Tài liệu Quản lý con gnười doc

9 315 0
Tài liệu Quản lý con gnười doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong tất cả mọi nhà quản có lẻ khó nhất đó là quản về con người, bởi lẻ tất cả mọi thứ trong doanh nghiệp đều là thứ vô tri vô giác nhưng con người thì khác vô vàng cảm xúc và lối suy nghĩ tính tình thay đổi một sớm một chiều.nhưng trong câu chuyện hôm nay tôi không nói đến tính cách thay đổi sớm chiều đó của con người mà hôm nay tôi xin đưa ra một chủ đề nếu bạn là nhà quản thì bạn sẽ bổ nhiệm trọng dụng người có tài hay người có đức điều mà làm đắn đo biết bao nhiêu nhà quản bởi lẻ không phải là vấn đề này không có lời giải đáp mà là thật khó để có một con người như vậy, tức một người vừa tài vừa đức khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại của chúng ta đang ngày càng bị các văn hóa của các nước bạn các lối sống xa hoa ích kỹ lối sống bị phủ mờ bởi đồng tiền, đang bao trùm lấy thế hệ trẻ là một nhà quản thật khó cho tôi để tìm thấy một con người vừa có đức lại vừa có tài để đưa họ lên một vị trí cao trong công việc, để họ làm cho công ty của chúng tôi phát triển, mà việc phát triển ấy thật vẻ vang, góp phần cho sự phát triển kinh tế của nước nhà tạo công ăn việc làm cho người dân,có người nói không cần thiết phải tìm những người như vậy chỉ cần người nào có năng lực,có tài,có đủ khả năng để đảm nhận công việc có thể mang lại lợi nhuận cho công ty mang lại vinh dự cho công ty thì hãy trọng dụng bưng bế anh ta,bổ nhiểm thăng chức cho anh ta để anh ta tiếp tục mang lại điều này cho công ty là được rồi việc gì phải bận tâm là phải tìm một người tài và đức có mà tìm “đằng trời”, còn người thì nói để mà bổ nhiệm, trọng dụng thăng tiến cho một ai đó thì bạn nên chọn một người có đức độ người ấy mới thu phục được nhân viên họ sẽ dùng tấm lòng và tấm lòng ấy sẽ khiến nhân viên thấy ấm áp thấy công ty như một gia đình họ sẽ yêu quý và gần gũi họ sẽ hết lòng vì công ty. Nhưng đối với tôi,tôi có quan niệm của mình tôi luôn cho rằng để mà trọng dụng bổ nhiệm một người nào đó đưa họ lên một chức vụ cao thì người đó đầu tiên phải có đức và có đức rồi thì phải có tài. Đức là để mọi người yêu mến, gần gũi, để mọi người kính trọng, để không tham ô, không gây hại, mà mang lại những lợi ích cho người dưới mình và cho toàn xã hội như bác nói “lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ”. Tài là để khiến mọi người phục, để dể dàng xử lý mọi tình huống trong công việc, trong cuộc sống ngày nay ngày càng gây go. Không thể như ông bụt mà cũng không thể đầu óc như cục đất trong xã hội toàn cầu hóa như ngày nay rồi theo quy luật của thiên nhiên thì vấn đề đào thảy sẻ xảy ra. Để làm rõ những vấn đề đó đầu tiên tôi sẽ đưa ra những luận để làm cơ sở cho vấn đề của tôi và sau đó tôi sẽ đưa ra những vấn đề thực tế để làm rõ sự lựa chọn của tôi là đúng. 1.Quan niệm về quản : Quản được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý. Vậy suy cho cùng quản là gì? Định nghĩa quản là yêu cầu tối thiểu nhất của việc giải vấn đề quản dựa trên lí luận và nghiên cứu quản học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Bản thân khái niệm quản có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản cũng có nhiều giải thích, giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt. Quản theo định nghĩa của các trường phái quản học. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lại càng phong phú. Các trường phái quản học đã đưa ra những định nghĩa về quản như sau: - Tailor: "Làm quản là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” - Fayel: "Quản là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. - Hard Koont: "Quản là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”. - Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản bao gồm 3 chức năng chính là: Quản doanh nghiệp, quản giám đốc, quản công việc và nhân công. Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong luận của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản của ông. Quản doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi” Nguyên tắc quản dành cho giám đốc cần có động lực mạnh mẽ quản mục tiêu và kiểm soát bản thân để họ trở thành một người giám đốc giỏi. Quản công việc thì nhấn mạnh: công việc cần có sức sản xuất và phải thông qua những công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm. Quản nhân công coi trọng nguồn nhân lực, làm cho họ có cơ hội, chủ động phát huy ưu điểm của mình, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội của họ trong công việc, đưa đến cho họ cơ hội, quyền lợi như nhau để mỗi người thể hiện giá trị, hoài bão của mình Tóm lại, quản quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải luận; là thành tích chứ không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứ không phải thăng hến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ không phải phức tạp. Về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản tài – đức, có thể đúc kết thành 6 điểm: 1) Có năng lực lãnh đạo, quản thật sự, làm việc có hiệu quả. 2) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 3) Có khả năng phân tích, nghiên cứu sâu. 4) Có khả năng dự báo (dự đoán) tương đối đúng. 5) Sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. 6) Phải hết sức trung thực trong công vụ, tuyệt đối không được để cho định kiến cá nhân chen vào trong lúc đang thừa hành nhiệm vụ 2. Quan niệm về tài và đức 2.1 Thế nào là người có tài ? Tài là sáng sạo, là mưu lược, những người văn hay, chữ tốt, những người giỏi (chuyên gia hàng đầu) trên từng lĩnh vực và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả lĩnh vưc quản xã hội và lĩnh vực dùng người. Có nhiều cách định nghĩa về người tài, nhưng người tài trước hết phải có hoài bão, có động lực mạnh mẽ, có sự thôi thúc là phải làm được một cái gì đó cho đất nước. Trong quá trình thực hiện hoài bão đó, người tài cũng tìm được hạnh phúc cho bản thân thông qua công việc của mình. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Không có cạnh tranh thì không nổi lên người tài. Nền kinh tế của chúng ta đang ngày càng xoá bỏ độc quyền một cách mạnh mẽ hơn. Khi độc quyền bị xoá bỏ và cạnh tranh thực sự thì lúc ấy cơ chế sẽ đẩy người giỏi lên. Có như vậy người giỏi mới có cơ hội để giỏi thực sự. Người tài là người phải biết thắng hoàn cảnh thì đó mới thực sự tài, nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh thì anh ta chỉ tài vừa vừa thôi. Những điều kiện, cơ hội dành cho người tài thể hiện đang ngày càng có nhiều hơn. Có rất nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài đã về nước sáng lập những công ty kinh doanh rất thành đạt. Rõ ràng đó là những người tài! Và những người đó tiếp tục phải tài vì thị trường mở ra cạnh tranh. Không tài thì sẽ bị các công ty khác đánh đổ ngay. Môi trường mới này đang hình thành và ta phải bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. 2.2 quan niệm về đạo đức : Đạo đức xuất phát từ “đạo”. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học cổ điển Trung Quốc. Thoạt đầu, “đạo” có nghĩa là “con đường”, “đường đi”. Về sau, khái niệm “đạo” được vận dùng trong triết học để chỉ con đường của sự tiến hóa tự nhiên (bao hàm cả con người), tính quy luật của tự nhiên; đồng thời, đạo cũng có nghĩa là đường sống của con người và dần dần trở thành khái niệm về “đạo đức”. Trong tư duy, đạo có nghĩa là “đạo lý”. Khi “đạo” trở thành “đạo đức”, thì nó lại là một trong những hình thái ý thức xã hội dư luận xã hội, tán thành hoặc lên án những hành vi đã được thực hiện. Điều này quy định vai trò của ý thức trong đạo đức là tương đối lớn hơn so với những hình thức kiểm tra một chế định xã hội, thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đạo đức, những nhu cầu, lợi ích xã hội được quy định bởi sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận bằng những tấm gương, phong tục, dư luận xã hội và tính tự rèn luyện (tu hành tự nguyện) của mỗi người. Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ, pháp luật mang yếu tố chính trị rõ rệt, thực hiện để duy trì trật tự xã hội công cộng, còn đạo đức lại thể hiện trong uy tín của mỗi cá nhân con người, ụy tín ấy không hề gắn liền với bất cứ quyền hạn chính thức nào; việc thực hiện các yêu cầu đạo đức chỉ được phê chuẩn bằng những hình thức tác động tinh thần, nhận xét của hác của xã hội. Trong đạo đức, cá nhân thể hiện không chỉ với tư cách là khách thể, mà còn với tư cách là chủ thể có ý thức của sự kiểm tra xã hội, người ta thường gọi đó là nhân cách đạo đức. Ý thức đạo đức phản ánh những quan hệ trên ở dạng những quan niệm thích hợp (những nguyên tắc, chuẩn mực, tưởng, sinh hoạt, thiện và ác, công bằng và bất công). Đạo đức là một hiện tượng lịch sử, cho nên nó mới xuất hiện nhiều loại đạo đức, trong đó có đạo đức cộng sản, đạo đức Cơ đốc giáo,… Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội. nguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp". Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa(Enghen). 2.3 Quan hệ tài và đức Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Đức là gốc, là nền tảng để luyện Tài, để xây dựng con người mới, Người nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. Bởi vì chỉ có đức mới lấy được lòng dân mà dân lại là chổ dựa vững chắc của cách mạng. Người nhấn mạnh: Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Không có đạo đức cách mạng, không có “cái tâm” thì trước sau cái “đạo đức giả” che giấu đến mấy cũng bị tai, mắt nhân dân phát hiện. Những người có tài mà không có đức không những vô dụng mà còn rất nguy hiểm nếu như họ giữ chức vụ quan trọng. Người có Đức mà không có tài thì chẳng làm được gì cho bản thân mình và những người quanh mình cả ,mọi việc chỉ nhờ sự giúp đỡ của người khác. Người có đức nhưng không có tài thì không làm được gì có hiệu quả cả , không có tài đồng nghĩa với không lương cao , cuộc sống không đủ đầy , sống thiếu thốn khổ lắm , nhưng bù lại họ có đức , họ sẽ được mọi người quý mến ! Thiếu vật chất nhưng được tình cảm. Người có tài mà không có đức thì sẽ thừong không chiếm được cảm tình của mọi người , bao giờ bác cũng thấy dễ gần và quý mến một người nhã nhặn lịch sự hơn đúng không ! Suy ra họ giàu về tiền bạc ( có tài mà ) nhưng nghèo về tình cảm (vì không có đạo đức) Quy luật tự nhiên là thế , được cái nọ thường mất cái kia “ nhân vô thập toàn” Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Người nói, có đức mà không có tài, có khác gì ông bụt mọc ở trong chùa, chẳng làm được việc gì ích nước lợi dân. Sách xưa viết rằng, một ông vua kém, thì dùng tài năng và sức của mình. Một ông vua trung bình, thì biết dùng sức của người. Một ông vua giỏi, thì biết dùng trí tuệ của người. Thế đấy! Rõ ràng, đức và tài luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong nhận thức tư tưởng, hoạt động thực tiễn. Tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau, không thể tách rời. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa tài và đức, đức và tài. Mối quan hệ giữa đức và tài như sự ràng buộc, đi liền nhau: Có cái này phải có cái kia và cái kia chứa đựng trong cái này. Giống như hai mặt của một tờ giấy, đức và tài là hai mặt không thể thiếu của người cán bộ, nhất là người lãnh đạo. Lãnh đạo là cái gốc của mọi công việc, là đầu tàu dẫn đường cho con tàu đi đến nơi nó cần đến nhưng nếu một chút lơ là, không thận trọng thì con tàu ấy cũng có thể trật bánh gây tổn hại đến nhân dân. 2.4 ví dụ chứng minh Nếu người có tài mà không có đức thì sẽ gây ra những hậu quả xấu cho xã hội,ví dụ như chính quyền Mỹ thực sự có tài vì họ đã đưa nước Mỹ thành nước hàng đầu trên thế giới về kinh tế và quân sự nhưng chính phủ Mỹ thực sự không có Đức vì họ đưa cái tài đó đi làm hại thế giới,dùng sức mạnh kinh tế để bao vây cấm vận nhiều nước trên thế giới(đặc biệt như Cuba) và dùng sức mạnh quân sự để can thiệp vào quyền tự do được sống của nhiều dân tộc,cá nhân trên thế giới(giết hại bao nhiêu thường dân ở irắc,ap-ga-nít-tan diệt chủng tộc người lùn ở châu phi). Nếu một người có đức mà không có tài ví dụ Ở một trường PTCS miền núi phía Bắc, có một ông hiệu trưởng tên Tành quê Nghệ Tĩnh và hai cô giáo miền xuôi còn trẻ, cô Lan và cô Hoa.Trường chỉ có hai phòng học, và những giáo viên là những người đã bị Bộ Giáo dục bỏ quên. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng, bằng cách của mình, duy trì các lớp học. Ông hiệu trưởng vô cùng tốt bụng nhưng dốt nát. Ông đem lòng yêu cô giáo Giao, nhưng cô yêu một anh chàng thăm dò địa chất, cũng người miền xuôi lên. Chuyện ân ái của cô và người yêu bên suối bị học trò bắt gặp. Và hậu quả là sau đó bọn học trò lớp cô Lan nghỉ gần hết vì cho rằng cô giáo như thế là xấu. Cô giáo Hoa đem lòng yêu ông hiệu trưởng, nhưng không được đáp lại, cô tự ái bỏ về xuôi. Không còn cô giáo nào, ông hiệu trưởng phải một mình cáng đáng hai lớp học gồm khoảng mấy chục học trò với trình độ mới ở mức tập đọc, chính tả, và định nghĩa góc nhọn. Nhưng cố gắng đến mấy, ông cũng không thể nào dạy nổi, ông chỉ biết hát dân ca và cho đọc lại những gì các cô giáo đã dạy. Trường học miền núi thế là tan. Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng cái cần đầu tiên, ông hiệu trưởng phải là một người giỏi trong chuyên môn cái đã. Chúng ta hay nói, có đức mà phải có tài. "Tài" đâu nhất thiết phải tài năng bẩm sinh, hơn người, mà đây chính là sự đi đến tận cùng trong công việc mình làm, trong việc mình được giao, không thể lấy "miệng mồm đỡ chân tay", hay chân tay đỡ trí não được Nếu như trong câu chuyện trên các cô giáo chỉ gọi "anh Tành ơi" mà không gọi là "thầy hiệu trưởng ơi" thì người ta đã nghĩ ông Tành chỉ là một người làm tạp vụ tốt bụng trong trường: sáng ra đánh kẻng vào lớp, vận động học trò đến lớp; đi chợ mua rau, thắp đèn dầu, sửa mái lá Chắc rằng thầy giáo miền núi thì phải làm kiêm nhiều thứ hơn thầy giáo miền xuôi, nhưng cái ông Tành này, ngoài những việc nêu trên, hoàn toàn không thấy có một phẩm chất gì thuộc về chuyên môn nhà giáo, chưa nói gì đến chuyên môn hiệu trưởng. Chưa bao giờ thấy ông đọc sách, kiểm tra giáo án. Buổi tối thì ông uống rượu (trong khi các cô giáo phải vào bản dạy lớp tối).nhưng cũng thật khâm phục ông tành vì sao một người như ông Tành, chịu bao nhiêu năm xa quê để sống với ngôi trường miền núi, tâm huyết đến mức khó tin với việc làm sao cho học trò tới lớp như thế, mà lại bàng quan với những gì học trò học trong lớp đến vậy. Ông tành là một người có đức đó nhưng cái đức của ông ta có xứng đáng cho trọng trách của một ông hiệu trưởng không trong khi trong đầu ông ta thì không có một chút kiến thức nào.điều mà chúng ta, những con người quan hãy suy nghĩ về điều đó. (và trong câu chuyện này đó là bộ giáo dục hãy xem lại bộ đã bổ nhiệm đúng người đúng chức vụ chưa ?) Sách xưa có câu: “Đánh thiên hạ thì dùng võ. Trị thiên hạ thì dùng văn”. Câu này chính là nói về mối quan hệ giữa tài và đức. “Võ” và “văn” đều có trong đó những yếu tố tài và đức, đức và tài. Tùy từng trường hợp cụ thể, trong văn cảnh cụ thể, người ta có lúc đưa “tài” lên trên, nhưng có lúc lại đưa “đức” lên trước tài. Có người nói: phẩm chất và tài năng, tài năng và phẩm chất. Thực ra thì, tài và đức, đức và tài tạo thành phẩm chất. Phẩm chất bao gồm cả yếu tố tài và đức, đức và tài. Đạo đức con người mới Việt Nam luôn luôn gắn với truyền thống văn hoá, những giá trị tinh thần cao đẹp của tổ tiên, học hỏi điều tiến bộ, văn minh của nhân loại để làm giàu tri thức cho mình phụng sự quốc kế, dân sinh. Những ai không còn mang trong mình những đức tính tốt đẹp của tổ tiên, ông cha, kế thừa và phát triển lên mãi thì đó là những người mất gốc. Gốc sâu, rễ bền của đạo đức bắt nguồn từ lòng yêu nước, thương dân, hoà mình, hiểu biết, tin cậy và lắng nghe quần chúng nhân dân, đoàn kết, kính già, yêu trẻ Không thể trở thành một người Việt Nam chân chính nếu không phấn đấu rèn luyện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Thi hào Nguyễn Du dạy "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" thật đúng lắm thay! Đất nước ta đang bước vào quy luật nền kinh tế thị trướng có sự quản của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc rõ rệt, thì Đảng và nhân dân ta hết sức băn khoăn lo lắng trước hàng loạt hiện tượng tha hoá về phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Quyền lực đồng tiền đang dẫm đạp, giày xéo lên đạo đức con người, sinh ra các tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng gian, hàng giả bất chấp đạo luân thường. Tâm sùng ngoại, trở thành phổ biến trong dân cư, nhất là sự tiêm nhiễm văn hoá ngoại lai, phản động, đồi truỵ trong một số lớp trẻ chúng ta. Phải chăng tài năng chân chính chỉ nở rộ trên nền tảng đạo đức cách mạng, trên cơ sở lòng yêu nước thiết tha. Càng có nhiều tài mà đạo đức kém thì chỉ dẫn đến hư hỏng, tội ác. Có nhiều tài mà chăm bẵm lo cho cá nhân mình, gia đình mình thì chỉ dẫn đến bế tắc, không có điều kiện phát huy. Bởi vậy, trong thời kỳ mới của cách mạng, bên cạnh việc Đảng và Nhà nước ta ra sức tổ chức học tập để nâng cao dân trí, làm nền tảng để chọn lựa và bồi dưỡng nhân tài đủ sức tiếp thụ những thành quả về khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới, phải hết sức chú ý giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn giũa đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc của một con người, một đời người. Đạo đức cách mạng và tài năng của người Việt Nam ta, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, là hai phẩm chất quyện vào nhau quyết định sự trường thành của một con người chân chính, quyết định sự vững vàng và hùng cường của dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Con người nghĩ rằng có tài năng thì có thể lấp bể vá trời, tự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, nắm hạnh phúc trong tay. Con người bỏ quên đạo đức, xem nhẹ giá trị đạo đức, không quan tâm trau giồi những phẩm chất mà một con người cần phải có. Con người mãi chạy đuổi theo những tưởng ngông cuồng và dại dột để rồi làm xã hội ngửa nghiêng, đời mình điên đảo. Càng có tài năng càng gây ra nhiều tác tệ một khi tài năng đó không được sử dụng vào mục đích có ích cho mình và cho nhân quần xã hội. Một người cù đầu óc sắc xảo nắm giữ vị trí quan trọng trong xã hội mà không có đạo đức thì nguy hiểm biết chừng nào. Một kẻ hành nghề trộm cướp còn không đáng sợ, tác hại không to lớn bằng một ông giám đốc tham lam của công và ưa ăn hối lộ, hay một kẻ nắm quyền cầm cân nảy mực mà không công chính nghiêm minh. Nói như thế không có nghĩa là không cần phải có tài năng. Một người ngu dốt thì cũng chẳng làm được gì, thậm chí còn có khi vô tình trở thành kẻ phá hoại. Người không có trình độ hiểu biết, không có tài năng thì không giúp ích được gì cho bản thân và xã hội, làm việc gì cũng chẳng xong, nhưng người có tài mà không có đức hạnh thì sự tàn phá của nó còn lớn hơn. Được bổ nhiệm lên chức trưởng phòng, Quân một người rất giỏi giang luôn đạt được những kết quả tốt trong công việc nhưng trong mối quan hệ với mọi người thì anh lại không được mọi người yêu mến bởi tính cách kiêu ngạo và chút đanh đá ở anh khiến mọi người khó gần.từ khi anh được bổ nhiệm lên chức trưởng phòng anh lại càng tỏ rõ thái độ ấy hơn, nhân viên cũng không yêu mến anh nhưng công việc đối với anh rất tốt phòng anh luôn mang lại lợi nhuận cao cho công ty.nhưng càng làm được lợi nhuận anh càng kiêu ngạo anh càng cáu gắt với mọi người nếu ai đó không làm như ý anh,dần dần nhân viên trong phòng cảm thấy bất lực nhiều người họ cảm thấy chán và sợ khi đi làm một vài người thì bắt đầu có hiện tượng giả vờ đau và xin nghỉ phép,và tất nhiên mặt dù anh đã rất chăm trong vấn đề công việc nhưng kết quả lợi nhuận thấp hơn tháng trước và có xu hướng giảm. Anh ta thì ngược lại với sự giảm đấy của phòng anh ngày càng phong độ với tướng tá ngày càng mập mạp hơn.anh cũng không còn đi chiếc xe wave cũ kỹ ấy nữa mà hằng ngày anh đi lại với chiếc fh chính hiệu của nhật,mọi thứ thay đổi với anh một cách chóng mặt anh hào nhoáng, bản thân anh hào nhoáng nhưng phòng anh, nhân viên anh ngày càng tồi tệ và rồi nhân viên anh cuối cùng cũng rời bỏ anh và mình anh ngồi bên chiếc laptop với một căn phòng riêng nghe điệu nhạc mà anh thích mà không để ý đến chuyện gì xảy ra vì bản thân anh luôn nghĩ “không mợ chợ vẫn đông” người tài như anh thì việc gì phải lo lắng mấy chuyện cỏn con ấy chứ thường ngày mình vẫn nhất đó sao . Câu chuyên khiến tôi phải suy nghĩ không biết nhà quản anh trước đó đã có tìm hiểu con người của anh chưa,quả thật anh có tài bởi anh luôn mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng hãy xem cách anh cư xử với mọi người có xứng đáng ở chức vụ trưởng phòng một người lảnh đạo một nhóm người mà luôn có một thái độ tính cách như vậy hay không. Chúng ta mỗi con người cần có đủ đạo đức và tài năng, cũng như trong xã hội cần có những con người có đức tài toàn vẹn. Một người có đủ tài năng và đạo đức là một người hữu dụng. Xã hội loài người có phát triển và tồn tại vững bền hay không, con người có thực sự tìm ra hạnh phúc cho chính mình hay không, điều đó còn tùy thuộc vào nhận thức đúng hay sai về tài và đức. Có tài để xây dựng xã hội và có đức để bảo vệ giữ gìn. Hởi thế hệ trẻ hãy giữ lấy tinh thần đạo đức cách mạng của ông cha ta đã để lại và hãy tiếp tục trao dồi cho bản thân những kiến thức chuyên môn, trở thành những con người tài giỏi, để “sánh vai với các cường quốc năm châu”.có ý chí và nghị lực thì việc gì khó chúng ta cũng sẽ hoàn thành khó khăn nào chúng ta cũng sẽ vượt qua. Là những nhà quản của tương lai biết và xác định được những nhân viên mà mình nên trọng dụng và đãi ngộ những người mà chúng ta phải đưa họ lên cao để họ có thể giúp ích cho công ty và cho toàn xã hội, để làm được như vậy trước hết chúng ta phải là những con người như vậy những người có đức và có tài, bản thân mỗi người chúng ta hãy ngay từ bây giờ, hãy học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hãy tiếp tục trao dồi năng cao kiến thức cho bản thân không bao giờ là trể cả chỉ có những người muốn có một cuộc sống nhàn hạ mất đi phương hướng, còn chúng ta thì khác,chúng ta những sinh viên những người có mục tiêc trong cuộc sống,trong học tập chúng ta người đang ngồi trên ghế đại học những nhà quản của tương lai, những thế hệ trẻ của đất nước hãy sẳn sàng cho hành trình đó. . quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý. tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là

Ngày đăng: 19/01/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan