự

Trong tổng số 440 tác phẩm được đăng trong chuyên mục “Phóng sự”

của báo Sài Gòn giải phóng trong hai năm 2002, 2003, chúng tôi đã lựa chọn

được 372 thể tác phẩm phóng sự để phân tích Nhìn chung, phóng sự trên báo Sài Gòn giải phóng đã thể hiện khá rõ ràng và sinh động những đặc điểm của

thể loại phóng sự hiện đại với dung lượng trung bình khoảng 1.500 chữ, mỗi bài thường có ít nhất một ảnh đăng kèm; phần nội dung bám sát đời sống một

cách khá linh hoạt thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, các

nhân chứng và ngôn từ, bút, pháp, giọng điệu sinh động

Mặc dù chỉ là một tờ báo địa phương nhưng phóng sự trên báo Sài Gòn giải phóng không chỉ giới hạn phạm vi phản ánh trong khu vực thành phố Hồ

Chí Minh hay khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà vươn tới đải đất miền

Trang 34

trọng trong việc tạo ra bản sắc của tờ báo này trong hệ thống báo Đảng nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung Cũng chính do việc chú trọng phát huy những sức mạnh của thể loại nên trên báo Sài Gòn giải phóng cũng đã hình thành một đội ngũ tác giả phóng sự quen thuộc với công chúng như: Nguyễn Thị Kỳ, Huỳnh Phước Lợi, Bá Tân, Trịnh Hải, Chiến Dũng, Võ Quý Cầu, Đỗ Trà Giang, Văn Phong, Nguyễn Hiển Thảo, Nguyễn Hải Thảo, Nguyễn Minh Hải v.v

Những thành công của phóng sự trên báo Sài Gòn giải phóng cũng là một bằng chứng cho thấy năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự trên các loại hình báo in, báo mạng -Internet trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện nay Ở nước ta

2.1.4 Phóng sự trên báo Hi quan

Báo Hải quan là tiếng nói của Tổng cục Hải quan, hiện đang được xuất

bản mỗi tuần hai kỳ Nội dung chủ yếu của báo tập trung phản ánh những chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế đối ngoại, về hoạt động đầu tư, buôn bán thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu; những quy định quản lý nhà

nước về hải quan như giám sát, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, kiểm tra thu

thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại Ngoài ra báo #12; quan cũng đành phần nội dung đáng kể để cung cấp cho bạn đọc những thông tin

phong phú về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế

So với ba tờ báo đã được khảo sát ở trên, xét trên tất cả các phương điện thi Hdi quan là tờ báo nhỏ Tuy nhiên, đây là cơ quan báo của tác giả luận văn này nên việc tiến hành khảo sát các tác phẩm phóng sự báo chí trên báo này

cũng là một cách để chúng tôi tự nhìn nhận, đánh giá lại những ưu điểm, hạn

chế trong công việc của mình trên cơ sở so sánh với những tờ báo khác

Trén bao Hai quan hiện nay không có chuyên trang hoặc chuyên mục

đành riêng cho thể loại phóng sự Mỗi khi có phóng sự hoặc các tác phẩm có

tính chất phóng sự, điều tra, Ban biên tập thường cho đăng trên trang “Xã hội”

Trang 35

trong lực lượng phóng viên và đội ngũ cộng tác viên của báo Hi quan cho đến nay vẫn chưa có cây bút phóng sự chuyên nghiệp nào chứ chưa nói đến

việc có được một tập thể những cây bút có thể gây được ấn tượng với công

chúng như ở báo Lao Động hay báo Sài Gòn giải phóng Tuy nhiên, thời gian gần đây trên báo này cũng đã có vài tác giả phóng sự ít nhiều được bạn đọc

của báo chú ý như: Phạm Thanh Giang, Bùi Lương Việt, Thảo Nguyên, Đào

Hoa Sen, Nguyễn Ngọc Hạnh, Hải Yến v.v

Khảo sát báo Hi quan trong hai năm 2002,2003, chúng tôi đã chọn ra

được 54 bài thể hiện những đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí (chiếm tý

lệ khoảng 57%) Con số này là rất khiêm tốn so với báo Lao Động (471 bài) và báo Sài Gòn giải phóng (372 bài) nhưng vẫn cho thấy các tác phẩm phóng

sự trên báo Hải Quan ít nhiều đã góp phần tạo ra bản sắc của tờ báo này

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG

Xét trên phương diện nội dung, có thể nói ưu điểm nổi bật nhất của

phóng sự trên các báo được khảo sát là năng lực phản ánh hiện thực có bề dày và chiều sâu Nhiều tác phẩm trên các báo đã dựng lên được những bức tranh

sinh động về đời sống, vừa có tầm khái quát nhất định, đồng thời có chiều sâu,

có những chỉ tiết điển hình, sống động, trong đó con người thường được tái hiện như những nhân vật tiêu biểu và có cá tính Trong đó, tác giả đã bày tỏ

những quan niệm của mình với tư cách là một nhân vật trần thuật Thông qua

những sự thật được trình bày trong tác phẩm, tác giả luôn có xu hướng vươn

tới để khái quát, để thẩm định sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến

bộ xã hội, vì lợi ích của con người

Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát những đặc điểm về nội dung của các tác phẩm phóng sự trên bốn tờ báo qua các khía cạnh sau đây:

2.2.1 Về đề tài phản ánh trong tác phẩm

Trang 36

Hải quan trước hết là ở đề tài phong phú với chất lượng thông tin cao, bám

sát đời sống một cách linh hoạt với những sự kiện, sự việc, con người, tinh

huống được tái hiện một cách chân thực và sống động Bảng thống kê số 1

STT Đề tài Số lượng bài Tỷ lệ

1 ne Ni ane bà động phát triển theo 34 32,2 %

2 | Phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống 25 %

3 | Chân dung người lao động ỉ %

4 | Chuyén doi thường 8 %

5 | Dé tai vé ngudi linh 11 %

6 | Dé tai ngoai nước 0 0%

7 _ | Những “chân dung đen” 0 0% 8 | Mot số để tài khác 14 %

Trên báo Nhân Dán cuối tuần, chúng tôi đã chọn được 96 tác phẩm

phóng sự (hoặc thể hiện những đặc điểm thể loại của phóng sự) được đăng

trong hai năm 2002, 2003 Qua phân tích có thể thấy trong số đó nổi lên

những mảng đề tài chủ yếu (xem Bảng thống kê số L)

Thống kê trong bảng số ? trên cho thấy những bài thể hiện xu thế vận động tích cực của đời sống và khẳng định, ca ngợi những cố gắng phấn đấu đi

lên của con người mới trên những miễn đất khác nhau của Tổ quốc chiếm ưu thế rõ rệt trên báo Nhdn Dân cuối tuần Trong mảng để tài này, có nhiều tác phẩm mà ngay từ đầu đề đã thể hiện rõ đặc điểm quan trọng này Cụ thể là:

Năm 2002 có: Xôn xao Cần Có (số 13), Chuyện cây trúc làm giàu (SỐ

17); Sông Trà Nô thương nhớ (sối?); Lính Trường Sa — sức trẻ biển Đông

Trang 37

vàng gỗ cửa châu Âu (số 40); Tiếng gọi sông Đà (số 44); Đêm thắng lũ (số 45); O Loan đậy sóng (số 47)

Năm 2003 có: Bài ca đường Hồ Chí Minh (số 4), Dòng nước mát A

Xau (số SG ¬ > Cy = = đ & = = 2 = â & R ® à lao (số 8); Ấn tượng Si-Ma-Cai (số 8), Sức sống trên vùng đó

hương đất tình người (số 18), Lãng mạn với Tây Nguyên (số 20); Những ngôi nhà tình thương (số 23); Làm giàu trên cát trắng (số 26); Néo về lương thiện (số 26); Dẫn nước về vùng đất khát (số 27), Gió biển thổi giữa vùng

đồi (số 29); Lấp lánh sông Gám (số 38); Phong Nha huyện thoại (số 39);

Những tấm lòng nhân hậu (số 42), Hồn Việt trong hàng gốm sứ (số 43); Triệu phú cam sành (số 51) v.V

So với báo Nhân Dân cuối tuần, đề tài phóng sự trên báo Lao Động có phần phong phú hơn do đã dé cập đến mọi khía cạnh của đời sống Trong tổng số số 597 tác phẩm phóng sự báo chí đã được Im ra trên báo này trong hai năm 2002, 2003, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại và đã thu được một số kết quả Trong đó, riêng về để tài phản ánh, phóng sự trên báo Lao Động trong hai năm

2002, 2003 đã thể hiện các mảng đề tài lớn như sau (xem Bảng thống kê số 2): Bảng thống kê số 2

STT Đề tài Số lượng bài Tỷ lệ 4 | Cuộc sống đang vận động phát triển theo 143 24%

chiều hướng tích cực

2 | Phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống 188 31,5%

3 | Chân dung người lao động 80 13,4%

4 | Chuyện đời thường 78 13,1 % 5| Đề tài về người lính 57 9,5%

6 | Dé tài ngoài nước 29 49%

7| Những “chân dung đen” 6 1%

Trang 38

Thống kê trên còn cho thấy: khác với báo Nhân Dân cuối tuần, các tác phẩm có đề tài về những vấn đề bức xúc trong đời sống và phản ánh cuộc sống đang vận động phát triển trên báo Lo Động chiếm tỷ lệ lớn (hơn 55%) Riêng mang dé tai phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống là có tỷ lệ lớn nhất: 31,5% (188 bài) Điều đó cho thấy về phương diện nội dung, các phóng sự báo chí trên báo ao Động đã bám sát đời sống một cách rất năng động Trong mảng để tài này, cuộc sống xung quanh chúng ta đã hiện lên với rất

nhiều vấn để phức tạp, đa dạng, lắm hình nhiều vẻ với những câu chuyện

nhiều khi tưởng như thật khó tin Nhưng đấy chính là cuộc sống và sự hấp đẫn

của phóng sự trên báo Lao Động trước hết cũng gắn chặt với những sự thật

điển hình, bất ngờ và nhiều khi tưởng như nằm ngoài sự tưởng tượng ấy

Chỉ tính riêng trong những ngày đầu tháng 1-2002, bạn đọc của báo Lao Động đã có thể được biết đến rất nhiều vấn để đa dạng và độc đáo được phân ánh qua các tác phẩm phóng sự trên tờ báo này Đó là chuyện cuối năm “huyện “để” chết như rạ”; chuyện “cái mặt bảng”; chuyện “cà phê nợ” ở Sơn La; chuyện “đi Tây xoá nghèo”, chuyện “đời khuân vác”; chuyện “hiểm hoạ từ “con rồng già” (chỉ cầu Long Biên); chuyện “những cuộc đời bị gán nợ” Người đọc còn được nghe ở đây “tiếng than từ vùng (han”, chuyện “Ăn sạch thú rùng”, chuyện “nhà cổ ở Huế di cư”, những chuyện về “cháy rừng ở U

Minh”, “Sóng ngầm ở Vạn Phúc”, “Ma tuý phá Đồng Bầm”, “Đỏ đen xuyên

quốc g14a” V.V

Không chỉ trong mảng đề tài nói về những mâu thuẫn của đời sống, ngay trong mảng đề tài phản ánh cuộc sống đang vận động phát triển đi lên,

phóng sự trên báo Lao Động cũng không chỉ dừng lại ở âm hưởng ngợi ca một

chiều Có thể thấy rất rõ điều này chỉ qua một số đầu đề tiêu biểu như: Bỏ phố

ra đồng, Bất ngờ ốc hương, “Cơn sốt” giống “chín chín”, “Vàng trắng” lên ngôi, Hộ Độ - làng cai thâu, Bò lai lên núi, Lời của trẻ ngọng, Thắp đèn dầu, gác điện, Quét cả bóng đêm, Giải thoát cho nụ cười, Đem phố về làng,

Trang 39

Với các tác phẩm phản ánh chân dung người lao động và những chuyện

đời thường (có tỷ lệ hơn 37%), phóng sự trên báo Lao Động cũng thể hiện năng lực phản ánh cuộc sống có chiều sâu trong một quá trình vận động và

phát triển với nhiều mặt diễn biến sinh động Trong đó, các tác phẩm về đề tài

(tổng số 80 bài trong hai năm) hầu hết là đạng

chân dung người lao động z ó

phóng sự chân đung và có nhiều tác phẩm đã thực sự gây được ấn tượng với công chúng

Kết quả khảo sát nêu trên còn cho thấy một đặc điểm khác: phóng su trên báo Lao Động ít đề cập đến những “chân dung đen” để trực điện đánh vào những kẻ tham những, tiêu cực Trong hai năm 2002, 2003 chỉ có 6 bài đề cập đến những những đối tượng này, chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn (1%) Tất

nhiên, đây là một loại đề tài khó và đòi hỏi nhiều điều tra công phu và sự bản

lĩnh không chỉ của người viết mà còn là của ban biên tập báo Ngoài ra, việc

phải có được những tác phẩm phóng sự để in hàng ngày cũng là một trong

những áp lực khiến cho không phải tác phẩm nào cũng đạt được yêu cầu vốn

tất cao của thể loại phóng sự

Theo nhận xét của nhà báo Phạm Huy Hoàn (nguyên tổng biên tập báo Lao Động) thì một trong những nhược điểm của các tác phẩm phóng sự trên

báo Lao Động - cũng là nhược điểm chung của làng báo Việt Nam là còn có

“nhiều sự thật chưa đáng để “phóng”, không ít những phóng sự thiếu khám phá cái mới, còn nặng kể việc một cách nghèo nàn, đơn điệu, rất ít hình ảnh, hình tượng con người” Ông còn cho rằng: “Nói chung nếu phóng sự (cũng

như các thể loại ký khác) nếu không có sự đa âm đa nghĩa thì nó khó CÓ SỨC

vượt qua thời khắc tồn tại ngắn ngủi của mỗi ấn bản báo chi” [26; tr.6]

Trong hai năm 2002, 2003, phóng sự trên báo Sài Gòn giải phóng cũng

dé cap đến những dé tài phong phú, đa dạng, gân gũi với đời sống như phóng

Trang 40

Bảng thống kê số 3

STT Đề tài Số lượng bài Tỷ lệ

1 | Cuộc sống đang vận động phát triển theo 161 43% chiều hướng tích cực

2 | Phan ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống 82 22% 3 | Chân dung người lao động 16 43% 4 | Chuyện đời thường 88 23,7 % 5 | Đề tài về người lính 7 2%

6_ | Đề tài ngoài nước 2 0,5%

7 _ | Những “chân dung đen” 5 1,3%

8 | Một số đề tài khác 24 6,5%

Trong tổng số 372 tác phẩm phóng sự đăng trên báo Sài Gòn giải phóng

đã được khảo sát, có những đặc điểm không giống với phóng sự trên các báo Lao Động và Nhân Dân cuối tuần Trong đó, những tác phẩm phản ánh về cuộc sống đang vận động phát triển đi lên theo chiều hướng tích cực chiếm ưu thế với tỷ lệ 43% (so với 24% trên báo Lao Động) Trong khi đó, đề tài phản ánh những vấn đề bức xúc của đời sống trên báo này chỉ có tỷ lệ 22% (trên báo Lao Động đề tài này chiếm tỷ lệ lớn nhất là 31,5%)

Cơ cấu đề tài như trên còn cho thấy một nét khác biệt quan trọng của phóng sự trên báo Sởi Gòn giải phóng so với phóng sự trên báo Lao Động là sự xuất hiện với số lượng lớn của dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, những hiện trạng mà không nhất thiết phải gắn với một mâu thuẫn nào đó Điều đáng lưu ý là dạng phóng sự này chiếm một tỷ lệ áp đảo trong khu vực các tác phẩm về đề tài phản ánh cuộc sống đang vận động phát triển theo

chiều hướng tích cực (126/161 bài) Điều đó cho thấy những đặc điểm riêng

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:04

w