Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
511 KB
Nội dung
Tàiliệu ôn thi tại chức môn Địa lý
!"#$%& $'&()%)*%**"
1. Vị trí địa lí:
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và
phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.
a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên
nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác
động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có
một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho
nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinhtế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinhtế sôi động của thế
giới. Nền kinhtế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia,
Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong
nền kinhtế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục
trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng
định.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ pháttriểnkinhtế như
hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông
nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao
nguyên.
Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật
biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà
thiên nhiên đã dành cho chúng ta.
Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn
hán v.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho
nền kinhtế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.
Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát
triển kinhtế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không
gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như:
boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ
ra có hiệu quả.
Việc khai thác và sử dụng cácnguồnlực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật
thiết với trình độ pháttriển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc
nhiều vào vốn đầu tư.
Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như
trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý +
nguyên tiên tiến trên quan điểm kinhtế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đã
nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.
b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác
không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm
trọng.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển
chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở
mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị
sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở
khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực
vật bị giảm sút mạnh.
Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác
bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của
nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.
c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồnlực cơ bản trong việc xây dựng
và pháttriểnkinhtế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo
tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
!+: "Dân cư và nguồn lao động"
1. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 – 4 – 1999, dân số nước ta là 76.327.900
người. Về dân số, nước ta đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong
tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Dân số là một nguồnlực quan trọng để pháttriển nền kinh tế. Với số dân đông, nước
ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta
hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc pháttriểnkinhtế và nâng cao đời sống
của nhân dân.
Nước ta có 54 thành phần dân tộc, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Hiện nay trình độ pháttriểnkinhtế - xãhội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn
có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển việc pháttriểnkinhtế - xãhội ở các
vùng dân tộc ít người.
2. Dân số nước ta tăng nhanh
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối
những năm 50 của thế kú XX. Tuy nhiên, ở từng vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc,
mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc, dân số nước ta đã tăng gấp
đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 – 1985).
Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì.
Trong thời kì 1931 – 1960, tốc độ gia tăng trung bình năm là 1,85%. Dân số tăng
nhanh vào những năm 1965 – 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý ,
tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứ hai (1979 và 1989), mức tăng trung bình năm
giảm xuống còn 2,1% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1989 và 1999) là
1,7%.
Hiện nay, do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình,
nhịp độ tăng dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống, tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ
sinh có giảm, song số dân nước ta trong thời kì 1979 – 1989 vẫn tăng thêm 11,7 triệu
người, tương đương với số dân của một nước trung bình trên thế giới.
Trong thời kì 1989 – 1999, số dân tăng thêm 11,9 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số
trung bình năm tuy có giảm (1,7%) nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự
nhiên của toàn thế giới.
Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc pháttriểnkinh tế
- xãhội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
3. Dân số nước ta thuộc loại trẻ
Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1 – 4 – 1999) của nước ta là:
+ Dưới độ tuổi lao động: 33,1%
+ Trong độ tuổi lao động: 59,3%
+ Ngoài độ tuổi lao động: 7,6%
Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân.
Hàng năm xãhội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn
về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam
có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử
dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồnlực quyết định để xây dựng đất nước.
4. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều
Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ pháttriểnkinhtế -xã hội, mức độ
màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v… Tính chất không đồng đều này
thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ.
Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất
cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 – 1999). Ở trung du và miền núi, dân cư thưa
thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 67 người/km2, Tây Bắc là 62 người/km2).
Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân
sinh sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999)
Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí
nguồn lao động và việc khai thác nguồntài nguyên hiện có ở mỗi vùng.
5. Để giảm bớt gánh nặng dân số, cần phải có chiến lược pháttriển dân số hợp lí và
sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
Trước mắt, cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nhanh tỉ lệ sinh, đồng thời
từng bước phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinhtế trong
phạm vi cả nước.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý -
!,: " Đường lối pháttriển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật"
I. Đường lối pháttriểnkinhtế - xã hội
1. Việc đổi mới kinhtế - xãhội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ
thống chính sách của Đảng và Nhà nước
Đây cũng chính là nguồnlực quan trọng góp phần vào việc định hướng pháttriển nền
kinh tế và giải quyết các vấn đề xãhội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho đến nay, nền
kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tập trung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu
đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, quá trình đổi mới đã
được định hình và pháttriển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏ cơ chế quản lí
tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ cấu kinhtế năng động, sử dụng cơ chế thị trường
theo định hướng xãhội chủ nghĩa.
2. Chiến lược pháttriểnkinhtế - xãhội đến năm 2010 đã được vạch ra nhằm giải
quyết những vấn đề kinhtế - xãhội cấp bách của đất nước
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồnlực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lựckinh tế, quốc phòng, an
ninh được tăng cường, thể chế kinhtế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa được hình
thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000 ;
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinhtế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp
xuống còn khoảng 50%.
3. Để thực hiện chiến lược đổi mới, nhiều chính sách cụ thể đã được ban hành
Một trong những nguồnlực quan trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của
chiến lược kinhtế - xãhội là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy động vốn trong nước,
chính sách mở cửa và luật đầu tư đã ra đời và đang phát huy tác động trong nhiều lĩnh vực
kinh tế - xã hội.
Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn, là nơi đang có nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới đến đầu tư.
II. Đường lối pháttriểnkinhtế - xã hội
1. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật có trình độ nhất
định để phục vụ cho sự nghiệp pháttriển đất nước
a) Cơ sở vật chất – kỹ thuật của các ngành từng bước được hình thành. Trong nông
nghiệp, cả nước có gần 5300 công trình thuỷ lợi, trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các
công trình này đã góp phần vào việc chủ động tưới nước cho 4,8 triệu ha và tiêu nước cho
52 vạn ha. Ngoài ra phải kể đến nhiều cơ sở bảo vệ thực vật, thú ý, nghiên cứu giống, nhân
giống và tạo ra nhiều giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái, kỹ thuật nuôi trồng
cho năng suất cao.
Trong công nghiệp, cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương, 590.246 cơ
sở sản xuất ngoài quốc doanh – (tính đến hết năm 1998). Một số ngành công nghiệp khai
thác (than, dầu khí), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, giấy v.v…), xi măng.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý .
Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng lên
trung du và miền núi. Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển, trong đó đáng kể nhất là
các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Năng lực vận chuyển hàng hoá của các cảng biển
đạt 11,6 triệu tấn/năm (năm 1999). Mạng lưới thương mại pháttriển rộng khắp với 1,5
triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
b) Về phương diện lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp quan trọng (Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh) và một số vùng chuyên canh (lúa, cây công nghiệp) có quy mô lớn, thật
sự trở thành bộ khung cho việc hình thành các vùng kinh tế.
2. Tuy nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu
phát triểnkinhtế - xã hội
Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, trình độ kỹ thuật và công nghệ của
nước ta nói chung còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn
phổ biến. Kết cấu hạ tầng vẫn đang ở tình trạng kém phát triển.
Sự phân bố cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền kinhtế chưa đồng đều giữa các vùng.
Các cơ sở kinhtế lớn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận, ở Đông Nam
Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Ở các vùng này, kết cấu hạ tầng pháttriển hơn hẳn
các vùng còn lại của đất nước. Trong lúc đó, cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc, Tây
Nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc pháttriểnkinhtế -
xã hội còn rất hạn chế.
3. Để tạo tiền đề cho sự phát triển, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất
– kỹ thuật là một vấn đề cấp thiết
Trước mắt, việc đầu tư theo chiều sâu kết hợp giữa hiện đại hoá và pháttriển đồng bộ
cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho nền kinhtế - xãhội nước ta tiến kịp trình độ
chung của thế giới.
/#0123
! "Lao động và việc làm”
1. Nguồn lao động
Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội, lực lượng lao động năm 1998 gồm 37,4 triệu người. Mặc dù mức gia tăng
dân số và nguồn lao động đã giảm, mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động.
Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinh nghiệm sản
xuất (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp) được tích luỹ
qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày
càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13%
tổng lực lượng lao động, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm
23%.
Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp đi lên, người lao động nước ta nhìn chung còn
thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý 4
công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nhất là ở một số thành phố lớn (Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Đó là điều kiện thuận lợi để phát
triển ở đây các ngành dịch vụ, các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.
Mặt khác, sự tập trung quá cao lực lượng lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải có
thể gây căng thẳng cho việc giải quyết việc làm. Trong khi đó, vùng núi và vùng trung du
giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật.
2. Sử dụng lao động trong các ngành kinhtế quốc dân
a) So với những năm đầu Đổi mới, thì cơ cấu lao động trong các ngành kinhtế quốc
dân đã thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Lao động nông, lâm,
ngư nghiệp chỉ còn chiếm 63,5% lao động trong công nghiệp và xây dựng đã chiếm
11,9%, lao động trong khu vực dịch vụ tăng mạnh, chiếm 24,6% lực lượng lao động.
b) Việc sử dụng lao động trong các thành phầnkinhtế có những thay đổi quan trọng.
Nền kinhtế của nước ta hiện nay là nền kinhtế nhiều thành phần(1), có thể chia thành 2
khu vực lớn là khu vực Nhà nước (quốc doanh), và khu vực kinhtế tập thể và tư nhân
(ngoài quốc doanh). Hiện nay đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang
khu vực kinhtế ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với quá
trình nước ta chuyển sang kinhtế thị trường.
Khu vực kinhtế ngoài quốc doanh không chỉ thu hút đa số tuyệt đối lao động nông,
lâm, ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động làm công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ.
c) Năng suất lao động xãhội nói chung còn thấp làm cho phần lớn người lao động có
thu nhập thấp, đồng thời làm chậm việc cải thiện sự phân công lao động xã hội. Thêm vào
đó, vẫn còn nhiều quỹ thời gian lao động (ở nông thôn, cũng như trong các cơ quan, xí
nghiệp) chưa được sử dụng. Nếu tổ chức tốt lao động, thì đây là một nguồn dự trữ lớn để
nâng cao năng suất lao động xã hội.
3. Vấn đề việc làm
a) Việc làm đang là một vấn đề kinhtế - xãhội gay gắt ở nước ta, đặc biệt là ở các
thành phố. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 1998 cả nước có
9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng
nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%.
Hiện nay, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất là ở
đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề việc làm ở Đông Nam Bộ trước
đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện rõ rệt.
b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa
khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc) và
Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai) đã tiếp nhận hàng chục vạn người đến xây dựng các
vùng kinhtế mới, nhất là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý 5
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinhtế nông thôn.
Việc khẳng định vai trò của kinhtế hộ gia đình sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả hơn
lao động nông nghiệp. Nền nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cấp, tự túc thành nông
nghiệp hàng hoá, thâm canh và chuyên canh. Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt
động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển. Lao động thuần nông ngày càng
giảm đi. Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở
nông thôn sẽ được giải quyết vững chắc hơn.
- Pháttriểncác hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạt động công
nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật tinh xảo và cần nhiều
lao động, có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên ở các thành phố, thị xã.
Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từ xa, đào
tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường, hoạt động dạy nghề
và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng người lao động, vừa giúp cho người
lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc làm hơn.
Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm và sử dụng
hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng để pháttriểnkinhtế -
xã hội của nước ta.
!+: "Vấn đề pháttriển giáo dục văn hóa và y tế"
Việt Nam là một nước có nền văn hoá lâu đời. Mặc dù có những thăng trầm của lịch
sử, nền văn hoá đó đã giúp người Việt Nam giữ gìn được bản sắc của dân tộc mình, đồng
thời cải biến cho phù hợp với sự pháttriển của đất nước và thời đại.
Việc pháttriển giáo dục, văn hoá và y tế có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy mạnh tiến
bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hình thành con người mới.
1. Nền giáo dục Việt Nam đa dạng và ngày càng hoàn chỉnh, góp phần tích cực vào
sự nghiệp pháttriểnkinhtế - xãhội của đất nước
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lược trong việc hình thành nhân cách
con người Việt Nam mới, trong việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt,
nền kinhtế gặp nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được chú trọng
đầu tư trong phạm vi cho phép.
Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, có đủ các cấp học và ngành học, từ mẫu
giáo, phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), bổ túc văn hoá (giáo dục
thường xuyên), đến hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và
đại học.
Các hình thức tổ chức giáo dục cũng đa dạng: Các trường phổ thông, trường năng
khiếu, trường dành cho trẻ mồ côi, trường dành cho trẻ bị khuyết tật, trường phổ thông dân
tộc nội trú… do Nhà nước quản lí. Trong mấy năm gần đây đã xuất hiện các trường phổ
thông dân lập và bán công.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý 6
Trong hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học cũng đã xuất hiện thêm một số trường
đại học dân lập, đại học cộng đồng (ở một số tỉnh trên cả nước), đại học bán công, đại học
mở, hai trường Đại học quốc gia ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học
khu vực ở Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng…
Mạng lưới các cơ sở giáo dục hiện nay gồm hơn 23.000 trường phổ thông, 239
trường trung học chuyên nghiệp và 110 trường đại học, cao đẳng (chưa kể các trường dân
lập). Trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, ngoài ra còn phải kể đến các trung tâm đào tạo tạicác thành phố Thái Nguyên, Hải
Phòng, Vinh , Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Đà Lạt…
Những thành tựu về giáo dục và đào tạo mà nước ta đã đạt được là to lớn. Trước
Cách mạng tháng Tám, hơn 80% dân số nước ta không biết đọc biết viết. Hiện nay có tới
khoảng 92% dân số từ 10 tuổi trở lên là biết đọc biết viết (năm 1999), là tỉ lệ cao so với
nhiều nước đang pháttriển ở vùng châu Á – Thái Bình Dương. Trình độ học vấn của nhân
dân ngày càng được nâng cao.
Mỗi năm cả nước có khoảng 17 triệu trẻ em đến trường. Nước ta đã hoàn thành phổ
cập tiểu học.
Số sinh viên cao đẳng, đại học mỗi năm không ngừng tăng lên; năm 1998 là 682
nghìn người, số tốt nghiệp là trên 103 nghìn người. Số học sinh trung học chuyên nghiệp
năm 1998 là 178 nghìn người, số học sinh các trường đào tạo công nhân kỹ thuật là 114
nghìn người.
Ngoài ra cần phải kể đến một lực lượng khá đông đảo trí thức, sinh viên… của cộng
đồng người Việt ở nước ngoài đang hướng về quê hương mong đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xãhội của đất nước.
2. Một nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc
Nước ta có nền văn hiến lâu đời. Bản sắc của dân tộc Việt Nam được tạo nên từ tinh
hoa văn hoá của 54 dân tộc chung sống trên toàn lãnh thổ, cộng với việc tiếp thu có chọn
lọc và pháttriển tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.
Việc xây dựng nền văn hoá mới, vừa dân tộc, vừa hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng
trong xây dựng xãhội mới, pháttriểnkinhtế - xã hội. Bởi vậy, việc duy trì và phát triển
bản sắc văn hoá của dân tộc luôn luôn được coi trọng.
Mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hoá đã hình thành và phát triển. Các thành phố, thị
xã, huyện lị là các trung tâm văn hoá của khu vực. Ở đây, tuỳ từng nơi mà có các nhà văn
hoá, câu lạc bộ, thư viện, hiệu sách, phòng triển lãm nghệ thuật, nhà bảo tàng, nhà hát, rạp
chiếu bóng với quy mô khác nhau. Mạng lưới dịch vụ văn hoá còn được pháttriển đến cấp
xã ở nhiều vùng. Việc phủ sóng phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước với nội dung
phát sóng ngày càng phong phú, hấp dẫn đang góp phần quan trọng vào việc phát triển
truyền thông đại chúng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động
văn hoá đối ngoại (nhất là các hoạt động qua phát thanh, truyền hình và báo chí trên mạng
Internet) cũng ngày càng được chú trọng.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý 7
Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm văn hoá lớn nhất của cả
nước.
3. Một nền y tế ngày càng hoàn thiện
Phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho từng thành viên trong xãhội là một
trong những nét ưu việt của chế độ ta. Nhờ việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt mà tỉ suất
tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh (từ 79% năm 1970, xuống còn 44 ‰ hiện
nay). Tuổi thọ trung bình của nhân dân ta đã khá cao (nam 65, nữ gần 70). Nhiều bệnh
truyền nhiễm và bệnh dịch hiểm nghèo đã được thanh toán về căn bản.
Mạng lưới dịch vụ y tếpháttriển rộng khắp, từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, đến
tuyến huyện và y tế cơ sở (cụm xã, xã, phường, cơ quan, xí nghiệp). Bao gồm các bệnh
viện chuyên khoa và các bệnh viện đa khoa, viện điều dưỡng. Các phòng khám tư, hiệu
thuốc tư nhân đã được phép hoạt động. Tuy nhiên, mạng lưới y tế cơ sở ở các vùng núi,
vùng sâu, vùng xa vẫn còn mỏng, thiếu cả về phương tiện và đội ngũ cán bộ.
Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, với các chương trình
trọng điểm quốc gia như chương trình phòng chống sốt rét, thanh toán bệnh phong, phòng
chống lao, phòng chống HIV/AIDS, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình kiểm
soát tình trạng suy dinh dưỡng…
Từ trước đến nay, ngành y tế nước ta vẫn có truyền thống kết hợp y học cổ truyền với
y học hiện đại để nâng cao chất lượng phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
đến hộ gia đình, đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, cái thiện điều kiện vệ sinh môi
trường.
Chúng ta có thể tự hào rằng mặc dù bình quân thu nhập theo đầu người ở nước ta còn
thấp, tình hình ngành y tế của nước ta vẫn tốt hơn so với hầu hết các nước có thu nhập thấp
và thậm chí còn hơn cả một số nước có thu nhập khá cao khác.
4. Những khó khăn và các vấn đề cần giải quyết
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hoá vẫn
còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Trong giáo dục và y tế, vấn đề ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các trường học,
bệnh viện và nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng phục vụ đang được đặt ra nhằm đáp
ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân ta về học tập và chữa bệnh,
trong điều kiện khả năng tài chính của Nhà nước có hạn. Vấn đề phổ cập tiểu học, tiến tới
phổ cập trung học cơ sở, xoá mù chữ và tái mù chữ cũng là mối quan tâm lớn, đặc biệt là ở
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời đại hiện nay, các luồng thông tin trên hành tinh hầu như không có biên
giới do kỹ thuật phát sóng truyền thanh và truyền hình qua vệ tinh, do sự bùng nổ của “văn
hoá du lịch”, người dân bình thường cũng có điều kiện hơn để tiếp xúc với các nền văn hoá
của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt cũng phải đề phòng sự “ô nhiễm xã hội” do ảnh
hưởng của các loại văn hoá lai căng, sự tuyên truyền thù địch, các lối sống không phù hợp
với dân tộc. Việc bảo vệ và gìn giữ, pháttriển thuần phong mĩ tục, bảo vệ và tôn tạo các di
tích văn hoá – lịch sử cũng là vấn đề cần được đầu tư và quan tâm hơn nữa.
Tài liệu ôn thi tại chức môn Địa lý 8
!,: " Thực trạng nền kinh tế"
1. Công cuộc Đổi mới đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xãhội kéo dài
a) Nước ta vốn đi lên từ một nền kinhtế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả
nặng nề của chiến tranh. Nền kinhtế mang nặng tính chất tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ
bé và lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển. Chiến tranh kéo dài làm tổn hao lớn về
người và của ; nhiều cơ sở công nghiệp mới được khôi phục và xây dựng đã bị tàn phá ;
đường sá và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng ; đời sống kinhtế - xãhội bị đảo
lộn.
Trước đây, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh, những cân đối lớn trong nền kinh tế
của đất nước được đảm bảo bằng viện trợ và vay nợ của nước ngoài. Vì thế, tuy có những
năm mức tăng trưởng kinhtế tương đối khá, nhưng tỉ lệ nhập siêu rất lớn. Từ sau khi đất
nước thống nhất, cácnguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột, Hoa Kì lại duy trì chính sách
cấm vận chống Việt Nam trong nhiều năm. Các quan hệ kinhtế xuất nhập khẩu trước đây
bị phá vỡ. Nền kinhtế gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào
cuối thập kỉ 70, nửa đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX.
b) Công cuộc Đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay
đã đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinhtế - xã hội. Lạm phát
được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinhtế khá, nền kinhtế đã bắt đầu có tích luỹ nội bộ, tuy
còn thấp. Đời sống nhân dân được cải thiện.
c) Tuy nhiên, trong quá trình Đổi mới, nền kinhtế của nước ta phải trải qua nhiều
khó khăn, thử thách. Những đổi mới trong cơ cấu kinhtế còn chậm, tốc độ tăng trưởng
trong một số ngành còn chưa thật sự vững chắc. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn gặp
khó khăn. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn khá
trầm trọng. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng tăng.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành
a) Có hai xu hướng lớn của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinhtế đang diễn ra trên thế
giới:
- Chuyển dịch từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ. Xu hướng này
thường diễn ra ở các nước có nền kinhtếpháttriển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.
- Chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu
từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu ở các nước
đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
b) Với điều kiện của nước ta, đang trong quá trình công nghiệp hoá, mở cửa nền kinh
tế, với xu hướng toàn câu hoá nền kinhtế thế giới và do tác động của cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể thực hiện cùng một lúc hai bước chuyển dịch cơ
cấu kinhtế trên, rút ngắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng hiện đại hoá.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo ngành thể hiện tương đối rõ nét ở sự thay đổi cơ
cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp tăng dần đến
năm 1988 rồi sau đó giảm dần. Tỉ trọng của công nghiệp giảm cho tới năm 1990 do những
[...]... việc phát triểnkinhtế - xãhội ở nước ta Chạy qua các trung tâm công nghiệp, các đầu mối giao thông lớn và các khu vực nông nghiệp trù phú, tuyến đường này đã tạo nên mối liên hệ kinhtế quan trọng nhất giữa các vùng c) So với yêu cầu pháttriểnkinhtế - xãhội của đất nước, giao thông vận tải hiện vẫn còn là một khâu yếu trong nền kinhtế Mối liên hệ kinhtế giữa các vùng trong nước và Tài liệu. .. thể pháttriển với quy mô lớn nhằm tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu Tài nguyên thiên nhiên kết hợp với nguồn nhân lực, kinh tế, kỹ thuật ở trong và ngoài nước là những nguồnlực quan trọng để thực hiện chiến lược kinhtế đối ngoại Việc mở rộng xuất khẩu và các hoạt động kinhtế đối ngoại khác trong thương mại sẽ trở thành mũi nhọn thúc đẩy sự pháttriểnkinhtế - xãhội Đối với vấn đề này, việc tạo nên các. .. Việc pháttriển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu Việc pháttriểncác vùng chuyên canh cây công nghiệp còn góp phầnphân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, pháttriểnkinhtế - xãhội của các vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinhtế của... phát triểnkinhtế - xãhội của đất nước 1 Trải qua gần nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, giao thông vận tải nước ta đã trở thành một ngành kinhtế - kỹ thuật có nhiều đóng góp trong công cuộc phát triểnkinhtế và phục vụ đời sống nhân dân a) Nước ta có nhiều khả năng để pháttriển ngành giao thông vận tải Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và có vùng biển rộng lớn, việc giao lưu giữa Việt Nam với các. .. nghiệp đang pháttriểncác khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất ở các tỉnh, thành phố có lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, các công trình kết cấu hạ tầng, nguồn lao động kỹ thuật Các trung tâm công nghiệp mới đang hình thành b) Trong cả nước đang nổi lên các vùng kinhtếpháttriển năng động: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Các vùng này, cũng như các thành... không kém phần đa dạng Nhưng đây lại là vùng thường xuyên chịu thiên tai và là vùng bị tàn phá nặng nề nhất trong thời gian chiến tranh Hiện nay, sự phát triểnkinhtế - xãhội của vùng thực sự còn gặp nhiều khó khăn Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và pháttriển của địa bàn kinhtế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần đây, kinhtế của vùng sẽ có bước pháttriển đáng... (năm 1999), chiếm 26% đàn lợn của cả nước 5 Thế mạnh về kinhtế biển Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh về kinhtế biển của trung du và miền núi phía Bắc sẽ càng được phát huy Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển rất giàu tiềm năng, một vùng đang pháttriển năng động cùng với sự pháttriển của vùng kinhtế trọng điểm Bắc Bộ Ở đây đang pháttriển mạnh ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất... đề này, việc tạo nên các mặt hàng chủ lực và các thị trường trọng điểm có ý nghĩa hàng đầu Việc thực hiện có kết quả các chiến lược kinhtế đối ngoại còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nữa như kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội, vào hệ thống luật pháp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lí hiện làm công việc này PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁTTRIỂN KT-XH TRONG CÁC VÙNG Chuyên đề 1: "Đồng bằng sông... phẩm ở đồng bằng sông Hồng nằm trong chiến lực pháttriểnkinhtế - xãhội chung của cả nước Quá trình giải quyết vấn đề này liên quan tới hàng loạt các biện pháp kinh tế, kỹ thuật Việc xây dựng cơ cấu kinhtế hợp lí (trong đó cơ cấu nông nghiệp hợp lí) của đồng bằng có thể được coi là biện pháp quan trọng Sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá được pháttriển theo hướng thâm canh, đa dạng hoá gắn... lâm - thuỷ sản) Các hoạt động khác còn bị hạn chế, hiệu quả chưa cao 3 Trong điều kiện nền kinhtế mở, chiến lược kinhtế đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinhtế - xãhội của đất nước Về tiềm năng, nước ta có nhiều điều kiện để pháttriểnkinhtế đối ngoại Một số loại khoáng sản, nhất là dầu khí, đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Các sản phẩm của . độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn
có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển việc phát triển kinh tế. định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã được vạch ra nhằm giải
quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách