1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc

109 2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc

Trang 1

Chương mở đầu

CHƯƠNG 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU1.1 GIỚI THIỆU CHUNG:

Thị xã Châu Đốc đã được hình thành từ khá sớm (1932), hiện tại là đô thị thứ hai củatỉnh An Giang, sau thành phố tỉnh lỵ Long Xuyên Sự phát triển nhanh kinh tế – xã hội của thịxã trong những năm gần đây, đã làm cho nhu cầu dùng nước của thị xã tăng lên nhanh chóng.Trong khi đó hệ thống cấp nước hiện nay của thị xã, được cải tạo chấp vá qua nhiều đợt,nhưng cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện tại và càng không thể cho tương lai Trướctình hình đó Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang đồng ý chủ trương xây dựng hệ thống cấp nướcthị xã Châu Đốc theo đề nghị của Công ty Điện Nước An Giang Việc xây dựng hệ thống cấpnước thị xã Châu Đốc đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị đến năm 2020 theo điều chỉnhquy hoạch chung của thị xã đã được UBND tỉnh phê duyệt

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:1.2.1 Mục đích:

Mục tiêu của đồ án là tính toán, lựa chọn phương án tối ưu để thiết kế và xây dựng hệthống cấp nước nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhu cầu dùng nước đến năm 2020 củathị xã, góp phần cải thiện nâng cao sức khoẻ người dân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội củathị xã Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước là cụ thể hoá mục tiêu đề ra trong “Địnhhướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020” của Chính Phủ Thông qua việc thực hiện dựán sẽ tập huấn, đào tạo được các nhân viên có năng lực cho Xí nghiệp Điện nước Châu Đốc,Công ty Điện nước An Giang nhằm tăng cường khả năng quản lý vận hành hệ thống cấp nướcChâu Đốc nói riêng và hệ thống cấp nước khác nói chung trên địa bàn Tỉnh.

Trang 2

Chương mở đầu

1.2.2 Nội dung:

Thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc thiết kế.Phân tích số liệu để tính toán thiết kế

Xác định nhu cầu dùng nước.

Tính toán lưu lượng tổng hợp và lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ.

Vạch tuyến mạng lưới, xác định vị trí khai thác nước thô, vị trí nhà máy xử lý nước vàdây chuyền công nghệ xử lý nước.

Tính toán thuỷ lực đường ống và tính toán các công trình xử lý đơn vị.Mạng lưới:

Lập sơ đồ tính toán mạng lưới đường ống Tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống.

Tính toán thuỷ lực để xác định đường kính ống cần lắp đặt.Công trình thu và trạm bơm cấp 1.

Nhà máy xử lý nước:

Tính toán công trình đơn vị.Trạm bơm nước sạch.Thực hiện bản vẽ:

Công trình thu và trạm bơm cấp 1:Mặt bằng.

Chi tiết công trình.Nhà máy xử lý nước:

Mặt bằng.

Mặt cắt dọc theo nước.

Trang 3

Chương mở đầu

Chi tiết các công trình đơn vị.Mạng lưới:

 Mặt bằng.

1.2.3 Cơ sở tính toán:

 Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Châu Đốc (thuyết minh và bản vẽ) do Công ty Tưvấn Xây dựng Tổng hợp lập 06/2000 và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

 Các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội của thị xã Châu Đốc do phòng thốngkê thị xã Châu Đốc thực hiện.

 Các tài liệu về hiện trạng hệ thống cấp nước do Xí nghiệp Điện nước Châu Đốc cungcấp.

 Các số liệu về nguồn nước.

 Bản đồ địa hình của thị xã tỷ lệ 1/5.000

 Các số liệu, tài liệu khảo sát thực địa và các tài liệu khác có liên quan. Các tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành.

Trang 4

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC CẤP

Hiện nay các loại nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) có thể khai thác, xử ý để cấp chonhu cầu sinh hoạt, sản xuất có nguy cơ bị ô nhiễm

Hình 2.1

Chính vì vậy mà việc bảo vệ nguồn nước, đảm bảo có nguồn nước sạch lâu dài bềnvững chiếm một vai trò quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế quốc dân.

Trang 5

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

2.1 VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN:

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của conngười Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vaitrò rất quan trọng

Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ Nguồn gốc của sự hình thành vàtích luỹ chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của nănglượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí Trong quá trình trao đổi chất, nước cóvai trò trung tâm Những phản ứng lý, hoá học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước.Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.

Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinhthần cho người dân Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ thểkhông có máu Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạtngành công nghiệp khác nhau.

Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chếđộ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tốquan trọng cho sự phát triển của thực vật.

Hình 2.2:

Trang 6

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

2.2 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC:

Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi lànước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.

2.2.1 Nước mặt:

Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối Do kết hợp từ dòngchảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:

 Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.

 Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do xảyra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấpvà chủ yếu ở dạng keo.

 Có hàm lượng chất hữu cơ cao. Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. Chứa nhiều vi sinh vật.

2.2.2.Nước ngầm:

Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vàothành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua Do vậy nước chảy qua cácđịa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng Khi nước ngầm chảyqua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao.Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

 Độ đục thấp.

 Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.

 Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S, …

 Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo, … Không có hiện diện của vi sinh vật.

Trang 7

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

2.2.3 Nước biển:

Nước biển thường có độ mặn rất cao (độ mặn ở Thái Bình Dương là 32 – 35 g/l) Hàmlượng muối trong nước biển thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần bờ hay xa bờ,ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủyếu là các phiêu sinh động thực vật.

2.2.4 Nước lợ:

Ơû cửa sông và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các dòng nước ngọt chảy từ sôngra, các dòng thấm từ đất liền chảy ra hoà trộn với nước biển Do ảnh hưởng của thuỷ triều,mực nước tại chỗ gặp nhau lúc ở mức nước cao, lúc ở mức nước thấp và do sự hoà trộn giữanước ngọt và nước biển làm cho độ muối và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực nàyluôn thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và thấp hơn nhiều so vớinước biển thường gọi là nước lợ.

2.2.5 Nước khoáng:

Khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối do phun trào từ lòng đất ra Nước có chứamột vài nguyên tố ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tácdụng chữa bệnh Nước khoáng sau khi qua khâu xử lí thông thường như làm trong, loại bỏhoặc nạp lại khí CO2 nguyên chất được đóng vào chai để cấp cho người dùng.

2.2.6 Nước chua phèn:

Những nơi gần biển, ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta thường có nước chuaphèn Nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại đất này giàu nguyên tố lưu huỳnhở dạng sunfua hay ở dạng sunfat và một vài nguyên tố kim loại như nhôm, sắt Đất phèn đượchình thành do quá trình kiến tạo địa chất Trước đây ở những vùng này bị ngập nước và cónhiều loại thực vật và động vật tầng đáy phát triển Do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớpsinh vật đáy bị vùi lấp và bị phân huỷ yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vịchua, đồng thời có nhiều nguyên tố kim loại có hàm lượng cao như nhôm, sắt và ion sunfat.

Trang 8

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

2.2.7 Nước mưa:

Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi vìnước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí Khi rơixuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau Hơi nước gặpkhông khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit Hệ thốngthu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng thu gom dẫn về bểchứa Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng quanh năm.

2.3 CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGUỒN:

Muốn xử lí một nguồn nước nào đó cần phải phân tích một cách chính xác ba loại chỉtiêu cơ bản của nguồn nước đó là: chỉ tiêu về lý học, hoá học và vi trùng.

2.3.1 Các chỉ tiêu về lí học: Bao gồm

1) Nhiệt độ ( C): 0

Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lí nước Sự thay đổi nhiệt độcủa nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước Nhiệt độ của nguồn nước mặt dao động rất lớn(từ 4  400C) phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu nguồn nước Nước ngầm có nhiệt độ tương đốiổn định (từ 17  270C).

2) Hàm lượng cặn không tan (mg/l):

Được xác định bằng cách lọc một đơn vị thể tích nước nguồn qua giấy lọc, rồi đem sấykhô ở nhiệt độ (105  1100C) Hàm lượng cặn của nước ngầm thường nhỏ (30  50 mg/l), chủyếu do các hạt mịn trong nước gây ra Hàm lượng cặn của nước sông dao động rất lớn (20 5.000 mg/l), có khi lên tới (30.000 mg/l) Cùng một nguồn nước, hàm lượng cặn dao độngtheo mùa, mùa khô nhỏ, mùa lũ lớn Cặn có trong nước sông là do các hạt sét, cát, bùn bịdòng nước xói rửa mang theo và các chất hữu cơ nguồn gốc động thực vật mục nát hoà tantrong nước Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn biện pháp xử lí đối vớicác nguồn nước mặt Hàm lượng cặn của nước nguồn càng cao thì việc xử lí càng tốn kém và

Trang 9

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

3) Độ màu của nước (tính bằng độ):

Được xác định theo phương pháp so sánh với thang màu coban Độ màu của nước bị gâybởi các hợp chất hữu cơ, các hợp chất keo sắt, nước thải công nghiệp hoặc do sự phát triểncủa rong, rêu, tảo Thường nước hồ, ao có độ màu cao.

4)

Mùi và vị của nước:

Nước có mùi là do trong nước có các chất khí, các muối khoáng hoà tan, các hợp chấthữu cơ và vi trùng, nước thải công nghiệp chảy vào, các hoá chất hoà tan, …

Nước có thể có mùi bùn, mùi mốc, mùi tanh, mùi cỏ lá, mùi clo, mùi phenol, … Vị mặn,vị chua, vị chát, vị đắng, …

2.3.2 Các chỉ tiêu về hoá hoc:

1) Hàm lượng cặn toàn phần (mg/l):

Bao gồm tất cả các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước, không kể các chất khí Cặn toànphần được xác định bằng cách đun cho bốc hơi một dung tích nước nguồn nhất định và sấykhô ở nhiệt độ (105 ÷ 1100C) đến khi trọng lượng không đổi.

2) Độ cứng của nước:

Là đại lượng biểu thị hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước Có thểphân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng toàn phần Độcứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của canxi và magiecó trong nước Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên Độ cứng có thể đo bằngđộ Đức, kí hiệu là 0dH, 10dH bằng 10 mg CaO hoặc 7,14 mg MgO có trong 1 lít nước, hoặc cóthể đo bằng mgđl/l Trong đó 1 mgđl/l = 2,80dH.

Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho sinh hoạt và sản xuất: giặt quần áo tốn xà phòng,nấu thức ăn lâu chín, gây đóng cặn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm, …

Trang 10

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

3) Độ pH của nước (mgđl/l):

Có thể phân biệt thành độ kiềm toàn phần và riêng phần Độ kiềm toàn phần bao gồmtổng hàm lượng các ion bicacbonat, cacbonat, hydroxit, và anion của các muối của các axityếu Ktf =      

CO32` HCO3

OH Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn ( > 40 độ côban), độkiềm toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra Người ta cònphân biệt độ kiềm riêng phần như: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hyđrat Độ kiềm củanước có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả xử lí nước Vì thế trong một số trườnghợp nước nguồn có độ kiềm thấp, cần thiết phải bổ sung hoá chất để kiềm hoá nước.

4) Độ oxy hoá (mg/l O2 hay KMnO4):

Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ có trong nước Chỉ tiêu oxyhoá là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước Độ oxy hoá củanguồn nước càng cao, chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi trùng.

5) Hàm lượng sắt (mg/l):

Sắt tồn tại trong nước dưới dạng sắt (II) hoặc sắt (III) Trong nước ngầm, sắt thường tồntại dưới dạng sắt (II) hoà tan của các muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi dưới dạng keocủa axit humic hoặc keo silic Khi tiếp xúc với oxy hoặc các chất oxy hoá, sắt (II) bị oxy hoáthành sắt (III) và kết tủa bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ Nước ngầm thường có hàm lượngsắt cao, đôi khi lên tới 30 mg/l hoặc có thể còn cao hơn nữa Nước mặt chứa sắt (III) ở dạngkeo hữu cơ hoặc cặn huyền phù, thường có hàm lượng không cao và có thể khử sắt kết hợpvới công nghệ khử đục Việc tiến hành khử sắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm Khitrong nước có hàm lượng sắt > 0,5 mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khigiặt, làm hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp và làm giảm tiết diện vậnchuyển nước của đường ống.

Trang 11

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

6) Hàm lượng mangan (mg/l):

Mangan thường được gặp trong nước nguồn ở dạng mangan (II), nhưng với hàm lượngnhỏ hơn sắt rất nhiều Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/l đã gây ra các tác hại choviệc sử dụng và vận chuyển nước như sắt Công nghệ khử mangan thường kết hợp với khử sắttrong nước.

7) Các hợp chất của axit silic (mg/l):

Thường gặp trong nước thiên nhiên dưới dạng nitrit (HNO2), nitrat (HNO3) và amoniac(NH3) Các hợp chất chứa nitơ có trong nước chứng tỏ đã bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinhhoạt Khi bị nhiễm bẩn trong nước có cả nitrit, nitrat và cả amoniac Sau một thời gian,amoniac và nitrit bị oxy hoá thành nitrat Việc sử dụng loại phân bón nhân tạo cũng làm tănghàm lượng amoniac trong nước thiên nhiên.

8) Hàm lượng sunfat và clorua (mg/l):

Tồn tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các muối natri, canxi, magie và axit H2SO4,HCl.

Hàm lượng ion Cl có trong nước (> 250 mg/l) làm cho nước có vị mặn Các nguồnnước ngầm có hàm lượng clorua lên tới 500 ÷ 1000 mg/l có thể gây bệnh thận Nước có hàmlượng sunfat cao (> 250 mg/l) có tính độc hại cho sức khoẻ con người Lượng Na2SO4 có trongnước cao có tính xâm thực đối với bêtông và ximăng pooclăng.

9) Iốt và fluo (mg/l):

Thường gặp trong nước dưới dạng ion và chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ conngười Hàm lượng fluo có trong nước ăn uống nhỏ hơn 0,7 mg/l dễ gây bệnh đau răng, lớn hơn1,5 mg/l sinh hỏng men răng Ơû những vùng thiếu iốt thường xuất hiện bệnh bứu cổ, ngược lạinếu nhiều iốt quá cũng gây tác hại cho sức khoẻ.

Trang 12

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

10) Các chất khí hoà tan (mg/l):

Các chất khí hoà O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn Khí H2S là sảnphẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, phân rác Khi trong nước có H2S làm nước cómùi trứng thối khó chịu và ăn mòn kim loại Hàm lượng O2 hoà tan trong nước phụ thuộc vàonhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước Các nguồn nước mặt thường có hàm lượng oxyhoà tan cao do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí Nước ngầm có hàm lượngoxy hoà tan rất thấp hoặc không có, do các phản ứng oxy hoá khử xảy ra trong lòng đất đãtiêu hao hết oxy

Khí CO2 hoà tan đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên Trongkỹ thuật xử lý nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng Việc đánh giá độ ổn địnhtrong sự ổn định nước được thực hiện bằng cách xác định hàm lượng CO2 cân bằng và CO2 tựdo Lượng CO2 cân bằng là lượng CO2 đúng bằng lượng ion 

HCO cùng tồn tại trong nước.Nếu trong nước có lượng CO2 hoà tan vượt quá lượng CO2 cân bằng, thì nước mất ổn định vàsẽ gây ăn mòn bêtông.

2.3.3 Chỉ tiêu về vi trùng:

Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng, trong đó có các loại vitrùng gây bệnh rất nguy hiểm đó là: kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt, … Việc xác định sựcó mặt của các vi trùng gây bệnh này thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian do sự đadạng về chủng loại Vì vậy trong thực tế, người ta áp dụng phương pháp xác định chỉ số vikhuẩn đặc trưng, đó là loại vi khuẩn đường ruột côli Bản thân vi khuẩn côli là vô hại, song sựcó mặt của côli chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn phân rác và có khả năng tồn tại cácloại vi trùng gây bệnh Số lượng vi khuẩn côli tương ứng với số lượng vi trùng có trong nước.Đặc tính của vi khuẩn côli là có khả năng tồn tại cao hơn các loại vi trùng gây bệnh khác Dođó sau khi xử lý, nếu trong nước không còn phát hiện thấy côli chứng tỏ các loại vi trùng gâybệnh khác đã bị tiêu diệt

Trang 13

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

Mặt khác việc xác định vi khuẩn côli đơn giản và nhanh chóng Nên chúng được chọnlàm vi khuẩn đặc trưng để xác định mức độ nhiễm vi trùng gây bệnh trong nước Theo tiêuchuẩn cấp nước ăn uống sinh hoạt (TCXD – 33 : 1985) chỉ số côli không vượt quá 20 con/lítnước Ngoài ra trong một số trường hợp, người ta xác định số lượng vi khuẩn kị khí để thamkhảo thêm trong việc đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.

2.4 CÁC BIỆN PHÁP VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC:2.4.1 Các biện pháp xử lí cơ bản:

Trong quá trình xử lí nước cấp, cần phải thực hiện các biện pháp như sau:

 Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị làm sạch như: song chắn rác, lướichắn rác, bể lắng, bể lọc.

 Biện pháp hoá học: dùng các hoá chất cho vào nước để xử lí nước như: dùng phènlàm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho Clo vào nước để khử trùng.

 Biện pháp lí học: dùng các tia vật lí để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêuâm Điện phân nước biển để khử muối Khử khí CO2 hoà tan trong nước bằngphương pháp làm thoáng.

Trong ba biện pháp xử lí nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lí nước cơbản nhất Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lí nước một cách độc lập hoặc kết hợp với cácbiện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lí nước Trongthực tế để đạt được mục đích xử lí một nguồn nước nào đó một cách kinh tế và hiệu quả nhấtphải thực hiện quá trình xử lí bằng việc kết hợp của nhiều phương pháp.

Thực ra cách phân chia các biện pháp như trên chỉ là tương đối, nhiều khi bản thân biệnpháp xử lí này lại mang cả tính chất của biện pháp xử lí khác.

2.4.2 Dây chuyền công nghệ xử lí nước:

Quá trình xử lí nước phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn thực hiện trong các côngtrình đơn vị khác nhau Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu đến cuối gọi là dây

Trang 14

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

chuyền công nghệ xử lí nước Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của nguồn nước , yêu cầuchất lượng nước sử dụng có thể xây dựng các sơ đồ công nghệ khác nhau:

Để xử lí nước mặt có thể dùng các sơ đồ sau:

ứng Bể lắng

Chất khử trùng

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchBể lọc

nhanhBể lọc

nhanhChất keo tụ

Chất kiềm hoáBể trộn

Nơi tiêu thụ

Từ trạm bơmcấp 1 tới

Trang 15

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

ứng Bể lắngChất keo tụ

Chất kiềm hoáBể trộnTừ trạm bơm

cấp 1 tới

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạch

Bể lọc nhanhBể lọc

Nơi tiêu thụ

Bể lắng sơ bộBể lắng

sơ bộ

Chất khử trùng

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchBể lọc tiếp

xúcBể lọc tiếp

xúcChất keo tụ

Chất kiềm hoá

Từ trạm bơmcấp 1 tới

Chất khử trùng

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchBể lọc

nhanhBể lọc

nhanhBể lắng trong có lớp

lơ lửngBể lắng trong có lớp

lơ lửngChất keo tụ

Chất kiềm hoáBể trộn

Nơi tiêu thụ

Từ trạm bơmcấp 1 tới

Trang 16

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

ứng Bể lắngChất keo tụ

Chất kiềm hoáBể trộn

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạch

Bể lọc nhanhBể lọc

Nơi tiêu thụ

Từ nguồn tới

Hồ sơ lắngHồ sơ lắng

Chất khử trùngTrạm

bơmTrạm bơm

Chất khử trùng

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchGiàn mưa

hay thùng quạt gió

Giàn mưa hay thùng quạt gióTừ trạm bơm

giếng tới

Nơi tiêu thụ

Bể lọc tiếp xúcBể lọc tiếp xúc

Chất khử trùng

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchBể lọc

nhanhBể lọc

nhanhGiàn mưa

hay thùng quạt gió

Giàn mưa hay thùng quạt gió

Nơi tiêu thụ

Bể lắng tiếp xúcBể lắng tiếp xúcTừ trạm bơm

giếng tới

Trang 17

Giới thiệu sơ lược về nước cấp

lựcEjector thu khí

haymáy nén khíEjector thu khí

haymáy nén khíTừ trạm bơm

giếng tới

Nơi tiêu thụ

Bầu trộn khíBầu trộn

Bể chứa nước sạchBể chứa nước sạchPhun mưa

trênmặt bể lọcPhun mưa

trênmặt bể lọcTừ trạm bơm

giếng tới

Nơi tiêu thụ

Bể lọc nhanhBể lọc

Chất khử trùng

Trang 18

Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

 Ranh giới hành chính của thị xã Châu Đốc như sau: Phía Tây Bắc giáp CampuChia.

 Phía Tây Nam giáp huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang. Phía Đông Nam giáp huyện Châu Phú – tỉnh An Giang.

 Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Châu, huyện An Phú – tỉnh An Giang  Thị xã Châu Đốc có toạ độ địa lý như sau:

 Từ 105003’ đến 105012’ Kinh Đông Từ 10037’ đến 10045’ Vĩ Bắc

Trang 19

Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

 Gió: Hướng gió thịnh hành, tần suất và tốc độ thay đổi theo từng mùa Về mùa mưa,hướng gió chủ đạo theo hướng Tây Nam, có tốc độ trung bình khoảng 3,5m/s về mùakhô, hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc, sau đó chuyển dần sang Đông và ĐôngNam.

3.1.3 Địa hình:

 Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, bị chia cắt bởi sông rạch, cao độ biến đổi từ1,5m đến 4,5m khu vực cao là nằm ở nội ô thị xã cũ, khu thấp là khu ruộng trũng, kênhrạch.

 Sông Hậu thuộc hệ thống sông Mê Kông với diện tích lưu vực rộng lớn Chế độ thuỷ văncủa sông chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều, với nguồn nước ngọt quanh năm, thuậnlợi cho khai thác sử dụng Các thông số thuỷ văn cơ bản như sau:

Mực nước cao nhất : +4,9m.Mực nước thấp nhất : -0,5m.Lưu lượng bình quân khoảng : 8.000m3/s.

3.1.5 Đặc điểm địa chất:

 Các khu vực nhìn chung có nền đất yếu, cần phải xử lý nền móng khi xây dựng côngtrình.

 Mực nước ngầm cao và thường ổn định ở độ sâu 1,0m so với mặt đất tự nhiên.

Trang 20

Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI:3.2.1 Tình trạng thiết lập hành chánh:

Hiện tại tình hình tổ chức hành chánh của thị xã Châu Đốc gồm có 2 phường và 3 xã:Phường Châu Phú, Phường Châu Phú B, xã Vĩnh Mỹ, xã Vĩnh Tế, xã Vĩnh Ngươn Thị xãChâu Đốc đã được hình thành từ khá sớm (1832), hiện tại Châu Đốc là trung tâm thứ hai củatỉnh An Giang về kinh tế, thương mại, dịch vụ du lịch, đầu mối giao thông thuỷ bộ của khuvực và đặc biệt là đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới Tây Nam.

3.2.2 Hoạt động kinh tế:

Những năm gần đây các hoạt động kinh tế của thị xã Châu Đốc ngày càng được mởrộng phát triển Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn đang chiếm tỷ trọng tương đối lớntrong tổng sản phẩm GDP (khoảng 33%) Bên cạnh đó, những ngành nghề đang được pháttriển mạnh là nuôi trồng thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, tiểu thủ côngnghiệp tiêu dùng, … Nhìn chung các hoạt động kinh tế xã hội của thị xã có chiều hướng pháttriển nhanh, chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ – thương mại.

3.2.3 Tiềm năng phát triển:

Nằm ở vùng nông nghiệp trù phú, khả năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, nên tạo được nguồnnguyên liệu phong phú để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩmphục vụ trong nước và xuất khẩu.

Với vị trí địa lý thuận lợi, là đô thị giáp với CampuChia, Châu Đốc tiếp cận với cáctuyến giao thông thuỷ bộ cấp quốc gia là sông Hậu và Quốc lộ 91 Sông Hậu nối Châu Đốcvới CampuChia, với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và ra biển Đông Quốc lộ 91 nốiChâu Đốc với CampuChia qua cửa khẩu Tịnh Biên, nối với Thành phố Long Xuyên, Thànhphố Cần Thơ và Quốc lộ 1 Đây là những tuyến giao thông có tầm quan trọng lớn trong việcphát triển kinh tế của thị xã Châu Đốc.

Trang 21

Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

Với khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Sam (Chùa Bà) và khu vực Bảy Núilân cận, Châu Đốc có khả năng tổ chức phục vụ khách tham quan du lịch ngắn ngày và dàingày với số lượng lớn Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ du lịch.

Có điều kiện thuận lợi để giao lưu, buôn bán hàng hoá với CampuChia, là đầu mốithuận lợi để chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang CampuChia và ngược lại.

Châu Đốc có lực lượng lao động dồi dào, người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng51% dân số, người lao động có truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo Đây cũng là yếu tốquan trọng đẩy nhanh quá trình phát triển của Châu Đốc.

Trong quá trình lịch sử, Châu Đốc luôn giữ vai trò quan trọng ở khu vực biên giới TâyNam của Tổ quốc, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.

3.3 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG:

Diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã là 10.059 ha, phân bố sử dụng đất như sau: Đất dùng cho nông nghiệp :7.795 ha. Đất chuyên dùng (giao thông, thuỷ lợi,di tích, nghĩa trang, …) :1.018 ha. Đất ở đô thị : 222 ha. Đất ở nông thôn : 270 ha. Đất chưa sử dụng và sông rạch : 754 ha.

Nhà ở: nhà liên kế chủ yếu thuộc khu vực nội ô của Phường Châu Phú A, Châu Phú B,

dọc Quốc lộ 91 thuộc xã Vĩnh Mỹ Nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm khoảng 75%, còn lại25% là nhà tạm, chiều cao trung bình là 1,5 tầng, mật độ xây dựng là 50% đến 70% Cáckhu vực còn lại của thị xã là nhà vườn, phần lớn là nhà bán kiên cố và nhà tạm.

Cơ quan hành chánh: gồm trụ sở của các cơ quan hành chánh cấp quốc thị xã, được xây

dựng tại khu vực góc đường Trưng Nữ Vương và đường Lê Lợi.

Trang 22

Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

Thương mại: chơ Châu Đốc nằm giữa đường Bạch Đằng và Chi Lăng là trung tâm

thương mại của thị xã, xung quanh khu vực chợ đã hình thành các dãy phố thương nghiệpquy mô, sầm uất.

Công trình giáo dục, y tế, văn hoá – thể thao:

 Giáo dục: Châu Đốc hiện có 5 trường mẫu giáo, 18 trường tiểu học, 3 trường trung họccơ sở, 3 trường phổ thông trung học Tổng có 55 lớp học mẫu giáo, 331 lớp học tiểu học,183 lớp trung học cơ sở, 72 lớp phổ thông trung học Nhìn chung các trường tiểu học hiệnnay đủ điều kiện cho 100% học sinh đi học.

 Y tế: hiện tại có 1 bệnh viện đa khoa và 5 trạm y tế với tổng số giường bệnh là 350giường Nhìn chung đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực. Văn hoá, thể thao: thị xã có 1 rạp chiếu phim, 1 thư viện, 5 di tích lịch sử đã được xếp

hạng, 1 sân bóng đá Công viên 30/4 mới đáp ứng được một phần nhu cầu nghỉ ngơi, thưgiãn của người dân.

Giao thông: hệ thống đường trong thị xã Châu Đốc chỉ có một số tuyến có chất lượng

tương đối tốt gồm: Quốc lộ 91 và một số tuyến đường trong nội ô Còn lại phần lớn dođược xây dựng đã lâu, mặt đường hẹp, chất lượng xấu cần cải tạo, nâng cấp Các khuvực ven chủ yếu là đường sỏi đỏ và đường đất.

Trang 23

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

CHƯƠNG 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC ĐẾN NĂM 20204.1 QUY MÔ DÂN SỐ:

 Theo số liệu điều tra dân số năm 2004, thì tổng dân số thuộc khu vực nội thị của thị xãChâu Đốc là 80.150 người, trong đó:

 Phường Châu Phú A : 30.950 người. Phường Châu Phú B : 29.850 người.

 Căn cứ vào quy hoạch phát triển của thị xã, dự báo dân số của thị xã đến năm 2020 vớimức tăng dân số trung bình 1,47% như sau:

Bảng 4.1: Bảng tính dân số thị xã Châu Đốc

Năm 2004 Năm 20201

Phường Châu Phú A Phường Châu Phú B Xã Vĩnh Mỹ

37.05035.70023.150

Trang 24

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

4.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN:

4.2.1 Tính chất và cơ sở kinh tế – kỹ thuật phát triển thị xã:

2) Cơ cấu kinh tế – kỹ thuật phát triển thị xã:

Phát triển ngành nghề truyền thống:

 Ngành nghề truyền thống của địa phương mang lại hiệu quả không nhỏ về kinh tế và thuhút lao động Trong những năm tới, cần duy trì và phát triển các cơ sở, các ngành nghềhiện có đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản Việc phát triển các ngành nghề hiện có sẽ làđộng lực thúc đẩy phát triển công nghiệp của khu vực.

Phát triển ngành dịch vụ:

 Ngành dịch vụ của thị xã Châu Đốc khá phát triển, đặc biệt là dịch vụ phục vụ du lịch,hành hương Với khu di tích lịch sử Núi Sam và khu vực Bảy Núi lân cận Châu Đốc làđiểm dừng chân đầu tiên, có khả năng tổ chức phục vụ khách tham quan du lịch ngắnngày và dài ngày với số lượng khách khá lớn, một điều kiện thuận lợi để phát triểnngành dịch vụ du lịch.

Phát triển thương mại:

 Tình hình lưu chuyển hàng hoá ở thị xã Châu Đốc diễn ra khá thuận lợi Các chính sáchvề giá, thuế lưu thông hàng hóa, … ngày càng mở ra, tạo điều kiện thông thoáng cho cáccơ sở sản xuất kinh doanh phát triển.

Trang 25

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020 Về quốc phòng:

 Tỉnh An Giang có đường biên giới với CampuChia dài 95 km trong đó Châu Đốc là 1trong 3 huyện thị có đường biên giới này Châu Đốc luôn cố gắng phát triển kinh tế,nhưng đồng thời luôn lưu tâm đặc biệt tới quốc phòng.

4.2.2 Hướng phát triển không gian đô thị:

Theo quy hoạch chung, thị xã Châu Đốc sẽ phát triển theo hướng đi Long Xuyên Tổngquy mô đất phát triển đô thị là 690 ha Khu vực Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế sẽ được phát triểnthành đô thị riêng.

1) Hệ thống trung tâm:

 Tổ chức hệ thống trung tâm của thị xã dựa vào: Hệ thống trung tâm hiện hữu

 Tính chất mỗi loại trung tâm

 Hiệu quả về các mặt tổ chức không gian đô thị

a) Trung tâm chính trị:

 Gồm trụ sở UBND, Thị uỷ, các ban ngành đoàn thể của thị xã, dự kiến giữ nguyên vịtrí cũ và mở rộng theo yêu cầu phát triển đến năm 2020.

b) Trung tâm thương nghiệp:

 Lấy khu vực chợ hiện tại làm trung tâm, vị trí này thuận tiện cho giao lưu và đi lạibằng đường sông, đường bộ, xung quanh chợ đã hình thành các dãy phố thương nghiệpđông vui sầm uất.

 Xây dựng khu thương nghiệp mới ở khu dân cư Châu Long 1 và khu vực bến xe hiệnnay (dời bến xe về vị trí mới) Khu thương nghiệp này phục vụ cho dân cư phía đôngthị xã, giảm bớt lưu lượng người vào khu vực chợ Châu Đốc.

c) Trung tâm văn hoá – TDTT:

Trang 26

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

 Cần mở rộng diện tích của khu vực nhà văn hoá, xây dựng khu đất sau Tỉnh đội thànhkhu vui chơi của thanh thiếu niên mang tính chất như 1 cung văn hoá thiếu nhi.

 Mở rộng công viên 30/4 như đã san lấp và giải toả các nhà ở công trình ven kênh VĩnhTế, sông Hậu để trồng cây xanh vừa đảm bảo mỹ quan đô thị vừa đảm bảo thuỷ lộgiới.

d) Trung tâm giáo dục:

 Thị xã Châu Đốc có 2 phường, do đó ý đồ tổ chức hệ thống giáo dục nằm ở trung tâmcác phường, ngoài ra khi phát triển các khu dân cư mới, sẽ thêm các sở giáo dục phụcvụ cấp khu vực.

Toàn thị xã bố trí thành 5 khu vực ở:

a) Khu nhà ở Phường Châu Phú A :

 Diện tích khoảng 50 ha từ kênh Vĩnh Tế tới cầu An Biên, dân số dự kiến khoảng15.000 người.

b) Khu nhà ở trung tâm:

 Ranh giới từ cầu An Biên tới kênh Lò Heo, diện tích khoảng 56 ha, khu này mật độquá đông đúc cần tiến hành cải tạo mặt phố hình thành bộ mặt trung tâm khang trangđẹp đẽ Dự kiến dân số 20.000 người Mật độ xây dựng 90% tầng cao trung bình là 2,5tầng.

Trang 27

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

c) Khu ở Phường Châu Phú B và một phần ở Phường Châu Phú A :

 Ranh giới là đường Bao Ngạn, đường đi Núi Sam và đường Thủ Khoa Huân Diện tíchkhoảng 235 ha, cộng với diện tích phía Tây đường đi Núi Sam Dự kiến bố trí khu dâncư ở khu vực này khoảng 3,0 vạn dân Nhà ở khu vực này theo kiểu nhà dạng vườn.Phía giáp đường Bao Ngạn có thể dùng biện pháp cất nhà sàn Mật độ xây dựng 60%,tầng cao trung bình 1,2 tầng.

d) Khu nhà ở phía đông bắc thị xã:

 Có các mặt giáp với sông Hậu, đường Thủ Khoa Huân, đường Nguyễn Trường Tộ vàđường vành đai Diện tích khoảng 85 ha, dân số dự kiến khoảng 11.900 người.

e) Khu nhà ở phía Nam QL.91:

 Đến những năm sau 2010 sẽ phát triển khu dân cư nằm sát QL 91 ngoài đường baohiện nay Khu đất này khoảng 145 ha dân số dự kiến 1,9 vạn người.

3) Vùng phụ cận thị xã:

Do nhu cầu cân đối, điều hoà lao động, nhu cầu đất để phát triển sản xuất, xây dựng vàcác yếu tố khác như du lịch cung cấp lương thực, thực phẩm, rau xanh, … cho thị xã, cầnnghiên cứu khai thác 1 số khu vực tác động đến thị xã.

Khai thác một cách triệt để thắng cảnh, di tích Núi Sam.

Đối diện với TX Châu Đốc bên kia bờ sông Hậu là huyện Tân Châu với các khu phốnhỏ của thị tứ Các điểm này cũng là những vệ tinh thúc đẩy sự phát triển của TX Châu Đốc

4.2.3 Định hướng phát triển giao thông:1) Giao thông đối ngoại:

Giao thông đường bộ đối ngoại của thị xã là tuyến QL 91 Dự kiến chuyển QL 91(đường vành đai phía Nam) sang phía Đông của nội thị thị xã Chiều rộng lộ giới của QL 91dự kiến là 35 m, trong đó: Lòng đường 15 m, vỉa hè mỗi bên 10 m

Trang 28

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

Đoạn QL 91 hiện hữu qua nội thị chuyển sang chức năng là đường chính với lộ giới quyhoạch là 22 m, trong đó: Lòng đường 12 m, vĩa hè mỗi bên 5 m.

Giao thông thuỷ: sông Hậu là tuyến giao thông thuỷ quan trọng, sẽ đầu tư nâng cấp vàxây mới các công trình phục vụ đường thuỷ như bến tàu, bến bốc dỡ hàng hoá dọc theo bờsông Hậu.

2) Giao thông nội thị:

Hệ thống giao thông nội thị được xây dựng trên cơ sở các đường chính của thị xã baogồm: Đường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Thủ Khoa Huân, Thủ Khoa Nghĩa, Nguyễn Văn Thoại,Nguyễn Trường Tộ, Quốc lộ 91, một số tuyến đường dự kiến mở Tổng chiều dài mạng đườngchính nội thị khoảng 25.000 m Chiều rộng lộ giới từ 12,5 m đến 20 m (đối với đường hiệncó), từ 20,5 m đến 24 m (đối với đường xây dựng mới).

Đường khu vực bao gồm các tuyến: Phan Đình Phùng, Quang Trung, Thương Đăng Lễ,Trưng Nữ Vương, một số tuyến dự kiến mở Tổng chiều dài của đường khu vực khoảng10.700 m Chiều rộng lộ giới từ 12 m đến 17 m (đối với đường hiện hữu); từ 19 m đến 20,5 m(đối với đường xây dựng mới).

Các tuyến còn lại là đường nội bộ, chiều rộng lộ giới từ 10 m đến 15 m.Ngoài ra sẽ xây dựng 2 cầu qua kênh Vĩnh Tế và sông Hậu (cầu Cồn Tiền).

4.2.4 Định hướng về quy hoạch san nền thoát nước mưa, thoát nước thải:

 Giải pháp san nền là kết hợp giữa đắp nền cục bộ và làm đê bao:

 Khu vực nội ô thị xã hiện hựu từ QL 91 đến kênh Vĩnh Tế và từ đường Thủ Khoa Huântới đường Lê Lợi (dọc bờ sông Hậu) được tôn nền tới cao độ tối thiểu 4,91 m.

 Đối với các khu vực còn lại sử dụng đê bao, được san nền đến cao độ tối thiểu là 3,19m.

 Thoát nước mưa cho khu vực nội ô cũ là cống tự chảy thoát xuống sông Hậu và kênhVĩnh Tế Thoát nước mưa cho khu vực sử dụng đê bao thì sử dụng trạm bơm nước mưa.

Trang 29

Quy hoạch phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2020

Đối với nước thải sẽ quy hoạch xây dựng mạng lưới cống thu gom riêng, trạm bơm vànhà máy xử lý nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn.

4.2.5 Định hướng quy hoạch cấp điện:

1) Phụ tải điện:

Tổng công suất điện yêu cầu có tính đến 10% tổn hao và 5% dự phòng là: 42.167 KW.Tổng điện năng yêu cầu có tính đến 10% tổn hao và 5% dự phòng là: 138.000.000KWh/năm.

3) Khái toán:

Phần cải tạo tuyến 15KV lên cấp 22KV : 2.172 triệu đồng.Phần xây dựng mới tuyến 22KV : 1.890 triệu đồng.Phần xây dựng mới trạm hạ thế 22/15/0,4KV : 35.456 triệu đồng

Tổng cộng : 39.704 triệu đồng

Trang 30

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

1) Công trình thu, trạm bơm cấp 1:

 Công trình thu được xây dựng bằng dàn cọc BTCT đóng xuống lòng sông và hệ giằngngang – dọc, chiều dài khoảng 35 m (tính từ bờ ra ngoài lòng sông) Trên đầu cọcBTCT, ở cao độ khoảng +4,9 m, đổ sàn bê tông cốt thép làm lối đi lại và đặt ống hút,ống đẩy Tại vị trí ngoài lòng sông, cách bờ 35 m, trên sàn bê tông cốt thép xây dựngnhà bao che (tường gạch, lợp tôn), tại đây lắm đặt các máy bơm chìm hút nước trựctiếp từ sông Châu Đốc như sau:

 3 máy bơm hiệu Ebara : q = 40 m3/h, H = 30 m, N = 7,5 HP. 1 máy bơm hiệu Grunfos: q = 80 m3/h, H = 20 m, N = 10 HP. 1 máy bơm hiệu Ebara : q = 220 m3/h, H = 20 m, N = 25 HP.

 Ngoài ra công trình thu còn đặt 1 tuyến ống hút D300, với miệng hút đặt cách bờ sông35 m cho trạm bơm cấp 1 đặt sâu trong bờ (cách mép bờ sông khoảng 55 m) Kích

Trang 31

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

thước mặt bằng nhà trạm là 6m x 12m Sàn trạm bơm sâu dưới mặt đất 3,5 m (ở cao độ+1,5 m) Tại đây lắp đặt 2 máy bơm hiệu Ebara: q = 260 m3/h, H = 18 m, N = 25 HP. Tất cả các máy bơm cấp 1 trên đều bơm nước vào đường ống chuyển tải nước thô

D400, L = 250 m về nhà máy xử lý Nhìn chung máy bơm lắp đặt nhiều chủng loại,tình trạng hoạt động kém Công trình thu, nhà trạm bơm tạm bợ và chắp vá không đảmbảo bền vững cũng như mỹ quan.

2) Nhà máy xử lý nước:

Nhà máy xử lý nước gồm 2 khu vực xử lý, đối diện nhau qua đường Quang Trung vànằm ngay ở góc đường Quang Trung và đường Trưng Nữ Vương.

a) Khu xử lý số 1:

Khu xử lý số 1 xây dựng trong khuôn viên diện tích khoảng 2.250 m2 (45m x 50 m) Docải tạo, mở rộng dần dần qua rất nhiều giai đoạn, nên có rất nhiều loại hạng mục xử lý xâydựng quá sát nhau Tổng công suất xử lý của khu xử lý số 1 đang hoạt động vào khoảng 8.000m3/ngày Tại đây bao gồm các hạng mục sau:

 Một bể lắng đứng với ngăn phản ứng ở trung tâm: Xây dựng năm 1961, được cải tạovào năm 1985 Kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước bể là: 7m x 7m x 4m.

 Bốn bể lọc nhanh với vật liệu lọc là cát thạch anh: Xây dựng năm 1961, được cải tạovào năm 1985 Kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước mỗi bể là: 3,5m x3,5mx3,5m.

 Ba bể phản ứng ziczăc

 Một bể xây dựng vào năm 1985, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 5m x6m x 4m

 Một bể xây dựng vào năm 1990, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 5m x6m x 4m

 Một bể xây dựng vào năm 1994, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 4m x

Trang 32

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

 Một bể trộn đứng: Xây dựng vào năm 1985, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước :2m x 5m x 4,5m Trên bể trộn có gian chứa và định lượng phèn (bằng phương pháp thủcông).

 Ba bể lắng ngang:

 Một bể xây dựng vào năm 1985, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 4,5mx 14m x 3,8m

 Một bể xây dựng vào năm 1990, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 4m x15m x 3,8m

 Một bể xây dựng vào năm 1994, kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước : 4m x15m x 3,8m

 Hai bể lọc nhanh với vật liệu lọc là cát thạch anh: Xây dựng vào năm 1994, kết cấubằng bê tông cốt thép, kích thước mỗi bể : 3,3m x 3,3m x 3,5m

 Bốn bể lọc với vật liệu lọc là vật liệu nổi :

 Hai bể lọc nổi xây dựng vào năm 1995, kết cấu bằng bê tông cốt thép, một bể cókích thước : 3m x 2,5m x 3,5m, một bể có kích thước : 3m x 3m x 3m.

 Hai bể lọc nổi xây dựng vào năm 1995, kết cấu bằng bê tông cốt thép, một bể cókích thước : 3m x 4m x 3,5m, một bể có kích thước : 3m x 2,5m x 3,5m

 Một bể chứa nước sạch dung tích 150 m3 : Kết cấu bằng bê tông cốt thép, xây chìmdưới mặt đất, kích thước : 8m x 8m x 3m, xây dựng vào năm 1961.

 Một đài nước dung tích 150 m3: Kết cấu bằng bê tông cốt thép, cao 17 m, xây dựng vàonăm 1961, hiện đang dùng để rửa lọc cho bể lọc cát.

 Gian đặt bình Clo lỏng và máy châm Clo : Kích thước 4m x 6m, kết cấu tường xâygạch, lợp tôn Có 2 bình Clo lỏng loại 900 kg/bình, 1 máy châm Clo loại gắn trực tiếptrên bình có công suất 0 – 4 kg/h.

Trang 33

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

 Trạm bơm cấp 2: Kích thước 5,8m x 12m, sàn đặt máy bơm chìm sâu trong đất 3,0 m,xây dựng vào năm 1961, cải tạo năm 1985, 1990, 1994 Hiện nay máy bơm lắp đặt nhưsau:

 3 máy bơm hiệu Ebara : q = 260 m3/h, H = 40 m, N = 45 HP. 1 máy bơm hiệu Ebara : q = 210 m3/h, H = 40 m, N = 37,5 HP. 1 máy bơm của Ba Lan : q = 170 m3/h, H = 40 m, N = 30 HP. 1 máy bơm của Trung Quốc : q = 130 m3/h, H = 40 m, N = 22,5 HP.

 Nhìn chung các máy bơm có tình trạng hoạt động kém Hai máy bơm của Ba Lanvà Trung Quốc không còn hoạt động.

 Nhà quản lý: Là nhà cấp 4, tổng diện tích: 160 m2. Kho: là nhà cấp 4, tổng diện tích 164 m2.

b) Khu xử lý số 2:

Khu xử lý số 2 được xây dựng năm 1993 trong khuôn viên diện tích khoảng 945m2 (45m x21m) Tổng công suất xử lý của khu xử lý số 2 đang hoạt động vào khoảng 2.000 m3/ngày.Tại đây bao gồm các hạng mục sau:

 Một bể trộn đứng: Kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước: 2m x 3m x 4,5m Trên bểtrộn có gian chứa và định lượng phèn (bằng phương pháp thủ công).

 Sáu bể lọc với vật liệu lọc là vật liệu nổi: Xây dựng bằng bê tông cốt thép, kích thướcmỗi bể là 3 m x3 m x 3,5m.

 Bể lọc nhanh với vật liệu lọc là cát thạch anh: Xây dựng bằng bê tông cốt thép, kíchthước mỗi bể là 3 m x3 m x 3,5m.

 Một bể chứa nước sạch dung tích 1.000 m3: Kết cấu bằng bê tông cốt thép, xây chìmdưới mặt đất, kích thước 16m x 25m x 3m Nước sạch từ bể chứa này chảy sang bểchứa 150 m3 ở khu xử lý số 1 qua đường ống D400.

Trang 34

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

3) Mạng lưới đường ống chuyển tải, phân phối nước sạch:

Mạng lưới đường ống chuyển tải, phân phối được lắp đặt từ năm 1961, sau đó được cảitạo và phát triển qua nhiều giai đoạn Hiện nay tổng cộng có 47.875 m ống các loại bao gồm:

 Oáng gang D300 : 520 m Oáng gang D250 : 145 m Oáng gang D200 : 3.350 m Oáng gang D150 : 3.620 m Oáng PVC D150 : 3.495 m Oáng thép D100 : 600 m Oáng gang D100 : 7.740 m Oáng PVC D100 : 13.590 m

Trang 35

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

5.1.2 Quản lý hệ thống cấp nước:

Việc quản lý, vận hành hệ thống cấp nước Châu Đốc hiện nay chủ yếu do Xí nghiệpĐiện nước Châu Đốc (đơn vị trực thuộc Công ty Điện nước An Giang) đảm nhận Tổng số cánbộ công nhân viên của Xí nghiệp Điện nước Châu Đốc là 46 người.

Tổng số đồng hồ nước đã được lắp đặt của hệ thống cấp nước Châu Đốc là 9.207 cái.Hiện nay hàng năm có khoảng 400 hộ xin gắn đồng hồ nước.

Tổng công suất của hệ thống cấp nước là 10.000 m3/ngày, bao gồm: Lượng nước dùng cho bản thân nhà máy: 500 m3/ngày.

 Lượng nước phát vào mạng lưới cấp là: 9.500 m3/ngày.

Tổng lượng nước phát vào mạng lưới cấp nước là 9.500 m3/ngày, bao gồm:

 Lượng nước thất thoát thất thu trên mạng lưới đường ống là: 2.200 m3/ngày (30,14%lượng nước ghi thu).

 Lượng nước ghi thu được qua đồng hồ nước của các hộ tiêu thụ là: 7.300 m3/ngày,trong đó:

 Nước cho sinh hoạt là: 6.750 m3/ngày.

 Nước cho dịch vụ, công cộng, TTCN là: 550 m3/ngày (bằng 8,15% nước sinhhoạt)

Giá bán nước hiện nay như sau: Nước sinh hoạt:

 Dưới 16 m3/hộ.tháng : 1.350 đ/m3. Từ 17 m3/hộ.tháng đến 25 m3/hộ.tháng : 1.700 đ/m3. Từ 26 m3/hộ.tháng đến 35 m3/hộ.tháng : 2.000 đ/m3. Trên 36 m3/hộ.tháng : 2.200 đ/m3. Nước cho nhu cầu hành chánh sự nghiệp : 1.600 đ/m3.

Trang 36

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

 Nước cho sản xuất : 3.400 đ/m3. Giá nước bình quân vào khoảng : 2.000 đ/m3.

5.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC:

Nhìn chung với công suất hiện nay của hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được đầu đủnhu cầu dùng nước thời điểm hiện tại của nhân dân thị xã.

Các hạng mục của nhà máy nước Châu Đốc được bắt đầu xây dựng từ năm 1961 vàđược cải tạo qua nhiều đợt Những năm trước đây do khó khăn về điều kiện tài chính, nênviệc cải tạo, mở rộng từng đợt chỉ mang tính chắp vá, phucï vụ cho nhu cầu trước mắt Cáchạng mục trong dây chuyền xử lý nước rất nhiều loại khác nhau, kích thước to, nhỏ do phụthuộc vào khả năng tài chính của từng đợt cải tao Hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, thấmnứt nhiều chỗ, khó có khả năng tiếp tục duy trì.

Các thiết bị trong nhà máy cũng bao gồm nhiều chủng loại, được lắp đặt qua nhiều thờikỳ, tuổi thọ đã cao và đều ở tình trạng hoạt động kém Mặc dù vậy để sản xuất được 10.000m3/ngày nước sạch hiện nay là một cố gắng rất lớn của ngành cấp nước địa phương Ngoài ravị trí của nhà máy nước Châu Đốc nằm ở trung tâm của nội ô thị xã, nên cũng ít nhiều ảnhhưởng tới mỹ quan đô thị Vì vậy nhà máy nước Châu Đốc chị nên duy trì hoạt động cho đếnkhi có nhà máy nước mới thay thế Chủ trương này đã được HĐND, UBND tỉnh thông qua.

Mạng lưới ống chuyển tải, phân phối có một số lượng lớn do lắp đặt đã lâu, nhiều chỗmục, xì bể, vì vậy cần thiết phải cải tạo, thay thế

5.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC:

Qua tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng hệ thống cấp nước đã trình bày ở phần trêncho thấy: hệ thống cấp nước hiện tại của thị xã chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dùng nướcở thời điểm hiện tại và càng không thể đáp ứng cho tương lai Theo tính toán thì nhu cầu dùngnước của thị xã (được tính cụ thể ở chương 6 ) đến năm 2020 là 20.000 m3/ngày Vì vậy cầnthiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước với công suất 20.000 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu

Trang 37

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

Đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay của nhân dân và chính quyền địaphương Việc cấp nước sạch đầy đủ sẽ là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, xã hội chung của thị xã, góp phần nâng cao sức khoẻ người dân

Hình thức đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước như sau: xây dựng mới nhà máy nước vớicông suất 20.000 m3/ngày (bao gồm công trình thu – trạm bơm cấp 1 đến các hạng mục củanhà máy xử lý), lắp đặt mới mạng lưới đường ống chuyển tải và phân phối nước sạch (baogồm đường ống thay thế cho đường ống cũ và đường ống cho các khu vực xây dựng mới).

5.4 HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ – XÃ HỘI:

Hiệu quả về mặt kinh tế có thể định lượng được là doanh thu tăng thêm do việc kinhdoanh nước sạch Nguồn tài chính này sẽ được sử dụng một phần lớn để hoàn vốn đầu tư chodự án Ngoài ra dự án cũng đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế thông qua các ngành nghềkinh tế khác dù không tính toán được cụ thể, nhưng thể hiện qua các mặt sau:

Nâng cao sức khoẻ người dân, giảm thời gian cho việc lấy nước, tăng ngày công vànăng suất lao động, đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội.

Việc cấp nước được đảm bảo sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho các ngànhnghề kinh tế khác (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) trong khu vực phát triển.

Là dự án hạ tầng cơ sở nên đem lại hiệu quả xã hội rất lớn, cụ thể như sau:

 Có nhiều đối tượng được hưởng lợi từ đự án, trong đó có phụ nữ, trẻ em, các hộ nhànghèo, buôn bán nhỏ, trường học, các cơ sở dịch vụ công cộng.

 Các cơ quan ban ngành của địa phương như: các Sở, Công ty Điện nước, các cơ quany tế của tỉnh, huyện, thị xã, … nâng cao được khả năng quản lý về các vấn đề cấpnước và vệ sinh.

 Việc cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh sẽ dẫn đến nâng cao sức khoẻngười dân, giảm thiểu nguy cơ các bệnh liên quan đến nguồn nước Việc cải thiệnsức khoẻ sẽ giảm chi phí cho khám chữa bệnh, tiền thuốc cho các hộ gia đình Kinh

Trang 38

Hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước

 Dự án có khả năng tạo cơ hội có việc làm ổn định lâu dài cho nhân viên quản lý hệthống cấp nước.

 Thông qua việc thực hiện dự án sẽ cung cấp kiến thức và làm thay đổi nhận thứccủa cộng đồng về các vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường.

 Chương trình đào tạo và xây dựng năng lực sẽ phát triển nguồn nhân lực chuyênngành cho Công ty Điện nước An Giang và Xí nghiệp Điện nước Châu Đốc

Nhìn chung dự án cấp nước là dự án mang tính xã hội rất lớn, việc cung cấp đầy đủ nướcsạch cho người dân sẽ ảnh hưởng mọi mặt về kinh tế – xã hội và mọi thành phần của thị xã.

Trang 39

Xác định nhu cầu dùng nước

Tỷ lệ dân số được cấp nước, tiêu chuẩn cấp nước: cơ bản dựa theo “Định hướng pháttriển cấp nước đô thị cho đến năm 2020 của Chính Phủ”, các tiêu chuẩn xây dựng hiện hànhvà có xem xét tới sự phù hợp với đặc điểm của thị xã Châu Đốc, cụ thể như sau:

* Tỷ lệ dân số được cấp nước:

Bảng 6.1: Tỷ lệ dân số được cấp nước

STTPhường, xãTỷ lệ dân số được cấp nước (%)

Phường Châu Phú APhường Châu Phú B

Xã Vĩnh Mỹ

100%100%95%

Trang 40

Xác định nhu cầu dùng nước

* Số dân được cấp nước:

Bảng 6.2: Số dân được cấp nước

STTPhường, xãSố dân được cấp nước (người)

Phường Châu Phú APhường Châu Phú B

Xã Vĩnh Mỹ

* Tiêu chuẩn cấp nước:

Bảng 6.3: Tiêu chuẩn cấp nước

1 Nước sinh hoạt

1.1 Phường Châu Phú A, B 115 l/người.ngày 150 l/người.ngày1.2 Xã Vĩnh Mỹ 90 l/người.ngày 130 l/người.ngày

2 Nước dịch vị, công cộng, tiểu 8,15%Qsh 15%Qshthủ công nghiệp xen kẽ khu dân

cư (Qcc)

3 Nước rò rỉ, thất thoát 30,14%(Qsh + Qcc) 20%(Qsh + Qcc)4 Nước cho bản thân nhà máy xử lí 5%(Qsh + Qcc + Qrr) 5%(Qsh + Qcc + Qrr)

6.2 DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG NƯỚC:

Theo cơ sở phạm vi và tiêu chuẩn cấp nước như trên, nhu cầu dùng nước được tính toántheo bảng sau:

Bảng 6.4: Dự báo nhu cầu dùng nước

Ngày đăng: 19/11/2012, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 2.1 (Trang 4)
Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích luỹ chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng  mặt trời với sự góp phần của nước và không khí - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
c tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích luỹ chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí (Trang 5)
Hình 2.3 - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 2.3 (Trang 14)
Sơ đồ 1: - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Sơ đồ 1 (Trang 14)
Sơ đồ 1: - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Sơ đồ 1 (Trang 15)
Sơ đồ 3: - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Sơ đồ 3 (Trang 15)
Sơ đồ 1: - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Sơ đồ 1 (Trang 16)
Sơ đồ 4  : - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Sơ đồ 4 : (Trang 17)
Bảng 4.1: Bảng tính dân số thị xã Châu Đốc STTPhường, xã Dân số (người) - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 4.1 Bảng tính dân số thị xã Châu Đốc STTPhường, xã Dân số (người) (Trang 23)
Bảng 4.1: Bảng tính dân số thị xã Châu Đốc - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 4.1 Bảng tính dân số thị xã Châu Đốc (Trang 23)
Bảng 6.1: Tỷ lệ dân số được cấp nước - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.1 Tỷ lệ dân số được cấp nước (Trang 39)
Bảng 6.1: Tỷ lệ dân số được cấp nước - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.1 Tỷ lệ dân số được cấp nước (Trang 39)
Bảng 6.2: Số dân được cấp nước - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.2 Số dân được cấp nước (Trang 40)
Bảng 6.3: Tiêu chuẩn cấp nước - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.3 Tiêu chuẩn cấp nước (Trang 40)
Bảng 6.3: Tiêu chuẩn cấp nước - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.3 Tiêu chuẩn cấp nước (Trang 40)
Bảng 6.5: Bảng xác định lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.5 Bảng xác định lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ (Trang 42)
Biểu đồ 6.1: Đồ thị biểu diễn chế độ tiêu thụ nước của thị xã - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
i ểu đồ 6.1: Đồ thị biểu diễn chế độ tiêu thụ nước của thị xã (Trang 42)
Bảng 6.6: Bảng xác định dung tích bể chứa - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.6 Bảng xác định dung tích bể chứa (Trang 44)
Bảng 6.6: Bảng xác định dung tích bể chứa - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 6.6 Bảng xác định dung tích bể chứa (Trang 44)
Bảng 9.1: Chất lượng nước nguồn - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 9.1 Chất lượng nước nguồn (Trang 50)
Bảng 9.1: Chất lượng nước nguồn - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 9.1 Chất lượng nước nguồn (Trang 50)
Hình 11.1 Bể hoà trộn kết hợp với tiêu thụ phèn - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.1 Bể hoà trộn kết hợp với tiêu thụ phèn (Trang 71)
Hình 11.1 Bể hoà trộn kết hợp với tiêu thụ phèn - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.1 Bể hoà trộn kết hợp với tiêu thụ phèn (Trang 71)
Hình 11.2 Bể hoà trộn và tiêu thụ vôi - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.2 Bể hoà trộn và tiêu thụ vôi (Trang 75)
Hình 11.2 Bể hoà trộn và tiêu thụ vôi - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.2 Bể hoà trộn và tiêu thụ vôi (Trang 75)
TẤM INOX ĐIỀU CHỈNH CAO ĐỘ - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
TẤM INOX ĐIỀU CHỈNH CAO ĐỘ (Trang 90)
Hình 11.4 - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.4 (Trang 90)
Hình 11.5 Mặt cắt bể lọc - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.5 Mặt cắt bể lọc (Trang 92)
Hình 11.5 Mặt cắt bể lọc - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Hình 11.5 Mặt cắt bể lọc (Trang 92)
Bảng 11.1 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.1 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) (Trang 100)
Bảng 11.1 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.1 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) (Trang 100)
Bảng 11.3 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.3 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Trang 101)
Bảng 11.3 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.3 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Trang 101)
Bảng 11.4 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.4 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Trang 102)
Bảng 11.4 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.4 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Trang 102)
Bảng 11.5 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 11.5 BẢNG XÁC ĐỊNH LƯU LƯƠNG DỌC ĐƯỜNG, NÚT (Tính cho giờ dùng nước lớn nhất) (Trang 103)
Bảng 12.1: Kinh phí xây lắp, vật tư, thiết bị - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.1 Kinh phí xây lắp, vật tư, thiết bị (Trang 105)
Bảng 12.2 Chi phí khác - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.2 Chi phí khác (Trang 106)
Bảng 12.2 Chi phí khác - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.2 Chi phí khác (Trang 106)
Bảng 12.3:   Tổng  kinh phí xây  dựng - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.3 Tổng kinh phí xây dựng (Trang 107)
Bảng  12.3:   Toồng  kinh phí xaây  dựng - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
ng 12.3: Toồng kinh phí xaây dựng (Trang 107)
Bảng 12.4 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công: Loại - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.4 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công: Loại (Trang 108)
Bảng 12.4 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công: - Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Châu Đốc
Bảng 12.4 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công: (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w