Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppt
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MEASURES AIMED AT ENHANCING CITY BANKS’ CAPITAL MOBILIZATION FOR DANANG CITY’S SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT HỒ HỮU TIẾN Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh cho chính mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng ở Đà Nẵng - một thành phố đang phấn đấu trở thành động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây nguyên, cần có lượng vốn đầu tư rất lớn phục vụ cho quá trình phát triển, cần phải nổ lực hết mức góp phần đắc lực vào quá trình này. ABSTRACT Mobilizing capital not only ensures business requirements for enterprises but also meets the needs of investment capital for an economy, which is a primary objective of the banks’ business strategy. The banks of Danang, the city that is striving to become an active force for the Central Vietnam’s and highlands’ key economy and that needs huge capital for development, should make great efforts in contributing actively to this development process. Đà Nẵng vừa được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Để xứng tầm là thành phố hạt nhân, động lực cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây nguyên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi nhiều nổ lực cố gắng. Để đạt được những mục tiêu trong chiến lược, giai đoạn 2001-2010, Thành phố cần nguồn vốn đầu tư rất lớn 95.762 tỷ đồng, bình quân mỗi năm cần tới hơn 9500 tỷ đồng (giai đoạn 2001-2005 cần 32.658 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 cần 63.100 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư trong nước dự kiến phải đạt được 50.371 tỷ đồng. Những năm qua, tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước tại Thành phố đạt được những kết quả khả quan, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong giai đoạn 1997-2002 vốn đầu tư trong nước chỉ đạt được 9338 tỷ đồng. Do đó Thành phố cần phải nổ lực thực thi các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ phát triển các kênh dẫn vốn, khơi thông các nguồn tài chính tiềm năng, cả trong và ngoài phạm vi Thành phố. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy công tác huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn. 1. Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Đến cuối năm 2003, trên địa bàn Thành phố đã có đến 18 chi nhánh ngân hàng cấp 1 với 59 điểm giao dịch. Mạng lưới rộng khắp đã tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng . Theo tiến trình hiện đại hoá ngân hàng , hầu hết các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đang thực hiện quá trình đổi mới công nghệ với những mức độ khác nhau, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tính tiện ích Riêng trong công tác huy động vốn, 5 năm qua, dù chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của dư nợ, song các ngân hàng đã có rất nhiều nổ lực và đạt kết quả khả quan trong lĩnh vực này. Nếu cuối năm 1999, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng chỉ có gần 2400 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2003 đã được gần 6.300 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm xấp xỉ 27%. Bảng 1. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính : tỷ đồng Năm \ Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1) Các NHTM Nhà nước 2071 2594 3546 4354 5246 2) Các Ngân hàng khác 316 485 706 816 1044 Tổng số 2391 3079 4252 5170 6290 Tốc độ so năm trước (%) + 22,2 +28,8 +38,1 +31,6 +21,7 Nguồn : Báo cáo 5 năm hoạt động ngân hàng thành phố Đà Nẵng 1999- 2003 Kết quả này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau : - Mạng lưới khá dày các chi nhánh và điểm giao dịch của các ngân hàng tạo thuận lợi cho người dân tiếp xúc giao dịch với ngân hàng . - Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống thông tin truyền thông, nổ lực của các ngân hàng trong công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới khiến người dân hiểu biết nhiều hơn về hệ thống ngân hàng , cũng cố niềm tin, tạo sự yên tâm của công chúng khi gởi tiền và giao dịch với ngân hàng . - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn thể hiện ngày càng rõ. Mỗi ngân hàng đều cố tạo ra những lợi thế riêng nhằm hấp dẫn, thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp : lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao tính tiện ích của sản phẩm Điều này làm cho công chúng hướng về ngân hàng nhiều hơn, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho công chúng phù hợp với đặc điểm thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của họ. Lợi ích của công chúng ngày càng tốt hơn qua quan hệ giao dịch với ngân hàng . Không chỉ các chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước với uy tín và thế mạnh vốn có, các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang ngày càng cũng cố vị thế của mình trong thị phần tiền gửi. Năm 2003, những ngân hàng này đã huy động được hơn 1000 tỷ đồng, chiếm 16,60 % tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng trên địa bàn. - Các ngân hàng đã nổ lực cố gắng đa dạng hoá sản phẩm huy động và nâng cao tính tiện ích các sản phẩm huy động. Với sự hỗ trợ của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố, các ngân hàng đã hoàn thiện và nâng cao dần chất lượng dịch vụ thanh toán. Ngoài các hình thức huy động vốn trong dân cư truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, một số ngân hàng đã đưa vào kinh doanh những sản phẩm tiết kiệm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ; tăng cường công tác khuyến mãi như dự thưởng, tặng quà nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn đối với nguồn vốn huy động. Đặc biệt trong 3 năm gần đây, một số ngân hàng trên địa bàn đã đẩy mạnh dịch vụ thẻ, nhất là thẻ ATM. Vào năm 1997 chỉ có 3828 tài khoản cá nhân, thì đến tháng 12/2003 con số này là 26481 tài khoản với số dư gần 155 tỷ đồng, bình quân gần 6 triệu đồng / 1 tài khoản. Các ngân hàng đã phát hành 15.300 thẻ ATM với 15 máy ATM được bố trí tại các địa điểm thuận tiện trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở đó, một vài ngân hàng bắt đầu triển khai các dịch vụ chuyển tiền, mobile banking, thanh toán qua thẻ ATM tạo tính hấp dẫn và đã bước đầu thu hút được một số đơn vị cơ quan trả lương qua tài khoản cá nhân v.v Thế nhưng công tác huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Có thể điểm qua một số vấn đề cơ bản : - Trong thời gian qua, thị trường bất động sản, vàng có nhiều biến động, đồng thời còn nhiều kênh huy động vốn khác như kho bạc, bưu điện, bảo hiểm, công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ nên công chúng có nhiều cơ hội sử dụng đối với nguồn tiền của mình. - Vốn huy động trên 12 tháng đến cuối năm 2003 chỉ đạt được1910 tỷ đồng, chiếm 30,4 % tổng nguồn vốn huy động, song giảm 23% so với năm trước, chỉ đáp ứng được khoảng 50 % nhu cầu. Rõ ràng các ngân hàng chủ yếu vẫn chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn. Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động dài hạn đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Thành phố vẫn là vấn đề nan giải. - Các ngân hàng vẫn chưa hoạch định chiến lược huy động vốn thật sự rõ ràng và phù hợp. Bộ phận marketing của các ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng tiền gửi, nhất là khách hàng tiền gửi cá nhân. Các sản phẩm huy động của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao; dù rằng các ngân hàng đã có những nổ lực nhất định theo hướng này. Xét theo góc độ lợi ích khách hàng, các ngân hàng cần phải đối xử với khách hàng tiền gửi giống như với khách hàng đi vay, nghĩa là theo cơ chế thoả thuận. Chẳng hạn các qui định có tính khuôn khổ của hình thức tiết kiệm kỳ hạn: gởi một lần, trả gốc lãi một lần, được rút trước hạn nhưng không được rút từng phần, các kỳ hạn được qui định cứng nhắc có thể chỉ phù hợp với một số khách hàng, song chắc chắn không phù hợp với những khách hàng khác vốn đa dạng về nguồn thu nhập, chi tiêu và mong muốn. Những khó khăn và hạn chế nêu trên khiến cho các ngân hàng khó cân đối giữa nguồn vốn huy động tại chỗ và dư nợ cho vay. Nếu giả định tỷ lệ dự trữ bình quân của các ngân hàng, bao gồm cả dự trữ bắt buộc và dự trữ kinh doanh là 10%, có thể ước tính mức độ đáp ứng của vốn huy động tại chỗ đối với dư nợ cho vay qua bảng sau: Bảng 2. Mức độ đáp ứng của vốn huy động tại chỗ đối với dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1- NV huy động (tỷ đồng ) 2391 3079 4252 5170 6290 2- NV huy động sau khi đã trừ dự trữ (tỷ đồng) (2)= (1) x 90% 2151,9 2771,1 3826,8 4653 5661 3- Dư nợ cho vay (tỷ đồng ) 3185 4239 5464 7373 9241 4- TLû đáp ứng (%) (4)=(2)/(3) 67,56 65,37 70,04 63,11 61,26 Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Thành phố Đà Nẵng 2. Các biện pháp tăng cường huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng Thứ nhất, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn.Chẳng hạn liên kết với các phương tiện truyền thông của Thành phố xây dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu, biết rõ, dần tiếp cận, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng. Hoặc Ngân hàng Nhà nước có những hình thức khuyến khích các ngân hàng tự cân đối được vốn tại chỗ Thứ hai, mỗi ngân hàng phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung dài hạn bằng các giải pháp tích cực và khẩn trương. Thứ ba, bộ phận makerting của mỗi ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gởi, tiến hành những điều nghiên cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. Thứ tư, từng ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới công nghệ, tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Trong quá trình chuyển đổi, tuyệt đối không để những sai sót nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người gởi tiền, gây mất lòng tin nơi họ, tạo dư luận không tốt về ngân hàng. Tất nhiên mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới, giới chức lãnh đạo các ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nổ lực hết khả năng để sớm thích nghi. Thứ năm, các ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, các ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Riêng đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt: cho phép khách hàng rút tiền trước hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gởi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của ngân hàng v.v. Thứ sáu, các ngân hàng tổng nên sớm cho phép các chi nhánh trên địa bàn thực hiện một số sản phẩm mà ngân hàng tổng đã làm, chẳng hạn dịch vụ đầu tư tự động với những khách hàng có số dư tiền gởi giao dịch lớn, tạo điều kiện cho các chi nhánh đa dạng hoá sản phẩm. Thứ bảy, về lâu dài Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán quốc gia cần có định hướng và giải pháp cho quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Đà Nẵng, tạo điều kiện cho dịch vụ đại lý chứng khoán của các ngân hàng trên địa bàn phát triển mạnh. Qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho các ngân hàng. Thứ tám, Chính quyền Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v. Tóm lại, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn tạo ra những kênh dẫn vốn hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, dù ở bất kỳ phạm vi nào. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, các ngân hàng trên địa bàn phải cố gắng và nổ lực nhiều hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Học viện Tài chính, Sở Tài chính Thành phố Đà Nẵng, Tài liệu Hội thảo khoa học “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước nhằm phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”, 2004. [2] Ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng, Báo cáo 5 năm hoạt động ngân hàng Thành phố Đà Nẵng 1999-2003, 2004. [3] Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Đà Nẵng 2001-2010. . biện pháp thúc đẩy công tác huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn. 1. Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Đến cuối năm 2003, trên địa bàn Thành. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MEASURES AIMED AT ENHANCING. địa bàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng Thứ nhất, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn. Chẳng