1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam

113 49 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

48 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 .... N

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -

NGUYỄN MINH QUÂN

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI

TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA

NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -

NGUYỄN MINH QUÂN

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI

TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA

NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị truyền thông

Mã số: 8 32 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố trong và ngoài nước Các số liệu, kết quả công bố trong luận văn là chính xác

và trung thực Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Quân

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối tới PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh- Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, các cán bộ phòng Quản lý Đào tạo - Học viện Báo chí Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Quý Ban Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam: Anh Phạm Chí Trung (Giám đốc Nhà hát), Anh Nguyễn Sĩ Tiến (Phó Giám đốc Nhà hát), cùng các CBNV Nhà hát Tuổi trẻ đã chia sẻ nhiều tư liệu

và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn để giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Quân

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA TỔ CHỨC 16

1.1 Một số vấn đề chung về ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức 16

1.2 Những mô hình truyền thông tiêu biểu sử dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động của các ngành dịch vụ - giải trí – văn hóa ở Việt Nam và bài học cho Nhà hát Tuổi trẻ 32

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA 40

NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020 40

2.1 Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam và ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ 40

2.2 Đánh giá ứng dụng các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam 48

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 68

3.1 Những yếu tố tác động đến việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam 68 3.2 Dự báo sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông trong thời gian tới 71

3.3 Một số giải pháp nhằm ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đến năm 2025 75

3.4 Một số kiến nghị liên quan đến biện pháp nghiệp vụ cụ thể để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ đến năm 2025 78

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 90

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ 105

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Độ tuổi khán giả tham gia khảo sát 49 Hình 2.2: Mức độ tìm hiểu thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam 53 Hình 2.3: Giao diện website của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam 59 Hình 2.4: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về website

của Nhà hát Tuổi trẻ 60 Hình 2.5: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về trang

fanpage của Nhà hát Tuổi trẻ 62 Hình 2.6: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về kênh

YouTube của Nhà hát Tuổi trẻ 63

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật-công nghệ với rất nhiều phát minh, trong đó không thể không kể đến sự xuất hiện của ti vi và Internet, đồng thời những công cụ này cũng ngày càng được hoàn thiện hơn trong thế kỷ XXI Đi kèm theo đó là sự phổ biến rộng rãi về nhu cầu sử dụng, ứng dụng cũng như nhận thức về tính hiệu quả của truyền thông trong các hoạt động của cá nhân, tổ chức Điều này dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình truyền thông mới, chủ yếu dựa trên nền tảng Internet Những phương tiện này đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người, cũng như cách thức thực hiện truyền thông của các doanh nghiệp và tổ chức Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, đồng thời theo tiến trình hội nhập toàn diện với thế giới của Việt Nam, việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong các hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp và tổ chức cũng ngày càng phổ biến, đa dạng hơn theo thời gian Chính vì vậy, các cá nhân, tổ chức làm công tác truyền thông trong các doanh nghiệp và tổ chức nói chung và trong lĩnh vực văn hóa nói riêng không chỉ cần áp dụng các phương tiện truyền thông truyền thống trong hoạt động truyền thông của mình mà còn phải không ngừng cập nhật, ứng dụng các phương tiện truyền thông mới để cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, cập nhật nhất đến cho các khán giả

Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam là một trong 12 nhà hát thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bên cạnh nhiệm vụ chính là thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao về phổ biến tư tưởng, văn hóa đại chúng, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam còn góp phần nâng cao đời sống tư tưởng, văn hóa, niềm vui… của công chúng, nhất là đội ngũ khán giả trẻ, thông qua không ngừng sáng tạo, đổi mới

Trang 9

các hoạt động truyền thông của Nhà hát Hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ những năm qua đã được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm, chăm lo đầu tư trên tất cả các mặt, cả về vật chất, tinh thần, công tác cán bộ Nhà hát Tuổi trẻ đã áp dụng đa dạng các hình thức truyền thông, tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, họp báo, công diễn nghệ thuật, làm phim tài liệu, tờ rơi, lôgô để cung cấp thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới các đối tượng công chúng Ban lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động cũng như phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương để tuyên truyền nâng cao văn hóa, nâng cao nhận thức xã hội Bên cạnh các phương tiện truyền thông thuyền thống, các phương tiện truyền thông mới có những ưu điểm, tác động tích cực đối với hoạt động truyền thông liên quan đến văn hóa nói chung

và hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng Nắm bắt được ưu điểm của các phương tiện truyền thông mới, Nhà hát Tuổi trẻ đã nhanh chóng tận dụng kênh thông tin này để quảng bá hoạt động của mình, chủ yếu là thông qua website, facebook và YouTube để cung cấp thông tin đồng thời quảng bá hoạt động, hình ảnh của Nhà hát đến với khán giả Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, song trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông mới chưa được Nhà hát Tuổi trẻ sử dụng thực sự hiệu quả trong hoạt động truyền thông của mình Thêm vào đó, trong quá trình triển khai ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông, Nhà hát Tuổi trẻ còn gặp không ít những khó khăn, thách thức

Thực tế đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về các phương tiện truyền thông mới, ứng dụng của chúng với hoạt động truyền thông nói chung và hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ trong thời gian tới Từ những lý do

trên, học viên quyết định chọn đề tài “Ứng dụng các phương tiện truyền

Trang 10

thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông của mình Đề tài không những có ý nghĩa về mặt lý luận và còn có tính cấp thiết

về mặt thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong kỷ nguyên văn minh thông tin số hóa như hiện nay, truyền thông

và các phương tiện truyền thông mới là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước cũng như thế giới Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có một số công trình nghiên cứu nổi bật, cụ thể như sau:

Các công trình nghiên cứu về truyền thông nói chung

Cuốn Understanding the Media: A Sociology of Mass Communication

(tạm dịch là “Hiểu biết về truyền thông: nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng”) của Joel Smith (1995) đã góp phần làm rõ vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông và thắp sáng thông tin đại chúng như một hệ thống xã hội Thông qua việc áp dụng các khái niệm xã hội học truyền thống, cuốn sách xem xét lý do tại sao các phương tiện truyền thông hoạt động như vậy, giữ được những người ủng hộ của mình cùng những quan ngại sâu sắc về giới tính

Cuốn Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của Nguyễn Văn

Dũng, Đỗ Thị Thu Hằng (2018) bao gồm 8 chương, cung cấp những lý thuyết

và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng… nói riêng Có thể nói, đây là cuốn sách cung cấp kiến thức nền tảng và nâng cao kỹ năng về giao tiếp - truyền thông - vận động

xã hội trong hoạt động truyền thông và báo chí, tăng cường khả năng hội nhập

và bình đẳng trong khu vực và quốc tế, khả năng hòa nhập với các nhóm công chúng - xã hội

Trang 11

Cuốn Thuật ngữ báo chí – truyền thông của Phạm Thành Hưng (2007)

là cuốn từ điển giải nghĩa thuật ngữ báo chí – truyền thông đầu tiên ở Việt Nam Mỗi thuật ngữ được tác giả lý giải ngắn gọn trong khoảng một phần ba đến hơn nửa trang, nhưng nội hàm của khái niệm rất rõ ràng và giàu sức thuyết phục Có thể nói, cuốn sách cung cấp cách giải thích tương đối đầy đủ

và trọn vẹn các thuật ngữ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng, đặc biệt các giảng viên đại học chuyên ngành báo chí - truyền thông, các phóng viên và người học nghề truyền thông đại chúng

Cuốn Lịch sử các lý thuyết truyền thông của Armand và Michèle

Mattelart (2018) do Hồ Thị Hòa dịch đã phân tích và giải thích sự đa diện và sự bùng nổ của phạm vi nghiên cứu về truyền thông, mà về mặt lịch sử, đã luôn nằm trong sự tranh chấp giữa các hệ thống vật thể và các hệ thống phi vật thể, giữa bình diện sinh học và bình diện xã hội, giữa tự nhiên và văn hóa, giữa các công cụ kỹ thuật và ngôn từ, giữa kinh tế và văn hóa, giữa các nhãn giới vi mô

và vĩ mô, giữa ngôi làng và toàn cầu, giữa tác nhân và hệ thống, giữa cá nhân

và xã hội, giữa tự do ý chí và các xu hướng quyết định luận xã hội Lịch sử các

lý thuyết về truyền thông chính là lịch sử của những sự giằng co ấy và của những nỗ lực khác nhau nhằm liên kết hoặc không liên kết những cái vế vốn thường xuất hiện dưới dạng lưỡng phân, và đối lập nhị phân hơn là dưới các cấp độ phân tích Trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, bằng những lối diễn đạt khác nhau, những sự căng thẳng và đối kháng này, vốn là khởi nguồn của những quan điểm độc tôn, đã không ngừng diễn ra trong một thời gian dài, và dẫn đến sự hình thành của các trường phái, các trào lưu và các xu hướng

Cuốn Bốn học thuyết truyền thông của Fred S Siebert và cộng sự

(2018) do Lê Ngọc Sơn dịch bao gồm 4 chương, lần lượt trình bày về 4 học thuyết truyền thông đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây

có, lần lượt là: Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỷ mà chế độ độc tài về

Trang 12

chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli; Thuyết Tự do hình thành

từ thời Milton, Locke, Mill và thời kỳ Phục hưng; Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kỳ cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết

lý thời kỳ Phục hưng; Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô

Luận án Tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế những năm

đầu thế kỷ 21 (trường hợp mạng Internet và truyền hình tin tức toàn cầu) của

Lý Thị Hải Yến (2019) đã trình bày khái quát về truyền thông và chính trị quốc tế những năm đầu thế kỷ 21, hệ thống lý luận liên ngành truyền thông và chính trị quốc tế, cơ sở thực tiễn, khung phân tích tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế, cũng như các khía cạnh tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế Luận án còn chỉ ra, truyền thông tác động tới chính trị ở cả

ba cấp độ: hệ thống (toàn cầu), quốc gia và cá nhân – ba cấp độ phân cơ bản trong chính trị quốc tế Ngoài ra, luận án dự báo tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế trong 10 năm tiếp theo và đề xuất các bài học tham khảo gợi

ý cho Việt Nam

Luận án Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc

hội của Vũ Tuấn Hà (2018) đã xây dựng được bộ công cụ nghiên cứu và

khung lý thuyết về mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động quốc hội, truyền thông đại chúng và dư luận xã hội để phân tích các hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động tiếp xúc cử tri của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội Làm rõ vai trò của các thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng (qua nghiên cứu 4 loại hình báo chí: báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng điện tử) trong định hướng dư luận xã hội về hoạt động lập pháp, giám sát, giải quyết các vấn

đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội Thông qua nghiên cứu thực trạng truyền thông đại chúng và dư luận xã

Trang 13

hội về hoạt động Quốc hội, luận án làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với định hướng dư luận xã hội thông qua các báo viết, báo hình, báo nói và báo mạng; thế mạnh và uy tín của báo Nhân Dân so với các tờ báo khác; Truyền hình so với Đài phát thanh; Báo mạng so với Báo viết trong việc tuyên truyền các hoạt động lập pháp, giám sát, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; từ đó luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản

Các công trình nghiên cứu về phương tiện truyền thông mới nói riêng

Cuốn Truyền thông xã hội của Dave Kerpen (2013) cho thấy mạng xã

hội cũng như một bữa tiệc cocktail lớn nhất thế giới, nơi ai cũng có thể lắng nghe người khác nói, tham gia cuộc chuyện trò với bất kỳ ai, bất cứ chủ đề nào họ cho là hấp dẫn, đặc biệt là trong bữa tiệc này có đến hàng trăm triệu người đang lắng nghe và tham gia vào bữa tiệc đó Marketing mạng xã hội không phải là truyền đi thông điệp của bạn với tần suất lớn nhất - mà là việc truyền tải thông điệp vào mỗi cuộc chuyện trò, lắng nghe thỏa thuận và trao quyền, nên để marketing qua mạng xã hội thành công, đòi hỏi cần có người lắng nghe thông minh và linh hoạt nhất Ngoài ra, cuốn sách cũng tiết lộ những bí mật thú vị trong việc xây dựng một thương hiệu trên Facebook cũng như mạng truyền thông xã hội khác

Cuốn Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam của TS Lê

Hải (2017) cho thấy, phương tiện truyền thông xã hội có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực tới giới trẻ Việt Nam, làm nảy sinh một loạt những mâu thuẫn, xung đột đòi hỏi cần phải tháo gỡ kịp thời Thông qua việc cung cấp các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đề xuất một số những định hướng để giới trẻ

có thể tận dụng được những lợi điểm ưu việt của các phương tiên truyền thông

xã hội phục vụ cho cuộc sống, công việc, học tập hằng ngày một cách hữu ích; đồng thời cũng nhận thức rõ những bất lợi điểm, để tỉnh táo, bản lĩnh về nhận

Trang 14

thức, rộng đường thực hành, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội một cách sáng suốt, sáng tạo, trí tuệ và có kỹ năng, tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra trên môi trường mạng và truyền thông xã hội

Cuốn Sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động ngoại

giao kỹ thuật số hiện nay của Phạm Minh Sơn (2016) đã trình bày khái quát

về phương tiện truyền thông mới trong hoạt động ngoại giao kỹ thuật số, trong đó làm rõ khái niệm phương tiện truyền thông mới và ngoại giao kỹ thuật số; đồng thời phân tích một số lý thuyết về sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động ngoại giao kỹ thuật số Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày cách thức vận hành và kinh nghiệm sử dụng phương tiện truyền thông mới của một số nước tiêu biểu trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nga, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam Từ đó, cuốn sách đề xuất một số hướng nghiên cứu mới về hoạt động ngoại giao và quan hệ quốc tế

Cuốn Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho Truyền thông mới & Digital

Marketing của Kent Wertime và Ian Fenwick (2009) cung cấp cho độc giả

một cái nhìn tổng thể về các kênh kỹ thuật số chính hiện đang được sử dụng Cuốn sách cũng bao gồm những giải thích về các xu hướng chính trong tiếp thị mobile, blogging, game, phương tiện truyền thông số, ý nghĩa của việc bán hàng số, web 2.0 và nội dung do khách hàng tạo nên Nhấn mạnh vào các ví

dụ thực tế nhất về việc làm thế nào các nhà tiếp thị hàng đầu hiện nay sử dụng các kênh này để tiếp thị một cách hiệu quả, hướng dẫn toàn diện này cũng đưa

ra 12 nguyên lý của Tiếp thị số nhằm cung cấp những chỉ dẫn hữu ích cho những người làm và không làm trong ngành tiếp thị số Ngoài ra, cuốn sách còn bao gồm một khung kế hoạch tiếp thị số thấu đáo được thiết kế để giúp cho người đọc khi họ cân nhắc những kế hoạch tiếp thị số riêng của mình

Cuốn Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội

ở Việt Nam của Bùi Hoài Sơn (2008) đề cập tới sự phát triển của phương tiện

truyền thông mới ở Việt Nam mà tiêu biểu là điện thoại di động và Internet

Trang 15

Được kết cấu làm 3 chương, cuốn sách lần lượt phân tích và trình bày những vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam; một số phương diện lý thuyết trong việc nghiên cứu phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam; và những thay đổi văn hóa-xã hội ở Việt Nam sau khi xuất hiện các phương tiện truyền thông mới

Cuốn Các loại hình giải trí trên phương tiện truyền thông mới tác động

đến lối sống của PGS, TS Từ Thị Loan (2017) tập trung nghiên cứu về lối

sống, các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới và sự tác động của chúng đến lối sống người Việt Nam; làm rõ cấu trúc và biểu hiện của lối sống, các nhân tố tác động đến lối sống; phân tích nội dung, đặc điểm, tính chất của các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới Thông qua tiến hành khảo sát, điều tra thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng người Việt Nam sử dụng các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới hiện nay, cuốn sách đã làm rõ những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của việc sử dụng các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới đến lối sống người dân đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam hiện nay, và đề xuất một hệ thống các phương tiện truyền thông mới đến lối sống người dân trong bối cảnh đương đại

Luận văn Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động

truyền thông của ngành dân vận của Phan Thanh Nam (2015) đã làm rõ những

đặc điểm, tính chất của các phương tiện truyền thông mới; nêu lên thực trạng (những ưu điểm, hạn chế) hoạt động truyền thông của ngành dân vận, qua đó từng bước phân tích tác động, vai trò của các phương tiện truyền thông mới đến hoạt động truyền thông của ngành dân vận; từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị, đưa ra mô hình truyền thông mới để ứng dụng cụ thể vào thực tiễn công tác truyền thông của ngành dân vận và công tác dân vận của Đảng

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài đăng trên các tạp chí như:

Trang 16

“Phương tiện truyền thông mới – sức mạnh mềm thúc đẩy văn hóa, ngoại giao văn hóa và đề xuất cho trường hợp Việt Nam” của Lê Thanh Bình ((2018);

“Tác động của phương tiện truyền thông mới tới quan hệ cha mẹ và con ở Thái Nguyên” của Phan Huyền Dân (2019); “Quản lý mạng xã hội trên hệ thống phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan Hương (2018); “Thời đại của các phương tiện truyền thông mới” của Nguyễn Thị Thu Hường (2016);…

Như vậy, có thể thấy trong thời đại số hiện nay, các phương tiện truyền thông mới và ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông là một đề tài nghiên cứu thực sự được quan tâm, không chỉ bởi tính hấp dẫn mà còn bởi tính giá trị của đề tài Các nghiên cứu về phương tiện truyền thông mới rất phong phú, đa dạng, song, nghiên cứu về truyền thông của ngành dịch vụ, mà cụ thể hẹp hơn là hoạt động ứng dụng phương tiện truyền thông mới của một nhà hát (trường hợp tiêu biểu được phân tích ở đây

là Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam) thì chưa có bởi đây là một phạm vi nghiên cứu chuyên ngành hẹp, trên thế giới không có cơ quan và hệ thống ngành tương đương Trong nước cũng chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của các nhà hát nói chung và một nhà hát cụ thể nói riêng Chính vì vậy, việc thực hiện luận văn sẽ đem đến giá trị và là tài liệu tham khảo quý giá đối với các đơn vị cung cấp các dịch vụ - văn hóa nói riêng và và các cá nhân, tổ chức muốn ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động tại Việt Nam nói chung

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020, từ đó đưa ra những kiến nghị,

Trang 17

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ đến năm 2025

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần triển khai các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phương tiện truyền thông mới; ứng dụng phương tiện truyền thông mới; tiêu chí đánh giá việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông

- Làm rõ một số vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay; các yếu tố tác động đến việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới; yêu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam

- Phân tích kinh nghiệm ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của một số nhà hát ở Việt Nam, từ đó rút ra một

số bài học cho Nhà hát Tuổi trẻ

- Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam giai đoạn 2017-2020

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đến năm 2025

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn và hoạt động ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam trên 3 nền tảng chính là” Website, Facebook và kênh YouTube Đây là 3 kênh phương tiện truyền

Trang 18

thông mới phổ biến nhất, được ứng dụng nhiều nhất và sớm nhất tại các Nhà hát nói chung và Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng

- Về không gian: Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam

- Về thời gian: giai đoạn 2017-2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quản trị, truyền thông và lĩnh vực văn hóa, giải trí, tuyên truyền, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, kịch nói riêng Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết truyền thông, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới làm cơ sở lý luận, chẳng hạn như lý thuyết xâm nhập xã hội; lý thuyết xét đoán xã hội; lý thuyết truyền

bá cái mới; lý thuyết thuyết phục; lý thuyết sử dụng và hài lòng Trong đó, lý thuyết sử dụng và hài lòng đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ lý thuyết này coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản

để đánh giá hoạt động truyền thông có hiệu quả hay không Thông qua áp dụng lý thuyết này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khán giả của Nhà hát Tuổi trẻ, từ đó giúp Nhà hát thay đổi các phương thức truyền tải, quảng bá hoạt động của mình, sao cho các sản phẩm của Nhà hát nắm bắt được thị hiếu của khán giả và hình ảnh của Nhà hát ngày càng được biết đến rộng rãi hơn

5.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Hoạt động cụ thể của phương pháp

này là sưu tầm, thống kê, phân loại và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài luận văn để từ đó xây dựng khung lý thuyết về tiêu chí đánh giá việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam Phương pháp này có ưu điểm về tính hệ thống trong

Trang 19

quá trình thu thập thông tin nghiên cứu, là bước tạo dữ liệu tiền đề cho hoạt động nghiên cứu trong luận văn Các tài liệu gồm có:

Văn bản, chỉ thị, nghị quyết, của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó, luận văn có được cách nhìn cụ thể về đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cách thức tổ chức, quản lý của Nhà nước về các phương tiện truyền thông mới nói riêng và đối với truyền thông Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng

Một số tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thông qua đánh giá các tài liệu này, có thể xây dựng bức tranh tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa được những gì từ các nghiên cứu trước, tác giả có thể vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn

đề đơn lẻ khảo sát được để rút ra một số kết quả nghiên cứu mới trong luận văn; đồng thời, bước đầu xây dựng khung lý thuyết liên quan và vận dụng những lý thuyết cụ thể vào thực tiễn

- Phương pháp điều tra xã hội học: Mục tiêu của phương pháp này là thu

được các đánh giá của các nhóm khán giả khi tiếp cận với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam thông qua các phương tiện truyền thông mới, xem các phương tiện này đáp ứng được đến mức độ nào nhu cầu của khán giả Có thể thấy rằng, các yếu tố định lượng từ hoạt động này dùng để tham chiếu, tăng tính thuyết phục cho những phân tích trong luận văn Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi anket Đối tượng khảo sát là: khán giả của Nhà hát Tuổi trẻ (ngẫu nhiên)

Cách thức: Gửi bảng hỏi và nhận phản hồi qua mạng internet

Xử lý: Thiết kế và xử lý kết quả bằng chương trình Google Forms Bảng hỏi được thiết kế bao gồm 18 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông Nhà hát Tuổi trẻ

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản

Trang 20

của đề tài, tác giả thiết kế các câu hỏi phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia hoạt động trong Nhà hát Tuổi trẻ Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc ứng dụng cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông văn hóa của Nhà hát Tuổi trẻ thời gian qua Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề được đưa ra

- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được áp dụng

khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Tác giả tiến hành thu thập các tin, bài tiêu biểu đăng trên các phương tiện truyền thông mới và mạng xã hội Facebook mang tính thời sự và chủ đề tương đối trùng hợp để khảo sát, phân tích về nội dung, phương pháp thông tin, truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam và qua đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của chúng Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phân tích các dữ liệu thu được thông qua các bảng hỏi anket của 200 khán giả ngẫu nhiên cũng như các bảng phỏng vấn sâu đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả việc ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các phương tiện truyền thông mới này trong thời gian tới Nếu nghiên cứu thành công, đề tài có thể là tài liệu tham khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đóng góp cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, các đề án nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam cũng như một số tổ chức văn hóa - chính trị - xã hội khác của nước ta

Trang 21

Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của một doanh nghiệp/tổ chức nói riêng

Với việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung một phần lý thuyết truyền thông

về ứng dụng các phương tiện truyền thông mới Luận văn cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của doanh nghiệp; đồng thời cho thấy sự cần thiết của dạng công

cụ này đối với việc nâng cao hiệu quả truyền thông trong bất cứ lĩnh vực nào

Kết quả nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định công cụ truyền thông trong hoạt động quản trị truyền thông của các tổ chức, doanh nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn sẽ góp phần giúp Nhà hát Tuổi trẻ đánh giá lại hiệu quả việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông; những ưu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo Luận văn chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông tổ chức Bên cạnh

đó, qua nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể, luận văn phần nào hỗ trợ các cán bộ truyền thông đang công tác tại các tổ chức những kiến thức cơ bản về ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông tổ chức Các đơn vị biểu diễn văn hóa khác trong cả nước cũng có thể tham khảo, áp dụng linh hoạt cho đơn vị mình trong việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông Những nội dung được đề cập trong luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên các trường đào tạo truyền thông

Trang 22

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức

Chương 2: Thực trạng ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam giai đoạn 2017-

2020

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đến năm 2025

Trang 23

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG CỦA TỔ CHỨC

1.1 Một số vấn đề chung về ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Truyền thông

Truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ tổ chức

xã hội nào, là nền tảng tạo nên cộng đồng, xã hội trong lịch sử loài người và hơn hết là cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa con người với nhau Truyền thông có hiệu quả nghĩa là những thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, rút ngắn khoảng cách giữa con người và con người với nhau Có nhiều quan niệm về truyền thông, nổi bật trong số chúng có thể kể đến một số định nghĩa của một số tác giả như Tạ Ngọc Tấn (2001), Nguyễn

Văn Dũng, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), song tựu chung lại, thì truyền thông là

quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi

Như vậy, có thể thấy rằng: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình, mang tính liên tục, nhằm trao đổi hoặc chia sẻ Thứ hai, truyền thông phải dẫn

tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và

hiệu quả của truyền thông Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong

nhận thức và hành vi, nếu không, quá trình này sẽ trở nên vô nghĩa

1.1.1.2 Phương tiện truyền thông mới

Truyền thông mới là một khái niệm được phát triển trên nền tảng công nghệ số và là một khái niệm rộng đồng thời luôn biến đổi cùng sự phát triển

Trang 24

của khoa học công nghệ nên không dễ đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác và đầy đủ Để dễ hình dung về khái niệm này, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như: Website; các trang mạng xã hội: Facebook, Twitter, blog ; hoặc các loại hình tương tác khác như: đọc báo qua điện thoại

di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử

Truyền thông mới phát triển trên nền tảng công nghệ số nên nó dễ dàng thay đổi tùy mức độ phát triển của loại công nghệ này Và vì thế, truyền thông mới có thể “biến hình” nhanh chóng, luôn là những thứ không quen thuộc (mới), và chúng ta luôn phải bắt đầu làm quen với nó Có thể hiểu, truyền thông mới thoát khỏi giới hạn của các định dạng truyền thông kiểu cũ như báo giấy, sách và tạp chí Không chỉ phục vụ các nhu cầu thông tin khác nhau, truyền thông mới còn góp phần phá vỡ khoảng cách về mặt địa lý và xã hội, làm cho sự cách trở về địa lý ít ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội hơn Ngoài ra, truyền thông mới còn là tác nhân khởi nguồn và sẽ là nguồn thông tin mới Điều này vừa thể hiện truyền thông mới không chỉ giúp người bình thường có thể tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, vừa

có nghĩa rằng đối với nhiều người, cách đưa tin của các phương tiện truyền thông truyền thống đã không còn là nguồn thông tin quan trọng nhất

Như vậy, có thể hiểu Truyền thông mới được dùng để định nghĩa tất cả

những cách thức truyền thông có nội dung là hình ảnh, âm thanh, chữ viết được thực hiện dựa trên nền tảng của công nghệ số hóa và mạng Internet, cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông

Trên thực tế, định nghĩa truyền thông mới thay đổi hàng ngày hàng giờ,

và sẽ còn vận động không ngừng Các loại hình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi Chúng ta khó có thể khẳng định trong tương lai truyền thông mới sẽ thay đổi như thế nào để có một khái niệm chung, bao trùm nhất nhưng

Trang 25

có một điều chắc chắn rằng các phương tiện truyền thông mới trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ dựa vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ

Khi Internet được chính thức xuất hiện ở Việt Nam tháng 11/1997, công nghệ máy tính và Internet toàn cầu đã đi được một chặng đường gần 30 năm Nhưng xét từ một góc độ khác, truyền thông Internet chỉ thực sự phát triển và bùng nổ sau khi Tim Berners Lee đưa dịch vụ công nghệ www (world wide web) vào ứng dụng năm 1993 Nghĩa là, ở góc độ này thì Việt Nam chỉ

đi sau thế giới 4 năm Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin và Internet thuộc hàng nhanh nhất thế giới, Việt Nam gần như đã bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của các quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này như Mỹ,

Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, hay các nước châu Âu Tính đến tháng

01-2019, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt 64 triệu người, chiếm 66% dân số (We are Social, Hootsuite, 2019) Những ứng dụng truyền thông trên mạng Internet hiện nay đã có nhiều thay đổi, trong đó có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến như: Thư điện tử (email); Dịch vụ IRC (Internet Relay Chat), hay còn được gọi tắt là chat (thông qua các dịch vụ chuyên nghiệp hoặc tích hợp vào các trò chơi trực tuyến, các ứng dụng, dịch vụ công nghệ video conferencing; Website thông tin, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử; Diễn đàn trực tuyến (Forum); Nhật ký cá nhân mở (Weblog); Các dịch vụ chia sẻ trực tuyến (Media Sharing) thông qua các trang web như YouTube, Flickr, Instagram, Vimeo ; các trang đánh giá và nhận xét (Ratings và Review); mạng xã hội (Social network), chẳng hạn như Facebook, Google+, Linkedin, Tumbrl, Yahoo!360, ZingMe, Go.vn,…

Có thể thấy rằng, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã làm thay đổi cơ bản không chỉ hoạt động truyền thông mà thay đổi cả đời sống xã hội trên toàn thế giới Tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) trong cuốn sách

Trang 26

Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa - xã hội ở Việt Nam

khẳng định: “Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong vòng hai thập kỷ trở lại đây

Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã tạo nên những thay đổi văn hóa - xã hội sâu sắc Những thay đổi ấy không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài xã hội hay con người, mà nó còn thấm sâu, làm thay đổi bản chất của xã hội cũng như chính đời sống tâm lý, thói quen của mỗi con người

Nó khiến cho xã hội chuyển động với một tốc độ nhanh hơn và các khoảng cách xã hội được thu hẹp hơn rất nhiều Những giá trị xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi.”

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới thông qua các ứng dụng khoa học - kỹ thuật đã phá vỡ những rào cản về thời gian, không gian địa lý, biên giới lãnh thổ tạo nên một “thế giới phẳng” như

Thomas L Friedman đã đề cập trong cuốn sách Thế giới phẳng - Tóm lược

lịch sử thế giới thế kỷ 21 Truyền thông mới góp phần tạo nền tảng cho nền

văn minh hậu công nghiệp, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, với khoa học - công nghệ là động lực chính thúc đẩy xã hội phát triển

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực, tác động của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của Việt Nam nói chung và truyền thông của các ngành, các tổ chức nói riêng

là hết sức trực tiếp, sâu rộng Tiêu biểu là ở cách thức và xu hướng công chúng tiếp nhận thông tin Khác với trước đây, thông tin mới được tiếp nhận chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng thì hiện nay với sự phát triển bùng

nổ của Internet và các phương tiện truyền thông mới thì cách tiếp cận, xu hướng tiếp nhận thông tin, nhu cầu, sở thích của đại bộ phận công chúng truyền thông trước đây đã thay đổi Với những ưu điểm của mình, các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là truyền thông xã hội đang được sử dụng ngày càng

Trang 27

rộng rãi, lấn lướt các phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển, được công chúng ngày càng ưa chuộng, tiếp nhận và sử dụng, đặc biệt là giới trẻ

Kéo theo sự chuyển dịch của công chúng truyền thông đại chúng tới các phương tiện truyền thông mới là sự chuyển dịch của tài chính, thương mại, đầu

tư và các nguồn lực Các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị là nguồn nuôi sống với báo chí nay chuyển hướng chảy vào các phương tiện truyền thông mới Không chỉ riêng các cơ quan báo chí, truyền thông đang phải nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức hoạt động của Tòa soạn và phóng viên để thích nghi và tăng cường khả năng cạnh tranh thông tin mà ngay cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cũng như cá nhân đều coi sử dụng việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới, hay mạng xã hội là một kênh truyền thông quan trọng để quảng bá thông tin, nâng cao uy tín, tổ chức các chiến dịch truyền thông, thu hút công chúng bạn đọc, tìm kiếm sự ủng hộ, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội, thu thập thông tin

1.1.2 Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức

1.1.2.1 Nội dung và phương pháp ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức

* Xây dựng thương hiệu

Có thể thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu của tổ chức thông qua ứng dựng các phương tiện truyền thông mới kết hợp với môi trường offline là bước đầu tiên để định vị được thương hiệu của tổ chức trong lòng người sử dụng Khi tổ chức xây dựng thương hiệu, cần phải xây dựng một hệ thống đồng nhất từ hình ảnh, màu sắc, nội dung đến các thành phần chi tiết hơn như thời gian hoạt động, giới thiệu công ty, địa chỉ website, cách thức liên lạc…

Trong bối cảnh số hóa hiện nay, việc xây dựng thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông mới cũng như một lời giới thiệu đến Google về

Trang 28

tổ chức/doanh nghiệp mình, là cách để giúp website được Google biết đến nhanh hơn Thông qua truyền thông xã hội, tổ chức có thể xây dựng thương hiệu bằng một số cách như:

- Tạo bài viết nhắc đến thương hiệu của mình trên các diễn đàn, hội nhóm để mọi người tham gia thảo luận

- Xây dựng lượng fan trung thành bằng cách tạo page, nhóm liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang cung cấp

Từ đó, có thể thấy được tác động tích cực như sau, nếu thương hiệu của bạn chưa được người dùng biết đến nhiều nhưng vô tình khách hàng nhìn thấy người khác nhắc đến trên các phương tiện truyền thông xã hội thì lúc này cơ hội để người dùng tìm hiểu thông tin về bạn trên Google là rất cao Đội ngũ khách hàng tiềm năng này bắt đầu tìm kiếm bạn và Google bắt đầu ghi nhận lại các dữ liệu tìm kiếm này Khi càng có nhiều người quan tâm, thì Google càng dễ nhận ra tổ chức/doanh nghiệp của bạn

* Tạo liên kết

Liên kết của website được chia sẻ trên các trang mạng xã hội được xem

là backlink – một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng trong SEO Khi có nhiều trang mạng xã hội chia sẻ liên kết từ website của tổ chức/doanh nghiệp của bạn đồng nghĩa với việc có nhiều backlink trỏ về website, điều này chứng tỏ được độ uy tín và đáng tin cậy cho trang web này

Bên cạnh đó, với số lượng người sử dụng Facebook, Twitter và các ứng dụng khác vô cùng lớn như hiện nay càng giúp bộ máy tìm kiếm Google tin tưởng và đánh giá tốt về liên kết được chia sẻ trên các trang này, từ đó nâng cao xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của Google Tuy nhiên, Google không thể nào đọc được tất cả các link mà bạn chia sẻ trên đó, mà chỉ có những link được click vào mới được ghi nhận và đánh giá tốt Do đó, khi chia sẻ liên kết trên các kênh xã hội bạn cần có chiến lược nghiên cứu, chọn lọc những kênh mang lại hiệu quả nhất, để làm được như vậy, cần:

Trang 29

- Lựa chọn những kênh cho phép chia sẻ link như Facebook, YouTube, Google+, Twitter,…

- Chọn những kênh có số lượng người dùng nhiều để tăng lượng click vào link

* Tăng tương tác cho website

Có thể thấy rằng, thay vì phải tạo một tài khoản đăng nhập vào website mới có thể tương tác với bài viết, hiện nay hầu như tất cả các website đều được tích hợp plugin Facebook cho phép người dùng có thể bình luận, like, chia sẻ trực tiếp trên bài viết đó Điều đó góp phần nâng cao được trải nghiệm người dùng, tăng sự tiện lợi cho mọi người khi muốn tương tác với nội dung bạn tạo ra Khi bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng giúp Google đánh giá cao hơn về nội dung, chất lượng bài viết từ đó gia tăng được thứ hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm của Google

Do vậy, để tăng tương tác cho bài viết trên website bên cạnh việc xây dựng nội dung hay, hấp dẫn, mang lại giá trị cho người đọc, các doanh nghiệp/tổ chức nên tích hợp thêm các plugin mạng xã hội được nhiều người

sử dụng như Facebook, Zalo, Google +… để người dùng thuận tiện hơn trong việc bình luận, chia sẻ, yêu thích nội dung bài viết

* Xây dựng lòng trung thành khách hàng

Phương tiện truyền thông mới được sử dụng để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng hiện tại và thúc đẩy kinh doanh mới Về phản hồi của khách hàng, phương tiện truyền thông mới giúp các cá nhân dễ dàng nói với một công ty và mọi người khác về trải nghiệm của họ với công ty đó, cho dù những trải nghiệm đó là tốt hay xấu Doanh nghiệp cũng có thể phản hồi rất nhanh với cả phản hồi tích cực và tiêu cực, chú ý đến các vấn đề của khách hàng và duy trì, lấy lại hoặc xây dựng lại niềm tin của khách hàng

Trang 30

* Phát triển doanh nghiệp

Khách hàng có thể sử dụng các trang web mạng xã hội để đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm hoặc chỉnh sửa trong tương lai cho các sản phẩm hiện tại Trong các dự án công nghệ thông tin, dịch vụ đám đông thường liên quan đến việc thu hút và pha trộn các dịch vụ công nghệ thông tin và kinh doanh từ sự kết hợp giữa các nhà cung cấp bên trong và bên ngoài, đôi khi với đầu vào từ khách hàng và / hoặc công chúng nói chung

Các doanh nghiệp/tổ chức tiến hành thu thập dữ liệu từ blog và các trang web truyền thông mạng xã hội và phân tích dữ liệu đó để đưa ra quyết định kinh doanh Việc sử dụng phổ biến nhất các phân tích truyền thông mạng

xã hội là khai thác tâm lý khách hàng để hỗ trợ các hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng

Marketing qua mạng xã hội (SMM) là hành động tận dụng mạng xã hội

để giúp một công ty tăng cường tiếp xúc với thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng Mục tiêu thường là tạo ra nội dung đủ hấp dẫn để người dùng sẽ chia sẻ nó với các mạng xã hội của họ Một trong những thành phần chính của SMM là tối ưu hóa phương tiện truyền thông xã hội (SMO) Giống như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), SMO là một chiến lược để thu hút khách truy cập mới và duy nhất vào một trang web SMO có thể được thực hiện theo 2 cách: bằng cách thêm các liên kết phương tiện truyền thông xã hội vào nội dung như nguồn cấp RSS và nút chia sẻ hoặc bằng cách thúc đẩy hoạt động thông qua phương tiện truyền thông xã hội thông qua cập nhật trạng thái, tweet hoặc bài đăng trên blog

1.1.2.2 Các bước tiến hành ứng dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức

Hoạt động truyền thông của tổ chức liên quan đến nhiều nội dung, hoạt động, nhằm quảng bá hình ảnh và thu hút được sự quan tâm của công chúng

Trang 31

đối với tổ chức Việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức được thể hiện trong từng bước như sau:

Bước 1: Xác định người nhận tin

Một tổ chức, một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động truyền thông phải xác định rõ người tiếp nhận thông tin của mình Người nhận tin chính là khách hàng mục tiêu của công ty, bao gồm khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng, những người quyết định hoặc những người tác động đến việc mua hàng của công ty Đối tượng nhận tin có thể là từng cá nhân, những nhóm người, những giới cụ thể hay quảng đại công chúng Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến những quyết định của người truyền thông về chuyện nói gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói với ai?

Một phần quan trọng của việc phân tích công chúng là đánh giá hình ảnh hiện tại của công ty trong công chúng, hình ảnh của sản phẩm và của các đối thủ cạnh tranh trong họ Thái độ của mọi người và hành động của họ đối với một sự vật là do niềm tin của họ về sự vật đó quyết định rất nhiều Hình ảnh là một tập hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của một người về một sự vật Việc một tổ chức muốn cải thiện hình ảnh của mình phải hết sức kiên trì Hình ảnh rất bền vững, nó vẫn tồn tại rất lâu sau khi tổ chức đó đã thay đổi Sở dĩ hình ảnh bền vững là vì một khi người ta có một hình ảnh nhất định về một sự vật, họ tiếp tục nhận thức có chọn lọc các dữ kiện

Bước 2: Xác định phản ứng của người nhận tin

Một khi đã xác định được thị trường mục tiêu và những đặc điểm của

nó thì truyền thông phải quyết định về phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng Tất nhiên phản ứng đáp lại cuối cùng là mua sản phẩm và hài lòng Nhưng hành vi mua hàng là kết quả cuối cùng của một quá trình rất dài để thông qua quyết định của người tiêu dùng Người làm truyền thông cần biết làm thế nào để đưa công chúng mục tiêu lên trạng thái sẵn sàng mua cao hơn

Trang 32

Họ có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận thức, về tình cảm hay về hành vi, đồng nghĩa với việc khắc sâu vào tâm lý người tiêu dùng hay thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động Tùy thuộc vào từng trạng thái mà thực hiện hoạt động truyền thông cho thích hợp Có 6 trạng thái khác nhau của khách hàng mục tiêu mà người thực hiện truyền thông cần biết,

đó là:

- Nhận biết: Mức độ nhận biết về sản phẩm hay công ty tới mức độ nào? Khách hàng mục tiêu còn biết thêm những gì? Từ đó hoạch định nhiệm

vụ và chương trình truyền thông trong một khoảng thời gian nào đó tăng thêm

sự nhận biết của khách hàng mục tiêu

- Hiểu biết: Khách hàng mục tiêu hiểu như thế nào về sản phẩm và công ty, số người hiểu được chiếm đa số hay thiểu số trên thị trường mục tiêu? Khách hàng mục tiêu có những phân biệt đánh giá chi tiết thì họ càng hiểu về hàng hoá của công ty thì càng tốt

- Thiện cảm: Nếu khách hàng mục tiêu đã hiểu về hàng hoá của công ty thì họ cảm giác và suy nghĩ như thế nào?

- Ưa chuộng: Khách hàng mục tiêu tuy có thiện cảm đối với sản phẩm của công ty, song chưa hẳn đã ưa chuộng nó so với những sản phẩm hàng hoá khác của các hãng cạnh tranh Do đó người truyền thông phải cố gắng tạo lên

sự ưa chuộng của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm của mình như nhấn mạnh các thuộc tính cạnh tranh có ưu thế mà sản phẩm của công ty đạt được như chất lượng, giá cả, tính tiện dụng…trong truyền thông

- Ý định mua: Khách hàng mục tiêu đã ưa chuộng hàng hoá song ý định mua chưa hình thành Cần phải tác động để tạo lên niềm tin phải mua hàng của họ, thúc đẩy họ sớm quyết định mua có thể bằng những lời khuyên, lời cổ

vũ hoặc những lợi ích kinh tế…

- Hành động mua: Tuy có ý định mua song để đi tới hành động mua

Trang 33

còn bị nhiều yếu tố chi phối Cần nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp thoả đáng, giúp người mua có đủ điều kiện thực hiện ý định mua của mình

Như vậy, công việc của người truyền thông là xác định xem đa số người tiêu dùng đang ở mức độ nào để có chiến lược truyền thông thích hợp đưa họ đến mức độ có lợi hơn cho công ty

Bước 3: Lựa chọn phương tiện truyền truyền thông

Người truyền thông phải lựa chọn những kênh truyền thông có hiệu quả

để truyền tải thông điệp đó Có hai loại kênh truyền thông lớn:

- Kênh trực tiếp: các kênh truyền thông trực tiếp đòi hỏi có hai hay nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau Đó là sự giao tiếp giữa hai người với nhau, giữa một người với công chúng, qua điện thoại, thư từ Những loại kênh này có hiệu quả vì những người tham gia có khả năng phản hồi thông tin

Trong các kênh truyền thông trực tiếp còn có thể phân ra nhiều loại riêng biệt với những nội dung và phưng thức tiến hành độc đáo Đặc biệt là kênh đánh giá của các chuyên gia về hàng hoá, dịch vụ Do uy tín chuyên môn, khoa học hay uy tín xã hội cao, các chuyên gia dễ dàng thuyết phục khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng

- Kênh truyền truyền thông không trực tiếp: Đó là những kênh trong đó các phương tiện truyền phát tin không có sự tiếp xúc cá nhân và không có cơ chế để thu nhận ngay thông tin ngược chiều Các phương tiện tác động đại chúng cần được quan tâm gồm có: những phương tiện tác động đại chúng có chọn lọc, khung cảnh môi trường vật chất, những biện pháp gắn liền với các

sự kiện

- Các phương tiện truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông mới bao gồm những phương tiện trực tiếp như báo chí, tạp chí, thư từ, những phương tiện truyền thông điện tử (đài, ti vi, máy tính nối mạng, các trang web, các trang fanpage, các kênh YouTube…) cùng những phương tiện trưng

Trang 34

bày (bảng hiệu, panô áp phích…) Ngoài ra còn có những loại truyền thông chuyên dùng hướng vào những đối tượng đặc biệt

Mặc dù truyền thông trực tiếp thường có hiệu quả hơn so với truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông mới vẫn có thể là những phương tiện chủ yếu kích thích truyền thông trực tiếp Truyền thông đại chúng tác động đến thái độ, hành vi của cá nhân thông qua một quá trình truyền dòng thông tin hai cấp: người phát đến người hướng dẫn dư luận rồi đến bộ phận dân cư

Bước 4: Lựa chọn và thiết kế thông điệp

Sau khi đã xác định đựơc mong muốn của người nhận tin, người truyền thông cần thiết kế một thông điệp có hiệu quả Việc thiết kế một thông điệp cần phải giải quyết 3 vấn đề:

- Nội dung thông điệp: Người truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu để tạo ra phản ứng đáp lại mong muốn Nội dung thông điệp cần phải ngắn gọn, xúc tích nhưng dễ hiểu, dễ nghe và

nó cần phải được nhấn mạnh vào các yếu tố có tính thành thực với người nhận tin như:

+ Đề cập đến lợi ích kinh tế của người mua: Đây là vấn đề quan trọng

và đầu tiên mà nội dung thông điệp vẫn phải đề cập Trên thực tế xung quanh vấn đề này, có thể nói nhiều nội dung như chất lượng, tính tiện dụng, bảo quản… Song cuối cùng là nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế, tăng lợi ích người tiêu dùng, có thể như thế mới tạo ra sự chú ý của người muavà thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sớm hơn

+ Đề cập tới yếu tố quyết định mua: trong từng đơn vị khách hàng có người quyết định và ảnh hưởng tới hành vi mua Nội dung tin cần được truyền đạt tới các đối tượng trên Cần khai thác chi tiết các yếu tố, khơi dậy tính quyền lực trong cá thể những người mua, thúc đẩy họ ra các quyết định đối với việc mua hàng

Trang 35

+ Đề cập tới lĩnh vực tình cảm: các trạng thái bình thường như vui buồn, hờn giận, sợ hãi… đều có thể được khai thác trong thông điệp truyền thông Tuy nhiên hướng đề cập này chỉ đạt tới một mức độ nào đó trong một giới hạn thời gian nào đó vì rằng con người ta luôn thay đổi các trạng thái tình cảm và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác

+ Đề cập tới vấn đề đạo đức, nhân bản: tạo ra tình cảm trong sáng và lương thiện trong khách hàng Đề cao tính nhân đạo, ủng hộ các tiến bộ như làm sạch môi trường, tôn trọng và duy trì thuần phong và mỹ tục, tính đồng loại… nhờ đó mà tạo nên thiện cảm của người mua

- Cấu trúc thông điệp: phải lôgíc và hợp lý nhằm tăng cường sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin Khi xác định cấu trúc thông điệp người phát tin phải giải quyết 3 vấn đề sau:

Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận dứt khoát hay dành phần đó cho người

nhận tin, thông thường kết luận được đưa ra trước đối với khách hàng sẽ hiệu quả hơn

Thứ hai, trình bày lập luận một mặt “nên” hay cả hai mặt “nên” và

“không nên” Thông thường cách lập luận một mặt lại hiệu quả hơn so với việc phân tích cả hai mặt

Thứ ba, nên đưa ra lập luận có sức thuyết phục ngay lúc mở đầu hay

sau đó? Nếu trình bày lúc mở đầu sẽ thu hút sự chú ý nhưng khi kết thúc sự chú ý nguy hiểm hơn rất nhiều

- Hình thức thông điệp: thông điệp được đưa qua các phương tiện truyền thông để gửi tới người nhận tin vì vậy thông điệp cần phải có những hình thức sinh động Trong một quảng cáo in ấn người truyền thông phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ và màu sắc Để thu hút sự chú ý, thông điệp phải mang tính mới lạ, tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, kích cỡ

và vị trí đặc biệt… Nếu thông điệp qua radio thì quan trọng là từ ngữ và chất lượng đọc

Trang 36

Tuy nhiên, thông điệp không phải là cấu trúc truyền thông cố định mà ngược lại, đó là cấu trúc biến đổi trong một mức độ nào đó, sự thay đổi này chỉ trong một phạm vi còn duy trì ý tưởng về thiết kế thông điệp của người phát tin Còn người nhận tin tiếp nhận thông điệp tới mức nào còn phụ thuộc trình độ nhận thức của họ Vì vậy thông điệp có sự biến đổi so với thiết kế

Bước 5: Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin

Hiệu quả của truyền thông không những phụ thuộc vào việc sáng tạo thông điệp, vào người nhận tin mà còn phụ thuộc vào tính chất của nguồn phát tin Nguồn tin có độ tin cậy cao sẽ tăng cường tính thuyết phục

Có 3 yếu tố làm tăng cường độ tin cậy của nguồn tin là: tính chuyên môn, sự tín nhiệm và tính khả ái

- Tính chuyên môn là mức độ chuyên môn mà bên truyền thông đạt tới, được xã hội thừa nhận để có thể thể hiện quan điểm của mình về lĩnh vực chuyên môn nào đó

- Tính đáng tin cậy: liên quan đến việc nguồn phát tin được cảm nhận

có uy tín mức đọ nào trong xã hội, cộng đồng

- Tính khả ái: mô tả mức mến mộ của công chúng đối với nguồn tin tới mức độ nào Những phẩm chất như thật thà, hài hước và tự nhiên, khiến cho nguồn tin trở nên khả ái hơn

Bước 6: Thu nhận thông tin phản hồi

Sau khi thông điệp được truyền đi, người phát tin phải tiến hành nghiên cứu hiệu quả của nó đối với khách hàng mục tiêu có nhận được tin hay không, thấy nó bao nhiêu lần và nhớ đựoc những nội dung gì?, thái độ của họ khi tiếp nhận thông tin đó, thái độ của họ đối với hàng hoá của công ty và sau khi công ty đã nhận được thông tin…

Để thu nhận thông tin phản hồi cần phải tổ chức điều tra nghiên cứu chu đáo Cần phải tạo cơ chế thu nhận thích hợp để bảo đảm cho kênh truyền

Trang 37

thông hoàn chỉnh Thu nhận thông tin phản hồi đầy đủ và chính xác mới có thể đánh giá đúng mức hiệu quả của hoạt động truyền thông Từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm hướng hoạt động truyền thông vào các mục tiêu

đã định và tăng cường hiệu quả của chúng

1.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp/tổ chức

Các tiêu chí đánh giá, hay nói cách khác là các mục tiêu được đề ra ban đầu càng cụ thể chi tiết, càng dễ định lượng thì càng dễ dàng cho hoạt động đánh giá Những mục tiêu này bao gồm những mục tiêu chung nhất cho cả chiến dịch truyền thông và những mục tiêu cụ thể của từng chương trình truyền thông, theo từng giai đoạn Đối với hoạt động truyền thông của doanh nghiệp/tổ chức nói chung và hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng, có thể kể đến một số tiêu chí đánh giá về mặt định lượng và định tính như sau:

* Những tiêu chí đánh giá định lượng:

- Số người tham dự một vở diễn/suất diễn (số vé bán ra mỗi suất diễn/vở diễn);

- Số người biết đến thông điệp mà Nhà hát truyền tải;

- Số lượng tin bài được đăng tải trên các phương tiện truyền thông mới;

- Số lượng bài viết trên mỗi phương tiện truyền thông mới;

- Cơ hội nhìn thấy thông điệp trên mỗi phương tiện truyền thông mới;

- Số lần thông điệp chính được đề cập;

- Mục nào mà những bài viết xuất hiện;

- Vị trí của bài viết;

- Đón nhận từ phía công chúng: bao nhiêu thư/ email/ cuộc điện thoại/ tin nhắn Nhà hát đã nhận được về vấn đề này? Nhiều hơn hay ít hơn thường lệ?

- Những tờ báo nào đã đưa tin? Đưa tin ở trang nào, phần nào? Công chúng của Nhà hát là ai?

Trang 38

- Tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào hoạt động truyền thông (ROI)

+ Một trong những chỉ tiêu đo lường ROI là mức chi phí trên mỗi thông điệp chuyển tải đến công chúng Phương pháp này liên quan đến việc phân tích các tin bài để xác định xem bao nhiêu thông điệp chính được chuyển tải đến cho công chúng Sau đó, chia tổng chi phí với tổng số lượng thông điệp sẽ tính được chi phí trên mỗi thông điệp

+ Một phương pháp khác là đo lường chi phí cho từng tin bài có sắc điệu tích cực mà công chúng cảm nhận được Phương pháp này sử dụng một phép tính đơn giản: tổng chi phí chia cho số lượng tin bài có sắc điệu tích cực

Ngoài ra, đối với việc tương tác trên mạng, có những tiêu chí định lượng như:

- Bao nhiêu người đọc bài viết về Nhà hát?

- Thời gian khán giả lưu trên trang web, trang fanpage, kênh YouTube của Nhà hát?

- Những đường link, video nào mà khán giả hay click vào?

- Có phương tiện truyền thông mới đặc biệt nào mà họ ghé thăm nhiều nhất?

- Tỷ lệ người quay trở lại đọc trang fanpage, website của Nhà hát như thế nào?

- Tỷ lệ tham gia thực sự của khán giả vào các phương tiện truyền thông mới của Nhà hát như thế nào (tùy thuộc vào mục đích của Nhà hát là chỉ cần lôi kéo người đọc hay cần phải thực hiện việc mua bán, đăng ký tài khoản hay tìm hiểu các thông tin về Nhà hát…)

* Những tiêu chí đánh giá định tính:

- Thái độ của công chúng là thờ ơ, quan tâm hay ủng hộ sản phẩm của Nhà hát;

- Mức độ quan trọng của các bài viết trên các phương tiện truyền thông mới;

- Giọng điệu của các bài viết này (tiêu cực hay tích cực)?

Trang 39

- Nhà hát có đạt được hình ảnh mong muốn trong lòng khán giả hay không?

- Công chúng có nhớ đến thông điệp mà Nhà hát muốn truyền tải hay không?

- Hiệu quả hình ảnh của bài viết trên phương tiện truyền thông mới mang lại cho Nhà hát

1.2 Những mô hình truyền thông tiêu biểu sử dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động của các ngành dịch vụ - giải trí – văn hóa ở Việt Nam và bài học cho Nhà hát Tuổi trẻ

1.2.1 Một số mô hình truyền thông mới tiêu biểu trong các ngành dịch vụ - giải trí – văn hóa ở Việt Nam

1.2.1.1 Mô hình truyền thông mới của Nhà hát Múa rối Thăng Long

Nhà hát Múa rối Thăng Long, tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng, được thành lập tháng 10/1969 dưới sự đầu tư, chỉ đạo của UBND và

Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Thành phố Hà Nội Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, từ một đoàn nghệ thuật chỉ có 9 diễn viên tốt nghiệp trường Nghệ thuật Hà Nội, nay nhà hát đã có hai đoàn diễn viên và các phòng, ban chức năng, với một lực lượng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên… được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết Họ có thể đảm nhận được nhiều vai diễn, nhiều phong cách biểu diễn,… sánh ngang hàng với nghệ sĩ múa rối quốc tế Không ít các nghệ sĩ giữ cương vị cán bộ quản lý, tác giả, đạo diễn, nhà hoạt động sân khấu…

Từ một đoàn nghệ thuật cơ sở vật chất nghèo nàn, chuyên biểu diễn rối cạn, đến nay Nhà hát đã có rạp chuyên diễn rối nước với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khán giả Rạp có gần 300 chỗ, khang trang thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông… Điều khác biệt của Nhà hát Múa rối Thăng Long là đã tạo được bước đi cho riêng mình Nhà hát luôn

Trang 40

đặt yếu tố dân tộc, truyền thống lên hàng đầu, chú trọng phát triển theo phương châm kế thừa nhưng không rập khuôn Nhà hát đã từng bước khôi phục, làm mới các tích trò cổ, bổ sung vào chương trình biểu diễn Là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, chuyên biểu diễn múa rối nước, Nhà hát đã xây dựng thành công một số chương trình, vở diễn độc đáo, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của quý khách trong và ngoài nước Với nỗ lực và quyết tâm, Nhà hát đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ Liên hoan múa rối trong nước và quốc tế Nhiều nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu cao quý: Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú…

Hơn 20 năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long – Hà Nội luôn là địa chỉ

đỏ thu hút khán giả trong suốt 365/ngày/năm, mỗi ngày thường xuyên, liên tục diễn từ 5-7 ca đáp ứng nhu cầu khán giả Nhà hát đã trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối Việt Nam, là Nhà hát duy nhất Việt Nam, giữ kỷ lục Châu Á “Nhà hát duy nhất tại Châu Á biểu diễn múa rối nước 365 ngày trong năm” Nhà hát đã lưu diễn thành công trên 40 quốc gia, ghi dấu ấn trong lòng khán giả thế giới, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…

Hiện ngoài các kênh truyền thông truyền thống, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long có áp dụng một số phương tiện truyền thông mới nhằm quảng bá hình ảnh cũng như các hoạt động của mình, cụ thể:

Website http://thanglongwaterpuppet.com/ cung cấp các thông tin chung về Nhà hát, các tác phẩm đặc sắc, các tin tức, lịch diễn, các video, thông tin liên hệ cũng như cả mảng đặt vé trực tuyến (sắp có) và bản đồ chỉ đường đi tới Nhà hát Ngôn ngữ được sử dụng trên trang web khá là đa dạng, ngoài phiên bản tiếng Việt, còn có các phiên bản tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thái Lan Ngoài ra, còn có một website khác, có đường link là https://thanglongwaterpuppet.org/ cũng

Ngày đăng: 11/11/2021, 17:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Độ tuổi khán giả tham gia khảo sát - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.1 Độ tuổi khán giả tham gia khảo sát (Trang 56)
Hình 2.1: Độ tuổi khán giả tham gia khảo sát - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.1 Độ tuổi khán giả tham gia khảo sát (Trang 56)
Hình 2.3: Giao diện website của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.3 Giao diện website của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam (Trang 66)
Hình 2.4: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về website của Nhà hát Tuổi trẻ  - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.4 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về website của Nhà hát Tuổi trẻ (Trang 67)
Hình 2.5: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về trang fanpage của Nhà hát Tuổi trẻ  - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.5 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về trang fanpage của Nhà hát Tuổi trẻ (Trang 69)
Hình 2.5: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.5 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về (Trang 69)
Hình 2.6: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về kênh YouTube của Nhà hát Tuổi trẻ  - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.6 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về kênh YouTube của Nhà hát Tuổi trẻ (Trang 70)
Hình 2.6: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về kênh - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
Hình 2.6 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về kênh (Trang 70)
Hình ảnh phong phú  ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ - Ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của nhà hát tuổi trẻ việt nam
nh ảnh phong phú ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w