Tài liệu Thuế giá trị gia tăng nhà nước pdf

5 389 0
Tài liệu Thuế giá trị gia tăng nhà nước pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn Bạn vào trang này xem nhá! Rất rõ ràng đếy Mình tóm gọn dùm bạn vài thông tin nữa nè. tính ưu điểm cuả thuế giá trị gia tăngNhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế. Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân chúng không sút giảm, hay chỉ sút giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhược điểm: Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào dẫn đến nhiều trường hợp mua bán hoá đơn để được khấu trừ thuế GTGT đầu. THAM KHAO 2 Sử dụng thuế ngăn chặn đà suy giảm kinh tế: Làm gì để đạt kịch bản mong đợi? (10/07/2009 14:01) Trước tình hình suy giảm kinh tế thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, trong đó có các biện pháp về thuế như giảm thuế, gia hạn nộp thuế cho một số đối tượng với một số sắc thuế Mục tiêu của Chính phủ Kịch bản mong đợi nhất của Chính phủ là nhờ tác động của các biện pháp về thuế và các biện pháp khác, cùng với nỗ lực của mọi chủ thể kinh tế mà đà suy giảm kinh tế sẽ dừng lại và nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trở lại. Riêng về tác động của các biện pháp giảm, gia hạn nộp thuế, kịch bản mong đợi về diễn biến kinh tế thể hiện trên các giác độ cụ thể sau: Một là, doanh nghiệp (DN) được giảm thuế thu nhập DN (TNDN) sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ước tính tỷ lệ các DN nhỏ và vừa (DNNVV) đáp ứng được các điều kiện giảm thuế chiếm khoảng 30% tổng số DN. Với tỷ lệ giảm 30% cho số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và cả năm 2009 của 30% số DN thì số thuếNhà nước giảm cho DN là không nhỏ. Đặc biệt, đối tượng được giảm lại là các DNNVV, tức là những đối tượng không có tiềm lực tài chính dồi dào để ứng phó với những khó khăn của thị trường. Số thuế Nhà nước giảm cho DN là một khoản vốn bổ sung để các DN này khắc phục khó khăn về vốn khi thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của DN có sự suy giảm. Đây cũng có thể coi là khoản vốn bổ sung để các DN thực hiện các biện pháp nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường và thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Với số vốn tăng thêm này, các DN có thêm nguồn lực để đầu tư chiều sâu, làm cho sản phẩm của mình phù hợp hơn với các nhu cầu của thị trường, từ đó, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tóm lại, nhờ được bổ sung nguồn vốn từ việc giảm thuế, các DN có điều kiện đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh. Tương tự như việc giảm thuế TNDN, việc gia hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng với các DNNVV và các DN trong một số lĩnh vực cũng tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn về vốn trong giai đoạn kinh tế suy giảm, việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ chậm dẫn đến thiếu vốn kinh doanh. Hai là, DN có điều kiện giảm giá bán qua đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ… Nhờ việc Nhà nước giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), các DN có điều kiện hạ giá bán, qua đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của DN. Bản thân việc giảm thuế TNDN cũng có thể tạo điều kiện để DN giảm giá bán mà vẫn thu được lợi nhuận thuần như trước khi giảm thuế. Như vậy, việc giảm thuế GTGT và thuế TNDN có thể có tác động kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Ba là, người tiêu dùng có thêm thu nhập để có thể lựa chọn gia tăng tiêu dùng hoặc tiết kiệm. Do được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), người lao động có thêm thu nhập. Vì vậy, có hai khả năng tốt có thể xảy ra cho nền kinh tế: (i) Người tiêu dùng gia tăng chi tiêu, nhờ vậy, thực hiện được việc kích cầu tiêu dùng; (ii) Người tiêu dùng quyết định đưa thu nhập tăng thêm vào việc tiết kiệm với các kênh giúp tăng vốn cho nền kinh tế như gửi ngân hàng, đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc đầu tư trực tiếp vào các DN… Những tình huống không mong đợi Có hai nhóm tình huống cơ bản của diễn biến kinh tế không mong đợi khi thực hiện các biện pháp giảm và gia hạn nộp thuế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Một là, các hành vi của các chủ thể kinh tế không theo mong đợi khi đề xuất các giải pháp về thuế, làm cho các giải pháp này không phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Hai là, về phía Chính phủ, các giải pháp khác đi cùng với giải pháp về thuế không phù hợp nên có thể gây ra những cản trở trước mắt và trong tương lai đối với việc phát triển kinh tế. Cụ thể là: Về phía các chủ thể kinh tế Có 5 động thái chủ yếu từ phía các chủ thể kinh tế diễn ra không theo mong muốn của Chính phủ khi áp dụng các biện pháp về thuế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Đó là: Thứ nhất, số thuế giảm chưa đủ để giúp DN vượt qua khó khăn vì tình hình tài chính quá xấu hoặc bị ảnh hưởng quá lớn của thị trường thế giới. Như đã phân tích, với số thuế TNDN và thuế GTGT được giảm, DN có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng việc có thêm nguồn vốn không có nghĩa là có đủ vốn giúp DN vượt qua khó khăn do sản phẩm bị ế ẩm trong điều kiện kinh tế suy giảm. Tất nhiên, nếu điều đó xảy ra đối với những DN làm ăn không hiệu quả, chiến lược kinh doanh không hợp lý… thì đó là lẽ đương nhiên trong kinh tế thị trường mà Nhà nước không cần can thiệp. Nhưng nếu đó là do nguyên nhân khách quan thì việc Nhà nước có sự hỗ trợ đủ lớn sẽ có ý nghĩa hơn với DN. Thứ hai, dù được giảm thuế GTGT nhưng DN vẫn không giảm giá, do vậy, không kích thích được cầu tiêu dùng. Về nguyên tắc, việc giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng tạo điều kiện để DN giảm giá bán nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, DN có thể không giảm giá bán. Hệ quả là mục tiêu kích cầu tiêu dùng không được thực hiện. Nếu quyết định này phù hợp với tín hiệu thị trường, nghĩa là cầu của những mặt này cao hơn cung nên không cần giảm giá bán mà vẫn tiêu thụ được hàng thì chúng ta đã kích “nhầm chỗ”. Tất nhiên, kích “nhầm chỗ” trong trường hợp này vẫn có mặt lợi là làm tăng lợi nhuận của DN, tạo điều kiện để DN tăng tích lũy và tái đầu tư. Nếu quyết định không giảm giá bán của DN không phù hợp với tín hiệu thị trường, nghĩa là trong điều kiện cầu nhỏ hơn cung thì bản thân DN bất lợi và mục tiêu kích cầu của Nhà nước cũng không được thực hiện. Thứ ba, mức độ giảm giá không đủ để kích thích cầu tiêu dùng. Mặc dù DN đã tận dụng tối đa việc giảm thuế GTGT để giảm giá (nghĩa là giảm giá tương ứng với mức độ giảm thuế GTGT), thậm chí đối với những DN được giảm thuế TNDN, có thể giảm giá thấp hơn nữa bằng việc hi sinh lợi nhuận của mình thì vẫn không đủ sức kích cầu tiêu dùng. Lý do cơ bản là kỳ vọng vào thu nhập tương lai của người dân thấp nên họ có xu hướng tăng tiết kiệm để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tương lai. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh những dự báo ảm đạm về kinh tế liên tục được đưa ra, đồng thời, việc cắt giảm lương hoặc giảm bớt nhân công của các DN liên tiếp diễn ra. Thứ tư, thu nhập gia tăng không sử dụng vào tiêu dùng hàng hoá nội địa mà sử dụng vào tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu. Biện pháp giảm thuế GTGT có thể góp phần trực tiếp kích cầu nội địa vì nó tạo điều kiện giảm giá cho hàng hoá sản xuất trong nước. Tuy nhiên, biện pháp giãn nộp thuế TNCN nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập cho dân cư để kích cầu có thể không đạt được mục tiêu mong đợi nếu người dân sử dụng khoản thu nhập gia tăng đó vào việc mua hàng hoá nhập khẩu. Thứ năm, luồng tiền tiết kiệm không được sử dụng vào các kênh đầu tư tạo vốn cho nền kinh tế mà sử dụng vào hoạt động đầu cơ hoặc tích trữ đơn thuần. Với các biện pháp giảm và giãn nộp thuế, Nhà nước mong muốn hoặc là người dân gia tăng tiêu dùng, hoặc là gia tăng tiết kiệm. Cả hai khả năng này đều có lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu các yếu tố kinh tế khác không thuận lợi cho việc tiết kiệm, người dân có thể sử dụng số tiền gia tăng từ giảm hoặc giãn nộp thuế vào việc đầu cơ hoặc tích trữ đơn thuần, chẳng hạn như đầu cơ vàng, kim loại quý… Việc đầu cơ, tích trữ đơn thuần này khiến cho những đồng vốn bị “chết”, và như vậy, tất nhiên không có lợi cho phát triển kinh tế. Về phía Chính phủ Về lý thuyết, có hai động thái chính được coi là không phù hợp của các chính phủ khi sử dụng các biện pháp về thuế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Đó là: Thứ nhất, sử dụng biện pháp không phù hợp để bù đắp thâm hụt do biện pháp giảm thuế. Để bù đắp thâm hụt ngân sách do biện pháp giảm thuế, có thể sử dụng một trong các cách thức hoặc phối hợp các cách thức sau: (i) Cắt giảm chi tiêu chính phủ; (ii) Vay nợ; (iii) In thêm tiền và (iv) Chống thất thu thuế và khai thác tăng thu các khoản khác. Vay nợ mà sử dụng không hiệu quả có thể dẫn đến không có khả năng trả nợ trong tương lai và như vậy lại gây áp lực tăng thâm hụt trong tương lai. In thêm tiền quá mức là nhân tố chủ yếu gây lạm phát mà hậu quả của nó có thể là tác động xấu đến phát triển kinh tế trong tương lai… Thứ hai, điều chỉnh chi tiêu chính phủ không phù hợp với các giải pháp về thuế. Như đã đề cập trên, một trong những lựa chọn của Chính phủ để giảm thâm hụt ngân sách là điều chỉnh giảm chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, nếu giảm các khoản chi tiêu không hợp lý, chẳng hạn như giảm hoãn hoặc hủy bỏ các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dừng đầu tư một số công trình có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế như các dự án năng lượng do ngân sách tài trợ… thì một mặt làm giảm tổng cầu trong ngắn hạn; mặt khác có thể cản trở hoạt động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Để nền kinh tế diễn ra theo kịch bản mong đợi Các giải pháp về thuế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế chỉ có thể phát huy tác dụng nếu chúng ta nhận thức đầy đủ những tình huống không mong đợi có thể xảy ra và tìm cách khắc phục, phòng ngừa, loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến những tình huống không mong đợi này. Các giải pháp để khắc phục, phòng ngừa cần phải được tiến hành đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả. Với những phân tích về những tình huống không mong đợi nói trên, các giải pháp cần nghiên cứu áp dụng là: Thứ nhất, cân nhắc giảm thêm hoặc kéo dài thời gian gia hạn thuế TNDN cho những DN hoạt động trong lĩnh vực bị tác động nhiều bởi thị trường thế giới. Thực chất những DN bị tác động nhiều bởi thị trường thế giới chính là các DN sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu chúng ta quy định giảm hoặc gia hạn nộp thuế cho các DN sản xuất, gia công xuất khẩu thì sẽ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Vì vậy, cần xem xét giảm thuế thêm cho những ngành sản xuất chủ yếu thị trường là xuất khẩu và hiện đang bị thu hẹp thị trường do suy thoái kinh tế thế giới, chẳng hạn như dệt may, da giày, chế biến thủy sản… Gần đây (ngày 28/4/2009) Bộ Tài chính đã có Thông tư số 85/2009/TT-BTC quy định tiếp tục giảm 50% thuế suất và 30% thuế TNDN cho các DN hoạt động sản xuất, gia công sản phẩm dệt, may và da giày. Đây là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, cần xem xét thêm về lĩnh vực giảm và tỷ lệ giảm để đảm bảo thực sự hỗ trợ có hiệu quả vì việc giảm và gia hạn thêm về thuế TNDN đối với những DN này sẽ giúp họ có điều kiện để đầu tư tìm kiếm thị trường mới, kể cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, qua đó, khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo tâm lý lạc quan về viễn cảnh kinh tế. Như đã phân tích trên, việc người dân có thêm thu nhập nhưng có quyết định sử dụng thu nhập tăng thêm này cho tiêu dùng hay không phụ thuộc một phần vào kỳ vọng thu nhập trong tương lai. Vì vậy, nếu người dân có cái nhìn lạc quan về triển vọng kinh tế, họ sẽ tin tưởng khả năng kiếm được thu nhập trong tương lai và sẵn sàng sử dụng số thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng hiện tại, thay vì tiết kiệm để dự phòng cho tiêu dùng tương lai. Khi đó, mục tiêu kích cầu mới được thực hiện. Trong khi đó, thông tin về các dự báo đến với người dân qua sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng hết sức nhiều và đa dạng, trong đó, không ít là các dự báo bi quan, chẳng hạn như dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm trong năm 2009 của IMF. Muốn tạo được tâm lý lạc quan về viễn cảnh kinh tế, cần làm tốt công tác tuyên truyền. Song điều đó không có nghĩa là cứ đưa ra các dự báo lạc quan và nói đi, nói lại nhiều lần, mà phải là các dự báo có căn cứ, có số liệu chứng minh; phải tuyên truyền bằng các tin, bài về sự khởi sắc trong sản xuất kinh doanh của những DN cụ thể, với những con người cụ thể và phải nói đúng sự thật, không nên quá tô hồng sự việc. Làm như vậy mới có sức thuyết phục. Thứ ba, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý đối với các DNNN. Vấn đề này không phải bây giờ mới được đặt ra, nhưng trong bối cảnh suy giảm kinh tế thì nó càng trở nên cấp thiết. Thời gian qua nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhiều DNNN đã được sử dụng một số vốn rất lớn của Nhà nước nhưng kinh doanh rất kém, hiệu quả thấp. Có một nghịch lý là, ở nhiều DNNN, mặc dù hiệu quả kinh doanh thấp, song lương, thưởng của cán bộ lãnh đạo và nhân viên vẫn cao. Rõ ràng, ở đây không còn là vấn đề con người cụ thể, mà là cơ chế quản lý chưa phù hợp. Những vấn đề cơ bản cần quan tâm xử lý trong đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN là trách nhiệm của người đứng đầu, những ràng buộc pháp lý về hiệu quả kinh doanh gắn với thu nhập của người lao động trong DN, yêu cầu minh bạch hóa thông tin tài chính của DNNN… Đây là những vấn đề lớn, cần được giải quyết cụ thể trong một nghiên cứu khác. Bài viết này chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN và những vấn đề quan trọng cần đổi mới về cơ chế quản lý đối với DNNN. Thứ tư, thận trọng khi sử dụng các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách. Nhìn chung, các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách đều có những ưu điểm và nhược điểm vốn có mà chúng ta phải chấp nhận khi sử dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, có thể phát huy tốt ưu điểm và hạn chế bớt nhược điểm của chúng. Chẳng hạn, chúng ta có thể chấp nhận đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách nhưng phải đảm bảo đi vay để phục vụ cho đầu tư, chứ không phải để phục vụ cho tiêu dùng, và phải đảm bảo hiệu quả của đầu tư để có nguồn trả nợ trong tương lai. Chúng ta có thể chấp nhận bội chi ngân sách nhưng không ở mức quá cao vì như vậy sẽ dẫn đến tăng lạm phát… Thứ năm, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu và trốn thuế hiệu quả. Cùng với việc giảm thuế cho những đối tượng cần được giảm để kích thích đầu tư thì việc chống trốn thuế để khai thác tăng thu từ những đối tượng cần phải quản lý cũng là việc làm vô cùng cần thiết trong bối cảnh thu ngân sách bị giảm do tác động của các biện pháp giảm và gia hạn nộp thuế. Chống trốn thuế hiệu quả không những tăng thu hợp lý mà còn góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chống buôn lậu tốt không những góp phần tăng thu cho Nhà nước mà còn đảm bảo không để hàng hoá nhập lậu có điều kiện bán với giá rẻ cạnh tranh không bình đẳng với hàng hoá của các DN nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước chấp hành tốt pháp luật thuế, qua đó, đảm bảo chính sách kích cầu được thực hiện có hiệu quả. Theo tính toán của Bộ Tài chính, số thuế bị giảm thu do thực hiện chính sách giảm thuế để chống suy giảm kinh tế vào khoảng 40.000 tỷ đồng. Với dự toán thu ngân sách khoảng 390.000 tỷ đồng thì số giảm thu này chiếm vào khoảng 10% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, ở một số địa phương, ở một số lĩnh vực, số thất thu do trốn thuế lên tới trên 10%. Điều này có nghĩa là, nếu như thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh chống trốn, lậu thuế, chúng ta hoàn toàn có thể bù đắp một phần không nhỏ số giảm thu bằng biện pháp này. Số thuế thu nộp vào ngân sách 5 tháng đầu năm qua đã chứng minh cho nhận định này, theo đó, ở hầu hết các địa phương, mặc dù đã thực hiện chính sách giảm thuế song dự toán thu ngân sách vẫn hoàn thành. Thứ sáu, điều chỉnh chi tiêu công một cách hợp lý. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh ngân sách giảm thu do tác động của các biện pháp về thuế chống suy giảm kinh tế thì việc điều chỉnh giảm chi tiêu công là cần thiết trước tiên trong số các biện pháp bù đắp thâm hụt có thể áp dụng. Tuy nhiên, không thể giảm chi tiêu công một cách đồng đều, tràn lan. Lĩnh vực chủ yếu cần cắt giảm chi tiêu là chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi không thực sự cần thiết như hội nghị, lễ hội… Chi đầu tư về nguyên tắc nên giảm ít hơn chi thường xuyên và có thể cân nhắc hoãn hoặc hủy bỏ các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết, tập trung đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Làm như vậy vừa kích cầu ngắn hạn, vừa tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động đầu tư của các DN trong dài hạn. Về lâu dài, việc thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên cũng là việc làm cần thiết, vì như vậy sẽ bớt gánh nặng cho khu vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Việc giảm chi tiêu công có thể giảm tổng cầu trong ngắn hạn nhưng lại có tác dụng tăng tổng cầu trong dài hạn do phần thu nhập để lại khu vực phi nhà nước được gia tăng. Tóm lại, để các biện pháp về thuế chống suy giảm kinh tế có hiệu quả thì không chỉ cân nhắc tiếp tục điều chỉnh các biện pháp về thuế, mà còn cần nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp kinh tế, tài chính khác vì giữa các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. . điểm cuả thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế. tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ… Nhờ việc Nhà nước giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), các DN có điều kiện hạ giá bán, qua đó thúc đẩy tiêu thụ sản

Ngày đăng: 19/01/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan