1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng vtv1 đài truyền hình việt nam

129 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 7,97 MB

Nội dung

Trang 1

pss ÔN NT hey een)

HỒ CHÍ MINH

HOC VIAN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

PHAM NGOC BACH

SL

LUAN VAN THẠC SĨ TRUWEN THONG DAL CHUNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

PHAM NGOC BACH

CHUONG TRINH DAN TOC VA MIEN NOI TREN SONG VTV1 DAI TRUYEN HINH VIET NAM

CHUYEN NGANH : BAO CHi HOC

MA SO : 60 32 01

LU@N VA@N THặC SĨ TRUYEN THONG Đại CHÚNG

HÀ NỘI - 2005

Trang 3

wg

MỞ ĐẦUU -.2 ©22-522222E+2222E22E2E C2 010tr 1

1- Tính cấp thiết của để tài -eeeererrrrrrrrrtrrrrrrrrrrtr 1 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài ceeerrrrrerrrdr 4 3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên CỨU -tsr+e+rtrtrrrrre 5 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên Cứu -. -+:e-rttrrerrrrreer 6 5 Đóng góp mới về khoa học của Dê PP 7 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài eeecreerrerernrrre 7 7 Kết cấu của luận văn -ezrscererserrerrrrerrerdttrrdrrrrtrrrtrrrtrr 8 Chương 1: Đài truyền hình Việt Nam với công tác tuyên truyền về dân tộc miền núi -vsvvetectrrrrrttrtttttrrrrttrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrirrirrrrerrriir 9

1.1 Vị trí, vai trò của dân tộc miền núi trong sự nghiệp phát triển 9 1.2 Quan điển, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước !a về vấn _ đề dân tộc miÊN núi -chnnnnththtttttttttttrtrrrtrtrrrrrtrtrtrrtrrrrtrrnnrir ll

1.3 Báo chí với vấn dé thong tin tuyên truyền về dân tộc miễn núi 16 1.3.1 Phát thanh - truyền hình -5222seeetrrrtrrrrrrrrrrren 18 1.3.2 Các báo, tạp GhÍ «.«-c»cecsrrreerrrrrststterrtrtrrtrrrrtrrrtrrrrrrrrrrrr 22 1.3.3 Về nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc

thiểu số và miễn núi của báo chí -x+rserrrttrrrrrrtrtrrtertrrrrrirrrinr 24

1:3.4 Công tác phát hành báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và

n sa 26

1.4 Nhiệm vụ của Đài truyền hình Việt Nam đối với công tác thông tin tuyên truyền về dân tộc miỄn nii eccrreeheehhhrhrhnrtrrertrrrrrtrrrrrrr 27 Chương 2: Thực trạng chương trình Đân tộc và Miền núi trên sóng VTY1 - Đài truyền hình Việt Nam -ceeenrrrenrrrrrrdrtrtrrrrrrredtrd 31 2.1 Nội dung phản ánh của chương trình Dân toc và Miền núi 31

Trang 4

2.1.2.Vấn đề phản ánh -cccssettrrtertrrertrrrdrrrdrrrdrerrtrrr + AL 2.2 Hình thức phản ánh của chương trình Dân tộc và Miền núi 44 2.2.1 Cách thức thể hiện .: -s+++2>+S+s+crherrreeer 2.2.2 Ngôn ngữ .-errrrrrrrrrrree 2.3 Thời lượng Phat SONG? cesses

2.4 Thời điểm phát sóng -cccesrriieerrrerrrrrrrrrrrrrrrrrriird 2.5 Những kết quả đạt ÄHợỢC .eccceeeeeeherrerrrrtrrtrrtrtrrtrtre 63 2.6 Tần tại, nguyên nhÂH ceceierererrrrrrrrrrrtrrtrrrrrrtrir 67 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTVI - Đài truyền hình Việt Nam 73 3.1 Tăng cương đâu tư của Đài truyền hình Việt Nam cho công tác tuyên truyền về đân tộc miỀn núi e«ccceeereerrrrrrrrrrrrrrrrtrrtmrrrrre 74

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất chương trình Dân tộc

và Miền núi trên sóng VTVĨ -ecceccreerrrererererrtrrrrrrrrdrrrdtrrirre 80

3.2.1 Đổi mới nội dung và hình thức thể hiện chương trình - 81

3.2.2 Tổ chức xây dựng và khai thác, quản lý mạng lưới cộng tác viên 85

3.2.3 Về mặt thời lượng và thời điểm thông tin -eetrereee 87

3.2.4 Phát triển đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên làm truyền

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

Khu vực miển núi nước ta có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm đầu tư đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, giáo đục, an ninh quốc phòng vùng dân tộc miễn núi Đã có nhiều chính sách, chủ trương lớn có tâm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn như Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (ngày 27/11/1989) và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) vẻ một số chủ trương lớn phái triển kinh tế xã hội khu vực miền núi, chính sách về công tác định canh định cư; xoá đới giảm nghèo và việc làm; trợ cước, trợ giá; đào tạo nguồn cán bộ; giao đất trồng rừng đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn đời sống ở miền núi Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ, VII, VIT, IX đều xác định tâm quan trọng và chiến lược của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc miễn núi đối với sự nghiệp xây đựng, bảo vệ Tổ quốc, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước trong tình hình mới

Trang 6

mién, chuyén dich co cấu kinh tế còn chậm, chưa bền vững, trình độ dân trí của phần lớn đồng bào còn hạn chế, đặc biệt là vùng sâu xa, vùng cao, vùng biên giới Công tác thông tin tuyên truyền của báo chí chưa đạt hiệu quả cao Một số địa phương đã bị không ít kẻ xấu lợi dụng trình độ nhận thức đồng bào còn thấp, xúi dục, gây mất đoàn kết, làm mất ổn định an ninh chính trị

Chúng ta đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới toàn điện, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó khăn Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn Hơn nữa, vấn đề nhân quyền, tôn giáo và dân tộc đang là vấn đề "nhạy cảm" và "bức xúc" của nhiều quốc gia, khu vực Bản chất và mục tiêu của chiến lược diễn biến hoà bình là sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi về lối sống phương Tây nhằm tác động vào ý thức con người, đến một lúc nào đó thay đổi về thể chế chính trị Miền núi nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định, vẫn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sự phát triển kể cả lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục chưa thực sự bền vững và đồng đều, đồng bào ở một số vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa do nhận thức còn hạn chế đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi dục gây kích động gây bạo loạn, làm mất ổn định an ninh chính trị, lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phần nào bị giảm Xu thế toàn cầu hoá trên các lĩnh vực, làm cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong

tiến trình phát triển chung của đất nước

Trang 7

phát triển chung về mọi mặt Trước mắt cũng như lâu dài, thông tin tuyên truyền của báo chí dành cho đồng bào đân tộc được đặt ở vị trí quan trọng, thường xuyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh của miền núi nói riêng, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước nói chung Đài truyền

3

whi ie Ø1, ae tiện Kỹ An leo

hình Việt Nam dành phần lớn thời lượng, nhân lực, đầu tư

thuật cho công tác thông tín tuyên truyền về dân tộc miền núi, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng từng chương trình, chuyên mục tuyên truyền về khu vực này

Xác định được những nhiệm vụ và yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTVI - Đài Truyền hình Việt Nam" để tiến hành nghiên cứu Đây là lĩnh vực đang được Đài truyền hình Việt Nam tập trung đầu tư về nhiều mặt Đối với khu vực miền núi, do hạn chế về nhiều điều kiện, trước thập kỷ 90, truyền hình đối với đồng bào thiểu số thực sự xa lạ Người đân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng cao gần như không được hưởng thụ truyền hình, trong khi đó báo in chưa thể đến được với đồng bào vì giao thông cách trở; phát thanh chưa thể phủ sóng hầu hết các khu vực

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi luôn được sự quan tâm, đầu tư của báo chí trung ương, các Đài truyền hình Khu vực và hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương Việc nghiên cứu, lập kế hoạch tuyên truyền đài hạn mang dé tai dan tộc miền núi của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian qua, tuy có đề cập đến nhưng mới chỉ đừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ hẹp của một số buổi hội thảo, tổng kết năm Đài Truyền hình Việt Nam chưa tổng kết đánh giá riêng về công fấc tuyên truyền dành cho mang dé tài về đân tộc miễn núi

- Trong cuốn “Các dán tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XÔ, Nguyên Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng viết bài: “Sự nghiệp phát

triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số” Bài viết khẳng định sự cần thiết

và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số trong tinh hình mới

- Năm 2001, Bộ Văn hố Thơng tin tổ chức Hội thảo tổng kết “Tăng

cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đông bào đân tộc thiểu số và

miền nút” Đây là cuộc hội thảo nhằm tổng kết đánh giá công tác thông tin tuyên truyền của một số cơ quan báo chí ở Trung ương, Bộ ngành, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội tham gia công tác truyên truyền về đân tộc miền núi, trong đó có sự tham gia của Đài truyền hình Việt Nam, nhưng mới đừng lại ở mức độ là một bài tham luận

Trang 9

với vùng dân tộc miền núi, nhưng chưa nêu được giải phấp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền của từng chương trình, chuyên mục

Nhiều sách báo, tạp chí, để tài khoa học của các tổ chức, cơ quan chuyên môn, nhà nghiên cứu quan tâm đến các lĩnh vực của đời sống xã hội vùng dân tộc miền núi như: kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng, đường lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Tuy nhiên, các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu về công tác thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc miền núi rất ít oi, chưa được đề cập nhiều Đề tài "Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTVI- Đài truyền hình Việt Nam” tuy không mới, nhưng có ý nghĩa thực tiến nhằm đánh giá những thành công, kết quả đạt được cũng như hạn chế và gợi mở những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng chương trình cụ thể cũng như kế hoạch tuyên truyền lâu dài về mảng để tài này của Đài truyền hình Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu:

Khang định hiệu quả của công tác tuyên truyền của Đài truyền hình

Việt Nam đối với vùng dân tộc miễn núi trong sự nghiệp phát triển đất nước

Phân tích thực trạng chương trình Đán tộc va Miền núi trên sóng VTY1, tìm kiếm, gợi mở giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động các chương trình truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số Từ đó nêu lên tâm quan trọng của vấn đẻ dân tộc miền núi phải được đặt ở vị trí quan trọng trên hệ thống sóng truyền hình Việt Nam nói chung và hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương ở khu vực miền núi nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 10

mẽ, sâu rộng, có vai trò tác động hiệu quả đối với đồng bao dan tộc thiểu số Đồng thời, phân tích thực trạng tồn tại, tìm ra phương pháp, cách thức hoạt động tốt nhất, phù hợp nhất với nhận thức, tâm lý tiếp nhận thông tin đặc thù của đồng bào đân tộc miền núi Đây cũng đề tài nghiên cứu nhằm không ngừng đầu tư vật chất, đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, nâng cao nghiệp vụ tác nghiệp, hiệu quả tuyên truyền, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới ở khu vực miễn núi, đồng bào dân tộc

3.3 Phạm vì nghiên cứu:

Do điều kiện thời gian không nhiều, trong khi địa bàn miền núi nước ta rộng lớn, phân chia thành nhiều khu vực, tác giả của dé tài chủ yếu tiến hành khảo sát thực tế ở một số tỉnh điển hình của vùng núi phía Bắc Đó 1a Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang Đây là các tỉnh có nhiều đặc trưng nổi bật của khu vực miễn núi, tập trung nhiều đồng bào dân tộc Tày, Nùng, HMông, Thái, Dao, Mường và những dân tộc thiểu số đại điện khu vực miền núi Tây Bắc

Phân tích các chương trình phát sóng trong chuyên mục (chương trình) Dân tộc và Miền núi thuộc Ban Chuyên đề phát trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian từ tháng 01/2004 đến 06/2005

Đề xuất, gợi mở giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương trình cũng như hiệu quả thông tin tuyên truyền đối với vùng đồng bào dân tộc trong giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4.1 Cơ sở lý luận:

Trang 11

duy vật lịch sử, Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối dân tộc; đựa trên những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vấn để dân tộc và miễn núi; dựa trên quan điểm của Đảng về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội để làm căn cứ trong quá trình nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng các biện pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, điều tra xã hội học, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, để áp dụng vào quá trình xử lý nội đung đề tài theo mục đích, yêu cầu đề ra

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Nghiên cứu để tài “ Chương trình Dân tộc và Miễn núi trên sóng VTVI Đài Truyền hình Việt Nam” với mục đích nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu làm căn cứ giúp cho chính người tổ chức thực hiện chương trình Dân tộc và Miền núi nhận thức rõ những thế mạnh, tổn tại, yếu kém để không ngừng nâng cao, đổi mới chất lượng chương trình Từ đó định hướng cách thức tuyên truyền đặc thù, cụ thể nhằm tác động hiệu quả đối với khu vực miền núi Kết quả nghiên cứu làm căn cứ xác định kế hoạch thông tin tuyên truyền lâu dài của Chương trình Dân tộc và Miền núi cũng như các chương trình khác của Đài truyền hình Việt Nam về mảng dé tai dân tộc miền núi

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 6.1 Ý nghĩa khoa học:

Trang 12

là công trình nghiên cứu khoa học phân tích một cách có hệ thống về mảng để tài dân tộc miền núi để giúp người thực hiện chương trình cũng như kế hoạch tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam được tốt hơn Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định kế hoạch tuyên truyền đặc thù về miễn núi, phương pháp tác nghiệp, xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền đặc thù của chương trình đối với loại đề tài này

6.2 Giá trị thực tiễn:

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về dân tộc miễn núi, các sinh viên báo chí ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí phát thanh, truyền hình, đặc biệt đối với các phóng viên, biên tập viên trực tiếp tổ chức sản xuất chương trình Dân tộc và Miền núi

7 Kết cấu của luận văn:

Trang 13

Chuong 1:

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

VỚI CƠNG TAC TUYEN TRUYEN VE DAN TOC MIEN NUL 1.1 Vị trí, vai trò của dân tộc miễn núi trong sự nghiệp phát triển đất nước

Miền núi nước ta chiếm 3/4 điện tích lãnh thổ, trải đài trên một không gian địa lý rộng lớn từ Bắc tới Nam, có hơn 1/3 dân số sinh sống với khoảng 23 triệu người trong cộng đồng 54 dân tộc Các dân tộc thiểu số nước ta sinh sống chủ yếu ở miễn núi, trên địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Về chính trị: Nhiều dan tộc thiểu số sinh sống đọc biên giới quốc gia giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia Tuyến biên giới này đài 3.200 km, với nhiều cửa khẩu giao thương hàng hoá Các dân tộc thiểu số là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới của Tổ

quốc Vì vậy, có thể nói vấn dé miền núi ở nước ta đồng thời là van dé dân

Trang 14

10

khắc sâu vào tâm khẩm nhân dan các đân tộc quan niệm son sắt: "Mội tdc khong di, một ly không đời, quyết tâm bám giữ bản làng ấp iu núm ruột"

Từ năm 1930, theo đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chính sách dân tộc thích hợp và sáng tạo dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: “Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ lẫn nhau”, với tư tưởng chiến lược Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dân tộc nước ta đã có những cống hiến xuất sắc trong công cuộc đấu tranh khôi phục giành lại chủ quyên quốc gia, góp phần to lớn làm nên cách mạng Tháng Tấm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, Nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam A Việt Bắc, quê hương cách mạng tháng Tám, hang Pác Bó, đình Tân Trào, Định Hoá (ATK), Khe Xanh; Buôn Ma Thuật- Tây Nguyên cùng với nhiều địa danh cách mạng khác trên đất nước ta mãi mãi là những địa danh thiêng liêng đi vào lịch sử như những điểm son chói lọi nói lên lòng yêu nước, tỉnh thần cách mạng trước sau như một, khát vọng được sống trong độc lập, tự đo của các dân tộc nước ta

Trang 15

11

Song song với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, từ sau 1945, các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước còn đạt được thành tựu ío lớn trong xây dựng đất nước Từ thân phận người nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, đồng bào chăm lo lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới Được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực Đặc biệt sau thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội VIIT của Đảng với các chính sách, chương trình, dự ấn cụ thể thiết thực trong từng lĩnh vực và cách làm mới của các ngành Trung ương và địa phương, cùng với nỗ lực vươn lên của đồng bào các đân tộc thực sự góp phần quan trọng, (ạo được bước chuyển biến đáng kể về phát triển - kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và giải quyết các vấn đề bức xúc ở miền núi Nhiều mô hình sản xuất kinh đoanh có hiệu quả đã được hình thành và phát triển Cơ cấu kinh tế miền núi đã có bước chuyển biến tích cực, tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước chuyển địch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực miền núi luôn ổn định ở mức bình quân 8-10% năm

Vì vậy, miền núi và vấn đề dân tộc có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước Trong mọi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc và miễn núi có tính chiến lược và toàn diện

1.2 Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về

vấn đề dân tộc miền múi

Trang 16

12

+ Chính sách phát triển kinh tế ving dan tộc, nhằm phát huy những thế mạnh, tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế chung của đất nước

+ Chính sách xã hội, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, chống các tệ nạn xã hội nhằm nâng cao năng lực cho các dân tộc vươn lên, cùng phát triển với xu thế chung

+ Chính sách liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, xây dựng thế trận quốc phòng toàn đân, an ninh nhân dân, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết các dân tộc, quan hệ đân tộc qua biên giới

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc

hoạch định, thực hiện hệ thống chính sách đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào đân tộc Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (ngày 27/11/1989) về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi, các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VII, IX Quan triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, nội dung chính sách dân tộc được cụ thể hoá với hàng loạt các chương trình kế hoạch được ban hành và đi vào cuộc sống Quyết định 72 (ngày 18/03/1999) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) là bước cụ thể hoá Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị; Quyết định 327 (1992) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vẻ một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, Nghị quyết 64(1993) ban hành bản quy chế về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục dích sản xuất nông nghiệp; Quyết định 02/CP của Chính phủ (1994) ban hành quy

định vẻ việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dựng ổn

Trang 17

13

triển kinh tế xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc, chương trình 168 về phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Tây Nguyên; chương trình 134 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và nhà ở, Quyết định 120 về việc di dẫn, sắp xếp ồn định dân cư đọc tuyến biên giới phía Bắc; chỉ thị 39/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hố thơng tín ở miền núi và vùng đông bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới Các Bộ ngành, đoàn thể đều có chương trình phối hợp thực thi các chính chính sách cụ thể đã tạo bước chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc

Thông qua các hệ thống Văn bản từ Văn kiện của Đảng, Chính phủ cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách đến việc thể chế hoá và thực hiện đường lối chính sách dân tộc được đặt đúng với tầm chiến lược Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIH của Đảng đã chỉ rõ:

Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp cơng ngÌiệp hố, hiện đại hoá đất nước Bằng nhiêu biện pháp tích cực thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: Xoá được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống sức khoẻ của đông bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới, xoá được mù chữ, nâng cao dân trí, xây dựng cơ sổ chính trị, đội ngũ cán bộ và đẳng viên của các đân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch vững mạnh (11; tr.57

Về chính trị: Nội dung cơ bản bao trùm của các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực chính trị là thực hiện chủ trương các dân

tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển của Đảng Bảo đảm quyền

Trang 18

14

tộc được bầu vào Quốc hội và Hội đồng nhân đân các cấp Phát huy dân chủ trực tiếp ở cơ sở nhằm thực hiện tốt "dân biết, dân bàn, dân lam, dân kiểm tra" theo chỉ thị 30-CT/TW của Đảng Phát huy truyền thống đoàn kết, phái huy nội lực để cùng phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới Do trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp kém, việc đào tạo, bồi đưỡng và sử dụng cần bộ người dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt Phát huy vai trò cán bộ dân tộc để đẩy mạnh công tấc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền ở cơ sở, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị vững mạnh, vun đấp tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc với nước láng ghiềng

Trang 19

15

chung vì sự nghiệp đoàn kết các dân tộc, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh

Với phương thức Nhà nước đầu tư vốn, đồng bào góp công lao động, đến nay 90% xã có đường ôtô đến trung tâm, 100% xã có trạm y tế khám chữa bệnh, cơ bản xoá được phòng học tạm, đột nát; 60% xã có điện lưới quốc g1a; 75% diện tích đất nông nghiệp có nước tưới nhờ có hệ thống thuy lợi; năng suất cây trồng vật nuôi được tăng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cây con giống mới; tỷ lệ nghèo đói của các khu vực được giảm nhanh

Về phương điện văn hoá: Nội dung bao trùm của lĩnh vực văn hoá trong chính sách dân tộc là xây dựng nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hoá đó bao gồm các giá trị và bản sắc văn hoá của 54 dân tộc đang cư trú trên khắp mọi miền đất nước ta, tạo nên sự thống nhất đa dạng của nên văn hoá Việt Nam Nội dung văn hoá trong chính sách cụ thể như: phát triển ngôn ngữ; phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng đời sống văn hoá mới; chính sách thông tin tuyên truyền cho miền núi, vùng sâu, vùng Xa; bài trừ các hủ tục, chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội Nội dung văn hoá trong chính sách dân tộc được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoa VII) bao gồm: giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao trình độ dân trí; xây dựng các thiết chế văn hoá phù hợp; phát triển văn hoá các dân tộc trong mối quan hệ kết hợp truyền thống và hiện đại; đào tạo, bồi đưỡng cán bộ văn hố; nâng cao cơng tác thông tin tuyên truyền báo chí; đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hoà bình trên mặt trận tư tưởng - văn hoá

Về chính sách xã hội: Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào dân tộc xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm về trình độ phát triển

kinh tế- xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán truyền thống trong các đân

Trang 20

16

đình, chính sách y tế, giáo dục và đào tạo Các chính sách trên được thể hiện trong các chương trình chung của cả nước, có chú ý đến đặc điểm riêng của khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc, giúp nhân đân miễn núi có điều kiện tiếp xúc và hưởng lợi từ chính sách xã hội, nâng cao đời sống tính thần, vật chất

Về quốc phòng, an ninh: Đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta phần lớn sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh chính trị, an ninh quốc phòng Các thế lực thù địch rất chú ý đòm ngó đến các vùng chiến lược này để hòng gây mất ổn định, tạo địa bàn và gây cớ để can thiệp Vì vậy, thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng an ninh Quan điểm và chính sách quốc phòng an ninh theo tư đuy mới của Đảng, Nhà nước ta là sức mạnh quốc phòng, an ninh phụ thuộc trước hết vào sự ổn định chính trị, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; bảo vệ tổ quốc gắn liền với bảo vệ chế đô xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân Vì vậy, thực hiện đẩy đủ chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực an ninh quốc phòng chính là tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc

Nội dung chính sách đân tộc trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đặt ra yêu cầu xây dựng cơ sở chính trị trong đồng bào dân tộc, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các lực lượng trên địa bàn Các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn là các chiến sĩ tuyên truyền, tổ chức và vận động quần chúng Tăng cường mối quan hệ quân dân, tạo thế trận an ninh quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc

Trang 21

17

phương tiện thông tin đại chúng, kể cả phương tiện hiện đại như máy thu thanh catxét, máy thu hình để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh - truyền hình ở địa phương, phổ biến các văn hoá phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu câu và truyền thống của đồng bào các dân tộc Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền

Trong Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chỉ 1õ: Giúp đỡ các tinh, các huyện miền núi kinh phí xây dựng các trạm tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam", "các tỉnh cân cải tiến nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức báo địa phương, chú trọng giới thiệu các cá nhân, hộ gia đình, các bản làng về làm ăn giỏi, xây dựng nông thôn mới ở trong vàng để đông bào học tập

Ngày 03/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 39/1998/CT-TTg về việc "đẩy mạnh cơng tác văn hố, thơng tin ở miền núi và vùng đồng bào đân tộc thiểu số" Tại công văn số 163/CPVX ngày 19/2/1999, Chính phủ đã có

chủ trương về việc phát hành thí điểm không thu tiền một số báo cần thiết đến

Trang 22

18

báo chí ngày càng vươn xa tới các vùng miền núi, vùng xâu, vùng xa Các loại hình báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi bao gồm:

1.3.1 Phát thanh - truyền hình:

Trong thế kỷ XX, con người đã được chứng kiến sự ra đời của công nghệ truyền hình và sự phát triển mạnh mẽ của loại hình báo chí này trên thế giới Một điều chắc chấn rằng phương tiện truyền hình ra đời và tồn tại là do nhu cầu đòi hỏi tất yếu của cuộc sống con người và sự tiến bộ của nên khoa học kỹ thuật thế giới Một loại hình báo chí có tác động nhanh, mạnh mẽ, rộng lớn và hấp dẫn bởi thế mạnh đặc trưng là âm thanh và hình ảnh Trong cuốn ““Vô tuyến truyền hình thế kỷ XX”, tác giả Baghirôp Icaxep cho rang: Su hấp dẫn của truyền hình là ở chỗ nó cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực; không bị khuấy động, không phải là câu chuyện của nhà báo hay của

người làm thời sự kể về sự kiện, mà là chính bản thân sự kiện hiện nay, trong

giây phút này đang diễn ra trước mắt chúng ta

Miền núi và vùng đồng bào các đân tộc thiểu số có những đặc điểm

riêng về điều kiện tự nhiên và xã hội so với các vùng miền khác của đất nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn khó khăn về nhiều mặt, tồn tại nhiều vấn để bức xúc, trong đó có vấn đề thiếu thông tin, "đói” văn hoá; trình độ dân trí còn thấp, bệnh dịch, đói nghèo Đối với khu vực miễn núi, nhân dân được xem truyền hình từ đầu những năm 1990 trở lại đây Trước thập kỷ 80-90, hâu hết các địa phương miền núi không thu được sóng truyền hình do địa hình chia cắt phức tạp, núi cao Trong điều kiện cơ cấu dân cư và địa hình chia cắt thì truyền hình là phương tiện truyền thông hiệu quả Đối với báo in cũng gặp khó khăn trong việc giao thông vận chuyển, Intenét dang là loại hình báo chí quá mới mẻ, chưa được phổ biến rộng rãi ở miền núi

Trong buổi làm việc của Thường vụ Bộ Chính trị với Lãnh đạo Đài

Trang 23

19

la phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng nhanh và sâu rộng nhất, lại đang đúng trước cơ hội phát triển không được bỏ lỡ thời cø" Trong bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác thông tin phục vụ dan tộc thiểu số và miền núi tháng 8/2001, đồng chí Nguyễn Khoa Điểm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phát biểu:

Xin hoanh nghênh Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam cùng hệ thống truyền hình, phát thanh trong toàn quốc đã thực hiện tích cực các dự án phủ sóng phát thanh, truyền hình, đến nay diện phủ sóng phát thanh đã đạt 95%, truyền hình đạt 85% Bước đầu cung cấp cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, các dân tộc thiểu số một lượng không nhỏ thiết bị, phương tiện nghe, nhìn, xây dựng các chương trình dân tộc.[3;tr.587,

Cũng tại Hội nghị, đồng chí còn chỉ rõ: Chiến lược phái triển kinh tế - xã hội (2001-2010) nhiệm vụ thông tin nói chung, trong đó nhiệm vụ địa ban đân tộc miền núi:

Phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sẵn phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình Phát triển các điểm văn

hoá kết hợp với hệ thống bưu cục khắp các xã trong cả nước Dùng

tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vàng đồng bào dân tộc.(§;:.627

Trang 24

20

miền núi nói riêng Nhìn rộng hơn, nhiệm vụ chung của quá trình phát triển đất nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng phát triển đất nước sẽ không đạt được nếu địa bàn dân tộc, miền núi còn nhiều yếu kém Qua đây, có thể khẳng định rằng, do đặc thù địa hình miễn núi và tâm lý, tập quán, trình độ nhận thức của đồng dân tộc, truyền hình có vị trí, vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, nâng cao đời sống văn hoá tỉnh thần

Truyền hình đối với đồng bào dân tộc khu vực miền núi có ý nghĩa thiết thực, nhất là vùng xâu xa, biên giới Với ưu thế về hình ảnh, âm thanh hấp dẫn, dé tiếp nhận, đồng bào có thể xem, nghe, thấy thực tế bằng hình ảnh vẻ hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục, kinh tế, nếp sống mới trong và ngoài nước Hơn nữa, đồng bào có thể tiếp thu, thay đổi nếp sống cũ, học tập kiến thức mới, chống lại những hủ tục mê tín dị đoan Cũng qua truyền hình đồng bào học hỏi cách làm kinh tế, trồng rừng và bảo vệ rừng, chăn nuôi gia súc, tìm hiểu pháp luật, xây dựng cuộc sống của mình tốt hơn, nhanh chóng tiến kịp miễn xuôi Có thể nói, truyền hình đã góp một phân không nhỏ vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân miền núi

Mặt khác, qua truyền hình công tác quốc phòng an ninh biên giới cũng được củng cố vững chắc hơn nhờ đồng bào nắm bắt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cảnh giác với luận điệu xuyên tác, âm mưu diễn biến hoà bình, chia rẽ, kích động của các thế lực thò địch Hiệu quả đó không chỉ dừng lại ở khía cạnh hưởng thụ văn hoá tỉnh thần mà còn có tác động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng mién trong

điều kiện hoàn cảnh cụ thể khác nhau Với những chương trình truyền hình về

Trang 25

21

thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả, xoá nạn mù chữ, đây lùi bệnh địch, một phần nhờ truyền hình

Cả nước hiện nay có một Đài phát thanh, một Đài truyền hình Quốc gia, 5 Đài truyền hình Việt Nam tại khu vực và hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương Do đặc thù địa hình rừng núi chia cắt phức tạp, việc phủ sóng Phát thanh - Truyền hình gặp nhiều khó khăn Hàng năm Nhà nước đầu tư kinh phí lớn để tăng công xuất, xây dựng các trạm thu phát chuyển tiếp để đưa chương trình Phát thanh — Truyền hình đến được vùng núi, đặc biệt vùng cao, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã đầu tư xây dựng và trang bị 181 Đài truyền thanh huyện, thị xã; 44 đài truyền thanh cụm xã, 128 Đài truyền thanh cơ sở, cấp 160.922 radio cho các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng biên giới, vùng xâu xa Đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam đạt tỷ lệ phủ sóng hầu hết các xã huyện miền núi, thời lượng phát sóng tăng, nâng tỷ lệ người được nghe đài từ 65% lên 95% Đài truyền hình Việt Nam thực hiện các dự án “đưa sóng truyền hình về miền núi và phủ sóng vùng lõm” Xây dựng được 227 trạm phát lại truyền hình có công xuất từ 100-300W cho 43 tỉnh, cấp hàng chục ngàn máy thu hình các loại cho đồng bào dân tộc

Bên cạnh đó Đài Tiếng nói Việt Nam, Uỷ Ban Dân tộc kết hợp đầu tư sản xuất các loại Radio đơn giản, giá rẻ cấp cho đồng bào Nhiều Bộ, ngành khác như Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Quốc phòng tích cực hỗ trợ đưa thông tin về vùng núi Trước năm 1990 có 115 đồn biên phòng và 90 xã bản biên giới chưa được phủ sóng phát thanh truyền hình thì đến nay hầu hết các đồn biên phòng cụm dân cư gần đồn biên phòng được

nghe đài, xem truyền hình

Trang 26

22

dan toc Ti năm 1997, Đài Tiếng nói Việt Nam mỗi năm phát sóng 4.356 chương trình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi bằng 5 thứ tiếng Mông, Kh'

Mer, Ê Đe, Gia Rai, Ba Na Năm 1998 phát thêm tiếng Xê Đăng nâng tổng số

chương trình 5.763 chương trình Đài Tiếng nói Việt Nam đã thành lập Ban Dân tộc chuyên phụ trách tổ chức sản xuất chương trình phát tiếng các đân tộc thiểu số Vì vậy, chất lượng chương trình không ngừng được cải tiến

Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 4/1997 mở Chuyên mục Đán lộc phát định kỳ vào 20h thứ 4 hàng tuần, thời lượng l5 phút phát trên sóng VTVI Nhiều năm trước, Đài truyển hình Việt Nam tại Cần Thơ đã phát chương trình truyền hình tiếng KhMer hàng ngày với thời lượng 40 phút/buổi Từ 01/01/2004 kênh VTV5 đã được tách thành một Ban, một kênh sóng độc lập chuyên sản xuất các chương trình về dan tộc mién núi với nhiều thứ tiếng Các Đài Phát thanh — Truyền hình địa phương đã chú ý đến việc tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình bằng tiếng dân tộc có đông đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn

1.3.2 Các báo, tạp chí

Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển nhanh chóng vẻ số lượng Hiện nay cả nước có gần 500 cơ quan báo chí với 650 ấn phần các loại, nội dung và hình thức phong phú và nâng cao Ngoài các báo, tạp chí của các

Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương, toàn bộ các tỉnh thành phố

trong cả nước đều có nhật báo, tuân báo, tạp chi, ban tin

Trang 27

23

chuyên đề, phụ chương, bản tin riêng phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi với số lượng phát hành ngày càng tăng

Năm 1992, Thông tấn xã Việt Nam xuất bản Bản tin ảnh và từ 1995 xuất bản thêm chuyên đề Dân tộc Miền núi với số lượng bản tin 720.000số/kỳ, chuyên đề 120.000 số/kỳ phát hành tới các xã thuộc miền núi trong toàn quốc Tạp chí Dân tộc và Miền núi và Báo Dân tộc thuộc Uỷ ban Dân tộc Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc) xuất bản từ năm 1999 với số lượng phát hành 60.000 bản/năm, phát hành không thu tiên đến các cán bộ xã, trụ sở làm việc của tất cả các xã trong cả nước Báo Nhi đồng, Tạp chí Vì trẻ thơ đã dành số lượng lớn phát hành không thu tiền cho các lớp học cấp I của các tỉnh miễn núi Báo Thiếu nhi Tiên phong đã xuất bản riêng tờ ?hiếu nhỉ dân tộc in bằng tiếng Việt và in các thứ tiếng: Tày, Thái, KhMer, Mường, Dao, Mông, Hoa, He, Ba Na, Chăm, Cao Lan với lượng phát hành 750.941 bản/năm, phát hành miễn phí cho các lớp học Phổ thông trung học cơ sở vùng dân tộc miền núi Báo Văn nghệ Dân tộc Miền núi là số chuyên đề của Báo văn nghệ thuộc Hội nhà văn Việt Nam có số lượng phát hành 11.000bản/năm Báo Văn hoá có số chuyên đề "Nông thôn, Dân tộc, Miễn núi” số lượng 1.000 bản/kỳ phát cho các xã miền núi thuộc điện đặc biệt khó khăn

Trang 28

24

thông thuận lợi, nhu cầu được đọc báo của người đân càng lớn Vì vậy, sách báo, tạp chí được in ấn phát hành rộng lớn và thuận lợi

1.3.3 Nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ đẳng bào dân tộc thiểu số và miền núi của báo chí

Song song với việc tăng chương trình, thời lượng, mở rộng phạm vi phát sóng, tăng số loại, số bản và mở rộng mạng lưới phát hành báo chí để có thể đưa thông tin kịp thời phục vụ đồng bào các đân tộc, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình đã quan tâm đến việc phát triển hình thức thông tin, ndi dung thông tin và chất lượng thông tin Các tin bài, ảnh, chương trình phát thanh truyền hình dành cho đồng bào chú ý đến việc phù hợp, rõ ràng, ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu và đẹp hơn nhằm giúp đồng bào tiếp thu nhanh Nội dung các tin bài, chương trình phát thanh, truyền hình chủ yếu tập trung vào những vấn để sau:

- Tuyên truyền phổ biến thông tin kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn, cổ vũ đông bào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Hầu hết các báo chí trong cả nước đều mở chuyên mục tuyên truyền pháp luật Ngoài việc giới thiệu văn bản, các

báo, Đài Phát thanh — Truyền hình có nhiều hình thức chuyển tải như kể

chuyện pháp luật, hướng dẫn thực thi pháp luật, thi báo cáo Bí thi chỉ bộ giỏi Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống báo chí mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước như xoá bỏ trồng cây thuốc phiện, buôn bán ma tuý, chặt phá rừng; chính sách dân tộc tôn giáo; chính sách đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi đã được đồng bào thấu hiểu và thực hiện hiệu quả

Trang 29

25

đã chú ý thông tin về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm phổ biến kiến thức làm ăn cho đồng bào, hướng dẫn cách cấy trồng chăm sóc vật nuôi, giống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng miền Đặc biệt trong thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tập trung đưa tin, bài về việc phát triển cơ sở hạ tầng, vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xoá đòi giảm nghèo, quản lý chương trình 135, 134, các chương trình dự án đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn

- Cổ vũ, vận động hướng dẫn đồng bào các dân tộc quý trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới, xây dựng làng bản và gia đình văn hoá, bài trừ các tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội Phải khẳng định rằng các cơ quan báo chí thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc đem đời sống văn hoá tỉnh thần đến với đồng bào các đân tộc vùng núi, vùng xâu xa Góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật quý báu của các dân tộc nước ta trong giai đoạn thực hiện đường lối mở cửa và cơ chế thị trường

- Thông tin báo chí góp phần tích cực phổ biến kiến thức khoa học và giáo dục nâng cao dân trí cho đông bào các dân tộc thiểu số nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng biên giới, xâu xa Trong điều kiện hệ thống giáo dục đào tạo

chưa thực sự hoàn thiện, thanh thiếu niên phần lớn mới được học ở bậc tiểu

Trang 30

26

chữ to, nội dung dễ hiểu, hình ảnh đẹp để phổ biến kiến thức, nâng cao dan tri, củng cố việc đọc, tiếp nhận thông tin lành mạnh cho đồng bào dân tộc thiểu SỐ

; 1.3.4 Công tác phát hành báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Do địa hình đặc thù miền núi và trình độ đân trí của đồng bào, phát hành là khâu quan trọng Phát hành không tốt thì thông tin không đến được đúng địa chỉ, đối tượng và thời điểm thông tin Yêu cầu của công tác phát hành báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số là kịp thời, đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đùng thời gian và diện rộng Bộ Văn hố - Thơng tin phối hợp với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông đã có nhiều cố gắng trong việc in ấn, phát hành, truyền dẫn tín hiệu thông tin báo chí phục vụ khu vực miền núi Với hệ thống thiết bị truyền báo theo công nghệ mới và công nghệ 1n hiện đại nên đã khắc phục tình trạng báo đến chậm, khu vực trống thông tin Hiện nay, điêu kiện giao thông phát triển, có đến 80% xã nhận được Báo Nhân dân trong ngày, Intenét đã về đến một số vùng nông thôn miền núi Năm 1998, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông đã đầu tư xây dựng các điểm Bưu điện Văn hoá xã Hiện nay cả nước có gần 8.000 điểm bưu điện văn hoá xã thì có 3.915

điểm xã thuộc miền núi Tại mỗi điểm Bưu điện Văn hoá xã được lấp đặt máy

Trang 31

27

nhiều tờ báo báo khác về vùng sâu, vùng xa, các đồn biên phòng Hiện nay, công tác phát hành báo chí có nhiều điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, an toàn, giúp đồng bào dân tộc được tiếp cận hưởng thụ thông tin với chất lượng cao

1.4 Nhiệm vụ của Đài truyền bình Việt Nam đối với công tác thông tin tuyên truyền về dan toc miền núi

Trong quá trình hoạt động thông tin tuyên truyền, Đài truyền hình Việt Nam đã có nhiều chương trình, để án riêng dành cho khu vực miền núi Từ năm 1995 đến nay, Đài truyền hình Việt Nam đã phối hợp với các Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các dự ấn của chương trình mục tiêu truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê đuyệt và chương trình truyền hình bằng các thứ tiếng dân tộc ở các tỉnh miễn núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và miền Tây Nam Bộ Chương trình mục tiêu “Đưa truyền hình về vùng núi, vùng cao, biên giới và hải đảo" và "phú sóng vùng lõm" được triển khai trên địa bàn khá rộng, đặc biệt là triển khai trong điều kiện khó khăn về giao thông, vận chuyển phương tiện kỹ thuật đến vùng sâu, vùng cao; nguồn điện chưa ổn định, môi trường khắc nghiệt Với quyết tâm đó, sóng truyền hình vẫn được phủ rộng khắp, số lượng công chúng là đồng bào đân tộc được xem truyền hình không ngừng tăng, chất lượng cao

Trang 32

28

Trang 33

29

Thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc, riêng trong 3 năm từ (2001- 2003), Đài truyền hình Việt Nam kết hợp với các Đài Phát thanh — Truyền hình địa phương mở nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn, tăng cường đào tạo phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên là người dân tộc để sản xuất các chương trình truyền hình bằng các thứ tiếng Mông, Ede, Gia Rai, Stiéng va khong ngừng tăng cường đầu tư thiết bị sản xuất, thu phát sóng đảm bảo chất lượng nội dung ngày một tốt hơn Đây được coi là bước đột phá mới trong việc tổ chức, đổi mới “cách làm thông tin tuyên truyền” phù hợp với tâm lý, nhận thức của đồng bào

Trang 34

30

truyền hình tiếng dân tộc, thực hiện tốt mục tiêu người dân tộc làm chương trình về dân tộc, được nghe tiếng nói của đân tộc mình Chính vì thế, các chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã có nội dung và hình thức thể hiện gần gũi hơn với tâm lý, nhận thức của đồng bào, góp phần nâng cao hiệu quả

tuyên truyền Năm 2005, thời lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc bo

được tăng lên 10h/ngày, dự kiến năm 2006 là 12h/ngày Trong thời gian tới, (VTV5) sẽ phấn đấu tăng thời lượng chương trình, mở thêm nhiều chuyên mục mới và bằng nhiều thứ tiếng Dự án "Truyền hình tiếng dân tộc” thực hiện với mục tiêu đào tạo nhân lực, tăng cường năng lực sản xuất và đầu tư thiết bị thu xem truyền hình cho vùng đồng bào đân tộc thiểu số để xây dựng kênh sóng truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) thành một kênh truyền hình quốc gia Dự án thực hiện trong giai đoạn 2005-2010 Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam đang tiến hành các thủ tục xin ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

Trang 35

Chuong 2

THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH DÂN TỘC VÀ MIEN NUI TREN SONG VTV1 - DAI TRUYEN HINH VIET NAM

2.1 Nội dụng phần gy nh của chương trình Dân tộc và Miền n LL pre chun 3: 4 A x T2

Thực tế cho thấy, truyền hình đối với nhân dân các dân tộc sinh sống ở miền núi là món ăn tỉnh thần quan trọng và hấp dẫn, nhất là khi sóng truyền hình đến được vùng sâu xa, vùng cao, vùng cao biên giới Thế mạnh và đặc trưng riêng của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, truyền tín hiệu bằng sóng điện từ, phủ sóng rộng Ưu thế đó, Đài truyền hình Việt Nam đã khẳng định thế mạnh của mình ở miền núi bằng các tin tức sự kiện, các chương trình chuyên đề, văn nghệ Đối với khu vực miền núi vốn rất khó khăn, thiếu và đói thông tin cộng với đời sống kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ văn hoá hạn chế thì truyền hình là phương tiện truyền thông hữu hiệu, có sức lan toa rộng khắp, tác động rộng lớn Có thể nói, trong những năm qua, Đài truyền hình Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đối với khu vực miền núi thông qua nhiều chương trình phong phú, đa đạng trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội như : kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước để đồng bào hiểu và thực hiện tốt

Trang 36

32

xưng Vua ở Tuyên Quang, năm 2001, 2003 mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên, hiện tượng truyền đạo trái phép vẫn còn điễn ra ở đồng bào Mông, Tay, Dao đang sinh sống ở Tay Bắc, Đông Bắc Vì vậy, để chủ động chiếm lĩnh thông tin, tuyên truyền có hiệu quả cho từng chuyên mục, chương trình chuyên sâu về đân tộc miền núi là vô cùng cần thiết

Chuyên mục (chương trình) Dân tộc và Miền núi thuộc Ban Chuyên đề là một ví dụ Quyết định số 265 QĐ/TC-THVN về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Biên tập Chuyên đề (nay là Ban Chuyên dé) là đơn vị thuộc Đài truyên hình Việt Nam có chức năng, căn cứ vào chỉ đạo của Tổng Giám đốc để tổ chức sản xuất, khai thác và biên tập các chương trình chuyên đề, chuyên sâu nhằm thông tin, phản ánh các vấn đề cấp thiết trong đời sống xã hội, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn về định hướng tuyên truyền và kế hoạch sản xuất các thể loại sản phẩm chuyên sâu trong các lĩnh vực: Chính trị xã hội; Kinh tế - xã hội; Văn hoá, khoa học, giáo dục, môi trường và phát triển; Thể dục, thể thao Trực tiếp tổ chức sản

xuất, khai thác và biên tập các loại sản phẩm đó Cơ cấu tổ chức của Ban

Chuyên đề gồm có:

1 Phòng Tổng hợp

2 Tiểu ban Chính trị - xã hội

3 Tiểu ban Kinh tế

4 Tiểu ban Nông nghiệp - Nông thôn

5 Tiểu ban Văn hoá - xã hội

6 Tiểu ban Thể dục - Thể thao 7 Tiểu ban Chuyên mục

8 Tiểu ban Phim Tài liệu 9 Phòng Quay phim

Trang 37

33

Thang 4.1997, chuyén myc Dén tée duoc thanh lap va phat sóng định kỳ vào 20h thứ 4 hàng tuần, thời lượng 15 phút trên sóng VTVI Tính từ thời gian mở chuyên mục đến tháng 06/2004 đã có khoảng 400 chương trình được phát sóng, nội dung phản ánh hầu hết các lĩnh vực, vấn để ở khu vực miền núi Do điều kiện sắp xếp bố trí lại khung phát sóng, nâng cao chất lượng chương trình, khung phát sóng chương trình Dân tộc cũng có nhiễu thay đổi Năm 2003, chương trình Dân tộc được đổi tên là chương trình Đán tộc và Miễn núi Có thời điểm chương trình Dân tộc và Miền núi phát sóng vào 15h ngày thứ 4 hàng tuân Nhằm không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng chương trình chuyên đề, từ tháng 01/2005, khung chương trình Dân tộc và Miền núi được quyết định nâng thời lượng phát sóng từ 15 phút lên 30 phút và xây dựng theo tiêu chí thể loại Tạp chí, phát mới vào 18h ngày thứ hai hàng tuân, phát lại 11h30° ngày kế tiếp

Mục tiêu và đối tượng khai thác của chương trình là tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể từ việc hoạch định đến việc triển khai, thực hiện và đánh giá chính sách đối với miền núi Phản ánh đời sống vật chất, văn hoá tinh thân của đồng bào dân tộc; phong

trào mô hình điển hình, gương người tốt việc tốt, điển hình trong quá trình xây

dựng đời sống mới Kể từ năm 2005, chương trình Dân tộc và Miền núi tăng thời lượng từ 15 phút lên 30 phút nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin đa dạng, phong phú, chất lượng chương trình được nâng lên một bước nhằm phục vụ tốt hơn công chúng truyền hình, trong đó đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc Kết cấu được chia làm 4 phần nhỏ:

Trang 38

34

2 Nét đẹp bản làng: Đây là phần thông tin giới thiệu về văn hoá, vùng đất, con người, phong tục tập quán, trang phục, ngôn ngữ, lễ hội của các đân tộc Phần này có thời lượng từ 4-5 phút Về mặt kết cấu và nội dung, Mục Nét đẹp bản làng sẽ giúp công chúng được tiếp nhận thông tin có tính chất nghệ thuật nhẹ nhàng, bớt sự căng thẳng khô cứng của cả chương trình chuyên đề đài Hơn nữa, mục này góp phần giữ gìn xây dựng nên văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc đân tộc

3 Chuyện kể của già làng trưởng bản: Đây là câu chuyện kể của người đứng đầu dòng tộc, làng bản, những người có uy tín trong cộng đồng về những vấn để xảy trong phạm vi địa phương mình, có thể là những đóng góp xã hội hay những mong muốn, nguyện vọng, tâm sự của bản thân già làng, trưởng

bản trên địa phương mình Thông qua con người thật, việc thật để thể hiện tâm

tư nguyện vọng của người dân Hình thức thể hiện dưới dạng chân dung nghệ thuật có thời lượng 5 phút

4 Từ Chính sách đến thực hiện: (thời lượng từ 15-18 phúÐ):

Đây là phần quan trọng, nội dung chính của toàn bộ chương trình Phần này được thể hiện đưới dạng chính luận, đặt vấn đề, bình luận đánh giá phân tích của phóng viên, của đối tượng phản ánh là các nhà chuyên môn, lãnh đạo

địa phương, ý kiến của người dân để tìm hướng giải quyết vấn đề mà mỗi

chương trình đặt ra Chương trình Dân tộc và Miễn núi được tổ xây dựng theo thể loại tạp chí nội dung thông tin sẽ phong phú hơn vì bao trùm mặt thông tin sự kiện, câu chuyện về văn hoá, tâm sự của nhân vật và phần chính luận Hình thức thể hiện cũng phải linh hoạt hấp dẫn hơn

Trang 39

35

Miền núi, Đại đoàn kết, Nông thôn ngày nay đã bám sát nội dung tuyên truyền, nâng cao tính thời sự, tăng cường phối hợp linh kiện với các Trung tâm khu vực nên các đề tài chính luận đã bới khô cứng, có tính giáo dục cao, tính toàn quốc, hấp dẫn đối với công chúng Với 900 chương trình của 23 chuyên mục với thời lượng trên 20.000 phúi, Ban Chuyên dé đã đóng góp cho làn sóng một khối lượng khá lớn các chương trình tuyên truyền các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới

Kênh sóng VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam có vị trí quan trọng nhất với nội đung kết cấu của toàn bộ chương trình những bản tin thời sự, các chuyên đề, chuyên đối tượng, phim truyện, ca nhạc Nội đung chương trình VTV1 đã đem đến cho người xem những thông tin da dang, dé cap cdc van dé quan trọng của đời sống xã hội, phân tích lý giải, và mang tính định hướng cơ bản Trong nhiều năm quan, kênh VTV1 đối với khu vực dân tộc miền núi có tác động rất lớn, được đồng bào các đân tộc trên mọi miền đất nước tiếp thu tích cực Chuyên mục chuyên đề về Dân tộc và Miền núi nằm trên khung sóng VTVI có chức năng, nhiệm vụ là thông tin phản ánh, phân tích chuyên sâu các nội dung vấn đề điễn ra ở khu vực miền núi, liên quan đến vấn đề dân tộc

2.1.1 Đề tai phan ánh:

Đề tài là phạm vi hiện thực để phóng viên nghiên cứu, phát hiện, khai thác thông tin để xây dựng tác phẩm báo chí Chỉ khi xác định và định hướng được phạm vi đề tài thì tác phẩm báo chí đạt được hiệu quả tuyên truyền Đề tài của tác phẩm báo chí theo PGS — TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Từ lý luận đến thực tiễn” là một phạm vì hiện thực trong đó hàm chứa sự kiện, vấn dé

được phản ánh vào tác phẩm báo chí

Trang 40

36

báo chí truyền hình Đề tài của tác phẩm báo chí truyền hình phản ánh có thể là lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội, tự nhiên, con người hoặc một khu vực nhỏ cụ thể của một ngành kinh tế, địa phương, một hoạt động tồn tại trong xã hội

Thí dụ: Chương trình Dân tộc và Miền núi tháng 11/2004 đề cập các noi dung sau: 1- Gi quyết đói nghèo ở những gia đình dân tộc có người nghiện 2- Gian nan cống Luật lên non 3- Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc Bắc miền Trung

Tháng 12/2004: Chương trình phát sóng với các đề tài sau: 7- Vấn đề di dân tự do hiện nay 2- Những chính sách để ổn định và phát triển những dân tộc đặc biệt it người 3- Hiệu quả từ những dự án đối với đồng bào dân tộc trong đời sống và sản xuất 4 Những vấn dé trong công tác phòng chống phá rừng (Truyền hình trực tiếp).5- Đầu tư đồng bộ cho sự phát triển của dân tộc Khơ Me- Nam Bộ

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN